Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Nghiên cứu quá trình hình thành hỗn hợp bôi trơn trục chính máy CNC trên cơ sở mô phỏng số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 85 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Nghiên cứu quá trình hình thành hỗn hợp bôi trơn trục chính máy CNC
trên cơ sở mô phỏng số.
Tác giả luận văn: Phùng Văn Tùng

Khóa: 2011B

Người hướng dẫn: TS. Lê Giang Nam
Nội dung tóm tắt:
a. Lý do chọn đề tài
Máy công cụ CNC ngày càng phổ biến với tốc độ cắt cao, khả năng gia công
các chi tiết phức tạp và độ chính xác ngày càng cao. Cùng sự phát triển đó thì việc sử
dụng và khai thác hiệu quả máy công cụ cũng cần được nghiên cứu. Để đảm bảo độ chính xác gia
công, tính ổn định và tuổi bền thì cần phải sử dụng và vận hành máy theo đúng chế độ tối ưu. Vấn
đề bôi trơn giảm thiểu ma sát, giảm thiểu mòn nâng cao tuổi bền của máy có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Với chế độ làm việc khắc nghiệt, tốc độ cắt cao thì phương pháp bôi trơn truyền thống
không còn hiệu quả mà phải dùng phương pháp bôi trơn kết hợp dầu/khí phun ở dạng sưng. Để
chế độ vận hành tối ưu, nâng cao tuổi thọ, ổn định chế độ làm việc thì tối ưu hóa bôi trơn và làm
mát sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế và tài nguyên do đó e xin chọn đề tài “Nghiên cứu quá
trình hình thành hỗn hợp bôi trơn cho trục chính máy CNC trên cơ sở mô phỏng số”

b. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Mục đích: Mục đích nghiên cứu nhằm: Nghiên cứu tối ưu hóa bôi trơn và làm mát
bằng phương pháp phun sương với trục quay cao tốc thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của các
tham số bôi trơn. Qua đó chọn được chế độ bôi trơn phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
máy.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu quá trình hình thành hỗn

hợp bôi trơn sương mù cho trục chính máy CNC thông qua nghiên cứu ảnh hưởng
của các tham số bôi trơn đến hiệu quả bôi trơn. Ứng dụng phần mềm Ansys Fluent
mô phỏng số quá trình hình thành hỗn hợp bôi trơn dạng sương khí/dầu.


ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.

c. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả

1


Nghiên cứu tổng quan về bôi trơn, bôi trơn máy công cụ truyền thống và
phương pháp bôi trơn trục quay cao tốc. khảo sát các phần tử cấu thành nên hệ
thống bôi trơn cho trục quay cao tốc. Khảo sát ảnh hưởng của các tham số dầu/khí
đến hiệu quả bôi trơn và làm mát đối với trục quay tốc độ cao.
Nghiên cứu lý thuyết về ma sát mòn và cơ sở lý thuyết về bôi trơn và dòng
chảy trong ống. Chỉ tiêu tính toán bôi trơn cụm trục chính máy CNC. Nguyên lý
hình thành hỗn hợp bôi trơn sương mù cho trục quay cao tốc (trục chính máy CNC).
Nghiên cứu tổng quan về phần mềm Ansys. Ứng dụng phần mềm Ansys
Fluent mô phỏng số quá trình hình thành hỗn hợp bôi trơn dạng sương mù cho trục
quay cao tốc từ đó xác định được ảnh hưởng của các tham số bôi trơn dầu/khí tới
hiệu quả bôi trơn và làm mát trục chính máy CNC.
d. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ đạo được sử dụng để giải quyết các nội dung nghiên
cứu của đề tài là phương pháp nghiên cứu lý thuyết, điều tra tư liệu. Phương pháp
xây dựng mô hình phần tử hữu hạn, tính toán trên môi trường Ansys Fluent.
e. Kết luận

- Đã chỉ ra được nguyên lý và các phương pháp bôi trơn cao tốc. Đã mô hình
-

hóa quá trình hình thành hỗn hợp khí/dầu.
Đã xây dựng được tham số ảnh hưởng đến chất lượng bôi trơn thông qua độ


-

rối dầu. Từ đó xác định được chế độ bôi trơn trơn hợp lý và hiệu.
Đánh giá được các thông số của giclơ ảnh hưởng đến chất lượng bôi trơn. Từ
đó xác định được chế độ bôi trơn trơn hợp lý, hiệu quả thông qua điều chỉnh

-

các tham số bôi trơn.
Đã thực hiện mô phỏng số đánh giá hỗn hợp bôi trơn bằng phần mềm Ansys

-

Fluent với loại dầu Shell Tonna 68.
Một phần nghiên cứu của Luận văn đã được đăng trên trên tạp chí Khoa học
& Công nghệ trường đại học Công nghiệp Hà Nội số 18 tháng 10 năm 2013.
Cán bộ hướng dẫn

MỤC LỤC
Trang

2


3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả
nghiên cứu trong luận văn này đảm bảo tính chính xác, trung thực và chưa có tác

giả nào công bố; những nội dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phùng Văn Tùng

4


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn Thạc sỹ tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Giang Nam đã trực tiếp tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; các
thầy cô, công nhân viên chức viện Sau đại học, Viện Cơ khí và các thầy cô trong bộ
môn Máy & ma sát học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn
thành nhiệm vụ.
Chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp – nơi tôi đang công tác đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình theo học và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình cùng bạn bè,
đồng nghiệp đã thường xuyên quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất về
tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Do thời gian thực hiện có hạn và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế,
cho nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý và phê bình của các Thầy, Cô và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn!


