Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯ DÂN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HẢI SẢN Ở KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 8 trang )

Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ Thủy sản

Số 3/2015

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA NGƯ DÂN
VỀ AN TỒN THỰC PHẨM HẢI SẢN Ở KHÁNH HỊA
ASSESSING THE KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICES OF FISHERS
ON SEAFOOD SAFETY IN KHANH HOA PROVINCE
Lê Vinh Liên Trang1, Nguyễn Thuần Anh2
Ngày nhận bài: 09/3/2015; Ngày phản biện thơng qua: 25/4/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015

TĨM TẮT
Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về an tồn thực phẩm hải sản của các ngư dân đang làm việc trên tàu khai thác
hải sản có cơng suất máy chính trên 90CV được thực hiện từ tháng 11/2013 đến tháng 6/2014 tại 5 cảng cá ở Khánh Hòa
bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Qua nghiên cứu cho thấy: 384 ngư dân đều
là nam, chủ yếu ở độ tuổi lao động từ 18÷55 tuổi (94,3%); 53,6% ngư dân có thâm niên đi biển trên 10 năm. Trình độ văn
hóa thấp: tiểu học (49,5%), trung học cơ sở (THCS) (35,9%). Nguồn thơng tin về an tồn thực phẩm (ATTP) có tỷ lệ ngư
dân tiếp cận nhiều và được đánh giá mang lại hiệu quả nhất là Ti vi (58,7% và 47,8%) với tần suất nghe được thơng tin về
ATTP trên 3 lần/năm (70,2%). Tuy nhiên, chỉ có 28,5% ngư dân có thể hiểu được đầy đủ các thơng tin được tiếp cận. Chỉ
có 42,4% ngư dân được phỏng vấn đạt u cầu về kiến thức ATTP hải sản với điểm trung bình là 9,5 điểm trên 20 điểm tối
đa; 40,6% ngư dân đạt u cầu về thái độ ATTP hải sản (trung bình 16,4/36 điểm); 40,4% ngư dân đạt u cầu về thực hành
ATTP hải sản (trung bình 16,4/36 điểm). Vì vậy, cần tăng cường cơng tác giáo dục truyền thơng nhằm thay đổi kỹ năng, thái
độ về an tồn thực phẩm cho ngư dân để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý an tồn thực phẩm hải sản ở Khánh Hòa.
Từ khóa: Giáo dục, truyền thơng, an tồn thực phẩm hải sản, cảng cá

ABSTRACT
The survey about knowledge, attitude, and practice of fishers working on fishing boats with engine capacity above
the 90 CV was performed from November 2013 to June 2014 at 5 fish ports in Khanh Hoa province by the direct interview
method with a previously designed questionnaire. The result showed that: 384 fishers were men, the majority of them


(94,3%) were in the working age (18 to 55 years old); 53,6% of fishers have seniority on board over 10 years. Low levels
of education: primary (49,5%), secondary (35,9%). 70,2% fishers have heard about food safety with a frequency of 3 times
/ year, but only 28,5% fishers understood well this information; Television was the most efficient information source on
food safety (58,7%) and was approached by many fishers (47,8%). Only 42,4% fishers met requirements on the seafood
safety knowledge with an average score of 9,5 points per a maximum of 20; 40,6% fishers met requirements on the seafood
safety attitude (average 16,4 / 36 points); 40,4% fishers met requirements on the seafood safety practice (average 16,4 / 36
points). Therefore, it is necessary to enhance the media and education about seafood safety for fishers in order to change
their attitude and practice to raise the efficiency of seafood safety management in Khanh Hoa.
Keywords: education, media, seafood safety, fish port
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

An tồn thực phẩm là một trong những
vấn đề cần được quan tâm một cách đặc biệt ở các
nước bởi sự liên quan trực tiếp của nó đến sức khỏe
và tính mạng con người. Ở nước ta việc vi phạm
các quy định về ATTP diễn ra ở tất cả các lĩnh vực
trong một chuỗi cung ứng thực phẩm [13]
1
2

Khánh Hòa là tỉnh ven biển với 200km bờ biển,
trữ lượng khai thác hải sản ước tính 80.000 tấn/
năm, trong đó 70% là cá nổi; có trên 10.000 tàu cá
với cơng suất khác nhau, tập trung chủ yếu ở 5 cảng
cá (Vĩnh trường, Vĩnh Lương, Hòn Rớ, Đá bạc và
Đại Lãnh) [12]. Tình hình an toàn thực phẩm hải sản
ở Khánh Hòa, từ khâu khai thác cho đến khâu trung

