Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

CHẤT sử THI đặc TRƯNG TRONG “ODYSSEY” CỦA HOMER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.85 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN THÁI

CHẤT SỬ THI ĐẶC TRƯNG TRONG
“ODYSSEY” CỦA HOMER

Chuyên ngành: Văn học Phương Tây
Mã số: 62.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ NGUYÊN CẨN

Hà Nội, năm 2015


LỜI CẢM ƠN !
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Nguyên Cẩn –
Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, cảm ơn các
thầy cô trong tổ bộ môn Văn học Phương Tây, cảm ơn
các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tận tình giúp đỡ tôi.
Xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành bản luận
văn này.


MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc nghiên cứu và tìm hiểu
nền văn minh nhân loại là vấn đề then chốt góp phần tìm hiểu về ngọn nguồn
văn hóa dân tộc. Trên quan điểm ấy, việc xem xét, nghiên cứu cái nôi của
nền văn minh nhân loại - Hi Lạp cổ đại - được xem là vấn đề quan trọng
hàng đầu.
Ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây tới Việt Nam không chỉ dừng
lại ở góc độ khoa học cơ bản mà còn lan rộng tới các ngành khoa học nghệ
thuật và xã hội. Việc tìm hiểu nền văn học nghệ thuật Hi Lạp cổ đại cho phép
hiểu biết một cách thấu đáo những luận điểm và các học thuyết đang chi phối
cuộc sống của chúng ta.
Tìm hiểu một nền văn hóa về bản chất là tìm hiểu những nét tinh hoa
văn hóa của dân tộc đó. Nền văn minh Hi Lạp đã được cả thế giới công nhận
là chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh ấy đã sản sinh ra
những giá trị văn hóa mãi mãi trường tồn, gắn với những tên tuổi vĩ đại,
trong số đó có Homer - người mà Bêlinxki coi là "cha đẻ của thơ ca Hi Lạp"
với hai bộ sử thi Iliat và Odyssey Sử thi Iliat và Odyssey là những kiểu mẫu
không thể nào bắt chước được của thể loại anh hùng ca bởi lẽ trong đó chứa
đựng những giá trị nghệ thuật mang tính mẫu mực cho mọi thời đại.
1.2. Quá trình học tập, tìm hiểu, tiếp xúc với hai bộ sử thi trong chương
trình THPT và Đại học đã giúp cho người viết bước đầu có được những hiểu
biết, những kiến thức nền tảng về thể loại sử thi. Tuy nhiên việc nghiên cứu
Văn học không chỉ dừng lại ở góc độ nhận thức hạn hẹp đó mà nó đòi hỏi
phải khai thác, tìm hiểu sâu hơn dựa trên cơ sở mối quan hệ so sánh các giá
trị nghệ thuật của các tác phẩm với những tác phẩm khác cùng thể loại, hữu
danh hoặc vô danh, có thể so sánh với các tác phẩm không cùng vùng văn

1



hóa, hay cùng thời đại. Giới nghiên cứu đã xem xét các giá trị nghệ thuật ấy
trên nhiều phương diện như phong cách tác giả, đặc trưng thể loại, thế giới
nghệ thuật…. Các bài viết đã có ít nhiều đề cập đến vấn đề chất sử thi trong
Odyssey, song chưa có công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu trực
diện và toàn diện về vấn đề này...Xuất phát từ quan điểm đó người viết mong
muốn góp một phần nhỏ bé vào việc làm rõ chất sử thi trong Odyssey của
Homer với đề tài: Chất sử thi đặc trưng trong “Odyssey” của Homer. Việc
lựa chọn đề tài này cho phép người viết hiểu sâu hơn tính chất của loại hình
sử thi nhằm nâng cao chất lượng dạy phần sử thi trong Ngữ văn phổ thông.
Đồng thời cho phép hiểu sâu sắc sử thi Tây Nguyên, một di sản văn hóa quan
trọng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Hai bộ sử thi Iliad và Odyssey đã có một lịch sử tồn tại hơn hai thiên
niên kỷ và là các tác phẩm được quan tâm nghiên cứu hàng đầu ở Phương
Tây và các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, do trình độ ngoại ngữ có hạn
chúng tôi chỉ dừng lại ở khảo sát và tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên
cứu Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1960 đến nay.
2.1.Các bản dịch:
- Nguyễn Văn Khỏa, Anh hùng ca Home, NXB VH Hà Nội, 2002
- Iliat và Ôđixê - Phạm Thị Miến, Nhà xuất bản văn học năm 2009.
- Anh hùng ca Odyssée của Hoàng Hữu Đản, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2009. Cuốn sách có độ dài là 540 trang, dịch toàn văn.
- Iliad và Odyssêy - Đỗ Khánh Hoan, Nhà xuất bản thế giới năm 2013.
Độ dài 672 trang, dịch toàn văn.
2.2. Các công trình nghiên cứu, bài viết, tài liệu:
Ở Việt Nam, Văn học cổ đại Hi lạp đã được nghiên cứu và đưa vào
giảng dạy ở các cấp học, từ phổ thông đến đại học từ rất sớm.

2



Trước hết là cuốn Văn học Phương Tây của nhóm tác giả Đặng Anh
Đào – Hoàng Nhân – Lương Duy Trung – Nguyễn Đức Nam – Nguyễn Thị
Hoàng – Nguyễn Văn Chính – Phùng Văn Tửu. Đây là cuốn giáo trình tổng
kết nâng cao các nghiên cứu về Văn học Phương Tây của giới nghiên cứu
Việt Nam. Trong cuốn này các tác giả đã dành một chương để nói về Văn
học cổ đại Hi Lạp và về sử thi Hôme. Trong đó tác giả đi sâu khai thác khía
cạnh " Odyssey " bản anh hùng ca về cuộc sống hòa bình với ba nội dung lớn
là đề tài, nội dung tác phẩm; bối cảnh lịch sử và giá trị hiện thực của tác
phẩm; hình tượng Uylixơ người anh hùng của thời kì xây dựng cuộc sống
hòa bình. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đề cập đến phong cách sử thi thể
hiện trong tác phẩm nhưng những vấn đề đó chủ yếu mang tính khái quát
hóa cao. Tác giả đã làm rõ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trên các
phương diện đề tài, nội dung của tác phẩm. Đề tài của Odyssey là "sự trở
về" quê hương của Uylitxơ sau 10 năm tham gia chiến tranh thành Tơroa.
Nội dung của tác phẩm được chia làm hai phần, từ khúc ca thứ nhất đến hết
khúc ca thứ XII là dành cho việc mô tả cuộc phiêu lưu của Uylitxơ, những
nơi mà người anh hùng đã đặt chân tới. Ngoài ra Homer còn đề cập đến
cuộc họp của các vị thần và việc Têlêmac đi tìm cha. Từ khúc ca thứ XIII
trở đi là mô tả việc Uylitxơ trở về Itac và việc chàng lập mưu tính kế trừng
phạt bọn cầu hôn. Bối cảnh lịch sử và giá trị hiện thực của tác phẩm cũng
đã được trình bày với việc dựng lên bối cảnh hiện thực xã hội, qua đó thấy
được giá trị hiện thực của tác phẩm. Phần thứ ba tác giả đi sâu khai thác
hình tượng Uylitxơ – biểu tượng của trí tuệ, nghị lực, tình cảm cao quí của
người Hi Lạp và phong cách sử thi được thể hiện trong tác phẩm với các
giá trị nghệ thuật như: Tính chất tự sự, bút pháp tả thực, bút pháp trữ tình,
bút pháp miêu tả, cách xây dựng nhân vật.

