Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

NGHỆ THUẬT xây DỰNG NHÂN vật TRONG TIỂU THUYẾT “CHÂU CHẤU đỏ” của mạc NGÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.04 KB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, những người đã tận tình giảng dạy em
trong những chuyên đề cao học vừa qua, giúp em có được vốn kiến thức như
ngày hôm nay.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị
Diệu Linh- Tiến sĩ Ngữ văn, giảng viên Tổ Văn học nước ngoài, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn gia đình, các anh chị em và bạn bè thân yêu đã luôn đồng
hành, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn !

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên

Lê Thị Minh Chính


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Trung Quốc có một nền văn học lâu đời và vĩ đại. Ngay từ trước Công
nguyên, Trung Quốc đã có những thành tựu rực rỡ như Kinh thi, Sở từ, Sử
ký... Nền văn học đó đã sản sinh ra những danh nhân văn hóa nổi tiếng như
Khổng Tử, Đỗ Phủ, Lỗ Tấn… những thể loại độc đáo như thơ Đường, từ
Tống, tiểu thuyết Minh Thanh… Không ai có thể phủ nhận được sức ảnh
hưởng của văn học Trung Hoa trong dòng chảy văn hóa nhân loại.
Từ sau thời kỳ đổi mới, cùng với sự giao lưu, mở cửa, hội nhập với thế
giới bên ngoài và sự phát triển vượt bậc về kinh tế, các nền văn hóa khác của


Trung Quốc cũng phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt văn học đương đại Trung
Quốc ngày càng đổi mới và gặt hái được những thành quả đáng kể với những
tác phẩm nổi tiếng gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến đời sống văn học
trong và ngoài nước. Văn học Trung Quốc đương đại có nhiều thành tựu nổi
bật và ngày càng được khẳng định cả về số lượng và chất lượng. Văn học thời
kì này đã tự tin tiếp nối một cách xứng đáng với văn học truyền thống. Kể từ
khi kết thúc “cách mạng văn hóa” (1966 - 1976), về sáng tác văn học, Trung
Quốc đã từ bỏ chủ nghĩa vật bản, trở lại chủ nghĩa nhân bản vốn là chức năng
cơ bản của văn học. Các nhà văn Trung Quốc đương đại, đặc biệt là các nhà
văn trẻ đã đoạn tuyệt với sáng tác trong khuôn khổ “lễ trị” áp đặt hàng ngàn
năm của giai cấp phong kiến Trung Quốc và cả cách văn nghệ phục tùng
chính trị.
Với nhận thức mới về thời đại những tác giả Trung Quốc đã đưa hiện
thực cuộc sống xã hội vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên và chân thật.
Họ đã đưa văn học về đúng với chức năng của nó, tức là phản ánh số phận
con người. Để hiện thực được phơi bày rõ nét và chân thực nhất các nhà văn

3


đã xây dựng được hệ thống nhân vật nổi bật trong từng tác phẩm của mình.
Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi
tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con
người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật
ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các
loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với
con người. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ,
không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi nhà văn xây dựng
nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học

không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc
trưng nghệ thuật riêng. Nhân vật được thể hiện trong tác phẩm bằng các
phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà
văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Nhân vật là đứa con
tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ
và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Tác phẩm văn học
được đông đảo độc giả đón nhận là do nhà văn đã xây dựng một hệ thống
nhân vật hoàn chỉnh. Các nhân vật trong tác phẩm móc nối, liên quan đến
nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiện miêu tả mà còn bằng logic nội
dung nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật được xây dựng cụ thể, tỉ mỉ
giúp cho nghệ thuật của tác phẩm có được sự đồng nhất và phản ánh mối
quan hệ xã hội hiện thực của con người một cách chân thật.
1.2. Mạc Ngôn sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955 tên thật là Quản Mạc
Nghiệp. Nơi ông sinh ra và lớn lên chính là thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn
Đông, Trung Quốc. Xuất thân là nông dân nên ông thấu hiểu cuộc sống cơ
cực của quê hương mình. Chính vì vậy mà hầu hết các tác phẩm của ông đều
viết về vùng đất Cao Mật thân quen với những con người và cuộc sống hiện

4


thực hết sức gần gũi, chân thật. Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng, có
ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các nhà văn Trung Quốc đương đại. Năm 2005,
dưới sự chủ trì của nhà văn nổi tiếng Bạch Hoa, 25 nhà phê bình, nghiên cứu
cùng các giáo sư đại học đã bình chọn được “60 nhà văn của văn học thế kỉ
XX”, Mạc Ngôn được xếp thứ 13 sau Lỗ Tấn, Lão Xá, Mao Thuẫn.... Ở Thụy
Điển, năm 2012, Mạc Ngôn được trao giải thưởng Nobel về văn học. Ông
cũng được so sánh với những văn hào nổi tiếng như Frank Kapka hay Joseph
Heller. Các tác phẩm của Mạc Ngôn thường chứa đựng những bình luận xã
hội, được cho là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ quan điểm chính trị của Lỗ Tấn và

chủ nghĩa hiện thực huyền ào của Gabriel Garcia Marquez. Sáng tác của ông
là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, sử dụng
bút pháp đa dạng, linh hoạt. Các sáng tác của ông được dịch ra nhiều thứ
tiếng và phát hành rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhau, một số tác phẩm được
chuyển thể thành phim và gây được tiếng vang lớn.
Năm 1981, ông cho công bố tác phẩm đầu tay và đến nay, ông đã cho
in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài
ký, phóng sự, tùy bút,… tổng cộng trên 200 tác phẩm. Mạc Ngôn là tác giả
khá gần gũi với độc giả Việt Nam. Các tác phẩm của ông được dịch ra khoảng
18 thứ tiếng. Phần lớn các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt. Ông
nhận được trên 40 giải thưởng và danh hiệu cho sáng tác văn chương: giải
Tiểu thuyết toàn quốc 1987, giải nhất tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung
Quốc 1996, giải Laure Batailin của Pháp 2001, giải Văn học Hoa ngữ New
York – Mỹ 2004, giải Văn học quốc tế Nornio của Ý 2005, Huân chương Kỵ
sĩ Nghệ thuật văn hóa Pháp 2004, giải Hồng lâu mộng 2008, giải Mao Thuẫn
2011, giải Nobel 2012…
1.3. “Châu chấu đỏ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà
văn Mạc Ngôn. Tác phẩm là một câu chuyện đầy kỳ lạ và táo bạo mang

