Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc thái yên, xã thái yên, huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 83 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt............................................................................iii
Danh mục các bảng....................................................................................................iv
Danh mục các hình vẽ, đồ thị......................................................................................v
MỞ ĐẦU......................................................................................................................
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................
1.1.1. Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội nông thôn.................................................
1.1.2. Những vấn đề về ô nhiễm môi trường làng nghề.................................................
1.2. Ô nhiễm làng nghề và xử lý ô nhiễm ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
.....................................................................................................................................
1.2.1. Ô nhiễm làng nghề và xử lý ô nhiễm ở một số nước trên thế giới........................
1.2.2. Ô nhiễm làng nghề và xử lý ô nhiễm làng nghề ở Việt Nam................................
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.....................................................................................................................................
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu..............................................................................
2.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất của làng nghề..................
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng nghề..................................................
3.1.2. Những nét đặc trưng của làng nghề mộc Thái Yên..............................................
Hình 3.3. Quy trình sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ tại làng nghề mộc Thái Yên.........

i



3.2. Đánh giá hiện trạng vệ sinh và môi trường tại làng nghề........................................
3.2.1. Hiện trạng vệ sinh và môi trường........................................................................
3.2.2. Các biện pháp xử lý chất thải đang được thực hiện..............................................
3.3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc Thái
Yên..............................................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................... 79

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BOD5:

Nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT:

Bảo vệ môi trường

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

CTCN:

Chất thải công nghiệp


CTR:

Chất thải rắn

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

CTTB:

Cải tiến thay đổi thiết bị

HTX:

Hợp tác xã

KSQT:

Kiểm soát quá trình

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QLNV:

Quản lý nội vi

SXSH:


Sản xuất sạch hơn

TDDV:

Thay đổi nguyên liệu đầu vào

TTCN:

Tiểu thủ công nghiệp

THSD:

Thu hồi tái sử dụng

UBND:

Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam...............................................
Bảng 1.2. Phân loại làng nghề Việt Nam......................................................................
Bảng 1.3. Một số làng nghề chính của Việt Nam..........................................................
Bảng 1.4. Xu thế phát triển làng nghề đến năm 2015....................................................
Bảng 3.1. Tài nguyên đất đai xã Thái Yên - huyện Đức Thọ.........................................
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế của xã Thái Yên giai đoạn 2009 – 2013.................................
Bảng 3.3. Quy mô đàn gia súc gia cầm của xã trong năm 2013.....................................

Bảng 3.4. Cơ cấu thu nhập tại xã Thái Yên..................................................................
Bảng 3.5. Các loại nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất.............................
Bảng 3.6. Hiện trạng môi trường nước thải tại làng nghề Thái Yên...............................
Bảng 3.7. Bảng cân bằng vật liệu tại một hộ sản xuất..................................................
Bảng 3.8. Hiện trạng môi trường không khí tại làng nghề Thái Yên..............................
Bảng 3.9. Các loại bệnh thường mắc phải...................................................................
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp cơ hội sản xuất sạch hơn đối với làng nghề mộc.................
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp cơ hội sản xuất sạch hơn đối với làng nghề mộc Thái Yên. .
Bảng 3.12. Bảng phân tích nguyên nhân của dòng thải làng nghề mộc Thái Yên..........
Bảng 3.13. Bảng sàng lọc các cơ hội SXSH tại làng nghề mộc Thái Yên......................
Bảng 3.14. Đánh giá mức độ của các giải pháp............................................................
Bảng 3.15. Bảng tiết kiệm nguyên liệu đầu ra của phương án xây dựng hệ thống phun

5
6
7
13
29
33
33
36
40
41
43
45
49
60
62
65
66

68

sơn tập trung............................................................................................................... 70
Bảng 3.16. Kế hoạch thực hiện giải pháp SXSH.......................................................... 71

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Các loại hình làng nghề của Việt Nam.......................................................... 7
Hình 1.2. Dự đoán số lượng làng nghề khu vực đồng bằng sông Hồng đến 2015.......... 1
4
2

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh

8
Hình 3.2. Diễn biến một số yếu tố khí tượng trạm Đức Thọ năm 2013.......................... 3
0
Hình 3.3. Quy trình sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ tại làng nghề mộc Thái Yên......... 3
7
Hình 3.4. Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã.................................................. 5
2
Hình 3.5. Sơ đồ thu bụi cho máy cưa và chà gỗ............................................................ 5
8

