Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Mài chỉnh khớp cắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.3 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
VỀ ĐIỀU CHỈNH KHỚP CẮN

www.hoangtuhung.com


MỤC TIÊU
1- Thảo luận được ba phương pháp điều chỉnh khớp cắn
trong thực hành nha khoa và đòi hỏi của chúng.
2- Nêu được chín lý do và năm mục tiêu của mài điều chỉnh
khớp cắn.
3- Nêu được phương tiện, phương pháp chung của mài điều
chỉnh khớp cắn.
4- Trình bày được cách chuẩn bị đối với người bệnh
5- Trình bày được các “chìa khóa” chính của mài điều chỉnh
www.hoangtuhung.com
khớp cắn


ĐIỀU CHỈNH CẮN KHỚP VÀ MÀI
ĐIỀU CHỈNH KHỚP CẮN
Điều chỉnh cắn khớp là một phần của thực hành nha
khoa, có đặc điểm:
• Sử dụng nhiều phương pháp,
• Tác động trực tiếp vào răng,
Qua đó, tác động vào mô nha chu, cả bộ răng và hệ
thống nhai.
Các biện pháp tác động vào răng và bộ răng gồm:
• Các biện pháp “lấy bớt đi” (nhổ răng, mài răng…),
• Các biện pháp “thêm vào” (trám răng, phục hình…),
răng (chỉnh hình răng…).


• Các biện pháp “di chuyển”
www.hoangtuhung.com


• Ba biện pháp không loại trừ lẫn nhau.
Cần kết hợp hai hay ba biện pháp để tạo lại một khớp
cắn chức năng và thẩm mỹ, đem lại sự lành mạnh và
thoải mái cho hệ thống nhai.
• Hệ thống nhai là một thể thống nhất. Bộ răng có sự
sắp xếp tinh tế và luôn luôn diễn ra những họat động
tự điều chỉnh.
Khi “điều chỉnh” dù chỉ trên một răng, cũng phải xem
xét hậu quả trước mắt và lâu dài đối với răng bên
cạnh, răng đối diện cũng như toàn bộ bộ răng; tránh
những sai lầm và hậu quả có hại.
www.hoangtuhung.com






Mài điều chỉnh (“điều chỉnh khớp cắn” hoặc “mài
chỉnh (khớp)” là một can thiệp không hoàn
nguyên.
Vì tương quan trung tâm là chìa khóa chính của
các tương quan về cắn khớp,
Mài điều chỉnh cần thực hiện theo một trình tự
nhất định:
1. Bắt đầu tại tương quan trung tâm,

2. tại vị trí lồng múi tối đa,
3. trong các vận động sang bên, ra trước
www.hoangtuhung.com


Chín lý do (chỉ định) của mài điều chỉnh
1. Có tiếp xúc sớm tại tương quan trung tâm
2. Có tiếp xúc quá mức tại vị trí lồng múi tối đa,
3. Có cản trở trong các vận động trượt của hàm dưới
(ở trượt trung tâm, sang bên, ra trước),
4. Có chấn thương khớp cắn,
5. Có tình trạng không ổn định của khớp cắn,
6. Trong quá trình điều trị chỉnh hình răng mặt.
7. Chuẩn bị cho nha khoa phục hồi (phục hình hay
chữa răng).
8. Hỗ trợ cho điều trị viêm nha chu.
9. Lý do khác (thẩm mỹ, tránh khó chịu cho các mô
mềm ở miệng…) www.hoangtuhung.com


Năm mục tiêu của mài điều chỉnh
1. Cho phép hàm dưới trượt từ tương quan trung tâm
đến cắn khớp trung tâm mà không có cản trở.
2. Đảm bảo một tư thế lồng múi tối đa ổn định với các
tiếp xúc điểm tối đa.
3. Cho phép các vận động trượt của hàm dưới về mọi
hướng trơn tru, không có cản trở.
4. Khắc phục được những tổn thương do chấn thương
khớp cắn, thúc đẩy và duy trì kết quả của điều trị nha
chu, chỉnh hình.. .

5. Đảm bảo cho các phục hồi nha khoa thành công, đạt
www.hoangtuhung.com
được đòi hỏi về chức
năng, thẩm mỹ.


CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
Thầy thuốc cần:
– Giải thích cặn kẽ về tình trạng bệnh tật,
– Trình bày chi tiết về chẩn đoán và
– Những nét lớn của quá trình điều trị.
Nếu cần mài điều chỉnh:
Giải thích cho bệnh nhân lý do.
Cần chỉ cho bệnh nhân thấy các răng trồi, tình trạng
tiếp xúc hoặc nhả khớp bất thường bằng gương soi.
Không nên dùng những thuật ngữ chuyên môn, chuyên khoa: “cản
trở cắn khớp bên không làm việc…” mà nên dùng những cách
nói gần gũi, phổ thông: “vướng,
cộm”…
www.hoangtuhung.com


CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
• Cần giải thích cho bệnh nhân biết:
– Việc mài chỉnh không khởi phát quá trình sâu răng.
– Có khi, răng trồi rất nhiều, cần phải lấy tủy để mài
mới cải thiện được tình trạng khớp cắn.
– Việc mài chỉnh thường không thể hoàn tất trong
một lần hẹn.
Khoảng cách giữa hai lần hẹn có thể thay đổi từ 7 đến 10

ngày để tạo điều kiện thời gian cho những hoạt động thích
ứng.

• Nên theo dõi trong khoảng thời gian vài tháng
để đảm bảo bệnh nhân được lành mạnh, thoải
mái và ổn định sauwww.hoangtuhung.com
điều trị.


CÁC “CHÌA KHÓA” TRONG MÀI
ĐIỀU CHỈNH KHỚP CẮN


CHÌA KHÓA 1. Trước khi mài, bệnh nhân phải được
thông báo và phải được sự đồng ý của bệnh nhân.
Thầy thuốc phải có thái độ thông cảm với bệnh nhân
và được bệnh nhân thông cảm.



CHÌA KHÓA 2. Phải nhớ đến và thực hiện việc mài
điều chỉnh sơ khởi trước mọi phục hồi (chữa răng,
phục hình…).



CHÌA KHÓA 3. Cân nhắc! đảm bảo việc mài chỉnh
Phải Không gây ra những hậu quả tiêu cực cho bộ
răng. Luôn nhớ rằng mài mô răng thật là một can
www.hoangtuhung.com

thiệp không hoàn nguyên.


CÁC “CHÌA KHÓA”TRONG
MÀI ĐIỀU CHỈNH KHỚP CẮN


CHÌA KHÓA 4. Mài điều chỉnh sơ khởi trước khi
mài điều chỉnh tiếp xúc ở các tư thế.



CHÌA KHÓA 5. Các nguyên tắc khi mài điều
chỉnh các tiếp xúc cắn khớp ở các tư thế:

1. Mài múi hướng dẫn trước khi mài múi chịu.
2. Mài sâu trũng răng đối diện trước khi mài thấp bớt
múi chịu.
3. Mài múi chịu răng trên trước, mài múi chịu răng dưới
sau.
4. Tôn trọng các điểmwww.hoangtuhung.com
chịu cắn khớp.


VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ
MÀI ĐIỀU CHỈNH
Vật liệu và dụng cụ mài điều chỉnh gồm:
1. Vật liệu và dụng cụ ghi dấu tiếp xúc cắn khớp,
2. Dụng cụ mài răng,
3. Dụng cụ, vật liệu đánh bóng răng sau khi mài.


www.hoangtuhung.com


Vật liệu ghi dấu tiếp xúc
Giấy cắn: Cần có ít nhất hai màu (đỏ và xanh).
Màu đỏ thường để ghi dấu tiếp xúc ở trung tâm
(tiếp xúc lui sau, lồng múi tối đa).
Màu xanh thường được sử dụng để ghi nhận tiếp
xúc trong các vận động trượt.
Khi sử dụng giấy cắn, cần có kẹp giấy cắn
Thường sử dụng là kẹp Miller và kẹp giấy cắn
hình móng ngựa. www.hoangtuhung.com


Vật liệu ghi dấu tiếp xúc
Sáp: loại sáp chuyên dùng màu xanh lá cây,
mềm trong thực hành cắn khớp và phục hình,
giúp phát hiện và ghi dấu các tiếp xúc sớm ở tư
thế tiếp xúc lui sau.
Silicone chuyên dùng ghi dấu cắn khớp hiện nay
cũng khá thông dụng.

www.hoangtuhung.com


Dụng cụ mài răng và đánh bóng răng
• Sử dụng mũi khoan carbide (loại có lưỡi cắt mịn) hay
mũi kim cương hình ngọn lửa nhỏ hoặc trụ thuôn để
mài các sườn nghiêng của múi răng. Cần tôn trọng/tái

tạo các chi tiết giải phẫu của răng.
• Để hoàn tất việc mài chỉnh, các mặt răng đã mài phải
được đánh bóng để tránh cho bệnh nhân kém thoải
mái vì những mặt mài bị thô nhám. Có thể đánh bóng
bằng mũi cao su với NaF 2% hoặc gel fluor với các
mũi đánh bóng mịn dần.
• Khi mài răng hay đánh
bóng, phải có nước phun.
www.hoangtuhung.com


ĐỂ KẾT THÚC

“Begin with the end in mind”
S. Covey

“Bắt đầu bằng sự kết thúc trong tâm trí”

www.hoangtuhung.com



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×