3



- Cuốn giáo trình Văn học Phương Tây của các tác giả Lê Huy BắcLê Nguyên Cẩn-Nguyễn Linh Chi xuất bản tháng 9 năm 2012 cũng đã
dành một chương đề cập đến Văn học cổ đại Hi Lạp với các nội dung có
liên quan đến sử thi Homer, đi sâu vào các góc độ nhân vật, không gian và
thời gian của tác phẩm. Khái niệm sử thi đã được làm rõ, kết cấu tác
phẩm được tóm tắt, xã hội được phản ánh, không gian miêu tả rộng lớn
hơn nhiều so với Iliat, nhân vật Uylitxơ được khắc họa qua "trí tuệ sánh
tựa thần linh", nghệ thuật hoành tráng tạo ra bề rộng cho bức tranh hiện
thực với cách miêu tả tỉ mỉ, thủ pháp so sánh, sử dụng các định ngữ gắn
liền với nhân vật...
- Trong các công trình nghiên cứu và các cuốn sách đã xuất bản của
mình: Hợp tuyển văn học Châu Âu. Nxb ĐHQG, Giáo trình Văn học phương
Tây từ Cổ đại Hylạp đến thế kỉ XVII, Giáo trình, NXB Đại học Sư phạm,
2006, Giáo trình Văn học thế giới (Giáo trình dành cho Cao đẳng sư
phạm),Giáo trình, NXB Đại học Sư phạm, 2007, Tiếp cận văn học từ góc nhìn
văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 , Tiểu thuyết phương tây thế kỷ
XVIII, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, Tiểu thuyết phương tây thế kỷ
XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, .đã nhiều lần PGS. TS Lê Nguyên
Cẩn đề cập đến những vấn đề liên quan tới sử thi Odyssey trên nhiều bình
diện khác nhau, từ góc độ văn hóa đến tầm ảnh hưởng của nó đến văn học các
quốc gia, châu lục sau này.
- Ngoài những công trình đã kể trên, còn có các công trình lí luận văn
học, ít nhiều đề cập đến Văn học Hi Lạp nói chung và sử thi Hôme nói riêng.
Chẳng hạn bộ Giáo trình Lí luận văn học tập 1,2,3 do Trần Đình Sử chủ
biên; cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên; Dẫn luận thi pháp học
của Trần Đình Sử. Trong cuốn giáo trình lí luận văn học, các tác giả viết:
"Quả vậy, người Hi lạp cổ xưa cho rằng nghệ thuật bắt nguồn từ hoạt động

4



của các nữ thần trên núi Ôlempơ, nàng thơ nhập vào người nào, có thể mang
lại cảm hứng và tài năng sáng tạo cho người đó"[25;41]. Khi nói về vấn đề
không gian và thời gian trong văn học tác giả viết: "Chẳng hạn như Hôme"
chẳng miêu tả gì khác ngoài các hành động liên tục của nhân vật "và khi nào
ông dừng lại miêu tả một sự vật, chẳng hạn như cái bánh xe của Giunong, cái
khiên của Asin hay cái cung của Pandar thì ông lần lượt chỉ ra các bộ phận
của chúng đã được làm ra và sử dụng như thế nào, và như vậy hóa ra ông vẽ
chiều sâu lịch sử của sự vật, một việc mà hội họa không làm được. Mặt khác
nếu chỗ nào nhà văn xa vào kể lể sự việc thì đoạn văn trở nên nặng
nề"[25;188]. Đề cập đến loại hình nhân vật văn học tác giả viết: "trong anh
hùng ca Iliat, Asin đánh thành Troa, diệt Hécto, nhưng cả hai đều anh hùng,
có thể nói cả hai đều chính diện"[ 25;285]. Cũng trong cuốn sách này tác giả
đã đề cập đến vấn đề sự hình thành và phát triển của thể loại văn học, các
vấn đề về anh hùng ca: "Dạng cổ xưa nhất của anh hùng ca là anh hùng ca
Iliat và Ôđixê của người Hi Lạp cổ"; "Các anh hùng của anh hùng ca đều là
người đại diện cho sức mạnh hùng hậu của toàn thể nhân dân thời đó. Đó là
anh hùng nhân dân...Còn Odyssey là kết tinh cho trí tuệ nhân dân trong đời
sống chính trị và sinh hoạt hàng ngày. Điều cốt yếu của nhân vật sử thi là
nhân vật trung tâm phải thể hiện tổng hợp đầy đủ và hài hòa cho toàn bộ sức
mạnh của nhân dân". Trong cuốn dẫn luận thi pháp học của mình Giáo sư
Trần Đình Sử viết: "Sử thi là sản phẩm của thời đại hình thành các bộ tộc
người, cội nguồn của nó là những bài ca ca ngợi các vị tộc trưởng tài trí,
thiêng liêng hùng mạnh. Con người trong sử thi còn chịu ảnh hưởng sót lại
của thần thoại, còn liên hệ mật thiết với thần linh và không ít người có nhiều
phép lạ, nhưng về căn bản họ là những anh hùng, tráng sĩ có sức lực và tài
nghệ tuyệt vời... Con người sử thi là người của cộng đồng, của bộ tộc, của
gia tộc, đất nước... Con người sử thi có lí trí rất cao, không hành động vì cảm


