Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, kĩ thuật trồng, chăm sóc và khai thác ba giống dâu chính được trồng tại thôn vọng nguyệt, xã tam giang, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 96 trang )

DANH MỤC HÌNH


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây dâu có vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Nó không
những có ý nghĩa về mặt tinh thần mà có ý nghĩa trong sản xuất để tạo ra của
cải vật chất.
Tục lệ xưa, ông cha ta lấy cành dâu tằm làm vòng đeo tay cho trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ để tránh tà ma, tránh giật mình, tránh khóc dạ đề, khóc đêm, sài đẹn.
Trong y học cổ truyền, nhiều bộ phận của cây dâu còn được sử dụng làm
thuốc như lá dâu non, vỏ rễ dâu, cành dâu, quả dâu hay cả những cây ký sinh
trên cây dâu cũng được sử dụng.
Trong sản xuất, trồng dâu nuôi tằm để sản xuất tơ, dệt lụa là ngành cổ
truyền của nhân dân ở các nước Đông Nam Á. Từ đây mà ngành dâu tằm phát
triển ra các nước khác có khí hậu ôn hòa hơn. Một số nước như Nhật Bản,
Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên… Ngành dâu tằm có vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân và được chú ý phát triển.
Ở Việt Nam, nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền được phát triển
từ đời Hùng Vương… Nước ta có điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng dâu
nuôi tằm từ các vùng đồng bằng đến trung du và miền núi, cây dâu sinh
trưởng mạnh, ra lá hầu như quanh năm, nuôi tằm được nhiều lứa.
Từ sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ngành dâu tằm đã được phát
triển khá rộng trên một số tỉnh trong cả nước và đã góp phần giải quyết cái
“mặc” cho nhân dân và nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân.
Cây dâu có một ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngành dâu tằm
tơ vì lá dâu là nguồn thức ăn chủ yếu của con tằm.
Huyện Yên phong, tỉnh Bắc Ninh là một huyện ven sông Cầu, diện tích


tự nhiên

1


11.119 ha, đất nông nghiệp 7.782 ha. Đa số nhân dân sống bằng nghề
nông nghiệp, với cây trồng chủ yếu là lúa và hoa màu, diện tích trồng cây
công nghiệp thấp. Đã từ lâu các xã ven sông Cầu với tiềm năng đất bãi > 500
ha, có nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ với các làng truyền
thống như: Vọng Nguyệt, Phù Yên… đã giúp nâng cao đời sống của nhân dân
nơi đây. Tuy nhiên, nhưng năm gần đây diện tích trồng dâu đang ngày càng
thu hẹp, số hộ trồng dâu, nuôi tằm đã giảm nhanh chóng. Nghề trồng dâu,
nuôi tằm đang mất dần vị trí kinh tế quan trọng.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của cây dâu không chỉ phục vụ
trong nghiên cứu, bổ sung thêm nguồn tài liệu trong giảng dạy mà còn là cơ
sở để giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiến áp dụng vào việc trồng trọt,
chăm sóc, khai thác.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài:”Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, kĩ thuật trồng, chăm sóc và
khai thác ba giống dâu chính được trồng tại thôn Vọng Nguyệt, xã Tam
giang, huyện Yên phong, tỉnh Bắc Ninh”
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Lịch sử nghiên cứu Hình thái – Giải phẫu học thực vật
Trích trong cuốn : Hình thái – Giải phẫu học thực vật của Hoàng
Thị Sản và Trần Văn Ba. Năm 2004
Hình thái – Giải phẫu học thực vật là khoa học nghiên cứu hình dạng bên
ngoài và cấu trúc bên trong của cơ thể thực vật. Đối tượng của nó là hệ thống
tổ chức của cơ thể từ tế bào cùng các bào quan đến từng loại mô, từng cơ
quan và toàn bộ cây. Các đối tượng đó tạo nên một thể thống nhất hữu cơ, có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường sống. (trang 12)

Về lịch sử nghiên cứu hình thái – giải phẫu thực vật có thể thấy từ khi
mới hình thành, xã hội loài người đã tiếp xúc với giới Thực vật phong phú ở

2


xung quanh để phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, mặc của mình. Do đó, vốn hiểu
biết về hình thái các loại cây đã được hình thành và ngày một tích lũy lên.
Một số tài liệu xưa để lại đã chứng tỏ điều này. Ví dụ: trong các sách cổ cuat
Trung Quốc như “Hạ tiểu chính” (cách đây hơn 3000 năm) và Kinh thi (cách
đây gần 3000 năm) đã mô tả hình thái và cách sống của nhiều loại cây. Một
pho sách cổ của Ấn Độ “Su-scơ-ru-ta” viết vào thế kỉ XI trước Công nguyên
đã mô tả hình thái 760 loài cây thuốc. Đến thế kỉ thứ III, thứ IV trước Công
nguyên bắt đầu có những hiểu biết có tính chất hệ thống về giới Thực vật.
Théophráte (371-286 trước CN) đã viết nhiều sách về thực vật như “Lịch
sử thực vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ”,… Trong các sách đó, lần đầu tiên đề
cập đến dẫn liệu có hệ thống về hình thái, cấu tạo của cơ thể thực vật cùng với
cách sống, cách trồng, cũng như công cụ của nhiều loại cây. Ông đã chia cây
thành các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả, trong đó 3 bộ phần đầu được xem là
thường xuyên, còn hoa, quả là tạm thời; ông cũng chú ý đến sự tạo thành
vòng hàng năm của gỗ.
Những hiểu biết ban đầu về đặc điểm hình thái trong thời gian dài (và cả
về sau này) là cơ sở để phân loại cây cối. Bởi thế lịch sử phát triển của Hình
thái – Giải phẫu học Thực vật gắn liền với sự phát triển của Phân loại học
thực vật. Ở thế kỉ XVI và XVII, Caesalpine, Rivenus, Tournefort… đã xây
dựng các hệ thống phân loại trên cơ sở đặc tính của hạt, phôi và tràng hoa.
Năm 1703, John Ray đã phân biệt sự khác nhau giữa cây Một lá mầm và cây
Hai lá mầm, tách chúng thành hai nhóm phân loại lớn.
Sự phát minh ra kính hiển vi của Robert Hook (thế kỉ XVII) đã mở đầu
cho một giai đoạn mới nghiên cứu cấu trúc bên trong của cơ thể, tức là nghiên

cứu về tế bào. Các công trình nghiên cứu khác nhau trong lĩnh vực tế bào của
nhiều nhà khoa học trên thế giới đã dần dần làm sáng tỏ cấu trúc và chức năng
của tế bào, dẫn đến hình thành học thuyết về tế bào (1838).