5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Ý nghĩa

1

NC

Numerical Control

2

CNC

Computer Numerical Control

3

IC

Integrated Circuit

4


PLC

Programable Logic Controller

5

CATIA

Computer Aided Three Dimensional Interactive Application

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để chở thành nước công nghiệp thì khoa học công nghệ ngày càng đóng một
vai trò quan trọng. Trong đó ngành công nghiệp chế tạo đóng một vai trò mũi nhọn.
Trong ngành chế tạo máy thì máy công cụ là yếu tố không thể thiếu và ngày càng
phát triển hiện đại từ các máy thô sơ cho đến các máy điều khiển số hiện đại. Cùng
sự phát triển đó thì việc sử dụng và khai thác hiệu quả máy công cụ cũng cần được
nghiên cứu.
Các máy công cụ điều khiển số NC và CNC thay thế dần các máy công cụ
thô sơ và ngày càng chở nên phổ biến trên thế giới với mức độ ngày càng hiện đại.
ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều máy công cụ điều khiển số như ở các viện
đào tạo, các trung tâm nghiên cứu, các trường kỹ thuật và trong các nhà máy xí

nghiệp ngày càng phổ biến. Tương xứng với trang thiết bị công nghệ hiện đại thì
đội ngũ tri thức nói chung cũng như các cán bộ kỹ thuật nói riêng cần phải được
trang bị kiến thức chuyên môn để sử dụng và làm chủ được công nghệ hiện đại.
Để đảm bảo độ chính xác gia công, tính ổn định và tuổi bền thì cần phải sử
dụng và vận hành máy theo đúng chế độ tối ưu. Ma sát ảnh hưởng rất lớn đến độ
chính xác, tuổi bền của chi tiết và tính ổn định đó, vì ma sát gây ra mòn, sinh nhiệt
làm làm biến dạng và thay đổi cơ tính vật liệu. Để nâng cao chất lượng gia công và
hiệu quả kinh tế cao. Vấn đề bôi trơn giảm thiểu ma sát, giảm thiểu mòn nâng cao
tuổi bền của máy có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc nâng cao độ tin cậy và tuổi
thọ không chỉ mang ý nghĩa lớn đối với các nhà máy, công ty mà còn mang ý nghĩa
quan trọng với cả quốc gia và quốc tế. Trong các vấn đề chung liên quan đến độ tin
cậy, tuổi thọ của máy thì vấn đề ma sát, mòn, bôi trơn đóng vai trò quan trọng nhất.
Nó quyết định đến 95% dộ tin cậy và tuổi thọ của máy và thiết bị.
Nghiên cứu về bôi trơn đóng vai trò quan trọng đối với các máy móc hiện
đại. theo thống kê khoảng 1/3[6] nguồn năng lượng thế giới tiêu phí cho ma sát dưới
dạnh này hay dạng khác. Vì thế tầm quan trọng của nghiên cứu về bôi trơn được
nhấn mạnh. Mục đích nghiên cứu về bôi trơn là hạn chế tới mức thấp nhất tiến tới
loại trừ những mất mát do ma sát và mòn ở tất cả các cấp độ của công nghệ mà ở đó
tồn tại các bề mặt tiếp xúc có chuyển động tương đối. Các nghiên cứu về bôi trơn sẽ

8


làm cho các nhà máy hoạt động hiệu quả hơn, khả năng làm việc của máy móc hiệu
quả hơn, giảm thời gian sửa chữa, tiết kiệm đáng kể về chi phí thay, bảo dưỡng va
vận hành. Tối ưu hóa bôi trơn và làm mát sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế và tài
nguyên do đó e xin chọn đề tài “Nghiên cứu quá trình hình thành hỗn hợp bôi
trơn trục chính máy CNC trên cơ sở mô phỏng số” Kết quả nghiên cứu của đề tài
sẽ là những tài liệu cần thiết phục nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng máy, chất lượng sản xuất và hiệu quả kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu nhằm: Nghiên cứu tối ưu hóa bôi trơn và làm mát bằng
phương pháp phun sương với trục quay cao tốc thông qua nghiên cứu ảnh hưởng
của các tham số bôi trơn. Qua đó chọn được chế độ bôi trơn phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng máy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình hình thành hỗn hợp bôi trơn sương mù cho trục chính
máy CNC thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của các tham số bôi trơn đến hiệu quả
bôi trơn. Ứng dụng phần mềm Ansys Fluent mô phỏng số quá trình đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ đạo được sử dụng để giải quyết các nội dung nghiên
cứu của đề tài là phương pháp nghiên cứu lý thuyết, điều tra tư liệu. Phương pháp
xây dựng mô hình phần tử hữu hạn, tính toán trên môi trường Ansys Fluent.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học.
Nghiên cứu ứng dụng hiệu quả phương pháp bôi trơn sương mù đối với
trục quay tốc độ cao góp thêm kiến thức về bôi trơn nói chung và bôi trơn với trục
quay cao tốc nói riêng.
b. Ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của phương pháp và chế độ bôi trơn
đối với trục quay làm việc ở chế độ cao tốc và ảnh hưởng của bôi trơn đến tuổi thọ
cũng như độ chính xác gia công. Ảnh hưởng của phương pháp bôi trơn đến ma sát
mài mòn từ đó tối ưu hóa phương pháp và chế độ bôi trơn thông qua điều chỉnh các

9


tham số ảnh hưởng đến bôi trơn. Từ đó nâng cao tuổi bền, hiệu suất làm việc từ đó
nâng cao hiệu quả kinh tế.
6. Nội dung của đề tài

Ngoài lời nói đầu, tài liệu tham khảo. Để đạt được mục tiêu của đề tài, luận
văn tập trung giải quyết những nội dung sau:

- Nghiên cứu tổng quan về bôi trơn, bôi trơn máy công cụ truyền thống và
phương pháp bôi trơn trục quay cao tốc. khảo sát các phần tử cấu thành nên
hệ thống bôi trơn cho trục quay cao tốc. Khảo sát ảnh hưởng của các tham số

-

dầu/khí đến hiệu quả bôi trơn và làm mát đối với trục quay tốc độ cao.
Nghiên cứu lý thuyết về ma sát mòn và cơ sở lý thuyết về bôi trơn và dòng
chảy trong ống. Chỉ tiêu tính toán bôi trơn cụm trục chính máy CNC.
Nguyên lý hình thành hỗn hợp bôi trơn sương mù cho trục quay cao tốc (trục

-

chính máy CNC).
Nghiên cứu tổng quan về phần mềm Ansys. Ứng dụng phần mềm Ansys
Fluent mô phỏng số quá trình hình thành hỗn hợp bôi trơn dạng sương mù
cho trục quay cao tốc từ đó xác định được ảnh hưởng của các tham số bôi
trơn dầu/khí tới hiệu quả bôi trơn và làm mát trục chính máy CNC.

