Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

CẢM THỨC cô đơn TRONG THƠ lưu QUANG vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.82 KB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG

CẢM THỨC CÔ ĐƠN
TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS TRỊNH THU TUYẾT

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lưu Quang Vũ là một ngôi sao có số phận đặc biệt trên bầu trời
văn học Việt Nam hiện đại. Ngôi sao lặng lẽ vượt mình, vượt thời đại, vượt
qua bao bão giông để tỏa sáng rực rỡ sau một chặng đường dài, rồi lại đến với
thế giới vĩnh hằng giữa lúc đang ở trên đỉnh cao huy hoàng nhất. Ngôi sao đó
từng tỏa ánh sáng chói lọi trên sân khấu kịch Việt Nam trong thập kỉ 80,
nhưng sức ám ảnh dư ba mãnh liệt nhất lại là những tiếng lòng cô đơn u ẩn


trong thơ.
Nói về vị trí của Lưu Quang Vũ trên sân khấu kịch Việt Nam hiện đại,
không ai có thể phủ nhận những thành công và những cống hiến lớn lao của
anh. Hơn 50 vở kịch viết trong vòng 8 năm được công chúng đón nhận nồng
nhiệt, trong số đó hàng chục vở nhận huy chương vàng trên các hội diễn toàn
quốc. Sân khấu sáng đèn hàng đêm giữa những tràng pháo tay vang dội của
khán giả bởi những vở kịch hấp dẫn, nhiều suy tư trăn trở về lẽ đời và cuộc
sống nhân sinh thế sự mang dấu ấn tài tài năng và tâm huyết Lưu Quang Vũ.
Có thể nói nền kịch trường những năm 80 thực sự đã được hồi sinh bằng tài
năng kì diệu của “Moliere ở Việt Nam”.
Tuy nhiên, dẫu có tung hoành ngang dọc với kịch, dẫu được ngợi ca
nồng nhiệt với vai trò một tác gia sân khấu xuất sắc của thời đại, Lưu Quang
Vũ vẫn đau đáu nỗi niềm với thơ : “tôi muốn sẽ làm thơ mãi, nếu như mình
còn làm được” “thơ mới là tình yêu của tôi” [33,180]. Nếu kịch là tiếng nói
hướng ra thế giới bên ngoài, hướng tới người đọc, người xem thì thơ mới
chính là tiếng nói của thế giới nội cảm, tiếng nói nhỏ dành cho mình, tiếng nói
khát khao đồng vọng của những tâm hồn tri kỉ. Khi công cuộc đổi mới vừa

1


manh nha những bước đi đầu tiên, Lưu Quang Vũ đã đến rất nhanh, rất hào
hứng với kịch, có lẽ bởi kịch chính là thể loại hữu dụng nhất giúp anh nói to
những điều bao lâu nay trăn trở mà chỉ có thể nói thầm trong thơ, giúp anh
nhanh chóng gửi tới cuộc đời những thông điệp nóng hổi tính thời sự ở một
phạm vi rộng khắp. Những vở kịch của Lưu Quang Vũ khi ấy đã chạm vào
những điều trước đó dường như luôn là bất khả xâm phạm trong tư duy truyền
thống, mở ra những cánh cửa lâu nay vẫn đóng kín, giúp mọi người có thể
nhìn thấu những bề xa, bề sâu, những góc khuất của hiện thực xã hội và tâm
hồn con người. Như một cơn mưa đến giữa trời nắng hạn, làm thỏa cơn khát

của tâm thức số đông nên rất dễ hiểu khi người ta đón nhận nó nồng nhiệt.
Song hành với những tiếng nói mới trong kịch Lưu Quang Vũ là sự đổi
mới trên nhiều thể loại văn học. Hành trình đổi mới của văn học Việt Nam
khởi đầu từ giai đoạn 1975-1985 và sôi nổi nhất trong những năm 1986-1991.
Bài phát biểu nổi tiếng của Nguyễn Minh Châu “Hãy đọc lời ai điếu cho một
giai đoạn văn nghệ minh họa’’ (1986) đã thể hiện nhiệt tình đổi mới triệt để,
mãnh liệt, làm dấy lên một làn sóng đổi mới mạnh mẽ và rộng khắp.
Cùng với sự đổi mới của tư duy thời đại, khát vọng nói thẳng, nói thật
được bày tỏ đầy phấn khích trên mọi diễn đàn. Với sự xuất hiện hàng loạt
những phóng sự của Hoàng Hữu Cát, Xuân Ba, Phùng Gia Lộc, Trần Huy
Quang…; tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Dương Thu Hương, Nguyễn Quang
Lập, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ
Duy Anh …; kịch Lưu Quang Vũ bớt dần sức nóng thống trị và lặng lẽ hoà
nhập, thấm sâu vào mạch nguồn văn chương thời đổi mới. Khi ấy, con người
nhà thơ bên trong Lưu Quang Vũ bình tâm hơn, thâm trầm xúc cảm hơn, trở
lại lắng nghe tiếng lòng mình, trở lại với thơ để kiếm tìm những đồng vọng tri
kỉ. Chính lúc ấy, với tâm thế thời đại và độ chín của xúc cảm, suy tư, tiếng
2


thơ da diết dội lên từ trái tim thành thực của Lưu Quang Vũ nhận được rất
nhiều sự đồng cảm, sẻ chia để càng ngày càng khẳng định sức sống mãnh liệt
trong tâm hồn bao thế hệ.
Như vậy, trước hết và sau cùng, Lưu Quang Vũ sẽ mãi là con người của
thi ca. Sâu thẳm trong tâm hồn nghệ sĩ, anh luôn dành trái tim đầy si mê, lãng
mạn, nhiều suy ngẫm, ưu tư của mình cho thơ. Tình yêu đó in dấu trên những
trang viết nồng nàn cảm xúc khiến những tâm hồn đồng điệu yêu thơ anh
không khó nhận ra: “Tôi thấy trước sau cốt cách thi sĩ vẫn là nét trội nhất
trong tâm hồn anh. Tôi trộm nghĩ về lâu dài, sự đóng góp của Lưu Quang Vũ