3


Cùng với sự phát triển của kính hiển vi quang học mà một khoa học mới
được hình thành, nghiên cứu cấu tạo bên trong của cơ thể thực vật, đó là Giải
phẫu thực vật. Vào những năm 70 của thế kỉ XVII, các nhà sinh vật học
Malpighi (ngưới Ý) và Grew (ngưới Anh) đã có những nghiên cứu trong lĩnh
vực đó và đã công bố công trình mang tên “Giải phẫu thực vật” (1652, Grew;
1675-1679, Malpighi), có thể xem là mở đầu cho khoa học Giải phẫu Thực
vật ngày nay.
Trong thế kỉ XVIII, nhờ sự phát triển của ngành khoa học Vật lí, Hóa
học… và các hoạt động khác (như hàng hải), người ta đã thu lượm được khá
nhiều dẫn liệu quan trọng về đời sống và cấu tạo của các loại cây. Việc nghiên
cứu thực nghiệm không còn bó hẹp trong việc sưu tầm, mô tả nữa, mà các
thực nghiệm đã được sử dụng một cách rộng rãi. Những thành tựu mới về
nghiên cứu hình thái – giải phẫu đã góp phần đưa Phân loại học đạt những kết
quả to lớn.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã, các ngành công nghiệp sản xuất
đường, giấy sợi, cao su, nhựa, gỗ… đòi hỏi những hiểu biết sâu sắc và chính
xác về các nguồn nguyên liệu thực vật. Điều đó cũng thúc đẩy khoa học Thực
vật phát triển và nhiều bộ môn mới được tách ra như: Hình thái – Giải phẫu
học, Sinh lí học, Sinh hóa học… vào đầu thế kỉ XIX, các nhà khoa học đã tìm
ra mối liên quan giữa cấu trúc và một số chức năng cơ bản trong đời sống của
thực vật như quang hợp, hô hấp, tiêu thụ nước. Năm 1874, Svendener đã chú
ý đến việc áp dụng chức năng sinh lí khi nghiên cứu giải phẫu thực vật. Năm
1884, Haberclan đã phát triển hướng nghiên cứu này trong cuốn sách “Giải

phẫu – Sinh lí thực vật”.
Giữa thế kỉ XIX, công trình nghiển cứu về thực vật có hạt của
Hoffmeister đã xóa bỏ được ngăn cách giữa thực vật Hạt trần và thực vật Hạt
kín. Ông cũng đã xác định được quy luật chung cho thực vật trong chu trình

4


sống dưới hình thức xen kẽ thế hệ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Những công trình nghiên cứu về thực vật có bào tử ở giữa thế kỉ XIX có ý
nghĩa trọng đại góp phần giải thích sự tiến hóa của giới Thực vật.
Năm 1877, De Barry cho xuất bản cuốn “Giải phẫu so sánh các cơ quan
sinh dưỡng”, trong đó đã phân biệt các loại mô, túi tiết, mạch, ống nhựa mủ…
cách phân biệt của ông tuy còn mang tính nhân tạo nhưng cũng đánh dấu một
bước tiến bộ trong việc nghiên cứu cấu trúc của cơ thể thực vật.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, việc nghiên cứu cấu tạo tế bào được tiến
hành một cách mạnh mẽ. Nhân tế bào đã được phát hiện từ thời Leuvenhook
ở thế kỉ XVII, nhưng những mô tả đầy đủ rõ ràng về nhân tế bào ở những cây
khác nhau thì mãi đến năm 1833 mới được R. Brawn đề ra. Nhà Sinh học
người Nga Tchitiacov đã phát hiện ra sự phân chia gián tiếp của tế bào. Sau
đó Gherasimov tìm được vai trò của nhân tế bào. Năm 1898, Navasin đã phát
hiện sự thụ tinh kép ở thực vật Hạt kín.
Nhờ sự phát minh ra kính hiển vi điện tử, người ta đã nghiên cứu ra cấu
trúc siêu hiển vi của tế bào và đã tách việc nghiên cứu tế bào thành một môn
khoa học mới là Tế bào học. Vào nửa sau của thế kỉ XX, việc nghiên cứu hình
thái, giải phẫu thực vật càng được đẩy mạnh và được áp dụng cho các ngành
khác như Phân loại, Sinh lí, Sinh thái học Thực vật. Các kết quả nghiên cứu
đã được tập hợp trong một số sách về giải phẫu thực vật của nhiều tác giả trên
thế giới, như “Giải phẫu các họ cây Hai lá mầm và Một lá mầm (1950, 1960,
1961) của C.R. Metcalfe và L. Chalk, “Giải phẫu thực vật” của Esau,…

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật còn chưa
nhiều. Trong thời kì thực dân pháp còn đô hộ, chỉ có công trình nghiên cứu về
giải phẫu gỗ của H. Lecomte trong cuốn sách “Các cây gỗ ở Đông Dương”.
Nguyễn Bá (1974), nghiên cứu hình thái, cấu tạo các cơ quan trong cơ
thể thực vật nhưng lĩnh vực hình thái thích nghi lại chưa được đề cập nhiều.

5


Một số tác giả khác đã quan tâm nghiên cứu giải phẫu một số loài, chi
hay họ thực vật Hạt kín, đặc biệt đã chú ý đến hướng nghiên cứu giải phẫu
thích nghi như Phan Nguyên Hồng (1970, 1991) đã mô tả hình thái, cấu tạo
giải phẫu một số cơ quan của các loài cây ngập mặn theo hướng thích nghi
(Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Vn).
Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh (1980) và Hoàng
Thị Sản, Trần Văn Ba (1998) đều đề cập đến đặc điểm cấu tạo, sự phát triển
chung của cơ thể thực vật nhưng cũng chưa đưa ra được dẫn chứng cụ thể về
đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi của loài.
Sau này hướng nghiên cứu giải phẫu thích nghi và nghiên cứu một số
đặc điểm sinh thái của những loài cây ngập mặn được nhiều tác giả khác quan
tâm đến như Trần Văn Ba (1996) đã nghiên cứu cấu tạo giải phẫu rễ cây ngập
mặn, nghiên cứu về dừa nước; Nguyễn Thị Hồng Liên (2006) nghiên cứu về
sự thích nghi của cơ quan sinh sản một số loài cây ngập mặn. Những nghiên
cứu về các nhóm thực vật khác cũng được tiến hành như Đỗ Thị Lan Hương
(2004) nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu thích nghi với chức
năng của một số cây trong ba họ bầu bí, củ nâu, khoai lang; Đỗ Thị Lan
Hương (2012) nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu một số loài
dây leo thân thảo ở miền Bắc Việt Nam; Những nghiên cứu gần đây nhất như
Lê Thị Minh Hằng (2013) nghiên cứu một sô đặc điểm hình thái, giải phẫu
thích nghi của loài cóc vàng (Lumnitzera racemosa Wild.); Lê Thị Phương

Hằng (2014) nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu thích nghi
của loài bần chua (Sonneratina caseolaris (L.) ENGL.)… những nghiên cứu
này góp phần làm sáng tỏ những vấn đề của khoa học giải phẫu thực vật, đồng
thời đã có những ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.
2.2. Những nghiên cứu về cây dâu
Cây dâu vốn là cây hoang dại, sống lưu niên. Khi con tằm được con
người thuần hóa và nuôi dưỡng, cây dâu cũng được trồng trọt để cung cấp
thức ăn cho tằm và bằng cách chọn lọc tự nhiên hay nhân tạo, cây dâu đã

