Tải bản đầy đủ (.pptx) (8 trang)

Phân tích mẫu hàm xác định độ chen chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.55 KB, 8 trang )

Phân tích mẫu hàm
xác định độ chen chúc




-Lấy dấu 1 cặp mẫu hàm nghiên cứu
-Đặt thun tách kẽ tất cả các kẽ từ giữa răng 3 và răng 4 lui sau trong 2 ngày
-Lấy dấu đổ 1 cặp mẫu hàm thứ hai,mài đế mẫu hàm theo tiêu chuẩn


Giai đoạn trên mẫu hàm để xác định độ chen
chúc(tt)





►Trên mẫu hàm này:
.Dùng cưa đai để cưa rời từng răng kể từ răng số 4 lui sau với chân phía dưới cách viền nướu 45mm.
.Trên mẫu hàm đã lấy ra các răng thạch cao đã cưa rời,dùng bút lông vẽ đường giữa sóng hàm
theo chiều ngoài-trong.
.Dùng sáp để sắp lại các răng đã cắt rời lại trên mẫu hàm với trục răng thẳng đứng và nằm ngay
trên đường giữa đã vẽ bằng bút lông theo thứ tự từ răng 4 lui sau,răng 4 phải tiếp xúc với răng 3 phía
trước trên mẫu hàm


Giai đoạn trên mẫu hàm để xác định độ chen
chúc(tt)



.Gắn khâu răng cối và mắc cài trên các răng 3,4 và 5.


Giai đoạn trên mẫu hàm để xác định độ chen
chúc(tt)



.Đo và lắp vào 1 dây cung NiTi .016 vào trên mẫu hàm này,dùng thun buộc rời với
kềm Mathieu để buộc dây cung vào họng các mắc cài.
.Dùng ngón cái tay trái đè giữ dấu điểm giữa dây cung ngay điểm giữa 2 răng cửa
giữa ở cách bờ cắn răng cửa 4mm nếu là hàm trên và 3,5mm nếu là hàm dưới;dùng
bút chì sáp đánh dấu trên dây cung đầu vào phía gần của ống răng cối 2 bên.


Giai đoạn trên mẫu hàm để xác định độ chen
chúc(tt)





.Tháo dây cung ra rồi dùng Compas kẹp từ dấu điểm giữa dây cung đến từng dấu
ở phía sau vừa đánh và ghi nhận 2 giá trị thu được ở bên trái là M1 và ở bên phải
là M2.Tính giá trị trung bình của M1 và M2 gọi là M.
.Trên đường hướng dẫn của hàm răng lấy E làm tâm mở khẩu độ Compas ra bằng
M vẽ cung tròn cắt 2 nhánh của đường hướng dẫn ở 2 bên tại 2 điểm M1 và M2.
Đường M1M2 chính là đường giới hạn răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất.



Giai đoạn trên mẫu hàm để xác định độ chen
chúc(tt)






Trên miệng bệnh nhân đặt thun tách kẽ toàn bộ các kẽ từ giữa răng 5 và 6 bên trái đến giữa
răng 5 và 6 bên phải.
Hẹn bệnh nhân sau 3 ngày đến tháo toàn bộ thun tách kẽ ra và lấy dấu để đúc 1 cặp mẫu
hàm thứ 3
►Trên cặp mẫu hàm này:
Dùng cây cưa đai lá mỏng để cắt rời ra 10 răng trên mẫu hàm ở phía trước răng 6.
Dùng thước kẹp để trượt theo chiều gần xa nhằm lấy chính xác độ rộng lớn nhất theo chiều
gần-xa của 10 răng trên.


Giai đoạn trên mẫu hàm để xác định độ chen
chúc(tt)





Đặt độ rộng lớn nhất của các răng theo trật tự từng góc phần tư hàm trên đường
hướng dẫn của hàm răng ,ghi nhận vị trí sau cùng của tổng kích thước 5 răng
tương ứng ở mỗi phần tư cung hàm ở phía sau trên nhánh tương ứng của đường
hướng dẫn hàm răng.
Dùng Compas kẹp đo khoảng cách từ 2 dấu sau cung này đến điểm M1 và M2

tương ứng,gọi 2 giá trị đo được là X1 và X2.
Tổng X=X1+X2 chính là giá trị chen chúc của cung răng tương ứng.


Giai đoạn trên mẫu hàm để xác định độ chen
chúc(tt)




Nếu giá trị chen chúc X≥8 mm(trường hợp điều trị loại 2) hoặc giá trị chen chúc
vừa phải từ 4-7mm đi kèm đường cong Spee lớn(≥2mm) với các răng cửa hàm
dưới nghiêng ngoài(trường hợp điều trị loại 3) thì chỉ định nhổ bớt 2 răng số 4
Nếu chỉ định nhổ bớt răng thì ta thực hiện trước khi bắt đầu điều trị,nếu không chỉ
định nhổ bớt răng(trường hợp điều trị loại 1) mà có chen chúc răng ở phía trước
thì ta thực hiện việc mài bớt kẽ trước khi gắn khí cụ cố định vào.



×