Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Tư tưởng triết học của lê quý đôn trong vân đài loại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.45 KB, 124 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lê Quý Đôn (1726 – 1784), một học giả xuất sắc, một nhà tư tưởng lớn
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới thời phong kiến. Ông sống trong thời kỳ
có nhiều thay đổi lớn lao trong lòng xã hội Việt Nam. Nền kinh tế hàng hóa
đang trên đà khởi sắc, thị trường trong và ngoài nước được mở rộng mạnh
mẽ, sự phát triển của ngoại thương đã đưa tới sự phát triển của thủ công
nghiệp và thương nghiệp. Sự tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản phương Tây làm
cho thị trường của nước ta phồn thịnh và nhất thời hưng khởi. Một loạt thành
thị và nửa thành thị hình thành làm cho tầng lớp thị dân gia tăng nhanh chóng.
Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống văn hóa tinh thần,
khoa học của nước ta, xuất hiện những đòi hỏi về sự chuyển biến trong tư
tưởng, ý thức. Chính nhu cầu của tư duy lý luận và những đòi hỏi của thực
tiễn lúc bấy giờ đã đưa đến sự xuất hiện những tư tưởng lớn. Và Lê Quý Đôn
đã thực sự trở thành đỉnh cao tri thức Việt Nam thế kỷ XVIII, và có ảnh
hưởng vĩ đại mãi về sau.
Bình sinh Lê Quý Đôn có hai hoài bão lớn, kinh bang tế thế và trước
thư lập ngôn. Với hoài bão thứ nhất, ông không được viên mãn, đến khi cuối
đời vẫn ôm mối bất đắc chí. Với hoài bão thứ hai, ông thực sự được thỏa chí,
và đã trở thành một nhà bác học lừng danh của Việt Nam.
Không ít người cho rằng, Lê Quý Đôn là người công danh hiển đạt,
hoạn lộ hanh thông, nhưng thực tế không phải như vậy. Cuộc đời ông là một
bi kịch, bi kịch này chứa đựng những mâu thuẫn của thời đại. Bởi ông là một
tài năng lớn, mà tầm vóc đó đã vượt ra khỏi khuôn khổ của xã hội đương thời,
làm quan ở thời loạn, khi mà nền cai trị đã thối nát thì một người chính trực
uyên bác, một người có tư tưởng bác học tiến bộ như ông thì đương nhiên
phải hứng chịu nhiều bi kịch. Song con đường làm quan quả lắm chông gai,
1
1



thì con đường học thuật lại thăng hoa rực rỡ. Với sự nghiệp trước thuật, tài
năng của ông thật sự ở hàng những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Thăng
Long – Hà Nội.
Đối với Lê Quý Đôn, đọc sách và viết sách là cái sở trường, cái đam
mê, và gần như mục đích sống của ông. Ông không chỉ đọc Kinh, Thư, Sử,
Truyện mà còn đọc cả bách gia chư tử, không chỉ đọc sách của tiền nhân nước
ta mà còn đọc nhiều ngoại thư, kể cả thiên văn, địa lý, tử vi, thái ất, lục nhâm.
Ông không chỉ đọc sách Trung Hoa mà còn đọc cả sách Tây phương, như
Khôn dư đồ thuyết – cuốn sách về địa lý của Ferdinandus Verbiest (1623 –
1688, một giáo sĩ Bỉ đến Trung Hoa đời Thuận Trị – nhà Thanh), đã được
dịch sang Hán văn, khi ông đi sứ Yên Kinh (1761). Không chỉ đọc và học
chữ, ông còn học hỏi ở dân gian và biết kết hợp cái tư duy bác học với tri thức
dân gian. Lê Quý Đôn thực sự là một con người “uyên bác” theo nghĩa đầy đủ
nhất của hai chữ này ở thời đại của ông.
Với Lê Quý Đôn, di sản lập ngôn của ông là cả một khối đồ sộ đến 50
bộ sách, với hàng trăm quyển, gồm cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự
nhiên. Ông là cây đại thụ trong lịch sử học thuật nước nhà. Không kể các tác
phẩm bị thất lạc, bị tiêu hủy hay còn ở dạng tồn nghi, chỉ tính riêng 12 bộ
sách biết đích xác tác giả là Lê Quý Đôn cũng đủ thấy sức đọc, sức viết của
ông phi thường đến nhường nào. Điển hình là trong vòng sáu tháng làm Hiệp
trấn vùng Thuận Hóa (1776), dù công việc của vùng đất mới bình định bề
bộn, nhưng ông vẫn hoàn thành công trình Phủ biên tạp lục - một tập ký với
những tư liệu có giá trị về xứ Đàng trong, từ thế kỷ XVIII trở về trước, mà
trước ông rất ít người đề cập đến.
Niên biểu Lê Quý Đôn cho biết, những công trình nghiên cứu quan
trọng nhất của ông được hoàn thành vào những thời điểm ông đang ở “ngôi
cao chức trọng”. Chính cái vị thế quan chức cao cấp ấy đã giúp ông chiếm
2

2



lĩnh những khối tư liệu đồ sộ ở thư khố, thư viện của nhà nước và biết được
những chuyện “thâm cung bí sử”. Ông thường xuyên có những chuyến điền
dã, khảo sát ở những vùng xa xôi, dưới danh nghĩa liêm phóng hay trị nhậm.
Ông cũng từng đi sứ Trung Hoa để tiếp cận một nền văn hóa lớn và những tri
thức mới về thế giới. Ông là một nhà bác học, một nhà tư tưởng làm quan hơn
là một ông quan có tư tưởng và tư duy bác học. Ông đã thành công khi sử
dụng quyền lực như một phương tiện để đạt mục đích khoa học, mà thực chất
cũng là vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Từ hơn hai thế kỷ nay, nhiều ngành khoa học nước ta, ở những mức độ
khác nhau vẫn phát triển dưới ánh sáng của tư duy bác học Lê Quý Đôn. Bởi
ông là “tập đại thành” của mọi tri thức dân tộc thế kỷ XVIII, là một nhà khoa
học tiêu biểu cho xu hướng bách khoa thư ở phương Đông lúc bấy giờ.
Giới sử học Việt Nam hiện vẫn coi ông là bậc tiền bối đặc biệt tin cậy.
Những bộ sách lớn của ông như Lê triều thông sử, Bắc sứ thông lục, Phủ biên
tạp lục, Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục, Thư kinh diễn nghĩa
ngoài ý nghĩa là kho sử liệu vô giá, còn mang lại cho người nghiên cứu lịch
sử một phương pháp làm việc khoa học.
Trong tất cả những giá trị lịch sử mà ông để lại cho đời, không thế
không kể đến tác phẩm Vân Đài loại ngữ, một trước tác tiêu biểu nhất của Lê
Quý Đôn, mang tư tưởng tiến bộ và chưa đựng nhiều giá trị. Những tư tưởng
tiến bộ, những hiểu biết trên nhiều lĩnh vực của ông trong tác phẩm đến bây
giờ còn nguyên giá trị.
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình các cấp, các tạp chí, bài
báo nghiên cứu về nhà bác học Lê Quý Đôn nhưng hầu như chưa có một nhà
nghiên cứu, một tác giả nào có công trình nghiên cứu đầy đủ tư tưởng cuả
ông. Xét thấy giá trị cũng như tính hiện đại trong nhiều tư tưởng của Lê Quý
Đôn cộng với những công trình nghiên cứu về ông còn sơ sài, thiếu hệ thống,
3