5


phong cách viết vô cùng dữ dội của Mạc Ngôn qua bút pháp trần thuật đậm
đà. Ở đó, những vấn đề của hiện thực hiện lên thật đến trần trụi về bản chất
của con người, những dục vọng, đố kị… đôi khi vượt ra khỏi tầm kiểm soát
của chính bản thân họ. Đó còn là một thế giới thu nhỏ của xã hội Trung Quốc
đang trong giai đoạn chuyển mình với nhiều thói xấu hoành hành nơi cuộc
sống phồn hoa đô hội, và đi cùng với nó là những hủ tục, sự đói nghèo làm xơ
xác những miền quê xa xôi hẻo lánh. Và khi con người ta bị dồn vào bế tắc,
thì họ lại tự tìm cách giải thoát cho chính mình, mà đôi khi chính họ cũng

không nhận thức được rằng mình lại vướng vào những thói xấu của xã hội
đương thời.
Thế giới hiện thực của Châu chấu đỏ là thế giới mà Mạc Ngôn đã lấy hình
ảnh từ vùng đất Cao Mật - quê hương ông vào trong tác phẩm. Trong đó, Cao
Mật là hình ảnh do ông tưởng tượng ra trên cơ sở những trải nghiệm thực tế
của tuổi thơ, ông biến nó thành một Trung Quốc thu nhỏ, rồi đồng hoá niềm
vui nỗi buồn của người dân Cao Mật với những niềm vui nỗi buồn, những vấn
đề thường thấy của nhân loại.
1.4. Châu chấu đỏ, Cao lương đỏ và Củ cải đỏ trong suốt là ba tác phẩm
tạo nên “hiện tượng Mạc Ngôn” mà giới nghiên cứu thường gọi là “Mạc
Ngôn tam hồng”. Đây hầu hết là những tác phẩm mới, đặc biệt là Châu chấu
đỏ. Chính vì những những lý do trên, chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu
nhằm đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn. Qua đó, chúng ta có thể có một cái nhìn toàn
diện hơn về phong cách văn chương độc đáo của nhà văn tài năng này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Trung Quốc đương
đại, những sáng tác của nhà văn Mạc Ngôn đã được giới nghiên cứu văn học

6


rất quan tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, với khoảng hơn 200 tác phẩm gồm:
tiểu thuyết, truyện ngắn, tuyện vừa và tạp văn, nhà văn Mạc Ngôn đã thực sự
khẳng định được vị thế của mình trong nền văn học Trung Quốc đương đại.
Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, được dựng thành
phim và gây xôn xao dư luận. Có thể kể tên một số tác phẩm như: Đàn hương
hình, Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Châu chấu đỏ, Củ cải đỏ trong suốt …
Ở Việt Nam, công trình dịch thuật tác phẩm của Mạc Ngôn tương đối
nhiều nhưng các nghiên cứu về Mạc Ngôn còn khá thưa vắng. Đến nay, theo

tôi được biết, chỉ có một số bài viết trên các tờ báo hoặc tạp chí, trên các trang
web điện tử. Ngoài ra còn có một số đề tài luận văn ở các trường đại học.
Hiện nay ngoài một số bài báo mang tính chất giới thiệu, đã có những công
trình khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngôn nhưng chưa nhiều và
chưa xứng tầm tác giả. Mạc Ngôn được giới thiệu đến độc giả Việt Nam qua
cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch (Nguyễn Thị Thại dịch, NXB Văn học,
2004) thu thập nhiều bài nói chuyện của Mạc Ngôn ở các trường đại học, các
cuộc phỏng vấn..... Cuốn Mạc Ngôn- chuyện văn, chuyện đời (Nguyễn Thị
Thại dịch, NXB Lao động, 2003) đem đến cho người đọc những cái nhìn cụ
thể về cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Ngoài ra Một
số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại (Hồ Sĩ Hiệp, NXB ĐH QG Tp.Hồ
Chí Minh, 2005) cũng điểm qua các sáng tác của Mạc Ngôn, phân tích những
nét đặc sắc của tác phẩm nhưng chưa đi sâu nghiên phân tích tác phẩm cụ thể.
Bài viết “Về một vài xu hướng nghiên cứu Mạc Ngôn ở Trung Quốc (TS.
Nguyễn Thị Diệu Linh, Kỷ yếu hội nghị cán bộ trẻ khoa Ngữ văn, 2003) khái
quát chung các nghiên cứu về một số phương diện sáng tác trong phong cách
văn chương Mạc Ngôn. Hầu hết các nhà nghiên cứu thường tập trung đi vào
một khía cạnh hoặc một tác phẩm cụ thể như bài viết về Thế giới nghệ thuật
của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của

7


Nguyễn Khắc Phê, (Tạp chí Sông Hương số 166 tháng 12 năm 2002); Thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, PGS.TS Lê Huy Tiêu (Tạp chí
Văn học nước ngoài số 4-2003); Mạc Ngôn nhà văn của nông dân, Trần Minh
Sơn (Báo văn nghệ số 35+36 tháng 9 năm 2003. Đặc biệt luận án tiến sĩ Nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy là công
trình đầu tiên khảo sát toàn bộ 11 tiểu thuyết trường thiên của Mạc Ngôn dưới
góc độ nghệ thuật tự sự trên các bình diện người kể chuyện, điểm nhìn, thời

gian, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu.
Nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác đồ sộ của nhà văn Mạc Ngôn qua một số
tác phẩm tiêu biểu xuất sắc có các luận văn thạc sỹ ở nhiều trường đại học.
Tuy nhiên các luận văn này mới chỉ đề cập về đặc điểm tiêu biểu qua một vài
tiểu thuyết thời kì đầu của nhà văn Mạc Ngôn. Có thể kể đến thạc sĩ Phan Thị
Nga, giảng viên trường Đại học Vinh năm 2009 với Điểm nhìn trần thuật
trong Cao lương đỏ của Mạc Ngôn; Nguyễn Thị Minh Quân với luận văn
thạc sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn
(ĐHSP Hà Nội, 2006); Lê Thị Hương Thủy với“Con người bản năng trong
Báu vật của đời của Mạc Ngôn (ĐH Vinh, 2011); Bùi Hải Hà và Nghệ thuật
tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn (ĐH KHXH&NV, 2013)
Việc thống kê, tìm hiểu về các nhân vật, thế giới nhân vật và nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong các sáng tác của Mạc Ngôn có rất ít các bài viết,
công trình nghiên cứu một cách tỉ mỉ và toàn diện. Theo ý kiến đánh giá của
dịch giả Trần Trung Hỷ về số phận nhân vật trong các sáng tác của nhà văn
Mạc Ngôn đa phần là những “người nông dân Cao Mật yêu nước, cần cù lao
động, dám đấu tranh với số phận như Lỗ Toàn Nhi trong “Báu vật của đời”,
Tây Môn Náo trong “Sống đọa thác đày”... nhưng cuối cùng họ đều nhận lấy
những số phận bi kịch. Họ gắn kết cộng đồng, mặc dù ý thức cộng đồng
ấy không giúp họ thoát chết trước mũi súng của người Đức như hình

8


ảnh đám đông nông dân trong “Báu vật của đời”, “Đàn hương hình”... Tập
tục truyền thống và yêu cầu của đời sống nông nghiệp khiến họ thích có nhiều
con, đặc biệt là con trai nên dẫn đến những kết cục bi thảm thời hiện đại
trong “Ếch”; nghèo đói và ít học khiến họ gặp những số phận bi hài trong
“Trâu thiến”; ước mơ đậu đại học để cải tạo số phận không thành khiến họ
chọn lấy cái chết như là một sự giải thoát như anh nông dân Tề Văn Đống

trong “Hoan lạc”... (laodong.com.vn/van-hoa/nhieu-nguoi-noi-mac-ngon-actam-177997.bld)
Riêng với Châu chấu đỏ cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình
nào chuyên sâu nghiên cứu về tiểu thuyết này. Đặc biệt chưa có ý kiến nào
bàn trực tiếp về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng:
Với đề tài “nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Châu chấu
đỏ của Mạc Ngôn” thì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những chi tiết,
hình ảnh liên quan đến toàn bộ các nhân vật trong tác phẩm Châu chấu đỏ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ nội dung cũng như
những đặc sắc về thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Châu
chấu đỏ. Từ đó để rút ra một cái nhìn toàn diện hơn về phong cách văn
chương độc đáo của Mạc Ngôn.
- Vì khả năng ngoại ngữ hạn chế nên chúng tôi chọn văn bản chuyển
ngữ là tác phẩm Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn do Trần Trung Hỷ dịch được
Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hướng tiếp cận thi pháp học để tìm hiểu “nghệ thuật
xây dựng nhân vật” trong Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn.

