Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nhận Biết Tâm Lý Trẻ Em Qua Tranh Vẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.22 KB, 96 trang )

NHẬN BIẾT TÂM LÝ TRẺ EM QUA TRANH VẼ
NHẬN BIẾT TÂM LÝ TRẺ EM
QUA TRANH VẼ
Phân tích tranh của học sinh trường giáo dưỡng
Tác giả: PGS. TS. TRẦN THỊ MINH ĐỨC
MỞ ĐẦU
Dự án "Ngăn ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hỗ trợ tái
hòa nhập cộng đồng" được thực hiện bởi tổ chức Plan tại Việt Nam, dưới sự hỗ
trợ tài chính của văn phòng Plan Hà Lan và văn phòng Plan Bỉ. Dự án được sự
ủng hộ và hợp tác của Cục V26, Bộ Công An và bốn trường giáo dưỡng trong
toàn quốc, nhằm hỗ trợ khoảng trên 4000 học sinh đang học tập tại 4 trường
giáo dưỡng và trẻ em làm trái pháp luật trên địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Nam
Định trong giai đoạn 2008 - 2010. Trong quá trình khảo sát xây dựng dự án cuối
năm 2006, tổ chức Plan tại Việt Nam được sự ủng hộ của lãnh đạo Cục V26 đã
cùng với 4 trường giáo dưỡng tổ chức cuộc thi viết vẽ và cắm trại với chủ đề
"Cuộc sống của em, ước mơ của em" và được các em tham gia nhiệt tình. Đây
là cơ hội để các em bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về cuộc sống của mình thông qua
các bài viết và tranh vẽ. Hơn 4000 bài viết xúc động phản ánh cuộc sống và ước
mơ của chính các em. Rất nhiều câu chuyện của các em đã chia sẻ về những lý
do khác nhau dẫn các em đến với trường giáo dưỡng và những ước mơ của
bản thân cho cuôôc sống hiện tại trong trường cũng như ngày ra trường. Bên
cạnh đó 581 em cũng đã tham gia vào cuộc thi vẽ cùng chủ đề trên. Tất cả
những sản phẩm này được xem như cơ hội để chúng tôi hiểu các em hơn và
giúp đỡ các em hiệu quả hơn.
Nhằm giúp các cán bộ làm việc với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
nói chung, đặc biệt là nhóm trẻ em làm trái pháp luật có thêm kỹ năng trợ giúp


tâm lý, chúng tôi đã cùng làm việc với PGS. TS Trần Thị Minh Đức, khoa Tâm lý
học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một chuyên gia có nhiều
năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy tham vấn, đồng thời cũng là người có


nhiều kinh nghiệm thực tế làm việc tại cộng đồng, đặc biệt làm việc trực tiếp với
các nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, và đề nghị viết cuốn sách này.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ sẽ giúp
các cán bộ đang làm việc trực tiếp với trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn, các bạn sinh viên ngành Tâm lý học, cán bộ công tác xã hội,
những người quan tâm hỗ trợ trẻ em hiêôu quả hơn.
Tổ chức Plan tại Việt Nam
LỜI CẢM ƠN
Cuốn sách Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ được hoàn thành với sự
khích lệ và đóng góp đáng kể của các chuyên gia, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn hai cán bộ làm việc trong lĩnh vực
bảo vệ trẻ em của tổ chức Plan tại Việt Nam - Chị Lê Quỳnh Lan và chị Shikha
Ghildyl (Ấn Độ), những người đã tin tưởng trao cho tôi một công việc đầy hứng
thú và thách thức. Với thái độ lao động nghiêm túc của những nhân viên công
tác xã hội có kinh nghiệm, các chị đã cung cấp cho tôi những thông tin tinh tế về
nhóm trẻ em dễ bị tổn thương tâm lý ở các trường giáo dưỡng và đưa ra những
đóng góp quý giá cho cấu trúc cuốn sách.
Tôi thật may mắn khi nhận được phản hồi quý báu về tranh vẽ của các em
trường giáo dưỡng từ hai chuyên gia tâm lý học người Pháp: bà PGS.TS. Elaine
Fernandez, nhà thực hành tâm lý học lâm sàng và bà GS.TS. Odette Lescaret,
nhà tâm lý học trẻ em và thanh thiếu niên, Đại học tổng hợp Toulouse II. Xin
chân thành cảm ơn Elaine và Odette.
Bằng sự ủng hộ thân tình và cố gắng, Ths. Bùi Hồng Thái đã giúp tôi
chuyển tải tốt hơn những ý tưởng tinh tế của bức tranh đến các chuyên gia tâm


lý học người Pháp trong các buổi trao đổi chuyên môn. Chị cũng giúp tôi thực
hiện một số việc để cuốn sách được sớm hoàn thiện.
Trong quá trình phân tích tranh, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của các
bạn thuộc Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là

của Ths. Nguyễn Anh Thư. Nhờ việc tổng kết chủ đề những thư tâm sự và các
bức tranh của các bạn mà tôi có được một cái nhìn tổng thể, đa dạng về cuộc
sống và ước mơ của trẻ em trong các trường giáo dưỡng.
Trong quá trình hoàn thiện cuốn sách, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của
các giáo viên và Ban giám hiệu các trường Giáo dưỡng số 2 ở tỉnh Ninh Bình, số
3 ở thành phố Đà Nẵng, số 4 ở tỉnh Đồng Nai và số 5 ở tỉnh Long An. Các cuộc
trò chuyện chia sẻ với các anh chị và các em học sinh đã giúp tôi tự tin hơn khi
phân tích tranh vẽ của các em.
Có một nhân vật mà tôi không thể không nhắc đến với một tình cảm yêu
quí - đó là cháu Hà Đức Hạnh. Bằng cái nhìn của đứa trẻ có lòng trắc ẩn với
những người gặp khó khăn cùng trang lứa và với cảm hứng hội họa, cháu đã
cho tôi một số ý kiến có giá trị trong việc chọn lựa và phân tích những bức tranh
có màu sắc cảm xúc.
Cuốn sách vẫn còn nhiều điều phải bổ sung và chỉnh sửa. Rất mong độc
giả đóng góp ý kiến cho sự hoàn thiện cuốn sách sau này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè, những
người đã đóng góp công sức và tình cảm cho sự ra đời của cuốn cách này.
Tác giả
GIỚI THIỆU SÁCH
Vẽ là một hình thức phóng chiếu thế giới nội tâm - đặc điểm nhân cách
của cá nhân, qua đó những chuyên gia trong lĩnh vực trợ giúp tâm lý có thể ít
nhiều khám phá được những khía cạnh nhận thức cảm xúc, hay tính cách... của
người vẽ.


Vẽ là một hoạt động được ưa thích đối với trẻ em. Chỉ cần một tờ giấy
trắng và cây bút trẻ có thể tâm sự rất nhiều với chúng ta qua hình vẽ. Nhờ đó
chúng ta và bản thân trẻ cùng học hỏi được nhiều hơn. Trong các hình thức vẽ
thì vẽ theo chủ đề được các chuyên gia trên thế giới đánh giá tích cực, vì nó tập
trung làm sáng tỏ mục tiêu cần được giúp đỡ.