3


mặt khác, việc nghiên cứu cơ bản về tư tưởng của dân tộc ta trong lịch sử là
việc làm cần thiết không chỉ khơi gợi niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần
giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy để góp phần
vào việc nghiên cứu tư tưởng dân tộc, tôi quyết định chọn “Tư tưởng triết
học của Lê Quý Đôn trong Vân Đài loại ngữ” làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình viết về Lê Quý Đôn theo nhiều
phương diện khác nhau. Có thể phân định sơ bộ các nhóm nghiên cứu theo
chủ đề và mục đích riêng. Nhóm thứ nhất là tập trung nghiên cứu và giới
thiệu thân thế, sự nghiệp của Lê Quý Đôn. Nhóm thứ hai đề cập đến một số
khuynh hướng tư tưởng của Lê Quý Đôn cũng như mối quan hệ của tư tưởng
đó với tư tưởng dân tộc thế kỉ XVIII. Số khác chuyên bàn đến tư liệu của ông.
Tuy nhiên trong đề tài của mình tôi chú trọng đến những công trình liên quan
đến thân thế sự nghiệp và những nội dung tư tưởng quan trọng được nhà tư
tưởng trình bày trong Vân Đài loại ngữ.
Trong các công trình nghiên cứu, các bài viết mà tôi tìm hiểu có một số
công trình tiêu biểu bàn đến tư tưởng của Lê Quý Đôn, cụ thể:
1. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 của Viện Triết học do GS.TS
Nguyễn Tài Thư chủ biên, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm
1993. Trong công trình này, các tác giả đã chọn Lê Quý Đôn là nhà tư tưởng
tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng tư tưởng của thời đại ông. Công trình đã
nêu lên được những nét cơ bản nhất trong tư tưởng của Lê Quý Đôn về chính
trị - xã hội, những tư tưởng triết học, về ý thức dân tộc tự cường. Các tác giả
đã khẳng định rằng, Lê Quý Đôn có khuynh hướng kết hợp đường lối nhân trị
với pháp trị, sử dụng cặp phạm trù lý và khí để giải thích vấn đề bản thể của

thế giới. Tuy nhiên các tác giả đã không đi sâu làm rõ nguồn gốc của những
4

4


quan điểm của ông cũng như chưa giải thích rõ nhiều quan niệm khác của Lê
Quý Đôn. Tóm lại, với những gì đã đóng góp, công trình này đã giúp người
đọc có định hướng chính xác và cái nhìn khái quát khi bắt tay nghiên cứu nhà
bác học Lê Quý Đôn trên nhiều lĩnh vực.
2. Công trình thứ hai là “Lê Quý Đôn và học thuyết lý, khí” của GS
Cao Xuân Huy trong Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham
chiếu do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1995. Bài viết đã trình bày rất cụ
thể quan điểm của Lê Quý Đôn về bản thể của thế giới, vũ trụ, chỉ rõ những
điểm tiến bộ cũng như hạn chế của ông so với các nhà Nho đương thời. Tuy
nhiên do phạm vi và mục đích của bài viết mà tác giả của bài viết này chưa đề
cập tới các vấn đề về con người, chính trị xã hội – những vấn đề rất quan
trọng trong tư tưởng của Lê Quý Đôn.
3. Công trình thứ ba là Lê Quý Đôn, nhà tư tưởng Việt Nam thế kỷ
XVIII của GS Hà Thúc Minh do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998.
Đây là công trình nghiên cứu khái quát về Lê Quý Đôn trên mọi phương diện
từ thân thế, sự nghiệp, những tác phẩm tiêu biểu cho đến tư tưởng của Lê Quý
Đôn. Tác giả đã trình bày những tư tưởng chính trị xã hội, triết học của Lê
Quý Đôn và đã giúp cho độc giả có cái nhìn khái quát nhất về quan điểm lập
trường, khuynh hướng tư tưởng của ông. Tác giả đã dùng nhiều nguồn tư liệu
khác nhau ở các tác phẩm: Vân Đài loại ngữ, Thư kinh diễn nghĩa, Quần thư
khảo biện… để chứng minh cho những kết quả mà tác giả đã nêu ra.
4. Những bài viết của GS Văn Tân: Vài nét về Lê Quý Đôn, nhà bác
học của Việt Nam dưới thời phong kiến và Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự
nghiệp được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử cũng là nguồn tư liệu tham

khảo tốt bởi trong các bài viết này tác giả cũng có những bàn luận về quan
niệm triết học của nhà bác học Lê Quý Đôn. Trong bài viết của mình tác giả
đã đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp của Lê Quý Đôn, bên cạnh đó tác giả còn
trình bày khái quát những quan điểm triết học thông qua việc giải quyết mối
quan hệ giữa Lý – Khí cũng như cuộc đời hoạt động chính trị của ông. Theo
5
5


GS Văn Tân, “quan niệm triết học của Lê Quý Đôn không thể vượt ra ngoài
quan niệm triết học của Tống Nho”. Điều đó, có phần chính xác, song ngoài
sự kế thừa những tư tưởng đó, Lê Quý Đôn cũng có những quan điểm riêng
của ông về những vấn đề mà ông nghiên cứu được từ triết học Tống Nho. Tuy
xuất phát từ triết học Tống Nho, cụ thể là triết học Trình Di, song ông lại có
cách giải quyết rất riêng của mình, điều đó thể hiện rõ nét trong tác phẩm Vân
Đài loại ngữ. Lê Quý Đôn đã sử dụng rất nhiều quan điểm của các nhà triết
học phương Tây để chứng minh cho quan điểm của mình chứ không hoàn
toàn phụ thuộc vào Tống Nho. Các nhà nho thời Tống khi giải quyết mối
quan hệ giữa Lý và Khí dù theo hướng duy vật như Trương Tải hay duy tâm
khách quan như Nhị Trình, Chu Hy thì mục đích cuối cùng của họ đề cao
những giá trị đạo đức truyền thống của Nho giáo như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí,
coi đó là quy luật phổ biến chung, khách quan của xã hội loài người.
Đọc Vân Đài loại ngữ, chúng ta thấy Lê Quý Đôn luôn chủ trương
chứng minh tính thống nhất của thế giới ở Khí chứ không phải ở những giá trị
đạo đức của Nho giáo. Đó là quan điểm duy vật về bản thể của thế giới và
cũng chính là điểm khác biệt của Lê Quý Đôn so với phái Tống Nho.
Hơn nữa, các nhà Nho luôn đề cao đến mức tuyệt đối hóa nguyên tắc
Nhân trị, Đức trị trong trị nước, quản lý xã hội, còn Lê Quý Đôn lại cho rằng
phải kết hợp Nhân trị và Pháp trị, thậm chí có chỗ ông nghiêng về Pháp trị
hơn. Như chúng ta đã biết, thế kỉ XVIII, Nho giáo Việt Nam đang dần suy

yếu và lâm vào khủng hoảng. Do vậy để ngăn chặn thực trạng này, khôi phục
địa vị và vai trò của Nho giáo như thời Lê sơ, khuynh hướng “tam giáo đồng
nguyên” trên cơ sở Nho giáo giữ vai trò chủ đạo được các nhà Nho chú trọng
triển khai mà Lê Quý Đôn là đại biểu tiêu biểu. Do vậy, không vì thế mà
khẳng định rằng, quan điểm triết học của Lê Quý Đôn không thể vượt ra
ngoài quan điểm của Tống Nho được. Khẳng định như vậy là chưa thực sự
thỏa đáng.
6