5


giác hoặc tình cảm ham muốn nhất thời. Uylitxơ mới lấy vợ, sinh con, không
muốn tham gia chiến tranh, đã giả điên, nhưng bạn làm phép thử, chứng tỏ
chàng không bị điên và buộc phải đi chiến đấu ở Tơroa. Pênêlôp nhận ra
chồng trong người hành khất, nhưng không hề bày tỏ cảm xúc. Chỉ khi
chồng nói được cái bí mật riêng của hai người thì nàng mới nhận là
chồng"[28;65]. Thời gian trong sử thi có một số đặc điểm đặc thù. Sử thi gắn
liền với thần thoại, đậm chất dân gian, có sự gia công của người nghệ sĩ. Ông
viết: " Iliat và Odyssée chưa có ý thức về thời gian trần thuật".
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài được xác định qua tên đề tài, chính là tìm hiểu
Chất sử thi đặc trưng trong “Odyssey” của Homer cụ thể:
- Tìm hiểu chất sử thi đặc trưng trong tác phẩm Odyssey, và biểu hiện
của chất sử thi trong tác phẩm này.
- Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện trong Odyssey.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Người viết sẽ khảo sát toàn bộ các bản dịch, các công trình nghiên cứu,
các bài viết về nghệ thuật nói chung và chất sử thi nói riêng. Ngoài ra để làm
sâu sắc vấn đề nghiên cứu người viết cũng sẽ so sánh đối chiếu với các tác
phẩm khác.
Phạm vi của đề tài là vấn đề Chất sử thi đặc trưng trong “Odyssey”
của Homer. Vì, tên đề tài của luận văn gắn liền với khái niệm sử thi mà khái
niệm này đều được dịch ra từ thuật ngữ épopée (theo tiếng Pháp) nên để xác
định và sử dụng cách gọi sử thi, theo đó sử thi được hiểu là bài thơ về lịch sử
dân tộc, có nghĩa rộng hơn khái niệm anh hùng ca (vốn cũng được dịch ra từ
thuật ngữ đã nêu), đã được các nhà nghiên cứu dùng trong các công trình
nghiên cứu của họ.


6


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu Chất sử thi đặc trưng trong “Odyssey” của Homer luận văn
sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và thao tác nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: tác phẩm văn học nói riêng và thế giới
nghệ thuật của một nhà văn nói chung bao giờ cũng tồn tại như một hệ thống,
một chỉnh thể. Phương pháp này giúp tiếp cận đối tượng trong chỉnh thể hệ
thống biểu hiện của chất sử thi đặc trưng trong sáng tác của Homer.
Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích để tìm ra cái hay, cái đẹp
của tác phẩm, qua đó chỉ ra những biểu hiện của chất sử thi đặc trưng trong
sáng tác của Homer.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp nhằm làm rõ đóng
góp của Homer. So sánh chất sử thi trong sử thi Iliad với Chất sử thi đặc trưng
trong “Odyssey” của Homer; qua đó nhận thức sâu hơn bản chất nghệ thuật
của sử thi.
5. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Chất sử thi nhìn từ góc độ đề tài và tổ chức cốt truyện.
Chương II: Chất sử thi nhìn từ góc độ nhân vật và tổ chức nhân vật.
Chương III: Chất sử thi qua cách kể và cách miêu tả
Và cuối cùng là phần kết luận.

7


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
CHẤT SỬ THI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỀ TÀI VÀ
TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN
1.1. Khái niệm đề tài và đề tài sử thi
1.1.1. Khái niệm đề tài
Khái niệm của một tác phẩm văn học thể hiện phương diện khách quan
của nội dung trong tác phẩm văn học. Vì thế, tiếp cận với bất kì một tác phẩm
văn học nào người đọc cũng bắt gặp ở đó những con người, những cảnh vật
và những tâm tư, tình cảm được thể hiện một cách sinh động trong tác phẩm
đó. Nói cách khác đề tài của một tác phẩm văn học là một phạm vi của đời
sống hiện thực được tái hiện qua cách nhìn nghệ thuật của tác giả. Việc tái
hiện hiện thực trong tác phẩm được thể hiện một cách đa dạng gắn với những
câu chuyện về con người, thiên nhiên, các sự vật hiện tượng xảy ra trong tác
phẩm với những hình ảnh về con người, cỏ cây hoa lá, muông thú, đồ vật...
thành những câu chuyện về thần tiên, ma quái, những câu chuyện về quá khứ,
hiện tại và tương lai viễn tưởng. Từ những câu chuyện từ xa xưa xuất hiện
trong thần thoại Hi Lạp, từ những câu chuyện về các truyền thuyết trong lịch
sử cho tới những tác phẩm văn học phản ánh xã hội trung cổ, xã hội cận đại,
xã hội hiện đại, tác phẩm văn học để thông qua đề tài mà nó phản ánh đã khái
quát hóa, tạo dựng lên một phạm vi hiện thực mà đời sống với một ý nghĩa
sâu rộng, mới mẻ.
Khái niệm đề tài có một tầm quan trọng rất lớn, điều đó được thể hiện ở
chỗ khi tiếp cận một tác phẩm nếu người đọc chưa thể nhận ra đề tài của tác
phẩm thì người đọc khó có thể đi sâu vào tiếp nhận các hình tượng văn học

8


trong tác phẩm đó.
Trong một tác phẩm, giới hạn về phạm vi của đề tài có thể được xác

định ở các phạm vi rộng hẹp khác nhau. Đó có thể là phạm vi được giới hạn
bề ngoài thường gắn với các đề tài về loài vật, đề tài về lao động sản xuất, đề
tài về người nông dân, đề tài về chiến tranh... Ở giới hạn bề ngoài của các đề
tài này thì các phạm trù thuộc lĩnh vực lịch sử xã hội luôn đóng một vai trò rất
quan trọng. Người ta có thể nói tới đề tài về lao động sản xuất, đề tài về chiến
trận trong hai bản anh hùng ca Iliat và Ôđixê. Tuy nhiên, vì đối tượng nhận
thức của văn học là cuộc sống, con người với những nét tính cách và số phận
nhất định của nó được đặt trong một chế độ xã hội nhất định, do vậy khi tiếp
cận, tiếp nhận các tác phẩm đó cần phải đi sâu vào phương diện bên trong của
đề tài. Chẳng hạn, đề tài của Iliat là bản anh hùng ca chiến trận, đề tài của
Ôđixê là sự tiếp nối của Iliat, thế nhưng nếu Iliat là bản anh hùng ca của thời
kì chiến tranh giữa các bộ tộc thì Ôđixê lại là sự trở về quê hương của Uylitxơ
sau 10 năm tham gia chiến tranh thành Tơroa. Đề tài trong các tác phẩm thần
thoại Hi Lạp là thần thoại về các vị thần và các thành bang, các anh hùng.
Việc xác định được các đề tài đã bước đầu cho phép người tiếp cận tác phẩm
có thể liên hệ nội dung tác phẩm với một mảnh đời sống nhất định của thực
tại. "Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng
đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm
vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm"[23;260]. Vì
thế, con đường nhận thức đề tài trong một tác phẩm là đi từ nội dung đã được
phản ánh trực tiếp trong tác phẩm đến việc xác định được hoàn cảnh lịch sử
xã hội đã được miêu tả. Bởi vậy, mỗi nhân vật trong tác phẩm đều là đại diện
cho một tầng lớp nào đó trong xã hội, là sự tiêu biểu cho một nét tính cách
nào đó của xã hội và hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội

9


, do vậy nhân vật đó có thể trở thành nhân vật tiêu biểu cho một đề tài.
Đề tài là một khái niệm về loại của một hiện tượng đời sống được miêu

tả, phản ánh trong tác phẩm. Do đó, có bao nhiêu loại đời sống thì có bấy
nhiêu đề tài. Công việc nhận thức đề tài là phải chỉ ra cho được bản chất xã
hội của hiện tượng. Tuy nhiên, trong các tác phẩm văn học người ta nhận thấy
sự không trùng khít giữa hiện tượng được miêu tả và nội dung loại ở bên
trong. Chẳng hạn trong Iliat và Ôđixê ngoài việc thấy được đó là bản anh
hùng ca về chiến trận thì người đọc còn nhận thấy không ít lần nhà thơ đề cập
đến những vấn đề khác của đời sống xã hội thời bấy giờ như các vấn đề về nô
lệ, thiên nhiên...Do vậy, khái niệm loại đề tài không chỉ bắt nguồn từ bản chất
xã hội của tính cách mà nó còn gắn với hiện tượng lịch sử trong đời sống và
có âm vang trong trong đời sống tinh thần một thời hoặc trong một giới nào
đó. Đề tài của một tác phẩm văn học chẳng những gắn với hiện thực khách
quan mà nó còn luôn gắn với lập trường tư tưởng và vốn sống, vốn văn hóa
của nhà văn đó.
Tựu trung lại, đề tài chính là cơ sở để nhà văn có thể khái quát
những chủ đề và xây dựng nên các hình tượng nhân vật, tạo nên những
tính cách điển hình. Trong không ít các tác phẩm văn học đề tài và chủ đề
có sự hòa quyện với nhau mà không thể tách rời đặc biệt là trong các tác
phẩm thuộc thể loại truyện ngụ ngôn hay thơ trữ tình. Do vậy, khi tiếp cận
các tác phẩm này, người tiếp cận có thể đi thẳng từ đề tài bên ngoài vào
chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
1.1.2. Đề tài sử thi
Với tư cách là loại hình văn học xuất hiện ở buổi bình minh của lịch sử
loài người, sử thi tái hiện trước hết là các xung đột giữa các bộ lạc, tái hiện
thời kì ở đó diễn ra các cuộc chiến tranh liên miên giữa các thị tộc, bộ lạc. Vì
vậy các tác phẩm sử thi đều liên quan đến sự tiêu diệt và đồng hóa lẫn nhau.

10


Các cộng đồng đi xâm chiếm nhằm mục đích cướp bóc, các cộng đồng bị xâm

chiếm thì chiến đấu chống lại để tồn tại. Các tác phẩm sử thi thường gắn với
hai dạng đề tài là tranh cướp đất đai và tranh cướp người đẹp.
Đề tài tranh cướp đất đai: là đề tài được nhấn mạnh và miêu tả rõ nét
trong các sử thi Ấn Độ như Ramayana và Mahabharata.
Đề tài tranh cướp người đẹp: Là nguyên cớ của cuộc chiến giữa người
Tơroa và người Hi Lạp trong các sử thi của đất nước này.
Các cuộc đấu tranh giữa các bộ tộc gắn với một thời kì đặc biệt của lịch
sử nhân loại, đều là những cuộc chiến không thể phân biệt đâu là chính, đâu là
tà mà ở đó người chiến thắng không tiêu diệt toàn bộ những gì mà trước đó
thuộc sự cai quản của kẻ thất bại mà họ biến tất cả trở thành nô lệ cho cộng
đồng, dưới sự cai quản của người chiến thắng, mà như F. Engels nói thì đây là
"cuộc chiến tranh giữa bộ lạc chúng ta và bộ lạc chúng nó".
Iliat được coi là bản anh hùng ca chiến trận của thời kì chiến tranh giữa
các bộ tộc, còn Ôđixê lại phản ánh thời kì mà người Hi Lạp đã ổn định và
bước vào công cuộc xây dựng đất nước với một khát vọng về một cuộc sống
hòa bình hạnh phúc. Bởi vậy đề tài của tác phẩm Ôđixê cũng là mạch tiếp nối
từ truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơroa nhưng nhà thơ Hôme lại có
dụng ý để cho tác phẩm Ôđixê như là một sự tiếp nối của Iliat bởi lẽ chủ đề
của Ôđixê là hành trình trở về quê hương của Uylixơ sau 10 năm tham gia
cuộc chiến tranh với thành Tơroa. Điều đó được khẳng định qua những lời
giới thiệu phần mở đầu bản trường ca Ôđixê của Hôme:
"Hỡi các nữ thi thần, hãy ca lên về người anh hùng giàu mưu trí, sau
khi dùng mưu kế triệt hạ thành Tơroa thiêng liêng, đã đi phiêu bạt nhiều nơi,
đặt chân lên nhiều đô thị của nhiều giống người và am hiểu trí tuệ của họ, về
người anh hùng đã trải qua với bao lo âu trên bao biển cả để chiến đấu cho sự