Với nội dung nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả chia Luận văn thành 3
chương, phần Kết luận và kiến nghị và được tóm tắt như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BÔI TRƠN, KHÁI QUÁT VÀ CƠ
SỞ VỀ BÔI TRƠN CHO TRỤC CHÍNH MÁY CNC
Nội dung chính là khái quát về bôi trơn trên máy công cụ truyền thống và hệ
thống bôi trơn, phương pháp bôi trơn phun sương trên trục quay cao tốc. Tổng hợp
các phương pháp đã nghiên cứu và ảnh hưởng của các tham số bôi trơn cho trục
chính máy CNC, định hướng nghiên cứu.

Chương 2: NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH HỖN HỢP BÔI
TRƠN SƯƠNG MÙ DẦU/KHÍ
Khái quát lý thuyết về ma sát mài mòn, cơ sở lý thuyết về bôi trơn và dòng
chảy trong ống. Nguyên lý hình thành hỗn hợp bôi trơn sương mù cho trục quay cao
tốc (trục chính máy CNC).

10


Chương 3: MÔ PHỎNG SỐ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HỖN HỢP
BÔI TRƠN SƯƠNG MÙ BẰNG PHẦN MỀM ANSYS FLUENT
Tổng quan về phần mềm Ansys. Ứng dụng phần mềm Ansys Fluent mô
phỏng số quá trình hình thành hỗn hợp bôi trơn dạng sương mù cho trục quay cao
tốc từ đó xác định được ảnh hưởng của các tham số tới hiệu quả bôi trơn và làm
mát.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Các đóng góp mới của tác giả khi hoàn thành luận văn:

- Bổ sung dữ liệu về bôi trơn máy công cụ nói chung và bôi trơn trục quay cao
-

tốc (trục chính máy CNC) nói riêng.
Cung cấp một số dữ liệu về phần mềm Ansys nói chung và Ansys Fluent nói
riêng trong ứng dụng trong mô phỏng số quá trình hình thành hỗn hợp bôi
trơn sương dầu và mô phỏng dòng chảy.

- Định hướng về phương pháp và chế độ bôi trơn cho máy công cụ theo
các chế độ làm việc và tốc độ quay của trục chính máy.
7. Kết quả của đề tài
- Đã xây dựng được tham số ảnh hưởng đến chất lượng bôi trơn thông qua độ rối

dầu. Xác định được nguyên lý hình thành hỗn hợp bôi trơn sương dầu.
- Đánh giá được các thông số của giclơ ảnh hưởng đến chất lượng bôi trơn. Xác
định được chế độ bôi trơn trơn hợp lý, hiệu quả thông qua điều chỉnh các tham số
bôi trơn.
- Đã thực hiện mô phỏng số trên cơ sở phần mềm Ansys Fluent với loại dầu
Shell Tonna 68.
- Đã làm rõ thêm bài báo “Nghiên cứu hỗn hợp bôi trơn trục chính máy CNC
trên cơ sở mô phỏng số” trên tạp chí Khoa học & Công nghệ trường đại học Công
nghiệp Hà Nội số 18 tháng 10 năm 2013.

11


12


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÔI TRƠN,KHÁI QUÁT VÀ
CƠ SỞ VỀ BÔI TRƠN CHO TRỤC CHÍNH MÁY CNC
1.1 Tổng quan về bôi trơn máy công cụ.

1.1 .1 Mục đích, đặc điểm và phương pháp bôi trơn máy truyền thống.
Mục đích của việc bôi trơn là giảm ma sát, tránh mòn cho máytừ đó nâng cao
tuổi bền và độ chính xác cho máy công cụ. Do vậy những cơ cấu có chuyển động
tương đối cần được bôi trơn. Những nơi cần thiết có bôi trơn là:
-

Trục chính và các ổ của trục chính máy.

-


Dẫn hướng theo 3 trục X,Y,Z

-

Các vít_me đai ốc bi và các ổ đỡ và chặn (3 vít me đai ốc bi, 6 ổ)

-

Cơ cấu thay dao (ổ của cơ cấu thay dao và thanh trượt).

Tuổi thọ của máy công cụ phụ thuộc chủ yếu vào tuổi thọ của hệ thống trục
chính, cụm dẫn hướng trên thân máy và bàn máy. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm
tuổi thọ ấy là do xuất hiện độ mòn không đều trên bề mặt của chi tiết, cụm chi tiết.
Việc các máy cơ cấu và dụng cụ cần phải làm việc trong điều kiện môi trường khác
nhau đã đề ra yêu cầu phải không ngừng tăng cường độ tin cậy và tuổi thọ của các
thiết bị. Trong vấn đề chung về tuổi thọ và độ tin cậy vấn đề ma sát, mòn và bôi
trơn là những vấn đề có quan hệ rất phức tạp với nhau và chiếm một vị trí quan
trọng. Mài mòn là vấn đề trung tâm của các vấn đề trung về ma sát và bôi trơn. Mỗi
bước phát triển của máy móc cơ cấu dụng cụ đều gắn liền với việc nghiên cứu các
hiện tượng diễn ra tại phần tiếp xúc giữa các cặp ma sát với nhau. Do ý nghĩa quan
trọng của máy công cụ mà việc áp dụng những thành tựu khoa học bôi trơn nhằm
nâng cao tuổi thọ của máy được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Công
dụng cơ bản của hệ thống bôi trơn là giảm sự tổn hao vì ma sát, tăng độ bền mòn
của các bề mặt công tác, đảm bảo nhiệt độ làm việc bình thường cho phép. Thiết kế
hệ thống bôi trơn đúng sẽ bảo vệ được lâu dài độ chính xác ban đầu của máy trong
toàn bộ thời gian sử dụng máy. Bôi trơn là một trong những biện pháp bảo vệ các bề
mặt ma sát hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng các loại dầu bôi trơn thích hợp để bôi
trơn. Mục đích của bôi trơn là tạo ra một lớp dầu có chiều dày đủ lớn trên các bề
mặt ma sát, tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa chúng, do đó giảm được sự mài mòn bề


