Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

Kinh tế xã hội phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 10 trang )

Phần I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung
du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 55’ đến 43’ vĩ
độ Bắc, 48’ đến 27’ kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả
nước.
Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:
Tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc;
Tỉnh Hòa Bình về phía Nam
Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông
Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam
Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.


1.1.2. Địa hình, địa mạo

Đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối
mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy
Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa
miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi,
độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam
Dựa vào địa hình chia Phú Thọ ra 2 tiểu
vung:
- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn
sông Hồng
- Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn


sông Hồng
Diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh
Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích
đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có
độ dốc >15 độ chiếm tới 51,6%; sông
suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự
nhiên


1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng KH nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông khô, lượng mưa ít, hướng gió thịnh
hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nắng, nóng, mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông
Nam.
Nhiệt độ bình quân 23 độ C, tổng lượng mưa trung bình từ 1.600 - 1.800mm/năm, độ ẩm không khí
trung bình hàng năm 85 - 87%, số giờ nắng trung bình hàng năm 1.330 giờ, tổng tích ôn trung bình
hàng năm 8.000 độ C.
Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng hóa các loại cây trồng
nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa hè (70%) là
điều kiện hình thành lũ ở những vùng đất dốc, gây khó khăn cho canh tác và đời sống của nhân dân.
Vùng miền núi phía Tây thường xuất hiện sương muối vào mùa đông nên tác động xấu tới sinh trưởng
của cây trồng, vật nuôi và đời sống con người. Để khắc phục hạn chế này cần giải quyết tốt về thủy lợi
và bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái.


1.1.4. Thủy văn
Đặc điểm chủ yếu của hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh như sau:
+ Sông Đà: Có lưu vực khoảng 52.900 km2, chảy qua Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh
Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông) dài 41,5 km, diện tích lưu vực trong tỉnh khoảng 367,4
km2; các ngòi chính gồm ngòi Lạt, ngòi Cái, suối Rồng.

+ Sông Hồng: Có lưu vực đến Việt Trì khoảng 51.800 km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ
từ Hậu Bổng (Hạ Hòa) đến Bến Gót (Việt Trì) là 109,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Các sông suối nhỏ gồm ngòi Vần, ngòi Mỹ, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me,
ngòi Cỏ, sông Bứa và ngòi Mạn Lạn.
+ Sông Lô: Có lưu vực đến Việt Trì khoảng 39.040 km2, chiều dài chảy qua địa phận
Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) là 73,5 km, chảy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với sông Hồng, diện tích lưu vực trong tỉnh
khoảng 502,8 km2; các sông suối nhỏ gồm sông Chảy, ngòi Rượm, ngòi Dầu, ngòi Tiên
Du và ngòi Tranh.
+ Hệ thống sông ngòi nội địa: Ngoài sông Chảy và sông Bứa đổ vào 3 sông lớn, trong
tỉnh còn có rất nhiều suối ngòi khác. Tổng cộng có 72 con sông, ngòi chảy vào sông Đà,
sông Hồng, sông Lô với chiều dài ≥ 10 km, mật độ trung bình sông nhỏ từ 0,5 - 1,5
km/km2.


1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 26 đơn vị đất thuộc 7
nhóm đất chinh:
Nhóm đất cát (C) - Arenosols (AR)
Nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols (FL)
Nhóm đất glây (GL) - Gleysol (GL)
Nhóm đất có tầng sét loang lổ (L) - Plinthosols (PT)
Nhóm đất xám (X) - Acrisols (AC)
Đất tầng mỏng (E) - Leptosols (LP)
Nhóm đất đỏ (F) - Ferralsols (FR)


1.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: diện tích lưu vực của 3 sông lớn đã có
14.575 ha. Sông Hồng lưu lượng nước cực đại, có thể đạt

18.000 m3/s; sông Đà lưu lượng nước cực đại 8.800 m3/s ;
sông Lô có lưu lượng nước cực đại 6.610 m3/s và 130 sông
suối nhỏ cùng hàng nghìn hồ, ao lớn, nhỏ phân bố đều khắp
trên lãnh thổ.
Nguồn nước ngầm: Tỉnh Phú Thọ đã thành lập bản đồ
nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000, song các kết quả nghiên cứu
chủ yếu được thực hiện ở khu vực phía ĐB-ĐN, trong đó tập
trung ở khu vực Việt Trì, TX.Phú Thọ, Lâm Thao, Phù Ninh,
Tam Nông. Phần diện tích còn lại mới chỉ nghiên cứu tổng
quan và chưa đánh giá được chi tiết. Bước đầu cho thấy, trữ
lượng khai thác nước ngầm trên phạm vi tỉnh được đánh giá
trên 1,4 triệu m3/ngày, trong đó phần trữ lượng đã được
đánh giá ở một số khu vực cấp A, B là 140.000 m3/ngày, cấp
C1 là 98.000 m3/ngày.
Nói chung tài nguyên nước của Phú Thọ rất dồi dào, đủ đáp
ứng cho yêu cầu phát triển KT-XHvới cường độ cao, song
cần có quy hoạch để bảo vệ và khai thác hợp lý theo hướng
lâu dài, bền vững.