6


được thay đổi từ trạng thái cây dại thành cây trồng. Theo thời gian cây dâu
được con người trồng trọt, chăm sóc và chọn lọc nên đã hình thành nhiều
giống và loài dâu khác nhau.
Cây dâu vừa là cây ôn đới, vừa là cây cận nhiệt đới, nó phá triển rộng rãi
ở nhiều khu vực trên thế giới. Điều kiện tự nhiên, nguồn gốc cùng với sự can
thiệp của con người nên dâu rất đa dạng, hơn nữa cây dâu là cây giao phấn
nên bị lai tạp qua nhiều đời. Vì vậy công tác phân loại cây dâu rất phức tạp
nhưng cũng rất cần thiết.
Linnaeus (1707-1778) người Thụy Điển là một trong những nhà thực vật
học sớm nhất đã sếp loại cây dâu trong họ Moraceae. Vào giữa thế kỷ XVIII
Linnaeus cũng là người đầu tiên dùng thuật ngữ tên kép để đặt tên cho cây,
với hệ thống này là sự kết hợp của tên chung và tên riêng được dùng làm tên
khoa học của các loại cây cần được đặt tên. Chi Morus bao gồm 5 dạng quan
trọng mà Linnaeus đã đặt tên: Morus alba Linn, Morus nigra Linn, Morus
rilra Linn, Morus tartarica Linn, Morus indica Linn.
Năm 1842 nhà thực vật học người Ý – G.Morett đã phân loại cây dâu
thành 10 loài. Năm 1855 nhà thực vật học người Pháp – N.G.Seringe đã phân
loại cây dâu thành 8 loài. Vào năm 1973 nhà thực vật học người Pháp khác là

Ed. Bureau đã phân loại cây dâu thành 6 loài, 18 thứ và 12 phân giống. Vào
năm 1916 nhà thực vật học người Đức C.C.K Schneider phân loại cây dâu
thành 3 loài và 7 thứ. Năm 1931 nhà thực vật học người Nhật Bản Koizumi
đã phân loại cây dâu thành 30 loài và 10 giống. Nhà thực vật học người Nhật
là Horita đã tiếp tục phân loại theo hệ thống của Koizumi đã phân loại cây
dâu thành 35 loài.
Ở Trung Quốc giáo sư ChenRong đã phân loại chi Morus thành 12 loài.
Trong đó có những loài đã được trồng như: Morus alba Linn, Morus
mongodica, Morus acidosa, Morus cathayana, Morus nigra…

7


Theo tập san công tác nông nghiệp FAO 73/1 Horita đã giới thiệu khóa
phân loại cho 14 loài của chi Morus ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc.
Ở Việt Nam công tác phân loại còn sơ sài, chưa có hệ thống, không dựa
vào khóa phân loại nào, chưa có một nghiên cứu cơ bản nào về cây dâu. Sự
phân loại chủ yếu dựa vào đặc trưng hình thái, vì thế có nhiều giống khác
nhau nhưng có cùng tên gọi hoặc một số giống mang nhiều tên khác nhau.
Dâu Việt Nam có thể chia ra thành 5 nhóm: dâu bầu, dâu đa, dâu cỏ, dâu tam
bội và nhóm dâu nhập nội được thuần hóa.
Nghiên cứu về cây dâu ở Việt Nam, đã có một số tác phẩm nghiên cứu
đặc điểm sinh học, sinh thái, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây dâu hay mô tả
đặc điểm hình thái của một số giống dâu trồng ở Việt Nam, làm cơ sở nghiên
cứu, tài liệu giảng dạy và ứng dụng trong nông nghiệp như “Sổ tay trồng dâu
nuôi tằm” của Phạm Văn Phan và cộng sự năm 1979; “Trồng dâu” của Bùi
Khắc Vư năm 1982; “Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm” của Liên hiệp xí nghiệp
dâu tằm tơ Việt Nam năm 1989; “Cây dâu” của Đỗ Thị Châm và Hà Văn
Phúc năm 1995; “Giáo trình Dâu tằm – Ong mật” của Nguyễn Văn Long và
cộng sự năm 2004. Tuy nhiên những tác phẩm này chưa nghiên cứu sâu về

đặc điểm cấu tạo giải phẫu cây dâu, đặc biệt chưa định loại cây dâu ở Việt
Nam. Nghiên cứu về phát triển kinh tế của ngành trồng dâu nuôi tằm được đề
cập đến trong luận văn phó tiến sỹ như “Nghiên cứu một số giải pháp góp
phần phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm trong hệ thống nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng” của Phạm Văn Vượng năm 1995; hay trong luận văn
cao học “Nghiên cứu phát triển trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tình Hà
Nam” của Trương Quốc Hưng năm 2006…
Hiện nay Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ trung ương đã mở ra nhiều
hướng nghiên cứu về cây dâu, chủ yếu là các phương pháp giữ giống, lai tạo
cho ra những giống dâu mới hiệu quả phục vụ cho việc khai thác lá và đã đạt
nhiều thành tựu…

8


Cây dâu không chỉ là loại cây trồng dùng dể khai thác lá làm thức ăn cho
con tằm mà nó còn được sử dụng như là vị thuốc dân gian chữa bệnh. Trong
“Sổ tay cây thuốc Việt Nam” của Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương từ năm
1980 đã viết Vỏ rễ, cành dâu sắc uống chữa ho, phong thấp; lá dâu sắc uống
có thể chữa cảm, ho, mất ngủ; quả ngâm rượu hoặc ngâm đường uống chữa
thiếu máu; xirô quả chín bôi chữa đau họng, loét mồm, lở lưỡi… Cho đến
ngày nay thì có nhiều nghiên cứu về khả năng chữa bệnh của cây dâu gần đây
như“Các hợp chất polyphenol trong thân cây dâu tằm và tác dụng ức chế
hình thành nitric oxid (NO) ở tế bào thần kinh đệm được kích hoạt bằng
lipopolysaccharid” của Lee WJ và cs năm 2012; “Nghiên cứu so sánh tác
dụng chống oxy hóa của các cao chiết methanol từ các phần khác nhau của
cây dâu tằm (Morus alba L.)”của Khan MA và cs năm 2013; “Hàm lượng
polyphenol và tác dụng chống oxy hóa của lá dâu tằm thu hái ở một số vùng”
của Kim DS và cs năm 2014…
Hiểu được đặc điểm sinh học, sinh lý của cây dâu, người ta còn trồng cây

dâu để làm cảnh, tạo ra nhiều kiểu dáng, thế bonsai đem lại hiệu quả kinh tế…
2.3. Lịch sử phát triển dâu tằm tơ
2.3.1.
Lịch sử phát triển dâu tằm tơ ở Việt Nam
(trích trong cuốn : Lịch sử nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp
năm 1994. Từ trang 75-79. Ban biên tập lịch sử nông nghiệp nông nghiệp)
Lịch sử ghi chép người Việt cổ biết trồng dâu chăn tằm ươm tơ cách đây
trên 5000 năm. Sách lịch sử Việt Nam viết: “ sau một thời kì (tiền sử) dùng
vỏ cây làm áo đến thời kì trồng gai, đay, trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt vải,
dệt lụa. Dân cả vùng đất bãi ven sông Đuống ( bây giờ là nhánh chính của
sông Hồng) ở miền Thuận Thành (Hà Bắc nay là Bắc Ninh) mang tên bộ lạc
“Dâu”. Truyền thuyết cũng nói thời Hùng Vương (hơn 2500 năm trước công
nguyên) dân ta chăm việc nông tang và con tằm là một loài sâu nhiệt đới được