về thơ còn lớn hơn về kịch” (Vũ Quần Phương) [30,33]. Anh “ là một nhà thơ
thuộc loại bẩm sinh, dễ dàng giãi bày mọi vui buồn của mình trên trang
giấy” (Vương Trí Nhàn) [30,63]. Nguyễn Thị Minh Thái cũng đồng cảm
nhận: thơ “là hồn cốt thâm hậu nhất”, “ là nơi ẩn náu cuối chót của chàng
thi sĩ buồn này. Thơ với Lưu Quang Vũ là tất cả sự hàm ơn và trang trải
riêng tư của tâm hồn chàng với đời sống” [30,92].
1.2. Sống hết mình với thơ, sống thật nhất với mình, Lưu Quang Vũ đã
mang đến một “cá tính thơ độc đáo trong dòng thơ Việt Nam hiện đại nửa
cuối thế kỉ XX” (Lý Hoài Thu) [33,25] . Hành trình thơ Lưu Quang Vũ là một
quá trình vận động, chuyển biến không ngừng theo những thăng trầm của thời
đại và của chính cuộc đời anh. Giai đoạn 1963-1970, tiếng thơ Lưu Quang Vũ
dẫu mơ mộng, tươi trong song đã thấp thoáng bóng dáng của nỗi cô đơn trên
hành trình sáng tạo. Đến chặng 1971-1973, hồn thơ anh thấm đẫm nỗi cô đơn,
hoài nghi, khắc khoải. Giữa dòng chảy cuồn cuộn hào khí cộng đồng, trong
tâm thế “dẫu một cây chông trừ giặc Mĩ/ Hơn nghìn trang giấy luận văn
chương”(Tố Hữu), “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy
tương lai” (Phạm Tiến Duật), cái tôi công dân trong Lưu Quang Vũ trăn trở
với thời cuộc theo cách nhìn riêng của anh. Anh khắc khoải với thân phận con

3


người, day dứt về tồn tại, về ý nghĩa cuộc sống nên nhiều khi cô đơn đến
tuyệt vọng. Ở giai đoạn cuối 1974-1988, cái tôi dẫu cập bến tình yêu đồng
thời có được sự vững vàng tin tưởng trong sáng tạo và cống hiến, nhưng vẫn
không khỏi có những phút cô đơn, hoài nghi về hạnh phúc, ám ảnh bởi những
“giấc mơ điên rồ, những ngọn lửa không có thật”… 3 chặng thơ - 1 hành
trình , xuyên suốt tất cả những vận động, chuyển biến của hồn thơ, cô đơn đã
trở thành một cảm thức nổi bật trong trang viết của anh.
Cái tôi cô đơn Lưu Quang Vũ đã có lúc phải đứng một mình lẻ bóng

trong một thời gian dài. Người ta nhìn nó bằng ánh mắt xa lạ, dè chừng, nhiều
nghi ngại vì nó lạc xa với dòng chung của thời đại. Văn học Việt Nam những
năm chống Mĩ là nền văn học sử thi của cái ta hào hùng, hào sảng. Âm hưởng
ngợi ca, cổ vũ, khích lệ đấu tranh là âm hưởng chính thống chiếm lĩnh văn
đàn. Dường như tất cả các nhà văn, nhà thơ đều nhìn chung một lăng kính,
nói chung một tiếng nói, cùng nhau viết nên bản hùng ca chung của cả dân
tộc. Thơ Vũ lúc đó không được đón nhận cũng bởi nó là một âm điệu riêng,
được phối theo một bè riêng với những dấu ấn bi thương, cay đắng của cá
nhân anh. Chỉ đến thời kì sau đổi mới, khi văn học được "cởi trói" trên mọi
phương diện, cái tôi cô đơn trong thơ Lưu Quang Vũ mới được nhìn nhận,
đánh giá lại. Khi đó, tất cả đều ngỡ ngàng nhận ra tiếng thơ cô đơn ấy mới
chính là phần tài hoa, tinh tế, mãnh liệt nhất của hồn thơ Vũ, cũng là nét
phong cách rất riêng mà anh mang đến góp thêm một màu vẻ mới cho thi ca
Việt Nam đương thời.
1.3. Xuất phát từ mong muốn đánh giá xác đáng và sâu hơn một nét
phong cách nghệ thuật độc đáo cũng như những đóng góp không nhỏ của Lưu
Quang Vũ với diện mạo chung của thơ ca đương thời, chúng tôi lựa chọn vấn
đề “Cảm thức cô đơn trong thơ Lưu Quang Vũ” làm đề tài nghiên cứu của
luận văn. Hi vọng luận văn sẽ góp thêm một cái nhìn toàn diện và sâu sắc
hơn về tài năng thiên bẩm, tâm hồn cao đẹp và tầm tư tưởng vượt thời đại của
anh - người nghệ sĩ nhiều hoài bão và luôn trăn trở trên hành trình nghệ thuật.
4


2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ khi mới xuất hiện với tập “Hương cây- Bếp lửa” (in chung với
Bằng Việt), Lưu Quang Vũ đã được các nhà phê bình uy tín như Hoài Thanh,
Lê Đình Kị đánh giá cao về bản sắc và tài năng “Đến lượt mình, Lưu Quang
Vũ đã góp tiếng nói của anh. Một tiếng nói nhỏ nhẹ mà sâu. Anh đã cảm thấy
bước đi của năm tháng, hơn nữa đã để tâm hồn mình hòa theo, quyện theo

bước đi riêng của năm tháng trên đất nước kỳ diệu của chúng ta” [30,8].
“Thơ Lưu Quang Vũ có một điệu tâm hồn riêng và không thiếu tâm tình, một
tâm tình sâu sắc, tự nhiên không dứt ra được, nó như có tự bao giờ và được
đem san sẻ cho các bài thơ’’ [30, 29].
Sau khởi đầu thuận lợi đó, thơ Lưu Quang Vũ dường như bị lãng quên
vì tiếng thơ buồn của anh không hòa được vào dàn đồng ca hào tráng của thời
đại. Nhưng vượt lên trên cách nhìn phiến diện của một thời, những giá trị
chân chính sẽ luôn được khẳng định và nhìn nhận lại. Thơ Lưu Quang Vũ đã
thực sự tìm lại được vị trí đích thực trên thi đàn qua một loạt những nghiên
cứu có giá trị của các nhà phê bình uy tín.
Các tác giả đã khai thác vẻ đẹp của tâm hồn và phong cách Lưu Quang
Vũ trên nhiều phương diện. Song có một điểm nhất quán là dù khai thác ở
khía cạnh nào, các nghiên cứu vẫn cảm nhận được nét riêng trong thơ Lưu
Quang Vũ. Đó là nỗi cô đơn thăm thẳm tràn lên mọi giới hạn, canh cánh mọi
góc nhìn, mọi hướng đi.
2.1. Nghiên cứu phương diện nội dung, các nhà phê bình đã nhìn ra
cảm thức cô đơn bao trùm lên tất cả các đề tài, cảm hứng thơ Lưu Quang Vũ.
Lưu Quang Vũ trong tình yêu là một Lưu Quang Vũ say đắm, nhiệt
thành mà vẫn luôn day dứt, cô đơn. Thơ tình với anh là cuộc đời. Cuộc đời
nhiều đau thương kết lại thành những sáng tạo thăng hoa đầy trăn trở:“ Lưu
Quang Vũ là một người đàn ông may mắn. Trong cuộc đời long đong vất