v



MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung
Những năm vừa qua, ở nhiều vùng nông thôn nước ta các làng nghề đã phát
triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương. Song bên cạnh đó, tại đây cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường cần
phải quan tâm giải quyết đòi hỏi sự quan tâm tháo gỡ kịp thời của các ngành, các
cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề.
Việc phát triển làng nghề là một phần quan trọng của công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ 21. Phát triển
mạnh những ngành nghề, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống có giá trị
kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động là lợi thế của làng nghề địa phương. Đời
sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khấm khá lên do sản xuất
nông nghiệp phát triển đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề.
Hiện nay, việc khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn đang có nhiều
thuận lợi, được Nhà nước hộ trợ kinh phí và tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, do
phát triển tự phát và thiếu quy hoạch nên đã dẫn tới hậu quả là môi trường ở các
làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại nhiều làng nghề hiện nay đang bị ô
nhiễm cả về: Vật lý, hóa học và sinh học. Hiện trạng về ô nhiễm biểu hiện: Không
khí thì bị ô nhiễm về nhiệt, tiếng ồn, hơi độc, bụi khói và không gian sống ngày
càng bị thu hẹp do đất phải nhường chỗ cho sản xuất công nghiệp và các công trình
khác. Đất sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt nhiều nơi đang có nguy cơ
bị ô nhiễm nặng do phế thải công nghiệp và sinh hoạt. Cây xanh vốn là đặc trưng
của nông thôn Việt Nam, nhưng nay đã bị thu hẹp dần nhường chỗ cho các công
trình xây dựng [1].
Ô nhiễm môi trường đã và đang tác động xấu đến sức khoẻ con người, người
dân làng nghề đang có nguy cơ mắc bệnh mà do ô nhiễm môi trường gây nên. Ô
nhiễm môi trường nông thôn nói chung và môi trường các làng nghề nói riêng hiện
đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.
1



Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang là vấn đề bức xúc hiện nay đòi
hỏi phải có sự đầu tư xử lý để cải thiện môi trường. Việt Nam hiện có 47 làng nghề
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý [18]. Hiện nay trên địa bàn tĩnh Hà
Tĩnh có trên 30 làng nghề và làng có nghề hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như thủ công mỹ nghệ (đồ mộc), chế biến thủy sản, chăn
ga gối nệm, mây tre đan,… đã góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động và
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các vùng nông thôn. Tuy nhiên, hoạt
động sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, các biện pháp bảo vệ môi
trường còn hạn chế vì vậy gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất là khó
tránh khỏi. Để có cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
đối với làng nghề cần phải có điều tra khảo sát một cách cụ thể, chi tiết về hiện
trạng môi trường của các làng nghề [5],[6].
Do các hoạt động của làng nghề đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường
và cần các biện pháp để khắc phục. Đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp để gìn giữ và phát triển làng nghề, nghề truyền thống nhưng các
nghiên cứu về bảo vệ môi trường làng nghề tại Hà Tĩnh chưa triển khai thực hiện, vì
vậy cần phải có Nghiên cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề
trên địa bàn để đề xuất các giải pháp giảm thiểu phù hợp.
Trong phạm vi luận văn, đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc Thái Yên, xã Thái Yên,
huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” đã được tiến hành để đánh giá thực trạng môi trường
tại làng nghề mộc Thái Yên, xã Thái Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất
các giải pháp giảm thiểu, đây là một trong những làng nghề phát triển mạnh mẽ tại
địa phương huyện Đức Thọ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm
lao động và đóng góp ngân sách cho địa phương.
2. Mục đích của nghiên cứu luận văn
Đánh giá thực trạng môi trường tại làng nghề mộc Thái Yên, xã Thái Yên,
huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh thông qua việc điều tra, khảo sát các hộ, cơ sở sản
xuất kinh doanh đồ mộc trong làng nghề.


2


Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để cải thiện môi trường trong quá
trình sản xuất của làng nghề.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, đề tài đã tiến hành thu thập số liệu
cụ thể về tình hình phát triển làng nghề và tình trạng ô nhiễm môi trường đã được
thu thập từ các nghiên cứu liên quan và thu thập các số liệu về xã hội như tổng dân
số, tổng số lao động tham gia làng nghề, tổng sản phẩm, tổng giá trị, lượng rác thải
được thu thập từ văn phòng UBND xã Thái Yên. Bên cạnh đó, đề tài đã tiến hành xây
dựng các mẫu phiếu điều tra cho các hộ gia đình, cơ quan quản lý nhà nước cấp xã,
cấp huyện và điều tra hiện trạng, phỏng vấn các hộ, người lao động, chính quyền địa
phương để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cho làng nghề
mộc Thái Yên.

3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Làng nghề với phát triển kinh tế xã hội nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí làng nghề
Làng nghề được định nghĩa là một (01) hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp,
bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã,
phường, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau [14].
Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát

triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp và nông thôn. Làng nghề
gắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản
xuất nhỏ tự cung tự cấp.
Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên
làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ
lệ lớn trong tổng dân số của làng.
Tiêu chí để xem xét một cách cụ thể đối với một làng nghề yêu cầu phải có
tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh
ngành nghề. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của làng nghề [19].
1.1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề
Tại mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy
trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc điểm thể hiện vắn
tắt trong bảng 1.1 như:

4


Bảng 1.1. Các đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam [4]
STT

Đặc điểm

Ý nghĩa

1


Lực lượng lao động

Là người dân sống trong làng, các ngành nghề phi
nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho
người dân tăng thu nhập trong lúc nông nhàn.

2

Hộ gia đình

Là đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực từ
thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có. Nhờ
vào nhân lực gia đình đã tạo cho các hộ gia đình khả
năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới tính vì nó
đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên trong gia
đình. Do đó, nó có thể huy động mọi người trong gia
đình tham gia tích cực vào việc tăng sản phẩm sản xuất
của gia đình

3

Cơ sở sản xuất
dịch vụ

Là nơi có nhiểu hộ gia đình cùng tham gia. Điều này
tạo nên tính chất riêng biệt của làng nghề, dẫn đến xu thế
độc quyền những nghề nghiệp, sản phẩm.