6


Bên cạnh một số điều tác giả khẳng định chưa được thuyết phục người
đọc, thì bài viết trên của tác giả cũng cung cấp nhiều tư liệu quý về Lê Quý
Đôn, đặc biệt là về cuộc đời hoạt động chính trị của ông. Tác giả đã sử dụng
nhiều nguồn tài liệu khác nhau như Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều
hiến chương loại chí… để viết về cuộc đời, sự nghiệp của Lê Quý Đôn, vì vậy
những tư liệu mà tác giả sử dụng có độ tin cậy khá cao và rất quý giá.
5. Ngoài ra còn có những bài viết của GS.TS Nguyễn Tài Thư: Tư
tưởng của Lê Quý Đôn và khuynh hướng tư tưởng của thời đại ông, Lê Quý
Đôn trong lĩnh vực tư tưởng của dân tộc ở thế kỉ XVII được đăng tải trên tạp
chí Triết học, cũng là những nguồn tư liệu quan trọng khi nghiên cứu về Lê
Quý Đôn.
Những tài liệu trên đây là nguồn tư liệu quý giá. Trong quá thình thực
hiện luận văn, tôi đã tham khảo và sử dụng những tư liệu đó cho luận văn của
mình hoàn thiện hơn. Tuy vậy, số lượng sách, công trình, bài viết về tác phẩm
Vân Đài loại ngữ còn ít, chưa thực sự xứng với tầm của tác giả và tác phẩm.
Mặt khác, những bài viết đó còn chưa có hệ thống, chưa nêu bật được tư
tưởng của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Vân Đài loại ngữ…Do vậy, ngoài việc
kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, khắc phục

những khó khăn về tham khảo và xử lý nguồn tư liệu, trong luận văn này tôi
sẽ cố gắng trình bày một cách có hệ thống và bước đầu đưa ra những nhận xét
thỏa đáng về một số tư tưởng triết học của Lê Quý Đôn trong tác phẩm Vân
Đài loại ngữ của ông.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn:
Luận văn làm rõ những quan điểm triết học, quan điểm về trị nước,
quan điểm về văn học, thiên chúa giáo, địa lý, phong tục tập quán của Lê Quý
Đôn được thể hiện trong tác phẩm Vân Đài loại ngữ, qua đó chỉ ra vị trí, vai
trò của ông trong tiến trình lịch sử tư tưởng của dân tộc.
7

7


Đối tượng: Tập trung nghiên cứu những tư tưởng về phạm trù lý, khí;
vũ trụ, đường lối trị nước, địa lý và phong tục tập quán của Lê Quý Đôn
trong tác phẩm Vân Đài loại ngữ, giá trị và hạn chế của những tư tưởng ấy.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ những tư tưởng cơ bản về
phạm trù lý, khí; vũ trụ, đường lối trị nước, con đường nắm quyền lực, địa lý,
phong tục tập quán của Lê Quý Đôn trong một tác phẩm là Vân Đài loại ngữ.
4. Luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã chỉ rõ nguồn gốc tư tưởng của Lê Quý Đôn, sự kế thừa và
phát triển của Lê Quý Đôn những tư tưởng triết học cơ bản của Tống Nho, và
những tư tưởng về trị nước, con đường nắm quyền lực… Luận văn chỉ ra được
những tư tưởng cơ bản của Lê Quý Đôn. Ngoài ra luận văn còn dựa vào phương
pháp của triết học và lịch sử để đánh giá những giá trị tích cực cũng như những
hạn chế trong tư tưởng của Lê Quý Đôn và chỉ ra những đóng góp cũng như vị
trí của ông trên tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
5. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác – Lênin về
lịch sử triết học, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu là logic – lịch sử,
phân tích tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa, nhằm tái hiện chân thực và đánh
giá một cách khách quan những tư tưởng cơ bản mà Lê Quý Đôn trình bày
trong Vân Đài loại ngữ.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
chia làm 2 chương, 7 tiết.

8

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ VÀ TIỀN ĐỀ
TƯ TƯỞNG CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
CỦA LÊ QUÝ ĐÔN TRONG “VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ”
1.1. Tiền đề tư tưởng
1.1.1. Nho, Phật, Thiên Chúa giáo
Nho giáo là một học thuyết về chính trị - xã hội, đạo đức của giai cấp
phong kiến theo khuynh hướng nhập thế, có nhiều tư tưởng triết học sâu sắc
do Khổng Tử sáng lập vào khoảng thế kỉ VI TCN và đã tồn tại, phát triển ở
Trung Quốc hơn hai nghìn năm. Nho giáo đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển: Nho giáo Tiên Tần (Nho giáo nguyên thủy); Hán Nho; Tống Nho. Nho
giáo thời kỳ nhà Tống được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: Tống nho, đạo
học, lý học với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo,
Trình Di. Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo”. Các nhà Lý học
thời Tống đã phát hiện ra một số sự thuần khiết bên trong các văn bản kinh

điển cổ, viết bình luận về chúng. Lý học lấy tư tưởng Khổng – Mạnh làm hạt
nhân nhưng có nội hàm sâu sắc hơn so với Nho học truyền thống là bởi nó
hấp thu triết học của Phật giáo và Đạo giáo, gạt bỏ các yếu tố tiêu cực, bi
quan. Nhờ đó mà lý luận của Nho học thời Tống tỏ ra tinh vi, thứ lớp. Sự hình
thành của Lý học, lấy Nho làm chủ có tác dụng to lớn đưa tư tưởng triết học
của Trung Quốc bước vào một giai đoạn phát triển mới cao hơn. Người nổi
tiếng nhất trong số họ là Chu Hy (1130 - 1200), sự tổng hợp tư tưởng Khổng
giáo với Phật giáo và Đạo giáo của ông cùng với các tư tưởng khác đã trở
thành hệ tư tưởng chính thức của triều đình từ cuối thời nhà Tống tới cuối thế
kỷ 19. Vì được kết hợp với khoa cử, triết lý Chu Hy liên quan tới tín điều
9

9


chính thức cứng nhắc, bắt buộc sự tuân phục mù quáng từ một phía của dân
chúng đối với nhà cai trị, con với cha, vợ với chồng, em với anh. Hậu quả làm
kìm hãm sự phát triển xã hội của nước Trung Hoa tiền hiện đại, dẫn tới sự
phát triển chậm chạp của nhiều thế hệ chính trị xã hội và sự ổn định tư
tưởng dẫn tới sự trì trệ văn hoá cho tới tận thế kỷ 19. Những ảnh
hưởng của Nho giáo nói chung và Tống nho nói riêng về mặt bản thể, nhân
sinh và nhận thức không chỉ sâu rộng trong xã hội Trung Quốc mà còn đối
với nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Từ sau thế kỷ XII - XIII, Tân Nho học Tống Minh còn gọi là lý học Tống
Minh, được khởi nguồn từ Trung Quốc, không chỉ là dòng chảy văn hoá, nghệ
thuật chính của Trung Quốc, mà thậm chí còn mở rộng sang cả các nước xung
quanh, trở thành biểu hiện chung của văn minh Đông Á, là nguồn tư tưởng
chung của dòng văn hoá chữ Hán. Điều đáng chú ý là, sự phát triển của Tân Nho
học Tống Minh, nhất là Chu Tử học, đã lan truyền theo hai hướng: Đông và Tây.
Hướng phát triển sang phía Đông của Tân Nho học truyền đến Triều Tiên, ảnh

hưởng đến thể chế chính trị và tư tưởng văn hoá hơn năm trăm năm (thời kỳ
1392 - 1910), thậm chí đến cả thời Cận đại của Triều Tiên. Cũng theo hướng
Đông, Tân Nho học truyền sang cả Nhật Bản và có ảnh hưởng to lớn đối với
chính trị, xã hội, văn hoá của Nhật Bản thời đại Đức Xuyên (1600 - 1868). Một
hướng phát triển khác của Tân Nho học là hướng Nam, sang Việt Nam, ảnh
hưởng đến thời đại Hậu Lê (1428-1784) và thời nhà Nguyễn (1802 - 1945) của
Việt Nam, tạo ra thời kỳ hưng thịnh của Nho học Việt Nam. Có thể nói, từ sau
thế kỷ XV, Tân Nho học (đặc biệt là Chu Tử học) đã có ảnh hưởng to lớn đối
với cả Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Xét từ góc độ Nho học Đông Á, việc
phát triển sang phía Đông và phía Nam của Tân Nho học không chỉ ăn sâu vào
văn hoá của Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, mà còn tạo ra nét đặc trưng khu
vực cho Nho học ở cả ba nước.
10

