Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

NGHỆ THUẬT MIÊU tả TRONG tập “TRUYỆN núi đồi và THẢO NGUYÊN” của TS AITMATÔP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.04 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ PHƯƠNG THẢO

NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TRONG TẬP
“TRUYỆN NÚI ĐỒI VÀ THẢO NGUYÊN”
CỦA TS. AITMATÔP

Chuyên ngành : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60. 22. 02. 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS- TS ĐỖ HẢI PHONG

HÀ NỘI, NĂM


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến PGS. TS Đỗ Hải Phong, người trực tiếp hướng dẫn, quan
tâm, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Văn học
nước ngoài, Khoa Ngữ Văn, Hội đồng chấm luận văn, Phòng sau đại học... đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin
cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ
tôi trong thời gian qua.
Do một số hạn chế về điều kiện nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo,


bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn!
Hà Nội ngày 22 tháng 9 năm 2014
Tác giả

Đỗ Phương Thảo


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhà văn Tsinghiz Aitmatôp sinh ngày 12 tháng 12 năm 1928 tại làng
Sêkesơ, huyện Kirốp, tỉnh Talasskaya Kirgizia - một nước cộng hòa thuộc
Liên Xô. Đó là một đất nước thuộc vùng Trung Á xa xôi và tươi đẹp. Ông
xuất thân trong một gia đình viên chức. Bố ông là một nhà chính trị nổi tiếng
của Kirghizia. Mẹ ông là một diễn viên nhà hát địa phương. Năm 1953, ông
tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp. Từ năm 1956 đến năm 1958, Aitmatôp theo
học khóa Đại học văn tại Matxcơva. Từ đó ông đã chuyển sang hoạt động báo
chí, viết văn và được dư luận đánh giá cao ngay từ những tác phẩm đầu tay
“Giamilia” (1958). Tiếp đó là tập truyện đã được trao giải thưởng Lê-nin vào
năm 1965 đó là tập "Truyện núi đồi và thảo nguyên" (1961) gồm các truyện:
“Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà”. Và từ đó,
ông liên tục cống hiến cho nền văn học Xô Viết và nhận lại những tác phẩm
xuất sắc như "Cánh đồng mẹ" (1963), "Vĩnh biệt Gunxarư!" (1966), "Con chó
khoang chạy ven bờ biển” (1977), "Và một ngày dài hơn thế kỉ" (1980),
"Đoạn đầu đài" (1986)…
Tác phẩm của Aitmatôp là nguồn cảm hứng và là niềm tự hào của người
dân Kirghizia. Bằng sức mạnh nghệ thuật lớn lao và tinh thần nhân văn cao
cả, những tác phẩm của ông chính là hiện thân sinh động cho bản sắc dân tộc

và diện mạo văn hóa của đất nước nhỏ bé này.
Những tác phẩm của Ts. Aitmatôp đã được dịch và xuất bản ra nhiều
thứ tiếng trên thế giới vì thế ông là nhà văn được nhiều bạn đọc trên thế
giới biết đến. Ông từng được tặng ba giải thưởng Nhà nước Liên Xô (1968,
1977, 1983). Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa (1978), đại biểu Ủy ban
Xô Viết tối cao Liên Xô, Ủy viên trung ương Đảng cộng sản Kirgizia, Ủy

1


viên Ban chấp hành Hội nhà văn và Hội điện ảnh Liên Xô. Ngoài các giải
thưởng trên, ông còn nhận được nhiều giải thưởng khác cho những sáng tác
của mình như giải thưởng Bông Sen, giải thưởng quốc gia Thổ Nhĩ Kì...
Với mỗi tác phẩm, nhà văn Aitmatôp lại tiếp cận cuộc sống theo một cách
riêng, không bao giờ lặp lại chính mình.
Là người dân tộc Kirghizia (ngày nay là Kưrgưrxtan), Ts. Aitmatôp nổi
bật trong đội ngũ các nhà văn Xô Viết đương thời bởi mối quan tâm sâu sắc
đến các sự kiến lớn của đất nước và thế giới, của dân tộc mình và của cả nhân
loại.
1.2. Trong những tác phẩm nổi tiếng của Aitmatôp chúng tôi đặc biệt
thích tập "Truyện núi đồi và thảo nguyên" với 4 truyện: “Giamilia”, “Cây
phong non trùm khăn đỏ”,“Người thầy đầu tiên” và “Mắt lạc đà”. Sức hấp
dẫn kì diệu của tác phẩm này không chỉ bắt nguồn từ nghệ thuật viết truyện có
duyên, dung dị, đằm thắm, giàu chất thơ, tính chân thực sâu sắc thể hiện qua
từng trang sách. Hơn nữa nó còn xuất phát từ quan điểm nghệ thuật rất tiến
bộ, mới mẻ của ông đặc biệt là nghệ thuật miêu tả rất đặc sắc và tài tình.
Thiên nhiên và con người trong tập "Truyện núi đồi và thảo nguyên" được
tác giả Aitmatôp nhìn từ nhiều góc độ và bình diện khác nhau. Thiên nhiên có
khi được miêu tả một cách khách quan nhưng cũng có khi nó được nhìn thông
qua con mắt đầy tâm trạng của nhân vật, có khi thiên nhiên lại chính là một

nhân vật trữ tình trong tác phẩm. Bao nhiêu năm nay, độc giả chúng ta mải
mê đi tìm sự độc đáo, vẻ đẹp của những hình tượng con người và bức tranh
thiên nhiên nên thơ đã làm xúc động biết bao tâm hồn yêu thích văn chương
ấy. Biết bao nhiêu bạn đọc đã ấn tượng về tiếng hát trên thảo nguyên mênh
mông của Đaniyar, về thiên tình sử lãng mạn của hai con người trẻ tuổi trong
“Giamilia”, về “Cây phong non trùm khăn đỏ”, về hai cây phong reo vi vu
trên đồi lộng gió trong “Người thầy đầu tiên”... Qua đó thế mới được sức

2


cuốn hút và ám ảnh của tập “Truyện núi đồi và thảo nguyên” của Aitmatôp
đối với độc giả lớn đến chừng nào!
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi triển khai đề tài “Nghệ thuật miêu
tả trong tập “Truyện núi đồi và thảo nguyên” của Ts. Aitmatôp".
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ts.Aitmatôp không chỉ là nhà văn của nước Nga mà còn là nhà văn
của toàn nhân loại. Ông được coi là một "hiện tượng của văn học Xô viết thời
kì đổi mới". Trước đây đã có lúc ông bị quy chụp cho những cái mũ nặng nề
như tuyên truyền khuyến khích quan điểm “luyến ái bất chính”, cường điệu
hóa những mặt tiêu cực khó khăn của nhân dân Xô viết trong và sau chiến
tranh, bóp méo hiện thực Xô viết, gieo rắc tư tưởng bi quan, bế tắc. Tuy
nhiên, trong các cuộc trưng cầu dân ý và điều tra xã hội học ở Liên Xô,
Aitmatôp được xếp vào một trong những nhà văn đông đảo quần chúng yêu
mến nhất.
Ở Việt Nam, những tác phẩm của Aitmatôp đã được người đọc hào hứng
đón nhận đặc biệt ngay từ những tác phẩm đầu tiên trong tập "Truyện núi đồi
và thảo nguyên". Trong đó, tác giả đã miêu tả thiên nhiên và con người vừa
chân thực vừa bay bổng với những tình cảm lãng mạn, tinh tế để lại ấn tượng
mạnh mẽ trong lòng độc giả Việt Nam. Từ đó tên tuổi của Aitmatôp trở nên