5


vả…, hầu như ở giai đoạn nào anh cũng gặp một tình yêu lớn. Cho dù cái mà
tình cảm ấy đem lại có thể là một vết thương, một nỗi đau suốt đời” (Lưu
Khánh Thơ) [30,54] song đó chính là nguồn cảm hứng dào dạt cho những
trang thơ tình da diết, đắm say.
Những vần thơ tình yêu đó hướng đến hình tượng người tình thật đặc

biệt trong thơ anh như phát hiện của Nguyễn Thị Minh Thái: “em” “ vừa có
thể là người tình, vừa có thể là nỗi khao khát không đạt đến, sự cứu rỗi linh
hồn buồn đau của chàng; em còn mang những tên gọi khác nhau đầy âu yếm,
thương cảm” [33,108].
Theo cảm nhận của Việt Nga: “…trong thơ tình Lưu Quang Vũ …có
bóng dáng một người đàn ông từng trải, đã nếm nhiều cay đắng của cuộc
đời, đã từng trải nỗi đau tan vỡ nên có cách nhìn đa chiều với tình yêu,
nên trong đắm đuối vẫn gợi lên những xót xa tê tái, thậm chí nghi ngờ…
Tâm lý thất vọng thường trực sau mỗi đổ vỡ nên Lưu Quang Vũ nhìn đâu
cũng thấy hồ nghi, quay hướng nào cũng thấy mình cô đơn trước cuộc đời
thăm thẳm.” [33,136]
Với Lưu Quang Vũ, tình yêu là số phận. Và cô đơn lại là số phận dành
cho anh trong tình yêu. Bởi con tim yêu quá đắm đuối, nồng nàn, quá nhiều
khát vọng và trăn trở sẽ khó tránh được những đau đớn khi đối diện với thực
tế nghiệt ngã của đời sống.
Cùng với cảm hứng tình yêu, cảm hứng dân tộc cũng in dấu ấn đậm nét
trong thơ Lưu Quang Vũ. Con người công dân đầy trách nhiệm trong anh
khám phá hiện thực đất nước ở một góc nhìn mới trăn trở, suy tư, tách biệt
khỏi dàn đồng ca sử thi hào tráng, nên không tránh khỏi những cô đơn, bi lụy,
xót xa.
Vũ Quần Phương khẳng định: “Cảm hứng dân tộc… là một cảm hứng
bền chắc trong thơ Lưu Quang Vũ. Ca ngợi hay phê phán gì, anh cũng yêu

6


thương thành kính, cảm phục, xót xa… Anh bình giá về nhân dân, ca ngợi
tầm vóc vĩ đại, hy sinh cao cả của những người dân vô danh và cũng thấy hết
những nhược điểm của họ, thấy để xót thương.” [30,47]
Phạm Xuân Nguyên cảm nhận sâu sắc nỗi đau đớn của Lưu Quang Vũ

trước đất nước bi thương trong chiến tranh: “Cơn bão lớn vẫn đang lồng lộn
thổi trên thân mình đất nước, cơn gió hồn anh vẫn đang vật vã, anh không thể
yên lòng khi nhắc đến hai tiếng thiêng liêng Việt Nam.” [33,103]
Tìm cho mình con đường đi riêng giữa dòng chung, Lưu Quang Vũ
“riêng mình đau và lo cho đất nước’’ “giữa dàn đồng ca hào hùng tụng ca
đất nước thời trận mạc.” [33,103]
Như vậy, cảm hứng về đất nước trong thơ Lưu Quang Vũ cũng mang
đậm màu sắc phong cách riêng của cá nhân anh. Cảm hứng yêu nước trong
thơ Lưu Quang Vũ không thiên về ngợi ca với giọng điệu hào hùng, hào sảng
mà khắc khoải trong những âu lo đầy trách nhiệm về đất nước, nhân dân.
Hình như con người càng nặng lòng với Tổ quốc sẽ càng cô đơn trong cách
nhìn, cách ngẫm của cá nhân mình.
Có thể nói, khắc khoải trong mọi cảm hứng thơ Lưu Quang Vũ là nỗi
cô đơn. Nỗi cô đơn đó đã được xoáy sâu trong nhiều trang viết về anh để
người đọc nhận diện rõ nét hơn chân dung người thi sĩ tài hoa.
Vũ Quần Phương đọc mà sửng sốt: “đây là một Lưu Quang Vũ khác,
một Lưu Quang Vũ mà bạn bè còn ít biết tới. Ở đây anh cô đơn hơn, cay đắng
hơn…Có lúc lòng anh thật hoang vắng thật rêu phong…” [30,34]
Vương Trí Nhàn đồng cảm nhận: “những vần thơ sau đây cho thấy một
Lưu Quang Vũ khác, Vũ của dằn vặt, đau xót, lầm lỡ, cô đơn mà cũng là Vũ
của những tha thiết muốn vượt lên trên mọi mệt mỏi, mọi hoài nghi để sống,
để tồn tại.” [30,64]

7


Huỳnh Như Phương đọc “Những vần thơ thấm đẫm băn khoăn”
để thấy “tâm hồn Lưu Quang Vũ là một thể phức hợp của những đối
cực và nghịch lý”. “Anh nói rất nhiều về sự cô đơn bằng cảm nghiệm
riêng của mình” [33,191]

Với Phan Trọng Thưởng, tâm trạng bi kịch của Lưu Quang Vũ ghi lại
một ám ảnh sâu sắc: “Nhiều lúc anh chỉ là một thực thể cô đơn, trống rỗng
giữa cuộc đời…Dường như điều mà anh hằng tìm kiếm ở thời điểm lúc đó
chưa hiện hữu, định hình. Cho nên, những cuộc nổi loạn tâm hồn, những cô
đơn, những ngờ vực ở anh thật khó tìm căn nguyên, khó giải thích…Một sự
cô đơn đến lạnh người.” [33,194]
Lưu Khánh Thơ nhận định:“Bản năng thi sĩ của anh giàu có trong những
nỗi buồn, cô đơn, tuyệt vọng. Những khoảnh khắc bị dồn đẩy đến cùng, thơ anh
luôn muốn tung bứt lên để đối mặt với chính cảnh ngộ của mình.” [30,59]
Thực sự cô đơn đã trở thành một dấu ấn riêng mà Lưu Quang Vũ góp
vào dòng mạch chung của thơ ca đương thời.
2.2. Cảm thức cô đơn còn in dấu ở những phương thức nghệ thuật đặc
trưng làm nên thế giới thơ Lưu Quang Vũ.
Giọng điệu là yếu tố được quan tâm đặc biệt trong thơ anh. Anh có một
chất giọng riêng, khó lẫn - chất giọng “thủ thỉ tâm tình giàu chất tự sự. Anh
kể lại bằng ngôn ngữ thơ những xúc động, những phát hiện của mình trong
cái chuỗi ngày mệt mỏi và lận đận” (Nguyễn Việt Chiến) [33,201]
Lý Hoài Thu cảm nhận sự chuyển biến trong giọng điệu thơ Lưu Quang
Vũ: “Giọng điệu thơ… bớt đi sự ngọt ngào, êm ái, hiền lành, thay vào đó là
sắc điệu tự vấn đầy trăn trở, suy tư và đau đớn.” [33,29]
Vũ Quần Phương đã phát hiện ra nét độc đáo nhất trong giọng điệu của
anh: “Đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ.’’ “Vui hay buồn, tin
cậy hay hoang mang…bao giờ anh cũng đắm đuối’’. Đắm đuối “tạo nên sức
lôi cuốn ma quái ở thơ anh”. [30,38]
8