10


Xét về lịch sử giao lưu với Việt Nam, ngay từ khi Tần Thủy Hoàng
bình định Lĩnh Nam (năm, Thủy Hoàng thứ 32 năm 214 TCN) Tần Thủy
Hoàng đã thành lập ba quận là Quế Lâm, Tượng, và Nam Hải). Trong đó
quận Tượng chính là Bắc bộ và Trung bộ của Việt Nam. Đây cũng là thời
điểm khởi đầu Trung Quốc thống trị các quận huyện ở Việt Nam. Sau đó thời
kỳ Lưỡng Hán cũng thiết lập sứ bộ Giao Chỉ tại Việt Nam. Thời Tam Quốc,
Đông Tấn, Nam Triều thiết lập Giao Châu, đời đường thiết lập An Nam Đô
hộ phủ. Vì thế cái tên Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam được gọi trong sử sách
Trung Quốc chính là Việt Nam. Nói cách khác, từ thời Tần Hán đến cuối đời
đường, Việt Nam có đến gần một nghìn năm là quận, huyện của Trung Quốc.
Ngày nay người Việt Nam gọi thời kỳ thống trị quận huyện đó là “thời kỳ Bắc
thuộc” hay “thời kỳ đô hộ”.
Từ sau thời nhà Tống, Việt Nam giành được độc lập, tự thành lập

phương triều phong kiến của riêng mình, giữ quan hệ chính quốc và thuộc địa
với Trung Quốc. Tuy vậy, trên thực tế Việt Nam đã thoát khỏi sự thống trị
của Trung Quốc có lịch sử độc lập tự chủ của mình. Sau khi độc lập Việt Nam
đã trải qua các triều đại: Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009), Lý (1010 –
1225), Trần ( 1225 – 1440), và Hồ (1400 – 1407), thời kỳ này vào đầu nhà
Minh ở Trung Quốc.
Thời nhà Hồ, giặc Minh xâm lược nước ta đem Tống Nho vào truyền
bá. Từ đây Tống Nho ngày càng phổ biến và đến khi nhà Lê giành được độc
lập, Tống Nho dần dần chiếm địa vị độc tôn trong thượng tầng kiến trúc của
xã hội phong kiến. Đối với xã hội phong kiến, ảnh hưởng của Nho giáo đã
được lịch sử chứng minh, nhất là tầng lớp nho sĩ. Có thể khẳng định Nho giáo
đã tạo ra cho các nhà tư tưởng phong kiến Việt Nam một thế giới quan, cách
nhìn nhận và tư duy trong suốt thời phong kiến. Sau khi đánh đuổi hết quân
Minh, giải phóng đất nước, vương triều Lê chính thức được kiến lập (1428)
11

11


và bắt đầu công việc xây dựng, phát triển nền văn hóa độc lập dân tộc. Lê
Thái Tông lên ngôi năm Giáp Dần (1434). Thái Tông đã họp triều đình bàn
định việc mở khoa thi Tiến sĩ và đưa ra điều lệ thi Hương, thi Hội cùng phép
thi ở các kỳ. Nhưng phải tới tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442), thời Lê Nhân
Tông, triều Lê mới chính thức cho thi đối sách ở sân điện để lấy Tiến sĩ và
cũng bắt đầu cho dựng bia khắc văn nói về việc mở khoa thi Tiến sĩ, khắc
tên những người đỗ Tiến sĩ. Khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm Tuất là cái mốc quan
trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam hồi thế kỷ XV. Nho giáo
ở thời Lê thế kỷ XV đến triều Thánh Tông Thuần Hoàng đế (1460-1497) thì
đạt tới đỉnh cao thịnh vượng.
Nhìn lại toàn bộ lịch sử phong kiến của Việt Nam, chúng ta thấy rằng

phần lớn mọi việc đều áp dụng theo chế độ của Trung Quốc, như thực hiện
chế độ khoa cử để chọn hiền tài, lấy Tứ thư, Ngũ Kinh làm nội dung thi cử.
Nói chung, sau khi Việt Nam độc lập và lập nên các triều đại thì trong hơn
1000 năm, Nho học cũng đã trải qua quá trình từ thịnh đến suy. Vào thời nhà
Lý, mặc dù đã lập Văn Miếu ở thủ đô Thăng Long (1070), tiến hành thi cử
(1075), lập Quốc Tử Giám (1076), lập Hàn Lâm Viện (1986), nhưng đến cuối
thời Lý, chế độ khoa thi vẫn ở giai đoạn thử nghiệm ban đầu, việc thi cử vẫn
tổ chức theo đúng kỳ hạn. Nói tóm lại, trong thời Lý, mặc dù tam giáo là Nho,
Thích, Đạo đều phát triển, song ý thức chủ đạo của vương triều vẫn là Phật
giáo, đó mới là dòng chảy tư tưởng văn hóa chủ lưu. Tiếp sau đó, nhà Trần đã
lấy tư tưởng Nho gia làm tư tưởng chủ đạo, lập nên một hệ thống giáo dục
hoàn chỉnh, từ trung ương đến địa phương đều thành lập trường học, vừa có
trường quan, trường tư. Chế độ khoa cử của nhà Trần cũng rất chặt chẽ và
hoàn thiện, lấy kinh, nghĩa của Nho gia làm nội dung thi cử. Thậm chí, chế độ
này còn được dùng trong các triều đại sau đó của Việt Nam. Do sự phát triển
của các trường quan, trường tư và chế độ khoa cử, nên tầng lớp Nho sĩ tăng
12

12


lên, giữ vị trí quan trọng trong triều đình. Điều đó càng thúc đẩy sự lan truyền
của Nho học. Thậm chí, vào năm 1370, nhà Trần còn lập bàn thờ Chu Văn An
(tự là Linh Triệt, hiệu là Tiểu Ẩn) tại Văn Miếu. Điều này đủ cho thấy Nho
học khi đó đã chiếm một vị trí tương đối cao. Vì thế, dưới thời nhà Trần, Nho
học đã dần giành lấy vị trí chủ đạo.
Trên nền tảng Nho học thời Trần nhà Hậu Lê không chỉ là triều đại dài
nhất của Việt Nam, mà còn là thời kỳ Nho học phát triển rực rỡ nhất, giống
như thời nhà Minh, Thanh của Trung Quốc. Các vị vua đều tôn sùng Nho học,
lấy Nho học làm tư tưởng chủ đạo để trị dân kiến quốc, lấy Nho học làm cơ

sở lý luận ban hành các loại chế độ điển chương và làm kim hoa ngọc kỹ để
quân thần và nhân dân tuân theo. Nho học của Việt Nam thời kỳ này chủ yếu
là tân Nho học Tống Minh, nó không chỉ mang tính tư biện mà còn nhấn
mạnh thực tiễn và giáo hóa đạo đức, có vai trò ổn định tích cực cho luân lý
cương thường của chính trị và xã hội, nhận được sự ủng hộ của giai cấp thống
trị và các nhà Nho. Đặc biệt, nhà Hậu Lê kịch liệt bài xích cực đoan Phật giáo
và Đạo giáo, tạo thành cục diện Nho học độc tôn.
Thậm chí, đến thời kỳ đầu giữa của nhà Nguyễn, Nho học vẫn giữ được
sự hưng thịnh, nhất là việc tôn thờ Khổng Tử càng rộ hơn. Nhưng, cùng với
sự cứng nhắc của Nho học và những nhược điểm của chế độ khoa cử, chế độ
khoa cử kéo dài hơn 800 năm của Việt Nam dần bước vào lãng quên và suy
tàn. Cùng với đó, việc thực dân Pháp ra sức tiến hành Latinh hóa tiếng Việt
nhằm thay thế chữ Hán và chữ Nôm khiến cho việc người Việt Nam đọc các
tác phẩm kinh điển của các nhà Nho cổ càng thêm khó khăn. Thậm chí, nó tỏ
ra hoài nghi và phê phán Nho học. Vào cuối thời nhà Nguyễn, Nho học từ
thịnh chuyển sang thành suy, dần biến vào trong làn sóng dâng trào của lịch
sử Việt Nam.
13