Lê Vinh Liên Trang: Cao học Cơng nghệ Sau thu hoạch 2012 – Trường Đại học Nha Trang
TS. Nguyễn Thuần Anh: Khoa Cơng nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang


150 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
gian lưu thông đến người tiêu dùng, ngày càng phức
tạp và khó kiểm soát. Cảng cá là một mắt xích quan
trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm hải sản, là
nơi tiếp nhận, thu mua nguyên liệu hải sản. Kiến
thức, thái độ và thực hành ATTP hải sản của ngư
dân đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm
bảo ATTP hải sản.
Một số kết quả nghiên cứu ngoài nước [14][16]
[17] liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
của người cung ứng thực phẩm đã cho thấy việc
thiếu kiến thức của người cung ứng và người chế
biến thực phẩm là nguyên nhân gây mất ATTP ,
người cung ứng thực phẩm thực hành ATTP yếu
kém do không được đào tạo, tập huấn về ATTP [19].
Một số kết quả nghiên cứu trong nước đánh giá
kiến thức, thái độ và thực hành của nhóm đối tượng
kinh doanh và chế biến thực phẩm đã được thực
hiện ở một số đô thị phía Bắc [6], Bắc Giang [7],
An Giang [9], Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Quảng
Ngãi, Hải Phòng [1], Phan Rang – Tháp Chàm [5][8],
Quảng Bình (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2012) đã
chỉ ra rằng cần phải tăng cường công tác tập huấn
cho những người tham gia cung ứng thực phẩm và
tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định về ATTP.

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về ATTP đã điều tra kiến thức, thái độ và thực hành
của người nội trợ, người tiêu dùng, người tham gia
sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm… nhưng
chưa có tài liệu nào đề cập đến kiến thức, thái độ
và thực hành ATTP của người cung ứng hải sản nói
chung và ngư dân nói riêng.
Vì vậy, đề tài này được thực hiện nhằm mục
tiêu: đánh giá thực trạng, xác định mối liên quan
giữa kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực
phẩm hải sản của ngư dân ở Khánh Hòa, từ đó đề
xuất giải pháp can thiệp, nâng cao kiến thức, kỹ
năng thực hành của ngư dân nhằm đảm bảo chất
lượng ATTP hải sản trong chuỗi cung ứng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2013
đến tháng 6/2014, với đối tượng là Ngư dân đang
làm việc trên tàu khai thác hải sản có công suất máy
chính trên 90CV tại 5 cảng cá (cảng cá Hòn Rớ,
cảng cá Vĩnh Trường, cảng cá Vĩnh Lương, cảng cá
Đá Bạc và cảng cá Đại Lãnh) ở Khánh Hòa.
Kích cỡ mẫu cần lấy để đánh giá kiến thức, thái
độ và thực hành về ATTP của ngư dân được xác
định theo công thức Cochran [15] do tổng thể không
xác định

Số 3/2015
n = p.q.


1,962
Z2
= 0,25.
= 384 (ngư dân)
2
e
0,052

Trong đó:
- n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu
* Nếu độ tin cậy là 95%, thì giá trị Z là 1,96; p: tỷ
lệ ước lượng 1 phân bố được hiện diện trong quần
thể (Có một quần thể lớn nhưng ta không biết được
sự biến động trong tổng thể này, p được chọn là
0,5); q=1-p.
Việc lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp
lấy mẫu phân tầng. Việc phân tầng đảm bảo mẫu
sẽ được lấy ở tất cả các cảng và ở các nhóm công
suất tàu khác nhau mà không dồn tập trung vào một
vài cảng hoặc một vài nhóm công suất tàu. 1131
chiếc tàu (nguồn: Chi cục KTBVNL thủy sản Khánh
Hòa, 2014) thuộc Khánh hòa được chia thành các
nhóm công suất máy chính khác nhau (90÷250 CV,
250÷400 CV và 400÷4000CV). Số tàu được lấy mẫu
được tính theo công thức [15]:
(ngư dân)

Trong đó:
- N: là số lượng tổng thể (1131 tàu),
- e : độ chính xác mong muốn (±5%)).

