Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đề tài Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.72 KB, 132 trang )

Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 4
2.1.Vấn đề nghiên cứu nhân vật trí thức trong sáng tác của A.Sêkhôp ............ 5
2.2. Vấn đề nghiên cứu nhân vật trí thức trong sáng tác của Nam Cao .........10
2.3. Vấn đề so sánh Sêkhôp và Nam Cao ở Việt Nam ...................................14
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................16
4. Giới thuyết đề tài và phương pháp nghiên cứu ................................................17
5. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................19
6. Cấu trúc luận văn..............................................................................................19
Chương 1: NHỮNG BI KỊCH ĐỜI THƯỜNG CỦA NHÂN VẬT TRÍ THỨC.20
1.1. Bi kịch đời thường- những khám phá tương đồng của Sêkhôp và Nam Cao .........20
1.1.1. Khám phá sự thật đời thường .............................................................20
1.1.2. Khám phá bi kịch đời thường.............................................................24
1.2. Bi kịch đời thường của nhân vật trí thức trong truyện ngắn Sêkhôp ............26
1.2.1. Bi kịch người trong bao .....................................................................27
1.2.2. Bi kịch tha hóa ...................................................................................30
1.2.3. Bi kịch của sự bừng tỉnh muộn màng ................................................34
1.3. Bi kịch đời thường của nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao .........39
1.3.1. Bi kịch “vỡ mộng” .............................................................................39
1.3.2. Bi kịch “đời thừa”- “sống mòn”.........................................................43
1.3.3. Bi kịch vật lộn căng thẳng để tự cứu mình ........................................48
Chương 2: SỨC MẠNH ĐỘC THOẠI NỘI TÂM ........................................53
2.1. Tự ý thức và độc thoại nội tâm- sự gặp gỡ giữa Sêkhôp và Nam Cao trong
khám phá bi kịch đời thường của người trí thức ..................................................53
2.1.1. Khả năng tự ý thức- đặc điểm nổi bật của người trí thức ..................53
2.1.2. Độc thoại nội tâm- thủ pháp hữu hiệu trong miêu tả tự ý thức ..........57
2.2. Độc thoại nội tâm hướng ngoại của Sêkhôp .................................................60



1


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

2.2.1. Độc thoại nội tâm trực tiếp ...................................................................60
2.2.2. Độc thoại nội tâm nửa trực tiếp ............................................................64
2.2.3. Độc thoại nội tâm- khoảnh khắc căng thẳng, giây phút bừng tỉnh .......70
2.3. Độc thoại nội tâm hướng nội của Nam Cao ..................................................72
2.3.1. Độc thoại nội tâm trực tiếp ...................................................................73
2.3.2. Độc thoại nội tâm nửa trực tiếp ............................................................76
2.3.3. Độc thoại nội tâm- những nỗi đau, giằng xé dữ dội ............................80
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT ......................................................83
3.1. Lạnh lùng khách quan xen lẫn buồn thương đồng cảm- sự đồng giọng điệu giữa
Sêkhôp và Nam Cao khi viết về bi kịch đời thường của người trí thức .......................84
3.2. Giọng điệu trần thuật của Sêkhôp .................................................................90
3.2.1. Giọng buồn thương, chia sẻ hướng ngoại .............................................90
3.2.2. Giọng trữ tình mỉa mai nước đôi ..........................................................94
3.2.3. Giọng triết lý ngẫu nhiên ......................................................................98
3.3. Giọng điệu trần thuật của Nam Cao ............................................................104
3.3.1. Giọng buồn thương day dứt hướng nội ..............................................104
3.3.2. Giọng mỉa mai, hài hước tự trào .........................................................107
3.3.3. Giọng triết lý suy ngẫm sâu xa về sự đời ...........................................110
KẾT LUẬN .......................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................121

2



Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Antôn Pavlôvits Sêkhôp (1860-1904) là đại biểu xuất sắc cuối cùng
của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỷ XIX. Ông “bước vào lịch sử văn học như
một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch” [40,349]. Đến
nay, nhân loại vẫn gọi ông là “nhà văn làm ta muôn thuở say mê” [108].
Toàn bộ truyện ngắn của Sêkhôp là bức tranh liên hoàn gồm nhiều mảng nhỏ
hợp lại dựng lên chân dung xã hội Nga những năm cuối thế kỷ XIX. Đó là một
“thời đại đau ốm”, con người sa vào thói dung tục, tha hoá ngay trong “cảnh sống
thừa”. Vượt lên thực tại tầm thường, Sêkhôp đã phê phán sự bất lực của con người,
nhất là giới trí thức, đồng thời nghiêm khắc lên án “cái phi nhân” của chế độ xã hội
bằng “tiếng thở dài khẽ mà sâu của một trái tim trong sạch” [38,341].
Nam Cao (1917-1951) là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất
của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn chỉ gói gọn
trong 15 năm (1936- 1951), song cho tới nay ông vẫn là hiện tượng hấp dẫn, lôi
cuốn giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc “nghĩ tiếp”, khơi sâu vào những “địa
tầng” mới để kiếm tìm những “vỉa vàng” lấp lánh.
Trong sáng tác của Nam Cao, chúng ta bắt gặp những bức tranh rất chân
thực, sống động về những kiếp người nhỏ bé. Đó là số phận bi thảm của người
nông dân nghèo bị đẩy vào đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn, đặc biệt là bị tha
hoá, lưu manh hóa; những trí thức nghèo có hoài bão, tâm huyết, tài năng, muốn
vươn lên cao nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất rơi vào bi kịch “sống mòn”,
“chết mòn”. Trái tim nhân đạo Nam Cao đã phê phán gay gắt xã hội phi nhân
tính tàn phá, huỷ diệt tâm hồn con người, đồng thời thể hiện khao khát về một
cuộc sống có ích và thực sự có ý nghĩa.
1.2. Theo kết quả khảo sát, lượng truyện xuất hiện nhân vật trí thức trong
sáng tác của Sêkhôp và Nam Cao chiếm tỷ lệ cao (trung bình 54%, trong đó
Sêkhôp có 32/60 truyện, Nam Cao có 27/50 truyện). Điều đó chứng tỏ, nhân vật


3


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

trí thức là đối tượng chính, giữ một vị trí đặc biệt trong sáng tác của Sêkhôp và
Nam Cao, bởi hơn ai hết họ thấu hiểu đời sống, tâm lý của giới mình. Và hai ông
đã trở thành nhà văn của những trí thức bình dân. Đây chính là cơ sở, thu hút sự
quan tâm của người đọc và giới nghiên cứu tiếp tục khơi sâu vào những “địa
tầng” mới về người trí thức.
1.3. Theo hồi ký của nhà văn Tô Hoài, trong bài “Người và tác phẩm Nam
Cao” đăng trên báo Văn nghệ năm 1956, có đoạn: “Những bạn gần Nam Cao bây
giờ nhắc lại còn cười với nhau vì đã nắm lần vui chuyện, hoặc quá chén, cái anh
chàng gầy gò, loeo khoeo ấy đỏ mặt đỏ tai lên, vừa rung đùi vừa nói băm băm vào
bàn tay, chửi bới rất hùng hổ, coi giời bằng vung, coi ai cũng bằng cứt. Nào Gorki
viết cũng xoàng. Lỗ Tấn thì khá hơn một tý. Mình sâu tý nữa, có thể kịp Sêkhôp…”
[71, 24]. Như vậy, Sêkhôp là nhà văn được Nam Cao yêu thích và nể phục, giữa
Sêkhôp và Nam Cao đã có những dấu nối quan trọng giúp người đọc có thể đặt câu
hỏi, phân tích, chứng minh ảnh hưởng của Sêkhôp đối với Nam Cao nói riêng và
văn học Nga đối với văn học Việt Nam nói chung.
Trong xu thế toàn cầu hoá, so sánh các nền văn học là hướng bổ sung quan
trọng cho việc nghiên cứu văn học dân tộc. Ở Việt Nam, hiện so sánh đang là
hướng nghiên cứu lý thú và có hiệu quả. Về sáng tác của Sêkhôp và Nam Cao đã
có một số bài nghiên cứu so sánh tiêu biểu, đó chính là những gợi dẫn khoa học
quan trọng giúp chúng tôi hứng thú tìm hiểu nét tương đồng và dị biệt trong đề tài
“Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao”.
1.4. Đề tài nghiên cứu này đối với chúng tôi có một ý nghĩa thiết thực:
Sêkhôp và Nam Cao là hai đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học

phổ thông, Cao đẳng, Đại học của Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp chúng
tôi có phương pháp nghiên cứu, phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy, đồng thời thấy
rõ hơn những cách tân nghệ thuật, vị thế và tầm ảnh hưởng của Sêkhôp trong sự so
sánh với Nam Cao. Trên cơ sở đó hiểu hơn những đóng góp cách tân của Nam Cao
trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề

4


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

2.1.Vấn đề nghiên cứu nhân vật trí thức trong sáng tác của A.Sêkhôp
Sêkhôp và những sáng tác của ông là “hạt ngọc ẩn dấu” đối với giới
nghiên cứu phê bình suốt hai thế kỷ qua. Trên thế giới và cả ở Việt Nam, các học
giả đã giành cho ông những tình cảm đặc biệt thể hiện qua những công trình
nghiên cứu chuyên sâu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong quá trình thực hiện
đề tài “Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao”, do hạn
chế về ngoại ngữ, chúng tôi chỉ xin nêu những ý kiến có liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu dựa trên cơ sở những công trình được dịch ra
tiếng Việt và bài viết của các nhà nghiên cứu của Việt Nam.
Dường như tất cả các nhà văn nổi tiếng đương thời đều yêu mến, trân trọng
và đánh giá cao tài năng của Sêkhôp. Trong bức thư ngày 25 tháng 3 năm 1886
gửi Sêkhôp, nhà văn lão thành Đ.V.Grigôrôvich đã khẳng định Sêkhôp có “một tài
năng đích thực”. Ông khâm phục “tính chính xác, chân thực tuyệt vời trong việc
miêu tả nhân vật và thiên nhiên”, khen ngợi “khả năng phân tích nội tâm chính
xác”, “tài nghệ trong miêu tả”, “khả năng tạo hình” của Sêkhôp. Với “tất cả sự
chân thành” của “con tim trong sạch”, Grigôrôvich “tin vào tài năng” của nhà văn
trẻ thuộc trong số những người viết được những “tác phẩm xuất sắc, những tác
phẩm nghệ thuật thực sự” [63, 200-201].

L.Tônxtôi rất quý mến “con người tuyệt mỹ, chân thành và trung thực
Sêkhôp”. Đại thi hào cảm phục tài năng của Sêkhôp và không ngần ngại xem
ông là “Puskin trong văn xuôi” và khẳng định: “Cũng như Puskin, anh đã đẩy
hình thức tiến lên phía trước, và đây là một cống hiến lớn lao” [41,2].
Cũng như L.Tônxtôi, M.Gorki rất khâm phục “tài năng vĩ đại” của Sêkhôp.
Ông cho rằng: “A.P.Sêkhôp là nghệ sỹ duy nhất của thời đại ta nắm vững đến mức
điêu luyện cái nghệ thuật viết làm sao cho “lời chật mà ý rộng”. Và “sức mạnh khủng
khiếp của tài năng ông chính là ở chỗ ông không tự bịa đặt ra một điều gì, không mô
tả một cái gì không có trong cuộc đời này” [37,47]. Theo ông, sự độc đáo của tự sự
Sêkhôp là “ở chỗ nào cũng phát hiện và nêu bật sự dung tục” và “không ai hiểu được
một cách rõ ràng và tinh tế cho bằng Antôn Pavlôvits cái chất bi kịch của những
chuyện vặt vãnh trong cuộc sống” [38,335-341]. Ngoài những đánh giá của các nhà

5


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

văn trên, M.Khrapchenkô, G.N.Pospelôp, N.X.Lexcôp và các thế hệ nhà văn kế tục ở
nhiều quốc gia đều bày tỏ sự mến phục tài năng nghệ thuật độc đáo của Sêkhôp.
Về thế giới nhân vật của Sêkhôp, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều nhận
xét tinh tế và thống nhất cho rằng, thế giới nhân vật của ông vô cùng rộng lớn,
đông đúc. Nữ nhà văn Pháp Elsa Triolet đã từng ca ngợi: “Chỉ cần Sêkhôp đặt
con mắt vào một người để người đó trở thành nhân vật… Mỗi người đàn ông và
đàn bà trở thành một chiếc chìa khoá để hiểu hàng chục, hàng trăm đồng loại lớn
nhỏ” [103,22]. Nhà nghiên cứu người Nga Vasily Grossman đã có một so sánh
khá thú vị về số lượng nhân vật của Sêkhôp: “hãy điểm lại số lượng nhân vật của
A.P.Sêkhôp, có lẽ may ra chỉ có Bandắc là người biết đưa vào ý thức tập thể một
số lượng đông đúc như vậy” [39,7]. Có thể nói, ở Việt Nam sau cách mạng tháng
Tám năm 1945, Nguyễn Tuân là nhà nghiên cứu đầu tiên tuyển chọn và viết bài

giới thiệu cho tập “Truyện ngắn của Sêkhôp”. Như “một thiên hồi ức ngắn”, bài viết
đã kể lại sự ra đời, tác động của cuốn sách trong lòng bạn đọc, nhất là giới cầm bút.
Đặc biệt, ông đã có những nhận xét rất đáng chú ý có liên quan đến vấn đề chúng
tôi quan tâm. Theo Nguyễn Tuân, truyện ngắn Sêkhôp đã khái quát lên bức tranh
cuộc sống đương thời: “luôn luôn bốc lên cái hơi ngạt độc đoán chuyên chế làm
nghẹn ngào và ngạt thở bao tâm hồn, bao con người… Những người ấy như bị lắc
trong một cái hũ nút khổng lồ”. Sêkhôp đã phát hiện ra một kiểu nạn nhân khiếp sợ
trật tự xã hội đến mức bị “cái áo bao trùm kín lấy một kiếp người có ăn có nghĩ” và
có “biết bao kẻ mang áo bao ấy vẫn nhan nhản sờ sờ” trong cuộc sống thường ngày,
mặc dù nhân vật trí thức Bêlicôp (Người trong bao) đã chết. Đặc biệt về nghệ thuật
xây dựng nhân vật, Sêkhôp “không chen vào mà giải quyết vấn đề”. Ông để “nhân
loại nhân vật” tự nói lên tư tưởng nghệ thuật, thái độ của mình đối với nghề nghiệp
và cuộc sống [103,12-13-19].
Trong số những người yêu quý và say mê Sêkhôp ở Việt Nam không thể
không kể tới Phan Hồng Giang. Trong bài giới thiệu “Sêkhôp tuyển tập truyện
ngắn” năm 1994, tuy nhà nghiên cứu không đề cập trực tiếp đến nhân vật trí thức,
song lại có những gợi dẫn quý báu về mối liên hệ chặt chẽ, sự ảnh hưởng qua lại
giữa đời sống hiện thực với sáng tác văn học. Với “đôi mắt tinh tường “nhìn thấu

6


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

bốn cõi”, Sêkhôp đã làm được điều khó khăn là “chỉ cho con người thấy tính quái
thai ở những con người thoạt nhìn tưởng như bình thường vô tội, ở những hiện
tượng lặp lại hàng ngày, không mấy ai để ý” [35,9].
Năm 1960, trong bài “Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Sêkhôp”, La
Côn đã chỉ ra “cảm tình của Sêkhôp hướng về những người lao động” và “khinh
bỉ những kẻ ngồi không ăn bám”. Sau khi phân tích một loạt truyện ngắn, La Côn

đã có những nhận xét đáng chú ý động chạm đến đối tượng chúng tôi nghiên cứu
về nhân vật trí thức, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ khái quát: Một mặt, Sêkhôp chỉ
ra sự sa đọa của giới trí thức trong xã hội Nga hoàng, phê phán học thuyết của
Tônxtôi và sự đề cao một cách mù quáng thuyết “những việc thiện nho nhỏ” của
một số trí thức ảo tưởng. Mặt khác, ông đặt niềm tin vào những thanh niên trí thức
tích cực mong muốn đoạn tuyệt với đời sống lười biếng ươn hèn, muốn đấu tranh
để thay đổi cuộc sống [23,69].
Trong bài viết “Sêkhôp, nhà văn vĩ đại của nhân dân Nga”, Mai Thúc
Luân cũng đưa ra nhận xét gợi dẫn: “Sêkhôp không đồng ý với triết lý “việc
nhỏ” mà giới trí thức Nga những năm 90 kêu gọi mọi người hướng đến”. Ông đã
cho ra đời hàng loạt truyện ngắn nổi tiếng: “Người trong bao”, “Người đàn bà có
con chó nhỏ”, “Cuộc đấu súng”… để chống lại sự “sa đọa của tâm hồn con
người”. Tác giả còn chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong thi pháp nghệ thuật của
nhà văn, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật “từ bên trong”, cách miêu tả
thiên nhiên “qua ấn tượng của nhân vật” [65,267-275].
Một số bài nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề trong sáng tác của Sêkhôp
được chúng tôi đặc biệt chú ý khi giải quyết vấn đề. Đầu tiên phải kể đến, “Cái mới
trong truyện ngắn của A.Sêkhôp” của giáo sư Nguyễn Hải Hà. Bài viết đã đưa ra
nhiều nhận xét quan trọng về thi pháp Sêkhốp, tiêu biểu như: thế giới nhân vật với
“những người lao động giản dị, trung thực, thuộc đủ ngành nghề”, đặc điểm tự sự đan
xen yếu tố miêu tả, kể và bình luận, dòng chảy ngầm... Đặc biệt vấn đề nghệ thuật
miêu tả tâm lý nhân vật thông qua độc thoại nội tâm là gợi dẫn quan trọng cho người
viết trong triển khai nội dung đề tài [41,7-12].