Cùng với giọng điệu đắm đuối, day dứt, xót xa là hệ biểu tượng giàu
sức ám ảnh in dấu đậm nét cái tôi cô đơn của Lưu Quang Vũ .
Với Phan Trọng Thưởng: “Hơn một lần Lưu Quang Vũ nhận mình là

con ong. Hình như anh cảm thấy có một sự đồng thân, đồng phận nào đấy
giữa mình với con ong…đến “Bầy ong trong đêm sâu”, cái buồn ở Lưu
Quang Vũ là cái buồn rã rời vì cô đơn, vì mất tin yêu, vì một sự vào đời
không trọn vẹn. Bầy ong thực sự trở thành bầy ong mơ.” [33,194]
Vương Trí Nhàn chú ý biểu tượng mưa: “Trong các thi sĩ đương thời,
Vũ là người nhạy cảm với mưa, thân thuộc với mưa hơn ai hết. Ở anh, mưa
cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người bất lực, không sao níu kéo
nổi. Mưa làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và tương lai trở nên lờ mờ, không
xác định.” [30,69]
Phạm Xuân Nguyên có những phát hiện giàu sức thuyết phục khi khám
phá biểu tượng gió bao trùm thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ: “Bởi như
gió, anh phóng túng, tự do. Dám sống đúng mình, dám nghĩ đúng mình. Anh
không thể yên ổn trong những cái mực thước, khuôn phép, vừa phải, lưng
chừng…Cơn gió mạnh của thời cuộc xoay quật đất nước, thổi thốc vào hồn anh
đôi khi khiến anh choáng váng, nghiêng ngả…Anh bực bội bỏ nhà ra đi như
ngọn gió nhưng ngọn gió âm thầm quằn quại vẫn yêu em.” [30,78]
Như vậy, có thể nói, ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật đã có
khá nhiều các ý kiến của các nhà phê bình uy tín khơi mở phần cô đơn
thẳm sâu trong tâm hồn Lưu Quang Vũ. Song đó hầu hết là các bài viết
nhỏ lẻ có tính chất định hướng khái quát gợi cảm hứng cho những người
viết trẻ hôm nay.
2.3. Xét ở phạm vi nghiên cứu trong trường đại học, đã có một số các
công trình tìm hiểu thơ Lưu Quang Vũ. Có thể kể đến các luận văn “Đặc sắc
thơ Lưu Quang Vũ” (Nguyễn Thị Kim Chi, 2004), “Phong cách thơ Lưu

9


Quang Vũ” (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2008), “Thơ tình Lưu Quang Vũ”
(Dương Ngọc Thúy, 2010), “Cảm hứng thế sự và cảm hứng đời tư trong thơ

Lưu Quang Vũ” (Phạm Thị Minh Huệ, 2011); và khóa luận “Cái tôi trữ tình
trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn 1971-1973” (Hà Thị Hạnh, 2005).
Nhìn chung các công trình trên chỉ đề cập đến cái tôi cô đơn trong thơ
Lưu Quang Vũ ở phạm vi một khía cạnh nhỏ trong phong cách của anh. Chưa
có một công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện, có hệ thống,
trong khi cô đơn không chỉ là bi kịch mà còn là nhân cách, là phẩm chất, làm
nên giọng điệu đặc trưng cho một nghệ sĩ. Chính những khoảng trống đó và
những nhận định, đánh giá của những người đi trước đã gợi ý cho chúng tôi
nhiều định hướng quý báu khi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa cái tôi cô đơn của Lưu
Quang Vũ với dòng chảy thơ ca đương thời.
- Tìm hiểu những biểu hiện đặc sắc, đa dạng về nội dung và hình thức
hình làm nên cảm thức cô đơn trong thơ Lưu Quang Vũ.
- Khẳng định phong cách riêng của Lưu Quang Vũ cũng như những
đóng góp về tư tưởng và nghệ thuật của anh với nền văn học Việt Nam
hiện đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trước hết, chúng tôi nghiên cứu các tập thơ trong suốt hành trình nghệ
thuật của Lưu Quang Vũ:
“Hương cây - Bếp lửa” (in chung với Bằng Việt, 1968).
“Mây trắng của đời tôi”, NXB Tác phẩm mới, 1989.
“Bầy ong trong đêm sâu”, NXB Tác phẩm mới, 1993.
Bên cạnh đó là các tập thơ tương đối hoàn chỉnh mà một số bài trong
đó được giới thiệu ở các tuyển thơ như: “Cuốn sách xếp lầm trang” và “ Cỏ
tóc tiên”.

10



Ngoài ra, chúng tôi tìm hiểu các tuyển tập thơ đã được biên soạn:
Thơ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, NXB Giáo dục, 1994.
Thơ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, NXB Hội nhà văn, 1994.
Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, NXB Văn học, 1994.
Lưu Quang Vũ thơ và đời, Lưu Khánh Thơ biên soạn, NXB Văn hóa
Thông tin, 1997.
Lưu Quang Vũ thơ và truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 1998.
Di cảo: Nhật kí: Mùa hoa phượng và nhật ký lên đường - Thơ: Những
bông hoa không chết, NXB Lao động, 2008.
Lưu Quang Vũ, gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà
văn, 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Sử dụng phương pháp thống kê phân loại để khảo sát toàn diện thơ Lưu
Quang Vũ trên góc độ cảm thức cô đơn.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp giúp đưa ra các nhận định có sức thuyết
phục về nét phong cách độc đáo nêu trên của Lưu Quang Vũ.
4.3. Phương pháp so sánh và tiếp cận hệ thống được sử dụng để thấy những
biểu hiện đa dạng mà thống nhất của cảm thức cô đơn trong thơ Lưu Quang
Vũ cũng như nét bản sắc riêng mà anh mang đến trong dòng chảy thi ca
đương thời.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai gồm 3 chương:
Chương 1: Khái lược về cảm thức cô đơn và cảm thức cô đơn trong thơ
Lưu Quang Vũ
Chương 2: Những biểu hiện nội dung của cảm thức cô đơn trong thơ
Lưu Quang Vũ
Chương 3: Những phương thức nghệ thuật thể hiện cảm thức cô đơn
trong thơ Lưu Quang Vũ