13


mặt các chi tiết và tăng được tuổi thọ của máy và thiết bị. Có nhiều cách để phân
loại bôi trơn: Theo dạng ma sát, ngoài ma sát khô (không bôi trơn) ta còn có bôi
trơn nửa ướt ( thường gắn với vịệc cung cấp dầu, mỡ định kỳ) và bôi trơn ướt. Theo
vật liệu bôi trơn có bôi trơn chất bôi trơn rắn (graphít hay bisunphua môlípđen),
chất bôi trơn lỏng (nước, dầu, mỡ) và bôi trơn chất khí.
Máy công cụ truyền thống có dải tốc độ làm việc của trục chính thường nhỏ
hơn 2000 vòng/ phút. Trong khi máy công cụ, động cơ hoạt động, các bề mặt tiếp
xúc của các chi tiết của máy và động cơ như trục chính máy công cụ, pít tông, xi
lanh, bạc đỡ trục, ổ lăn, cam, bánh răng, ..., phải chịu ma sát rất lớn và bị mài mòn
liên tục. Hơn nữa, ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc làm giảm tuổi thọ của chi tiết,
làm sinh nhiệt, biến dạng, gây sai số trong máy công cụ, làm tổn hao công suất của
động cơ. Do vậy, việc bôi trơn các bề mặt làm việc là một yêu cầu tất yếu đối với tất
cả các máy công cụ và các loại động cơ đốt trong. Dầu bôi trơn tạo nên một màng
bảo vệ phủ lên các bề mặt tiếp xúc làm giảm ma sát, đồng thời giảm nhiệt độ, nhờ
đó mà giảm được tổn hao công suất do ma sát và tăng tuổi thọ cho máy công cụ và
động cơ đồng thời cũng làm giảm sai số trong máy công cụ.
Trong các máy công cụ, hộp số, trục chính của máy và động cơ, các chi tiết
phải làm việc ở các chế độ nhiệt khác nhau và chúng đòi hỏi phải có chế độ bôi trơn
thích hợp. Về cơ bản thì bôi trơn nhằm mục đích giảm thiểu ma sát và nhiệt sinh ra
tại vùng tiếp xúc bằng cách nào đó đưa chất bôi trơn vào vùng tiếp xúc để các bề
mặt ma sát không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Người ta phân biệt hai chế độ bôi trơn
sau: Bôi trơn bằng phương pháp tự nhiên (bôi trơn bằng tra mỡ định kỳ,bôi trơn
bằng vung dầu, bôi trơn bằng nhỏ giọt, bôi trơn bằng ngâm dầu…) và bôi trơn bằng
phương pháp cưỡng bức (sử dụng hệ thống bôi trơn có bơm dầu). Ở các máy công
cụ truyền thống và các loại động cơ đốt trong thường sử dụng kết hợp cả hai
phương pháp kể trên: những chi tiết làm việc nặng được bôi trơn cưỡng bức, còn
các chi tiết làm việc nhẹ hơn thì bôi trơn bằng vung dầu, nhỏ giọt và ngâm dầu.

Ở các hộp giảm tốc trên máy công cụ truyền thống thường được bôi trơn
bằng ngâm dầu. Còn ở các ổ trục, bạc được bôi trơn bằng phương pháp tưới hoặc
nhỏ giọt. Với những máy và thirts bị có tốc độ thấp, tải nhỏ ma sát và sinh nhiệt
không đáng kể thì có thể bôi trơn bằng cách tra mỡ định kỳ. Trên máy công cụ
truyền thống thì phương pháp bôi trơn này phù hợp và hiệu quả. Do tính nhớt của

14


dầu vì vậy với tốc độ thấp thì dầu có đủ thời gian để phân bố và dính ướt trên một
đơn vị diện tích cần cho quá trình bôi trơn. Cũng do tính nhớt và tốc độ thấp mà dầu
thừa bôi trơn có đủ thời gian tràn thoát ra bên ngoài vùng tiếp xúc và tránh được ma
sát cản do dầu gây ra.
Xét trong vùng bôi trơn và màng chất lỏng có thể phân thành 5 dạng bôi trơn
cơ bản là bôi trơn thủy tĩnh, thủy động, thủy động đàn hồi, bôi trơn hỗn hợp và bôi
trơn biên. Vùng bôi trơn mà trong đó lớp màng bôi trơn dày hơn chiều cao nhấp nhô
giữa hai bề mặt, được duy trì nhờ bơm ở bên ngoài mà ko cần sự chuyển động
tương đối giữa hai bề mặt hoặc có chuyển động tương đối nhỏ gọi là bôi trơn thủy
tĩnh. Ngược lại là bôi trơn thủy động còn được gọi là bôi trơn màng chất lỏng. Bôi
trơn thủy động thường được thược hiện ở vận tốc cao, sử dụng chất bôi trơn có độ
nhớt lớn để tạo nên khả năng chịu tải cao cho ổ. Cơ chế chịu tải này là dựa vào hiện
tượng chất lỏng nhớt không thể trào ra ngoài ngay tức khắc khi hai bề mặt tiến lại
gần nhau. Chất lỏng này cần một thời gian nhất định để các bề mặt tiếp xúc với
nhau, tuy nhiên do sức cản nén của chất lỏng, áp suất tạo nên trong lòng chất lỏng
sẽ đủ để đỡ tải trọng. Bôi trơn thủy động đàn hồi là một dạng của bôi trơn thủy động
trong đó biến dạng đàn hồi tại chỗ tiếp xúc giữa hai bề mặt đóng vai trò quan trọng
trong quá trình bôi trơn, tuy nhiên vẫn có những nhấp nhô bề mặt ở một số vùng
khác có thể vẫn chạm nhau.
Các chất được dùng để bôi trơn giảm mòn có thể là không khí, chất lỏng
(dầu, nước…), mỡ, chất rắn (bột graphit). Bôi trơn trong máy có các chức năng chủ