7


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

Trong bài “Tchekhov, nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch”, Phạm Vĩnh Cư đã

phát biểu những ý kiến quan trọng về nghệ thuật của Sêkhôp trên nhiều phương
diện. Trước hết, nhà nghiên cứu khẳng định Sêkhôp là “nghệ sĩ có một cảm hứng
đặc biệt với cái thường thường bậc trung, cái ít mang dấu ấn ngoại biệt, cái không
đập vào mắt ai”. Cuộc sống đời thường đã “tập trung hết tâm não” của ông, trở
thành “địa hạt” tiến hành những khảo sát chuyên sâu và thực hiện những khám phá
“làm hiển lộ chất bi thường trực của đời thường lẩn khuất khỏi con mắt nhiều người
khác”. Chính vì vậy, cảm thức cuộc sống trong truyện của Sêkhôp “bộc lộ tính “đa
thanh”, “phức điệu” cực độ”. Người trí thức càng bận tâm tha thiết hơn với sự đời:
“Cuộc sống sẽ đi đến đâu? Thu thút tâm não nhiều người trong họ hơn mọi câu hỏi
của đời sống thực tiễn” [24,142-143-154]. Việc nghiên cứu sự tiến triển của tiếng
cười Sêkhôp từ những sáng tác giai đoạn đầu đến sáng tác giai đoạn chín chắn
giúp tác giả đi tới kết luận về sự đa dạng trong sắc thái của nó: “từ hồn nhiên, nhẹ
nhõm, vô tâm đến nặng trĩu ưu tư hay thấm đượm chất trữ tình”, đồng thời phát
hiện “sự đan thoa lấp lánh đầy bất ngờ giữa cái hài và cái nghiêm” trong cốt
truyện và trong nhiều nhân vật của Sêkhôp. Nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận
xét thú vị về mối quan hệ giữa tác giả - nhân vật và người đọc trong thế giới của
nhà văn, đặc biệt là quan niệm sáng tác của Sêkhôp, trong đó có đánh giá về vai
trò của người trí thức: “Tôi không tin vào giới trí thức của chúng ta, đạo đức giả,
dối trá, thao cuồng, vô giáo dục, lười biếng; tôi không tin ngay cả khi họ đau khổ
và kêu ca, bởi những kẻ hà hiếp họ xuất thân ngay từ tầng lớp của họ [24,176].
Đào Tuấn Ảnh trong bài nghiên cứu “Cách tân nghệ thuật của A.Sêkhôp” đã
khái quát tính cô đọng hướng về nguyên tắc “im lặng” tối giản nhằm hướng nội, tính
khách quan, mạch ngầm văn bản, sự tin cậy của nhà văn vào khả năng đồng sáng tạo
của bạn đọc. Nhà nghiên cứu nhận xét chính xác: “Trạng thái tâm lý nhân vật của
Sêkhôp không diễn ra liên tục mà luôn phá vỡ những cái từ bên ngoài đưa vào. Những
tự bạch, tự phân tích, mổ xẻ, giằng xé nội tâm, trăn trở của nhân vật luôn bị đứt
quãng… Dòng tâm lý của con người xen lẫn dòng đời bất tận” [4,15-18]. Đào Tuấn

8



Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

Ảnh còn đi sâu phân tích phương pháp thể hiện tâm lý của Sêkhôp và khẳng định:
“kiểu miêu tả “đoán bệnh” với sự trợ giúp của các thủ pháp nghệ thuật tượng trưng và
ấn tượng đã giúp Sêkhôp tái hiện được thế giới bên trong nhân vật với sự chuyển động
và độ sâu không cùng của nó”. Đó chính là những cách tân nghệ thuật Sêkhôp đưa vào
trong sáng tác của mình dựa trên cơ sở của “sự trông cậy vào độc giả” [4,24].
Trong cuốn “Giáo trình văn học Nga”, tác giả Đỗ Hải Phong đã nêu bật
những bước chuyển và đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của Sêkhôp qua các
giai đoạn, đặc biệt chỉ ra chất “bi kịch đời thường” gắn bó mật thiết với chính
thời đại, cuộc đời của nhà văn bác sỹ Sêkhôp. Đồng thời cho rằng, trong giai
đoạn sáng tác cuối của Sêkhôp “luôn có sự kết hợp tính tự sự và tính trữ tình làm
thành “giọng điệu trữ tình- mỉa mai nước đôi” ẩn dưới mạch ngầm văn bản tạo
nên “mối liên hệ tích cực giữa ba thành tố của hoạt động nghệ thuật: tác giả- văn
bản nghệ thuật- độc giả”. Tác giả đã phân tích “Mạch ngầm tự sự và mạch ngầm
trữ tình trong “Một truyện đùa nhỏ”, truyện ngắn “Người trong bao” và khẳng
định “Sêkhôp là một bậc thầy của nghệ thuật xây dựng mạch ngầm văn bản” và
chính điều đó tạo nên nét đặc sắc cho các truyện ngắn và truyện vừa của ông.
Đây thực sự là những gợi dẫn quý báu cho đề tài [83,141-144-146].
Bài “A.Sêkhôp- người trần thuật điềm tĩnh tài hoa” của Nguyễn Trường
Lịch lại chú ý đến giọng điệu, điểm nhìn của người trần thuật “toát lên bút pháp
khách quan tự nhiên nhi nhiên bằng một giọng điệu điềm tĩnh”, được thể hiện
qua việc nhà văn “không cầm tay dẫn dắt người đọc tới tận chốn cái gì đấy, mà
chỉ bình thản giới thiệu nhằm hướng tới một chân trời mới” [62,11].
Đánh giá Sêkhôp từ cái nhìn của một nhà văn- bác sỹ có “tài chẩn bệnh”,
“bắt mạch”, “kê đơn” cho căn bệnh kinh khủng của thời đại. Trong bài “Sêkhôp:
nghệ sĩ và bác sĩ”, Lê Huy Bắc cho rằng: “Với tư cách là một nghệ sỹ- bác sỹ,
Sêkhôp đã thực sự tạo nên phong cách độc đáo của riêng mình. Là nhà văn hiện
thực, con mắt nghề nghiệp (bác sỹ) đã giúp ông bắt mạch, lần tìm và mổ xẻ đúng

căn bệnh trầm kha của thời đại. Là nghệ sỹ trác tuyệt, tâm hồn ông vươn tới tận
miền sâu thẳm, đầy bí ẩn trong vô thức, trong bản thể con người” [14,28]. Tác
giả đã thấy được mối liên hệ đặc biệt giữa khoa học và nghệ thuật làm nên thành