13


Xét quá trình trên, có thể nói, Nho học thời Hậu Lê là thời kỳ hưng
thịnh nhất của Nho học Việt Nam, quan trọng nhất trong sự phát triển của
Nho học Việt Nam. Đáng kể là nhà Hậu Lê rất chú ý đến việc in ấn các tác
phẩm kinh điển Nho gia, cho khắc rất nhiều các điển tích Nho gia. Chế độ
khoa cử thời Hậu Lê cũng phát triển hơn trước, hình thành một hệ thống giáo
dục hoàn chỉnh hơn, đào tạo ra nhiều Nho sĩ hơn. Ngoài ra Lê Thánh Tông
còn rất coi trọng đề xướng lễ nghĩa, khuyến khích người “trung, tín, hiếu, đễ”,
tham chiếu các luật lệ của Tùy Đường cho ra đời “bộ luật Hồng Đức”, ban

hành “24 lời giáo huấn”, làm cho luân lý, đạo đức Nho gia đi vào mọi ngõ
ngách của xã hội. Hơn nữa, tính thực tiễn đạo đức của Tân Nho học Tống
Minh cũng được đưa vào hoạt động giáo hóa, phổ cập đến dân gian, thẩm
thấu vào mọi giai tầng trong xã hội nhất là những nhà trí thức Nho học.
Trong số các nhà Nho Việt Nam, Lê Quý Đôn là nhà Nho quan trọng
nhất cuối thời Hậu Lê, ông đã lớn lên trong môi trường học thuật của thời kỳ
Nho học thịnh vượng đó. Bởi vậy mà ông đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư
tưởng của các nhà Nho Trung Quốc nhất là Chu Hy, Nhị Trình.... Lê Quý
Đôn đã xuất phát từ chính cặp phạm trù lý, khí của Tống Nho để giải quyết
vấn đề bản thể của thế giới. Chính việc giải quyết mối quan hệ giữa phạm trù
này mà toàn bộ quan niệm triết học tự nhiên của ông được thể hiện ra. Phạm
trù lý, khí trong triết học Tống Nho đã tạo nên linh hồn cho các quan niệm về
triết học tự nhiên của ông. Không những thế khi trình bày các vấn đề về chính
trị xã hội ông còn thông qua nhiều sự kiện lịch sử của Trung Quốc có liên
quan đến vấn đề trị nước. Lê Quý Đôn đã xuất phát từ lập trường Nho giáo,
ông nêu lên mục đích của sự học là ra làm quan, lưu lại danh tích muôn đời
cũng như cách cai trị một đất nước, con đường nắm quyền lực. Như vậy có
thể khẳng định rằng Nho giáo (nhất là Tống nho) đã có những ảnh hưởng rất
14

14


lớn đối với sự hình thành và phát triển các tư tưởng triết học về tự nhiên, xã
hội của Lê Quý Đôn.
Phật giáo
Đạo Phật là một trong những triết thuyết, tôn giáo lớn trên thế giới, tồn
tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý rất đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo phân
bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng
thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh

hưởng sâu sắc tới đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Quá trình du
nhập và phát triển của Phật giáo vào nước ta nó gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển tư tưởng đạo đức của con người Việt Nam.
Phật giáo được truyền bá trực tiếp vào Việt Nam từ những buổi đầu công
nguyên từ những người Ấn Độ. Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một nền
tín ngưỡng bản địa. Đối với người dân nơi này, Ông Trời là một đấng ở trên
cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõ người tốt kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền,
trừng phạt kẻ ác. Quan niệm này khiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết
nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật. Ngoài Ông Trời, họ cũng quan niệm có
những vị thần thánh khác như Thần Sấm, Thần Mưa… như là những thủ hạ của
Ông Trời. Họ cũng coi Ma Xó là linh hồn của người chết còn tồn tại quẩn
quanh trong nhà để phù trợ cho gia đình. Điều này làm cho họ cảm thấy dễ gần
gũi khi thuyết luân hồi tiếp xúc với họ. Người Giao Chỉ cũng tin vào nguồn gốc
con Rồng cháu Tiên của mình. Thêm vào đó, trong thời đại lịch sử này, người
Giao Chỉ không hề là những tín đồ trung kiên của Khổng, Lão giáo, nên sự
thâm nhập của Phật giáo không gặp phải sự cản trở có ý thức. Sự hòa hợp giữa
tín ngưỡng bản địa có sẵn với những sinh hoạt văn hóa, giáo lý cơ bản của Phật
giáo đã hình thành nên một loại tín ngưỡng Phật giáo bình dân trong thế kỷ đầu
tiên của công lịch.
15

15


Vào thế kỷ II, sự thâm nhập của Phật giáo đã ở vào một giai đoạn mới.
Đã hình thành tăng đoàn, công việc hành đạo từ đó cũng dần có tổ chức, các
tăng sĩ bắt đầu dịch kinh, sáng tác, chùa chiền cũng đã được xây cất. Ở thế kỷ
này, sự hành đạo cũng gặp một ít trở ngại từ phía những người ủng hộ Khổng,
Lão. Tuy nhiên, điều đó không thể ngăn cản được ảnh hưởng của Phật giáo
trong dân gian.

Phật giáo thâm nhập vào nước ta một cách êm thấm, không có sự chống
đối của tín ngưỡng dân gian. Tuy Phật giáo cũng phải có một ít nỗ lực trước giới
cai trị Hán tộc, nhưng không bằng sự phản kháng, mà bằng sự hòa đồng. Điều
này xuất phát từ tinh thần cởi mở của Phật học, và Phật tử thì sẵn sàng học hỏi,
đối thoại với những tư tưởng khác. Kết quả của tinh thần này là, giới tăng sĩ
không những đã sử dụng từ ngữ Nho, Lão để truyền bá Phật giáo, mà còn làm
cho những người theo Khổng, Lão thấy được tư tưởng của Phật học.
Từ thế kỷ III, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Thế kỷ III, Phật giáo từ phương Bắc, cho dù có hình thành những trung tâm
muộn hơn, cũng đã bắt đầu có ảnh hưởng trở lại lên Phật giáo Giao Chỉ. Sự thâm
nhập của Phật giáo phương Bắc sau đó còn được thể hiện ở việc các thiền sư lớn,
những người sáng lập ra những thiền phái có vị trí lớn trong lịch sử Phật giáo
Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu Phật giáo Trung Hoa.
Như vậy sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam đã cơ bản hoàn tất
trước thế kỷ X, khi mà một mặt có sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự
ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa từ phương Bắc sau đó, mặt khác là sự sản
sinh, hình thành thiền học Việt Nam với những thiền phái đầu tiên nhưng lại
rất lớn mạnh. Từ đây đã tạo một tiền đề vững vàng cho sự phát triển của Phật
giáo Việt Nam về sau, nhất là giai đoạn từ thế kỷ X đến đầu thế kỉ XIV.
Dười thời Đinh, Tiền Lê, do vốn đã thâm nhập sâu trong đời sống dân
gian, một cách tự nhiên, trách nhiệm xã hội được đặt lên vai giới tăng sĩ
16

16


Phật giáo. Họ, ngoài việc thâm nhập vào đời sống tinh thần, đời sống tâm
linh và giáo dục đạo đức, còn trực tiếp lo toan những công việc thuộc nhu
cầu thực tế của dân chúng. Họ mở lớp dạy chữ ở chùa cho mọi con em, như
trường hợp của Lý Công Uẩn đã từng nhận được sự giáo dục nơi cửa chùa.