9


Các phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, thống kê phân loại được
sử dụng trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong Châu chấu đỏ của nhà văn Mạc Ngôn sẽ tạo ra một cách tiếp cận
mới đối với sáng tác của ông, qua đó khẳng định những nét mới, sáng tạo

trong sáng tác của nhà văn.
Luận văn sẽ góp phần tạo nên cái nhìn có hệ thống về phong cách sáng
tác độc đáo, mới lạ và toàn diện của nhà văn Mạc Ngôn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và
những phụ lục, nội dung chính luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Bức tranh thế giới nhân vật trong Châu chấu đỏ của Mạc Ngôn
Chương 2. Phương thức xây dựng nhân vật trong Châu chấu đỏ của Mạc
Ngôn
Chương 3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Châu chấu đỏ của Mạc
Ngôn

10


CHƯƠNG 1. BỨC TRANH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
“CHÂU CHẤU ĐỎ” CỦA MẠC NGÔN

1. Các nhân vật trong gia tộc ăn cỏ
1.1. Từ ấn tượng về một gia tộc......
Châu chấu đỏ đã đưa độc giả trở về với mảnh đất quê hương của chính
tác giả Mạc Ngôn - mảnh đất Cao Mật của tỉnh Sơn Đông. Mảnh đất Cao Mật
nghèo khó, khắc nghiệt, hẻo lánh là thế nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm
tưởng của Mạc Ngôn, nó luôn trở đi trở lại và là đề tài xuyên suốt trong các
sáng tác của ông, từ đó mà Cao Mật được độc giả cả thế giới biết đến tên
thông qua các sáng tác ấy.
Mạc Ngôn đã từng viết về vùng quê Cao Mật của ông với nhiều cảm
xúc: “Ôi Cao Mật, nơi tôi yêu nhất và cũng là nơi tôi ghét nhất, mãi sau này
lớn lên học hành, giác ngộ, tôi mới hiểu ra không nơi nào trên trái đất đẹp
nhất và xấu nhất như Cao Mật, cực kỳ siêu thoát và cũng cực kỳ thế tục, sạch

sẽ nhất và bẩn thỉu nhất, anh hùng hảo hán nhất và đầu trộm đuôi cướp nhất,
nơi biết uống rượu nhất và cũng là nơi biết yêu đương nhất.” Cao lương đỏ,
NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2000 (13).
Đông Bắc Cao Mật trong Châu chấu đỏ là vùng đất độc đáo, nhiều bản
sắc và sống trên vùng đất đó có một gia tộc ăn cỏ và đại tiện không thối. Điều
này khiến chúng ta hết sức bất ngờ. Một gia tộc ăn cỏ xanh đồ sộ sinh sống và
tồn tại ở vùng Đông Bắc Cao Mật. Gia tộc ấy có bề dày lịch sử phát triển và
suy vong với không ít những biến cố, thăng trầm của số phận những con
người trong dòng tộc.

11


Niềm tự hào của những con người biết ăn cỏ đó là truyền thống của gia
tộc. Thói quen nhai cỏ tranh khiến những người trong gia tộc ăn cỏ luôn luôn
cảm thấy mình cao cả hơn những loài động vật ăn cỏ khác. Việc nhai cỏ là
một tập tục lâu đời của dòng tộc. Họ nhai những cọng rễ cỏ tranh khô “nhâm
nhi vị ngọt của rễ cỏ và cũng là để kỳ cọ bựa cơm đóng ở chân răng”. Tất cả
những người sống trong gia tộc đều có ý thức nhai cỏ hàng ngày giống như
việc ăn cỏ của các loài động vật khác. Chẳng thế mà cuộc hội ngộ giữa ông
Cửu và Can Ba sau mười mấy năm không bắt đầu bằng lời chào, lời hỏi thăm
sức khỏe thông thường của những người đi xa mới về quê mà nó được bắt đầu
bằng lời nhắc nhở của bậc tiền bối: “Trên thành phố có cỏ tranh cho mày ăn
không?”. Can Ba đã rất xấu hổ trước ông lão tám mươi sáu tuổi mà “đôi hàm
răng vẫn trắng đều” còn mình “bởi lâu ngày không ăn cỏ nên hàm răng vừa
vàng khè vừa cáu bẩn”. Nỗi xấu hổ của Can Ba mỗi lúc một dâng cao và xen
lẫn trong đó là sự thành kính khi ông Cửu dạy lại cách nhai cỏ:“Ông Cửu vừa
dùng chiếc đầu lưỡi hồng hồng đẩy những cọng rễ cỏ đang nhai trong miệng
đến độ nát nhừ ra ngoài, dùng môi kẹp lại cho tôi xem.” Khi nhìn ông Cửu
nhai cỏ, tiếng nhai chóc chách vang lên có vẻ rất ngon lành với câu nói gần

như ra lệnh của vị trưởng bối “Nhai kĩ rồi nuốt đi!” Can Ba đã thực sự tỉnh
ngộ và nhớ ra mình cũng là một người biết ăn cỏ.
Bất cứ nhân vật nào trong gia tộc ăn cỏ xuất hiện thì đồng thời việc
nhai cỏ cũng được nhà văn miêu tả lại hết sức tỉ mỉ, cẩn trọng và có phần
thành kính. Thói quen ăn cỏ không phải chỉ là để vệ sinh răng miệng sau bữa
cơm. Việc ăn cỏ thường ngày giúp cho những người trong gia tộc cảm thấy tự
tin hơn. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua hình ảnh ông Tứ - vị tộc trưởng
đứng đầu gia tộc. Ông nhai cỏ ở bất cứ nơi đâu và không kể thời gian nào.
Trong khi kể lại giấc mơ gặp vua châu chấu trước toàn thể gia tộc ông “lấy
một nhúm rễ cỏ tranh bỏ vào miệng nhai, đôi mắt hướng về những đám bụi