Tính chuyên môn hóa


Phụ thuộc lẫn nhau trong các làng nghề rất rõ rệt. Một
số trường hợp, sự phân chia lao động trong làng nghề
phụ thuộc vào từng khâu trong quy trình sản xuất. Nghề
càng phức tạp, càng có nhiều công đoạn sản xuất thì tính
chuyên môn hóa càng cao. Sự phân chia này không chỉ
trong một làng mà còn có thể mở rộng trong nhiều làng.

5

Kỹ thuật - công nghệ

Còn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử dụng các thiết bị thủ
công, bán cơ khí hoặc đã đã được cải tiến một phần, đa
số mua lại từ các cơ sở công nghiệp quốc doanh, các
thiết bị này đã cũ, không đồng bộ, không đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật và điều kiện làm việc cho người lao động.
Công nghệ sản xuất đơn giản (đôi khi còn lạc hậu), cần
nhiều sức lao động (với kỹ thuật cũ mang lại lợi nhuận
thấp so với sức lao động đã bỏ ra).

6

Nguyên vật liệu và
nhân lực

Tận dụng thông qua kỹ năng lao động và sự khéo léo
để tạo thu nhập trong điều kiện thiếu vốn.

4


1.1.1.3 Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề
Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động tích cực
và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường nông thôn Việt Nam với đặc
thù hết sức đa dạng. Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau
mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như sự vận động của loại hình kinh tế này và

5


các tác động của nó gây ra đối với môi trường. Để giúp cho công tác quản lý hoạt
động sản xuất cũng như quản lý, bảo vệ môi trường và làm cơ sở thực tiễn để thấy
được bức tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, có thể phân loại làng nghề theo
một số dạng được tóm tắt theo bảng 1.2 sau:
Bảng 1.2. Phân loại làng nghề Việt Nam [7]
STT

Cách phân loại

Đặc trưng

1

Phân loại theo làng
nghề truyền thống và
làng nghề mới

Dựa trên đặc thù văn hoá, mức độ bảo tồn các làng
nghề đặc trưng cho các vùng văn hoá lãnh thổ khác nhau

2


Phân loại theo ngành
Xác định nguồn và khả năng đáp ứng nguyên liệu cho
sản xuất, loại hình sản hoạt động sản xuất cũng như phần nào thấy được xu thế
phẩm
và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội

3

Xác định trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản
Phân loại theo quy
xuất của các làng nghề qua đó có thể xem xét tiềm năng
mô sản xuất, theo quy phát triển đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng cho các
trình công nghệ
nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường

4

Phân loại theo nguồn
thải và mức độ ô
nhiễm

Phục vụ mục tiêu đánh giá đặc thù, quy mô nguồn thải
từ hoạt động sản xuất của làng nghề

5

Phân loại theo mức
độ sử dụng nguyên,

nhiên liệu

Xem xét, đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên tại các
làng nghề, tiến tới có được giải pháp quản lý và kinh tế
trong sản xuất nhằm giảm lượng tài nguyên sử dụng
cũng như hạn chế tác động đến môi trường

6

Phân loại theo thị
trường tiêu thụ sản
phẩm, tiềm năng tồn
tại và phát triển

Xem xét tới các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan
trọng nhất đối với sự phát triển của làng nghề

Từ bảng 1.2 cho thấy đối với mục đích nghiên cứu về môi trường làng nghề,
thì việc phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả. Vì
thực tế cho thấy nếu đánh giá được ngành sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất,
quy mô sản xuất thì sẽ đánh giá được tác động của sản xuất ngành nghề đến môi
trường.
Làng nghề nước ta phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức đã tạo ra
những sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Cách tiếp cận tốt
6


nhất là nhóm các làng nghề lại theo các kiểu sản phẩm và phương thức sản xuất
chính. Theo cách tiếp cận này, làng nghề được xem xét đồng thời trên các mặt: quy
trình sản xuất, sản phẩm sản xuất và quy mô sản xuất. Phân loại làng nghề theo 6

nhóm sau đây:

Hình 1.1: Các loại hình làng nghề của Việt Nam [4]
Từ hình 1.1 cho thấy sự phân chia theo nhóm ngành, mỗi ngành chính có
nhiều ngành nhỏ liên quan phụ thuộc vào nhau tạo thành các nhóm ngành; Mỗi
nhóm ngành làng nghề trong hoạt động sản xuất, sẽ gây ảnh hưởng khác nhau đến
môi trường.
1.1.1.4. Một số làng nghề chính ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có nhiều loại hình làng nghề khác nhau có thể liệt kê
một số làng nghề chính trong bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.3. Một số làng nghề chính tại Việt Nam [8]