Tiến hành lấy ngẫu nhiên 1 đến 2 ngư dân trên
mỗi tàu sao cho đủ 384 ngư dân làm việc trên 294
tàu neo đậu tại 5 cảng cá thuộc tỉnh Khánh Hòa
(Hòn Rớ, Vĩnh Trường, Vĩnh Lương, Đá Bạc và
cảng cá Đại Lãnh) để tiến hành điều tra.
2. Kỹ thuật thu thập thông tin, đánh giá
Ngư dân tham gia phỏng vấn trên tinh thần
tự nguyện hợp tác sau khi đã được giải thích về
ý nghĩa, mục đích của điều tra. Phỏng vấn trực
tiếp ngư dân kết hợp với quan sát, đánh giá thực
tế với phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Phiếu điều
tra được xây dựng và hoàn chỉnh sau các đợt đánh
giá thí điểm. Tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa
trên các quy định về ATTP của Bộ Nông nghiệp phát
triển nông thôn và Bộ Y tế [11], [10]. Phiếu phỏng
vấn gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của ngư dân gồm:
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên nghề
nghiệp và tiếp cận với nguồn thông tin về ATTP.
- Phần II: Câu hỏi kiến thức, thái độ, thực hành
về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm hải
sản: các yêu cầu về vệ sinh chung, sức khỏe và vệ
sinh cá nhân; mối nguy vi sinh vật và mối nguy hóa
chất dùng bảo quản.
+ Kiến thức: 20 câu hỏi, tối đa 20 điểm. Mỗi câu
trả lời: Đúng = 1 điểm; Sai hoặc không biết = 0 điểm.
Câu có dấu* trả lời: đúng hoặc không biết = 0 điểm;
Sai = 1 điểm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151



Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
+ Thái độ: 18 câu hỏi, tối đa 36 điểm. Trả lời:
Rất cần = 2 điểm; cần = 1 điểm; không cần = 0 điểm
+ Thực hành: 18 câu hỏi, tối đa 36 điểm. Trả
lời: Thường xuyên = 2 điểm; thỉnh thoảng = 1 điểm;
chưa từng = 0 điểm. Câu có dấu*: Thường xuyên =
0 điểm; thỉnh thoảng = 1 điểm; chưa từng = 2 điểm.
Kết quả trả lời về kiến thức, thái độ, thực hành ³
50% tổng số điểm tối đa thì được coi là đạt yêu cầu.
3. Xử lý số liệu: Số liệu sau khi khảo sát, phân tích
được nhập và xử lý bởi phần mềm SPSS 16.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ 384 ngư dân được phỏng vấn đều là
nam. Có 94,3% ngư dân được phỏng vấn ở độ tuổi
lao động từ 18÷55 tuổi; 53,6% ngư dân có thâm
niêm đi biển trên 10 năm; đây là độ tuổi lao động
chính trong nghề khai thác hải sản. Có 49,5% ngư
dân được phỏng vấn có trình độ tiểu học, 35,9%

Số 3/2015
có trình độ trung học cơ sở. Trình độ văn hóa thấp
của các ngư dân sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kiến
thức của ngư dân về vấn đề ATTP.
2. Sự tiếp cận với nguồn thông tin về ATTP
81,2% ngư dân được phỏng vấn đã từng nghe
các thông tin về an toàn thực phẩm. Nguồn thông
tin về ATTP mà ngư dân được tiếp cận nhiều là  :

Ti vi (58,7%), Đài (22,1%). Trong khi đó, các nguồn
thông tin: báo, loa truyền thanh, ban quản lý cảng/
chủ tàu, bạn bè, các đoàn kiểm tra, tập huấn… có
tỷ lệ ngư dân tiếp cận rất thấp (dưới 10%). 70,2%
ngư dân được phỏng vấn được tiếp cận thông tin về
ATTP trên 3 lần/năm, trong đó 42,3% ngư dân được
tiếp cận từ 3-5 lần/năm, 27,9% ngư dân được tiếp
cận trên 5 lần/năm; và tỷ lệ được tiếp cận dưới 3
lần/năm chiếm 29,8%.
Kết quả đánh giá việc hiểu các thông tin về
ATTP của ngư dân được trình bày ở biểu đồ hình 1.