Sông Đà

Sông Lô


1.2.3. Tài nguyên rừng

1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Rừng của Phú Thọ có cả 3 dạng: rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Các tài liệu điều tra về sinh thái và tài
nguyên rừng cho thấy, hệ động thực vật
rừng ở đây khá phong phú và đa dạng về
chủng và loài.

Bản đồ khoáng sản tỉnh Phú Thọ
Được biên tập theo bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000,
giấy phép xuất bản số 117/CXB và 212/CXB

Vườn Quốc gia Xuân Sơn


1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Văn Hóa Phùng Nguyên

Trống đồng Đông Sơn
Đền Hùng


1.3. Thực trạng môi
trường
Môi trường nước: Trong những năm gần đây việc
khai thác và sử dụng nước mặt, nước ngầm tăng
nhanh dẫn đến suy giảm số lượng, chất lượng
nguồn nước. Mặc dù trồng rừng được chú trọng, tỷ
lệ phủ xanh tăng nhưng tình trạng giảm sút nước
mặt vẫn diễn ra và lượng nước trong đất cũng suy
giảm mạnh, đặc biệt là các tầng nước nông, gây
tình trạng thiếu nước sinh hoạt về mùa đông ở các

xã thuộc huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh
Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê, Yên Lập,…
Chất lượng nước ngầm tại các khu công nghiệp,
đô thị ở thành phố Việt Trì có dấu hiệu ô nhiễm về
Fe, NH4+, Coliform. Đặc biệt, ô nhiễm cục bộ tại
một số địa điểm như khu công nghiệp Thụy Vân,
cụm công nghiệp Bạch Hạc. Đối với chất lượng
nước sông, theo kết quả quan trắc cho thấy chất
lượng nước ở thượng lưu các con sông lớn chảy
qua tỉnh đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên tại các
vị trí sau cống thải của các nhà máy thải sông,
nồng độ các thông số vượt quá tiêu chuẩn cho
phép (TCVN5942:1995).

Môi trường không khí:
Bị ô nhiễm chủ yếu do bụi và khí thải từ hoạt động
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt
động GT-VT, hoạt động xây dựng và đun nấu bếp
trong dân.
Tốc độ đô thị hóa và phát triển các khu công
nghiệp làm cho các hoạt động thi công xây dựng
tại các công trình phát sinh bụi, tiếng ồn.
Tổng lượng thải vào môi trường không khí theo
kết quả quan trắc mỗi năm khoảng 500 tấn bụi,
1.200 tấn SO2, 500 tấn CO, 150 tấn NO2. Nồng
độ bụi trong không khí có chỗ vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1,5 - 2 lần; nồng độ các khí độc hại như
CO, NO2 cũng rất cao, xấp xỉ ngưỡng tiêu chuẩn
cho phép; tiếng ồn ở một số cơ sở sản xuất vượt
tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến nhân dân

xung quanh. -


Môi trường đất:
Do chế độ canh ở một số nơi chưa hợp lý nên
làm tăng nguy cơ xói mòn và thoái hóa đất.
Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan
dẫn đến dư lượng thuốc trong đất và trong
nông sản trở thành mối nguy.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ
Thực vật, hàng năm lượng thuốc và phân hóa
học sử dụng trong nông nghiệp, tổng lượng và
các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật khoảng
10.000 tấn với trên 38 loại thuốc bảo vệ thực
vật sử dụng phổ biến. Trong đó có 15 loại thuốc
trừ sâu bệnh hại chính, 18 loại hóa chất phổ
biến và các loại hóa chất khác.
Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật rất độc với mọi
sinh vật, tồn dư trong môi trường đất, nước,
tiêu diệt cả các sinh vật có lợi, gây ảnh hưởng
xấu đến an toàn thực phẩm cũng như sức khoẻ
con người và môi trường.

Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn:
Lượng phát thải rắn sinh hoạt bình quân từ 0,45 0,5 kg/người/ngày; các đô thị khối lượng chất thải
rắn chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng chất thải
đô thị.
Việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cũng
như công nghiệp đã có cải thiện đáng kể do được
đầu tư, trang bị thêm các phương tiện vận chuyển,

song so với yêu cầu vẫn còn hạn chế: Chủ yếu
mới được thực hiện ở các đô thị và một số thị tứ;
rác thải được thu gom nhưng chưa thực hiện
những biện pháp như phân loại tại nguồn, tách
chất thải nguy hại; đối với rác thải công nghiệp,
chủ yếu tự thu gom và xử lý tại cơ sở chưa mang
đến khu xử lý tập trung; thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải y tế nguy hại mới được tiến hành
nhưng vẫn chưa có hệ thống thu gom, xử lý riêng,
một phần vẫn được thu gom cùng rác thải công
nghiệp, một phần được chôn lấp tại cơ sở hoặc
đốt thủ công.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×