11


Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ CẢM THỨC CÔ ĐƠN
VÀ CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ
1.1. Một số khái niệm và quan niệm
1.1.1. Cô đơn
“Từ khi có thế giới, từ khi con người sống với nhau thành cộng đồng,
gắn với nhau trong lợi ích tập thể, cái cô đơn đã có mặt.” (Lê Nguyên Cẩn)
[2,6]. Cô đơn gần như đã là định mệnh của con người. Vậy cô đơn nên được
hiểu thế nào và có những biểu hiện cụ thể ra sao?
Về ý nghĩa từ vựng, có thể chiết tự từng chữ tiếng Hán như sau: “cô”
nghĩa gốc là mồ côi cha sớm, sau chuyển nghĩa là “trơ trọi một mình”, “không
ai giúp đỡ”. Nó còn có nghĩa là sự “vượt khỏi vị trí của vật này so với vật
khác”, cao hơn hay thấp hơn đều khiến nó trở nên trơ trọi ( cô sơn, cô thụ…).
Chữ “ đơn” có nghĩa là “lẻ”, là “riêng” và “chỉ có một”. Hợp lại “cô đơn”
chỉ sự lẻ loi, đơn chiếc, cô độc của con người. Cũng có thể hiểu như từ điển
Tiếng Việt, “cô đơn” là “chỉ có một mình, không nương tựa được vào đâu.”
[25,212]
Triết học Mác quan niệm: “Bản chất con người là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội” - từ đó có thể thấy rằng khi một quan hệ nào đó bị đứt gẫy, là
có thể xuất hiện trạng thái cô đơn. Con người cô đơn khi tự tách hoặc bị tách
ra khỏi cộng đồng cùng các mối quan hệ xã hội. Trong thực tế, cuộc sống
luôn luôn vận động, biến đổi, đó là xu hướng bản chất mang tính tuyệt đối của
thế giới; bởi vậy, bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện những đứt gẫy và vì
thế, bất cứ lúc nào con người cũng có thể thấy cô đơn.
Tuy nhiên, kể cả khi không có sự đứt gẫy, con người vẫn luôn ở trong
trạng thái cô đơn. Theo một số quan điểm triết học, cô đơn thuộc về vô thức,


12


cô đơn tồn tại như một thuộc tính bản năng của con người - nó “tập trung
những ý hướng, những động cơ, những ham muốn vĩnh viễn và bất biến mà ý
nghĩa của chúng được quyết định bởi bản năng còn ý thức thì không thể biết
được” [21,1359]. Cũng có nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào, dưới sự quy
định của bất kì ý thức xã hội nào, con người vẫn có thể bộc lộ thuộc tính bản
năng là cô đơn. Cô đơn thuộc về vĩnh viễn, nó gắn bó với con người từ khi
sinh ra đến khi chết đi, từ khởi thủy tới khi sự sống bị triệt tiêu.
Ở góc nhìn phân tâm học, Sigmung Freud cho rằng cô đơn thuộc trạng
thái “tinh thần bất an” và “sự lo sợ phập phồng”. Nỗi hoảng sợ cô đơn thuộc
về bản năng “chứng sợ đầu tiên còn tồn tại trong suốt cuộc đời…Cô đơn là
đặc trưng cuối cùng của thân phận con người” (Octviopaz) [6,82].
Chủ nghĩa hiện sinh quan niệm cái cô đơn luôn có sẵn trong bản thể
con người. Theo triết gia Đan Mạch Soren Kierkeggard, mỗi con người là một
hiện sinh độc đáo. Mỗi con người luôn là duy nhất, độc lập và cô lập trước
mọi quan hệ xã hội. Con người luôn tồn tại như những vũ trụ đóng kín, không
ai hiểu nổi và cũng không thể tự thông báo trọn vẹn, chính xác cái nội tâm
phức tạp của mình cho bất cứ một ai. Nhà thơ nổi tiếng người Ý Savatore
Quasimodo cũng đưa đến cách cảm nhận độc đáo về nỗi cô đơn của con
người khi mỗi cá thể luôn là một vũ trụ riêng biệt và vũ trụ ấy hoàn toàn khép
lại, hoàn toàn mất đi khi con người vào cõi hư vô:
Mỗi người đứng trên trái tim trái đất
Lòng xuyên qua một tia nắng mặt trời
Và chưa chi, chiều đã tắt
Bi kịch cô đơn của sự bất khả tri cũng được Tagor thể hiện ngay trong
những vần thơ tình say đắm nhất:
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,

Anh không giấu em một điều gì.
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

13


Đó cũng là niềm trăn trở đầy bất lực trong thơ Xuân Diệu:
Dầu tin tưởng: chung một đời, một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.
Thực sự mỗi cá nhân là một vũ trụ cô đơn cách biệt. Dẫu trong tình
yêu, con người luôn có xu hướng bày tỏ, chia sẻ, khám phá, hiến dâng… đến
tận cùng, song vẫn còn nguyên đó những giới hạn không thể vượt qua, những
bí mật không thể khơi mở. Con người cô đơn vẫn mãi cô đơn.
Bên cạnh đó, bình diện tâm lý học cũng cho ta những kiến giải về cô
đơn như một trạng thái tâm lý bao gồm các cấp độ:
Thứ nhất, cô đơn tồn tại dưới dạng cảm xúc, là những rung động riêng
lẻ, rời rạc, thoáng qua. Đó có khi là nỗi cô đơn rất tinh tế, thoảng nhẹ mà
mong manh, sâu kín trong tâm hồn được chớp lấy trong một vài khoảnh khắc:
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn
(Xuân Diệu)
Nỗi buồn vô cớ tự nhiên đến như một làn gió nhẹ, không do tác động của
ngoại cảnh, cũng không thể lý giải căn nguyên. Chỉ biết rằng trong phút chốc cái
tôi nhạy cảm của chàng thi sĩ trẻ cảm nhận mơ hồ về một thoáng cô đơn.
Thứ hai, cô đơn tồn tại dưới dạng cảm giác, là một quá trình tâm lý,
xuất hiện khi có các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh tác động trực
tiếp vào con người. Nữ sĩ Xuân Quỳnh, người phụ nữ đa cảm luôn ám ảnh về
sự mong manh của tình yêu đã thảng thốt cô đơn khi thoáng nghe một tiếng

còi tàu vang vọng xa xôi:
“Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc”
(Xuân Quỳnh)
14