7


STT

1

2

3
4

5

6

Loại hình làng nghề


Đặc trưng của làng nghề
Có số lượng làng nghề lớn (chiếm 20% số lượng làng
nghề) phân bố đều trên cả nước, sử dụng lao động nông
Làng nghề chế biến nghiệp, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất
lương thực phẩm
thủ công, ít có thay đổi về quy trình sản xuất, các làng
nghề này thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô
gia đình
Đã có từ lâu đời, nhiều sản phẩm đã gắn liền với
Làng nghề thêu, dệt
truyền thống lịch sử, văn hoá đậm nét địa phương. Tại
nhuộm, ươm tơ, thuộc
các làng nghề nhóm này, lao động nghề thường là lao
da
động chính (chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nông nghiệp).
Làng nghề sản xuất
Tập trung ở các vùng có sẵn nguyên liệu xây dựng.
vật liệu xây dựng và Lao động loại chủ yếu là thủ công, quy trình công nghệ
khai thác đá
thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp
Mới hình thành, nên số lượng ít nhưng lại được phát
Làng nghề tái chế phế
triển nhanh về loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy
liệu
nhựa, vải đã qua sử dụng)
Chiếm tỷ lệ lớn về số lượng (khoảng 40%) có truyền
thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, đậm nét văn hoá
dân tộc như gốm, sành sứ, thuỷ tinh mỹ nghệ, chạm khắc
Làng nghề thủ công đá, chạm mạ vàng bạc, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ
mỹ nghệ

nghệ, sơn mài,.... Quy trình sản xuất của các làng nghề
này gần như không thay đổi, lao động thủ công nhưng
đòi hỏi tay nghề cao, đòi hỏi chuyên môn hoá và có tính
chuẩn trong sáng tạo
Bao gồm các làng nghề chế tạo công cụ thô sơ như cầy
bừa, quốc xẻng, liềm hái, đóng thuyền, làm quạt giấy,
đan vó đan lưới, làm lưỡi câu ..., những làng nghề nhóm
Các nhóm ngành khác này có từ lâu đời, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động chủ
yếu thủ công, thu hút nhiều lao động, sản phẩm ít có cải
tiến thay đổi

1.1.1.5. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội
* Chủ trương phát triển làng nghề
Thời gian qua, xác định vai trò quan trọng của làng nghề, ngành nghề nông
thôn, Đảng và Nhà nước đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách phát
triển ngành nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giải quyết

8


việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống thu nhập của người dân, tăng
cường hoạt động xuất khẩu.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2006 - 2015 là thực hiện
chương trình “mỗi làng một nghề”, với mục tiêu khôi phục và phát triển làng nghề
nông thôn để tạo việc làm, tạo thu nhập từ phi nông nghiệp với các hoạt động như: hỗ
trợ phát triển làng nghề nông thôn, khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân, HTX, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đa dạng, đào
tạo nghề và hỗ trợ chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, xây dựng cơ

chế quản lý chất thải làng nghề [4].
* Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ phát
triển các làng nghề. Khả năng tiếp cận thông tin, điện, nước sạch, giao thông và các
yếu tố khác về cơ sở vật chất là rất cần thiết cho sự phát triển của các làng nghề. Phát
triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ góp phần mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo ở nước ta thông qua việc phát triển
các ngành nghề tại các làng nghề. Ngược lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề
cũng góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Hạ tầng cơ sở ở những nơi tập trung nhiều làng nghề như khu vực đồng bằng
sông Hồng, Bắc Trung bộ và Đông Nam Bộ nhìn chung phát triển khá tốt do các
làng nghề phần lớn được hình thành, phát triển ở những nơi tiếp cận thuận lợi mạng
lưới đường quốc lộ, tỉnh lộ, cùng sự hỗ trợ của các chính sách từ chính quyền địa
phương nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phát triển làng nghề. Khu vực miền núi, cũng có
một số làng nghề phát triển, tuy nhiên điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật vẫn không
được chú trọng đầu tư do phần lớn làng nghề ở đây không nhằm mục tiêu phục vụ
thị trường mà chủ yếu sản phẩm chỉ phục vụ đời sống nhân dân khu vực lân cận.
* Làng nghề và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
Tại các làng nghề, đại bộ phận dân cư làm nghề thủ công nhưng vẫn tham
gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Tại nhiều làng nghề, trong cơ
cấu kinh tế địa phương, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt 60 - 80% và

9


ngành nông nghiệp chỉ đạt 20 - 40%. Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở
ngành nghề ở nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng.
Chính vì vậy, có thể thấy, làng nghề đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp giải quyết
việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người lao động ở khu vực nông thôn [1]. Bên cạnh việc

tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn còn tạo thêm việc
làm cho lao động phụ như người già, trẻ em, người khuyết tật,...
Mức thu nhập của người lao động ngành nghề cao gấp 3 đến 4 lần so với thu
nhập của người lao động thuần nông. Điều này cũng khiến số hộ gia đình chuyển từ
sản xuất thuần nông sang sản xuất thủ công nghiệp và chuyên làm nghề ngày càng tăng
nhanh.
* Làng nghề truyền thống và hoạt động phát triển du lịch
Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ là ở kinh tế, giải quyết việc
làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn được giá trị văn hoá lâu dài.
Điểm chung của làng nghề là thường nằm trên trục giao thông đường bộ hay đường
sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các điểm hoặc tuyến du lịch lữ
hành. Ngoài những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hoá đặc
sắc, các làng nghề còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn
hoá hay một hệ thống di tích lịch sử. Bên cạnh đó, khách tham quan còn được tận
mắt theo dõi quá trình sản xuất ra các sản phẩm thậm chí là tham gia thực hành vào
một khâu sản xuất nào đó, chính điều này tạo nên sức hấp dẫn của du lịch làng nghề [9].
Nhận thức được tiềm năng phát triển du lịch tại làng nghề sẽ góp phần gia tăng
tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp hoặc dịch vụ ở địa phương, đồng thời tăng thêm
cơ hội cho các cơ sở sản xuất thông qua các hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm
truyền thống, nâng cao đời sống của người dân thông qua các dịch vụ phụ trợ ..., điển
hình như các tỉnh Hà Tây (trước đây), Hoà Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng..., đã và đang phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch làng nghề. đây là điểm đến