quen thuộc, gắn bó và có một vị trí vững chắc trong tâm hồn bạn đọc.
2.2. Các công trình nghiên cứu về Aitmatôp và sáng tác của ông hiện đã
có khá nhiều. Qua đó chúng ta thấy được thái độ trân trọng và tình cảm yêu
mến của độc giả Việt nam với nhà văn.
Trong giáo trình “Văn học Xô viết” (Nguyễn Hải Hà và Đỗ Xuân Hà),
Aitmatôp được công nhận là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Liên
Xô hiện nay. Các nhà nghiên cứu đã khái quát quá trình tìm tòi hình thức
nghệ thuật về nhiều phương diện rất tiêu biểu cho văn xuôi Xô viết của

3


Aitmatôp và cho rằng: “Những biện pháp nghệ thuật của Aitmatôp phục vụ
đắc lực trong việc tái tạo trong tác phẩm thời đại đầy phức tạp, đầy biến dạng,
đầy mâu thuẫn và trung tâm của nó là con người đại diện cho nhân dân lao
động. Trong các tác phẩm của ông đó là nhân vật tích cực, là con người bao
giờ cũng cảm thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa mình với thời đại, với nhân dân...”
[22, 175]
Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn “Văn học Xô viết đương đại” đã nêu những
cảm xúc của mình khi nói về Ts.Aitmatôp cũng như những tác phẩm của ông:
“Đọc tác phẩm của các tác giả như Ts.Aitmatôp... đã để lại những ấn tượng
sâu sắc. Một tác giả còn rất trẻ và tài nghệ điêu luyện, một áng văn đậm đà
bản sắc dân tộc và chứa chan tình cảm nhân loại” [26, 196]. Giáo sư đã đánh
giá cao tác phẩm đầu tay “Giamilia” và cho rằng trong tác phẩm này
Aitmatôp đã chỉ ra được ý thức cá nhân, hình thành cá tính và khẳng định cái
tôi trong những con người trong tác phẩm này. Ông đã chỉ ra đặc điểm nổi bật
nhất ở hình tượng nhân vật tích cực trong tác phẩm của Aitmatôp: “Họ đều là
những người có tâm hồn siêng năng. Họ sống có lương tâm và nghe tiếng nói
của lương tâm bao giờ họ cũng hành động” [26, 223].
Lê Sơn trong "Ca sĩ núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng Aitmatôp" đã

khẳng định mỗi quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Đó là một đề tài khá
quen thuộc trong các sáng tác của Aitmatôp. Ông còn đưa ra những nhận xét
rất xác đáng về thế giới nghệ thuật của Aitmatôp, đó là một thế giới “thường
xuyên biến đổi, thường xuyên mở rộng... từ những mảnh đời riêng lẻ đến cuộc
sống của cả một dân tộc với quá khứ, hiện tại, tương lai của nó và thậm chí đã
vượt ra khỏi phạm vi trái đất... Điều thú vị nhất là cái thế giới nhân vật mà
ông đã tạo dựng trong ngót một phần tư thế kỉ” [39, 9].
Bùi Văn Trọng Cường đã thể hiện tình cảm của mình với “Giamilia" của
Aitmatôp”, chú ý đến tính trữ tình của truyện ngắn Ts.Aitmatôp: “Những câu
chuyện của Aitmatôp là dòng chảy trữ tình nồng đượm, khi trào lộng như

4


những cửa sông sôi bọt sóng lúc trầm tư như suối ở đầu nguồn”. Tác giả còn
đặc biệt nhấn mạnh đến phong cách nghệ thuật của nhà văn, đó là sự “kết hợp
hài hòa giữa tính hiện thực và tính lãng mạn, tính hiện đại và tính dân tộc”
[12, 72].
Đỗ Hải Phong trong cuốn "Giáo trình văn học Nga" (Nxb GD, 2011) có
nhận định: "Aitmatôp bắt đầu nổi tiếng với tập "Truyện núi đồi và thảo
nguyên" (1963), những truyện ngắn trong tập này là Giamilia, Cây phong non
trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà, Người thầy đầu tiên là những tác phẩm đậm chất
trữ tình, khẳng định khuynh hướng tiếp cận nhân văn chủ nghĩa đối với những
vấn đề thời sự, nhạy cảm đương thời" [37, 17].
Đỗ Xuân Hà trong "Đặc sắc tư duy nghệ thuật của Aitmatôp” cho rằng:
các tác phẩm của Aitmatôp là “bằng chứng hùng hồn về sự tham gia tích cực,
có hiệu quả của văn học vào giải quyết những vấn đề sống còn của nhân loại
trong thời đại ngày nay”. Nhà văn đã tập trung thể hiện thế giới tinh thần
phức tạp của con người hiện đại và mối quan hệ với môi trường xung quanh:
“Cảm hứng nổi bật trong sáng tác của Aitmatôp là cảm hứng đạo đức, là sự

khẳng định trách nhiệm của con người trước bản thân, trước mọi người, trước
thiên nhiên, thế giới, lịch sử và thậm chí trước toàn vũ trụ.” [15, 40]. Ngoài
ra, còn một số nhà nghiên cứu trong những bài viết của mình đã rất quan tâm
đến nghệ thuật miêu tả trong tập "Truyện núi đồi và thảo nguyên" của
Aitmatôp, như trong "Lời giới thiệu" cho tập truyện, Anđrây Turcop đã nói về
vẻ đẹp của phong cảnh vùng Kưrgưxtan, hay Phạm Mạnh Hùng khi viết "Lời
giới thiệu" cho "Con tàu trắng" cũng đã khẳng định vai trò của thiên nhiên đối
với thế giới nhân vật của nhà văn… từ đó giúp cho người đọc nắm bắt được
nội dung và giá trị của tác phẩm một cách sâu sắc hơn.
Cũng không thể không kể đến một số bài nghiên cứu, những luận văn viết
về những vấn đề khác nhau trong sáng tác của Aitmatôp. Đó là luận văn thạc
sĩ của Lương Mai Hương với đề tài "Bước đầu tìm hiểu yếu tố huyền thoại