11


sống còn của mình và đưa những người bạn đồng hành trở về... Hỡi các nữ

thần con gái của Dớt, xin hãy kể cho chúng tôi nghe một trong những chiến
công của chàng...".
Ôđixê còn là lịch sử tái hiện công cuộc mở rộng địa bàn cư trú, di dân
mở rộng đất đai bờ cõi có ý nghĩa sống còn đối với dân tộc, mở rộng tầm
nhìn, mở rộng sự hiểu biết về thế giới.
Như đã nêu trên, ngay ở phần mở đầu của bản trường ca chúng ta có
thể nhận thấy rằng Uylitxơ là một con người anh hùng thực thụ. Trước hết là
những chiến công oanh liệt của Uylitxơ trong cuộc chiến tranh chinh phục
thành Tơroa rồi sau đó là các cuộc chinh phục những vùng đất mà chàng đã
trải qua, đã đặt chân tới. Nhờ trí thông minh và lòng dũng cảm của Uylitxơ
mà những mảnh đất trước đây những người Hi Lạp chưa từng đặt chân hoặc
chưa từng biết đến dần được khám phá, những hành động đó chỉ có thể hội tụ
trong một con người anh hùng.
Chặng đường hồi hương sau 10 năm chinh phục thành Tơroa cùng
đồng đội là chặng đường đầy gian nan thử thách với đầy dẫy những gian nan
hiểm nguy. Nhưng với trí tuệ sánh ngang thần Dớt cùng với sức mạnh lí
tưởng của bản thân Uylitxơ đó là tình yêu quê hương, yêu gia đình tha thiết
Uylitxơ đã vượt qua mọi gian nan vất vả để được đoàn tụ cùng người thân và
gia đình của mình.
Tóm lại: Đề tài chiến tranh là đề tài chủ đạo trong các tác phẩm sử thi,
với hình tượng nhân vật chính là người anh hùng, người luôn chiến đấu vì sự
hưng thịnh của một cộng đồng, một dân tộc. Đề tài chiến tranh luôn gắn với
việc mô tả, ngợi ca những chiến công của người anh hùng trong chiến trận và
trong công cuộc bảo vệ cộng đồng, dân tộc, lao động sản xuất, mở mang bờ
cõi cùng với những khát vọng khám phá những vùng đất mới. Người anh
hùng luôn hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp, là biểu tượng tự hào về sự

12



tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội.
1.2. Vài nét về xã hội Hi lạp qua sử thi Hôme
1.2.1. Phong tục tín ngưỡng
Với đề tài rút ra từ truyền thuyết về cuộc chiến thành Tơroa, bộ sử thi
Ôđixê như là sự tiếp nối của Iliat. Bên cạnh sự thành công trong việc khắc họa
những nhân vật điển hình với lối miêu tả tỉ mỉ thể hiện những nét phẩm chất
của người anh hùng thì phong tục tín ngưỡng của con người thời kì Hôme
cũng được phản ánh một cách khá chân thực trong thi phẩm.
Biểu hiện trước hết là sự đoàn kết chống kẻ thù đảm bảo cho một khu
vực bình yên gắn với lợi ích riêng của các bộ tộc, các thành bang. Việc các
thành bang Hi Lạp liên kết tập hợp chung dưới sự chỉ huy của Agamemnông
để đánh thành Tơroa là biểu hiện cho sự đoàn kết trong cộng đồng người dân
Hi Lạp. Những tác phẩm sử thi là sản phẩm của thời kì hình thành các bộ tộc
người, cội nguồn của nó là những bài ca ca ngợi các vị tộc trưởng tài trí,
thiêng liêng, hùng mạnh. Bởi lẽ sử thi là sự nối tiếp của thần thoại cho nên
những con người trong sử thi thông thường bao giờ cũng mang dáng dấp của
thần linh, không ít nhân vật còn có cả những phép lạ, những con người có sức
mạnh phi thường. Con người trong tác phẩm đã được khắc họa với những nét
đẹp, họ là đại diện cho cộng đồng trên mọi phương diện từ trí tuệ, sức mạnh
đến vẻ đẹp hình thể. Nổi bật giữa các nhân vật đó là hình tượng của người anh
hùng Uylitxơ. Chàng là con người của trí tuệ, tài năng, sự dũng cảm với một
vẻ đẹp sánh tựa thần linh. Là người cai quản Itac, Uylitxơ mong muốn cho
cộng đồng mình sống trong hòa bình, hưng thịnh. Trở về quê hương sau hai
mươi năm xa cách, Uylitxơ thể hiện bản lĩnh của người thủ lĩnh qua hành
động tiêu diệt những tên cầu hôn và trừng trị những nữ tỳ phản chủ để thể
hiện sự uy nghiêm như vốn có của nó trước đây.
Những phong tục tín ngưỡng được thể hiện trên nhiều bình diện khác

13



nhau, từ đời sống sinh hoạt đến quan hệ xã hội, từ đời sống nơi trần tục đến
chốn thần linh. Đó là các phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần linh, các
cuộc tế lễ,... Trải qua bao nhiêu gian nan vất vả Uylitxơ mới trở về được quê
hương yêu dấu. Những chặng đường mà chàng đã cùng đồng đội đã trải qua
có không ít những chặng đường chàng nhận được sự giúp đỡ của những người
dân bản xứ xa lạ với chàng. Chính phong tục tín ngưỡng thời kì ấy đã giúp
chàng trở lại quê hương. Sự hiếu khách là một trong những phong tục của
người dân Hi lạp. Trôi dạt vào vùng đất của Quân vương Ankinôôx cai trị xứ
sở Phêaxi giàu có và hiếu khách, Uylitxơ đã được giúp đỡ rất nhiều từ của cải,
lương thực, thực phẩm đến những người trèo thuyền đưa chàng trở về quê
hương. Nếu không dựa trên những nét căn bản đó của phong tục thì Uylitxơ
khó lòng có thể vào được hoàng cung mà không bị lộ diện. Trong bộ dạng của
một người hành khất, với lòng hiếu khách của hoàng tử Têlêmac, Uylitxơ đã
che mắt được đám đông cầu hôn rồi trừng trị chúng .
Nổi bật trong những nét phong tục tín ngưỡng của con người thời kì mà
tác giả miêu tả đó là phong tục thờ cúng thần linh. Gắn với những biến cố, sự
kiện trong đời sống sinh hoạt của con người luôn là những nghi lễ thờ cúng
thần linh được đặc biệt chú ý. Thế giới thần linh và thế giới con người luôn
song hành cùng nhau. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần linh luôn
được đề cao. Tín ngưỡng thờ thần linh được khắc họa rất rõ nét khi Uylitxơ
trải qua các thử thách, gian nan. Đặt chân lên hòn đảo của nữ thần Calipxô
xinh đẹp được nàng chỉ đường dẫn lối, Uylitxơ biết trước được những tai
ương mà mình sẽ phải đối mặt. Thế nhưng, cuộc sống của con người vốn đa
dạng, sinh động khiến cho những điều đã biết trước cũng không tránh khỏi
những tai họa. Uylitxơ cùng đồng đội đến hòn đảo của thần mặt trời, vì đồng
đội không nghe lời của Uylitxơ nên đã giết thịt những con bò của thần để ăn,
biết chuyện xảy ra không thể cứu vãn được nữa, Uylitxơ trông cậy vào sự tha