yếu sau:
Giảm lực ma sát, tức là làm tăng hiệu suất máy và chi tiết máy;
Giảm độ hao mòn của các chi tiết máy;
Làm mát các chi tiết máy do bị nóng khi ma sát;
Bảo vệ chi tiết khỏi han gỉ;
Bảo đảm tính kín khít của bộ phận ma sát;
Liên tục làm sạch chi tiết (do bụi bặm và các hạt mài mòn);
Bảo đảm khả năng làm việc trong một khoảng nhiệt độ, áp suất và vận tốc
trượt lớn;
Điền đầy các lõm nhấp nhô bề mặt.

15


Máy không thể vận hành và bảo quản lâu ngày mà thiếu bôi trơn. Hoàn thiện
bôi trơn là phương pháp rẻ và nhanh nhất để tăng tuổi thọ cho máy. Trên máy công
cụ truyền thống, tốc độ trục chính thường nhỏ hơn 2000 vòng/phút. Để tối ưu hóa
cho bôi trơn cho các máy có dải tốc độ như trên cũng đã được nghiên cứu và đã có
những phương pháp bôi trơn thích hợp như trên. Trong vấn đề ma sát mài mòn các
yếu tố có thể ảnh hưởng đến ma sát mòn như: tác dụng của nhiệt độ, tác dụng của
tải trọng, ảnh hưởng của tính tương thích vật liệu, ảnh hưởng của cấu trúc tế vi, ảnh
hưởng của biên giới hạt.

1.1.2 Tổng quan, phương pháp bôi trơn và kết cấu máy công cụ hiện đại
CNC
1.1.2.1 Tổng quan và phương pháp bôi trơn trục chính máy CNC
Máy công cụ CNC (Computer Numerical Control) là máy công cụ có khả
năng kết nối và điều khiển với các thiết bị điện tử hiện đại khác như máy tính... Bộ
não của máy CNC là máy tính với công suất tính toán cực nhanh, hệ điều hành mà
nó sử dụng là Fanuc, Fargor hoặc Mazak, chứ không phải là Windows hay Mac

như các máy tính cá nhân. Năng suất, tốc độ cắt, độ chính xác cao. Với tốc độ cắt và
độ chính xác cao đòi hỏi chế độ bôi trơn tối ưu.
Máy tính này sẽ điều khiển các bộ phận cơ khí để cắt gọt kim loại. Chương
trình được viết sẵn và được tự động thi hành khi bạn nhất nút Start. Chương trình
này được dịch ra một thứ ngôn ngữ để máy tính có thể hiểu được. Sau đó máy tính
chuyển lệnh từ các chương trình qua các mạch điện tử đến điều khiển các bộ phận
cơ khí.

16


Hình 1.1 Máy phay CNC
Đối với máy công cụ CNC thì việc bôi trơn có một ý nghĩa quan trọng, đảm
bảo tốt việc bôi trơn sẽ tăng được tuổi thọ của máy, giữ được độ chính xác gia công
cần thiết. Máy CNC ngày nay được sử dụng rộng rãi không chỉ ở các nước phát
triển mà ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Máy CNC được dùng
để chế tạo ra các máy móc, thiết bị và dây truyền sản xuất phục vụ toàn bộ các
ngành kinh tế khác như: công nghiệp nặng (đóng tàu, khai thác mỏ, điện, dầu khí,
thiết bị vận chuyển như ô tô, tàu hỏa…), công nghiệp nhẹ (dệt may, đóng dày, thực
phẩm…), công nghiệp quốc phòng (dây truyền sản xuất vũ khí, thuốc nổ…), công
nghệ thông tin (dây truyền sản xuất vi mạch điện tử, lắp ráp máy tính và thiết bị
viễn thông…), các thiết bị dùng cho giáo dục và đào tạo, các thiết bị y học…Máy
CNC cũng có thể dùng để tạo ra các sản phẩm thông dụng và sản phẩm công nghệ
cao được sử dụng trong cuộc sống và trong công nghiệp như: khuân mẫu dùng để
tạo ra các chi tiết bằng nhựa dùng trong cuộc sống hàng ngày, các chi tiết để cấy và
chế tạo các ống nano, các chi tiết bằng vật liệu sinh học để thay thế xưng trong y
học, các đồ gá dùng trong sản xuất chíp điện tử.