Hình 1. Tần suất tiếp cận thông tin và mức độ hiểu các thông tin về ATTP

Kết quả trình bày ở hình 1 cho thấy: Chỉ có
28,5% ngư dân cho rằng có thể hiểu được đầy đủ
các thông tin và chủ yếu là các ngư dân tiếp cận
trên 5 lần/năm (chiếm 21,5%); có đến 45,5% ngư
dân tự nhận là hiểu không đầy đủ (chủ yếu ở ngư
dân tiếp cận 3÷5 lần/năm (26,9%)) và 26% không
hiểu nội dung các thông tin về ATTP. Điều này có
thể do thời điểm phát các bản tin chưa phù hợp với
thời gian đối tượng có thể tiếp cận, hình thức thông
tin chưa hấp dẫn, thu hút người xem hoặc nội dung
thông tin khó hiểu. Thông tin tuyên truyền qua các
phương tiện truyền thông đại chúng chỉ mới đưa tin
một chiều, chưa có phản hồi qua lại với người nghe.
Trong khi đó các cán bộ của Ban quản lý cảng cá,

152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


chủ tàu, các đoàn kiểm tra là những kênh thông tin
quan trọng nhưng cũng chỉ mới tập trung quan tâm
vào hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát mà chưa
chú trọng cách thức, nhiệm vụ truyền thông.
Ngoài ra ngư dân được phỏng vấn cho rằng
nguồn thông tin về ATTP mang lại hiệu quả nhất là ti
vi (47,8%), đài (26,3%). Bên cạnh đó, 16% ngư dân
cho biết nguồn thông tin từ Ban quản lý cảng/ Chủ
tàu và các đoàn kiểm tra sẽ mang lại hiệu quả cho
công tác đảm bảo ATTP hải sản sau khai thác.
3. Kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP hải sản
3.1. Kiến thức về ATTP hải sản của ngư dân
Kết quả đánh giá kiến thức về ATTP hải sản của
ngư dân được trình bày ở bảng 1:


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2015

Bảng 1. Kiến thức về ATTP hải sản của ngư dân
Kiến thức

Điểm kiến thức về ATTP
hải sản

Tỷ lệ đạt yêu cầu
(³ 50% điểm tối đa)


Tối đa

Điểm
trung bình

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Thực phẩm hải sản

1

0,8

289

75,3

Vệ sinh chung

5

2,8

207

53,9


Sức khỏe và vệ sinh cá nhân

4

2,1

253

65,9

Mối nguy vi sinh vật

5

2,0

108

28,1

Mối nguy hóa chất dùng trong bảo quản hải sản

5

1,8

99

25,8


Tổng hợp điểm kiến thức

20

9,5

163

42,4

Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy có 42,4%
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về ATTP
ngư dân có kiến thức ATTP hải sản đạt yêu cầu (có
hải sản của ngư dân còn rất hạn chế. Hầu như
trên 50% số điểm tối đa) với điểm trung bình kiến
những kiến thức về ATTP hải sản mà ngư dân có
thức về ATTP hải sản là 9,5 điểm trên 20 điểm tối
được chủ yếu là các kiến thức chung: Thế nào là
đa. Trong đó tỷ lệ ngư dân đạt yêu cầu kiến thức
thực phẩm hải sản an toàn, khi nào thì sản phẩm hải
về sức khỏe và vệ sinh cá nhân cao nhất (65,9%),
sản sẽ bị ươn hỏng, việc đảm bảo vệ sinh thiết bị/
tiếp đến tỷ lệ ngư dân đạt yêu cầu kiến thức vệ
dụng cụ sau mỗi chuyến đi biển, tác hại của việc lạm
sinh chung (53,9%). Tuy nhiên, có dưới 30% ngư
dụng hóa chất trong bảo quản hải sản,…còn kiến
dân đạt yêu cầu kiến thức về mối nguy vi sinh vật
thức về sức khỏe cá nhân, kiến thức về mối nguy
(28,1%) và mối nguy hóa chất dùng trong bảo quản

VSV lây nhiễm vào hải sản trong quá trình xử lý/
hải sản (25,8%).
bảo quản, kiến thức về các chất không được phép
Có kiến thức tốt về ATTP hải sản sẽ giúp đưa
sử dụng trong bảo quản (urê, Chloramphenicol, hàn
ra quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề theo
the…) thì rất thấp. Kiến thức không đúng sẽ dẫn
hướng hợp lý và hiệu quả nhất. Đặc biệt trong vệc
đến thái độ không đúng và hành vi không đúng [18].
đảm bảo ATTP thì kiến thức đúng giúp nhận thức
3.2. Thái độ của ngư dân đối với ATTP hải sản
đúng về những yếu tố có thể gây mất ATTP từ đó có
Kết quả đánh giá thái độ về ATTP hải sản của
ý thức giữ gìn ATTP tốt hơn.
ngư dân được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Thái độ của ngư dân đối với ATTP hải sản
Điểm thái độ về ATTP hải sản
Thái độ