9


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

công trong sự nghiệp văn học của Sêkhôp. Trong “Ngòi bút chẩn bệnh của
A.Sêkhôp”, tác giả Hà Thị Hòa nhìn nhận: “Nhiều truyện của ông như những tấm
phim hiện hình của những thói đời dung tục”, từ đó đi lý giải sâu sắc “thói sợ hãi
cấp trên” đã nhiễm sâu vào tâm lý con người nhất là tầng lớp trí thức, công vụ
bậc trung. Tác giả còn chỉ ra biệt tài chẩn bệnh “rất tài tình” của Sêkhôp, đồng
thời đưa ra khả năng phòng tránh để nhân vật “vươn lên mà sống theo đúng
nghĩa làm người” [48,37-38].
Năm 2004, kỷ niệm 100 năm ngày mất của A. Sêkhôp, Hội nghị khoa học
“A.Sêkhôp và nhà trường Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội, với sự tham gia của
nhiều nhà nghiên cứu phê bình và những người mến mộ ông. Ngoài những bài
nghiên cứu nêu trên, còn có rất nhiều bài viết cảm thụ và phân tích những tác
phẩm riêng lẻ, cũng như cảm nghĩ về Sêkhôp với người đương thời và hậu thế
của các tác giả tiêu biểu như: Thành Đức Hồng Hà, Nguyễn Diệu Linh, Lê
Nguyên Cẩn, Đinh Thị Khang, Lê Thời Tân, Trần Lê Bảo, Lê Lưu Oanh…đã
đưa ra những gợi dẫn bổ ích đối với người viết luận văn.
Ngoài ra, có hơn chục khoá luận, luận văn đã nghiên cứu về thế giới nhân
vật của Sêkhôp ở những góc độc khác nhau cũng đã có những đúc rút quan
trọng, thuyết phục, là tài liệu tham khảo hữu ích.
Xung quanh sáng tác của Sêkhôp, các bài viết tập trung nghiên cứu đặc
điểm thi pháp Sêkhôp trên nhiều cấp độ. Đặc biệt nhiều bài viết đã đề cập đến
nhân vật trí thức, tuy chưa hệ thống và đầy đủ. Hơn nữa, vấn đề so sánh nhân vật

trí thức của Sêkhôp với các tác giả khác, nhất là Nam Cao của Việt Nam còn là
vấn đề khá mới mẻ. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu trên, chúng tôi mạnh dạn
triển khai đề tài với mong muốn đóng góp một góc nhìn đối sánh về nhân vật trí
thức của Sêkhôp với Nam Cao.
2.2. Vấn đề nghiên cứu nhân vật trí thức trong sáng tác của Nam Cao
Nam Cao cũng là một trong những nhà văn được giới nghiên cứu, phê
bình Việt Nam chú ý hơn suốt nửa thế kỷ nay. Về đề tài người trí thức đã có
những ý kiến đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong quá trình thực hiện
đề tài, chúng tôi xin lược điểm những công trình và ý kiến đánh giá quan trọng

10


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

liên quan đến số phận bi kịch, đời sống tâm lý thể hiện qua sức mạnh của độc
thoại nội tâm và giọng điệu trần thuật.
Ngay từ đầu những năm 1960, Huệ Chi và Phong Lê đã “đột phá”, mở đầu
bằng hai bài viết: “Đọc truyện ngắn Nam Cao, soi lại bước đường đi lên của nhà
văn hiện thực” và “Con người và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao”. Đây là
những bài viết đã có nhiều khám phá đáng chú ý về tác phẩm của Nam Cao, nhất
là nhân vật trí thức tiểu tư sản. Về nghệ thuật miêu tả tâm lý, Huệ Chi và Phong
Lê đã đánh giá: “Anh khai thác sâu vào những diễn biến của các tâm tư và qua
chiều sâu của tâm tư những mẩu đời chật hẹp cỏn con của người tiểu tư sản,
những mẩu đời quanh đi quẩn lại động cựa mãi cuối cùng vẫn đứng im một chỗ…
cứ hiện dần lên như những bóng góc cạnh và rõ nét một cách tàn nhẫn” [19,2].
Người có quá trình nghiên cứu công phu, tâm huyết và nhiều phát hiện mới
mẻ về nhà văn Nam Cao là giáo sư Hà Minh Đức. Năm 1961, chuyên luận “Nam
Cao nhà văn hiện thực xuất sắc” là công trình nghiên cứu đầu tiên về sáng tác của
Nam Cao trước và sau cách mạng của ông. Ở phần “Đời sống và hoạt động văn

học của Nam Cao”, tác giả giới thiệu về cuộc đời, những ảnh hưởng của gia đình,
hoàn cảnh xã hội tới sự nghiệp của Nam Cao, trong đó sớm có sự so sánh đáng
chú ý: “Bước vào đời văn, Nam Cao thích hơn cả là những tác phẩm của
Đôtxtôiepxki và Tsêkhôp, đặc biệt là Tsêkhôp. Cũng không phải ngẫu nhiên mà
Nam Cao quý mến Tsêkhôp. Nam Cao tìm thấy ở Tsêkhôp sự gần gũi về quan niệm
sáng tác cũng như về phong cách …Tsêkhôp thích đi sâu phân tích tâm lý nhân vật,
đặc biệt là những nhân vật tiểu tư sản trí thức nghèo với những tâm trạng đầy mâu
thuẫn. Chủ đề sáng tác của Nam Cao về con người tiểu tư sản trí thức nghèo nhiều
điểm gần gũi với những chủ đề của Tsêkhôp… Những tác phẩm của Đôtxtôiepxki và
Tsêkhôp có ảnh hưởng ít nhiều đến sáng tác của Nam Cao về nội dung cũng như hình
thức biểu hiện” . Đề cập đến “Chủ đề tiểu tư sản” ở phần hai “Thời kỳ trước Cách
mạng tháng Tám”, nhà nghiên cứu đã đề xuất khái niệm “nhân vật trí thức kiểu Nam
Cao” và đặc biệt quan tâm đến tính chân thực của hình tượng này: “Nhân vật trí thức
kiểu Nam Cao được tập trung phản ánh một số nét điển hình và chân thực về tâm lý

11


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

và sinh hoạt của các tầng lớp trí thức thành thị trong thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ
II. Đó là thời kỳ bản thân họ đang phải đấu tranh gay gắt tìm đường thoát khỏi tình
trạng bế tắc của cuộc sống, vươn tới lý tưởng tốt đẹp hơn” [31,30-110]. Ngoài ra, Hà
Minh Đức nhận xét khái quát về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Nhưng phải đến
năm 1982, trong bài “Nam Cao và nghệ thuật sáng tạo tâm lý”, ông mới đi sâu
nghiên cứu chuyên biệt về nghệ thuật sáng tạo tâm lý. Hà Minh Đức nhận xét: Nam
Cao đã thể hiện một nghệ thuật miêu tả tâm lý già dặn và đặc biệt chú ý “chất tâm lý”
của nhân vật trí thức, đến việc miêu tả thiên nhiên gắn với việc thể hiện tâm lý nhân
vật, sự tự nhận thức…. và nhất là “Nam Cao sử dụng nhiều độc thoại nội tâm để biểu
hiện nhân vật… Nam Cao không phải là nhà văn đầu tiên sử dụng độc thoại nội tâm

nhưng là tác giả vận dụng nhiều nhất độc thoại nội tâm và có hiệu quả nhất”. Hà
Minh Đức còn cho rằng: “dòng tâm lý trong tác phẩm của Nam Cao vận động qua
nhiều cảnh ngộ nhưng vẫn quẩn quanh, tù túng, không tìm được hướng giải thoát. Nó
không được giao lưu với hành động nên có những phát triển ở bên trong, ngày càng
đi sâu vào nội tâm. Ở đây có những trạng thái tâm lý gần gũi với miêu tả tâm lý của
Đốtxtôiépxki và đặc biệt là Sêkhốp” [32,73].
Trong bài “Nam Cao phê phán và tự phê phán” năm 1992, Hà Minh Đức lại
tiếp tục chỉ ra: “Yếu tố tự phê phán trong tác phẩm của Nam Cao bắt nguồn từ sự ý
thức của Nam Cao trong cuộc sống hàng ngày” và “ý thức phê phán của nhân vật
thực chất là sự phê phán hoàn cảnh... nhân vật trí thức của Nam Cao có nội lực khỏe
nên ý thức tự phê phán mạnh” đã tạo nên ở các nhân vật cái ranh giới rất rõ rệt
không thể vượt qua: ranh giới giữa cái tốt và cái xấu. Chính vì vậy, “yếu tố tâm lý
trở thành đối tượng miêu tả trực tiếp” và “độc thoại nội tâm là phương thức biểu
hiện quan trọng” trong miêu tả sự vận động ý thức của nhân vật trí thức [33,42].
Những bài viết của Hà Minh Đức có ý nghĩa đặc biệt đối với người viết trong quá
trình tìm hiểu nhân vật trí thức của Nam Cao.
Trong “Nam Cao khát vọng về một cuộc sống lương thiện, xứng đáng”,
giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đã cho rằng: Nam Cao dồn nhiều suy nghĩ thiện cảm
cho người trí thức nghèo- “có trình độ học vấn, có ý thức hơn về số phận, có nhiều

12


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

điều băn khoăn về ý nghĩa của cuộc sống, về giá trị làm người”. Qua họ, “Nam
Cao đã đề cập đến một tấn bi kịch của con người và xã hội mà càng từng trải, càng
có ý thức về nhân phẩm, về cống hiến, về ý nghĩa của cuộc sống, người ta càng
thấy ghê rợn, đó là bi kịch sống mòn” [44,22-26].
Trong “Bi kịch tự ý thức- nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam

Cao”, Đinh Trí Dũng đã đi sâu khẳng định một khía cạnh liên quan đến vấn đề
chúng tôi đang quan tâm, đó là “chưa ai đưa được vấn đề tự ý thức của nhân vật lên
đến mức sâu sắc, thường trực, nhất quán như ở ngòi bút của Nam Cao”. Và “trong
cuộc đấu tranh vươn tới lẽ sống nhân đạo ở các nhân vật tiểu tư sản của Nam Cao…
có nhiều mất mát, bi kịch” nhưng “sự tự ý thức dường như là tự nhiên, thường trực
trở thành một bộ phận không thể thiếu của con người” [28,35].
Bài viết “Nam Cao và sự lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực kiểu mới” của
Phạm Xuân Nguyên đã khẳng định sự vượt trội của Nam Cao so với các tác giả
cùng thời. Về nhân vật trí thức, ông đã vạch ra mâu thuẫn “giằng xé giữa cái sống
và kiếm sống với cái làm nghệ thuật và phụng sự nghệ thuật” bằng cách “tác giả
nhập vào nhân vật để nó tự suy nghĩ phân tích”, tạo “một khả năng mới trong mối
quan hệ tác giả- nhân vật”. Kết quả, “Nam Cao đã đa thanh hoá giọng điệu tự sự,
giọng tác giả và giọng nhân vật đan xen, hoà trộn vào nhau, tiếng nói tác giả và
tiếng nói nhân vật phụ hoạ nhau, tranh cãi nhau” [72,74].
“Lối văn kể chuyện của Nam Cao” của Phan Diễm Phương là một bài viết
chuyên sâu đưa ra nhiều phát hiện mới mẻ về nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao.
Tác giả khẳng định giọng văn Nam Cao phong phú mà sinh động, hấp dẫn: “Trong
truyện của Nam Cao, ta gặp lối kể chuyện bằng nhiều chất giọng: nghiêm nghị và
hài hước; trân trọng, nâng niu và nhạo, đay, mỉa”. Đặc biệt giọng văn Nam Cao vừa
mang tính chất triết lý nhưng cũng thấm đẫm chất trữ tình, với đặc điểm này,
“truyện ngắn Nam Cao có thể ôm vào mình những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc
lạnh và tình cảm, tỉnh táo nghiêm ngặt và chứa chan trữ tình” [86,134-136].
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày mất của Nam Cao, Trần Đăng Suyền cho ra
đời chuyên luận “Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao”. Đây là công trình công phu,
khẳng định sự đóng góp to lớn cũng như những cách tân nghệ thuật của nhà văn

13


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao


đối với văn học hiện thực phê phán nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Về phương diện nhân vật, nhà nghiên cứu đã giành nhiều trang đi sâu tìm hiểu
nhân vật trí thức và cho rằng: “Đề tài người trí thức tiểu tư sản khá quen thuộc
đối với văn học Việt Nam 1930-1945. Nhưng chỉ đến Nam Cao, với ngòi bút
hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, với sự phân tích tâm lý sắc sảo, hình ảnh những
nhân vật trí thức tiểu tư sản mới hiện lên thật cụ thể và sinh động qua những tấn
bi kịch và bi hài kịch cùng với những cuộc đấu tranh tư tưởng đầy căng thẳng
nhưng bế tắc. Qua cuộc đời những người trí thức tiểu tư sản… Nam Cao truyền
đến cho người đọc cái không khí tù túng, ngột ngạt của một xã hội ở tận cùng
của sự bế tắc đang quằn quại trong những ngày cuối cùng của chế độ thực dân
phong kiến”. Đặc biệt, tác giả còn đi sâu làm rõ tấn bi kịch tinh thần của những
cuộc đời mòn mỏi trong những lo toan căng thẳng vì miếng cơm manh áo”, và
trong các hình tượng người trí thức nổi bật nhất là nhân vật Thứ “điển hình có ý
nghĩa khái quát sâu sắc nhất của bi kịch”. Nhà nghiên cứu còn chỉ ra sắc thái đa
giọng và giọng chủ đạo trong truyện ngắn Nam Cao [91,152-162]. Đây là những
gợi dẫn khoa học quan trọng cho vấn đề chúng tôi quan tâm.
Trong cuốn giáo trình “Văn học Việt Nam 1900- 1945” xuất bản năm
2004, phần viết về “Nam Cao”, Hà Văn Đức đã đi sâu tìm hiểu đề tài người trí
thức nghèo và nhấn mạnh đến bi kịch vỡ mộng và bi kịch chết mòn về tinh
thần cũng như cuộc đấu tranh để vượt lên chính mình và hoàn cảnh. Đồng
thời, tác giả cũng chỉ ra 4 đặc điểm thành công của nghệ thuật miêu tả tâm lý
là: Khắc hoạ tâm trạng, độc thoại nội tâm, kết cấu tâm lý và hình thức tự
truyện [30, 483-489].
Có thể thấy, các tác giả đã nghiên cứu nhân vật trí thức trong sáng tác của
Nam Cao từ nhiều phương diện nhưng còn mang tính khái quát, chứ chưa đặt
nhân vật trí thức trong cái nhìn đối sánh với các nhà văn khác trên thế giới, cụ thể
là A.Sêkhôp của văn học Nga. Song những nhận định thống nhất, chính xác về
nhân vật, đời sống tâm lý của người trí thức và giọng điệu kể chuyện là tiền đề
quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài.

2.3. Vấn đề so sánh Sêkhôp và Nam Cao ở Việt Nam

14


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

Ở Việt Nam, hướng tiếp cận Nam Cao từ góc độ so sánh với các tác gia
văn học nước ngoài đã manh nha từ thập niên 60,70,80 của thế kỷ XX. Các nhà
nghiên cứu như Phan Cư Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đức Đàn, Phong Lê đã đưa
ra những lời nhận định có tính chất khái quát về Sêkhôp và Nam Cao nhưng chưa
có một công trình nào đi sâu nghiên cứu từ góc độ văn học so sánh. Trong “Nam
Cao- nhìn từ cuối thế kỷ”, giáo sư Phong Lê định hướng: “Vấn đề đánh giá sự phát
triển nghệ thuật của Nam Cao với tư cách người nghệ sỹ, và sự soi sáng vấn đề từ
một chân dung khác- Tsêkhôp trong văn học Nga, quả gợi được nhiều điều thú vị.
Đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực ở thời kỳ tiền Cách mạng, thực hiện tích
cực cuộc canh tân văn học trong hoàn cảnh xã hội thuộc địa, Nam Cao có vị trí tựa
như Tsêkhôp, không chịu lui vào bóng rợp của hai cây đại thụ Đốtxtôiepxki và
Tônxtôi, mà tự vạch lấy đường đi cho mình vào những năm giao thời giữa hai thế
kỷ. Cả hai, Nam Cao và Tsêkhôp đều tìm về chủ nghĩa hiện thực đời thường, soi
chiếu các giá trị phổ quát của đời sống vào “Những chuyện không muốn viết”, vào
những điều tưởng như chi ly, vặt vãnh” [59,108].
Sang thập niên 90, đã có những bài viết chuyên sâu so sánh Nam Cao với
một số nhà văn trên thế giới. Đặc biệt, trong bài viết “A.Sêkhôp và Nam Cao- một
sáng tác hiện thực kiểu mới”, dưới góc độ lý luận văn học nhà nghiên cứu Đào
Tuấn Ảnh đã đi tìm sự tương đồng trong sáng tác của hai nhà văn “trên cơ sở
phương pháp loại hình”, để từ đó “vượt” qua sự giống nhau “bên ngoài” đi vào sự
giống nhau về bản chất “bên trong”. Tác giả nhấn mạnh: “Sêkhôp giống như một
lăng kính lớn qua đó thấy rõ hơn các góc cạnh sáng tác của Nam Cao” và xác định
một số đặc điểm trong hệ thống thi pháp của Nam Cao làm sáng tác của ông gần

gũi với Sêkhôp, nhất là “quá trình diễn biến tâm lý phức tạp qua đó làm nổi bật lên
tính bi kịch của đời thường” [3,205]. Dựa trên những thành tựu nghiên cứu đã có,
Đào Tuấn Ảnh tiếp tục cho ra đời hai bài viết so sánh trên những góc độ thi pháp
là “Kết cấu thời gian trong truyện ngắn Sêkhôp và Nam Cao” và “A. Sêkhôp và
Nam Cao nhìn từ góc độ thi pháp”, tác giả đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt
giữa Sêkhôp và Nam Cao trên hai phương diện cụ thể: Cốt truyện và kết cấu thời
gian trong truyện ngắn. Những bài viết này đã gợi dẫn, tạo tiền đề cho người viết