Thứ ba, cô đơn tồn tại ở dạng tâm trạng, được hiểu là những biểu hiện
tâm lý tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối ổn định và trực tiếp chi
phối người mang tâm trạng đó về nhiều mặt. Có thể kể đến tâm trạng cô đơn
tuyệt vọng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích, sau bao nhiêu biến cố, trước
bao nhiêu đoạn trường, để bâng khuâng Buồn trông cửa bể chiều hôm/…Hoa
trôi man mác biết là về đâu?...
Từ những khái niệm, quan niệm nói trên, ta hiểu cô đơn là thuộc tính
bản chất của con người. Thuộc tính này tồn tại trong mỗi người từ khi sinh ra,
trước khi nó tồn tại trong cộng đồng. Môi trường sống luôn luôn thay đổi
không ngừng khiến các mối quan hệ giữa con người với con người, con người
với cộng đồng, con người với tự nhiên bị đứt gãy. Và con người trở lại khép
kín trong nỗi cô đơn bản thể.
Không chỉ là thuộc tính bản chất của con người, cô đơn còn là bi kịch
đối với những cá nhân ý thức sâu sắc về thân phận và giá trị bản ngã. Khi ý
thức được vị thế của mình có sự vênh lệch với thế giới xung quanh, hoặc thấp
hơn, hoặc cao hơn những giá trị mặt bằng, con người sẽ bị tách ra hoặc tự
tách ra khỏi cộng đồng trong mặc cảm hay khinh bạc.
Nỗi cô đơn vì mặc cảm thân phận nhỏ bé, hèn mọn, vì bị chà đạp không
thương tiếc đã được thể hiện sâu sắc trong văn học Việt Nam qua tiếng kêu
thương nghiệt ngã của các số phận bi kịch. Nếu trong sâu thẳm cô đơn, nàng
Kiều của Nguyễn Du đau đớn tự khóc thương cho thân phận: “Khi sao
phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”; thì Chí Phèo trong
tác phẩm cùng tên của Nam Cao điển hình cho con người cô đơn tuyệt vọng

vì bị ruồng bỏ, khai trừ khỏi xã hội loài người. Sau khi trở thành công cụ tội
ác bị điều khiển bởi cường quyền phong kiến, trở thành con quỷ dữ của làng
Vũ Đại, sự tồn tại của Chí Phèo với tư cách là một con người đã không còn
được thừa nhận trong cộng đồng. Đến khi được thức tỉnh bởi tình thương của
15


Thị Nở, khát vọng lương thiện trỗi dậy mãnh liệt trong Chí Phèo, cũng là lúc
hắn ý thức rõ nét về tình trạng bi kịch bế tắc của bản thân: “Không được! Ai
cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên
mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”. Chí Phèo tự kết thúc kiếp
sống cô độc của một kẻ lạc loài chính bởi khát vọng được sống như con
người, được thừa nhận và hòa nhập vào cộng đồng người. Cái chết là sự lựa
chọn nghiệt ngã duy nhất của con người tuyệt vọng cô đơn.
Bên cạnh ý thức về thân phận, ý thức về giá trị và bản ngã cá nhân bị
chà đạp, bị bóp nghẹt trong một xã hội phi nhân tính cũng khiến con người cô
đơn trăn trở. Giữa mênh mông đêm trường trung cổ, một Nguyễn Du chới với
tìm kiếm tri âm, kiếm tìm sự đồng cảm, đồng vọng trong câu hỏi lớn đã thành
nỗi hận của muôn đời:
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Đó là câu hỏi về nỗi oan khiên lớn của người khách phong lưu có tài
năng, chí khí, bản lĩnh, tự tin khẳng định giá trị cá nhân, khẳng định sự tồn tại
của một Tố Như giữa đời. Trong xã hội phong kiến nhiều bất công, ngang trái,
tài năng và cái đẹp luôn bị dập vùi, người có tài, có tâm luôn phải gánh chịu
số phận bi kịch, thậm chí bị đọa đầy thảm khốc. Nỗi đau bởi quy luật nghiệt
ngã “tài mệnh tương đố” ám ảnh Nguyễn Du trong nhiều sáng tác lớn như
Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí, Phản chiêu hồn, Long thành cầm giả ca…

Đau đáu mỏi mong một tiếng khóc sẻ chia, một sự thấu hiểu nơi hậu thế, đó
chính là sự phản chiếu đầy nhức nhối bi kịch cô đơn trong hiện tại của con
người có đôi mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời.

16


Đến thời đại Thơ Mới 1930-1945, Xuân Diệu là thi sĩ có ý thức sâu sắc
về bản ngã:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
Người thi sĩ của tình yêu khẳng định bản ngã duy nhất, độc nhất và cao
nhất của mình một cách đầy kiêu hãnh. Nhưng chính trên tầm cao tựa như Hi
Mã Lạp Sơn ấy, Xuân Diệu cũng nhận ra mình cô độc hơn bao giờ hết. Ở đó,
con người vốn khát khao giao cảm tuyệt đích với cuộc đời không có được sự
thấu hiểu, sẻ chia, đồng điệu. Chỉ mình chàng còn lại đó trên đỉnh vòi vọi của cô
đơn.
Tựu chung lại, xét ở góc độ bi kịch cá nhân, cô đơn cũng là một thước
đo cho sự trưởng thành ý thức của con người. Khi con người tự ý thức cao độ
về cá nhân, đồng thời đi tìm ý nghĩa sự tồn tại của mình giữa cuộc đời cũng là
lúc con người thấu cảm bi kịch cô đơn.
Ở một bình diện khác, có thể thấy cô đơn là một phẩm chất nhất thiết
cần có của sự sáng tạo. Khi con người tự xác định tâm thế tách biệt với cộng
đồng, để tư duy về bản thân và xã hội cũng là lúc con người có thể thăng hoa
trong những sáng tạo nghệ thuật. “Không có cô đơn sẽ không có tác
phẩm”(Marguerite Duras). Thiếu cô đơn, người ta không thể quan sát thế
giới bằng con mắt riêng, cũng không thể biểu hiện thế giới bằng tiếng nói của
riêng mình. Chỉ nhìn theo hướng mọi người nhìn, nói theo điều mọi người
nói, con người sẽ bị nhấn chìm trong thế giới vô bản sắc mang tên tập thể!
Cô đơn đưa con người trở về với chính bản thân mình, thiết lập tự do

và quyền năng cá nhân một cách đầy đủ, trọn vẹn. Nhà triết học nổi tiếng của
Pháp Rousseau, trong tác phẩm “Những mơ mộng của người đi dạo cô
độc” khẳng định giá trị của cô đơn: “Những giờ cô độc và trầm tư này là
những giờ duy nhất trong ngày, lúc tôi trọn vẹn là tôi và thuộc về tôi không