17



Máy CNC cho pép gia công với tốc độ cắt cao, để đáp ứng được yêu cầu và
những lợi thế việc gia công cao tốc. Trục chính máy CNC thường làm việc với tốc
độ rất cao (2000 ÷ 30000 vòng/phút), hiệu suất cao và được tích hợp công nghệ điều
khiển, điện tử hiện đại. Để đáp ứng cho máy làm việc đạt hiệu suất cao, ổn định và
đảm bào tuổi bền cũng như đảm bảo độ chính xác của chi tiết máy thì việc tối ưu
hóa bôi trơn cho máy công cụ tốc độ cao cần được nghiên cứu. Máy làm việc với
tốc độ rất cao, khi đó nhiệt độ do ma sát sinh ra là rất lớn kèm theo đó là mài mòn,
làm thay đổi tính chất bôi trơn của chất bôi trơn, làm giảm tuổi thọ của máy.
Mỡ có thể dùng cho bôi trơn tốc độ thấp và phạm vi nhiệt độ thấp do tính
năng tản nhiệt của mỡ thấp. Với tốc độ trục chính rất cao, chế độ làm việc khắc
nghiệt, với tính năng tản nhiệt thấp và với điều kiện không thể tra mỡ liên tục được
thì mỡ không phải là lựa chọn tối ưu cho bôi trơn cao tốc. Chất bôi trơn rắn cũng
được dùng trong một số trường hợp nhất định nhưng với máy CNC thì cũng không
phải là lựa chọn tối ưu.
Dầu bôi trơn có thể làm giảm ma sát và mài mòn. Ngoài ra dầu còn có tính
năng làm mát và khi trục chính quay với tốc độ cao thì màng dầu bôi trơn thủy động
dễ được tạo ra. Nhưng khi trục chính của máy quay với tốc độ cao thì dầu lại khó
được phân bố đồng đều trên bề mặt bôi trơn. Khi lượng dầu quá lớn thì chính bản
thân dầu cũng tạo ra ma sát và làm giảm hiệu suất của máy. Khi lượng dầu quá ít thì
cũng không đáp ứng được yêu cầu bôi trơn do vậy sẽ sinh ra ma sát và sinh nhiệt.
Do vậy dùng dầu thuần túy để bôi trơn cho trục quay tốc độ cao cũng chưa phải là
phương pháp tối ưu.
Với chế độ làm việc khắc nghiệt ở tốc độ cao, chế độ bôi trơn không thể sử
dụng phương pháp nhỏ giọt hay ngâm dầu, mỡ. Do vậy một phương pháp bôi trơn
khác được đưa ra để tối ưu quá trình bôi trơn cho trục quay cao tốc nhằm giảm tối
thiểu ma sát cũng như sự sinh nhiệt tại vùng tiếp xúc đồng thời tản nhiệt vùng tiếp
xúc một cách hiệu quả. Máy công cụ CNC cần có độ chính xác gia công cao và phải
duy trì được độ chính xác đó trong một khoảng thời gian nhất định do đó ngoài việc
chế tạo các chi tiết, các cụm, bộ phận chính xác thì việc bôi trơn đóng một vai trò

quan trọng. Phương pháp bôi trơn dạng phun sương (micro-fog), dùng hỗn hợp dầu
và khí cho quá trình bôi trơn cho trục quay cao tốc (trục chính máy CNC) được

18


nghiên cứu với sự hỗ trợ mô mỏng bằng Ansys Fluent. Để làm được điều nay thì hệ
thống bôi trơn cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo cung cấp đủ dầu trơn cho tất cả các nơi cần thiết.
- Dầu được cung cấp phải sạch không được lẫn các tạp chất.
- Hệ thống đường ống phải được bố trí gọn gàng tránh va chạm với bàn máy
và các khâu dịch chuyển trong quá trình gia công.
- Dầu bôi trơn phải có độ nhớt thích hợp.
- Các thiết bị của hệ thống phải là các thiết bị tiêu chuẩn để dễ thay thế, sửa
chữa.
1.1.2.2 Nguyên tắc cấu trúc, kết cấu và những đăc trưng cơ bản của máy
CNC.
Máy công cụ CNC là bước phát triển cao từ các máy NC. Các máy CNC có
một máy tính để thiết lập chương trình điều khiển các chức năng dịch chuyển của
máy. Phần lớn máy CNC làm việc theo hệ thống kín bao gồm 4 bộ phận cơ bản sau:
*Bộ phận chương trình: Bộ phận này bao gồm có bản chương trình, cơ
cấu di chuyển chương trình, cơ cấu đọc chương trình. Các máy CNC hiện đại được
trang bị những thiết bị có tính công nghệ cao phục vụ cho việc lập trình và điều
khiển máy. Các máy tính có tốc độ xử lý cao dung lượng bộ nhớ lớn do đó có thể
lưu trong bộ nhớ nhiều chương trình gia công đồng thời. Căn cứ vào bản vẽ chế tạo
của chi tiết mà ta lập được các chương trình gia công cụ thể cho máy thông qua các
câu lệnh. Từ các câu lệnh đã được lập bộ phận nội suy của máy sẽ thiết lập được
đường dịch chuyển của dụng cụ cắt. Có nhiều cách để lập chương trình cho máy
CNC: lập trình bên ngoài máy và lập trình trực tiếp trên máy
*Bộ phận điều khiển: Từ chương trình gia công được đưa vào máy bộ

nội suy của máy sẽ tính toán ra các đường đi cụ thể của dụng cụ. Bộ phận điều
khiển sẽ phát ra các lệnh điều khiển các thông số của quá trình gia công cũng như
các quá trình phụ trợ (điều khiển tốc độ quay của từng động cơ servo ứng với từng
trục X,Y,Z, đóng hoặc mở dung dịch trơn lạnh, thay đổi dụng cụ cắt). Tùy theo
dạng của các chuyển động giữa điểm đầu và điểm cuối của quãng đường chạy này
mà người ta chia thành 3 dạng điều khiển:
-

Điều khiển theo điểm,

19


-

Điều khiển theo đường,

-

Điều khiển theo đường viền (Contour).

*Bộ phận phản hồi và bộ phận đo lường: Để đảm bảo độ chính xác cần có hệ
thống đo và phản hồi. Để biết được khoảng dịch chuyển của bàn trượt máy và góc
quay của bàn quay, người ta sử dụng cảm biến đo gia số, bộ mã góc và sensor.
Những nét đặc trưng cơ bản của máy công cụ điều khiển theo chương trình
số (NC và CNC) là:
-

Tự động hoá cao.


-

Tốc độ dịch chuyển, tốc độ quay cao ( > 103 vòng/phút ).

-

Độ chính xác cao

-

Năng suất gia công đạt cao

-

Tính linh hoạt cao

-

Tập trung nguyên công cao (gia công nhiều bề mặt trên chi tiết trong một
lần gá đặt).

-

Chuẩn bị công nghệ để gia công phải lập trình chương trình NC để điều
khiển máy theo ngôn ngữ mà hãng chế tạo máy đã cài đặt cho hệ điều
khiển NC, CNC.