Chính tại đây họ đã nuôi dưỡng ý thức dân tộc, lòng yêu nước cho nhiều thế
hệ thanh thiếu niên, không để nó bị mai một, bị “mất gốc” sau hàng trăm
năm Bắc thuộc. Họ không phải là những thầy lang nhưng lại có kiến thức y
dược, trực tiếp chuẩn trị, bốc thuốc cho mọi người. Họ đứng ra làm các công
việc cầu an, ma chay, chọn đất, chọn ngày cho việc xây cất, khai trương làm
ăn… Giới tăng sĩ vốn là thành phần có học thức, lại không thuộc thành phần
thống trị, gần gũi với dân chúng, nên có được sự cảm thông, chia sẻ nỗi khổ
của người dân trong cảnh đô hộ. Và từ đó nhà chùa đã thực sự trở thành nơi
hun đúc lòng yêu nước, một trung tâm của ý thức và niềm tin vào độc lập
dân tộc, có sức ảnh hưởng rộng khắp trong dân gian. Ngay trong thời kỳ tiền
độc lập, Phật giáo đã đóng một vai trò rất lớn về mặt tinh thần trên bước
đường đấu tranh của dân tộc.
Vào thời đại nhà Lý, Phật giáo vẫn tiếp tục giữ một vai trò rất lớn về
mặt chính trị. Phật giáo có vai trò hết sức quan trọng trong xác lập triều Lý.
Tuy đã giúp nhà Tiền Lê, nhưng trước tình trạng thối nát của quốc gia dưới sự
cai trị của Lê Long Đĩnh, sư Vạn Hạnh đã không ngần ngại ủng hộ Lý Công
Uẩn lên ngôi, chấm dứt chế độ dã man của Lê Ngọa Triều, bằng một cuộc vận
động quần chúng qua sấm truyền về vận mệnh dân tộc gắn với chữ Lý, vốn đã
được nhà sư Định Không (? - 808) nói đến từ hai thế kỷ trước. Với việc Lý
Công Uẩn xuất thân là một môn sinh của nhà chùa và vai trò của sư Vạn
Hạnh, sẽ không sai khi nói rằng bước đầu dựng lên nhà Lý công đầu thuộc về
Phật giáo. Sư Vạn Hạnh cũng là người đã thuyết phục Lý Công Uẩn dời đô từ
Hoa Lư về Thăng Long với ý nguyện bảo vệ lâu dài nền độc lập dân tộc. Các
17

17


tăng sư Phật giáo cũng trực tiếp tham dự chính sự qua việc trực tiếp thiết lập
các kế hoạch, thảo văn thư, tiếp sứ thần, bàn luận cả những vấn đề về quân sự.

Tuy can dự vào chính sự nhưng tăng sư Phật giáo không hề chủ trương tham
gia chính quyền, nên sau đó, khi triều đình đã vững mạnh hơn, có thể tự mình
gánh vác tất cả, thì họ lại tự nhiên lui về với chức năng vốn có của mình, lui
về với việc tu đạo của mình khi nhiệm vụ đối với quốc gia, với quảng đại
quần chúng đã hoàn thành.
Sự ảnh hưởng của Phật giáo dưới đời nhà Lý vẫn được tiếp tục dưới đời
Trần. Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) lại là một chân truyền chính thức đời
thứ sáu của Yên Tử. Ông là người có công đầu trong việc xây dựng một giáo
hội hoàn toàn thống nhất, chính thức dựng nên thiền phái Trúc Lâm chủ
trương nhập thế. Trong buổi đầu nhà Lý, các thiền sư còn can dự trực tiếp vào
công việc chính sự. Triều đình cần đến sức học, tài ngoại giao, khả năng giáo
dục, sự liên kết nhân tâm của họ. Nhưng đến đời Trần, tình hình đã khác đi.
Các vua Trần là những người có tri thức, lại uyên bác Phật học. Nhưng dù vị
trí trực tiếp trong công việc chính sự của các tăng sĩ không còn nữa, Phật giáo
lại vẫn phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết, ảnh hưởng trực tiếp lên chính trị,
kinh tế văn hóa, xã hội đời Trần, trở thành một tinh thần dân tộc thời bấy giờ.
Với sự việc vua Trần Thái Tông chuyên tâm học Phật, vua Trần Nhân
Tông xuất gia, xây dựng thiền phái Trúc Lâm, Phật giáo thật sự trở thành một
thế lực tinh thần ủng hộ cho chính trị, và ngược lại, triều đình là một quyền lực
củng cố cho Phật giáo. Có thể nói, giai đoạn vua Trần Nhân Tông là giai đoạn
Phật giáo hưng thịnh cực độ ở nước ta. Phật giáo Trúc Lâm chủ trương nhập
thế, đạo Phật phụng sự đời sống, đời sống tâm linh coi trọng giải thoát, Phật
giáo đời Trần thật sự tạo nên một sự thống nhất chính trị, thống nhất tinh thần
dân tộc trên phương diện quốc gia một cách rộng khắp. Yếu tố liên kết nhân
tâm của Phật giáo Trúc Lâm đã khiến thời kỳ này có một nền tảng chính trị
18

18



bình dị, dân chủ, thân dân. Sự đồng lòng của dân tộc thể hiện tại Hội nghị Diên
Hồng và ba lần liên tục đánh bại quân xâm lược nhà Nguyên, không thể phủ
nhận vai trò của Phật giáo trong việc cố kết, củng cố khối nhân tâm và thống
nhất dân tộc. Phật giáo đời Trần mang một tinh thần khoan dung và tự do.
Chính điều này gây dựng nên những nét văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc vào
thời kỳ này.
Phật giáo Trúc Lâm đạt đến đỉnh điểm là vậy, nhưng đến sau đời sư
Huyền Quang (1254-1334), nó không còn hưng thịnh nữa. Điều này được giải
thích bởi nhiều lý do khác nhau nhưng có lẽ lý do cơ bản nhất đó là đến lúc
này, Nho giáo đang dần lớn mạnh. Ngoài ra, việc nhà Minh xâm lược Đại
Việt đầu thế kỉ XV cùng chính sách tận diệt nền văn hóa độc lập của đất nước
đã hủy diệt không chỉ truyền thống của đạo Phật tại Việt Nam mà là cả truyền
thống dân tộc. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, và nhất là từ khi vua Lê Thánh
Tông đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn trong lĩnh vực tư tưởng và Nho học là
quốc học thì đạo Phật chính thức suy thoái trong một thời gian kéo dài đến
mấy trăm năm.
Thế kỷ XVIII, Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng độc tôn. Tuy nhiên ở một
mức độ nào đó, thì Phật giáo vẫn ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống văn
hóa tinh thần của mọi người dân đất Việt. Nó vẫn tồn tại, phát triển và chi
phối, các hệ tư tưởng giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Là một trí thức, có vốn hiểu biết sâu rộng và trí tuệ hơn người, Lê Quý
Đôn trong con đường phát triển sự nghiệp của mình đã tiếp nhận, đã dung hòa
được Phật giáo với Nho học và các tôn giáo khác. Ông đã tiếp thu những tư
tưởng đạo đức tiến bộ của đạo Phật và phát triển nó nhằm khẳng định tinh
thần, ý chí đấu tranh vì danh dự và niềm tự hào dân tộc như: “Khi đi sứ sang
Trung Quốc ông nhận thấy trong các văn thư của quan lại Trung Quốc đều
dùng lời khinh bỉ, gọi sứ bộ ta là Di quan, di mục nghĩa là bọn quan lại rợ
19