9


tổ tiên ta thuần hóa từ lâu đời. Đến thời Âu Lạc, trên những cánh bãi ven
sông, nghề trồng dâu chăn tằm phát triển, di tích lụa dệt đã tìm thấy ở một số
ngôi mộ cổ. Đến thế kỷ thứ VII (sau công nguyên) nghề trồng dâu nuôi tằm
đặc biệt phát triển, từ Châu Phong (Bắc Hà Tây, Vĩnh Phú) đến Châu Ái
(Thanh Hóa) đều nuôi tằm một năm cho tám lứa kén.
Vua quan nhà Đường sang đô hộ nước ta đã ca ngợi các loại lụa lĩnh, sa,
the, gấm, vóc của người Việt dệt. Các loại vải mầu, ráng chiêu, cóc, nhiễu
điều… đã được coi là ‘thượng hạng”, dùng làm cống phẩm cho triều đình nhà
Đường (thế kỉ thứ V sau công nguyên). Năm 1040, Lý Thái Tông quyết định
dùng gấm vóc dệt trong nước để may lễ phục cho vua quan, không mua gấm
vóc của nước ngoài nữa.
Đến thế kỷ thứ XV-XVII (sau công nguyên), nghề trồng dâu nuôi tằm,
kéo tơ dệt lụa phát triển rộng rãi ở Đàng ngoài. Số lượng tơ xuất khẩu ở Đàng

ngoài hàng năm lên tới hàng ngàn tạ. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ cũng
phát triển mạnh ở Đàng trong từ thế kỷ thứ X. Năm 1664, cố đạo Alêxăng đơ
Rôt kể lại rằng tơ lụa ở Đàng trong nhiều đến nỗi cạnh tranh được với tơ Tàu
và tơ Nhật và người ta dùng cả tơ để đan lưới đánh cá. Nam kỳ trước ngày bị
Pháp chiếm làm thuộc địa (1854), vốn là một xứ tằm tơ, sản xuất tơ lụa dùng
cho nhu cầu địa phương. Nhiều làng phố, làng mạc đặt tên là xóm lãnh, xóm
lụa, xóm cửi… Vĩnh Long ngày xưa là một chợ tơ lớn, ở đó tập trung các sản
phẩm tơ tằm của Sa Đéc và Bến Tre.
Thời kì Pháp thuộc (1884-1945) bắt đầu có những cuộc điều tra nghiên
cứu về cây dâu, con tằm, và công nghệ ươm tơ, dệt lụa. Các cơ quan canh
nông đã chọn lọc được hai giống dâu mới: giống dâu Tàu và giống dâu tím, cả
hai đều thuộc chủng Morus alba latifolia cho năng suất và phẩm chất cao hơn
giống dâu địa phương. Về kĩ thuật trồng dâu thì Ressencourt ở trại đã có kết
luận về kĩ thuật trồng dâu là trồng thành từng khóm, đốn thấp, khoảng cách

10


1m20 x 0m60 cho năng suất lá dâu cao hơn cách trồng dâu rạch hàng của
nhân dân địa phương. Về con tằm, Sở canh nông Bắc kỳ thí nghiệm nuôi 2
giống tằm kén trắng và kén vàng, đều là giống tằm đa hệ. Dân ưa thích nuôi
giống tằm kén vàng hơn vì tằm khỏe, ít bệnh tật.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta tiếp quản các cơ sở dâu
tằm tơ thời Pháp để lại. Ở Bắc bộ, 17 tỉnh trồng được khoảng 3800 ha dâu
(1994). Các cơ sở nghiên cứu khoa học về dâu tằm tơ gồm có phòng nghiên
cứu dâu tằm thuộc Viện khảo cứu nông lâm, các trại thí nghiệm Nhật Tân (Hà
Nội), Giao Thủy (Quảng Nam). Về sản xuất trứng giống sạch bệnh, có các cơ
sở lựa trứng tằm Bắc Giang, Việt Trì, Thái Bình, cùng với các nhà tằm sản
xuất kén giống Âu Lâu (Yên Bái), Thanh Ba (Phú Thọ), La Phù (Phú Thọ),
Bến Lường (Lạng Sơn).

Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến chống Pháp, các cơ sở nói
trên hầu như bị giải tán hết. Một số cán bộ công nhân viên chuyên về dâu tằm
đi theo kháng chiến, lên khu vực Việt Bắc tiếp tục hoạt động.
Năm 1947 ở an toàn khu Việt Bắc (Sơn Dương, Tuyên Quang) Ty thanh
tra tằm tang Bắc bộ được thành lập trong Nha Nông chính thuộc Bộ Canh
nông của nước Việt Nam DCCH. Các cơ sở mới dâu tằm được thành lập bao
gồm các nhà tằm Yên Bình (Tuyên Quang), Thổ Khối (Phú Thọ), Phúc Yên,
Vĩnh Yên, Thái Nguyên với nhiệm vụ nuôi tằm, sản xuất trứng giống và
hướng dẫn nông dân trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, rút nái. Tại nhà tằm Yên
Bình (Tuyên Quang) từ năm 1945 đến 1950 đã tổ chức được 8 khóa huấn
luyện cán bộ sơ học tằm tang.
Ở vùng tự do liên khu IV, liên khu V, công việc sản xuất trứng tằm
giống và hướng dẫn trồng dâu nuôi tằm được tiếp tục triển khai, mặc dầu bị
địch bao vây tứ phía.
Ở vùng địch tạm chiến, phần lớn là vùng đống bằng, vốn là vùng trồng
dâu nuôi tằm cổ truyền, thì địch tàn phá và cấm trồng dâu, sợ làm nơi ẩn nấp

11


cho du kịch. Do đó, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ từ lâu đời ở nước ta bị
tàn lụi ở vùng địch tạm chiếm.
Sau hòa bình lập lại, năm 1957, thành lập phòng dâu tằm trong Viện
khảo cứu trồng trọt. Các công việc thu thập, chọn lọc một sô giống dâu và
giống tằm của các địa phương được tổ chức lại, bước đầu thí nghiệm lai tạo
giống tằm ăn lá thầu dầu, lá sắn của Trung Quốc để thử nuôi. Năm 1961, công
tác dâu tằm được chuyển về Trại tằm tơ trung ương ở Gia Quất (Gia Lâm-Hà
Nội), thuộc Vụ trồng trọt Bộ Nông nghiệp. Trại tiến hành nuôi tập đoàn giống
tằm đa hệ cổ truyền, thí nghiệm lai giống tằm sắn với giống tằm dại, tạo ra
giống số 5, nhưng giống này về sau ko giữ được. Trại tằm trung ương cũng