Ba chủ đề cho phép bộc lộ nhiều hơn về nhân cách người vẽ và các mối
quan hệ xã hội của họ là vẽ người, vẽ nhà (vẽ gia đình) và vẽ cây. Trong đó, hình
vẽ người và vẽ cây cho biết rõ hơn về bản thân người vẽ - khía cạnh nhận thức
(hiểu biết) về bản thân, bộc lộ tính cách và thái độ; còn hình vẽ gia đình cho biết
nhiều hơn về các mối quan hệ và tình cảm của người vẽ đối với người thân
trong gia đình.
Với trắc nghiệm vẽ tranh, các chuyên gia tâm lý học luôn đưa ra những lời
cảnh báo khi phân tích và đánh giá nhân cách con người qua bức vẽ của họ.
Một số lời cảnh báo dưới đây được chúng tôi ghi nhận như một kinh nghiệm quý
báu khi làm việc trên các tranh vẽ của trẻ em, đặc biệt với những trẻ em có tổn
thương tâm lý - xã hội.
Lời cảnh báo thứ nhất: Chừng nào chưa hiểu rõ về đứa trẻ thì những lời
giải thích dễ dãi và vội vàng là điều nên tránh. Hãy quan sát chăm chú những chi
tiết và tìm ra tính chất tượng trưng mà đôi khi bức tranh chứa đựng. Nhưng
người ta cũng dễ nhận thấy mối nguy hiểm lớn hơn thường gặp là tìm trong các
bức vẽ sự chứng thực cho một ý niệm đã có sẵn từ trước, một giả thuyết sai
lầm, cần thật khiêm tốn và chấp nhận việc rà soát lại nhiều lần ý kiến của mình
về những điểm tưởng như đã đạt được (Nguyễn Khắc Viện, tâm lý gia đình,
trang 204-205, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 1994).
Lời cảnh báo thứ hai: Không thúc giục trẻ kết thúc nhanh chóng hoạt động
vẽ và các kết quả của trắc nghiệm vẽ tranh phải được nhìn nhận trong sự phân
tích toàn bộ tranh vẽ và phải được bổ sung với những kết quả từ các kỹ thuật
khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không đối chiếu kết quả của trắc nghiệm hình vẽ với


những kết quả đạt được từ trò chuyện, trắc nghiệm phóng chiếu, bản câu hỏi
hay các thang đánh giá... để dẫn dắt hay suy luận kết quả trắc nghiệm hình vẽ
(Lydia Fernandez, Le test de Larbre, Inpress Edition, trang 45, Paris 2005).
Theo Cid-Rodriguez (1998), phạm vi nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu của
trắc nghiệm hình vẽ cho phép làm sáng tỏ những yếu tố tâm lý như: Tư duy; cảm

xúc, tình cảm; ý muốn, hành động và hành vi. Ngoài ra nó cũng cho phép các
chuyên gia tâm lý nhận biết được thái độ của chủ thể và định hướng nghề
nghiệp; mối quan hệ liên cá nhân và xã hội; mối quan hệ giữa trẻ em và người
lớn; các nét của nhân cách (khí chất và tính cách) và những rối loạn nhân cách
của họ.
Những ứng dụng chủ yếu của trắc nghiệm hình vẽ chủ yếu liên quan đến
lĩnh vực tuyển nhân sự, các dịch vụ tâm thần học, tâm bệnh học trẻ em, bệnh
học tuổi già hoặc tất cả các dịch vụ bệnh viện làm việc cộng tác với một nhà tâm
lý học. Ngoài ra nó còn được sử dụng như công cụ giám định tâm lý học học
đường và tâm lý học pháp lý và được dùng để giảng dạy cho sinh viên ngành
tâm lý học.
Trong khuôn khổ cuốn sách này, tư liệu chính được chúng tôi sử dụng là
từ các hoạt động vẽ tranh có chủ đề: "Cuộc sống của em - ước mơ của em" do
giáo viên các trường giáo dưỡng trong cả nước tổ chức thực hiện năm 2006 với
sự hỗ trợ của tổ chức Plan tại Việt Nam, nhằm khuyến khích các em bày tỏ
nhiều hơn những tâm tư, tình cảm của mình. Những khảo sát, đánh giá thực tế
cuộc sống của các em trong 4 trường giáo dưỡng cũng giúp chúng tôi bổ sung
cho cuốn sách những số liệu thực tế sinh động về cuộc sống học tập và lao động
của các em. Ngoài mục tiêu xuất bản sách, việc khảo sát đánh giá thực tiễn và
phân tích các tranh của các em dưới góc nhìn của khoa học tâm lý còn giúp
chúng tôi xây dựng được các chương trình tập huấn về tham vấn cho giáo viên
các trường giáo dưỡng - những người hàng ngày làm việc trực tiếp với trẻ em.
Đây là những nỗ lực trợ giúp không mệt mỏi của tổ chức Plan và Cục V26, Ban


lãnh đạo các trường giáo dưỡng nhằm giúp các em thích ứng tốt hơn với môi
trường sống mới và những em chuẩn bị rời trường tái hòa nhập tốt với gia đình
và cộng đồng, xã hội.
Cuốn sách "Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ" được thực hiện theo một
quy trình với các bước cụ thể như sau:

a. Đọc bài viết: Với 451 bài viết trong cuộc thi cùng chủ đề, chúng tôi
phân nhóm các vấn đề của trẻ để nắm bắt thực trạng chung về những suy nghĩ,
tình cảm của trẻ em đang được giáo dục tại các trường giáo dưỡng.
b. Phân tích các thông tin thứ cấp: Những thông tin này do tổ chức Plan
và Ban giám hiệu các trường giáo dưỡng cung cấp, nhằm làm sáng tỏ tình hình
trẻ em làm trái pháp luật nói chung trên cả nước và tình hình các em tại các
trường giáo dưỡng, nói riêng.
c. Phân loại chủ đề tranh: Với 581 bức tranh của các em, chúng tôi phân
loại một cách tương đối theo các chủ đề khác nhau để thấy vấn đề nào được
xem là đáng lưu ý, nổi cộm trong tâm trí của các em.
d. Lựa chọn tranh: Chọn ra 27 bức tranh trong số 581 bức để phân tích
sâu. Tiêu chí lựa chọn là những bức tranh có biểu hiện các nét tâm lý dễ nhận
thấy, được phản ánh rõ nét qua chủ đề của tranh; qua lực tỳ nét vẽ; bố cục
không gian và màu sắc sử dụng. Việc lựa chọn tranh để phân tích không nhằm
đánh giá nhân cách của trẻ em. Những bức tranh này chỉ phản ánh một phần đời
sống tâm lý - xã hội của trẻ, mà không đại diện cho toàn bộ cuộc sống của các
em học sinh trường giáo dưỡng trong cả nước.
đ. Khảo sát thực địa: Đến các trường giáo dưỡng nhằm nâng cao hiểu
biết thực tế về đời sống học tập, lao động và vui chơi của các em, qua đó giúp
tăng cường sự cảm nhận về tinh thần của các bức tranh. Quan trọng hơn, việc
khảo sát này giúp xây dựng chiến lược can thiệp bằng các hoạt động tham vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh các trường giáo dưỡng.