12


đang bay trong gió trên đường”. Vị ngọt và sự thô ráp của cỏ khiến đầu óc
ông trở lên tỉnh táo lạ thường, qua đó mà câu chuyện trong giấc mơ đã làm
mọi người kinh hãi. Để lấy lại tự tin, giảm sự căng thẳng hồi hộp và bồn chồn
trong khi mong chờ người đàn bà mặc váy đỏ ở thôn Lưu Sa Khẩu đến ông
Tứ cũng không hề bỏ qua thói quen nhai cỏ:“ông vơ vội một nhúm cỏ tranh
nhét vào mồm nhai lấy nhai để”. Rồi khi gặp được nhân tình là người đàn bà
mặc váy đỏ ấy ông cũng phải nhờ đến cỏ tranh để giữ bình tĩnh cho mình, che
giấu sự vụng về và trạng thái vui mừng quá đỗi “ông thò tay vào túi lấy một
nhúm cỏ tranh bỏ vào miệng, nhờ có nhúm cỏ tranh nên đầu óc ông cũng đã
tỉnh táo lại phần nào, cảm giác nóng ran đến độ phát run của ông đã tạm lui,
chân tay cũng trở nên tự nhiên, linh hoạt hơn”.
Phong tục nhai cỏ tranh là một nét văn hóa riêng của gia tộc ăn cỏ. Nó
không thể lẫn được với các gia tộc khác trên vùng đất Cao Mật. Với một thái
độ trang trọng, Ông Tứ mời người chủ thầu xây dựng miếu Ba Lạp một nhúm
rễ cỏ tranh nhưng người chủ thầu ấy cảm thấy e ngại và hiếu kỳ. Ông ta ngần
ngại nhận lấy nhúm cỏ khi thấy người tộc trưởng tỏ vẻ không hài lòng và gần

như bắt buộc phải“nhai một cách miễn cưỡng, có vẻ đau khổ vô cùng”.
Truyền thống ăn cỏ tranh của gia tộc trên căn bản là tốt đẹp song nó cũng là
một nguyên nhân tan vỡ của một gia đình. Trong các nguyên nhân mà ông Tứ
bỏ vợ có việc bà Tứ đã không nghe lời ông khi về làm dâu gia tộc ăn cỏ. Bà
Tứ cự tuyệt lại việc phải nhai rễ cỏ tranh. Ông Tứ cho rằng bà Tứ không nhai
cỏ tranh nên miệng bà luôn phả ra“mùi đồng đã bị rỉ sét”. Có lẽ lí do mà bà
Tứ không nghe lời ông Tứ nhai cỏ tranh bởi bà cho rằng việc nhai cỏ của ông
không khác gì một con lừa và bà không muốn mình cũng trở thành một động
vật biết ăn cỏ như gia tộc kì lạ này. Đi ngược lại với qui định của dòng tộc
khiến bà phải trả giá cho cả tuổi thanh xuân của mình, đó là cuộc sống ghẻ
lạnh, thờ ơ của ông Tứ trong suốt mười một năm chung sống.

13


Gia tộc ăn cỏ ở Đông Bắc Cao Mật còn tự hào là họ đại tiện không thối.
Đúng là một gia tộc kì lạ vô cùng. Họ có thói quen ra đồng đại tiện và rằng
“ngồi xổm trên đồng ruộng mênh mông mà đại tiện là một kiểu hưởng thụ lạc
thú trong đời người”. Thậm chí họ còn chọn mùa để ra đồng đại tiện, thực
hiện qui luật tự nhiên của con người “có vào phải có ra”. Thời gian ra đồng
đại tiện tốt nhất là vào mùa xuân, lúc ấy dương khí tăng, âm khí giảm, ánh
nắng nhiều nhưng không hại. Mùa hạ thì nóng bức, mặt đất ẩm ướt, ruồi muỗi
nhiều, ra đồng đại tiện không có lợi cho sức khỏe. Mùa thu trời cao khí trong,
gió thu se lạnh đại tiện ở ngoài đồng cũng tốt. Mùa đông gió lạnh như dao cắt
thịt, cắt da chỉ có“kẻ ngu” mới ra khỏi nhà để làm chuyện ấy. Ca tụng chuyện
đại tiện của gia tộc không phải là vô lý. Để giải thích cho việc đại tiện không
có mùi hôi thối là bởi vì những người trong gia tộc đều ăn rất khỏe, ăn chủ
yếu là các loại rau nên lượng phân thải ra lớn và có mùi cỏ khô, đôi khi còn
có mùi bạc hà. Việc đại tiện trở thành một thú vui của mỗi người trong gia tộc
đặc biệt này. Mọi người sau khi đại tiện đều biểu hiện vẻ hạnh phúc, nhẹ

nhàng thái trên nét mặt, đều cảm nhận được cuộc sống vô cùng tươi đẹp.
Chẳng thế mà đứa em gái con ông chú thứ tám rất khôn ngoan, “mỗi khi
muốn xin tiền nó đều chọn đúng lúc bố nó vừa đại tiện xong và lần nào nó
cũng toại nguyện.” Việc ca tụng đại tiện ở ngoài đồng có lẽ duy nhất chỉ có
gia tộc ăn cỏ ở Đông Bắc Cao Mật. Những người không trong gia tộc này đã
phê phán việc đại tiện bẩn thỉu, hôi thối có lẽ không bao giờ hiểu và có được
lạc thú đại tiện ngoài đồng vừa hạnh phúc vừa tự hào. Người ở thành phố lúc
nào cũng ngập ngụa trong mùi nhà tiêu cống rãnh, thậm chí “hậu môn của
người ở thành phố, bất kì là nam nữ lão ấu đều đã bị tắc”. Có lẽ lần đầu tiên
trong lịch sử của loài người việc đại tiện trở thành một lạc thú hết sức sung
sướng và nó được ca ngợi một cách say sưa nhất trong gia tộc ăn cỏ.

14


Con người trong gia tộc ăn cỏ mạnh mẽ, gan góc, táo bạo nhưng cũng
hết sức linh loạn. Tuyệt đại đa số các thành viên của gia tộc đều có một chút
khí chất điên điên cuồng cuồng của những kỵ sĩ. Lịch sử gia tộc trải qua rất
nhiều biến cố song cái khí chất quái dị điên cuồng từ tổ tiên vẫn truyền lại đến
thế hệ con cháu sau này. Cái chất điên điên đó chảy trong dòng máu của ông
Tứ, ông Cửu những người đứng đầu dòng tộc. Ông Tứ thích cưỡi lừa ra đồng
đại tiện, mê mệt với người đàn bà góa ở thôn Lưu Sa Khẩu mà bỏ vợ….Ông
Cửu huấn luyện cú mèo để nó nói tiếng người, sàm sỡ với chị dâu, thông dâm
với người tình của anh trai… Hai con người trong cùng dòng tộc cùng có
chung huyết thống và cùng điên khùng như nhau.
Một gia tộc có tôn ti trật tự nhưng cũng hết sức bình đẳng. Khi nghe
xong giấc mơ về việc gặp vua châu chấu của ông Tứ mọi người sợ hãi và chờ
đợi quyết định của tộc trưởng là xây miếu Ba Lạp để thờ vua châu chấu.
Trong buổi tế lễ khánh thành miếu trang nghiêm và thần thánh “mấy trăm
con người đang quì, châu chấu bám trên đầu họ, cảm giác ngứa ngáy khó

chịu nhưng không ai dám động đậy”. Không qui định thành văn bản, thành
luật lệ song từ mọi cử chỉ đến hành động của người tộc trưởng đều được các
thành viên trong gia tộc thực hiện theo răm rắp. Chỉ một động tác vô thức khi
ông Tứ đưa tay đập chết con châu chấu đậu trên vành môi, lập tức mọi người
đồng loạt làm theo một cách điên cuồng. Quan hệ trong gia tộc đông đúc ấy
cũng gần gũi và thân mật như bản chất vốn có của những người ăn cỏ tranh.
Họ chấp nhận những lời bông đùa, trêu chọc của hàng ngũ con cháu đối với
người có vai vế, tông môn nhẹ nhàng, vui vẻ. Ông Tứ là người cao nhất trong
gia tộc vậy mà cô em gái nhà ông chú thứ mười tám vẫn mang ông ra làm trò
cười: “Ông Tứ không còn sữa để uống nữa rồi! Mọi người lại cười ầm lên, cô
Thất cười đến độ đánh rắm!”. Trong gia tộc ăn cỏ tranh không có sự phân
biệt nam phụ lão ấu, ai cũng có quyền nói, chỉ trích, trêu đùa nhau một cách