-

Máy gia công CNC có giá trị kinh tế lớn nhưng đắt tiền.

Mỗi máy công cụ có đặc điểm là nó được chế tạo từ một tổ hợp nhiều trục

thẳng và quay (Liner and Rotate axises). Để có thể điều khiển các trục này bằng
số phải có hai tiền đề cho mỗi trục:
* Mỗi trục NC cần có một hệ thống đo về dịch chuyển điện tử.
* Mỗi trục NC cần có một bộ phát động điều chỉnh và điều khiển được.
Hệ thống đo dịch chuyển và bộ phát động được nối ăn khớp trực tiếp với hệ
điều khiển số.

20


Bộ đọc băng đục lỗ, đĩa từ
Nạp bằng tay
Bộ nhớ ch ơng trình

X

2

4

6

8

0

Giá trị yêu cầu


Giá trị thực

Hệ đo

Bàn máy

Động cơ

Hỡnh 1.2 S cu trỳc mỏy CNC
Nhim v ca h NC l so sỏnh cỏc giỏ tr cn t v v trớ ó nh trc vi
cỏc giỏ tr thc t v v trớ do h thng o thụng bỏo v khi cú sai lch gia hai giỏ
tr ny, s phỏt ra mt tớn hiu iu chnh truyn t ti cỏc b phỏt ng ca cỏc
trc cõn bng cỏc sai lch ú.
Nguyờn lý np v x lý cỏc thụng tin hỡnh hc trong mt vũng trũn iu
khin khộp kớn (Control Cycle) cú th nh trong hỡnh v trờn:
iu khin theo qu o liờn tc thụng bỏo cỏc giỏ tr mi m cỏc trc iu
khin phi t ti, nh ú cú th t ti nhng chuyn ng liờn tc theo qu o.
mỏy tin, trc chớnh ca mỏy cng c xỏc lp l trc NC nu nhng
dng c c phỏt ng khoan v phay.
Phn ln cỏc trung tõm gia cụng c trang b cỏc bn trũn quay iu khin
NC. Bn trũn quay theo nhp, vớ d: nhp quay 4x90 o hoc 12x30o, khụng tớnh vo
cỏc trc iu khin NC.
Cu trỳc in t ca cỏc h iu khin CNC ngy nay c thit lp trờn c
s s dng cỏc b vi x lý (Microprocessors) 16 v 32 v 64 bit v cỏc mch tớch
hp IC (Integrated Circuit). S lng cỏc b vi x lý thng c dựng l 2...5.

21


Máy NC là máy có khả năng lập trình tự do, nghĩa là các chuyển động theo

từng trục được định trước thông qua một chương trình.
Những hệ điều khiển số ngày nay được thiết lập trên cơ sở sử dụng máy vi
tính, còn được gọi là hệ thống điều khiển CNC tức là điều khiển số bằng máy vi
tính.
Để nạp và xuất dữ liệu tự động, các hệ điều khiển CNC được trang bị những
giao diện khác nhau mạnh và hữu hiệu.
Điểm đặc trưng quan trọng và tính nhanh nhạy của một hệ thống CNC là tốc
độ chuyển tiếp dữ liệu, thời gian thực hiện chu trình gia công, tốc độ phát triển của
bộ SERVO và thời gian chu kỳ của hệ điều khiển PLC (Programable Logic
Controller).
Máy CNC là những máy gia công tự động và lập trình tự do, đặc biệt phù
hợp để tự động hoá gia công sản phẩm hàng loạt nhỏ và vừa. Ưu điểm cơ bản của
máy CNC là khả năng điều chỉnh nhanh để thích nghi với các chương trình gia công
thay đổi, mà không cần phải tác động thủ công hoặc thay đổi máy.
Ưu điểm của gia công CNC.
Đối với sản xuất hàng loạt nhỏ và vừa, máy CNC trong nhiều trường hợp là
công cụ gia công có những nét ưu việt hơn so với các máy thường ở những điểm
sau:
-

Gia công được những chi tiết phức tạp hơn.

-

Quy hoạch thời hạn sản xuất tốt hơn.

-

Thời gian lưu thông ngắn hơn do tập trung nguyên công cao và giảm thời
gian phụ.


-

Tính linh hoạt cao hơn.

-

Độ chính xác gia công ổn định đều.

-

Chi phí kiểm tra giảm.

-

Chi phí do phế phẩm giảm.

-

Hoạt động liên tục nhiều ca sản xuất.

-

Một công nhân có thể vận hành nhiều máy đồng thời.

-

Hiệu suất cao hơn.

-


Tăng năng lực sản xuất.

-

Có khả năng tích hợp trong hệ thông gia công linh hoạt.

22


Những nét ưu việt trên của máy CNC là không phụ thuộc vào kiểu máy.
Những máy CNC có khả năng lập trình tại phân xưởng sản xuất, theo nhận xét của
các nhà sản xuất có kinh nghiệm, cũng có tính linh hoạt cao hơn và đồng thời còn
tiết kiệm thời gian. Điều quan trọng là người ở xưởng chấp nhận máy CNC, vận
hành được máy, được đào tạo tốt và có khả năng khắc phục được các sự cố nhỏ.
Độ chính xác của gia công CNC.
Trong nhiều trường hợp, độ chính xác tuyệt đối và độ chính xác lặp lại cao
có thể đạt được cũng rất quan trọng để triển khai sử dụng máy CNC. Độ chính xác
này làm giảm nhiều hao phí cần thiết cho việc kiểm tra. Những sai lệch được xác
định có thể được hiệu chỉnh đơn giản.
Độ chính xác của một máy CNC được đánh giá theo nhiều luận điểm khác
nhau, do vậy trong thực tế có các quy định quốc gia để vận dụng, ví dụ, quy định
VDI/DGQ của Đức. Tiền đề ở đây là độ chính xác hình học, tức là từng trục NC
phải có vị trí chính xác so với nhau. Thân máy CNC có độ cứng vững cao là điều
kiện đảm bảo khi các trục dịch chuyển và khi gia công độ chính xác được giữ vững.
Độ chính xác của một máy CNC cũng được đánh giá thêm theo dung sai dịch
chuyển vào (dựa trên sai lệch vị trí do sai số hệ thống và bề rộng phân bố của vị trí
do sai số ngẫu nhiên). Đối với các kiểu máy CNC còn có những quy định đánh giá
theo các chi tiết kiểm tra đơn giản. Với những chi tiết kiểm tra này, máy công cụ
cần được khảo sát về những sai số điển hình.