e. Tiếp tục lựa chọn tranh lần II: Chọn ra 13 bức tranh để minh họa
những xu hướng tâm lý nổi trội trong toàn bộ 581 tranh của các em. Sau đó, tiếp
tục chọn thêm 22 bức khác để đưa vào phần "thực hành phân tích tranh" nhằm
nâng cao kỹ năng thực hành cho những người làm công tác trợ giúp và những ai
quan tâm đến công cụ trợ giúp này.
g. Lấy ý kiến phản hồi: Các chuyên gia cho ý kiến trước khi xuất bản. 
Cuốn sách "Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ" là một công cụ hướng

dẫn và hỗ trợ nâng cao hiểu biết tâm lý cho những người làm công tác trợ giúp
tâm lý trẻ em. Trong đó bao gồm các nhân viên xã hội và các tình nguyện viên
làm việc với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; các bậc cha mẹ và các giáo
viên; các sinh viên ngành Tâm lý học và Công tác xã hội. Và cuốn sách cũng
dành cho những ai có lòng hảo tâm muốn giúp đỡ những người có khó khăn
trong cuộc sống - xét từ khía cạnh giúp đỡ tinh thần.
Với mục đích giúp người đọc có khả năng Nhận biết tâm lý của trẻ em qua
tranh vẽ, cuốn sách được bắt đầu từ việc nắm bắt sơ bộ thực trạng cuộc sống
của trẻ em trong các trường giáo dưỡng, qua đó liên kết những chỉ dẫn về trắc
nghiệm vẽ tranh (phần lý luận) với những bức tranh cụ thể của các em, đã được
phân tích và cuối cùng người đọc thử tự phân tích một số bức tranh của các em.
Như vậy, sách được cấu trúc thành 6 phần cụ thể. Ngoài phần GIỚI THIỆU
CUỐN SÁCH và phần PHỤ LỤC giải thích về một số thuật ngữ chuyên môn
thuộc lĩnh vực tâm lý học, những phần chính còn lại được sắp xếp thành các
chương như sau:
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TRẺ EM CÁC TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Phần này khái quát một số đặc điểm xã hội của trẻ em trong các trường
giáo dưỡng. Trong đó, làm rõ độ tuổi và giới tính của trẻ; quê quán và dân tộc;
trình độ học vấn; hoàn cảnh gia đình trẻ; thời gian sống trong trường và các hình
thức vi phạm pháp luật. Các đặc điểm tâm lý nổi trội của học sinh trường giáo


dưỡng ở nhóm mới vào trường và nhóm chuẩn bị ra trường cũng được chúng
tôi đề cập nhằm giúp người đọc có cái nhìn sát thực hơn về "cuộc sống và ước
mơ" mà các em đã thể hiện qua các bức tranh của mình.
CHƯƠNG 2: NHỮNG CHỈ DẪN CĂN BẢN VỀ KỸ THUẬT XEM TRANH
Trình bày những chỉ dẫn khái quát về các khía cạnh cần xem xét trong
hoạt động vẽ tranh và giới thiệu một số dấu hiệu cụ thể mà các nhà tâm lý học,
các chuyên gia về phân tích tranh trên thế giới thường sử dụng. Phần này tập
trung vào các chủ đề thường được đề cập nhiều nhất - Đó là vẽ người, vẽ nhà

(vẽ gia đình) và vẽ cây.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ TRANH VẼ CỦA TRẺ
EM
Tập trung phân tích các đặc điểm tâm lý qua 27 bức tranh. Việc phân tích
này chỉ được xem như là những ví dụ cụ thể trong việc ứng dụng lý thuyết về
trắc nghiệm vẽ tranh vào phân tích các bức tranh thực tế theo cách nhìn của tác
giả, mà không có ý khẳng định như một khuôn mẫu duy nhất đối với từng bức
tranh. Kết thúc phần này là những nhận xét khái quát về các đặc điểm nổi trội
qua tổng kết 581 bức tranh của các em, có kèm theo 13 tranh minh họa.
CHƯƠNG 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TRANH
Phần này giới thiệu 22 bức vẽ của các em. Đây là phần dành cho những
ai có nhu cầu vận dụng hiểu biết của mình để khám phá tâm lý trẻ em qua các
bức tranh. Các bức vẽ của các em được chúng tôi lựa chọn đều chuyển tải một
vài đặc điểm tâm lý dễ nhận biết nào đó. Thông qua những hướng dẫn về kỹ
thuật xem tranh, chúng ta có thể phân tích một số đặc điểm của bức tranh, như
chủ đề, nhân vật, cách sử dụng màu sắc, phân bố vị trí không gian, nét vẽ...


Chương 1. VÀI NÉT VỀ HỌC SINH CÁC TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
1. Chức năng nhiệm vụ của trường giáo dưỡng
Trường giáo dưỡng là một mô hình trường nội trú "đặc biệt", đã có lịch sử
hình thành và phát triển hơn 40 năm qua. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản
lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, hướng nghiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, tổ chức
lao động, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi người chưa thành niên có hành vi vi
phạm pháp luật nhằm giúp đỡ các em sửa chữa những vi phạm của mình, học
tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở
thành công dân lương thiện, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
2. Đặc điểm xã hội của trẻ em trong các trường giáo dưỡng
Hiện nay cả nước có 4 trường Giáo dưỡng đó là trường số 2 (ở tỉnh Ninh
Bình): 747 em, trường số 3 (ở thành phố Đà Nẵng): 756 em, trường số 4 (ở tỉnh

Đồng Nai): 1181 em và trường số 5 (ở tỉnh Long An): 1016 em. Con số này luôn
có thay đổi vì hàng ngày vẫn có các em vào trường và ra trường. Vào tháng
7/2008, các trường giáo dưỡng đang quản lý, giáo dục 3700 em.
Số liệu hình 1 cho thấy có một sự tập trung khá lớn số lượng người chưa
thành niên vi phạm pháp luật được đưa vào các trường giáo dưỡng phía Nam,
như trường giáo dưỡng số 4, chiếm 33% và trường giáo dưỡng số 5, chiếm 27%
so với tổng số học sinh thuộc hệ thống các trường giáo dưỡng trong cả nước.
a. Độ tuổi, giới tính và thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường
giáo dưỡng
Các em học sinh các trường giáo dưỡng được đưa vào trường trong
nhóm tuổi từ đủ 12 đến dưới 18. Có nghĩa là không ít em vào trường từ lúc còn
là trẻ em - 12 tuổi và có những em khi ra trường đã trở thành người lớn trên 18
đến 20 tuổi.


Thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 6 tháng
đến 2 năm. Tùy theo mức độ phấn đấu của các em mà thời gian sống có thể
giảm xuống 18 tháng hay 12 tháng. Tuy nhiên, phần lớn các em ở trong trường
là 24 tháng - chiếm 85,16%, số trẻ ở lại trường trong thời gian ngắn nhất - 6
tháng là rất ít, chỉ chiếm 1,03%.
Nhóm trẻ tập trung nhiều hơn cả trong các trường giáo dưỡng là ở độ tuổi
từ 14 đến 18. Nếu xem xét ở từng nhóm tuổi, số liệu ở bảng 1 cho thấy: Nhóm
tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất 44,4%, trong đó tập trung
nhiều ở trường 3 Đà Nẵng (48%), trường 4 Đồng Nai (45,8%) và trường 5 Long
An (44%). Trong khi ở nhóm tuổi nhỏ hơn, từ 14 đến dưới 16 chiếm 37,4% và
tập trung đông nhất ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình - 52,8%. Các nhóm tuổi
nhỏ hơn (từ 12 đến dưới 14 tuổi chiếm 5,4%) hoặc nhóm từ 18 tuổi trở lên
(11,8%) chiếm số lượng ít hơn cả. Nhìn chung trường giáo dưỡng số 2 Ninh
Bình có mặt bằng tuổi nhỏ hơn so với các trường khác trong cả nước.
Như vậy số trẻ em được đưa vào các trường giáo dưỡng tập trung nhiều