giúp Vụ trồng trọt chỉ đạo xây dựng các trại tằm địa phương và khôi phục lại
nghề trồng dâu nuôi tằm (nhất là các tỉnh Hà Tây, Thái Bình, Hà Nội, Nghệ
An, Thanh Hóa). Nhờ đó, diện tích trồng dâu (miền bắc) từ chỗ chỉ còn 1600
ha với năng suất bình quân 7 tấn lá/ha năm 1956 tăng lên 2300 ha với năng
suất 12 tấn lá/ha năm 1962.
Tháng 11 năm 1963, Phó Thủ tướng triệu tập Hội nghị toàn miền bắc
bàn về phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, và chủ trơng phấn đấu phát triển
nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ với tốc độ cao nhất, theo đúng tinh thần
nghị quyết hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng, làm
cho “nghề trồng dâu nuôi tằm thiết thực phục vụ công nghiệp dệt, công
nghiệp đánh cá và xuất khẩu”.
Bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1965-1975) nghề dâu
tằm tơ lại một lần nữa gặp nhiều khó khăn hạn chế không phát triển được. Sau
ngày giải phóng miền nam (30/4/1975), cả nước chỉ còn khoảng 10000 ha
dâu, các gia đình nông dân chăn tằm, ươm tơ hằng năm sản xuất được 20 tấn
tơ, nghề dệt trước đây nổi tiếng ở Hà Tây, Quảng Nam… gần như không hoạt
động nữa, tơ xuất khẩu hàng năm không còn bao nhiêu.

12


Chính phủ chủ trương phục hồi và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm
trong cả nước. Từ đầu năm 1980, hướng tập trung vào vùng Bảo Lộc (Lâm
Đồng) nơi có điều kiện thuận lợi để sản xuất trứng giống tằm kén trắng lưỡng
hệ, cho tơ nõn được thi trường thế giới ưa chuộng.
Năm 1984, toàn huyện Bảo Lộc đã trồng được 2000 ha dâu, nuôi tằm,
sản xuất trứng giống, ươm tơ, thu được 13 tấn tơ để xuất khẩu. Đã xây dựng ở
Bảo Lộc một trung tâm khoa học dâu tằm tơ (hợp tác Việt-Xô) thuộc Liên
hiệp dâu tằm tơ Việt Nam. Đến năm 1985, trung tâm đã tập hợp được 50
giống tằm (10 giống cổ truyền và 40 giống nhập nội), hơn 10 giống dâu, trồng

được 500 ha dâu, có thiết bị cơ giới hóa nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa…
Ngành dâu tằm tơ Việt Nam phấn đấu những năm 1990 – 2000 đạt 100 –
200 tấn tơ xuất khẩu với các biện pháp chọn lọc, lai tạo giống dâu mới có
năng suất cao 30 – 35 tấn lá/ha, giống tằm kén trắng lưỡng hệ mới cùng với
các biện pháp kĩ thuật nuôi trồng tiên tiến, nhằm đạt 100kg tơ nõn xuất khẩu
trên mỗi hecta dâu.
2.3.2. Lịch sử phát triển dâu tằm tơ ở thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Người dân Yên Phong sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, song ở
mỗi làng quê cũng tạo ra các sản phẩm thủ công nghiệp, vừa để sản xuất vừa
để tiêu dùng trong cuộc sống và làm hàng hóa trao đổi nâng cao đời sống.
(trang 144 địa chí yên phong )
Trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa là một trong những nghề thủ công
nghiệp có từ lâu đời ở Yên Phong tập trung chủ yếu ở vùng đất ven sông Cầu:
Tam Giang, Yên Trung, Dũng Liệt, Hòa Long, dâu tằm được trồng trong
vườn nhà và trồng ngoài bãi đất bồi ven sông.
(Diện tích trồng dâu đầu năm 1965: 240 hecta, diện tích này giảm dần, năm
1995: 36 hecta, 1996: 31 hecta, 1997: 28 hecta, 1998: 24 hecta. (trang 139))

13


Lá dâu là thức ăn chính của con tằm, tùy tuổi tằm mà người ta có thể thái
nhỏ lá dâu hoặc cho tằm ăn cả lá, một ngày cho tằm ăn ít nhất 3 lần. Vòng đời
của con tằm ngắn, từ khi trửng nở thành tằm con, rồi đến tằm tuổi 1, tuổi 2,
tuổi 3, tằm ăn rỗi, kích thước tằm tăng nhanh đến khi tằm đạt kích thước tối
đa và chuyển sang màu vàng, có “bụng tơ” còn gọi là tằm chín, giai đoàn này
tằm bắt đầu nhả tơ, làm tổ kén. Người nuôi bắt tằm chín thả vào né rơm cho
tằm làm tổ kén, sau 2 ngày có thể thu được kén. Trung bình 1 lứa tằm mất
khoảng 24 – 25 ngày, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Cách ươm tơ: để có thể rút được sợi tơ từ kén, người ươm tơ phải chuẩn
bị bếp lửa, đun nồi nước nóng, cho kén vào nồi, dùng đũa để đảo kén. Với
bàn tay khéo léo của người thợ, sợi tơ được từ từ rút ra từ các con kén kết lại
với nhau thành từng mối, các mối tơ được đưa qua hệ thống dòng dọc, móc và
guồng quay để tạo thành các con tơ. Để mối tơ dài, đều liên tục và không bị
đứt khi hết sợi thì người thợ phải cho kén vào nồi với lượng nhỏ, liên tục và
đảo đều tay. Các con tơ khi dày khoảng 250 – 300g thì được đưa ra ngoài
phơi khô. Tơ khô được sử dụng để dệt vải. Kén khi rút hết sợi sẽ còn lại
nhộng và trong quy trình ươm tơ còn tạo ra các sản phẩm phụ khác nữa như
đầu chồi, giả nhộng, các sản phẩm phụ này đều được thu mua và sử dụng.
Như vậy có thể thấy để tạo ra được những mảnh vải lụa tơ tằm phải trải
qua nhiều công đoạn, từ việc trồng dâu → hái lá→ nuôi tằm → ươm tơ → dệt
vải, các công đoạn này đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Thôn Chân Lạc thuộc xã Dũng Liệt là một làng ven sông Cầu. Nơi đây
có đền thờ ba vị thủy thần: Thủy tộc Long Quân, Hoàng Hà Đoan Khiết phu
nhân và Tam Giang công chúa, là ngôi đền cổ nhất huyện Yên Phong. Tương
truyền Thủy tộc Long Quân là con của Lạc Long Quân, một lạc hầu quản lãnh
vùng sông Như Nguyệt. Hoàng Hà Đoan Khiết là con một vị chúa ở Chân
Lạc, tương truyền là bà tổ trồng dâu chăn tằm vùng ven sông Cầu. Tam Giang
công chúa là con của hai vị và là vợ của vua Hồ Đường.