14



thứ của thần linh qua hành động tế lế cầu khấn. Hàng loạt các cuộc tế lễ cầu
khấn thần linh đã được khắc họa trong thi phẩm. Thế giới thần linh và thế giới
con người trần tục nhiều khi bị mờ hóa bởi bút pháp miêu tả của tác giả. Con
người cũng hội tụ những nét đẹp của thần linh và trái lại, thần linh nhiều lúc
cũng trong hình thể của một người trần tục. Con người trong sử thi bao giờ
cũng là người khai sinh ra bộ lạc hoặc là những người anh hùng của dân tộc
mình. Chính vì thế nhiều khi họ được thần thánh hóa và có tính chất linh
thiêng với người đời sau, do đó khi kể lại những câu chuyện sử thi, người kể
luôn thể hiện thái độ và lời lẽ sùng kính, tôn vinh. Người Hi Lạp trong suốt
chặng đường lịch sử của mình đã xây dựng nhiều đền thờ miếu mạo không
ngoài việc tôn vinh các vị thần và nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống. Thế
giới thần linh mà họ xây dựng, thiết lập nằm trên đỉnh Ôlempơ quanh năm
mây phủ và luôn chói ngời ánh sáng. Thế giới ấy không tách rời khỏi thế giới
trần thế mà con người đang sinh sống. Sự sáng tạo ra thế giới của các vị thần
chính là ước mơ muốn vươn tới cái thiện, cái mĩ trong quá trình hoàn thiện
bản thân mình của con người.
1.2.2. Tập quán
Cùng với những vấn đề về phong tục tín ngưỡng, Ôđixê của Hôme còn
dẫn người đọc, người nghe đến với những vấn đề về tập quán của người dân
Hi Lạp thời đại ông sinh sống. Biểu hiện trước hết trong tập quán của người
dân Hi Lạp được tác giả phản ánh là những vấn đề quanh cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày của người dân. Người dân Hi Lạp thời đại Hôme đã xây dựng được
các thành bang vững trãi để ổn định cuộc sống của người dân. Họ đã biết thiết
lập một hệ thống bộ máy chính trị để cai quản những vùng đất thuộc về chủ
quyền của họ. Cũng giống như những đặc điểm được phản ánh trong các
truyền thuyết của người Hi Lạp cổ đại, trong Ôđixê những vấn đề về tập quán
đã ăn sâu vào gốc rễ của đời sống của con người, dù trải qua hàng nghìn năm


15


lịch sử thì những dấu ấn ấy vẫn không bị mai một. Với người Hi Lạp vị trí các
khu trong nhà được bố trí rất qui củ, ngăn nắp. Trong đó vị trí đặt bếp được
đặc biệt chú ý, bởi lẽ theo phong tục của người dân thì cái bếp có một vị trí rất
đặc biệt trong nét văn hóa của các tộc người và là dấu ấn thể hiện một bước
phát triển quan trọng trong lịch sử phát triển của con người.
Tập quán canh tác của người dân cũng đã được phản ánh khá đậm nét
trong Ôđixê. Những người nông dân với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ,
những trang viên rộng lớn, những đồng cỏ bát ngát xanh tươi luôn gắn với các
hoạt động của con người. Ở đó họ đã tạo nên những nguồn cung cấp thực
phẩm chủ yếu để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Những vườn
nho trĩu quả luôn là hình ảnh quen thuộc trải rộng trên lãnh thổ Hi Lạp.
Những vùng đất mà Uylitxơ cùng đồng đội đã trải qua cũng là những vùng
đất màu mỡ, phì nhiêu với vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng đã có bàn tay lao
động của con người. Đó là hòn đảo của tiên nữ Calipxô, hòn đảo của vị thần
mặt trời Hêliôt với những con bò vàng béo tròn, đó còn là vùng đất của người
Phêaxi giàu có và mến khách với những cánh đồng cỏ rộng lớn, những khuôn
viên mà ở đó có những vườn nho trĩu quả...
Sau hai mươi năm trở về quê hương, Uylitxơ trở lại thăm người cha già
tại khu nông thôn xa xôi hẻo lánh. Tận mắt chứng kiến cảnh người cha già
vẫn phải lao động vất vả Uylitxơ không cầm được nước mắt. Một mình chàng
đi vào vườn cây trĩu quả với tường vây kín xung quanh, chàng nhìn thấy cha
mình đang đào đào xới xới ở gốc cây với tấm áo cũ trên lưng màu đen đã vá
chằng vá đụp, một đôi tất để cho gai góc khỏi đâm vào tay. Với những con
người ấy nhưng những sản phẩm mà họ đã làm ra thật đáng quí, đáng trân
trọng biết bao. Trong khu vườn ấy mọi vật đều tốt tươi, đầy sức sống, cây cối
đều mơn mởn xanh tươi thành hàng thành lối, với đủ mọi thứ cây từ nho, vả,
ôliu đến những luống rau, lê, táo dập rìu.

Tập quán của người dân là vậy, họ thường vui với cuộc sống hiện tại

16


vốn có của họ cho dù cuộc sống ấy có thể còn vất vả, lam lũ nhưng điều quan
trọng là họ cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống mà họ đang có. Một bộ phận
không nhỏ các thành bang thời kì bấy giờ vẫn còn tập quán du canh du cư với
việc đánh chiếm các thành bang lân cận để mở mang bờ cõi. Ngoài mục đích
ấy con người còn muốn thỏa mãn nhu cầu mở rộng tầm hiểu biết của mình
qua việc khám phá những vùng đất mới mà ở đó thậm chí còn chưa có dấu
chân của con người.
Tóm lại: Với việc mở ra một không gian mang đậm chất văn hóa của
con người Hi Lạp thời đại mình, Hôme đã mang đến cho người đọc, người
nghe những trải nghiệm thú vị, được sống trong một môi trường văn hóa
mang đậm màu sắc của sử thi – những nét văn hóa dân gian.
1.2.3. Những điểm nổi trội trong Ôđixê
Thiên trường ca Iliat và Ôđixê của Hôme đã tạo thành một bức tranh
rộng lớn phản ánh hiện thực của cuộc sống người Hi Lạp trong giai đoạn
chuyển tiếp từ xã hội dã man sang một xã hội văn minh hơn nhưng ở mỗi tác
phẩm thì hiện thực cuộc sống lại mang một màu sắc lịch sử riêng biệt nhất
định. Nếu trường ca Iliat phản ánh công cuộc viễn chinh của quân Hi Lạp
trong cuộc chinh phạt thành Tơroa ở khu vực Tiểu Á, đó là sự tái hiện lại
công cuộc khám phá của người Hi Lạp trên vùng biển Êgiê và vùng biển Địa
Trung Hải. Thực tế lịch sử đã cho thấy cuộc chinh phạt của nhà nước Mixen
vào cuối thiên niên kỉ thứ II đã là cơ sở cho bản anh hùng ca chiến trận bất tử.
Với Ôđixê thì có sự khác biệt, hiện thực mà bản anh hùng ca bất tử này phản
ánh là một giai đoạn muộn màng hơn của lịch sử Hi Lạp khi mà những cuộc
chiến tranh cướp bóc ở vùng biển Êgiê không còn nữa, thời kì đó người Hi
Lạp đã ổn định cuộc sống và đang có một nhu cầu khám phá thế giới xung

quanh. Nhu cầu được khám phá thế giới xung quanh, mở mang sự hiểu biết
luôn gắn liền với công cuộc phát triển kinh tế, giao lưu mậu dịch, cải tiến