ở nhóm từ 16 đến dưới 18 tuổi. Thời kỳ mà các em đang hình thành bản sắc cá
nhân với những câu hỏi đặt ra cần phải tự giải đáp: Tôi là ai? Người ta nghĩ tôi
như thế nào? Tương lai của tôi sẽ ra sao?... Ở giai đoạn tự khẳng định bản sắc
cá nhân nếu trẻ em thiếu vắng sự hướng dẫn, dạy dỗ và tình yêu thương của gia
đình; thiếu vắng sự kiểm soát xã hội sẽ gây ra không ít những trở ngại cho quá
trình trưởng thành của các em.
Bảng 1: Độ tuổi vào trường giáo dưỡng của các em (đơn vị %)
Độ tuổi

Trường 2

Trường 3

Trường 4

Trường 5

12 - dưới 14

7,5

0,5

4,51

8,86

4,51

14 - dưới 16


52,8

33,0

30,56

33,46

37,4

16 - dưới 18

39,84

48,0

45,8

44,0

44,4

14,0

19,05

13,68

11,8


18 tuổi trở lên

Trung bình


Xét từ khía cạnh giới tính, số trẻ em được đưa vào các trường giáo dưỡng
đa phần là nam giới - chiếm 97,2%. Các em nữ chỉ chiếm 2,8%. Điều này phản
ánh một thực tế là các em gái ít có hành vi vi phạm pháp luật hơn các em trai.
b. Quê quán và dân tộc
Số liệu học sinh các địa phương đưa vào trường giáo dưỡng cho thấy các
tỉnh miền Bắc chiếm 20,2% em trải dàn hầu hết các tỉnh phía Bắc - 28 tỉnh. Trong
đó nhiều nhất là Nghệ An: 70 em, Thanh Hóa: 62 em, Hà Nội: 62 em, Quảng
Ninh: 59 em và Hải Phòng: 52 em. Tỉnh ít nhất có 01 em là Lai Châu.
Các tỉnh miền Trung chiếm 20,4% em; tập trung nhiều ở Đà Nẵng: 104 em,
Gia Lai: 103 em, Bình Định: 84 em. Tỉnh ít nhất là Quảng Trị: 17 em và Đắc
Nông: 17 em.
Các tỉnh miền Nam đưa vào trường số 4 và trường số 5, chiếm 59,3% em,
tập trung trong 22 tỉnh. Tại trường giáo dưỡng số 4 Đồng Nai, nơi có nhiều học
sinh nhất là TP. HCM: 308 em, Đồng Nai: 308 em và tỉnh có ít học sinh nhất là
Ninh Thuận: 37 em. Tại trường số 5 Long An, tỉnh có đông học sinh nhất là Kiên
Giang: 220 em, An Giang: 118 em, Sóc Trăng là tỉnh có ít học sinh hơn cả: 40
em. Như vậy, số trẻ em phạm pháp đưa vào trường giáo dưỡng tập trung nhiều
ở các thành phố lớn và tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, xung quanh thành
phố Hồ Chí Minh.
Trẻ em làm trái pháp luật phần lớn là thuộc dân tộc Kinh - chiếm 90,4%,
các dân tộc khác như Bana, Tày, Mường, Thái, Sán Dìu, Nùng, Hoa, Khơme,
Pacô, Êđê, Giarai... mỗi dân tộc có vài chục em đến vài em, chiếm 9,6%.
c. Trình độ học vấn
Trẻ em trong các trường giáo dưỡng có trình độ học vấn nhìn chung khá

thấp, số liệu cho thấy học vấn của các em tập chung chủ yếu mới ở bậc THCS chiếm 51,56%, số trẻ em có trình độ THPT rất ít, chiếm 15%. Đặc biệt số trẻ em
mù và tái mù ở trường 4 Đồng Nai (11,26%) và trường 5 Long An (25,3%) là khá


cao. Trong khi đó số lượng các em ở trường số 2 Ninh Bình có trình độ học vấn
phổ thông trung học là rất cao - chiếm 47,9%.
Bảng 2: Trình độ học vấn của học sinh các trường
Cấp học (%)

Trường 2

Mù chữ và tái 0

Trường 3

Trường 4

Trường 5

Trung bình

4,16

11,26

25,3

10,18

19,37


31,75

32,0

23,18

68,29

52,75

42,71

51,56

8,18

4,23


Tiểu học

9,6

Trung học cơ 42,5
sở
Trung học

47,9


15,08

So sánh về học vấn và độ tuổi vào trường của các em thuộc 4 trường giáo
dưỡng trong cả nước cho thấy trường số 2 Ninh Bình có mặt bằng tuổi nhìn
chung là nhỏ hơn và mặt bằng học vấn của các em nhìn chung lại cao hơn. Tất
cả điều này đều được phản ánh rất rõ trong tranh của các em. Các tranh vẽ của
học sinh trường số 2 Ninh Bình thể hiện tốt ở khả năng tư duy không gian, ở sự
quan sát thực tế cuộc sống, phản ánh trong tính logic của các hình vẽ, trật tự
sắp đặt có tính toán. Như vậy, sự nghèo nàn hay phong phú về đời sống tinh
thần được thể hiêôn trong tranh ít nhiều bị ảnh hướng từ trình độ học vấn của
người vẽ. Học vấn thấp làm hạn chế khả năng nhận thức và biểu cảm của các
em. Càng vào phía Nam, hiện tượng mù chữ và tái mù càng nhiều. Tranh của
các em học sinh trường 5 Long An và trường 4 Đồng Nai vẽ thường rời rạc, các
đồ vật và con người ít có mối liên hệ. Các em khó tái hiện cuộc sống gia đình và
do đó thông điệp các em giải thích không phải luôn hiển thị được trên bức tranh
của các em.
d. Hòan cảnh gia đình
Nhìn chung học sinh trong các trường giáo dưỡng có hòan cảnh gia đình
rất khác nhau, nên lý do khiến các em phải vào trường rất khác nhau. Bảng 4
cho thấy 70,34% các em có cả cha lẫn mẹ khi vào trường. Điều này cho thấy các


gia đình có khó khăn như thế nào trong việc nuôi dạy trẻ vị thành niên tránh xa
những vi phạm pháp luật. Có 18,3% em có bố hoặc mẹ mất hoặc bỏ đi (không
sống với các em).
Bảng 3: Hòan cảnh gia đình của trẻ em (đơn vị %)
Hòan