15


thẳng thắn nhất. Nhưng có điều tất cả những lời nói bông đùa tiếu táo ấy
không một người nào trong gia tộc cảm thấy ấm ức bởi đó còn là bản chất của
những người ăn cỏ, tự nhiên, linh loạn.
Sự hưng thịnh và suy tàn của gia tộc ăn cỏ tranh diễn ra trong những
thời khắc lịch sử đáng nhớ. Năm mươi năm trước, lúc gia tộc ăn cỏ đồ sộ của
vùng Đông Bắc đang yên ấm, hạnh phúc thì nạn châu chấu xuất hiện. Để tiêu
diệt châu chấu ông Tứ đã vận động người trong tộc góp tiền xây miếu để thờ
vua châu chấu, ông Cửu vận động mọi người xây dựng miếu Lưu tướng quân
để che chở cho dân làng. Nhưng dù có xây xong miếu thì đại dịch châu chấu
vẫn đang ra sức tàn phá mùa màng, hoa màu của gia tộc. Năm mươi năm sau
châu chấu xuất hiện, các trưởng bối đã già, người trong gia tộc cũng không
còn đông đúc nữa, công việc diệt châu chấu không còn khẩn trương gấp gáp
nữa. Nó trở nên bình thường, thậm chí những người trong gia tộc còn lại như
Can Ba cũng cảm thấy nó không nghiêm trọng như đại dịch của năm mươi

năm về trước. Ông Tứ, ông Cửu không lo diệt châu chấu nữa mà họ đang sám
hối trước quá khứ điên đảo của cuộc đời mình. Thời khắc suy tàn của một gia
tộc đã đến, nó nhuốm màu thê lương, buồn bã.
Trong quá khứ hào hùng của một gia tộc ăn cỏ tranh không tránh khỏi
những sai lầm của lịch sử dòng tộc. Một đôi trai gái cùng họ, có màng chân
yêu nhau say đắm bất chấp luật lệ của dòng tộc đã qui định những người cùng
dòng họ không được lấy nhau để duy trì nòi giống. Họ bị trừng phạt bằng
hình phạt thảm khốc nhất: hỏa thiêu. Cặp uyên ương coi thường gia pháp, bất
chấp luật lệ đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình và hài nhi còn
chưa kịp chào đời. Từ câu chuyện đau buồn đó gia tộc ăn cỏ hưng thịnh trở
lại. Câu chuyện về người đàn ông giao phối với con lừa cái và bị đánh chết
cũng là một vết nhơ của lịch sử gia tộc. Để trừng trị kẻ làm bại hoại gia phong
loài người, kẻ phạm tội bị đánh cho đến lúc chết. Câu chuyện ô nhục đó vẫn

16


được âm thầm truyền tụng trong gia tộc. Để gia tộc tồn tại và phát triển phải
có gia pháp. Dùng hình phạt tàn khốc để trung hưng gia tộc, dùng roi da để
duy trì gia đạo, tất cả đều thể hiện sự tiến hóa của một gia tộc. Tiến hóa là
một quá trình lâu dài và đau đớn.
Trong lịch sử tồn tại của bất kỳ gia tộc nào cũng đều có những sự kiện
trọng đại và nó trở thành nỗi ám ảnh của thế hệ con cháu đời sau. Vì thế mà
“gia tộc ăn cỏ xanh đồ sộ ở Đông Bắc Cao Mật rất kính trọng và sợ hãi ngọn
lửa trên đồng cỏ”. Câu chuyện tình yêu của đôi trai gái có màng chân trong
gia tộc bị thiêu sống trên ngọn lửa đã để lại dấu ấn không thể quên từ đời này
sang đời khác. Ngọn lửa của đêm trăng năm nào đã tắt nhưng nó vẫn âm ỉ
cháy trong lòng mỗi con người của gia tộc. Mỗi lần “ánh lửa đã từng chiếu
qua gương mặt tổ tiên, ấn tượng về ánh lửa ấy đến nay vẫn còn đang chiếu
rọi linh hồn của những thành viên trong gia tộc”. Vì vậy không còn cách nào

khác, không thể nhờ thần linh che chở, già trẻ trong làng từ thôn trong đến
thôn ngoài đều triển khai công cuộc tiêu diệt châu chấu khẩn trương và có
hiệu quả. Họ đã tìm được cách diệt châu chấu bằng chính cái mà cả gia tộc
đều kinh sợ nhất: ngọn lửa. Từ câu chuyện trừng phạt đau lòng của đôi trai
gái có màng chân “nỗi sợ hãi đối với lửa được di truyền từ đời này sang đời
khác”. Nhưng trước đại nạn châu chấu ngọn lửa lại cứu nguy cho cả gia tộc.
Có thể nói gia tộc ăn cỏ tranh đã chìm vào dĩ vãng song quá khứ, hiện
tại, tương lai của gia tộc vẫn cuồn cuộn chảy trong chiều dài của lịch sử, của
đất nước. Chính vì thế mà nhà văn Mạc Ngôn đã nhận thấy “lịch sử của một
gia tộc có khi lại là lịch sử của một vương triều thu nhỏ; một vương triều hay
một gia tộc trong bước đường suy thoái đều có những kẻ dâm ô, trác táng,
đều có cảnh nồi da nấu thịt, cha con anh em tranh đoạt…. nhưng bề mặt của
nó vẫn cứ là nhân nghĩa, đạo đức, thân ái, từ nhượng, công bằng, nghiêm
minh….”