5


trong một số tác phẩm của Ts.Aitmatôp"; luận văn thạc sĩ của Phan Thu
Trang "Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Aitmatôp"...
Nhìn lại những tài liệu kể trên, ta thấy vấn đề thiên nhiên, con người trong
sáng tác của Aitmatôp đã được các nhà nghiên cứu nhắc đến trong bài viết
của mình. Chứng tỏ đó là một nội dung quan trọng trong sáng tác của
Ts.Aitmatôp. Kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu của những người
đi trước, trong luận văn này chúng tôi đi sâu tìm hiểu "Nghệ thuật miêu tả
trong tập "Truyện núi đồi và thảo nguyên" của Ts.Aitmatôp" với mong muốn
khám phá và góp thêm một tiếng nói vào công cuộc nghiên cứu và truyền bá
sáng tác của Aitmatôp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là làm sáng tỏ phong cách và nghệ thuật miêu
tả của Ts. Aitmatôp trong tập "Truyện núi đồi và thảo nguyên" để khẳng định
tài năng nghệ thuật của Ts. Aitmatôp, cũng như vị trí, vai trò của ông trong

lòng độc giả Việt Nam, đồng thời cung cấp thêm một số tư liệu cho người học
văn cũng như người dạy văn ở Việt Nam.
Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ nghệ thuật miêu tả chân dung ngoại hình trong tập “Truyện
núi đồi và thảo nguyên”;
- Làm sáng tỏ nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tập truyện;
- Làm sáng tỏ nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong tập truyện.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật miêu tả con người và thiên nhiên
trong truyện ngắn của Aitmatôp .
Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu
nghệ thuật miêu tả con người và thiên nhiên trong tập "Truyện núi đồi và thảo
nguyên" (Người dịch: Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Bằng, Cao Xuân

6


Hạo, Bồ Xuân Tiến - Nhà xuất bản Văn học, 2003) với bốn truyện:
“Giamilia”, “Cây phong non trùm khăn đỏ”, “Mắt lạc đà”,“Người thầy đầu
tiên”.
5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là tiếp
cận hệ thống và thi pháp học văn bản.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi còn sử dụng những
phương pháp (thao tác) cụ thể như:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, chứng minh

- Phương pháp tổng hợp.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Miêu tả chân dung ngoại hình
Chương II: Miêu tả tâm lí
Chương III: Miêu tả thiên nhiên

***

7


CHƯƠNG 1:
MIÊU TẢ CHÂN DUNG NGOẠI HÌNH
Trong sáng tác bao giờ nhà văn cũng lựa chọn những nét tiêu biểu nhất
để khắc họa hình tượng nhân vật của mình dù đó là về chân dung, hành động
cụ thể để bộc lộ tính cách hay những suy nghĩ trăn trở để biểu lộ tâm hồn. Đó
là những nét đạt đến giá trị điển hình, vừa cụ thể lại vừa sinh động thể hiện
nội tâm, tính cách của nhân vật. Truyện của Aitmatôp cũng không nằm ngoài
quy luật ấy.
Chân dung ngoại hình nhân vật của Aitmatôp vừa được xây dựng theo
kiểu chân dung truyền thống, chân dung tâm lý, vừa rất gây ấn tượng, đã đọc
qua là để lại dấu ấn trong trong tâm trí người đọc.
Với những nét phác họa đậm nhạt khác nhau ở từng nhân vật, Aitmatôp
đã tạo nên ở các nhân vật những nét dáng vẻ diện mạo riêng, góp phần diễn tả
số phận, trải nghiệm, suy tư khác nhau ở mỗi người... gợi hình dung về thế
giới tâm hồn, tính cách nhân vật.
Trong chương này chúng tôi tập trung khảo sát nghệ thuật miêu tả dáng
vẻ, trang phục, cũng như gương mặt, ánh mắt nụ cười trong chân dung ngoại
hình của các nhân vật trong tập truyện.

1.1. DÁNG VẺ, TRANG PHỤC

Dáng vẻ là điểm nhìn bao quát về chân dung. Nhà văn quan tâm đến
dáng vẻ như là một yếu tố quan trọng để khắc họa ngoại hình nhân vật, thể
hiện tiềm ẩn tâm lý, tính cách nhân vật và cả quan điểm thẩm mĩ của tác giả
trong sáng tạo
Trang phục trong lao động thường ngày được miêu tả trong tác phẩm
làm nổi rõ dáng vẻ riêng, cốt cách riêng, bộc lộ cả hoàn cảnh sống, cách ăn
mặc... nghĩa là giúp người đọc có được hình dung thấu đáo hơn về nhân vật.

8


1.1.1. Dáng vẻ, trang phục của những người phụ nữ
Trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật nữ của mình, Aitmatôp
thường chú ý đến những chi tiết mang đặc trưng phụ nữ như: hình dáng, trang
phục, gương mặt, ánh mắt, nước da, mái tóc... lại được lồng với cái nhìn đầy
yêu thương trìu mến của nhà văn Trung Á, là cho hình tượng người phụ nữ
hiện lên trong sáng tác của ông vừa mang những nét chung, vừa rất tiêu biểu
cho người phụ nữ Kưrgưxtan quê hương ông.
Bảng khảo sát 1: Thống kê số đoạn tả ngoại hình các nhân vật nữ chủ
yếu trong tập truyện
Ngoại hình

Giamilia

Axen

Antưnai


Kađitsa

Dáng vẻ, trang phục

19

11

7

4

14

8

4

3

Gương mặt, ánh mắt,
nụ cười

Những nhân vật nữ của Aitmatôp là những người lao động bình thường
nhất. Hoàn cảnh lao động trở thành môi trường đặc biệt để tác giả khắc họa
chân dung nhân vật. Họ không phải là kiểu người phụ nữ quý tộc giàu sang
quen sống lầu son gác tía mà văn học Nga thế kỉ XIX đã xây dựng rất thành
công. Họ là người phụ nữ lao động bình dị, vẫn giữ được vẻ đẹp Nga dịu
dàng, đằm thắm truyền thống nhưng giàu sức sống và được miêu tả sinh động
hơn trong cuộc sống lao động hàng ngày. Họ cũng là những người chịu nhiều

bất hạnh, mất mát, thiệt thòi phải gánh chịu những bi kịch do bóng đen chế độ
cũ còn rơi rớt những tàn dư hủ tục, thiên kiến xuống thân phận họ.
Vượt lên tất cả, ở những nhân vật nữ của Aitmatôp là cái đẹp khỏe
khoắn, hài hòa, tràn trề sức sống, giàu yêu thương, nồng nàn vị tha, nhưng
cũng rất cương nghị, quyết đoán vươn lên giành tự do, hạnh phúc, giải phóng