15


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

đưa ra vấn đề so sánh về nhân vật trí thức.
Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của A.Sêkhôp, đã có nhiều bài
viết so sánh Sêkhôp với các nhà văn trên thế giới, trong đó có bài viết quan trọng so
sánh trực diện giữa Sêkhôp và Nam Cao của giáo sư Phong Lê với nhan đề: “Sêkhôp
và Nam Cao nhìn từ hai nền văn học”. Tác giả đã “lần lượt” tìm đến những nét giống
nhau và khác nhau giữa Sêkhôp và Nam Cao. Từ đó khẳng định sự tương đồng giữa
hai nhà văn thể hiện ở “vai trò và sứ mệnh của mỗi người đối với lịch sử văn học dân
tộc”, “ở vai trò kết thúc và đưa lên đỉnh cao chủ nghĩa hiện thực vào giai đoạn cuối của
nó; một lối tư duy nghệ thuật độc đáo- đào sâu vào đời sống tâm lý và hướng vào cuộc
sống nhỏ nhặt thường ngày; ở một tiếng nói thâm trầm, chua xót, giàu suy nghĩ và triết
lý; ở một lối văn kiệm lời- “lời chật mà ý rộng”, giàu sức chứa và sức mở” [60,189203]. Tác giả đã dành cả phần IV đề cập đến người trí thức và những cảnh sống thừa.
Đây là định hướng quan trọng, nền tảng giúp chúng tôi triển khai đề tài.
Ngoài ra, luận án tiến sỹ “Chủ nghĩa hiện thực hiện đại qua sáng tác của
Nam Cao (so sánh với sáng tác của Sêkhôp)” của Lý Thị Quỳnh Anh đã làm rõ chủ
nghĩa hiện thực hiện đại những thập niên đầu thế kỷ XX thông qua sự phân tích sáng
tác của Nam Cao so với Sêkhôp, chỉ ra những nét tương đồng trên các khía cạnh như
hiện thực tâm lý, những yếu tố hiện thực hiện đại qua nghệ thuật tổ chức truyện trong

sáng tác của Nam Cao so sánh với sáng tác của Sêkhôp [1].
Các công trình nghiên cứu về nhân vật, nhất là nhân vật trí thức nói chung
và dưới góc độ so sánh giữa Sêkhôp và Nam Cao nói riêng là chưa thật chuyên sâu,
song những kết luận mang tính phát hiện là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi triển
khai đề tài “Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao”.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhân vật trí thức của Sêkhôp trong so sánh với nhân vật trí
thức của Nam Cao, chúng tôi mong muốn chỉ ra sự “gặp gỡ” trong quan điểm
và tư duy nghệ thuật của Sêkhôp và Nam Cao về người trí thức, trên cơ sở đó
làm nổi bật những sáng tạo của hai nhà văn trong hành trình khám phá nội tâm

16


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

người trí thức mang bi kịch đời thường. Qua đó, chúng ta thấy được những cách
tân nghệ thuật, vị thế của Sêkhôp trong so sánh với Nam Cao và vai trò của Nam
Cao trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc và sự hòa nhập vào dòng chảy
của văn học thế giới.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi không có tham vọng giải quyết toàn bộ
vấn đề về nhân vật trí thức của Sêkhôp và Nam Cao mà chỉ tập trung khảo sát,
nghiên cứu trên 3 bình diện: Bi kịch đời thường, sức mạnh của độc thoại nội tâm
trong miêu tả tâm lý người trí thức và giọng điệu trần thuật của hai nhà văn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và
Nam Cao”, chúng tôi khảo sát 32 truyện ngắn của Sêkhôp và 27 truyện ngắn của
Nam Cao (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) viết về người trí thức được in

trong các tuyển tập sau:
- “Antôn Sêkhôp- tuyển tập tác phẩm”, Vương Trí Nhàn tuyển dịch, NXB
Văn học, 1999.
- “Truyện ngắn Sêkhôp”, Phan Hồng Giang dịch, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
- “Tuyển tập Nam Cao”, tập 1, 2, NXB Văn học, 2001.
- “Nam Cao tuyển tập”, tập 1, 2, NXB Văn học, 2002.
4. Giới thuyết đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1. Khái niệm nhân vật trí thức
Theo cách hiểu thông thường, “trí thức” được dùng để chỉ những người
lao động trí óc. Cách hiểu này chủ yếu nhằm để phân biệt giữa trí thức với các
giai tầng khác trong xã hội như: công nhân, thợ thủ công, nông dân, thương
nhân... Ngoài ra, còn nhiều quan niệm, định nghĩa khác về người trí thức.
Theo C.Mac, trí thức là một tầng lớp lao động làm thuê, là giai cấp vô sản
lao động trí óc. Trong xã hội tư bản, giống như các giai cấp khác: công nhân,
nông dân... đa số những người thuộc tầng lớp này cũng bị giai cấp tư sản áp bức,
bóc lột về sức lao động. Vì thế, họ có một vai trò nhất định trong liên minh côngnông- binh- trí thức trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc.

17


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

Trong “Từ điển Tiếng Việt”, Hoàng Phê định nghĩa: “Trí thức là những
người chuyên lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động
nghề nghiệp của mình” [81,1034].
Trong luận án tiến sĩ “Những cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của A. P.
Sêkhôp”, Nguyễn Thị Minh Loan đưa ra khái niệm về người trí thức như sau: Trí
thức bao gồm trí thức cao cấp, trung cấp và trí thức bình dân, mở rộng ra còn có cả
quan, tu sĩ, doanh nhân, quý tộc, sinh viên, viên chức, nghệ sỹ [63,93].
Như vậy, các định nghĩa về người trí thức trên đều thống nhất cho rằng: trí

thức là những người lao động trí óc. Tuy nhiên, nếu chỉ định nghĩa như vậy về
người trí thức thì chưa thật đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi xin đưa ra quan điểm về trí
thức trong cuốn giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học”: trí thức bao gồm những
người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, có trình độ học vấn đủ để am hiểu và
hoạt động trong lĩnh vực lao động của mình. Họ hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực nghiên cứu, giảng dạy, ứng dựng khoa học, văn học, nghệ thuật, lãnh đạo và
quản lý [85,191]. Định nghĩa trên sẽ giúp chúng ta có một cơ sở để xác định về
tầng lớp trí thức trong đời sống cũng như trong văn học.
Mặt khác, chúng ta lưu ý rằng, trí thức không phải là một giai cấp, mà chỉ là
một đội ngũ, một tầng lớp có học vấn trong xã hội. Nhưng tầng lớp này lại kết tinh
những tư tưởng tiến bộ của xã hội. Họ là lực lượng quan trọng tạo ra những bước
chuyển đột phá trong mỗi thời kỳ phát triển của xã hội. Cho nên, trong văn học nhà
văn thường hay xây dựng những nhân vật trí thức, qua đó thể hiện được quan điểm,
tư tưởng nghệ thuật của mình về con người và cuộc sống.
Nhân vật trí thức đã trở thành một chủ đề lớn trong văn học nói chung và
văn học Nga- Việt nói riêng. Họ thường là những con người khổng lồ, mang trong
mình những trăn trở, dằn vặt lớn lao của thời đại: Phải làm gì? Và sống như thế
nào?... Nhưng phải đến Sêkhôp và Nam Cao, người trí thức mới hiện lên với tất cả
những mặt mâu thuẫn, phức tạp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu đề tài “Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của

18


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

Sêkhôp và Nam Cao”, chúng tôi vận dụng ba phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận thi pháp, đặc biệt để hiểu sâu đối
tượng nghiên cứu, một trong những phương pháp tiếp cận cơ bản là xem xét