Tỷ lệ đạt yêu cầu
(³ 50% điểm tối đa)

Tối đa

Điểm
trung bình

Số lượng
(người)


Tỷ lệ
(%)

Vệ sinh chung

10

4,9

206

53,6

Sức khỏe và vệ sinh cá nhân

8

4,1

226

58,9

Mối nguy vi sinh vật

10

4,3

181


47,1

Mối nguy hóa chất dùng trong bảo quản hải sản

8

3,1

143

37,2

36

16,4

156

40,6

Tổng hợp điểm thái độ
Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy điểm trung
bình chung về thái độ ATTP hải sản của ngư dân
được phỏng vấn là 16,4 điểm trên 36 điểm tối đa
với 40,6% ngư dân được phỏng vấn đạt yêu cầu (có
trên 50% số điểm tối đa). Trong đó, cao nhất là tỷ lệ
ngư dân có thái độ đối với sức khỏe và vệ sinh cá
nhân đạt yêu cầu (58,9% ngư dân) với điểm trung
bình là 4,1 điểm trên 8 điểm tối đa; 53,6% ngư dân

có thái độ đạt yêu cầu đối với vấn đề vệ sinh chung;
47,1% ngư dân có thái độ đạt yêu cầu đối với

mối nguy vi sinh vật và chỉ có 37,2% ngư dân có
thái độ đúng trong vấn đề lạm dụng hóa chất để bảo
quản hải sản với điểm trung bình chỉ đạt 3,1 điểm
trên 8 điểm tối đa.
Thái độ làm việc của ngư dân đóng vai trò quan
trọng đối với công tác đảm bảo ATTP hải sản. Vì
vậy nếu thái độ của họ tốt, kết quả công việc sẽ
phát triển theo chiều hướng tích cực và ngược lại.
Đa phần các các ngư dân đều nghĩ rằng tình trạng
sức khỏe chỉ ảnh hưởng đến năng suất lao động;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 153


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản
việc đảm bảo vệ sinh ATTP hải sản trong sau khai
thác và bảo quản là không cần thiết và không cần
thiết phải hạn chế việc sử dụng các hóa chất mà họ
đang dùng để bảo quản hải sản. Vì vậy nguy cơ gây
ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng là rất cao.
Nhận thức của một người có được về vấn đề
nào đó là cả một quá trình tiếp nhận thông tin, quá
trình được cung cấp kiến thức, quá trình đào tạo

Số 3/2015
và xây dựng niềm tin để có thái độ đúng về vấn
đề đó. Quá trình đó diễn ra theo thời gian và có

ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhưng nếu thiếu
kiến thức, thiếu hiểu biết thì không thể có thái độ
đúng đắn [4].
3.3. Kỹ năng thực hành về ATTP hải sản của ngư dân
Kết quả đánh giá thực hành ATTP hải sản của
ngư dân được trình bày ở bảng 3:

Bảng 3. Điểm thực hành về ATTP hải sản của ngư dân
Điểm thực hành
Thực hành

Tỷ lệ đạt yêu cầu
(³ 50% điểm tối đa)

Tối đa

Điểm
trung bình

Số lượng
(người)

Tỷ lệ
(%)

Vệ sinh chung

10

4,3


156

40,6

Sức khỏe và vệ sinh cá nhân

4

1,4

176

45,8

Mối nguy vi sinh vật

14

5,5

133

34,6

Mối nguy hóa chất dùng trong bảo quản hải sản

8

4,3


249

64,8

36

15,5

154

40,1

Tổng hợp điểm thực hành
Kết quả trình bày ở bảng 3 cho thấy điểm trung
bình thực hành về ATTP hải sản của ngư dân là 15,5
điểm trên 36 điểm tối đa với tỷ lệ 40,1% ngư dân
được phỏng vấn đạt yêu cầu về thực hành về ATTP
hải sản (có trên 50% số điểm tối đa). Thực hành kiểm
soát mối nguy hóa học đạt kết quả cao nhất cả về
điểm trung bình (4,3 điểm/8 điểm tối đa) lẫn tỷ lệ đạt
yêu cầu (64,8% ngư dân). Kết quả thấp nhất là thực
hành kiểm soát mối nguy VSV với 5,5 điểm/14 điểm
tối đa và chỉ có 34,6% ngư dân đạt yêu cầu. Dưới
50% ngư dân đạt yêu cầu về thực hiện các yêu cầu
về sức khỏe & vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung, lần
lượt là 45,8% ngư dân và 40,6% ngư dân.