14


Nghề trồng dâu nuôi tằm có từ đầu đời Hùng Vương gắn liền với sự tích
Thánh Nương (Hoàng Hà Đoan Khiết) đưa bà lên vị trí “bà Tổ dâu tằm” vùng
ven sông Cầu.(Địa chí Yên Phong, trang 605 – 607)
Chân Lạc có lẽ là nơi có nghề trồng dâu nuối tằm sớm nhất và có thể
từ mảnh đất này, nghề trồng dâu nuôi tằm được mở rộng đến các làng ven
sông Cầu khác nữa. Hiện nay, chỉ còn thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang là

còn giữ nghề trồng dâu, nuôi tằm và nó đã trở thành nghề truyền thống của
nhân dân nơi đây.
Về lịch sử hình thành làng nghề Vọng Nguyệt thì không có tài liệu thành
văn ghi chép cụ thể chỉ tương truyền rằng: Vào thời Lý chống Tống 1077,
Vọng Nguyệt có một vị tướng giỏi đó là ông Chu Đình Dự. Ông xuất thân là
một thợ rèn, sau thành thuộc tướng của Lý Thường Kiệt. Ông được vua Lý gả
công chúa Lý Nguyệt Sinh, trở thành phò mã của nhà Lý. Ông đã giúp Lý
Thường Kiệt phá cầu Phù Kiều của Triều Tiết bắc qua sông Như Nguyệt, bao
vây và diệt gọn gần một van quân Tống ở đồng Bờ Xác. Vợ ông, công chúa
Lý Nguyệt Sinh cũng là một tướng giỏi. Bà chỉ huy đánh đội thủy binh đánh
vào phía Đông Nam trại giặc ở bãi sông Mai Thượng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang. Nơi bà hy sinh nay vẫn còn mộ, bến sông nơi bà xuất quân gọi là
“Bến Bà”. (trang614, 615) Không chỉ là một tướng giỏi, sinh thời bà đã giúp
nhân dân Vọng Nguyệt cải thiện đời sống. Khi thấy Vọng Nguyệt có nhiều ưu
thế để phát triển một nghề thủ công (diện tích đất bài lớn, dân cư tập trung
khá đông đúc, con người hiền hòa, khéo léo…), bà đã truyền dạy cho nhân
dân đặc biệt là phụ nữ cách trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Để nhớ ơn
công lao ấy, nhân dân Vọng Nguyệt đã thờ Nguyệt Sinh công chúa và phò mã
đô úy Thượng hầu Chu Đình Dự tại nhà riêng của họ, ngày nay trở thành đền
Vọng Nguyệt, được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

15


Làng nghề Vọng Nguyệt phát triển theo sự thăng trầm hay những biến cố
lịch sử của đất nước. Trải qua nhiều triều đại phong kiến, nghề ươm tơ Vọng
Nguyệt vẫn luôn phát triển và gìn giữ được truyền thống làng nghề của mình.
Như sách Phong thổ Kinh Bắc thời Lê, Bắc Ninh Phong Thổ tạp ký, Đại Nam
nhất thống chí đều có ghi chép hàng chục nghề tinh xảo mà sản phẩm (sản
phẩm tơ tằm Vọng Nguyệt là một ví dụ) được nhân dân trong vùng, trong

nước ưa dùng.
Từ 1884, nước ta từ một nước phong kiến độc lập tự chủ trở thành nước
thuộc địa nửa phong kiến. Đến 1887, chính quyền thực dân đặt ách cai trị trên
toàn lãnh thổ nước ta. Thực dân Pháp càng đẩy mạnh quá trình khai thác
thuộc địa. Thông qua bộ máy cai trị ở nông thôn, bọn thực dân phong kiến ra
sức bóc lột nông dân. Được Pháp dung dưỡng, địa chủ phong kiến đã tước
đoạt ruộng đất của nông dân. Không chỉ bị tước đoạt ruộng đất, nông dân còn
bị bóc lột bằng sưu cao, thuế nặng, với những thứ thuế vô lý như thuế thân,
thuế muối, thuế chợ, thuế rượu…. Rất nhiều người dân không chịu được cảnh
sưu thuế đã rơi vào cảnh túng quẫn. Không ngoại lệ, nghề thủ công truyền
thống trồng dâu nuôi tằm của làng Vọng Nguyệt cũng chịu tác động mạnh mẽ
từ sức ép của chính sách sưu cao, thuế nặng và chính sách bần cùng hóa của
thực dân Pháp. Trong giai đoạn này, nghề trồng dâu, nuôi tằm không có khả
năng để phát triển, thậm chí bị mai một.
Sau khi giành được chính quyền, ngay năm đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược lần hai (1945), tuy còn khó khăn, thiếu thốn,
Vọng Nguyệt vẫn duy trì và phát triển làng nghề thủ công truyền thống- trồng
dâu, nuôi tằm, ươm tơ của mình, phục vụ đời sống sản xuất và đành giặc giữ
nước. Trước tháng 9 năm 1948, làng Vọng Nguyệt thuộc đơn vị xã Vọng
Nguyệt, tổng Nội Trà đã tổ chức được Hợp tác xã ươm tơ, cùng với Hợp tác
xã Đại Lâm để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ươm tơ.

16


Hưởng ứng công cuộc cải cách ruộng đất- khôi phục kinh tế (19541957), chi bộ Vọng Nguyệt cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc
cải cách, theo thống kê, thôn có 16 địa chủ, 110 hộ trung nông và 87 hộ cố
nông. Nhiều ruộng đất của địa chủ đã được tịch thu, chia cho những hộ nông
dân nghèo. Với công cuộc cải cách và cuộc vận động sửa sai kịp thời đã đem
lại cho nông nghiệp của làng những khởi sắc mới và kéo theo đó là những

thay đổi của tiểu thủ công nghiệp mà cụ thể là nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm
tơ truyền thống.
Năm 1958, Vọng Nguyệt đã thành lập được Hợp tác xã của riêng
mình và bắt đầu xây dựng các tổ đổi công trong nông nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp.
Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 3 năm 1958- 1960, tiểu thủ công
nghiệp nói chung và nghề ươm tơ nói riêng được đầu tư khôi phục nhằm mở
rộng và phát triển.
Từ 1960- 1965, nhờ nỗ lực của nhân dân làng Vọng Nguyệt, đặc biệt là
của các hộ gia đình làm nghề, HTX Vọng Nguyệt nhiều năm liền được tỉnh
Hà Bắc chọn làm HTX điểm; Trong thời kỳ này, nhiều hội nghị về vấn đề
nuôi tằm, ươm tơ cũng được tổ chức bên cạnh các hội nghị đầu bờ về thủy lợi,
cấy lấn úng, làm phân xanh…
Đến giai đoạn 1965- 1975, tính chất khốc liệt của chiến tranh chống Mĩ
xâm lược, nghề ươm tơ Vọng Nguyệt lại có bước đi xuống, làng nghề rơi vào
tình trạng mai một, thậm chí có nguy cơ mất nghề.
Như vậy, so với thời phong kiến, nghề ươm tơ Vọng Nguyệt trong thời
kỳ hai cuộc trường chinh của dân tộc đã mai một đi rất nhiều.
Đến thời kỳ đổi mới (1976- 1986), tiểu thủ công nghiệp xã Tam Giang
nói chung và nghề ươm tơ làng Vọng Nguyệt nói riêng có điều kiện phát triển
trong khuôn khổ sự bao cấp, quản lý của Hợp tác xã.