đối tượng trên bình diện so sánh với những đối tượng khác có cùng loại hình.
Chính vì vậy, so sánh loại hình là phương pháp xuyên suốt nhằm phát hiện
những điểm tương đồng và những đặc trưng riêng về nhân vật trí thức trong
sáng tác của Sêkhôp và Nam Cao.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn vận dụng một số thao
tác khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, phân loại… nhằm phục vụ mục đích
của đề tài.
5. Ý nghĩa của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu bi kịch đời thường, sức mạnh của độc thoại nội
tâm trong thể hiện tâm lý nhân vật trí thức và giọng điệu trần thuật của Sêkhôp
và Nam Cao, chúng tôi mong muốn vận dụng một hướng nghiên cứu có nhiều
tiềm năng để thấy được sự giao thoa, gặp gỡ giữa hai mô hình đồng dạng, mang
tính đặc thù của các nền văn học Nga- Việt nói riêng và quy luật vận động, phát
triển mang tính tất yếu của văn học thế giới nói chung.
Hơn nữa, chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích đối
với việc dạy học tích hợp giữa tác phẩm văn học nước ngoài và trong nước ở
trường phổ thông Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương, Kết luận, Tài liệu tham khảo
Chương 1: Những bi kịch đời thường
Chương 2: Sức mạnh của độc thoại nội tâm
Chương 3: Giọng điệu trần thuật

19


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

Chương 1: NHỮNG BI KỊCH ĐỜI THƯỜNG
CỦA NHÂN VẬT TRÍ THỨC

Như một quy luật tất yếu, văn chương không phải lúc nào cũng là bản anh
hùng ca, là cái đẹp viên mãn hay tiếng cười sảng khoái. Văn chương đôi khi
chính là những tiếng thở dài, xung đột gay gắt, xuất phát từ những đòi hỏi, khát
vọng chân chính của con người... Nói cách khác, văn chương là cuộc sống, nghệ
thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống. Cuộc sống ở khía cạnh bản chất nhất
chính là cuộc sống thường ngày- cuộc sống đời thường. Nhiệm vụ của người
nghệ sỹ phải tìm ra cái quy luật chung có tính tất yếu về “sự thật của bản thân
đời sống” biểu hiện trong cái hàng ngày.
Viết về nhân vật trí thức, Sêkhôp và Nam Cao khơi sâu vào tấn “bi kịch tinh
thần” chứ không đề cập đến ý thức chính trị hay lập trường cách mạng. Sự vĩ đại
của hai nhà văn là khám phá sự thật đời thường, phát hiện “bi kịch đời thường”
luôn tiền ẩn trong những cái vụn vặt, những điều vặt vãnh lặp đi lặp lại hàng
ngày. Nâng “bi kịch tinh thần” thành “bi kịch của vĩnh cửu”, bắt những điều vặt
vãnh nhất cũng phải nói lên tiếng nói về ý nghĩa cuộc sống đó là mục đích của cả
Sêkhôp và Nam Cao. Tất cả những chuyện bình thường của anh, của tôi, của
chúng ta dưới ngòi bút sắc sảo của nhà văn đều trở thành những vấn đề có ý
nghĩa xã hội lớn lao. Từ “sự nhàm chán, buồn tẻ, loãng nhạt, vô vị đó mà cất một
câu hỏi lớn- một cuộc sống như vậy có đáng gọi là cuộc sống không? Và ý nghĩa
của cuộc đời là gì?” [60,192].
1.1. Bi kịch đời thường- những khám phá tương đồng của Sêkhôp và Nam Cao
1.1.1. Khám phá sự thật đời thường
Trong quá trình sáng tác, Sêkhôp và Nam Cao đã sớm tìm ra “cái chung có
tính quy luật”, “tính tất yếu” làm nên “sự bất tử” của truyện ngắn, đó là sự thật đời
thường. Sêkhôp đã từng phát biểu về sứ mạng ngòi bút của mình: “Văn học được
coi là có tính nghệ thuật vì nó vẽ tả cuộc sống như vốn có trong thực tế. Mục tiêu
của văn học là sự thật tuyệt đối và trung thực...” [41,4]. Mượn lời nhà văn Điền

20



Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

trong “Giăng sáng”, Nam Cao phát biểu: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa
dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia,
thoát ra từ những kiếp lầm than…”. Nhiệm vụ của người nghệ sỹ phải “đứng
trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…”. Sêkhôp và
Nam Cao đã có sự gặp gỡ trong quan điểm sáng tác: nghệ thuật chân chính phải
trung thành với hiện thực khách quan của đời sống; người cầm bút phải miêu tả
chân thực, nhìn thẳng vào sự thực “tàn nhẫn”, phanh phui cả cái tích cực và cái
tiêu cực, cả cái tốt đẹp và cái bùn lầy, nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân
dân, thôi thúc con người đến cái đẹp.
Cái hàng ngày, cái đời thường là mảng đề tài phổ biến nhất, là nguồn cảm
hứng dồi dào, bất tận để Sêkhôp và Nam Cao tìm kiếm, khám phá sự thật đời
thường. Trong cái phong phú và phức tạp của cuộc sống hàng ngày, hai nhà văn
hướng đến cái nhỏ bé, cái đời thường, thậm chí là tầm thường. Đó là những
“Chuyện đùa nho nhỏ”, “Chuyện đời vặt vãnh”, “Chuyện không muốn viết” xảy ra
hàng ngày hết sức đơn giản, không có gì quan trọng, không gây sự chú ý, giật gân.
“Chuyện đời vặt vãnh” của Sêkhôp có thể là chuyện viên y sĩ nhổ răng cho viên
trợ tế nhà thờ, chuyện cả đời mơ ước được ăn quả phúc bồn tử chua loét, chuyện
giáo sư già ngẫm lại cuộc đời đã qua của mình, chuyện người đàn bà phù phiếm,
thích hư danh, luôn mơ ước hão huyền; còn ở Nam Cao là những chuyện “Nhỏ
nhen”, chuyện “Quên điều độ”, chuyện dạy trẻ con quét nhà, chuyện mua một căn
nhà mới, chuyện vợ chồng cắn rứt nhau…Dường như trong cuộc sống có bao
nhiêu biến cố, bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu lát cắt đời thường đều có thể trở thành
một trong những thiên truyện ngắn của hai ông. Tất cả những gì diễn ra hàng
ngày, tất cả những số phận, những kiếp người dù chỉ một lần thoáng gặp, thoáng
đi qua cuộc đời của nhà văn cũng đều có thể trở thành cảm hứng sáng tạo của hai
ông. Trong những “Chuyện đời vặt vãnh”, “Những chuyện không muốn viết”,
Sêkhôp và Nam Cao đã nhìn thấy những đặc tính tiêu biểu của nếp sống chung,


21


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

chỉ ra những cái không bình thường trong cái tưởng như là bình thường. Đó là
cuộc sống với sự vận động bề mặt hết sức đơn điệu, tẻ nhạt nhưng lại ngầm ẩn
chứa những vận động tâm trạng hết sức phức tạp và tinh tế, những day dứt bức
bối, những bừng ngộ bất ngờ, những dự cảm, ước mơ đôi khi còn mơ hồ chưa ý
thức được hết. Có thể nói, trong quan niệm sáng tác của Sêkhôp và Nam Cao cái
hàng ngày không chỉ biểu hiện trên phương diện đề tài mà còn là hạt nhân tạo nên
ý nghĩa thẩm mỹ và ý nghĩa triết lý cho các truyện ngắn của hai ông.
Tính chân thật là sức mạnh trong sáng tác của Sêkhôp và Nam Cao. Hai
nhà văn đã gặp gỡ trong phương pháp, cách thức khám phá sự thật đời thường.
M. Gorki từng khẳng định: “Tất cả những con người ấy, kẻ xấu cũng như người
tốt, đều sống trong câu chuyện của Sêkhôp đúng như họ sống trong hiện thực.
Trong truyện ngắn của Sêkhôp không có cái gì mà lại không có trong cuộc sống.
Cái sức mạnh khủng khiếp của tài năng Sêkhôp chính là ở chỗ ông không bao
giờ tự bịa đặt ra một cái gì, không bao giờ miêu tả một cái gì không có trên đời
này, tuy có thể là tốt đẹp, có thể là đáng mong ước. Ông không bao giờ tô vẽ con
người…” [37,47]. Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền cũng nhận xét đặc điểm nổi
bật trong sáng tác của Nam Cao: “Đưa truyện trở về dạng “đời thật” nhất, đồng
thời, soi rọi vào đó một luồng ánh sáng rất mạnh của tư tưởng, bắt những chuyện
vặt vãnh, những cảnh đời thường hàng ngày quen thuộc nói lên những ý nghĩa
sâu sắc về con người, về cuộc sống và nghệ thuật” [91,45].
Nguyên tắc miêu tả chân thực trong sáng tác có mối liên hệ trực tiếp với
quan niệm của Sêkhôp và Nam Cao về sứ mệnh, nhiệm vụ của người nghệ sỹ.
Sêkhôp nói: “… công việc của người nghệ sỹ không phải là giải quyết những
vấn đề chuyên môn hẹp… Nghệ sỹ chỉ nên xét đoán về điều gì anh ta hiểu biết;
phạm vi của anh ta cũng có hạn như phạm vi của bất cứ chuyên gia nào… hai

khái niệm: giải quyết vấn đề và đặt đúng vấn đề. Chỉ có điểm sau là bắt buộc đối
với nghệ sỹ”. Đặc biệt, ông đề cao cộng đồng sáng tạo: “khi viết tôi hoàn toàn
tin cậy vào bạn đọc vì cho rằng những yếu tố chủ quan còn thiếu, bạn đọc sẽ