9


mình khỏi mọi ràng buộc bất công. Đó là những hình tượng phụ nữ điển hình
cho cái đẹp của người phụ nữ Nga trong thời kì đổi mới.
Ở nhiều góc độ, trong lao động mê say hay trong trò đùa vui của đám
thiếu phụ và những chàng trai gighit lúc làm việc tập thể, dưới con mắt trẻ thơ
của cậu em chồng, Giamilia hiện lên với vẻ ngoài duyên dáng, tươi giòn của
cô gái nông thôn Kưrgưxtan thật hấp dẫn: "Chị Giamilia xinh thật là xinh. Vóc
người thon thả, cân đối, tóc cứng không xoăn tết thành hai bím dày và nặng,
chiếc khăn trắng chị choàng rất khéo trên đầu, chéo xuống trán một chút nom
rất hợp với chị, làm tôn hẳn nước da bánh mật của khuôn mặt bầu bầu, khiến chị
càng thêm duyên dáng..." [IV.1. 23].
Trong mắt các chàng gighit phục viên, Giamilia càng tươi trẻ, đẹp một
cách cuốn hút, tràn đầy sức xuân trong cách đùa của họ: “Giamilia bay xuống
sông giữa tiếng cười rộ của các chàng gighit. Chị lóp ngóp bò lên, tóc ướt
đẫm xõa tung, nhưng lại càng đẹp hơn trước. Chiếc áo dài vài hoa ướt dính
sát vào người. làm lẳn lên bộ đùi tròn trĩnh, khỏe mạnh, đôi vú gái tơ rắn
chắc, còn chị chẳng để ý gì hết, vẫn cười nghiêng ngả, và nước chẩy ròng
ròng vui vẻ trên khuôn mặt bừng bừng của chị" [IV.1. 66].
Nét đẹp trần thế tươi khỏe từ nước da, mái tóc, cặp vú, cặp đùi đến trang
phục khăn quàng trắng, áo dài vải hoa được tác giả tạo ấn tượng (vài lần nhắc
lại) càng làm cho đẹp quyến rũ hơn khi gắn với một tính cách mạnh mẽ, sảng
khoái, phóng khoáng, nói cười tự nhiên, hồn hậu, vồn vã với mọi người, gặp

bất bình cũng chẳng chịu lép vế, sẵn sàng chát chúa đáp trả.
Trong sáng tác của Aitmatôp, vóc dáng của các nhân vật nữ thường đẹp
trong dáng thon thả, mảnh dẻ, cân đối, chứa chất nội lực mãnh liệt, dẻo dai
bền bỉ. Ông thường tập trung khắc họa họ ở bối cảnh lao động và bối cảnh khi
họ tắm. Đó là lúc đường nét cơ thể được bộc lộ, dáng khỏe khoắn được phô
bày tự nhiên, những động tác tung các bó cỏ lên xe với sức lực, gân cốt mạnh

10


mẽ, dẻo dai, thuần thục, khéo léo. Tuy các động tác ấy như có phần muốn át
đi nỗi uất hận ghê gớm mà chị giữ kín trong lòng sau trận cãi cọ đến muốn
nhổ toẹt vào tên Oxmôn gạ gẫm trắng trợn chị không xong lại giở thói thóa
mạ: "Chị dang tay lấy đà xọc mạnh cái chàng nạng vào bó cỏ, xốc ngang cả
bó lên, giơ cao ở phía trước để che lấp mặt. Chị lăng bổng bó cỏ vào trong xe
đánh huỵch một cái, rồi lập tức xóc ngay bó khác. Loáng sau, xe đã đầy cỏ"
[IV.1. 27].
Thời chiến, công việc vất vả, nặng nhọc như chuyển thóc ra ga, vác
những bao thóc nặng trèo cầu gỗ đổ thóc từ nóc kho xuống cũng do các chị vợ
bộ đội, như Giamilia, chú thiếu niên đang lớn, và anh thương binh khập
khiễng, từ chiến trường về phải làm. Hình ảnh thể hiện sức sống mãnh liệt,
dáng dấp thật dẻo dai của Giamilia khiến mọi người thán phục.
Thóc từ xe chở, vác đổ vào kho, không đủ người nâng người đỡ để vác,
động tác đỡ của chị nhịp nhàng, chuẩn xác, phô hết những nét uốn lượn trên
vóc dáng cơ thể con gái thật uyển chuyển tươi tắn: "Để đỡ lấy một bao tải trên
thành xe, chị rướn người lên, ưỡn ngực ra, ghé vai đón và ngửa đầu về phía
sau, để lộ cái cổ thon thả rất đẹp và hai bím tóc cháy nắng ngả sang màu nâu
của chị gần chấm đất..." [IV. 1. 48]. Ở những người phụ nữ như Giamilia, ta
không chỉ thấy một tâm hồn thanh khiết mà còn nhận thấy một dòng chảy âm
thầm mãnh liệt của sức sống tự nhiên - ẩn giấu sau vóc dáng tràn đầy sinh lực.

Axen trong truyện "Cây phong non trùm khăn đỏ" cũng có vóc dáng đẹp
của người lao động chân chất trên thảo nguyên Kưrgưrxtan rộng lớn. Ở đó cả
tâm hồn của họ cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm cao đẹp. Axen
càng trở nên lung linh huyền ảo trong cái nhìn của Ilyax - chàng trai đang
khao khát yêu. Lần đầu gặp gỡ, Ilyax có phần ngỡ ngàng nhận ra nhiều vẻ đẹp
ngồ ngộ đáng yêu của Axen: "Một cô gái mảnh dẻ, đôi mày nhíu lại một cách
nghiêm nghị, đầu trùm khăn đỏ, vai khoác chiếc áo vét tông rất rộng, chắc

11


của ông bố" [IV. 2. 105]. Đôi ủng lớn ở chân Axen đã khiến Ilyax nhầm
tưởng nàng là một bà già đợi đi nhờ xe. Rồi chiếc xe trườn được khỏi vũng
lầy, Ilyax mời Axen lên xe, anh nhìn trộm: "trên gáy cô ta lòa xòa những món
tóc quăn đen nhánh, mịn màng, chiếc áo vét tông quàng trên vai cứ tụt xuống
(...). Đôi mắt nhìn có vẻ nghiêm nghị nhưng cứ trông dáng dấp có thể đoán
tính cô ta vốn dịu dàng. Gương mặt thanh thoát cởi mở, vầng trán cứ muốn
cau lại, nhưng nó không chịu cau cho..." [IV. 2. 107].
Vóc dáng đẹp, mảnh mai, nữ tính nhưng không yếu đuối, tươi trẻ, ngộ
nghĩnh, làm điệu còn tính trẻ con... những nét đẹp đơn sơ, mong manh, thánh
thiện ấy đã khiến anh lính lái xe Ilyax lần đầu gặp gỡ đã cầu khẩn Axen cho
anh chở về tận làng: "Gió lùa vào xe, thổi tung chiếc khăn trùm của Axen,
làm tóc cô xõa xuống (...) đôi mắt nàng mỉm cười" [IV. 2. 108]. Hình ảnh cái
khăn, mái tóc, con mắt đượm tình, khiến Ilyax khát khao: "Giá có thể đi mãi,
đi mãi như thế này, để đừng bao giờ phải chia tay nữa..." [IV. 2. 108]
Tiếng sét ái tình trúng cả hai con tim. Từ đó, chở xe trên đường, Ilyax
nhớn nhác kiếm tìm: "Liệu cái bóng dáng mảnh dẻ như cây phong của nàng
có còn xuất hiện trên đường nữa không? Cây phong non trùm khăn đỏ của tôi!
Cây phong của thảo nguyên!" [IV. 2. 116].
Cái bóng dáng với tên gọi cây phong non vụt thoáng xuất hiện lần đầu

thân thương, mảnh mai, non tơ đã trở thành ấn tượng sâu đậm được Aitmatôp
dụng ý dùng thủ pháp nhắc đi nhắc lại nhiều lần:
- "Anh xin lỗi em, cây phong thảo nguyên của anh" [IV. 2. 122]
- "Còn nàng thì như cây phong non trước gió, mềm mại uyển chuyển"
[IV. 2. 126]
- "Không bao giờ anh để cho ai bắt nạt em, cây phong non trùm khăn đỏ
của anh!" [IV. 2. 130]