Tính chất động học của hệ điều khiển số cũng dẫn đến sai số kích thước (ở
quy định VDI 3247 đã mô tả và giải thích rõ ràng). Tại những máy CNC có tốc độ
cao, với trị số gia tốc là 10m/s và cao hơn nữa sẽ xuất hiện biến dạng động học.
Cuối cùng, hệ thống đo được sử dụng và lắp đặt, các bộ phát động và sai số
thiết kế của máy (nhiệt độ, rung động, dấn hướng..) cũng có vai trò quan trọng đối
với độ chính xác có thể đạt được.
Để đạt được độ chính xác cao theo yêu cầu, máy phải có độ cứng vững cao,
phải giảm chấn động. Vì vậy phải có ổ đỡ và trục vít_me không có khe hở, các
động cơ, các bộ truyền và các trục vít_me cân bằng tuyệt đối, các sống trượt cứng
vững cao và hầu như không có ma sát để tránh hiện tượng quay trượt khi máy hoạt
động. Ngày nay, kết cấu thông dụng là trục vít_me có ren hình thang đã được thay
thế dần bằng kết cấu trục vít_me có chuỗi viên bi cầu chạy tuần hoàn trên trục có

23


ren (vít_me đai ốc bi) có ma sát nhỏ và có thể coi là không có khe hở. Kết cấu
vít_me đai ốc bi có hiếu suất đạt tới 98%, nhờ có ít nhiệt, có độ chính xác cao về
bước ren và có khả năng truyền lực dịch chuyển lớn hơn so với các kết cấu thông
thường cùng kích thước.
Muốn đạt độ cứng vững chịu xoắn theo yêu cầu, khi trục vít_me càng dài thì
đường kính của nó càng phải lớn (tới 150mm) và mô_men quán tính về khối lượng
cũng lớn. Vì vậy, trong trường hợp này thường không truyền động tới trục vít_me,
mà là truyền động vào đai ốc có quán tính ít hơn, còn trục vít_me bị ngàm chặt.
Độ an toàn của gia công CNC.
Một hệ thống phức tạp như một máy CNC đòi hỏi phải có độ an toàn cao,
trước hết là đối với người vận hành máy, sau đó là tránh hư hại máy, dụng cụ và chi
tiết gia công. Nhiệm vụ này do hệ CNC và PLC đảm nhận. Như vậy người ta tìm
cách:
-


Phát hiện kịp thời các lỗi nguy hiểm của người vận hành và tránh tác
động của chúng.

-

Phát hiện sớm lỗi chương trình gia công NC ở thời điểm trước một vài
câu lệnh và dừng máy ở vị trí thích hợp.

-

Giám sát các sự cố của hệ thống bằng các phép đo thích hợp, dừng máy
kịp thời và chỉ rõ nguyên nhân của sai số.

-

Nhớ và chỉ rõ các nguyên nhân của sai số theo thứ tự xuất hiện của

chúng khi xuất hiện đồng thời nhiều sai số hoặc sai số liên quan nhau.
-

Phát hiện và xử lý ngay dụng cụ mòn hoặc vỡ để tránh phế phẩm.
Quan trọng hơn nữa là độ an toàn dự phòng chống lại sự phát sinh của sai

số. Điều đó đạt được bằng nhiều biện pháp, ví dụ, tạo ra khả năng nhạy cảm cao
của hệ điều khiển đối với trường hợp đứt mạch trong thời gian ngắn (chẳng hạn
khi có giông bão), đối với thay đổi nhiệt độ và đối với các tia gây nhiễu.
Tất nhiên là không thể phát hiện hết tất cả mọi sự cố trước khi chúng sảy
ra, nhưng cũng sẽ là đủ nếu ít nhất là khả năng sảy ra sai số quan trọng nhất và
nguy hiểm nhất được giám sát.


24


1.2 Hệ thống bôi trơn kiểu phun sương
1.2.1 Hệ thống khí nén và vai trò cơ bản của hệ thống khí nén.
Khí nén trong máy CNC đóng một vai trò quan trọng. Năng lượng được cung
cấp bởi hệ thống khí nén cho phép thực hiện được một số khâu tự động như thay đổi
dụng cụ cắt, kẹp chặt phôi, chi tiết... và để tạo ra hỗn hợp dầu bôi trơn + khí để bôi
trơn và làm mát cho trục chính của máy. Khi sử dụng khí nén vào việc tự động thay
đổi dụng cụ và kẹp chặt sẽ làm giảm nhẹ sức lao động, giảm thời gian phụ tăng hiệu
quả sử dụng máy nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra khí nén còn được dùng vào
việc dọn phoi, làm mát vùng cắt.
Các bộ phận chính tạo nên hệ thống khí nén:

-

Máy nén khí
9

8
7

Kh«ng
khÝ ra

6
N íc ra

N íc vµo


5

4
3
Kh«ng
khÝ vµo

2
1

Hình 1.3 Máy nén khí
1,Thân máy
hút lắp ở đỉnh pít_tông)

2,Biên

3,Xy lanh

4,Pít_tông thùng (đĩa van

5,Van hút

6,Van đĩa đẩy

7,Van đẩy

8,Nắp

9,Lò xo ép.

Máy nén khí là một thiết bị biến đổi năng lượng, dùng để biến cơ năng thành
động năng và thế năng (dưới dạng áp suất) của khí. Khi làm việc máy nén sẽ nén
khí với một áp suất nhất định vào một bình chứa và cung cấp cho hệ thống khí nén

25


×