10


của nhiều tuyến du lịch lữ hành của khách tham quan trong nước đồng thời thu hút
nhiều khách du lịch [9].
1.1.1.6. Những tác động tiêu cực đến môi trường của làng nghề
Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề đã phát

sinh một số tác động tiêu cực đến môi trường. Những tác động xấu đến môi trường
nhiều năm qua đã làm cho chất lượng môi trường nhiều làng nghề ngày càng suy
giảm, ảnh hưởng không chỉ tới sự phát triển bền vững ở làng nghề, mà còn ảnh
hưởng đến cả tính bền vững của nhiều ngành kinh tế khác.
* Một số tồn tại của làng nghề ở Việt Nam:
Làng nghề Việt Nam trong quá trình phát triển, đến nay đã bộc lộ một số tồn
tại sau:
- Quy mô sản xuất của làng nghề nhỏ, phần lớn quy mô hộ gia đình (chiếm
72% tổng số cơ sở sản xuất) [4].
- Quy mô sản xuất tại nhiều làng nghề là quy mô nhỏ, khó phát triển vì mặt
bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt. Sản xuất càng phát triển thì
nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô nhiễm tới khu dân cư càng lớn,
dẫn đến chất lượng môi trường càng xấu đi.
- Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ xuất thân từ nông dân đã
ảnh hưởng mạnh tới sản xuất làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường.
- Người sản xuất không nhận thức được tác hại lâu dài của ô nhiễm, chỉ quan
tâm đến lợi nhuận trước mắt, các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy
trình sản xuất thô sơ tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp. Hơn thế nhằm hạ
giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng các
nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng) không đầu tư phương
tiện, dụng cụ bảo hộ lao động không đảm bảo điều kiện lao động nên đã làm tăng
mức độ ô nhiễm môi trường.
- Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã.
Nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, sử dụng lao động có tính
gia đình, sản xuất theo kiểu "bí truyền", giữ bí mật cho dòng họ, tuân theo

11


"hương ước" không cải tiến áp dụng những khoa học kỹ thuật, nên đã cản trở

việc áp dụng giải pháp khoa học kỹ thuật mới, không khuyến khích sáng kiến
mang hiệu quả BVMT của người lao động [8].
- Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá, kiến
thức tay nghề không toàn diện dẫn tới quá trình sản xuất tiêu tốn nhiều nhiên,
nguyên liệu làm tăng phát thải nhiều chất ô nhiễm môi trường nước, đất, khí ảnh
hưởng tới gia thành sản phẩm và chất lượng môi trường. Kỹ thuật lao động sản
xuất ở các làng nghề chủ yếu là thủ công, bán cơ khí. Vốn đầu tư của các cơ sở sản
xuất tại các làng nghề còn thấp, khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo
hướng thân thiện với môi trường. Sản xuất mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu
dài, nên khó huy động tài chính và vốn đầu tư lớn từ các nguồn khác (quỹ tín dụng,
ngân hàng). Do đó, khó chủ động trong đổi mới kỹ thuật và công nghệ, lại càng
không thể đầu tư cho xử lý môi trường. Trình độ người lao động, chủ yếu là lao
động thủ công, đang học nghề, văn hóa thấp, nên hạn chế nhận thức đối với công
tác BVMT. Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các làng nghề
nhìn chung còn thấp chủ yếu là lao động phổ thông. Mặt khác đa số người lao động
xuất thân từ nông dân nên chưa có ý thức về môi trường lao động, chỉ cần việc làm
có thu nhập cao hơn thu nhập từ nông nghiệp hoặc bổ sung thu nhập trong lúc nông
nhàn, nên ngại học hỏi, không quan tâm tới BVMT [1].
Nhiều làng nghề chưa quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho
BVMT. Cạnh tranh trong 1 số loại hình sản xuất đã thúc đẩy một số làng nghề đầu tư
đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên đây không phải là đầu tư cho kỹ thuật
bảo vệ môi trường. Vì vậy hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều không có các
hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Hầu hết các làng nghề không có
đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường,
như không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, không có bãi chôn lấp chất thải
rắn hợp vệ sinh, không chú ý đầu tư phương tiện thu gom quản lý chất thải nguy
hại. Đây là một thách thức lớn vì để khắc phục điều này đòi hỏi nhiều kinh phí và
thời gian [4].