17


1.2.….. đến các nhân vật cụ thể
Bức tranh thế giới nhân vật trong Châu chấu đỏ được mô phỏng từ
những con người của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Tất cả tạo thành một hệ
thống nhân vật vô cùng đa dạng và độc đáo với đủ mọi diện mạo và tính cách.
Từ những con người khốn khổ ở miền quê Cao Mật như ông Tứ, ông Cửu, bà
Tứ … đến những kẻ tha hóa như giáo sư, người đàn bà mặc váy đen sa đọa ở
thành phố cũng phải chịu sự chi phối của xã hội. Họ là hình ảnh tượng trưng
cho những con người vừa phải khốn đốn bảo vệ và giành lấy cuộc sống cho
mình, vừa bị trói buộc bởi những quan niệm phong kiến, những hủ tục, vừa bị
nhiễm những thói hư tật xấu của xã hội đương thời.
Mối quan hệ trong dòng tộc có sự đan chéo, phức tạp và đôi lúc trở nên
nghiệt ngã. Đứng đầu gia tộc ăn cỏ tranh là ông Tứ - một thầy lang có y thuật

cao tay nhưng cuộc đời hết sức điên đảo. Ông Tứ tính đến thời điểm gặp lại
Can Ba thì đã “ngót nghét chín mươi mà vẫn khỏe mạnh”. Cuộc đời ông gắn
liền với sự tồn tại và suy vong của gia tộc ăn cỏ tranh. Một cuộc đời với nhiều
biến cố, thăng trầm, buồn nhiều hơn vui.
Ông Tứ là một thầy lang nổi tiếng trong gia tộc ăn cỏ. Ông tinh thông
âm dương ngũ hành, được coi là cuốn “Bản thảo cương mục” sống. Hiệu
thuốc của ông đông đúc bệnh nhân từ trong làng đến ngoài làng đều nghe
danh ông khám và trị bệnh rất giỏi. Khi làm nghề thầy thuốc ông Tứ không
phải lúc nào cũng là một thầy lang tốt, ông có cứu người nhưng cũng hại
người. Ông làm thuốc giả để lừa mọi người “dùng cối giã nát châu chấu rồi
viên thành những viên Bách linh hoàn như hạt ngô đồng đem bán và thu về
không biết cơ man nào là tiền”. Trong khi châu chấu đang tràn ngập khắp
xóm làng và gây ra nỗi kinh hãi đối với cả gia tộc ăn cỏ tranh ông Tứ vẫn thản
nhiên kiếm tiền để thỏa mãn lòng tham của mình. Sự thật trần trụi và trớ trêu

18


là ông làm thầy thuốc để cứu người nhưng cũng từ tay nghề của mình mà ông
lại giết người. Điều này quả đúng là thất đức quá. Những người biết chuyện
gian díu của ông với người đàn bà góa mặc váy đỏ, họ cũng đoán ra nguyên
nhân cái chết của bố chồng bà ta. Ông bố chồng ấy bị bệnh nặng và đang
giám sát cô con dâu vẫn hừng hực sức xuân, chính vì vậy mà ông phải dọn
dẹp vật cản đường duy nhất để ông đến với người tình bé nhỏ của mình.
Những việc làm suy đồi đối với đạo đức của một thầy thuốc khiến tâm can
ông không một ngày yên ổn. Tình yêu của ông đối với người đàn bà mặc váy
đỏ vô cùng mãnh liệt cho dù tình yêu đó là trái với luân thường đạo lý và nó
đã làm cho cuộc đời ông thêm nhiều tội lỗi hơn. Mặc dù xấu xa, bỉ ổi với
những tội lỗi tày trời song trong tâm thức ông Tứ vẫn là người có lương tri.
Ngày ngày ông vẫn bốc thuốc cứu người, ông không quản ngại “muỗi đốt,

ruồi bâu” để hái cỏ cứu Can Ba khi bị bệnh sốt rét hành hạ. Để hái được
thuốc ông đã bị con hà mã trong đầm lầy cắn cho một miếng, bị con ngựa vằn
nấp trong lau sậy đá cho một cú. Ông đã vì một vị thuốc đông y quí giá mà
chẳng quản sự nguy hiểm đến tính mạng vào sâu trong đầm lầy, thiếu chút
nữa là đã sa vào những vũng bùn đỏ quạch không đáy. Thực chất nếu người
đời có tha thứ cho những tội lỗi của ông thì bản thân ông vẫn không cho phép
mình sống thanh thản. Hình ảnh một ông lão chín mươi tuổi ngày ngày thất
thần hướng về ngôi miếu hoang, sám hối mọi tội lỗi trong quá khứ không
khỏi khiến mọi người chạnh lòng xót xa.
Cuộc sống hôn nhân gia đình của ông Tứ không hạnh phúc. Đối với vợ,
ông Tứ là người chồng độc đoán, trăng hoa, tàn nhẫn. Ông đối xử với bà Tứ
không khác một người dưng, sống thờ ơ, ích kỉ và lạnh lùng. Ông không yêu
bà Tứ, mặc dù bà Tứ là một người đàn bà khỏe mạnh, xinh đẹp. Ông rất giận
bà khi về làm dâu đã không nghe lời ông là nhai rễ cỏ tranh như bao người
con dâu khác trong gia tộc. Khi con người đến với nhau không có tình yêu thì

19


họ viện đủ mọi lí do để xa lánh, trốn tránh nhau. Cuộc sống vợ chồng của ông
Tứ thật buồn tẻ, u uất, nặng nề. Ông cho rằng miệng bà Tứ phả ra “mùi đồng
gỉ” nên không còn hứng thú gì với chuyện chăn gối, bà Tứ còn có thói quen
ngủ ngáy rất to nên ông Tứ không bao giờ được ngon giấc. Ông Tứ rất tàn
nhẫn khi ruồng rẫy vợ mình. Cuộc sống vợ chồng ông vô cùng ngột ngạt, ông
căm ghét mùi đồng gỉ phả ra từ miệng bà Tứ khiến ông “ghét lây cả thân thể
bà”. Từ những oán ghét này mà rạn nứt trong tình cảm của gia đình ông Tứ
ngày càng trầm trọng hơn. Sau này ông Cửu minh oan cho bà Tứ rằng miệng
bà không có mùi gỉ sét khó chịu ấy, ông cũng không chấp nhận bà. Tình cảm
vợ chồng phải xuất phát từ tình yêu đích thực, sự đồng điệu của hai tâm hồn,
nhưng ngay từ sau đêm tân hôn ông Tứ đã chối bỏ vợ mình không thương

tiếc. Ông Tứ và bà Tứ sống trong một mái nhà mà hai con tim không thể dung
hòa được, họ bắt buộc phải sống với nhau vì nghĩa vụ. Chính vì thế mà bà Tứ
không kìm chế được dục vọng nên đã phạm sai lầm đắt giá nhất là phản bội
chồng ngay trong ngôi nhà mình. Ông Tứ đi theo tiếng gọi của con tim đó là
tình yêu đầy dục vọng với người đàn bà góa. Ông cho mình cái quyền được
bỏ vợ khi người đàn bà của ông ngoại tình, trong khi chính bản thân ông là
người đẩy bà Tứ đến hoàn cảnh phải phản bội chồng đi theo một người đàn
ông khác. Người trong dòng họ cho rằng ông “chết mê chết mệt con yêu tinh
mặc váy đỏ ở Lưu Sa Khẩu” nên mới ghẻ lạnh với vợ. Bản tính ích kỉ, ông
không chấp nhận được việc vợ ngoại tình nhưng bản thân ông lại say mê
người đàn bà góa mặc váy đỏ đó. Con người ông luôn chứa đầy mâu thuẫn,
căm giận kẻ đã ăn nằm với vợ mình nhưng lại công khai việc ngoại tình của
mình. Kết cục cuộc đời ông đúng như lời bà Tứ nói “Ông đã hại một người
đàn bà, trước sau gì ông cũng bị hại bởi một người đàn bà khác!”. Tấn bi
kịch gia đình của người đứng đầu gia tộc ăn cỏ tranh khiến nhiều người trong
dòng tộc còn kể mãi.