Trường 2


Trường 3

Trường 4

Trường 5

cảnh gia

Trung
bình

đình
Có cả bố 64,3

75,75

59,3

82,0

70,34

15,5

36,48

10,5

18,3


3,75

18,08

6,2

7,58

5,0

3,72

1,29

2,52

0

0,5

3,94

5,86

mẹ
Bố

hoặc 10,8

mẹ


mất

hoặc bỏ đi
Bố mẹ li dị

4,3

Cả bố mẹ 0,06
và mẹ mất,
không biết
bố mẹ
Sống

với 19,0

họ hàng
Trường giáo dưỡng số 4 Đồng Nai, là nơi đặc biệt có nhiều học sinh có
hòan cảnh éo le hơn cả: 36,48% các em có bố, hoặc mẹ bỏ đi; 16,08% các em
có bố mẹ li dị, 3,72% em mồ côi hoặc không biết bố mẹ. Khi trẻ em có cuộc sống
gần như nghèo nàn về tình thương yêu thì không thể không ảnh hưởng đến khả
năng tư duy của các em. Và điều này chắc chắn cũng được thể hiêôn trên hình vẽ
của trẻ.
e. Các hình thức vi phạm pháp luật


Trẻ em vào trường giáo dưỡng chủ yếu có hành vi trộm cắp, cướp của và
lừa đảo chiếm 69,7%. Trong đó hành vi trộm cắp là chủ yếu. Hành vi gây rối trật
tự, đánh người gây thương tích chiếm 22,6%.
Bảng 4: Các hình thức vi phạm pháp luật của trẻ em

Hình thức

Trường 2

Trường 3

Trường 4

Trường 5

Trung

vi phạm
Trộm cướp 85,4

bình
75,61

52,17

55,63

69,7

22,52

28,44

34,64


22,6

1,83

9,39

9,73

7,69

lừa đảo
Gây rối trật 4,8
tự,

đánh

người gây
thương
tích
Hành vi vi 9,8
phạm khác
Những hành vi vi phạm khác của các em - chiếm một tỷ lệ khá ít, được
nhắc đến chủ yếu là hiếp dâm, ma túy, giết người và một số vi phạm nhỏ lẻ khác
- 7,69 %. Không ít em có tất cả các vấn đề kể trên.
2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em trường giáo dưỡng
Chúng tôi sử dụng hoạt động vẽ tranh và trò chuyện để giúp các em chia
sẻ về bản thân, về lý do vào trường và khuyến khích trẻ bày tỏ nhiều hơn những
cảm nghĩ, mong muốn về cuộc sống hiện tại trong trường. Hầu hết các em đều
nói về nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, hối hận về việc làm của mình. Các em có cảm
giác mất mát lớn khi phải vào trường giáo dưỡng vì những lỗi lầm mà các em

cho rằng nhiều người ngoài xã hội cũng vi phạm hoặc vi phạm hơn thế. Tất cả
các em đều có mong muốn rèn luyện tốt để sớm trở về với gia đình, xã hội;
mong muốn cha mẹ mình khỏe mạnh, và mong được gia đình thường xuyên lên
thăm.


Nhìn chung trẻ em vào trường giáo dưỡng phần lớn đều có hòan cảnh
kinh tế khó khăn, thiếu tình yêu thương, thiếu sự quan tâm của gia đình, học
hành bê trễ. "Trên 30% các em có gia đình không hòan chỉnh hoặc ở với ông bà,
cô dì, chú bác", ý kiến của nhóm giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng số 5
Long An. Sự không quan tâm dạy dỗ của gia đình, việc không làm gương của
cha mẹ khiến cho cuộc sống của các em thiếu một trật tự căn bản - xét từ khía
cạnh nội tâm và hành vi xã hội. Các em thường "sợ trên, nạt dưới", ứng xử
"bồng bột, thiếu suy nghĩ", "manh động"; các em khó thích nghi với cuộc sống
khuôn phép theo những quy tắc, chuẩn mực của tập thể; các em thiếu sự tin
tưởng vào người lớn do bị "Cha mẹ đối xử tồi tệ làm trẻ mất lòng tin, người lớn
không làm gương nên trẻ không tin vào giáo viên, cán bộ nhà trường" Phỏng
vấn anh Chính, đội trưởng đội giáo vụ trường giáo dưỡng số 4 Đồng Nai. Tất cả
những biểu hiện trên là những khó khăn của giáo viên trong việc giáo dưỡng các
em theo kỷ cương xã hội trong vòng hai năm tại các trường giáo dưỡng.
Kết quả khảo sát nhanh của tổ chức Plan tại Việt Nam, năm 2006 với tất
cả học sinh các trường giáo dưỡng cũng cho thấy điều lo lắng nhất của học sinh
trong các trường giáo dưỡng liên quan chủ yếu đến 2 khía cạnh chính. Đó là gia
đình các em và nghề nghiệp tương lai sau khi các em ra trường.
Bảng 5: Điều lo lắng nhất của học sinh trường giáo dưỡng
Những điều lo lắng

Tỷ lệ %

1. Gia đình không lên thăm hay có người đau ốm


35,5

2. Không biết làm gì sau khi ra trường

19,4

3. Bị kỷ luật

13,4

4. Cộng đồng xa lánh

10,8

5. Không được về phép

7,8

6. Bị chèn ép, cuộc sống không yên ổn, lặp lại con đường cũ, 13,1
không có gia đình để về, sức khỏe bản thân, lây bệnh


Đặc điểm tâm lý chung nổi trội của học sinh mới vào trường là lo sợ, dễ
hoảng hốt, im lặng, có xu hướng muốn bỏ trốn. Ý kiến của nhóm giáo viên chủ
nhiệm các trường: các em lo sợ vì "Không biết cuộc sống trong trường như thế
nào?", "Không biết vào đây có phải là đi tù không?", lo sợ vì cuộc sống trong
trường quá khác lạ so với ngoài đời... Còn những em chuẩn bị được trở về cộng
đồng sau hai năm học tập lại có những lo lắng, những xáo trộn tâm lý khác, chủ
yếu liên quan đến việc liệu các em có được xã hội chấp nhận, thông cảm? Tất cả

các em trong nhóm chia sẻ đều có mặc cảm sợ xã hội xa lánh, sợ bị coi là "đồ
bỏ đi". Những câu hỏi các em đặt ra để thảo luận là: Vào trường giáo dưỡng này
có bị cho là đã từng vào tù ra tội hay không? Liệu sau này khi ra trường người ta
biết được quá khứ của em thì người ta sẽ nghĩ như thế nào? Họ có sợ em
không? Xã hội có xa lánh hoặc có những cử chỉ khéo léo mà không bình thường
như cử chỉ giữa những người bình thường với nhau hay không? Làm thế nào để
sớm hòa nhập với cuộc sống sau 2 năm rèn luyện trong trường giáo dưỡng?...
Những câu hỏi thảo luận của nhóm các em sắp rời trường trở về gia đình.
Bên cạnh đó, các em có một nỗi lo lắng chung là sợ không đương đầu
được với cuộc sống, đặc biệt là sợ không có công ăn việc làm và sợ sẽ đẩy đến
nguy cơ trở lại con đường cũ: "Em lo lắng sau này về nhà khó từ chối những lời
rủ rê của bạn bè, em sợ lại đi vào vết xe cũ như trước" (em nam, trường 2, Ninh
Bình). Hay, "Điều mà em cảm thấy ái ngại nhất khi ra trường là em sẽ mặc cảm
với xã hội vì mọi người sẽ nhìn em với ánh mắt khác, không còn thân thương
như lúc xưa. Điều thứ hai em lo lắng là sẽ không có công ăn việc làm, nó sẽ là
một nền tảng dễ cho em hư hỏng nữa" (em nam, trường 4, Đồng Nai). Tuy nhiên
vẫn còn một số em chưa thực sự nghiêm túc nghĩ về việc làm dù đã qua tuổi 18.
Ví dụ, khi nói về nghề nghiệp tương lai, có em hỏi: "Làm thế nào để giàu
nhanh?", sắp trở về với cộng đồng nhưng nhiều em còn hoang mang "Không
biết ở gia đình ai sẽ lên đón em?", "Về nhà em sẽ ở với ai, ở với bố, hay ở với


mẹ, hay ở với ông bà?", "Sắp về rồi mà em không biết sẽ về quê hay vào thành
phố Hồ Chí Minh với cậu?"...
Có thể nói, điều làm cho những em chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bận
tâm nhiều hơn cả là dư luận xã hội về tư cách công dân của các em và vấn đề
công việc tương lai. Chúng tôi cũng nhận thấy mối quan tâm lớn hơn cả của các
em là sớm được ra trường. Hầu hết các em có thể nói ngay ngày mình vào
trường và khi nào thì hết thời hạn ở trường giáo dưỡng (mặc dù luôn có cá biệt
vài em muốn được ở lại trường, được làm việc trong trường). Còn có nhiều em