12



1.1.1.7. Xu thế phát triển làng nghề đến năm 2015
Các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của làng nghề bao gồm các yếu
tố chủ quan như nội lực sản xuất và các yếu tố khách quan như chính sách của Nhà
nước, vấn đề thị trường [4].
Các yếu tố chính sách tác động đến sự phát triển của làng nghề: Có 5 yếu tố
chính làm cho làng nghề có thể được hình thành, phát triển hoặc bị mai một:
- Nội lực sản xuất, trong đó đóng vai trò quan trọng là: người đúng đầu cơ sở
sản xuất, cơ sở vật chất và mặt bằng, công nghệ sản xuất, nguyên nhiên liệu, bản
sắc văn hóa, vốn và năng lực kinh doanh của một cơ sở sản xuất trong làng nghề.
- Chính sách Nhà nước, bao gồm các thể chế và chính sách của các cấp quản
lý từ trung ương đến địa phương, như tổ chức hiệp hội, chính sách thuế, hỗ trợ vốn,
hậu thuẫn của các cơ quan quản lý địa phương.
- Tác động của thị trường và vấn đề hội nhập quốc tế.
- Yếu tố xã hội như tạo công ăn việc làm, đa dạng hóa loại hình kinh tế, bảo
tồn giá trị văn hóa.
- Yếu tố môi trường như tác hại của ô nhiễm tới sức khỏe cộng đồng, cảnh
quan gây tổn thất kinh tế, xã hội.
Các yếu tố này được lượng hóa bằng đánh giá của các chuyên gia trong
nhiều lĩnh vực, sẽ cho biết xu thế phát triển của các loại hình làng nghề (thể hiện
trong bảng 1.3).
Bảng 1.4. Xu thế phát triển làng nghề đến năm 2015 [4]

Vùng kinh tế

Đồng bằng sông Hồng
Đông bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ

Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông nam Bộ

Dệt
nhuộm,
ươm tơ
thuộc
da
2
1
1
1
2
1
1

Chế biến
lương thực,
thực phẩm,
chăn nuôi,
giết mổ
1
1
1
2
2
0
1


13

Tái
chế
phế
liệu

Thủ
công
mỹ
nghệ

Sản xuất vật
liệu xây
dựng, khai
thác đá

2
0
0
1
1
0
1

2
1
1
2
2

2
2

-1
0
0
1
1
1
-1


Đông bằng sông Cửu Long

1

1

1

2

-1

Ghi chú:
-1: suy thoái; 0: duy trì, không phát triển;
1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh
Kết quả phân tích xu thế phát triển làng nghề được trình bày trong bảng 1.2,
có thể nhận thấy rằng số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng
tăng lên, trừ ngành vật liệu xây dựng có xu thế giảm một chút do bị cạnh tranh

nhiều với sản phẩm sản xuất công nghiệp. Số lượng làng nghề các khu vực đồng
bằng sông Hồng, Trung Bộ và Nam Bộ có xu hướng tăng nhiều hơn so với các khu
vực Đông Bắc và Tây Bắc
Khu vực đông bằng sông Hồng có số lượng làng nghề lớn nhất (khoảng gần
60% tổng số làng cả nước) và vẫn tiếp tục tăng trưởng nên khu vực này sẽ được coi
là đại diện cho xu thế môi trường làng nghề trong các dự báo tiếp theo và tải lượng
và mức độ ô nhiễm môi trường.

Hình 1.2. Dự đoán số lượng làng nghề khu vực đồng bằng sông Hồng đến 2015 [4]
Hình 1.2 là kết quả dự đoán số lượng làng nghề khu vực đông bằng sông
Hồng đến năm 2015. Có thể nhận thấy xu hướng phát triển của các làng nghề thay
đổi ít về số lượng. Một số làng nghề mới có thể phát triển do trở thành "vệ tinh" sản

14


xuất, gia công hoặc phục vụ cho các khu công nghiệp quanh vùng. Tuy nhiên, khi
đó có thể có sự thay đổi về chất lượng (công nghệ, kỹ thuật, quy mô, cơ sở hạ tầng
cho BVMT) làm cho môi trường làng nghề ít bị ô nhiễm hơn và sự phát triển bền
vững hơn. Duy trì và mở rộng các làng nghề truyền thống vừa làm đa dạng thị
trường cung cấp hàng hoá thủ công vừa góp phần giữ gìn và phát triển những nét
đặc sắc của nền văn hoá Việt Nam.
Các vấn đề về hiện trạng ô nhiễm và xu hướng trong tương lai, tác động của
ô nhiễm môi trường, thực trạng và những tồn tại trong quản lý môi trường làng
nghề, các giải pháp tổng hợp nhằm cải thiện môi trường làng nghề sẽ được phân
tích và làm rõ hơn trong những phần tiếp theo của báo cáo.
1.1.2. Những vấn đề về ô nhiễm môi trường làng nghề
1.1.2.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi
trường và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ

người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề
có một số đặc điểm sau [8]:
- Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi
một khu vực (thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu
sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
- Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, và tác động trực tiếp tới môi trường
nước, đất và không khí trong khu vực.
- Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại các khu vực sản
xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động.
Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% người
lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với
hoá chất [22].
1.1.2.2 Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường ở các làng nghề