17


công cụ sản xuất, mở rộng đất đai, bờ cõi..của một xã hội đang trên đà phát
triển mạnh mẽ để rời bỏ ngôi nhà thị tộc của xã hội cũ để bước vào ngưỡng
cửa của một thời đại văn minh hơn.
Miền biển phía Tây Địa Trung Hải nơi mà hầu hết những cuộc phiêu
lưu của Uylitxơ đã diễn ra là địa bàn mà người Hi lạp muốn mở rộng tầm mắt.
Ở đó cũng có những vùng đất phì nhiêu, nhưng cũng có những nơi chưa hề có
dấu chân người, những điều kì lạ về phong tục tập quán với bao bí hiểm cần
khám phá, bao gian nan thử thách đang chờ đợi..., đó là tất cả những gì đặt ra
trước mắt người Hi Lạp thời bấy giờ. Đó cũng là cơ sở hiện thực để trí tưởng
tượng con người hoạt động, bay bổng và từ đó hàng loạt thần thoại, truyền
thuyết cổ tích, trường ca...đã ra đời. Thời đại của chiến tranh bộ lạc cướp bóc
lẫn nhau đã làm nảy sinh ra những thiên anh hùng ca, sử thi chiến trận, thì
thời đại của nhu cầu phát triển mậu dịch và nghề ăn cướp biển, nhu cầu mở
rộng địa bàn hoạt động cũng cung cấp biết bao đề tài hấp dẫn cho văn chương
Hi Lạp cổ đại. Các nhà Folklore học đã khẳng định rằng trước Hôme đã có
nhiều câu chuyện li kì, nhiều chuyện có nguồn gốc cổ xưa song rất tiếc là
không lưu lại trọn vẹn. Các kiểu đề tài như trở về, cha tìm con, chồng gặp vợ,
sau một thời gian dài lưu lạc trong truyện dân gian là rất phổ biến. Thành
công của Hôme là ở chỗ qua Iliat và Ôđixê đã dựng lên một bức tranh hoàn
chỉnh có tầm khái quát lớn về thời đại. Anh hùng ca Ôđixê đã sử dụng nhiều
chi tiết và nhiều nhân vật của Iliat và Hôme muốn Ôđixê là sự tiếp nối của
Iliat. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng bản trường ca về chiến trận được sáng
tác trong thời kì ông còn trẻ còn bản anh hùng ca về cuộc sống hòa bình thì ra
đời khi ông đã về già. Và nếu cái sung sức, độ mãnh liệt, sôi trào của một thời

tuổi trẻ đã được Hôme gửi gắm trọn vẹn trong Iliat thì đến Ôđixê lại thể hiện
được sự khôn ngoan với những kinh nghiệm và sự hiểu biết của một con
người từng trải cùng với những suy luận được đúc kết từ sự trải nghiệm của

18


chính cuộc đời mình.
Quan hệ xã hội từ bản trường ca Iliat tới Ôđixê đã có những bước thay
đổi đáng kể. Sự thay đổi đó được biểu hiện trong sự phân hóa giai cấp, trong
Ôđixê của cải, cung điện, đất đai, nô lệ...của nhà vua Ankinôôx xứ Phêaxi,
những trại lợn, đàn bò, cung điện, những người hầu kẻ hạ trong nhà Uylitxơ
đều được mô tả một cách tỉ mỉ chi tiết. Của cải tài sản của các cá nhân là các
ông vua này, của cải của các bazilơx này, của cải của những người đứng đầu
các bộ lạc và các thành bang này, quả thật là rất phong phú. Chẳng thế mà
năm bảy chục người hầu, những người trong gia đình, sự ăn chơi xa hoa của
những kẻ đến cầu hôn cùng với những người theo chúng để hầu hạ...tất cả đều
sống bằng tài sản của Uylitxơ. Thời gian mà tất cả những con người ấy sống
dựa trên tài sản của Uylitxơ không chỉ là một vài năm mà lên tới cả chục năm.
Đó là chưa kể đến những tiệc tùng liên miên, bò, cừu hàng ngày bị giết thịt
cùng với rượu cứ tuôn ra như suối từ các bình đựng bằng vàng...Vì thế, đối
chiếu với hiện thực được miêu tả trong bản trường ca Iliat thì việc tập trung
của cải trong tay một người thể hiện quyền sở hữu cá nhân về mặt của cải vật
chất trong xã hội đã được mở rộng một cách đáng kể. Trên cơ sở đó quyền lực
của cá nhân cũng được khẳng định hơn và sự phân chia giai cấp cũng dần
hình thành một cách rõ rệt hơn.
Khi quyền lực các nhân được củng cố thì cũng là lúc xã hội có sự biến
chuyển mạnh mẽ. Bản thân Uylitxơ là nhà vua của đảo Itac nên quyền lực
nằm trong tay chàng, vì thế sau 20 năm lưu lạc trở về sum họp cùng gia đình
sau khi trừng trị bọn cầu hôn Uylitxơ đã sai con trai mình treo cổ 12 nữ tì

trong gia đình mình vì tội đã tư thông với bọn cầu hôn. Cha con Uylitxơ còn
trừng phạt Mêlăngxiôx vì đã tiếp tay cho bọn cầu hôn chống lại chủ mình một
cách cực kì dã man. Điều đó cho thấy quyền lực của ông chủ quyết định tất cả
đối với cuộc sống của người nô lệ, mạng sống của những người bị trị tùy