20


Ông Tứ được coi là người có vai vế trong gia tộc ăn cỏ tranh. Đối với
mọi người ông là kẻ bề trên, vừa có kiến thức uyên bác, vừa có uy tín. Ông
cũng là người biết lo lắng, bảo vệ cho gia tộc ở vùng Đông Bắc Cao Mật này.
Trước đại nạn châu chấu xảy ra ông rất nghiêm túc hỏi ý kiến trong dòng tộc
về việc xây miếu dựng Ba Lạp. Cả gia tộc đồng lòng nhất trí góp tiền “mỗi
người một đồng Đại Dương” để xây dựng miếu. Ông cùng dân làng xây miếu
với mục đích cao cả là sống chung cùng với gia tộc ăn cỏ tranh khác, không
tranh giành phần cỏ với vua châu chấu. Người đứng đầu dòng tộc ấy quan
niệm phải xây miếu đường không thì “vua châu chấu sẽ thống lĩnh triệu triệu
tinh binh của mình mà tàn phá hết ngay một cọng cỏ tranh cũng không còn.”

Một sự tin tưởng đậm màu sắc thần bí, mù quáng. Công việc xây miếu được
ông Tứ lo liệu cẩn thận từ khâu thuê thợ cho đến việc khánh thành. Ông
không dùng những người trong gia tộc mà thuê thợ từ nơi khác đến. Ông
không tin tưởng chính những người của gia tộc mình có lẽ ông hiểu được bản
chất của gia tộc ăn cỏ tranh thông qua chính bản thân ông. Ông rất tôn sùng
thần châu chấu nên việc xây miếu được ông giám sát chặt chẽ. Ngày khánh
thành ngôi miếu cũng là ngày bà Tứ bị trả về nhà cha mẹ đẻ vì tội thông dâm.
Trong cái ngày trọng đại ấy ông Tứ đã mất đi một người vợ trẻ đẹp và châu
chấu vẫn ào vào làng cho dù cả dân làng đã trịnh trọng tế lễ để xua đuổi
chúng đi.
Ông Tứ có một người em trai là ông Cửu. Ông Cửu kém anh của mình
bốn tuổi. Quan hệ của họ có những lúc vô cùng căng thẳng cũng chỉ vì đàn bà
“ngay cả lúc ăn cơm, một tay đặt lên bao súng và có thể ngoéo cò súng bất kỳ
lúc nào”. Ông điên cuồng khi biết việc em trai sàm sỡ với chị dâu. Cơn giận
ngút trời khiến ông Tứ trở nên hung dữ vô cùng. Ông lao vào người em trai
của mình và “đưa miệng lên trán ông Cửu cắn mạnh một miếng”. Trong khi
trừng phạt ông Cửu, ông đã kịp nhận ra kẻ loạn luân ấy là người có cùng

21


huyết thống với mình. Ông đã kìm nén cơn giận dữ để mình không phạm sai
lầm như việc đã làm với người thợ hàn. Có thể thấy trong cùng một thời gian
ngắn ông Tứ liên tiếp phải chịu đựng hai nỗi đau lớn, người vợ sau mười một
năm chung sống phản bội ông, em trai vì dục vọng bất chấp bề bậc đã loạn
luân với chị dâu. Xét về gia pháp ông Tứ có thể trừng phạt em mình như tình
địch của ông, song dường như lương tâm ông đã kịp ngăn trở ông làm điều tồi
tệ. Nhưng có lẽ cơn giận dữ thực sự và mối bất hòa của hai anh em ông Tứ đã
bùng phát trở lại khi cả hai cùng tranh giành người đàn bà mặc váy đỏ ở thôn
Lưu Sa Khẩu. Chuyện đồi bại của em trai bị ông Tứ phát hiện ra khi ông Cửu

ở nhà người đàn bà đó. Cơn ghen khủng khiếp ập xuống đầu cả hai con người
điên khùng trong gia tộc ăn cỏ khiến họ mất hết lý trí. Họ cầm súng rượt đuổi,
cảnh cáo nhau nhưng không ai bắn ai bị thương cả. Họ xúc phạm, nhục mạ,
chửi rủa tổ tiên của chính mình. Ông Tứ và ông Cửu giận nhau đến nỗi có thể
bắn chết nhau nhưng trong thâm tâm họ vẫn là người trong một gia đình nên
cả hai đã không để bi kịch xảy ra, đó là cảnh anh em tương tàn chỉ vì một
người đàn bà. Khi cả hai người trở về già sự căng thẳng giận dữ của hai anh
em cũng phai nhạt theo năm tháng. Khi Ông Cửu mang chuyện tình ái, trăng
hoa của anh mình kể lại cho con cháu nghe, ông Tứ cũng “chẳng cảm thấy có
gì là xúc phạm mình quá đáng và cũng chỉ hét lên cho oai thế thôi”.
Trước việc giữ gìn gia đạo ông Tứ cũng là người tham gia nhiệt tình
nhất. Người đàn ông có tên “Cái chuông lớn” đã phạm phải tội lỗi tày trời đó
là giao phối với một con lừa cái. Khi hành hình con người ấy và con lừa vô tội
ông đã tận lực trừng phạt họ một cách tàn khốc nhất đến nỗi “mình đồng da
sắt cũng bị nát nhừ ra”. Ông ra tay mạnh mẽ và không thương xót đối với
những kẻ làm bại hoại gia phong, ô uế dòng tộc. Ông trừng phạt người thợ
hàn đã hủ hóa với vợ ông cũng tàn bạo vô cùng. Sau khi bắt gặp bà Tứ ăn
nằm với gã thợ hàn bản chất điên cuồng trong ông trỗi dậy, ông cảm thấy

22


mình bị sỉ nhục nên đã dùng cành cây hòe vót nhọn đâm hỏng một mắt người
thợ hàn. Ông Tứ cũng nhận ra tấn bi kịch này do chính mình gây nên “nếu
đem một con chó cái đang trong thời kì động tình đặt bên cạnh một con chó
đực cường tráng, chuyện tất nhiên sẽ xảy ra là chúng sẽ tiến hành giao phối
với nhau” nhưng với bản tính cao ngạo ông không chấp nhận nỗi ô nhục này,
ông phải trừng phạt hai con người tội lỗi đó là bà Tứ và gã thợ hàn. Nỗi uất
hận trong ông bốc cao ngùn ngụt khi một kẻ không thuộc gia tộc của ông lại
dám phá vỡ tôn ti trật tự trong gia đình ông, quyến rũ vợ ông, mặc dù ông