15


Hiện nay tình hình ô nhiễm tại các làng nghề diễn ra khá nghiêm trọng, các
chỉ tiêu phân tích nước thải như COD, BOD, SS,... hàm lượng các chất khí thải
CO2, SO2, bụi, tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, mức độ ô
nhiễm các môi trường nước, không khí, đất do sản xuất ngành nghề gây ra là không
giống nhau giữa các phân ngành. Mức độ ô nhiễm diễn ra phụ thuộc vào đặc điểm
sản xuất, tính chất sản phẩm và thành phần chất thải, thải ra môi trường. Do đó, để
tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, trước tiên ta phải biết về
tải lượng và thành phần chất thải của mỗi ngành sản xuất. Kết quả tính toán tải
lượng các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất làng nghề [1].
Ô nhiễm môi trường có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người
và thực tế ô nhiễm môi trường luôn phát triển cùng chiều với các hoạt động sản

xuất. Ở các làng nghề do quá trình hình thành và phát triển mang tính tự phát, thiết
bị đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp,
mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống xử lý nước, khí
thải hầu như không được quan tâm. Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ
sức khỏe cho chính gia đình của người lao động còn rất hạn chế. Do đó vấn đề ô
nhiễm môi trường làng nghề nước ta trở nên bức xúc nhất hiện nay. Hiện trạng ô
nhiễm ở các làng nghề được biểu hiện như sau [8], [9]:
a) Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nuôi trồng
thủy sản.
Ngành chế biến nông sản là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một
lượng nước thải lớn giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo quy trình
chế biến, nước thải chế biến nông sản thực phẩm có BOD 5 lên tới 2500 - 5000mg/l,
COD 13.300 - 20.000mg/l (nước tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước
thải của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5 - 32 lần [4],[7].
Chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm rất đa dạng. Nhìn chung
chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm là những chất hữu cơ dễ bị
phân hủy. Trong khu vực các làng nghề này thường có thêm ngành nghề chăn nuôi
gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản để tận thu các nguồn nguyên liệu còn thừa ra. Chất

16


thải của ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm chất thải chủ yếu là chất hữu cơ,
định mức chất thải rắn đối với gia súc, gia cầm (lợn thải ra 1,5 kg/con/ngày, gà, vịt,
ngan thải ra 0,1 kg/con/ngày, trâu, bò thải ra 3 kg /con/ngày) [7]. Chất thải ngành
chăn nuôi là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy, gây ô nhiễm môi trường, tạo mùi
khó chịu, nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm cả 3 môi trường: đất, nước và
không khí.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng nhất của các làng nghề
chế biến nuôi trồng thủy sản là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ

dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra. Các khí ô nhiễm gồm
H2S, CH4, NH3 đặc biệt là làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên
mùi hôi tanh bốc lên rất khó chịu làm giảm chất lượng môi trường không khí và ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động. Mặt khác tại các
làng nghề chế biến nuôi trồng thủy sản sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải vào
không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2 tuy nhiên do được phát tán nên
các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu
chuẩn cho phép.
b) Hiện trạng môi trường đất và chất thải rắn tại các làng nghề chế biến
nông sản.
Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong thải ra lượng chất thải rắn như vỏ, xơ.
Hiện nay bã thải sắn được tận dụng làm thức ăn cho cá và chăn nuôi. Bã dong chứa
hàm lượng xơ cao, một phần được đem phơi khô làm nhiên liệu, phần lớn được đổ
xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế. Nguồn thải này góp
phần chính làm ô nhiễm môi trường đất và trực tiếp gây ô nhiễm môi trường không
khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở làng nghề.
Các làng nghề nấu rượu, làm tương, đậu phụ và nước mắm có nguồn chất
thải rắn chủ yếu là bỗng rượu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dưỡng cho
gia súc, gia cầm. Vì vậy, tại các làng này thường phát triển chăn nuôi để tận dụng
nguồn bã thải đó và chất thải chăn nuôi cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm

17


làng nghề. Còn tại các làng nghề sản xuất bún, bánh lượng chất thải rắn không đáng
kể, chủ yếu chỉ có xỉ than [9].
c) Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất vật liệu
xây dựng
Tại các làng sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay, công nghệ sản
xuất còn thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, lao động giản đơn là chủ yếu, sản xuất vật

liệu tiêu thụ một lượng rất lớn nhiên liệu là than và củi. Mức độ ô nhiễm không khí
là nghiêm trọng nhất, bụi phát sinh từ quá trình khai thác, gia công nguyên liệu, vận
chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản phẩm là rất lớn. Khói độc và sức nóng toả ra từ
các lò nung, tiếng ồn do hoạt động giao thông làm cho môi trường không khí bị ô
nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân, cây cối và hoa màu. Trong quá
trình khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói thiếu quy hoạch đã gây huỷ hoại
thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh hưởng lớn tới quá trình tưới tiêu và làm
giảm diện tích canh tác.
d) Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế phế thải
Làng nghề tái chế phế thải gồm: tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa...,
là một ngành mới được hình thành tuy nhiên trong những năm qua đã phát triển khá
nhanh. Tại các làng nghề tái chế phế thải ô nhiễm môi trường nước diễn ra khá
nghiêm trọng do đặc điểm sử dụng nhiều nước. Trong quá trình rửa sạch chất thải,
nước thải mang theo khá nhiều các tạp chất làm ô nhiễm môi trường. Một kết quả
nghiên cứu tại làng nghề Dương Nỗ (Bắc Ninh) nước có hàm lượng COD là 630 –
1.260 mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 12 lần, ngoài ra hàm lượng Phenol
rất cao (0.2 mg/l) vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần. Tại làng nghề tái chế kim loại
nước thải của quá trình tẩy rửa và mạ kim loại chứa hoá chất axit, xút, các kim loại
như: Cr2+, Pb2+..., gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Tại làng nghề Phước Kiều
- Quảng Nam, hàm lượng Pb 2+ là 0.6 mg /l vượt quá tiêu chuẩn cho phép 6 lần,
ngoài ra phải thường xuyên chịu nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi và khí độc [7].
e) Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường tại làng nghề dệt nhuộm