12


- "Bây giờ em ở đâu, cây phong nhỏ bé trùm khăn đỏ của tôi?" [IV. 2.
199]
Ấn tượng cây phong non rất gợi dáng vẻ Axen, từ lần Ilyax gặp Axen
với trang phục: "Chiếc áo dài xinh xắn, chân đi giày. Đường thì xa thế, mà
nàng lại đi giày cao gót" [IV. 2. 118], chỉ càng gợi nét mảnh mai, non trẻ,
không chút điệu đà, chỉ cốt làm đẹp lòng Ilyax vì lần gặp trước đi ủng, ánh
mắt chàng đã nhìn vào đó, Axen hiểu rõ điều gì rồi.
Cuộc đời Axen về sau, có đoạn nhiều khổ đau, nước mắt nhưng vóc
dáng mảnh mai mà cứng cỏi, bản tính dịu dàng mà kiên cường vẫn như cây
phong non năm nào. Trong cảm nhận của Baitemir, nàng là "một người đàn
bà còn quá trẻ, thân hình thon thon nom như một thiếu nữ. Cô ăn nói dịu
dàng, chắc là người trung hậu" [ IV. 2. 234]. Dáng vẻ Axen - cây phong non
trùm khăn đỏ mãi mãi in sâu trong trái tim nhớ thương khắc khoải và một tình
yêu bất diệt của Ilyax. Đường đời éo le trắc trở, duyên phận hợp tan, Axen
phải chia ly Ilyax, cô gặp được Baitemir - con người nhân hậu, có tấm lòng
bao dung che chở, cùng nhau thành vợ thành chồng, hòa hợp hai cuộc đời, hai
tâm hồn đồng cảm. Thế đấy, trong dáng vẻ mảnh mai, non tơ như cây phong
non trước gió của nàng ẩn chứa nghị lực kiên cường của người phụ nữ luôn
cố gắng vượt qua thử thách để xây dựng và bảo vệ hạnh phúc nhỏ bé của

mình. Cây phong non trùm khăn đỏ dù nhỏ bé mỏng manh trải qua bao sóng
gió cuộc đời đã thực sự trở thành cây phong vươn lá đứng vững giữa thảo
nguyên mênh mông. Ở đây, lòng cảm thương xót xa cái đẹp mong manh trước
bão tố cuộc đời chính là cảm xúc lãng mạn yêu quý cái đẹp, luôn hướng tới
cái đẹp mà Aitmatôp đã gieo vào lòng người đọc.
Cũng trong truyện "Cây phong non trùm khăn đỏ", Kađitsa - một nhân
vật nữ, tuy không được miêu tả nhiều, nhưng qua tình yêu cô dành cho Ilyax,
Aitmatôp cũng cho ta rõ một số nét từ dáng vẻ bên ngoài tới tâm lý tính cách

13


bên trong của cô Kađitsa phụ trách điều vận của trạm xe. Trong sân trạm, lái
xe đùa nghịch leo lên nóc ca bin cầm vòi phun nước vào nhau không trừ ai,
Kađitsa ở đấy, nhưng họ chỉ chĩa nước lên trời thành cầu vồng quanh cô,
không dễ gì mà nhờn: "Cô đứng yên vẻ điềm tĩnh, không chút sợ sệt, như
muốn nói: Liệu hồn đấy, cứ thử chơi vào! chân đi ủng ghếch chéo sang một
bên, Kađitsa đang cài lại mớ tóc, miệng tươi cười ngậm mấy chiếc cặp tóc.
Những hạt nước nhỏ lăn tăn óng ánh như bạc rơi xuống đầu cô gái..."
[IV.2.112]
Dáng vẻ cô đĩnh đạc, tươi vui mà có uy, nếu không muốn nói là chẳng
kém cạnh ai. Mọi người có vẻ vị nể và hơi kiềng cô, có lẽ vì công việc cô phụ
trách. Còn cô, trong tình yêu, cô trung thực, thẳng thắn, mạnh mẽ. Cô để dưới
tầm mắt những kẻ đeo đuổi si mê cô như Giantai, nhưng với Ilyax, cô tỏ lòng
không dấu diếm. Ilyax nhận thấy: "Kađitsa đối xử với tôi không như với các
cậu khác. Đối với tôi, cô ngoan hơn, lại có chiều nũng nịu. Những khi tôi vuốt
tóc Kađitsa để đùa cho vui, cô rất thích" [IV. 2. 112].
Ilyax vào phòng điều vận theo lời báo nhỏ của Kađitsa, nhưng không
thấy người, quay lại, thì vừa đụng ngực vào Kađitsa. Kađitsa đứng tựa lưng
vào cửa, đầu ngửa ra phía sau. Mắt cô sáng long lanh dưới hàng mi. Hơi thở

nóng hổi của cô phả vào mặt anh như thiêu như đốt. Cô khao khát được Ilyax
yêu nhưng anh không đáp lại, lửa tình rừng rực của Kađitsa phải kìm nén
buông xuôi. Những dáng nét ấy như tố giác cô. Thật thương cho phận đàn bà!
Sự mãnh liệt trong tình yêu có tội tình gì, mà sao khỏi hổ thẹn thước Ilyax. Sự
bộc bạch trung thực thẳng thắn không giấu diếm còn chứa cả sức trẻ tràn trề
trong tình yêu.
Ilyax đã cưới Axen rồi, thậm chí họ đã có con, nhưng vì câu chuyện kéo
rơ moóc qua đèo Độ Long của Ilyax thất bại, anh lại có kiểu tự ái tệ hại, dẫn
đến tình vợ chồng với Axen trục trặc, rồi tan vỡ. Suốt quãng thời gian ấy, lúc