Kỹ năng được hình thành do quá trình lặp đi lặp
lại một hay một nhóm hành động nào đó dựa trên cơ

sở hiểu biết (kiến thức và kinh nghiệm) nhằm tạo ra
kết quả mong đợi. Vì vậy kỹ năng thực hành vệ sinh
của ngư dân rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến
các vấn đề ATTP.
3.4. Điểm kiến thức, thái độ và thực hành của ngư
dân theo độ tuổi và tần suất tiếp cận thông tin về
ATTP hải sản
Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, thực hành
ATTP hải sản của ngư dân ở các nhóm tuổi được
trình bày ở bảng 4.

Bảng 4. Kiến thức, thái độ, thực hành ATTP hải sản của ngư dân ở các nhóm tuổi
Độ tuổi

Điểm kiến thức
(tối đa 20 điểm)

Điểm thái độ
(tối đa 36 điểm)

Điểm thực hành
(tối đa 36 điểm)

Điểm trung
bình

Tỷ lệ ngư dân
đạt yêu cầu

Điểm trung

bình

Tỷ lệ ngư dân
đạt yêu cầu

Điểm trung
bình

Tỷ lệ ngư dân
đạt yêu cầu

Dưới 18 (n=5)

7,0

20%

11,6

-

14,4

20%

18 ÷ 30 (n=88)

9,0

31,8%


15,0

28,4%

14,3

25%

31 ÷ 40 (n=144)

9,1

41,7%

16,6

44,4%

15,7

40,3%

41 ÷ 55 (n=130)

10,5

54,6%

17,7


48,5%

17,1

53,1%

Trên 55 (17)

8,1

17,6%

14,2

23,5%

14,7

29,4%

Kết quả trình bày ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ
đạt yêu cầu kiến thức, thái độ và thực hành
ATTP của ngư dân ở các nhóm tuổi khác nhau
có xu hướng tăng theo độ tuổi. Tuy nhiên ở
nhóm tuổi trên 55, tỷ lệ ngư dân đạt yêu cầu

154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

về điểm kiến thức, thái độ, thực hành lại có xu

hướng giảm.
Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, thực hành
ATTP hải sản của ngư dân theo tần suất tiếp cận
thông tin về ATTP được trình bày ở bảng 5.


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2015

Bảng 5. Kiến thức, thái độ, thực hành và mức độ hiểu thông tin ATTP
của ngư dân theo tần suất tiếp cận

Đài (n=69)

Tivi (n=183)

Tần suất tiếp cận thông tin về ATTP
1÷2 lần/năm

3÷5 lần/năm

Trên 5 lần/năm

Tỷ lệ ngư dân đạt yêu cầu về:
- Kiến thức
- Thái độ
- Thực hành

35,5%

28,0%
32,3%

41,7%
43,2%
47,0%

71,3%
66,7%
58,6%

Mức độ hiểu thông tin ATTP
- Hiểu đầy đủ các thông tin
- Hiểu không đầy đủ
- Không hiểu

7,1%
40,5%
52,4%

16,0%
49,3%
34,7%

80,3%
19,7%
-

Tỷ lệ ngư dân đạt yêu cầu về:
- Kiến thức

- Thái độ
- Thực hành

45,3%
40,5%
47,6%

52,4%
50,7%
48,0%

69,7%
68,2%
60,6%

Mức độ hiểu thông tin ATTP
- Hiểu đầy đủ các thông tin
- Hiểu không đầy đủ
- Không hiểu

55,0%
45,0%

2,7%
89,2%
8,1%

66,7%
33,3%
-


Tỷ lệ ngư dân đạt yêu cầu về:
- Kiến thức
- Thái độ
- Thực hành

5,0%
10,0%
10,0%

27,0%
32,4%
37,8%

75,0%
50,0%
41,7%

Kết quả trình bày ở bảng 5 cho thấy mức độ
hiểu thông tin về ATTP và tỷ lệ ngư dân đạt yêu cầu
về kiến thức, thái độ và thực hành về ATTP hải sản
ở nhóm tiếp cận với thông tin trên 5 lần/năm cao
hơn so với nhóm tiếp cận thông tin dưới 5 lần/năm.
Điều đó chứng tỏ việc tăng cường truyền thông,
giáo dục có thể góp phần nâng cao kiến thức và cải