18


Trong cơ cấu làng nghề dệt nhuộm nói chung, nghề nhuộm chiếm một vị trí
quan trọng. Hoạt động của các làng nhuộm không chỉ tạo ra những giá trị về mặt
kinh tế xã hội, mà còn tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc. Cũng như các
làng chế biến nông sản thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường nước là vấn đề lớn

nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm. Đây là ngành sử dụng nhiều nước, nhiều hoá
chất, thuốc nhuộm. Thông thường khoảng 30% thuốc nhuộm và 85 - 90% hoá chất
còn lại, sau quy trình công nghệ nhuộm được thải vào trong nước, vì vậy nước thải
có pH, COD, TS, BOD, độ màu rất cao [7].
f) Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường tại làng nghề thêu ren, dệt
nhuộm
- Phát thải ra trong hoạt động tẩy trắng các sản phẩm, nước thải có chứa các
hoá chất tẩy, các chất hữu cơ, các xơ sợi. Để tẩy trắng sản phẩm, lượng hoá chất
dùng để sản xuất cho 100m vải cần khoảng 0,25 kg Javen, 0,2 kg silicat, 0,2 kg
H2O2. Phẩm màu công nghiệp dùng để nhuộm hấp xuất phát từ nhiều nguồn khác
nhau, người dân làm nghề không nắm được thành phần, độc tính của thuốc nhuộm.
Nguồn thải làng nghề dệt nhuộm, ngoài nước thải có thành phần thông thường như:
các chất hữu cơ, NH3, NO2-, PO43-, còn có một lượng lớn các hoá chất là thành phần
thuốc nhuộm (trong đó có một số hợp chất rất độc với con người và môi trường
sinh thái như các hợp chất diazô), các chất màu làm cho nước nhiễm màu. Thông
thường lượng thuốc nhuộm đi cùng nước thải chiếm tới 25%. Ô nhiễm môi trường
không khí, bụi do sử dụng than và các loại khí sinh ra khi phân huỷ chất thải.
- Tại làng nghề dệt nhuộm các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD,BOD,
SS đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1- 4 lần. Độ ồn do các thiết bị dệt gây ra từ
75 - 90 dB cao hơn tiêu chuẩn cho phép [7].
g) Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường tại làng nghề ươm tơ:
Để sản xuất 1kg kén tơ cần sử dụng 1,5 kg than, 0, 08 kg củi, 01 tạ kén sử
dụng 1m3 nước, chất thải phát sinh từ sản xuất tơ tằm, nước thải có chứa các chất
hữu cơ, nitơ, tơ sợi vì thế nước thải dễ phân huỷ và gây mùi khó chịu tại khu vực

19


làng nghề này. Ô nhiễm không khí từ các lò hơi, các lò than sinh ra bụi và các khí
độc [9].

h) Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường tại làng nghề thủ công mỹ nghệ:
Các làng nghề này hiện tượng ô nhiễm môi trường nước diễn ra ít nghiêm
trọng như các làng nghề chế biến nuôi trồng thủy sản và các làng nghề tái chế. Tuy
nhiên, sản xuất tại các làng nghề này lại thường xuyên gây ra bụi và tiếng ồn lớn,
hoặc gây ra khí độc khi tẩm sấy các đồ mây, tre đan.
i) Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường tại làng nghề sản xuất và cung
ứng nguyên vật liệu:
Tại các làng nghề thường tạo ra các chất thải rắn (xỉ than, gạch vỡ, gạch
phồng, đất đá thải do khai thác khoáng sản ...) và chất thải khí (bụi, SO 2, CO, NOx)
1.1.2.3 Tác động của sản xuất làng nghề tới sức khỏe cộng đồng
Chất thải trong hoạt động sản xuất của các làng nghề ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến sức khỏe của người sản xuất và của cộng đồng nói chung. Số liệu
thống kê của phòng y tế các huyện và trạm y tế xã về tình hình sức khỏe của nhân
dân làng nghề cho thấy ở từng làng nghề khác nhau thì các bệnh nghề nghiệp có
khác nhau: ở làng nghề cơ khí, đúc, sản xuất nguyên vật liệu do sử dụng lượng than
lớn để phục vụ sản xuất nên tỷ lệ mắc các bệnh về phổi, phế quản cao. Làng nghề
tẩy nhuộm vải sợi, tẩy mạ kim loại sử dụng nhiều hóa chất độc hại, kim loại nặng
thì tỷ lệ người bị bệnh ung thư cao. Làng nghề gây ô nhiễm nguồn nước như chế
biến lương thực, mây tre đan, chế biến gỗ thì tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa [22].
1.2. Ô nhiễm làng nghề và xử lý ô nhiễm ở một số nước trên thế giới và Việt
Nam
1.2.1. Ô nhiễm làng nghề và xử lý ô nhiễm ở một số nước trên thế giới
Trong khu vực nhiều quốc gia có làng nghề, trong đó có có một số quốc gia
lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên có đặc điểm làng nghề tương tự
như ở Việt Nam nên trong phần này chủ yếu đề cập về làng nghề của Trung Quốc
và Hàn Quốc.
1.2.1.1. Trung Quốc

20



×