17


Năm 1984, HTX may mặc huyện Yên Phong ra đời mà nguyên liệu (tơ
và các sản phẩm về tơ) cung cấp cho sản xuất của HTX này chủ yếu từ làng
nghề ươm tơ Vọng Nguyệt. Trong thời kỳ này, tình hình sản xuất tơ của
làng có nhiều điểm đáng chú ý, dưới sự quản lý tập trung của HTX Vọng
Nguyệt, làng có 3 tổ chuyên môn: tổ bãi làm dâu, tổ nuôi tằm, tổ kéo tơ.

Các tổ vận hành theo hình thức đổi công, tổ bãi làm dâu cung cấp dâu cho
tổ nuôi tằm, tổ nuôi tằm cung cấp kén cho tổ kéo tơ, sau đó tổ kéo tơ nộp tơ
và các sản phẩm từ tơ cho HTX để phục vụ cho việc buôn bán hoặc trao
đổi. HTX ươm tơ Vọng Nguyệt trong giai đoạn này có sự liên kết với Trại
tằm Chóa (Chân Lạc, Dũng Liệt) để thu mua nguyên liệu đồng thời trao
đổi, học hỏi kinh nghiệm trồng dâu, nuôi tằm. Trong thời bao cấp, các sản
phẩm từ nghề ươm tơ Vọng Nguyệt chủ yếu được dùng để trao đổi, tơ
thường được dùng để đổi lấy vải: 1kg đổi được 4 mét vải, giá trị tương
đương khoảng 1600 đồng (giá 1982), ngoài đổi lấy vải, người ta còn dùng
tơ đổi lấy lân, đạm để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh sự đầu tư phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương
nghiệp mà chủ yếu là nội thương của xã, huyện thời kỳ này cũng được chú
trọng phát triển. Hệ thống chợ được xây dựng nhiều hơn, giao thông đi lại
cũng thuận lợi cho việc buôn bán, giao thương. Chính vì vậy, các sản phẩm từ
nghề ươm tơ như tơ, nhộng, gốc rũ…được đem ra các chợ để bán vào các
ngày chợ phiên như: chợ Chờ (Thị trấn Chờ ngày nay) ngày mùng 2 hàng
tháng, chợ Bầu (Bắc Giang) vào ngày mùng 3 hàng tháng, mùng 4 bán ở chợ
Giàu (chợ Cẩm), đặc biệt chủ yếu bán ở chợ Chờ.
Đến 1986, trước nhiều thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, nền
kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng
nghiêm trọng. Đại hội Đảng lần thứ VI được tổ chức, đại hội đã đề ra đường
lối đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và

18


tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội VI được Đảng bộ thôn
Vọng Nguyệt triển khai nhanh chóng. Trong thời kỳ này, cơ chế hoạt động
của các ngành kinh tế đã chuyển sang hình thức hạch toán kinh doanh
XHCN thay vì hình thức bao cấp trước đây. Cơ chế này hoàn toàn phù hợp

trong giai đoạn mới, tạo điều kiện thúc đẩy nghề ươm tơ Vọng Nguyệt khôi
phục và phát triển đi lên. Chính sách khoán 10 được đưa ra để thay thế cho
chính sách khoán 100 giai đoạn trước, áp dụng việc chia ruộng theo hộ và
theo nhân khẩu. Các hình thức tổ đổi công: tổ bãi làm dâu, tổ nuôi tằm, tổ
kéo tơ dần dần tan rã, thay thế vào đó là các hộ gia đình chuyên môn hóa
một khâu trong quá trình sản xuất tơ như có gia đình chuyên trồng dâu, gia
đình nuôi tằm, gia đình kéo kén…thậm chí có gia đình chuyên đi thu mua tơ
hoặc các sản phẩm phụ như kén phế, đầu chồi, gốc rũ đem bán…Diện tích
bãi trồng dâu của làng được đem đấu thầu…Chính nhờ những hình thức sản
xuất mới này, nghề ươm tơ làng Vọng Nguyệt có động lực để phát triển hơn
nữa, làng nghề được khôi phục hơn so với giai đoạn trước.Vì vậy, có thể
khẳng định đây là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển của làng nghề ươm tơ
Vọng Nguyệt trong giai đoạn tiếp sau.
Giai đoạn 1989- 2005, làng nghề ươm tơ Vọng Nguyệt có nhiều chuyển
biến quan trọng. Đây được coi là thời kỳ “hưng thịnh” trong quá trình phát
triển của làng nghề.
“Dầu ai buôn Sở bán Tần
Không bằng Vọng Nguyệt chuyên cần ươm tơ”
(địa chí yên phong, trg 31)
Năm 1989, toàn bộ thôn Vọng Nguyệt được sử rộng rãi mạng lưới điện
quốc gia. Đây được coi là sự kiện mang tính bước ngoặt không chỉ đối với đời
sống xã hội của nhân dân trong làng mà còn có tác động to lớn đến sự phát
triển của làng nghề ươm tơ truyền thống Vọng Nguyệt. Bằng chứng là, với
việc toàn thôn có điện, các cơ sở ươm tơ đã mạnh dạn đẩy mạnh sản xuất, đầu

19


tư vốn, đặc biệt là trang bị máy móc, mua máy ươm tơ, đổi mới kĩ thuật…
Việc đầu tư sử dụng máy ươm tơ trong sản xuất, làng nghề Vọng Nguyệt đã

bước sang thời kì sản xuất cơ giới, bên cạnh việc duy trì hình thức ươm tơ thủ
công.
Năm 1994, cả làng có 250 hộ/ 700 hộ trong làng làm nghề ươm tơ, chế
biến được 30- 35 tấn tơ mỗi năm, doanh thu 3- 4 tỷ đồng.
Sang năm 1995, Hội dâu tằm tơ được thành lập do ông Ngô Văn Thực
làm Hội trưởng. Hội gồm 300 hội viên, được lập ra với mục đích cùng nhau
trao đổi kinh nghiệm làm nghề, đặc biệt giúp đỡ các hội viên trong việc vay
vốn để duy trì, phát triển và mở rộng sản xuất. Bên cạnh Hội Dâu tằm tơ, làng
còn thành lập Phường Kén (tổ chức của những người chuyên mua kén hoặc
những người nuôi tằm), họ lập ra Phường kén với mục đích tạo nguồn nguyên
liệu ổn định cung cấp cho sản xuất trong làng, đồng thời tạo cơ sở uy tín
nhằm giữ mối thu mua kén ở các địa phương, các tỉnh khác như Vĩnh Phúc,
Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam.
Đến năm 2002, Tổ hợp sản xuất tơ tằm Vọng Nguyệt không còn đáp ứng
đủ cho nhu cầu trong vùng, trong nước và cho xuất khẩu đã phát triển thành
Xí nghiệp Tơ tằm Vọng Nguyệt, tiếp tục cải tiến kĩ thuật, trang bị máy móc,
đổi mới phương thức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm…Xí nghiệp được xây dựng gồm 2 khu: xưởng ươm và xưởng dệt, mỗi
xưởng đều rộng 1000m2. Trang thiết bị được tiếp tục đầu tư, 20 máy ươm tơ
bán tự động được bổ sung, xưởng có 1 lò hơi có tác dụng cho khâu phơi sấy
sản phẩm, 16 máy dệt phục vụ cho việc sản xuất vải, lụa…Lần đầu tiên, công
nghệ dệt tiên tiến được đưa vào sản xuất tại làng ươm tơ.
Việc đưa công nghệ mới máy dệt kiếm vào dệt lụa tơ tằm tại Vọng
Nguyệt không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng cao mà còn có uy tín cho
làng nghề Vọng Nguyệt, kích thích phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, góp