14


nào lòng anh hoang vắng, cô đơn nhất là lúc Kađitsa xuất hiện an ủi, sẻ chia.
Lúc ở quán trà bên hồ Ixứckun, gió bão thổi trên bến sà lan, Ilyax ngồi với
nửa chai rượu, đang thẫn thờ, bỗng bên cạnh thấy Kađitsa. Lại lúc về làng tìm
Axen không thấy, cả đêm lang thang trên bờ hồ Ixứckun, bỗng: "Có ai bước
đến bên cạnh, nhẹ nhàng đặt tay lên vai tôi: đó là Kađitsa"...[IV. 2. 190]. Thật
kì diệu, tình yêu say đắm như làm cho Kađitsa có mặt ở mọi lúc, mọi nơi với
người tình.
Chuyện giữa Kađitsa và Axen tất cũng sẽ xảy ra. Lúc say mê đến u mê,
Kađitsa lại nói thật chuyện mình với Axen khiến hai người đàn bà đều cùng
đau khổ như lời kể lại của Kađitsa cho Ilyax nghe. Xưa nay, trên thế gian này,
chuyện phụ nữ nhường người tình hiếm lắm. Vậy mà Kađitsa đã làm được.
Chắc phải hối hận lắm, phải thấu đạo lý sống đến mức nào mới ứng xử thế
được. Trót nặng lời với Axen, nhưng không quá quắt, bản thân không bi lụy
đau khổ đến tàn tạ, giữ vững vóc dáng bình thường, Kađitsa cũng thật cứng
cỏi, đáng thương hơn đáng trách.
Sau này, khi Axen bỏ đi, Ilyax cùng Kađitsa rời bỏ trạm xe xin làm việc
ở thảo nguyên Anarkhai, họ trọng nể nhau. Nhưng "trọng nể" là một chuyện,

mà tình yêu lại là chuyện khác. Sống bên nhau, nhưng Kađitsa biết tâm hồn
Ilyax vẫn tìm về những ngọn Thiên Sơn, hồ nước Ixưckun, dải thảo nguyên
dưới chân núi, nơi gặp mối tình đầu và cũng là mối tình cuối cùng của Ilyax,
thì Kađitsa đồng tình với Ilyax ngay khi anh ngỏ lời giã từ cô. Ilyax tiễn biệt
Kađitsa đi trước, lên vùng bắc Kadăcxtan khai hoang. Không biết hai người
trong cuộc ấy họ thế nào, chứ độc giả ngậm ngùi đến ứa nước mắt thương nỗi
chia ly nơi ga xép xe lửa, dõi theo bóng dáng lủi thủi, côi cút của Kađitsa
bước lên tàu. Từ đây không còn được thấy người con gái tội nghiệp trong
phần truyện tiếp theo nữa. Đường đời mênh mang thăm thẳm. Kađitsa có
chút sai lầm nhưng lòng dạ ngay thẳng, bao dung, sẵn sàng vì người khác.

15


Cô gái trẻ trong truyện "Mắt lạc đà" không ai biết tên, chỉ gọi cô theo
công việc: cô gái chăn cừu. Cô chỉ xuất hiện loáng thoáng trong truyện khi
đưa đàn cừu đi chăn qua chỗ máy kéo của Abakir và Kêmen cùng trên thảo
nguyên Anarkhai. Ngoại hình cô không được miêu tả, trừ lớp tóc xõa ngang
phủ trước trán giống hình cô gái Việt Nam trên tờ họa báo mà chàng trai mới
lớn Kêmen thoáng gặp lúc đầu. Rồi lập tức thành ấn tượng đậm đặc, Aitmatôp
vẫn dùng thủ pháp nhắc đi nhắc lại gây ấn tượng:
- Cô gái "có lớp tóc xén ngang phủ trước trán" [IV. 3. 263]
- "Lúc này cô đang ở đâu, cô gái dễ thương có mớ tóc phủ trước trán ấy"
[IV. 2. 277]
- "Cô thiếu nữ hất mớ tóc trước trán lên, mỉm cười" [IV. 3. 264]
- "Ước gì được chạy đến bên cô, ngồi cạnh nhau chuyện trò một lát và
nhìn mớ tóc xinh xinh trên trán cô" [IV. 3. 283].
- "Còn bây giờ thì cô đi đi, đừng quay lại, cô bé đáng yêu có mớ tóc rủ
trước trán ạ ..." [IV. 3. 286]
- "Biết chia sẻ tâm tình với ai? khó lòng mà giải thích được vì sao, nhưng

tôi cảm thấy người ấy chính là cô thiếu nữ có mớ tóc rủ trước trán mà tôi
chưa biết tên ấy" [IV. 3. 92]...
Đối với cả những nhân vật phụ, Aitmatôp cũng miêu tả với những đường
nét sống động trên trang sách của mình để lại ấn tượng không thể phai mờ. Đó là
ông tái hiện những ấn tượng trong tiềm thức Kêmen, kéo những ấn tượng trong
quá vãng về hiện tại. Không miêu tả dáng nét nào rõ rệt của cô gái chăn cừu, chỉ
tả ấn tượng trong một khoảnh khắc gặp gỡ đã trở thành nỗi ám ảnh Kêmen suốt
thiên truyện, ám ảnh cả người đọc, ta thấy cô có sức cuốn hút mãnh liệt với
chàng trai trẻ Kêmen. Trong trái tim Kêmen, cô hẳn đẹp, đáng yêu, khiến anh
đến mê mẩn, luôn khát khao được gặp gỡ. Không tả trực tiếp mà người đọc vẫn
cảm nhận được. Á Đông gọi là cách vẽ mây nẩy trăng. Đây cũng là cách điểm
xuyết cho các nhân vật trong nghệ thuật miêu tả của Aitmatôp.

16


Bên cạnh việc miêu tả vẻ đẹp, vẻ duyên dáng người phụ nữ qua điểm nhìn
của người kể chuyện, Aitmatôp có khi miêu tả theo cách để họ kể về chính mình.
Đó là chân dung tự cảm nhận. Con người tự ý thức về chính mình. Sự việc được
lọc qua màn kí ức thấm đẫm kỷ niệm, khiến cho ngòi bút miêu tả thêm trữ tình.
Bà Xulaimanovna nhớ lại lúc bà còn là cô bé Antưnai ở với chú thím.
Nét chân dung tự cảm nhận của Antưnai hé mở nét đẹp của tâm hồn khát khao
vươn tới vẻ đẹp lấp lánh như hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn của người phụ nữ
Kưrzgưxtan.
Các nhân vật nữ của Aitmatôp là những người lao động, mỗi người mỗi
vẻ, nhưng từ mái tóc xoăn hay tết đôi đuôi sam đến toàn bộ dáng vẻ thon
mảnh gọn đẹp, từ chiếc khăn trắng khăn đỏ đội đầu, cần thiết khi làm việc và
cũng còn để làm duyên nữa đến áo dài vải hoa... tất cả trang phục của họ đều
thể hiện họ chú ý và biết cách ăn mặc, nhưng cũng biểu lộ bản chất lao động
giản dị, chất phác, không màu mè, cầu kì, lòe loẹt..