(dù tuổi đã qua tuổi 18) vẫn chưa thật sự chuẩn bị tâm thế tốt để đương đầu với
cuộc sống lao động và hòa nhập cộng đồng và có lẽ gia đình các em cũng lúng
túng trước sự quay trở về của các em!
Hiểu biết tốt về đặc điểm xã hội của trẻ em sẽ giúp chúng ta có cái nhìn
toàn diện hơn về đặc điểm tâm lý và có thể cả vấn đề tâm bệnh của các em qua
trắc nghiệm vẽ tranh. Xem xét một cách kỹ lưỡng các bức tranh do các em vẽ,
bên cạnh các bức tranh thể hiện sự sáng tạo, hồn nhiên, chấp nhận cuộc sống
trong trường, bày tỏ sự yêu quí thầy cô và khả năng trí tuệ tốt còn có không ít
bức vẽ phản ánh sự nghèo nàn về đời sống tinh thần. Những dấu hiệu thể hiện
đời sống tâm lý nghèo nàn được làm các em làm rõ nét trên tranh vẽ của mình
là: tranh vẽ không rõ ý đồ; các phần vẽ rời rạc; có sự lộn xộn trong tư duy không
gian; nghèo ý tưởng, đời sống tinh thần cô lập; thiếu bản sắc cá nhân (không
hiển thị bản thân hay người thân); xu hướng trẻ con hóa và gắn bó nhiều hơn
với người mẹ; mơ ước chủ yếu thiên về khía cạnh vật chất, hoặc mơ tưởng quá
xa hiện thực; hình vẽ đơn điệu, ít sống động; nhại lại... Tất cả những dấu hiệu
này có liên quan đến chất lượng sống thấp của trẻ, như trình độ văn hóa thấp,
đời sống kinh tế nghèo khó, thiếu chăm sóc và nuôi dưỡng tình cảm gia đình,
buông lỏng giáo dục theo chuẩn mực và đây cũng là những nguyên nhân dễ
dàng đẩy các em vào con đường vi phạm pháp luật.
3. Quan điểm của tác giả về cuốn sách


Trước khi trình bày khái quát những vấn đề tâm lý nổi trội trong một số
tranh do các em vẽ, có một vài khía cạnh liên quan đến quan điểm của tác giả
mà không thể không nhắc tới trong cuốn sách này.
Xét từ góc độ biểu hiện tâm lý, toàn bộ tranh vẽ tại cuộc thi của các em đã
khái quát được những tâm tư, tình cảm mà các em muốn gửi gắm. Có nhiều chủ
đề tranh được lặp lại nhiều lần ở các trường khác nhau đã thể hiện tính đại diện
đặc trưng cho nhóm trẻ trường giáo dưỡng. Ví dụ, khái niệm hạnh phúc hay
đoàn tụ với gia đình luôn được mặc định là một cái nhà; các em thường ít nói về

bản thân mình, có chung mơ ước là được đi xa... Các bức tranh này đã phản
ánh được phần nào thực tế cuộc sống và những ước mơ của các em. Thậm chí,
xét trên từng bức tranh, sự hiển thị một thông điệp - một chủ đề nào đó qua việc
sử dụng màu sắc (hoặc không sử dụng màu sắc), hay mức độ lực ấn của nét vẽ,
vị trí không gian của nhân vật, đồ vật... cho biết một vấn đề tâm lý nào đó của trẻ
em.
Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào nội dung của một tranh vẽ để khẳng định
những vấn đề tâm lý cụ thể của em đó. Bởi vì, khi tổ chức hoạt động vẽ tranh,
mục đích của các thầy cô giáo và nhà tài trợ không nhằm thu thập "dữ liệu" để
nghiên cứu, tham vấn hay trị liệu cho từng em. Còn với các em, việc tham gia vẽ
tranh hòan toàn với mục đích vui chơi, chứ không phải nhằm mục đích "trị liệu".
Vì vậy, khi các em vẽ đã không có sự kiểm soát chặt chẽ của các chuyên gia tâm
lý. Các em bắt đầu cho hoạt động vẽ của mình như thế nào? Vẽ cái gì ai trước,
sau? Tốc độ vẽ, trong khi vẽ thì tập trung hay bị phân tán?... Và, kết thúc hoạt
động vẽ cũng không có cuộc trò chuyện với từng em để làm sáng tỏ tâm tư mà
các em đã gửi qua tranh - Mặc dù trong rất nhiều bức tranh các em có ghi chú
những tâm sự của mình ở mặt sau tờ tranh. Cũng như vậy, việc xác định đời
sống nội tâm của từng em theo các tranh này là khó, vì khi vẽ có thể các em đã
bắt chước theo chủ đề của người khác; bắt chước sử dụng màu sắc giống trẻ
khác; hoặc có thể các em đã nhờ người khác vẽ cùng, vẽ hộ mình... Vì vậy


không thể nhìn bức tranh ghi tên cụ thể của một em để nói về đặc điểm tâm lý
của em đó.
Chúng tôi cho rằng phương án phân tích tranh đa hướng, theo kiểu "nước
đôi" thường được các chuyên gia tâm lý trên thế giới sử dụng, mang tính chất
thăm dò và nó càng phù hợp trong điều kiện cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề "Cuộc
sống của em - Ước mơ của em". Đây là cách phân tích giả định luôn được sử
dụng trong kỹ thuật xem tranh nói riêng và trong sử dụng các trắc nghiệm phóng
chiếu, nói chung, ngay cả khi chúng ta có những công cụ nghiên cứu bổ sung