22


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

thêm vào” [22,447]. Qua lời của văn sỹ Hộ trong “Đời thừa”, Nam Cao đã phát
biểu nhiệm vụ của người cầm bút: “Văn chương không cần những người thợ
khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng
tạo những gì chưa có”. Sêkhôp và Nam Cao đã “đào sâu”, khơi trúng cái sự thật
đời thường bằng ngòi bút chân thực khách quan của một chủ nghĩa hiện thực tỉnh
táo, nghiêm ngặt với một tấm lòng thiết tha sôi nổi rất mực yêu thương những
con người bình thường với tất cả những mặt xấu tốt của nó.
Nhân vật hoạ sỹ trong “Ngôi nhà có căn gác nhỏ” thay lời Sêkhôp khẳng
định mục đích lớn lao mà mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực phải hướng tới:
“…nền khoa học và nghệ thuật chân chính không nhằm mục đích riêng lẻ, nhất
thời mà bao giờ cũng hướng về những gì chung mà vĩnh viễn. Khoa học và nghệ
thuật đi tìm sự thật và ý nghĩa của cuộc sống, tìm Thượng đế, tìm tâm hồn…”.
Nam Cao thì khẳng định: “Một tác phẩm có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả
bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó chứa
đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca
tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”.
Với mục đích chân chính đó, Sêkhôp và Nam Cao đặt chúng ta đối diện với cuộc
sống, nhìn thẳng vào nó mà hiểu mà thấy mình đang sống “tồi tệ” và “buồn tẻ”,
“nghèo” và “hèn” như thế nào. Truyện của Sêkhôp và Nam Cao có tác dụng lay
động và “thức tỉnh trong con người lòng kinh tởm đối với cuộc sống tẻ nhạt, cái

cuộc sống chẳng khác cái chết mấy đỗi này” [38,344].
Quan điểm của Sêkhôp và Nam Cao về sứ mệnh nghệ thuật, về nhiệm vụ của
nghệ sỹ là nhất quán, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa nghệ thuật và cuộc
sống, nhà văn và bạn đọc, khẳng định một lần nữa cái nhìn khách quan, có chừng
mực của hai ông về cuộc sống. Sêkhôp và Nam Cao đã phát ngôn đầy đủ và sâu sắc
hơn về đặc trưng và nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực. Trên cơ sở “nghệ
thuật vị nhân sinh”, hai ông khơi sâu vào cái hàng ngày, tìm ra “sự thật đời thường”,

23


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

khám phá bi kịch tinh thần của người trí thức.
1.1.2. Khám phá bi kịch đời thường
Theo “Từ điển tiếng Việt”, “bi kịch” được hiểu trước hết là “thể loại kịch thể
hiện sự diễn biến gay gắt của mâu thuẫn, thường kết thúc bằng sự thất bại, hi sinh của
nhân vật chính diện”. Hai là “cảnh éo le, mâu thuẫn dẫn đến đau thương” [81,60].
Mục đích mà chúng ta tìm hiểu là bi kịch của những khát vọng con người,
chứ không đề cập đến phạm trù rộng cái bi. Đó là bi kịch phổ biến mà con người
thường gặp lại ở ngay trong chính cuộc sống xã hội của con người, bắt nguồn
chủ yếu từ những mâu thuẫn, xung đột của những cá nhân trong cuộc sống hàng
ngày, được biểu hiện trong những hoàn cảnh cụ thể rất đa dạng. Đó là bi kịch
trong cái hàng ngày hay còn gọi là bi kịch đời thường.
Con người bình thường mà Sêkhôp và Nam Cao quan tâm nhất trong thời
buổi rối ren là những người trí thức. Trong truyện ngắn Sêkhôp, họ là những trí
thức bình dân làm nhiều nghề nghiệp khác nhau, nhiều nhất là bác sỹ, giáo viên,
luật sư… Họ xuất thân trong những gia đình bình thường, phải kiếm sống bằng
chính sức lao động của mình. Cuộc sống của những giáo khổ trường tư, những
nhà văn “vỡ mộng”, những anh học trò nghèo thất nghiệp với những lo lắng tẹp

nhẹp về vật chất, cơm áo cũng đi vào sáng tác của Nam Cao một cách tự nhiên
như chính hiện thực ngoài đời mà nhà văn đã trải qua.
Viết về người trí thức, Sêkhôp và Nam Cao không chỉ phản ánh đời sống
vật chất tầm thường, dù không ít lần đề cập đến cuộc sống thiếu thốn. Mục đích
cao nhất của hai ông là tập trung xoáy sâu, làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ
trong cuộc sống hàng ngày. Đó là trạng thái đau khổ về tinh thần khi con người
đứng trước những mâu thuẫn, xung đột không thể hoá giải, điều hoà giữa ước mơ,
khát vọng chân chính đời thường và thực tiễn cuộc sống. Họ tự ý thức được tình
trạng của mình, song bàng quan, thoả hiệp, sợ hãi chui vào bao, tha hóa hoặc cố tìm
lối thoát nhưng không tìm được, sống trong dằn vặt, đau đớn, dày vò. Đặc biệt trong
quá trình đi sâu phân tích tấn bi kịch tinh thần, khám phá “con người trong con

24


Đề tài: Nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Sêkhôp và Nam Cao

người”, Sêkhôp và Nam Cao phát hiện bi kịch của người trí thức nằm ngay trong
cuộc sống hàng ngày mà họ không chịu thừa nhận hoặc cố tình lẩn trốn nó.
Không phải ngẫu nhiên, Sêkhôp và Nam Cao quan tâm đến đời sống tinh
thần, chỉ ra bi kịch đời thường của người trí thức. Nhà văn chỉ có thể viết hay
nhất, sâu sắc nhất về những gì mà mình nếm trải. Cùng sinh trưởng trong những
gia đình nghèo, sớm phải tự thân kiếm sống, bệnh tật đeo đuổi, Sêkhôp và Nam
Cao am hiểu và thấm thía sâu sắc thân phận chính mình và bi kịch tinh thần của
người trí thức nghèo. Họ là những người có học, có ước mơ hoài bão nhưng sống
“buồn tẻ”, “nghèo hèn”, không phát huy được tài năng, hoặc quên lãng khát
vọng chân chính của mình.
Sinh ra và lớn lên ở hai đất nước, hai thời kỳ lịch sử khác nhau nhưng
Sêkhôp và Nam Cao cùng chứng kiến những chuyện chướng tai gai mắt của chế
độ đương thời. Những năm 80 thế kỷ XIX, khi Sêkhôp bắt đầu hoạt động văn

học, cả nước Nga đang trong “buổi hoàng hôn” ảm đạm của “một xã hội cổ lỗ,
mà lại hoang dại tối tăm, và cái chính là nó cứ mòn mỏi trôi qua trước mắt mọi
người. Một ít cải cách có được thực hiện, song rút cục mọi chuyện vẫn đâu đóng
đấy” [76,16]. Người trí thức Sêkhôp đã vượt lên trên thực tại tầm thường, sôi sục
một tinh thần dân chủ triệt để, chống đối những mưu toan loại bỏ văn nghệ ra
ngoài cuộc đấu tranh xã hội, không đồng ý với triết lý “việc nhỏ” mang tính cải
lương và phê phán những thói tật của giới trí thức đương thời. “Cuộc sống tẻ
nhạt, cái cuộc sống chẳng khác chết mấy đỗi này” cần phải thay đổi đó là mục
đích mà Sêkhôp muốn thức tỉnh con người.
Nam Cao xuất hiện trên văn đàn khi chế độ nửa thực dân phong kiến vẫn đang
tồn tại, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương, chiến tranh thế giới lần thứ hai sắp
xảy ra, nhân dân Việt Nam đang sống trong cảnh một cổ hai tròng. Phản ánh trung
thực cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao đã
đụng chạm đến căn bệnh một thời của những người tiểu tư sản Việt Nam. Họ nghèo
đói, thiếu thốn về vật chất, bị tù túng, giam hãm về tinh thần nên mang một tâm lý

25


×