Giamilia đến lúc quyết định ra đi cùng Đaniyar, một sự kiện lớn nhất đời
mình, chị mới thay đổi trang phục khác ngày thường một chút: "Giamilia chít
chiếc khăn choàng trắng lúc này đã tuột xuống sau gáy, chị mặc bộ áo váy
sặc sỡ đẹp nhất chị vẫn thường diện vào những ngày chợ phiên, bên ngoài
mặc chiếc áo vét nữ bằng nhung kẻ may chần..." [IV. 1. 85]. Chị đẹp nhưng
vẫn là váy áo mặc ngày chợ phiên, không diêm dúa, cao sang, đắt tiền.
Dáng vẻ, trang phục bộc lộ cả một một ý thức xã hội, một cách sống.
Nhấn mạnh vẻ đẹp gợi cảm trong dòng tâm trạng của nhân vật nữ,
Aitmatôp thường miêu tả họ khi tắm.
Miêu tả người phụ nữ khi tắm là thủ pháp hữu hiệu biểu hiện vẻ đẹp nữ
tính nhất của họ, vẻ đẹp viên mãn, đầy đặn của sức sống tự nhiên tuôn chảy
âm thầm nhưng mãnh liệt của bản năng sinh thể. Tắm không chỉ thuần túy là

17


tẩy rửa, là thỏa mãn một cảm giác cơ thể, tắm đối với nhân vật nữ mang giá
trị thẩm mĩ đặc biệt.
Aitmatôp có nhiều trang, nhiều đoạn tả phụ nữ tắm làm xốn xang, xao
động những cảm nhận thầm kín ở người đọc. Ta nghĩ đến Giamilia, chị không
chủ động tắm, nhưng trong trò đùa của các chàng gighit ném chị xuống nước,
thân hình chị đẫm nước. Nước và ánh sáng vuốt trên cơ thể hình hài chị như
lớp nước men màu phủ ngoài tượng gốm cũng hệt như khi tắm: "Chị lóp ngóp
bò lên, tóc ướt đẫm xõa ngang, nhưng lại càng đẹp hơn trước. Chiếc áo dài
vải hoa dính sát vào người, làm lẳn lên bộ đùi tròn trĩnh, khỏe mạnh, đôi vú
gái tơ rắn chắc, (...) nước chẩy ròng ròng vui vẻ trên khuôn mặt bừng bừng
của chị" [IV.1. 66].
Antưnai sau lần bị tên chủ lều du mục cướp đi trinh tiết ở tuổi mười lăm
mang nặng ý nghĩa giải phóng cuộc đời, giải thoát khỏi những cặn bã ô uế,
tàn dư chế độ thị tộc, gia trưởng cũ, cũng đầm mình trong nước. Aitmatôp xót

thương, nâng niu, trân trọng từng dáng nét cơ thể con gái tắm trong dòng
nước suối trong veo tuôn chảy róc rách. Antưnai nhớ lại lúc ấy, lời thầy
Đuysen: "Antưnai, em xuống ngựa và tắm một chút (...). Tôi gật đầu. Và khi
Đuysen đã dắt ngựa đi khuất, tôi cởi quần áo, thận trọng bước xuống suối.
Những viên sỏi trắng, tím, xanh, đỏ từ dưới lòng suối nhìn tôi. Làn nước xanh
lơ chảy xiết réo lên quanh mắt cá tôi. Tôi lấy tay vốc nước vỗ lên ngực.
Những dòng nước mát rượi chảy trên thân thể tôi, và tôi bất giác cất tiếng
cười, lần đầu tiên trong suốt mấy ngày hôm ấy. Được cười thích biết bao
nhiêu! Tôi luôn tay vốc nước phả lên người, rồi gieo mình xuống làn nước
sâu. Dòng suối băng băng cuốn tôi đến một cồn cát. Tôi đứng lên rồi lại ngụp
xuống dòng nước chảy cuồn cuộn, tung bọt trắng xóa" [IV. 4. 373].
Antưnai tự cảm nhận: được thoát khỏi kiếp sống làm một người tủi nhục,
lại được tắm thỏa mãn nhu cầu giải tỏa, lấy lại cảm giác an toàn, được trở về
trong ôm ấp chở che của lòng mẹ nước, được nhấn chìm trong quên lãng, dứt khỏi
18


mọi ràng buộc... Tác giả không thể miêu tả cô tắm với mọi dáng vẻ ngoại hình như
được miêu tả dưới mắt quan sát của người kể chuyện. Bởi thế, những dòng miêu tả
Antưnai tắm chủ yếu khắc họa ý thức về mình của cô bé đang lớn như lời thì thầm
trong cô lúc ấy: "nước ơi, hãy cuốn đi tất cả những bùn nhơ, những nỗi ô nhục của
mấy ngày hôm nay! Hãy làm cho tôi trong sạch như nước suối này!" [IV. 4. 373].
Cảm giác trẻ trung, tự xoa vuốt thân thể trần trụi, tự cười, còn rất trẻ con, phô vẻ đẹp
của dáng nét con gái nguyên sơ.
Tất cả những người phụ nữ trong tập "Truyện núi đồi và thảo nguyên"
mỗi người một vẻ, từ mái tóc, áo váy, khăn đội đầu, dáng điệu... nhưng cũng
có nhiều nét gần gũi nhau như họ có chung nỗi bất hạnh, nỗi đau do chế độ
gia trưởng thị tộc còn sót lại, những tục lệ cổ hủ còn đè lên thân phận đàn bà,
con gái. Và họ có chung những nét đẹp của những người lao động mới, khỏe
mạnh, cần mẫn, giản dị, dáng vẻ thon chắc, tâm hồn trong sáng nhân hậu, bao

dung, điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ Nga - trước hết đẹp ở chất nữ tính tràn
trề, đẹp ở sự hài hòa, đẹp ở khát vọng tự do giải phóng... Qua việc miêu tả
vóc dáng các nhân vật nữ, Aitmatôp thể hiện rõ quan niệm thẩm mĩ của cá
nhân nhà văn về cái đẹp, về người phụ nữ.
1.1.2. Dáng vẻ, trang phục của người đàn ông
Bảng khảo sát 2: Thống kê những đoạn tả ngoại hình các nhân vật nam
Ngoại
hình
Dáng vẻ,
trang phục
Gương mặt,
ánh mắt,

Đaniyar Ilyax Đuysen Kêmen

Xêít

Baitemir Abkir

13

7

9

3

8

6


6

9

5

5

2

3

3

1

nụ cười

19


Bên cạnh hình ảnh người phụ nữ của thời đại, mới, Aitmatôp cũng xây
dựng nhiều hình ảnh người đàn ông Kưrgưxtan, cùng toàn dân xây dựng chủ
nghĩa xã hội, bộc lộ nhiều phẩm chất anh hùng song cũng rất đỗi bình dị. Họ
không phải là những người anh hùng rạng rỡ chiến công trên mặt trận bảo vệ
Tổ quốc hay trong lao động sản xuất. Họ là những gighit bình thường như bao
nhiêu gighit khác trên thảo nguyên Kưrgưxtan.
Trong số đó, có một bộ phận là những người lính từ chiến trường trở về,
được tôi rèn và trưởng thành trong mưa bom bão đạn. Có cái gì đó trở thành nét