Hình 2. Mối tương quan giữa điểm số về kiến thức với
điểm số về thái độ ATTP

Kết quả đánh giá mối tương quan giữa kiến

thức, thái độ và thực hành ATTP hải sản của
ngư dân được trình bày ở hình 2 và hình 3 cho
thấy kiến thức liên quan đến thái độ và kiến thức

thiện thái độ, thực hành về ATTP hải sản cho ngư
dân là rất cần thiết [2].
3.5. Mối tương quan giữa điểm số kiến thức, thái
độ và thực hành về an toàn thực phẩm hải sản của
ngư dân
Kết quả đánh giá mối tương quan giữa điểm số
kiến thức, thái độ, thực hành ATTP hải sản của ngư
dân được trình bày ở hình 2 và hình 3.

Hình 3. Mối tương quan giữa điểm số về kiến thức với
điểm số về thực hành ATTP

liên quan đến kỹ năng thực hành. Những người
có điểm số về kiến thức cao sẽ có điểm số về thái
độ và thực hành cao (p<0,05). Điểm số về thái độ
liên quan với điểm số về kiến thức chặt chẽ hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 155


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2015

so với điểm số về thực hành, với hệ số tương
quan lần lượt là 0,75 và 0,73; theo bảng 6, tỷ lệ

đạt yêu cầu về thái độ và thực hành cũng cao hơn
trong số những người đạt yêu cầu về kiến thức

(p<0,001). Điều này một lần nữa khẳng định tầm
quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho ngư
dân để họ nâng cao nhận thức và có kỹ năng thực
hành đúng [3].

Bảng 6. Liên quan giữa tỷ lệ đạt yêu cầu về kiến thức, thái độ, thực hành của ngư dân
Đạt yêu cầu về kiến thức

Đạt yêu cầu về thái độ
Số người

Tỷ lệ %

Đạt yêu cầu (n=166)

122

73,5

Không đạt yêu cầu (n=218)

34

15,6

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy 384 ngư dân
đều là nam, chủ yếu ở độ tuổi lao động từ 18÷55
tuổi (94,3%); có thâm niên đi biển trên 10 năm
(53,6%); Trình độ văn hóa thấp: tiểu học (49,5%),
THCS (35,9%). 81,2% đối tượng tham gia nghiên
cứu được tiếp cận các thông tin về ATTP với tần
suất nghe được thông tin về ATTP trên 3 lần/năm
(70,2%). Nguồn thông tin về ATTP được ngư dân
tiếp cận nhiều và được đánh giá mang lại hiệu
quả cho công tác đảm bảo ATTP hải sản sau khai
thác, chủ yếu là Tivi (58,7% và 47,8%), đài (22,1%
và 26,3%); nhưng mức độ hiểu được các thông tin
chưa nhiều, chưa đầy đủ, chỉ có 28,5% ngư dân có
thể hiểu được đầy đủ các thông tin được tiếp cận.
- Kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP hải sản
của ngư dân còn rất thấp, chỉ có 42,4% ngư dân
được phỏng vấn đạt yêu cầu về kiến thức với điểm
trung bình là 9,5 điểm trên 20 điểm tối đa; 40,6%
ngư dân đạt yêu cầu về thái độ (trung bình 16,4/36
điểm) và 40,4% ngư dân đạt yêu cầu về thực hành
(trung bình 16,4/36 điểm). Họ rất thiếu kiến thức về

Đạt yêu cầu về thực hành
p

p<0,001

Số người

Tỷ lệ %


127

76,5

27

12,4

p

p<0,001

yêu cầu đảm bảo ATTP hải sản, về sức khỏe và vệ
sinh cá nhân, về mối nguy VSV và mối nguy hóa
học. Tỷ lệ đạt yêu cầu kiến thức, thái độ và thực
hành ATTP của ngư dân ở các nhóm tuổi khác nhau
có xu hướng tăng theo độ tuổi và cao hơn ở nhóm
tiếp cận với thông tin trên 5 lần/năm.
2. Kiến nghị
- Xây dựng phương án các hình thức truyền
thông phù hợp với đặc điểm của ngư dân thường
xuyên bám biển và có những cải tiến trong nội dung
thông điệp về ATTP để các đối tượng có thể tiếp cận
thông tin, thu nhận thông tin và áp dụng dễ dàng
hơn.
- Tăng cường tập huấn, tư vấn về các vấn đề
liên quan đến ATTP với chú trọng là kiến thức kiểm
soát mối nguy vi sinh vật và sử dụng hóa chất trong
bảo quản hải sản cho ngư dân để họ nhận thức