19


thuộc vào những kẻ thống trị.
Chính vì thế của cải, tài sản và địa vị thống trị đã trở thành điều đáng
mơ ước của tất cả những người đàn ông trong xã hội Hi lạp thời bấy giờ. Vì lẽ
đó khi Uylitxơ vắng nhà thì bọn cầu hôn đã tranh thủ cơ hội đó nhằm chiếm
đoạt tất cả những gì thuộc về chàng. Chúng đều đến đây với một mục đích đó,
bề ngoài chúng giả bộ như đến với nàng Pênêlôp vì nhan sắc và đức hạnh của
nàng thế nhưng thực chất chúng đến đây là vì địa vị và của cải của Uylitxơ là
chính. Qua lời nói của Pênêlôp với Uylitxơ ta có thể thấy được điều đó: "Uylít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn nổi tiếng là người
khôn ngoan. Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng
vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta cuộc sống vui vẻ bên nhau, cùng
nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu
bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng giận thiếp vì nỗi gặp
chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người
đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt,
chỉ làm điều tai ác".
Mặt khác trong bản trường ca Ôđixê, điều khiến cho Têlêmac lo lắng về
việc tái giá của mẹ mình không phải chỉ vì hạnh phúc của gia đình, tình cảm
gia đình bị sứt mẻ mà chủ yếu là việc mất mát tài sản và địa vị thống trị ở
Itac, điều mà theo luật lệ huyết thống nếu Uylitxơ không trở về thì Têlêmac
có quyền được thừa hưởng. Têlêmac tuy còn ít tuổi, mẹ chưa tái giá nhưng
Têlêmac đã thể hiện được quyền làm chủ trong gia đình qua lời nói của chàng
: "Ở đây tôi là chủ, quyền ăn nói và tiếp khách là việc của đàn ông".

Vai trò của người đàn ông trong xã hội Hi Lạp thời kì ấy cao hơn hẳn
so với người phụ nữ. Theo Ăngghen thì sự thống trị đầu tiên của giai cấp
tương ứng với sự thống trị của người đàn ông đối với người đàn bà. Tài sản
của những người thống trị không chỉ là số nô lệ là tù binh mà còn cả những nô

20


lệ được mua về. Trong gia đình nhà Uylitxơ cũng không là ngoại lệ, phần
đông số gia nô trong nhà của Uylitxơ là những người được mua về, từ ông già
chăn lợn Ơmê đến người nhũ mẫu trong nhà là Ơriclê cũng được đổi về với
giá là 20 con bò. Điều đặc biệt nữa là phần lớn số nô lệ thời kì ấy đều là người
phụ nữ. Tuy nhiên vào thời kì xã hội Hi Lạp thời kì ấy thì chưa có sự phân
biệt sâu sắc giữa lao động nô lệ và lao động nông dân tự do. Do lao động thời
đó vẫn chưa bị tầng lớp cai trị xem là điều xấu xa nhục nhã, chưa phải là dành
riêng cho người nô lệ và người bị trị.
Mối quan hệ giai cấp thời kì đó mới manh nha hình thành đánh dấu thời
kì chuyển từ chế độ cộng đồng thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ chính vì
vậy mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội chưa thực sự gay gắt. Trái lại
trong Ôđixê có những lúc tác giả còn lí tưởng hóa mối quan hệ này qua các
mối quan hề giữa chủ - tớ, đặc biệt là sự trung thành của ông già chăn lợn
Ơmê, sự gắn bó của nhũ mẫu Ơriclê đối với gia đình Uylitxơ. Tuy nhiên mối
quan hệ đó cũng đã bắt đầu có những vết rạn nứt mà trong bản thiên anh hùng
ca Ôđixê cũng đã thể hiện đó là việc các nữ tì và một số người hầu trong gia
đình Uylitxơ đã phản bội lại chủ của mình để tiếp tay cho bọn xấu đối đầu với
ông chủ của mình.
Xã hội Hi Lạp mà trường ca Ôđixê phản ánh đã phát triển hơn Iliat trên
cả hai phương diện sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong bản trường ca Ôđixê
tuy đồ đồng vẫn chiếm một vị trí chủ chốt được biểu hiện qua chi tiết nữ thần
Calipxô đã đưa cho Uylitxơ một cái rìu bằng đồng để chàng đẵn cây, nhưng

công cụ bằng sắt đã được nhắc đến nhiều hơn. Qua sự thống kê của các nhà
nghiên cứu về Iliat và Ôđixê về sự xuất hiện của đồng đỏ trong Iliat nhiều
hơn sắt 14 lần, trong Ôđixê chỉ được nhắc đến nhiều hơn sắt có 4 lần. Từ đó
các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tuy công cụ bằng sắt trong Ôđixê đã
phát triển hơn trong Iliat, nhưng về cơ bản mà nói thì công cụ bằng đồng, kim

21


loại đồng vẫn là phổ biến trong nền sản xuất của xã hội. Như vậy rõ ràng là
thanh kiếm sắt mà từ cuộc di dân của người Đôriêng đến xứ sở Hi Lạp này
tuy đã hạ uy thế của con dao đồng nhưng nó vẫn chưa đủ sức mạnh để có thể
thay thế của đồ đồng. Vì vậy để luyện thành đồng người ta vẫn cần đến
nguyên liệu là thiếc – một kim loại được coi là hiếm và quý thời kì đó. Do đó
họ phải mở rộng địa bàn hoạt động của mình về phía các đô thị ven bờ Bắc
Hải hoặc phía đông biển Êgiê như Cônsitđơ, Milê ...và họ còn đi xa hơn nữa
về phía Tây Địa Trung Hải biển sóng mênh mông, đến tận vùng eo biển
Mexinơ và cả vùng bờ biển thuộc Italia. Đây là con đường mà trước đây họ
chưa từng biết tới, sự am hiểu về nó còn rất hạn chế vì vậy trước mắt họ là
đầy những gian nguy, hiểm nạn. Và đó cũng chính là con đường của cuộc
hành trình trở về của Uylitxơ mà Hôme đã miêu tả trong bản trường ca Ôđixê
nổi tiếng của ông.
1.3. Chất sử thi trong tổ chức cốt truyện
1.3.1. Khái niệm cốt truyện , cốt truyện sử thi
1.3.1.1. Khái niệm cốt truyện
Một tác phẩm văn học thông thường bao giờ cũng có cốt truyện của nó,
việc nghiên cứu về cấu trúc của cốt truyện đã có từ rất lâu từ thời cổ đại. Cốt
truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch
[22,56]. Trong một số trường hợp cụ thể thì những tác phẩm trữ tình cũng
chứa đựng cốt truyện. Việc hình thành khái niệm cốt truyện như vậy nhằm

mục đích tách truyện ra thành hai phần, đặc trưng cho thể loại tự sự và kịch là
chuỗi các sự kiện, và các yếu tố miêu tả, lời kể, lời bình.
Cốt truyện bao gồm hai tính chất cơ bản. Thứ nhất là tính liên tục hữu
hạn trong trật tự thời gian, sự kiện luôn được đặt sau sự kiện trước đó và cứ
như thế cho đến khi kết thúc. Thứ hai là các sự kiện trong đời sống luôn có vô
vàn mối quan hệ, do đó không thể biết được đâu là sự mở đầu và đâu là sự kết

22


×