chung trong cả dáng vẻ, cả tính tình; có một bộ phận là những người con trai, có
những nét trẻ trung, mạnh mẽ, nhiều mơ mộng. Nhưng trong quá trình phát triển
biện chứng của cách mạng, Aitmatôp đã sớm nhìn thấy sự phân hóa của lớp
người này, một bên được giáo dục, hăng say, mơ ước, xây dựng quê hương đổi
mới từng ngày từng giờ, một bên là sự suy thoái đạo đức đáng báo động. Đó là
những con người từng trải qua máu lửa chiến trường, từng được thử thách tôi
rèn trong trận mạc, cùng nhân dân cả nước chịu nhiều nỗi đau thương mất mát
do chiến tranh, có người còn mang vết thương trên mình chưa lành hẳn. Với
họ, "Chiến tranh đọng lại thành máu trong trái tim sâu thẳm của con người
và kể chuyện về nó không phải dễ dàng" [IV. 1. 41].
Số phận của những con người đó gắn liền với những biến cố lịch sử lớn
lao của dân tộc. Đó là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và công cuộc xây dựng
đổi mới đất nước trên con đường hoàn thiện còn không ít khó khăn, thiếu
thốn, bất cập. Dẫu thế nào, trong họ vẫn ngời sáng lý tưởng cao cả. Dưới ngòi
bút lãng mạn của Aitmatôp, số phận họ hiện lên như một bản anh hùng ca bi
tráng để lại trong lòng ta bao dư âm, dư vị cảm xúc đan xen, cả khâm phục
ngợi ca lẫn xót thương, tiếc nuối. Kẻ trước người sau: Đuysen, Baitemir,
Đaniyar, Ilyax... họ có những nét tương đồng về hoàn cảnh sống, về tuổi thơ
chịu nhiều quăng quật.

20


Đaniyar "đã nếm đủ mùi cay đắng, đã thừa biết thế nào là thân phận của
kẻ mồ côi. Cuộc sống xô đẩy Đaniyar lăn lộn khắp đó đây như ngọn lông
chông, anh chăn cừu, đi đào mương trên hoang mạc, vào làm trong các nông
trường trồng bông, rồi làm ở các khu mỏ Ăngren gần Tasken, từ nơi này anh
vào quân đội" [IV.1. 34]. Ilyax nhớ lại lịch gốc gác của mình: "Tôi là một
đứa trẻ mồ côi được nuôi trong cô nhi viện" và "trước đây đã học hết lớp
mười và cũng đã từng lái xe". Rồi anh nhập ngũ, ở một đơn vị cơ giới hóa

[IV. 2. 102]. Đuysen "là con ông lão Tastanbek đã bỏ làng đi làm đường sắt từ
dạo đói bao nhiêu năm trước đây và từ đâý biệt hẳn tăm tích". Mùa thu năm
ấy, năm 1924 "mặc áo choàng bộ đôi về làng" [IV. 4. 319]. Chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ, Xulaimanovna có lần về làng được người thanh niên
đánh xe ngựa cho biết tin: "Đuysen? anh ấy đi bộ đội rồi. Chính tôi chở anh
ấy từ nông trang lên ủy ban tuyển binh cũng trên chiếc xe này". [IV. 4. 379].
Đuysen tham gia quân ngũ hai lần, từ cuộc nội chiến sau cách mạng tháng
nười đến chiến tranh vệ quốc trong chiến tranh thế giới thứ II.
Cuộc sống từ nhỏ đã lắm gian truân, làm lụng kiếm sống gian khổ, chắc
hẳn Aitmatôp không ngẫu nhiên tập trung đưa ra gốc gác lai lịch của họ như
vậy. Lướt qua các cuộc đời thơ ấu ấy, ta cứ mang một cảm nghĩ: họ, cũng như
nhân dân, đất nước Liên Xô từ một quá khứ nhiều khổ đau vươn dậy làm cuộc
chiến tranh cứu nước và dựng xây chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng chuẩn bị
cho họ bước vào những thử thách lớn lao tiếp theo với sự kiên định lý tưởng
rất đáng khâm phục.
Rồi lần lượt, họ - những người lính còn sống từ mặt trận trở về quê
hương xứ sở. Có người là thương binh về làng lúc cuộc chiến đang tiếp diễn
như Đaniyar, có người được cấp trên cho về lúc cuộc chiến sắp kết thúc như
Baitemir vì cảnh gia đình tang thương, có người sau chiến tranh được phục
viên như Ilyax, có người ở quân y viên, hết chiến tranh còn ở lại Ucraina, mãi

21


lâu sau mới về như Đuysen. Mỗi người một cảnh, mỗi người một dáng vẻ
song tất cả đều gieo vào lòng người đọc cái cảm giác tàn khốc, nghiệt ngã bởi
chiến tranh. Trong đó, số phận con người để lại những ám ảnh mạnh nhất, da
diết nhất là nhân vật Baitemir. Anh phải chịu mất mát đến ghê rợn, đau
thương đến tột cùng. Nhưng suốt đời anh vẫn vững bền ý chí, chói sáng niềm
tin lý tưởng.

Chiến tranh sắp kết thúc, được cấp trên cho về, xiết bao vui mừng,
háo hức. Anh kể lại: "Sau những ngày đường trường, xe chưa kịp dừng, tôi
đã nhẩy xuống, chiếc túi dết vắt sau vai, và cắm đầu chạy. Tôi cứ chạy,
chạy mãi, qua chỗ rẽ và chẳng thấy nhà nữa đâu hết. Chung quanh không
một bóng người (...) Tôi nhìn lên núi và choáng người đi. Khối tuyết lớn từ
mỏm núi cheo leo đã đổ xuống. Trên đường rơi nó đã quét sạch tất, không
để lại một vật gì” [IV. 2. 228]. Không thể tưởng tượng được cảnh trở về với
gia đình, vợ con thương nhớ suốt tháng năm ròng chờ đợi, lại hẫng hụt, trắng
trơn như thế. Trong chiến trận, "Nhiều khi cóng người giữa dòng sông băng
giá, da thịt cháy bỏng trong lửa khói, đạn đại bác nổ chung quanh, cầu phao
vỡ tung tóe, bao nhiêu người hi sinh, không còn sức đâu chịu đựng được nữa,
chỉ mong có chết thì chết quách cho xong! Nhưng cứ nhớ đến vợ con đang
chờ mình trên núi là không biết lại lấy đâu ra bao nhiêu sức lực (...) Thế đấy,
một nghìn lần tận mắt trông thấy cái chết, sống sót từ hỏa ngục trở về, thế mà
vợ con ở nhà lại không còn nữa (...). Cả người tôi như hóa đá, dường như tôi
không còn là người sống nữa. Tôi chỉ nghe thấy chiếc túi dết tuột khỏi vai rơi
xuống chân"...[IV. 2. 229]. Trong u buồn đau đớn tột độ, cảm giác trở thành
ảo giác, anh như thấy dãy núi đung đưa đang đổ xuống người, anh rú lên,
chạy và khóc. Baitemir trở về chỉ với chiếc túi dết trên vai đang tuột xuống
trước cảnh gia đình không còn dấu vết. Về sau, thỉnh thoảng vẫn nằm mơ, anh

22


×