khác cho kết quả của trắc nghiệm vẽ tranh.
Một điểm khác cần lưu ý đối với trắc nghiệm phóng chiếu (mà vẽ tranh là
một dạng của trắc nghiệm này) là vấn đề nền tảng văn hóa - quan niệm sống
của người sử dụng: Trắc nghiệm được xây dựng cho đối tượng nào? Các trắc
nghiệm sử dụng trong thăm khám tâm lý đang tồn tại hiện nay ở Việt Nam chủ
yếu được xây dựng tại cộng đồng các nước châu Âu và Mỹ dựa trên bối cảnh
văn hóa xã hội của các nước đó. Chuẩn hóa các công cụ phân tích tranh có
nguồn gốc từ các nền văn hóa khác nhau là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên
điều này là vô cùng khó khăn đối với các nhà Tâm lý học Việt Nam. Trong hòan
cảnh hiện nay, các kinh nghiệm phân tích tranh và phân tích các trắc nghiệm
phóng chiếu khác được giới thiệu ở Việt Nam mới dừng lại ở dạng thích nghi
hóa một cách nhỏ lẻ. Vì vậy những chỉ dẫn mà chúng ta có được về phân tích
tranh chủ yếu dựa trên quan điểm của người nước ngoài. Đây là điều hết sức
lưu ý khi vận dụng kỹ thuật này để phân tích tranh vẽ của trẻ em Việt Nam.
Những hướng dẫn sử dụng trắc nghiệm trong cuốn sách này được đúc kết
và tổng hợp từ những quan điểm của các nhà tâm lý học nổi tiếng trên thế giới
về lĩnh vực vẽ tranh, như của K. Machover (1949), K. Koch (1958), R. David
(1971), R. Stora (1975), D. De Castilla (1994), L.Fernandez (2005)... và một số
chỉ dẫn của các chuyên gia tâm lý lâm sàng thuộc khối Pháp ngữ là E.
Fernandez và O. Lescaret. Trên cơ sở những chỉ dẫn của các tác giả này chúng


tôi ứng dụng thử phân tích các tranh vẽ của trẻ em các trường giáo dưỡng với
hy vọng đóng góp những hiểu biết của mình vào một lĩnh vực chưa được quảng
bá và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam - Đó là phân tích tâm lý con người qua hình
vẽ.

Chương 2. NHỮNG CHỈ DẪN CĂN BẢN VỀ KỸ THUẬT XEM TRANH
Trong cuốn sách này, chúng tôi không đặt mục đích chính là hướng dẫn
cho người làm việc với trẻ em chuẩn bị một hoạt động vẽ tranh như thế nào, do

những bức tranh giới thiệu cùng các bạn trong cuốn sách này đã thu được từ
cuộc thi vẽ trước đó của học sinh các trường giáo dưỡng với một lời đề nghị
chung đối với tất cả các em muốn tham gia vẽ là: "Hãy vẽ về Cuộc sống của em
- Ước mơ của em". Vì vậy, phần III này sẽ giới thiệu một cách khái quát các khía
cạnh cần xem xét trong hoạt động vẽ tranh. Sau đó, đưa ra một số chỉ dẫn cụ
thể về kỹ thuật xem tranh.
1. Các khía cạnh cần xem xét trong hoạt động vẽ tranh
a. Vật liệu và yêu cầu của trắc nghiệm vẽ tranh
Một tờ giấy trắng khổ A4, một cái bút (bút chì hay bút bi, hoặc bút mực,
riêng bút màu cho phép phân tích những biểu tượng về màu sắc của tranh vẽ)
và yêu cầu (một lời đề nghị, ví dụ: Hãy vẽ một cái cây; Hãy vẽ gia đình em...). Đó
là những điều tối thiểu để có thể làm một trắc nghiệm vẽ tranh. Lưu ý khi trẻ vẽ
không chắn trước mặt; không hỏi chuyện, hoặc trả lời quá dài dòng câu hỏi của
trẻ và không thúc giục trẻ kết thúc nhanh công việc các em đang làm.
b. Quan sát khi trẻ vẽ tranh
Quan sát khi trẻ vẽ tranh là một dạng thu thập thông tin bổ sung cho trắc
nghiệm hình vẽ. Các thông tin thu được mang tính chủ quan. Vì vậy việc quan


sát phải theo những tiêu chí nhất định để tránh những suy diễn từ người quan
sát.
• Tốc độ vẽ: Vẽ nhanh hay chậm thể hiêôn đặc điểm nhân cách người
hướng nội hay hướng ngoại, trẻ thể hiện tính chủ đôông, thích nghi hay thụ động,
kém thích nghi.
• Trình tự vẽ, thứ tự vẽ các bộ phận: Vẽ người thường theo trật tự: đầu,
thân, tứ chi. Nếu trẻ quên vẽ bộ phận cơ thể nào thì có thể vấn đề của trẻ có liên
quan đến bộ phân cơ thể đó. Vẽ ai, cái gì trước hoặc sau đều nói lên mối quan
hệ, mức độ quan tâm nhiều hay ít tới khía cạnh đó.
• Mức độ sẵn sàng vẽ: Cho thấy sự thích nghi ngoại cảnh, trạng thái tâm lý
sẵn sàng cho hoạt động hay sự phân tâm của trẻ.

• Sự tẩy xóa, thay đổi chủ đề, nội dung: Trẻ khi vẽ đã tẩy xóa hay bỏ phần
nào đều nói lên trẻ đang có vướng mắc, khó khăn tâm lý ở chủ đề nội dung đó.
• Biểu hiện cảm xúc: Khi trẻ vẽ những biểu hiêôn cảm xúc vui, buồn, giận
dữ, hòa nhập hay lặng lẽ... đều nói lên một tâm trạng nào đó của trẻ.
• Độ tập trung: Thể hiêôn mức độ chú ý hay phân tán sự chú ý của trẻ trong
khi vẽ. Ngoài ra nó còn thể hiêôn mức độ độc lập, tự chủ của trẻ trong hoạt động.
• Lưu ý ghi chép những bình luận của trẻ trong khi vẽ tranh.
Như vậy, trong khi trẻ vẽ, nhà tâm lý sẽ quan sát, ghi chép tỉ mỉ hành vi
của trẻ và những nhận xét của mình. Nhà tâm lý chỉ trả lời mọi câu hỏi của trẻ
mà không chuyện trò khi trẻ đã hòan thành công việc của mình, nhà tâm lý sẽ
đặt những câu hỏi hoặc sử dụng trắc nghiệm liên quan đến sản phẩm trẻ vừa
hòan thành và phải hướng tới việc làm cho trẻ đưa ra giải thích, nhận xét về
những gì trẻ đã thể hiêôn.
c. Thu thập thông tin khi trẻ vẽ xong


Những thông tin thu được thông qua trò chuyện sau khi trẻ hòan thành
bức tranh là quan trọng, nó cho phép làm rõ tâm tư của trẻ được phóng chiếu
vào bức vẽ và gợi ý, giải thích thêm những thông tin mà trẻ muốn bày tỏ. Vì vậy
các hoạt động dưới đây cần được thực hiện trong tiến trình phân tích tâm lý của
trẻ em qua tranh vẽ.
Trò chuyện là một kỹ thuật quan trọng được sử dụng sau khi trẻ vẽ xong.
Câu chuyện với các nhân vật, sự kiện trong tranh giúp tăng cường hiểu biết về
trẻ và cuộc sống nội tâm của trẻ. Trong tham vấn, vẽ tranh đôi khi được nhìn
như một công cụ gián tiếp giúp trẻ chia sẻ nhiều hơn thế giới nội tâm của chúng.
Trong trường hợp này, trò chuyện trên bức tranh mới là công cụ chính. Ví dụ, khi
trò chuyện có thể đặt ra một số câu hỏi khác nhau (tùy vào mục đích của cuộc
trò chuyện). Người trợ giúp mượn từ hình vẽ cây, vẽ nhà hoặc vẽ các nhân vật
trong tranh để khám phá tâm lý của trẻ, như:
• Em cảm thấy thế nào về bức vẽ của mình?