17


hề bị phân tán, không có trở ngại, lúc tôi thực sự có thể như là những gì mà
tự nhiên mong muốn”. Theo nghĩa này cô đơn là một sức mạnh tích cực, là
tiền đề để sáng tạo. Chỉ cô đơn mới giúp mỗi nghệ sĩ sống trong không gian
riêng đích thực của hồn mình, tự xác lập giá trị cá biệt của bản thân, để mang
đến một tiếng nói mới độc đáo cho nghệ thuật.
Nhà phê bình văn học Việt Nam Inrasara trong tiểu luận “Chưa đủ cô
đơn cho sáng tạo” đã khẳng định vai trò quan trọng của cô đơn trong sáng tạo
nghệ thuật: “Thiếu, không phải người viết văn làm thơ hôm nay chưa thâm
nhập đầy đủ vào thực tiễn cuộc sống; không phải do ta dốt, không đọc nhiều,
kém tri thức về các trào lưu văn chương thế giới; không phải bởi thế hệ mới
còn quá mỏng kinh nghiệm; ...mà thiếu, nguyên nhân chính – sâu xa và nền
tảng hơn – do kẻ sáng tạo chưa đầy đủ cô đơn. Cô đơn đầu tiên và cuối
cùng… Dấn mình vào văn chương chữ nghĩa, không ít nhà văn dũng cảm tìm
khai phá sự độc đáo, dũng mãnh thể hiện cái độc đáo ấy lên trang giấy. Dũng
cảm, nhưng ta cứ sợ – sợ cô đơn, một cô đơn toàn diện cho sáng tạo. Từ đó,
văn chương ta cứ na ná nhau.” [11]
Cũng bởi thế, để hướng tới những sáng tạo nghệ thuật đích thực, cô đơn
trở thành sự lựa chọn tất yếu của người nghệ sĩ, dù hành trình đơn độc ấy luôn
thật mệt mỏi, gian truân:
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

(Thanh Thảo)
Câu thơ đầu miên man với những thanh bằng mở ra không gian bao la
của hành trình khai phá những miền đất mới, những chân trời mới của nghệ
thuật. Miền đất đơn độc đó là nơi chưa có dấu chân người, là nơi người nghệ
sĩ khao khát ghi lại những dấu ấn sáng tạo đầu tiên của cá nhân. Dẫu con

18


đường đó đầy chông gai, dẫu thời gian có chảy trôi dằng dặc, mỏi mòn, song
con người khao khát chinh phục những đỉnh cao vẫn kiên trì vững bước cùng
hành trang mang theo là “vầng trăng chếnh choáng”- vầng trăng tràn đầy
hứng khởi của men say cống hiến, vầng trăng của cái đẹp và phút chếnh
choáng xuất thần trong hành trình nghệ thuật.
Là khởi điểm của sáng tạo, tâm thế cô đơn của người nghệ sĩ khi
chuyển hóa vào trong tác phẩm phải phản ánh được nỗi cô đơn và ước vọng
ẩn sau đó của nhân loại. Còn nếu cá nhân chỉ loay hoay trong nỗi cô đơn riêng
của mình, thì đó là sự cô đơn vô nghĩa, nhỏ bé, khó tìm được sự sẻ chia, đồng
cảm. Hãy đến với cô đơn như là môi trường cần thiết để người nghệ sĩ được
trở về với lòng mình, tìm lại chính mình, từ đó hướng tới sáng tạo, hướng tới
những giá trị chân thiện mĩ vĩnh hằng của đời sống và nghệ thuật, và quan
trọng nhất, hướng tới sự hòa nhập, giao cảm với thế giới xung quanh mình.
Khái quát lại từ rất nhiều những khái niệm, quan niệm của từ vựng học,
triết học, tâm lý học và thi ca, chúng tôi muốn xác định giới hạn vấn đề trước
khi quan sát cảm thức cô đơn trong thơ Lưu Quang Vũ. Theo đó, cô đơn là
một thuộc tính bản chất của con người, là một bi kịch trong hành trình sống
của mỗi cá thể người và cũng là một phẩm chất nhất thiết phải có trong sáng
tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Và tất cả những bình diện ấy đều xuất hiện trong
thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ.
1.1.2. Cảm thức cô đơn

Từ điển Tiếng Việt giải thích: cảm thức là nhận thức bằng cảm quan,
nhận thức cảm giác. Có thể hiểu, cảm thức là một quá trình phát triển qua hai
giai đoạn. Xuất phát điểm của nó là những cảm xúc, cảm giác trực quan sinh
động, cụ thể, chân thực về đối tượng. Khi cảm xúc đạt đến độ mãnh liệt, được
tập hợp lại tạo nên một hệ thống có tính ổn định, và có bước chuyển hóa
thành tư duy thì lúc đó cảm thức được hình thành. Cảm thức là sự dung hợp

19


hài hòa, tinh tế giữa cảm xúc và tư duy. Nó cao hơn, sâu hơn cảm xúc, đồng
thời mềm mại, phóng khoáng hơn tư duy logic thông thường. Chọn cho mình
một hình thức đặc biệt, tư duy bằng cảm xúc, nhận thức bởi tiếng nói của trái
tim, cảm thức nhờ đó vô cùng mãnh liệt và bền vững.
Trong văn học, cảm thức xuất hiện khi đối tượng thẩm mĩ được chi
phối bởi những xúc cảm, suy tư mang tính hệ thống đậm nét và bền vững
trong sáng tác của tác giả cũng như trong nền văn học dân tộc. Thơ Haiku của
Nhật Bản làm nên bản sắc riêng khi đến với thế giới bằng cảm thức thẩm mĩ
aware - niềm bi cảm, xao xuyến trước mọi vẻ đẹp não lòng của sự vật; cảm
thức về sự cô tịch sabi; cảm thức wabi nhận ra cái đẹp ở sự bình dị, thanh
thoát và cảm thức karumi khẳng định cái thanh cao, ung dung, tự tại. Thơ ca
Việt Nam 1930-1945 ghi dấu ấn của Xuân Diệu với cảm thức thời gian, cảm
thức mùa, Huy Cận với cảm thức không gian, Hàn Mặc Tử với cảm thức tôn
giáo, Nguyễn Bính với cảm thức thân phận của cánh chim lìa đàn lạc lõng, bơ
vơ… Tất cả những cảm thức đó đã góp phần làm nên bản sắc riêng, phong
cách riêng độc đáo trong văn học. Đó cũng là niềm khao khát, niềm tự hào
của bất kì người nghệ sĩ nào trong sáng tạo nghệ thuật.
Trở lại với cảm thức cô đơn, có thể hiểu đó là nỗi cô đơn có sẵn mầm
mống và được tự ý thức từ trong bản thể. Nó là một thuộc tính cố hữu trong
sâu thẳm con người. Càng tự nhận thức sâu sắc về trạng thái cô đơn, con

người càng bị đối lập và tách biệt với cộng đồng. Cứ như thế, nỗi cô đơn vây
bọc con người trong một thành trì vững chắc, chi phối đến mọi cảm xúc, ý
niệm, hành vi của cá nhân.
Cảm thức cô đơn đã tạo nên một trong những âm hưởng đầy ám ảnh
trong văn học. Ngay từ rất sớm, Thần thoại Hi Lạp đã có nhiều trang viết dự
cảm về cái mong manh, đơn độc của kiếp người. Đặc biệt, hình tượng
Prômêtê bị xiềng là hiện thân cho con người bị tước đoạt tự do, đơn độc, vô
vọng chống trả lại hoàn cảnh. Văn học Tây Ban Nha thế kỉ XVII với nhân vật
20