đúng và thực hành đúng trong việc đảm bảo ATTP
hải sản sau khai thác.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra qua đó
góp phần tuyên truyền vận động ngư dân thay đổi
hành vi trong việc thực hiện các yêu cầu về đảm bảo
ATTP hải sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1.

Lê Văn Bào, Phạm Văn Thao (2010), Thực trạng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người sản xuất, chế biến thực
phẩm tại Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi và Vĩnh Long, năm 2009, Tạp chí Y học Việt Nam, Tháng 6 – số 01/2010,
43- 46

2.

Hà Thị Anh Đào (2001), Nghiên cứu cải thiện tình trạng vệ sinh thực phẩm thông qua giáo dục kiến thức cho người làm dịch
vụ thức ăn đường phố, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, 87- 92

3.

Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2012), Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực
phẩm của người chế biến – kinh doanh thực phẩm tại Quảng Bình năm 2009, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, Tập 8 số
01/2012, 26-32

4.


Phan Thị Kim, Bùi Minh Đức (1997), Thực trạng an toàn thực phẩm và kiến nghị, Tình hình dinh dưỡng và chiến lược hành
động ở Việt Nam, Công trình Hội nghị khoa học tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia 10/1996, NXB Y học, Hà Nội, 43- 47

156 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2015

5.

Mai Thị Phương Ngọc và cộng sự (2011), Kiến thức – thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức
ăn đường phố tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận, năm 2011, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
Tập 16 số 03/2012, 45.

6.

Nguyễn Thanh Phong và cộng sự (2006), Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về an toàn thực phẩm của bốn nhóm đối
tượng tại một số đô thị phía Bắc, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5- 2009, NXB Hà Nội, 380 - 393.

7.

Nguyễn Văn Thể và cộng sự (2008), Đánh giá kiến thức thực hành của người quản lý, người sản xuất kinh doanh và người tiêu
dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang năm 2008, Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm lần thứ 5-2009,
Nhà xuất bản Hà Nội, 340 - 346.

8.


Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự (2009), Kiến thức – thái độ - thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm thực phẩm của người kinh
doanh thức ăn đường phố tại Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm năm 2009, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14
số 02, 386-292.

9.

Lê Minh Uy (2009), Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh an toàn của người sản xuất thực phẩm tại An Giang”, Hội nghị Khoa
học Kỹ thuật Y tế công cộng năm 2009-2010, NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh.

10. Quyết định số 43/2005/QĐ-BYT Quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất
kinh doanh thực phẩm, Bộ Y tế ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2005.
11. Thông tư số 14/2011/T-BNNPTNT Quy định việc kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực
phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2011.
12. Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2010), Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 có tính đến
2020, Khánh Hòa .
13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2009), Báo cáo kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.


Tiếng Anh

14. Ansari-Lari, M., Soodbakhsh, S., & Lakzadeh, L. (2010), Knowledge, attitudes and practices of workers on food hygienic
practices in meat processing plants in Fars, Iran, Food Control, Volume 21, pp. 260-263.
15. Cochran W G (1963), Sampling Techniques, 2nd Ed., New York: John Wiley and Sons, Inc.
16. Murat Bas, Azmi S. E (2006), The evaluation of food hygiene knowledge, attitudes, and practices of food handler in food
businesses in Turkey, Food Control, Volume 17, Issue 4, pp. 317-322.
17. Noor-Azira Abdul-Mutalib (2012), Knowledge, attitude and practices regarding food hygiene and sanitation of food handlers
in Kuala Pilah, Malaysia, Food Control, Volume 27, pp. 289-293.
18. Strecher VJ, Rosenstock IM (1996), The Health Belief Model in Karen Glanz, Health behavior and Health education,

Jossey-Bass Publishers, San Francisco, California., 2 nd edi, pp. 41-55.
19. Walker, E., and Jones, N. (2004), The good, the bad and ugly of butchers’ shops licensing in England - one local authority’s
experience, Bristish Food Journal, 104(1), pp. 20-30.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 157



×