19



mọi”. Và sau đó, ông đã có những phản kháng lối dùng từ ấy lên bọn quan lại
Trung Hoa, đòi họ đổi lại không gọi là “di” nữa, các quan đầu tỉnh của Trung
Quốc đã đổi lại và gọi là “An Nam cống sứ”. Đây chính là minh chứng cho
lòng yêu nước, lòng tự hào của người dân đất An Nam, được kế thừa, xây
dựng từ những tư tưởng lớn lao trong đạo Phật.
Không những thế, những giá trị nhân, nghĩa, trong đạo Phật đã có ảnh
hưởng nhất định đến tư tưởng của Lê Quý Đôn về chính trị xã hội, mà vấn đề
căn bản chính là đường lối chính trị (cách trị nước). Khi nghiên cứu và đề ra
tư tưởng trị nước, Lê Quý Đôn đã cho rằng, cần phải kết hợp Đức trị với Pháp
trị. Thiên quá về bên nào cũng là điều không hay. Những tư tưởng Đức trị ở
đây chính là tư tưởng Nhân kết hợp giữa Phật và Nho giáo. Nhân là đạo đức,
nhân nghĩa, là sự yêu thương lẫn nhau, và đó cũng chính là tinh hoa trong tư
tưởng Phật giáo. Như vậy ta thấy rằng, Phật giáo đã có những ảnh hưởng
không nhỏ, đã góp phần hun đúc lên một Lê Quý Đôn, nhà bách khoa toàn
thư cho dân tộc Việt.
Thiên chúa giáo
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, có cả tôn giáo nội sinh và ngoại
lai. Việc tiếp nhận các tôn giáo ngoại lai trong đó có Công giáo gắn với hoàn
cảnh chính trị - xã hội của Việt Nam. Trong mấy thế kỷ Việt Nam tiếp xúc và
giao lưu với phương Tây, bên cạnh Công giáo, ảnh hưởng của văn hóa
phương Tây đã tác động một cách khá sâu rộng vào nhiều lĩnh vực văn hóa
vật chất và tinh thần Việt Nam.
Cũng như các tôn giáo khác, Công giáo xem việc truyền đạo là sứ
mạng thiêng liêng và thường trực. Với những phát kiến địa lý thời kỳ cận đại
đã mở ra những triển vọng lớn lao cho việc mở rộng nước Chúa đến những
miền đất ngoại trong đó có Việt Nam.
20


20


Tình hình Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII có nhiều xáo trộn và
diễn biến phức tạp. Nội bộ giai cấp thống trị lục đục vì sự tranh chấp quyền lực
dẫn đến sự chia cắt đất nước kéo dài từ năm 1645 đến năm 1692, sau đó là cuộc
nội chiến giữa Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn, sự phục hồi của nhà Nguyễn đầu
thế kỷ XIX. Những điều đó đã làm cho kinh tế trì trệ và gián đoạn, chính trị thì
hỗn độn, đời sống của nhân dân thì đói khổ lầm than, nhân tâm thì dao động ly
tán, tạo thuận lợi cho việc thâm nhập, truyền bá Công giáo cũng như việc dòm
ngó chinh phục của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Từ những thập niên đầu của thế kỷ XVI ở Việt Nam đã có các giáo sĩ
phương Tây đến truyền giáo. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục
chép rằng: Năm Nguyên Hòa đời vua Lê Trang Tông (1533) có một thương
nhân là Inikhu đi đường biển vào giảng đạo Gia - tô ở Ninh Cường, Quần
Anh thuộc huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy. Nhiều
nhà nghiên cứu lịch sử Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu việc
truyền Công giáo vào Việt Nam. Thời kỳ 1533 đến năm 1614 chủ yếu là các
giáo sĩ dòng Phan-xi-cô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh thuộc Tây Ban
Nha đi theo những thuyền buôn vào nước ta, nhưng do không quen thông thổ,
chưa thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo không mấy kết quả. Từ năm 1615
đến năm 1665, các giáo sĩ dòng Tên thuộc Bồ Đào Nha từ Ma Cao (Trung
Quốc) vào Việt Nam hoạt động ở cả Đàng Trong (nam sông Gianh), Đàng
Ngoài (bắc sông Gianh). Những giáo sĩ dòng Tên tỏ ra thông thạo tiếng Việt
lại hoạt động khôn khéo nên mặc dù gặp khó khăn phức tạp nhưng họ đã thu
hút được nhiều người theo đạo.
Thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ truyền giáo của các giáo sĩ Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha. Càng về sau, vai trò của các giáo sĩ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
càng lu mờ, trong khi các giáo sĩ Pháp ngày càng mạnh. Tình hình kinh tế, chính
trị, xã hội nước ta thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX tiếp tục có nhiều biến động

21

21


phức tạp càng tạo điều kiện cho sự bành trướng của Hội Thừa sai Paris. Thời kỳ
này thực dân Pháp âm mưu xâm lược Việt Nam, đe dọa nền độc lập dân tộc.
Đây là lý do chính trị chủ yếu và trực tiếp, bên cạnh các lý do tư tưởng, tôn giáo
và văn hóa để dẫn đến việc các vua chúa phong kiến Việt Nam nghi ngại cấm
đạo, bức đạo quyết liệt. Tuy nhiên, với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ cả về Thiên
chúa giáo và sức mạnh quân sự của mình, thực dân Pháp đã nhanh chóng chiếm
được Việt Nam.
Công giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của một tầng lớp dân
cư trong xã hội, nhất là những người có trí thức trong xã hội thời bấy giờ.
Nhiều nhà trí thức thời bấy giờ đề cập đến Thiên chúa giáo trong bài viết,
trong văn thơ, sách của mình, và Lê Quý Đôn là một ví dụ.
Thông qua những nhà truyền giáo và đạo Công giáo, người Việt Nam
có thêm những kỹ thuật mới như dệt vải mịn, khổ rộng, kỹ thuật in với con
chữ đúc rời, lối làm báo “nói viết như thường”, những giống cây, con mới …
Năm 1627, Alexandre de Rhodes và Marquez đã đem chiếc đồng hồ chạy
bằng bánh xe và cuốn hình học của Ơcơlit vào biếu chúa Trịnh Tráng và
giảng giải cho chúa nghe. Các ông còn tiên đoán nguyệt thực xảy ra một cách
chính xác và cam đoan chẳng cần gõ chiêng trống, bắn súng vẫn “cứu” được
mặt trăng gây ngạc nhiên cho dân chúng lúc bấy giờ.
Ngay cả các bậc thức giả thời đó như Lê Quý Đôn (1726-1784) cũng
phải thốt lên lời thán phục. Ông viết trong Vân Đài loại ngữ như sau: “Các
giáo sĩ Âu, Ba La đàm luận về trời đất mới lạ vô cùng. Lý luận về chính trị và
luật pháp có nhiều điều suất sắc mà tiền nho chưa tìm ra được. Họ bàn về địa
lý, địa cầu, núi non, sông biển, thuỷ triều lên xuống, gió mưa phần nhiều hợp
lý. Họ nói thiên hạ có 4 châu là Á, Âu, Phi, Mỹ. Châu Á lớn nhất gầm trời

này”[6, 93]. Không những thế, khi vào truyền bá ở nước ta, các giáo sĩ còn
đem theo những sách vô cùng quý báu. Tiêu biểu là cuốn sách địa lý Khôn dư
22