• Cái cây này/ đứa trẻ này sống một mình hay sống với những cây khác/
người khác?
• Sức khỏe của cây này/ đứa trẻ này như thế nào? Chỗ nào trên hình vẽ
thể hiêôn như vậy?
• Cái cây này/ đứa trẻ này có điều gì buồn bực? Nếu có thì đó là điều gì?
• Cây này/ đứa trẻ này mạnh mẽ hay yếu đuối? Chỗ nào trên hình vẽ thể
hiêôn điều này?
• Cái cây này/ đứa trẻ này có điểm gì giống với em? Điều gì khiến em nghĩ
như vậy?
Như vậy kỹ thuật hỏi là một phần quan trọng trong kỹ thuật khai thác thông
tin qua tranh vẽ. Điều này đòi hỏi người trợ giúp tâm lý phải cẩn trọng khi đặt câu
hỏi về các nhân vật, sự kiện trong tranh của các em.


Sử dụng trắc nghiệm hoặc bảng hỏi (nếu cần) để khai thác thông tin nhằm
làm rõ thông điệp mà trẻ muốn bày tỏ trên tranh. Có nhiều loại trắc nghiệm khác
nhau có thể sử dụng để tăng cường hiểu biết về tranh vẽ của trẻ.
Ví dụ, nếu muốn đo sự phát triển trí tuệ có thể yêu cầu trẻ vẽ chủ đề về
người gia đình, sau đó sử dụng thêm bảng trắc nghiệm vẽ hình người của F.
Goodenough (1926). Hệ thống này sau đó được Harris (1963) và Roberts (1972)
mở rộng và chuẩn hóa đầy đủ với 52 chi tiết tương ứng với 52 điểm để đánh giá
sự phát triển trí năng của trẻ. Hình vẽ người đã trở thành một công cụ trắc
nghiệm tâm lý đánh giá chỉ số thông minh (IQ) của trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Hoặc có
thể đánh giá khả năng học tập của trẻ qua sử dụng thang đo vẽ hình người của
Dillard và Landsman (1969) với 10 tiêu chí cơ bản. Các tiêu chí này càng thiếu
(hay điểm số trung bình của thang đo càng cao) thì mức độ thông minh của trẻ
càng hạn chế. Như thiếu: Mắt (2 điểm), mũi (2 điểm), miệng (3 điểm), cánh tay (2
điểm), bàn tay (2 điểm), bàn chân (2 điểm), cẳng chân (1 điểm), thân mình (4
điểm), cổ (2 điểm) và tóc (1 điểm) dẫn theo Lê Khanh, Khám phá trẻ em qua nét
vẽ, NXB Phụ Nữ, 2007.

Trong trường hợp trẻ vẽ chủ đề về cây, có thể sử dụng bản câu hỏi tranh
vẽ cây hòan chỉnh (QDAA), được soạn thảo bởi Lydia Fernandez (1997). Bản
câu hỏi này được sử dụng để hòan thiện sự phân tích tâm lý qua tranh vẽ cây
của chủ thể. Có nhiều bộ câu hỏi về trắc nghiệm vẽ cây khác nhau. Có thể tham
khảo thêm bôô câu hỏi về cây của Kathryn G. & David G trong công tác tham vấn
trẻ em (Nguyễn Xuân Nghĩa và Lê Lộc dịch), Đại học Mở - Bán công, TP.HCM,
Khoa Phụ nữ học, 2000. Bộ câu hỏi này gồm 10 câu hỏi đáp:
1. Cây này là cây gì?
2. Nó bao nhiêu tuổi?
3. Ai/ cái gì giống cây này? Điều gì thể hiện trong cây này khiến em nghĩ
như vậy?


4. Cái cây này có còn sống? Có phần nào bị chết không? Điều gì trong
tranh nói lên điều này?
5. Cái cây này chủ đôông hay thụ động? Điều gì trong tranh làm em nghĩ
như thế?
6. Cái cây này là cây của quá khứ hay tương lai? Điều gì trong tranh khiến
em nghĩ như vậy?
7. Cái cây này đã trưởng thành hay chưa trưởng thành? Điều gì trong
tranh khiến em nghĩ như vậy?
8. Nhu cầu của cái cây này là gì? Chỗ nào trong tranh chỉ ra như vậy?
9. Cái cây này có luyến tiếc điều gì không? Nếu có thì điều gì trong tranh
chỉ ra như vậy? Nếu không thì vì sao?
10. Cái cây này lớn lên bình thường hay khó khăn? Điều gì trong tranh
khiến em nghĩ như vậy?
Theo L. Fernandez, những câu hỏi 1, 2, 3, 4 thể hiêôn sự đồng nhất bản
thân trẻ vào cái cây và những sự kiện liên quan đến cái cây. Còn từ câu 5 đến
câu 10 liên quan đến biểu tượng không gian của cây (xem phần vị trí hình vẽ biểu tượng không gian của hình vẽ).
d. Xem tranh

Theo PGS.TS. Elaine Fernandez, nhà tâm lý lâm sàng thực hành, giáo
viên thỉnh giảng tại Đại học Tổng hợp Toulouse II Pháp, khi phân tích một bức
tranh cần lưu ý tới khía cạnh nội dung và hình thức hiển thị trên tranh. Những chỉ
dẫn cụ thể đó là:
• Khía cạnh nội dung hiển thị trên bức tranh.
• Chủ đề bức tranh (lưu ý ấn tượng tổng thể trước khi kiểm tra các chi
tiết).


• Kích thước hình vẽ và mối quan hệ giữa các yếu tố, sự vật.
• Đặc điểm của từng yếu tố.
• Nhân vật - con người.
• Chất lượng của sơ đồ cơ thể.
• Khả năng biểu đạt bản thân trên hình vẽ.
• Khía cạnh hình thức hiển thị trên bức tranh.
• Nét vẽ, lực ấn.
• Màu sắc.
• Vị trí không gian của hình trên tờ giấy.
e. Diễn giải, trình bày
Trên cơ sở một bức tranh thực tế, cần diễn giải, trình bày những giả thiết
về bức tranh theo xu hướng sau:
• Miêu tả thực tế chung nhất, khái quát nhất bức tranh nhằm trả lời câu
hỏi: Nó như thế nào?
• Miêu tả những điều tri giác được trên tranh thể hiện sự khách quan, khả
năng quan sát của người trợ giúp. Điều này khác với việc chúng ta miêu tả kinh
nghiệm của mình về vấn đề của trẻ. Miêu tả thực tế giúp tránh được sự phát
biểu định kiến, hay áp đặt quan điểm cá nhân lên hình vẽ của trẻ.
• Lý giải nội dung của bức tranh theo công cụ phân tích tranh đã được các
nhà tâm lý học xây dựng và đã được biểu tượng hóa. Cần lưu ý bức tranh của
trẻ vẽ luôn dựa trên nguyên tắc quy gán văn hóa - xã hội mà trẻ thuộc về. Mỗi

nền văn hóa đều có các quy tắc ứng xử công khai hoặc ngấm ngầm riêng của
mình. Ví dụ: Việc trẻ em nhìn thẳng vào mặt người lớn khi giao tiếp đối với nền
văn hóa này sẽ được ủng hộ vì đó là biểu hiện của sự lắng nghe, tôn trọng
người nói và thể hiêôn sự tự tin ở người giao tiếp. Tuy nhiên, không ít nền văn


×