Đôn Kihôtê hoang tưởng trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Cervantes đã
mang đến một hình tượng độc đáo về con người dũng cảm, cao quý, cô đơn
trên hành trình chiến đấu vì công lý và tình yêu giữa cuộc đời. Hamlet của
William Shakespeare cô đơn do nhận thức rõ bản chất thối nát, mục ruỗng của
cả thời đại đang băng hoại, cô đơn vì câu hỏi luôn ám ảnh cả loài người: tồn
tại hay không tồn tại? (tobe or not tobe ?). Đến thế kỉ XX, cảm thức thống trị
văn học phương Tây là ám ảnh về cái cô đơn. Thế giới của Kafka là thế giới
phi lý của cô đơn ngự trị với những con người lạc loài, tha hóa, không còn nơi
nào để bấu víu. Với văn học Mỹ la tinh, Trăm năm cô đơn của G.Marquez đã
làm cả thế giới sửng sốt trước nguy cơ cô đơn vĩnh viễn của con người. Nếu
như văn học Trung Quốc thấm đẫm cô đơn từ những bài thơ Đường, Tống bất
hủ đến những sáng tác hiện đại của Lỗ Tấn, Cao Hành Kiện… thì văn học
Nhật cô đơn sâu thẳm từ những vần thơ Haiku đến tác phẩm của Kawabata,
Haruki Murakami, Kobo Abe…
Với văn học Việt Nam, ngay ở thời trung đại, cô đơn đã xuất hiện như
một dấu ấn cá tính của những tài năng lớn vượt lên mọi khuôn khổ qui phạm.
Nguyễn Trãi, người anh hùng có cõi tâm trong sáng cũng là nạn nhân của
những âm mưu hiểm độc, phải hứng chịu biết bao oan ức, nhiều khi thấy cô
đơn tê tái giữa sự ngang trái của đời:

Rượu đối cầm đâm thơ một thủ
Ta cùng bóng lẫn nguyệt ba người
Có lẽ Nguyễn Trãi đã tìm thấy sự đồng điệu với Lí Bạch khi cả hai đều
cô đơn, không bạn bầu chia sẻ, đành mượn rượu giải sầu, kiếm tìm ảo giác về
sự tri âm:
Cử bôi yêu minh nguyệt
Đối ảnh thành tam nhân
Nguyễn Du khóc thương cho tài hoa bạc mệnh, khóc thương cho số kiếp

21


con người để rồi tự thương khóc cho cái tôi cô đơn của mình giữa cuộc đời:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Hồ Xuân Hương, người nữ sĩ tài sắc mà duyên phận hẩm hiu đã
vượt lên thói thường cam chịu của phụ nữ xưa để bộc bạch nỗi cô đơn
nhức nhối tâm hồn:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Với sự tỉnh ý thức cá nhân trong thời đại Thơ Mới, cô đơn trở thành
một nỗi day dứt thường trực của cái tôi bản thể giữa cuộc đời:
Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối
(Xuân Diệu)
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
(Hàn Mặc Tử)
Đường về thu trước xa lắm lắm
Mà kẻ đi về chỉ một tôi

(Chế Lan Viên)
Trong văn học hiện thực phê phán, Nam Cao là nhà văn luôn khắc
khoải về bi kịch cô đơn của con người. Nếu như lão Hạc, Chí Phèo, lang Rận
trong các tác phẩm cùng tên điển hình cho bi kịch của con người cô đơn, bị bỏ
rơi, bị đẩy ra khỏi xã hội loài người thì Thứ trong ‘‘Sống mòn’’, Điền trong
‘‘Giăng sáng’’, Hộ trong ‘‘Đời thừa’’ lại điển hình cho bi kịch của người trí
thức cô đơn bởi những giằng xé về sự sống, sự tồn tại có ý nghĩa của con
người cá nhân trong cuộc đời.
Đến giai đoạn 1945-1975, giữa dàn đồng ca sử thi hào tráng của cộng

22


đồng, thấp thoáng những tiếng thơ cô đơn vang lên như những âm trầm lạc
điệu trên thi đàn. Sau 1975, khi đất nước đã hòa bình, văn học hướng tới vấn
đề số phận cá nhân trong một đời sống nhiều rạn vỡ, đứt gẫy, cảm thức cô
đơn trở thành một trong những niềm ám ảnh. Nỗi cô đơn thấm đượm những
dòng thơ đời tư - thế sự đồng thời cũng nhức nhối trong văn xuôi. Con người
cô đơn trong sáng tác của Chu Lai, Bảo Ninh là những nhân vật đánh mất sợi
dây liên hệ với thực tại bởi những chấn thương tinh thần do chiến tranh. Với
Nguyễn Khải, đó là những kẻ lạc thời. Với Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị
Hoài đó là những con người tha hóa, vong bản, mất khả năng giao tiếp, khước
từ truyền thống…
Ở góc độ khái quát nhất, có thể thấy, cảm thức cô đơn chưa bao giờ
thôi nhức nhối trong văn học nhân loại nói chung và văn học Việt Nam nói
riêng. Cô đơn sẽ mãi là cảm hứng khơi nguồn cho văn học, để khơi mở những
trang viết thành thực và nhân bản nhất về con người.
1.2. Cảm thức cô đơn trong thơ Việt Nam cùng thời Lưu Quang Vũ
1.2.1. Những tiếng thơ cô đơn trong thơ Việt Nam 1954-1975
1.2.1.1. Giữa dàn đồng ca sử thi hào tráng của cộng đồng…

Thơ kháng chiến chống Mĩ là thiên anh hùng ca chói lọi của cảm hứng
dân tộc và khuynh hướng sử thi. Khi những vấn đề lớn lao liên quan đến vận
mệnh sống còn của cộng đồng dân tộc được đặt lên trên tất cả mọi quan tâm,
thơ ca đã hợp thành một dàn đồng ca thời đại với hệ qui chiếu thiêng liêng là
quyền lợi cộng đồng.
Hòa mình vào dàn đồng ca đó, mỗi cá nhân đều vững bước kiên định,
phấn khởi, tự hào trên con đường đi theo lý tưởng:
…Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

23


×