không cần đến bà ấy với tư cách là một người vợ. Ông đã ghi thêm một tội lỗi
vào cuộc đời của mình đó là giết chết một tình yêu ngang trái vừa chớm nở.
Con người ông Tứ mang dòng máu điên điên khùng khùng của gia tộc
ăn cỏ tranh hết sức phức tạp và rối rắm. Trong ông luôn tồn tại hai mặt tốt xấu
lẫn lộn. Ông làm thầy thuốc cứu người song cũng hại người, làm ăn điên đảo,
trộn thuốc giả nhưng lại phát minh ra một phương thuốc trị được căn bệnh sốt
rét quái ác. Ông bỏ vợ vì vợ ngoại tình nhưng chính mình cũng không vượt
qua được dục vọng tầm thường của con người, ông cũng ngoại tình. Trong khi
xây miếu thờ vua châu chấu thì bớt tiền của dân nhưng rất tôn sùng loài vật
nhỏ bé này. Để bào chữa cho những việc làm tội lỗi của ông tổ gia tộc ăn cỏ
tranh nhà văn Mạc Ngôn đã mượn lời nhân vật Can Ba, cho rằng vì ông là
người nông dân sinh ra trong thời tao loạn, những người nắm chính quyền
cũng không phải là người tốt và so ra ông đã làm được nhiều việc đáng bằng
“một tòa tháp bia mười tầng”. Cách lí giải cho những sai lầm trong quá khứ
của một đời người có lẽ không phải là việc so sánh giữa thiện ác, tốt xấu mà
cần thấy rõ hơn bản chất của con người trong cuộc sống còn đầy những thói
hư tật xấu của xã hội đương thời bấy giờ khiến con người đã tự dần đánh mất
đi giá trị sống của bản thân. Vì thế mà dưới con mắt của nhà văn Mạc Ngôn
“con người thực ra cũng chẳng hơn gì loài súc vật, thậm chí con súc sinh hư

23


hỏng nhất cũng chẳng thể bằng con người”. Đây có thể là một lời nhận xét
chua cay và xót xa nhất về loài động vật ăn cỏ bậc cao: con người.
Trong cuộc đời ông Tứ có hai người đàn bà: một người được cưới hỏi
đàng hoàng và một người ông lén lút qua lại. Cả hai người này đều không
mang lại hạnh phúc thực sự cho ông và chính ông lại đẩy họ vào những bi
kịch đau khổ nhất. Bà Tứ làm vợ ông khi mới mười tám tuổi, sau mười một
năm chung sống không hạnh phúc, bà bị trả về nhà cha mẹ vì tội thông dâm.

Bà Tứ lấy chồng không phải vì tình yêu mà do sự sắp đặt của gia đình. Lúc
đầu cuộc sống vợ chồng bà cũng êm ấm như bao gia đình khác trong làng.
Thời gian đầu chung sống “ngủ trưa mà hai người vẫn ôm nhau, mồ hôi chảy
ròng ròng”. Nhưng hạnh phúc quá mong manh khi ông Tứ bắt đầu chê bai
vợ. Bà Tứ là người mạnh mẽ, thân thể cao lớn, nước da trắng đẹp. Về nhan
sắc bà được coi là một mỹ nhân, thế nhưng bà lại không được chồng yêu
thương. Bà Tứ cương quyết chống lại việc nhai cỏ tranh, bà không chấp nhận
được lệ tộc của dòng họ. Bà sống lặng lẽ, nhẫn nhục bên người chồng ích kỉ,
ghê gớm. Cuộc sống ngột ngạt mà bà phải chịu đựng trong suốt từng ấy năm
trời khiến người ta không khỏi bùi ngùi, thương cảm. Bà còn trẻ, nhiều dục
vọng đam mê vậy mà ông Tứ bỏ rơi bà. Những người đồng cảm với bà như bà
Ngũ cho rằng “ruồi muỗi bọ chét cũng cần được làm tình” huống hồ bà Tứ
son trẻ thế mà đã bị chồng chê. Cuộc sống gia đình bà với vẻ bề ngoài là vợ
chồng nhưng bên trong đã tan vỡ từ lâu. Bà khao khát yêu thương nhưng
chồng lại hờ hững nhạt nhẽo. Bi kịch xảy ra khi mâu thuẫn gia đình ngày càng
nặng nề hơn. Bà Tứ sống với chồng mà cô đơn, buồn khổ vô cùng. Thế rồi bà
gặp người thợ hàn và thỏa mãn ham muốn xác thịt. Bà mắc tội ngoại tình, một
tội lỗi tày trời đối với vợ của người đứng đầu gia tộc. Bà không thanh minh
hay bao biện cho lỗi lầm đó của mình. Chỉ duy nhất trước khi bị trả về nhà bố
mẹ đẻ bà đã vạch tội người đẩy bà đến hoàn cảnh phải ngoại tình “chuyện tôi

24


làm với thằng thợ hàn kia cũng là do ông mà ra cả thôi”. Mang theo tâm
trạng ngổn ngang, u uất bà rời khỏi nhà chồng. Bi kịch gia đình vô cùng tồi tệ,
người vợ vì khao khát nhục dục mà không giữ được đạo làm vợ, người chồng
cùng vì tình mà phản bội vợ. Hình ảnh bà Tứ đường hoàng cưỡi lừa trở về
nhà cha mẹ đẻ trên con đường lớn cho thấy bà là một người đàn bà mạnh mẽ
gan góc. Bà không cảm thấy xấu hổ vì việc làm của mình, bà có quyền ngẩng

cao đầu vì những gì bà phải chịu đựng trong suốt những năm tháng về làm
dâu của gia tộc ăn cỏ. Bà xông thẳng vào nơi tế lễ trang nghiêm chửi mắng
ông Tứ không tiếc lời. Bà chia tay những người chị em họ hàng bịn rịn như
người ta sắp đi xa chứ không phải là kẻ bị chồng bỏ vì tội thông dâm. Nhìn lại
cả cuộc đời bà Tứ từ khi về làm vợ ông Tứ chưa có lấy một ngày hạnh phúc
trọn vẹn. Đến cái chết tức tưởi của bà cũng không được chôn cất toàn thây
“những con quạ đen xấu xí mổ và cào xé gương mặt của những thi thể không
còn ra hình thù gì nữa”. Cả gia tộc chứng kiến một đời người ngắn ngủi của
bà Tứ bằng sự thờ ơ, lãnh đạm. Số phận con người thật nhỏ bé và mỏng
manh. Cái chết của bà Tứ và câu chuyện bà gần như hóa Phật khi ngồi trên
lưng lừa vẫn được những người trong gia tộc truyền kể cho nhau.
Trong gia tộc ăn cỏ đông đúc có những con người cùng huyết thống
nhưng lại coi nhau như kẻ thù. Họ cùng sinh ra từ một cha mẹ nên có chung
tính cách. Có thể vì thế nên họ không chấp nhận nhau mà luôn tìm cách triệt
hạ tính cách điên khùng của nhau. Ông Cửu cũng mang trong mình những
thói ích kỉ, tham lam, dục vọng tầm thường giống anh trai mình. Là người
quan trọng thứ hai trong gia tộc ông Cửu cũng có cuộc sống vợ chồng không
tốt đẹp gì. Bản thân ông là người nát rượu, lúc nào cũng say xỉn. Khi biết vợ
bị rơi xuống mương nước có đến ba lần ông nhấp thêm rượu trước khi lao đi
cứu vợ. Trái ngược với gia đình anh trai, ông Cửu là “con sâu rượu” và bà
Cửu thì nanh nọc, gớm ghiếc. Cuộc sống của họ cũng là những chuỗi bi kịch

25


×