20


phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập

cho bà con nông dân.
Cũng trong năm 2002, Doanh nghiệp tư nhân Việt Hoa được thành lập
bởi ông Ngô Quý Nguyên, tại địa bàn bãi Hàn Bún, giáp sông Cầu. Đây là
doanh nghiệp liên kết, hợp tác với Trung Quốc, và đầu ra cho sản phẩm chủ
yếu là thị trường Trung Quốc. Ban đầu, doanh nghiệp chuyên thu mua tơ của
làng và các tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam, thậm chí cả khu
vực miền Nam…để phục vụ sản xuất vải lụa, nhưng sau đó, doanh nghiệp
chuyển sang thu mua phế liệu tơ tằm như giả nhộng, đầu chồi, gốc rũ, thậm
chí cả kén phế…các vật phẩm này chủ yếu được tẩy trắng rồi đem sang Trung
Quốc tiêu thụ.
Đến 2004, gần 80% số hộ trong làng đều làm nghề ươm tơ hoặc liên
quan, số hộ nuôi tằm đã lên tới 300 hộ, 120 hộ trồng dâu theo hướng chuyên
môn hóa, 300 hộ ươm tơ với 450 máy ươm tơ mini và máy kéo tơ thủ công,
tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động trong làng và các
làng- xã lân cận…
Từ 2006 trở đi, nghề ươm tơ Vọng Nguyệt không còn giữ được thời
kỳ“hưng thịnh” của mình. Dưới tác động của yếu tố thị thường, đặc biệt là khi
Trung Quốc sử dụng sản phẩm từ tơ hóa học với đặc tính đẹp, tiện, giá thành
rẻ hơn so với sản phẩm hoàn toàn bằng tơ tằm để cạnh tranh do vậy mà hàng
hóa sản xuất ra thiếu thị trường tiêu thụ, việc sản xuất bị đình trệ.
Năm 2008, toàn thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế- tài chính, đầu ra
cho sản phẩm tơ tằm cũng bị hạn chế. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của làng
nghề là Thái Lan thì giai đoạn này thường xuyên bất ổn về chính trị…đây là
điều bất lợi cho sản xuất tơ tằm làng Vọng Nguyệt. Không giải quyết được
nhu cầu thị trường và biến động của thời cuộc, Xí nghiệp tơ tằm Vọng Nguyệt
đã giải thể, một số hộ gia đình làm tơ hay nuôi tằm chuyển sang hình thức

21



kinh doanh khác như làm mộc hay những công việc có tính chất thời vụ…số
hộ làm nghề trong giai đoạn này chỉ còn khoảng hơn 100 hộ.
Thêm vào đó, do quá trình công nghiệp hóa về nông thôn một cách ồ ạt,
các khu công nghiệp mọc lên rất nhiều ở Yên Phong, lượng khí thải từ sản
xuất công nghiệp thải ra môi trường không khí ngày càng nhiều, chình điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lá dâu- nguyên liệu chủ yếu cho tằm
ăn. Chất lượng của tằm kém thì sản lượng và chất lượng kén không đảm
bảo… Hơn nữa, với sự phát triển lớn mạnh của các khu công nghiệp trên địa
bàn đã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động trẻ với công việc ổn định,
thu nhập khá. Vì vậy, số lao động tham gia sản xuất trồng dâu, nuôi tằm, ươm
tơ giảm mạnh. Trong khi với một quy trình trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ đòi
hỏi tận dụng nguồn lao động tối đa trong hộ gia đình và “Nuôi lợn ăn cơm
nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” để thấy được sự vất vả của nghề.
Tuy vậy, nhưng sức sống của một làng nghề truyền thống không bao giờ
mất, đến 2010, các hộ sản xuất tơ Vọng Nguyệt đã tìm tòi thị trường, họ
chuyển sang một hình thức kinh doanh khác vẫn trên cơ sở nền tảng của nghề
nuôi tằm, ươm tơ. Kén tằm nuôi được hoặc thu mua được ở các vùng lân cận,
bên cạnh việc ươm tơ phục vụ cho thị trường tơ lụa, người sản xuất cắt kén để
lấy nhộng tằm đem bán. Đặc điểm của hình thức này là nhộng vẫn còn sống
(vì không phải qua nước nóng như hình thức kéo lấy tơ là chủ yếu như trước)
nên đảm bảo được dinh dưỡng của nhộng, kén sau khi được cắt để lấy nhộng
vẫn được thu mua để rút sợi. Việc tập trung vào sản phẩm nhộng cắt này cũng
đem lại hiệu quả kinh tế cao, không kén độ tuổi lao động, nhanh thu hồi vốn,
góp phần duy trì làng nghề truyền thống.
2.4. Kĩ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây dâu
2.4.1. Đối với ruộng dâu trồng năm thứ nhất

22



a) Chuẩn bị đất
- Chọn vị trí
+ Chọn nơi có tầng đất dày.
+ Trước khi trồng cần điều tra xác định một số yếu tố về đất đai, nguồn
nước tưới, điều kiện tiêu thoát úng ngập; các loại vật tư cần thiết có trên địa
bàn, …
+ Đất trồng dâu phải thoát nước, không bị ngập úng lâu ngày.
+ Không nên trồng dâu ở khu vực có các ống khói nhà máy, hoá chất
độc.
+ Nên quy hoạch vùng dâu riêng, không xen kẽ với các loại cây trồng
khác như lúa, rau mầu, thuốc lá… Vì khi sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu cho
cây trồng đó có thể ảnh hưởng đến lá dâu nuôi tằm.
- Thiết kế ruộng dâu
Dâu là cây lâu năm, một lần trồng sau khoảng 15 - 20 năm mới phải
trồng lại. Do vậy tính toán thiết kế ruộng dâu để thuận tiện cho việc chăm sóc,
thu hoạch như: Phân lô, hệ thống mương tưới tiêu, đường nội đồng…
- Làm đất:
+ Cày bừa: Cày trước 1 - 2 tháng, độ sâu 20 - 25cm. Bừa kỹ cho nhỏ đất,
kết hợp với san phẳng mặt ruộng, dọn sạch cỏ.
+ Đào rạch:
++ Nếu trồng dâu bằng cây con gieo từ hạt: đào rạch sâu 30cm,
rộng 30cm.
++Trồng dâu bằng hom thì rạch đào sâu 40cm,rộng40cm.
Khi đào lớp đất trên mặt để sang một bên, lớp đất dưới để sang một bên.
- Bón lót:
Đối với dâu trồng mới cần thiết phải bón lót phân trước khi
trồng.

23



×