22


đồ thuyết của một giáo sĩ người Bỉ. Và cuốn sách này đã có những ảnh hưởng
không nhỏ đến những bậc học giả hiểu biết sâu rộng như Lê Quý Đôn. Ông
đã đọc và nghiên cứu rất sâu tác phẩm này, nhất là những kiến thức liên quan
đến vũ trụ học mà cụ thể là hình tượng trời, các vì sao tinh tú, cách làm lịch,
núi non sông biển, thủy triều lên xuống (là những tri thức tư tưởng triết học
về tự nhiên). Thậm chí khi bàn về phạm trù lý, khí ông còn dẫn cả những cứ
liệu trong sách Khôn dư đồ thuyết để chứng minh sự tồn tại của khí như một
cái gì đó rất cụ thể xung quanh chúng ta.
Tóm lại, Thiên chúa giáo là một tôn giáo ngoại sinh nhưng nó có những
ảnh hưởng không nhỏ đến sự hiểu biết, cách nhìn nhận của một nhà bác học
như Lê Quý Đôn, và điều đó có những ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng của
ông mà cụ thể ở đây chính là cuốn Vân Đài loại ngữ.
1.1.2. Tín ngưỡng, văn hóa truyền thống
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên
tương đối phong phú, đa dạng. Từ thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa
vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên
thần) đã sớm gần gũi với họ. Các vị thần mà họ thờ là thần Mây, thần Mưa,
Sấm, Chớp .... Các vị thần ấy là các đấng tối cao có quyền lực rất lớn trong
đời sống tâm linh mỗi người. Ngoài ra, họ còn tôn sùng tín ngưỡng phồn thực
thờ sinh thực khí, thờ hành vi giao phối, trống đồng. Và bên cạnh đó còn rất
nhiều những tín ngưỡng khác cũng thu hút đông đảo mọi người đó là tín
ngưỡng thờ thiên nhiên, tín ngưỡng thờ động, thực vật, tín ngưỡng sùng bái
con người, thờ tổ tiên, những vị có công lao lớn đối với làng (thành hoàng

làng), hay những vị vua trị vì đất nước..... hay thờ những ông, bà tổ nghề người có công khai sinh và truyền bá một nghề nào đó. Là một học giả đất
Việt, Lê Quý Đôn cũng như bao người khác đã chịu những ảnh hưởng sâu sắc
từ tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, điều đó thể hiện qua tác phẩm của
23

23


ông. Ta có thể nhận thấy rõ nét qua mục Vựng điển trong cuốn Vân Đài loại
ngữ. Trong phần Vựng điển, Lê Quý Đôn trình bày về phong tục tập quán, tín
ngưỡng truyền thống do thế hệ trước để lại. Trong mục Lục dẫn ông đã viết
rằng, lập pháp quý ở việc phỏng theo đời trước. Do vậy ông đã trình bày phần
này để những nhà lập pháp sau này nhân theo điển cũ mà lập pháp cho phù
hợp. Trong đó, ông trình bày mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ những việc
thường ngày trong dân gian như việc thờ cúng, tế tự, nghi lễ đốt hương, tục
đốt vàng mã, những kiêng kị trong đời sống hàng ngày…. cho đến những quy
định về triều phục, nghênh giá, chế độ khoa cử, tuyển dụng quan lại, cống vật,
tô thuế, quân đội, vũ khí…
Lê Quý Đôn còn bàn về nguồn gốc, ý nghĩa của nhiều phong tục cho đến
nay vẫn tồn tại phổ biến như tục đốt hương, đốt vàng mã, thờ cúng… Bên cạnh
đó là những nghi lễ, quy định trong triều đình... Bên cạnh những tín ngưỡng
truyền thống đa dạng phong phú, Lê Quý Đôn còn tiếp thu những truyền thống
văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc.
Nước ta là một quốc gia có nền tảng văn hóa đa dạng và có một bề dày
truyền thống bốn ngàn năm. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước,
truyền thống văn hóa nước ta đã được hun đúc và có giá trị rất lớn đối với sự
lớn mạnh của đất nước cũng như đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.
Trước tiên, phải kể đến đó là truyền thống yêu nước. Tinh thần yêu nước
nồng nàn đó đã biến thành động lực để dân tộc Việt Nam ta có thể đánh thắng
những cường quốc hàng đầu như quân Nam Hán, Mông – Nguyên... thời

phong kiến, hay thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thời hiện đại, và làm nhụt chí
bao nhiêu cường quốc có âm mưu xâm lược khác. Phải nói rằng tinh thần yêu
nước đó đã ngấm vào máu mọi người dân đất Việt, ở mọi lứa tuổi và mọi thời
đại khác nhau. Truyền thống văn hóa thứ hai phải kể đến đó là tinh thần đoàn
kết, cố kết cộng đồng của người Việt. Tinh thần đoàn kết xuất phát trước hết
24

24


từ công cuộc mưu sinh, đấu tranh chống lại những thiên tai, hạn hán, lũ lụt và
bên cạnh đó còn chống lại địch họa, quân thù thường xuyên nhòm ngó xâm
lược hòng áp bức và bóc lột nhân dân ta. Đoàn kết là một truyền thống bền
chặt lâu đời, nó làm nên bản sắc văn hóa tốt đẹp bên cạnh tinh thần yêu nước
của nhân dân Việt Nam. Ngoài truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, văn
hóa truyền thống Việt còn có rất nhiều giá trị khác như tinh thần nhân nghĩa,
tương thân, tương ái, coi trọng độc lập và hòa bình, truyền thống cần cù, chịu
thương chịu khó, hiền lành.....
Tất cả những giá trị văn hóa truyền thống quý báu ấy đã góp phần xây
dựng, vun đắp nên những con người Việt vĩ đại mà thời nào cũng có. Mỗi thời
đại khác nhau lại có những anh hùng hào kiệt khác nhau, họ yêu nước, họ tự
hào, họ cống hiến trên nhiều phương diện. Thế kỉ XVIII là thế kỉ của nhà bác
học Lê Quý Đôn. Phải nói rằng những truyền thống yêu nước, tinh thần nhân
nghĩa thấm nhuần trong con người ông, thể hiện trong từng lời văn, câu chữ,
trong từng tác phẩm khác nhau. Vân Đài loại ngữ là một tác phẩm như thế.
Phải có một tấm lòng yêu nước nhiệt thành ông mới có thể nghiên cứu và viết
về mọi thứ trên đất nước mình một cách say sưa và chi tiết như vậy. Mục Khu
vũ trong tác phẩm thể hiện rõ điều đó, ông viết về không biết bao nhiêu loại
phẩm vật trên khắp đất nước: các giống lúa, các loại con vật, các địa danh.....
Ông còn nghiên cứu phong tục, tập quán của từng vùng khác nhau. Lê Quý

Đôn đúng là một nhà bác học của dân tộc, những người như ông ở Việt Nam
không phải là nhiều, chỉ có những người như ông mới có thể cất công tìm
hiểu, khám phá và cho ra đời những tác phẩm giá trị như vậy.
Việt Nam là một quốc gia có bề dày truyền thống, có nhiều loại hình tín
ngưỡng lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng
văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn
giáo, tín ngưỡng. Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị
25

25


×