ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN XUÂN TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÚC VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOA CÚC CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI THÀNH PHỐ LAI CHÂU - TỈNH LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN XUÂN TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÚC VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOA CÚC CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI THÀNH PHỐ LAI CHÂU - TỈNH LAI CHÂU
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÚY HÀ
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi.Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong bản luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Lai Châu,tháng10 năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Xuân Trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của nhà trường, hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp chất lượng cao và của các thầy
cô giáo, các đồng chí, đồng nghiệp.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Thuý Hà, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.
Cũng nhân dịp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Hợp tác xã sản xuất
Nông nghiệp chất lượng cao đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành các thí nghiệm.
Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo - Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên và các đồng chí, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận
văn này.
Lai Châu,tháng10 năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Xuân Trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu đề tài ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài .................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giống ............................................................ 4
1.1.2. Cơ sở xác định thời vụ trồng .......................................................................... 5
1.1.3. Cơ sở xác định ánh sáng ................................................................................ 5
1.1.4. Cơ sở xác định phân bón qua lá ..................................................................... 6
1.2. Tình hình sản xuất, phát triển hoa cây cảnh trên thế giới và Việt Nam .................. 6
1.2.1. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cây cảnh trên thế giới ............................ 6
1.2.2. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cây cảnh ở Việt Nam ............................. 8
1.3. Kết quả nghiên cứu về hoa cúc trên thế giới và Việt Nam ............................... 10
1.3.1. Một số giống hoa cúc được trồng phổ biến ở Việt Nam ............................... 10
1.3.2. Nghiên cứu về nhân giống ........................................................................... 13
1.3.3. Nghiên cứu về thời vụ .................................................................................. 14
1.3.4. Nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá................................................................. 15
1.3.5. Nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng ................................................... 18
1.3.6. Nghiên cứu về ánh sáng ............................................................................... 19
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 22
2.2.1. Nội dung ...................................................................................................... 22
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................... 24
2.2.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ................................................................... 27
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 29
3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của
một số giống hoa cúc .................................................................................. 29
3.1.1. Khả năng sống sau trồng của các giống hoa cúc ........................................... 29
3.1.2. Đặc điểm thực vật học các giống cúc thí nghiệm.......................................... 29
3.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống cúc thí nghiệm ............. 31
3.1.4. Khả năng sinh trưởng các giống cúc thí nghiệm ........................................... 33
3.1.5. Năng suất, chất lượng hoa các giống cúc thí nghiệm .................................... 40
3.1.6. Ảnh hưởng của giống đến tình hình sâu hại hoa cúc .................................... 41
3.1.7. Ảnh hưởng của giống đến tình hình bệnh hại hoa cúc .................................. 43
3.1.8. Hiệu quả kinh tế các giống cúc thí nghiệm ................................................... 44
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển
của giống cúc Vàng Đài Loan ..................................................................... 45
3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, nở hoa giống cúc Vàng Đài Loan............. 45
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ nở hoa, chất lượng hoa giống cúc
vàng Đài Loan ............................................................................................ 46
3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình sâu hại giống cúc Vàng Đài Loan ............. 48
3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình bệnh hại giống cúc Vàng Đài Loan .... 49
3.2.5. Hiệu quả kinh tế giống cúc Vàng Đài Loan trồng ở các thời vụ ................... 49
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số giờ chiếu sáng quang gián đoạn
(CSQGĐ) đến sinh trưởng và phát triển giống cúc Vàng Đài Loan ............. 50
3.3.1. Tỷ lệ sống của giống cúc Vàng Đài Loan tại các công thức thí nghiệm ........ 50
3.3.2. Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến động thái tăng trưởng chiều cao
giống cúc vàng Đài Loan ............................................................................ 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v
3.3.3. Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến động thái ra lá giống cúc Vàng Đài Loan ....... 53
3.3.4. Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển
giống cúc vàng Đài Loan ............................................................................ 56
3.3.5. Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến năng suất, chất lượng hoa giống cúc
Vàng Đài Loan............................................................................................ 57
3.3.6. Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến tình hình sâu hại giống cúc Vàng
Đài Loan .................................................................................................... 58
3.3.7. Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến tình hình bệnh hại giống cúc Vàng
Đài Loan .................................................................................................... 60
3.3.8. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng CSQGĐ lên giống cúc Vàng Đài Loan ... 60
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng,
phát triển giống cúc Vàng Đài Loan ............................................................ 61
3.4.1. Tỷ lệ sống giống cúc Vàng Đài Loan trong thí nghiệm ................................ 61
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
giống cúc Vàng Đài Loan ........................................................................... 62
3.4.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá giống cúc Vàng
Đài Loan ..................................................................................................... 64
3.4.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển giống cúc Vàng Đài Loan ................................................................... 67
3.4.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng hoa giống
cúc Vàng Đài Loan ..................................................................................... 68
3.4.6. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tình hình sâu hại giống cúc Vàng
Đài Loan ..................................................................................................... 70
3.4.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tình hình bệnh hại giống cúc
Vàng Đài Loan............................................................................................ 71
3.4.8. Hiệu quả kinh tế của phân bón lá trên giống cúc Vàng Đài Loan ................. 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 74
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 78
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV:
Bảo vệ thực vật
CSQGĐ:
Chiếu sáng quang gián đoạn
CT:
Công thức
CV:
Coefficient of Vairation - Mức độ biến động số liệu
Đ/C:
Đối chứng
ĐKG:
Đường kính gốc
ĐKH:
Đường kính hoa
ĐKN:
Đường kính ngọn
ĐVT:
Đơn vị tính
LSD:
Least Significant Diference - Giá trị sai khác nhỏ nhất
P:
Hệ số Prob
RCBD:
Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
TCN:
Tiêu chuẩn ngành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1:
Khả năng sống sau trồng của các giống thí nghiệm ............................. 29
Bảng 3.2:
Một số đặc trưng hình thái thân lá các giống cúc thí nghiệm ............... 30
Bảng 3.3:
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống cúc thí nghiệm ........ 32
Bảng 3.4:
Ảnh hưởng của giống đến động thái tăng trưởng chiều cao ................. 34
Bảng 3.5:
Ảnh hưởng của giống đến động thái ra lá của các giống ..................... 36
Bảng 3.6:
Ảnh hưởng của giống đến một số đặc điểm hình thái cây ................... 39
Bảng 3.7:
Năng suất, chất lượng hoa các giống cúc thí nghiệm........................... 40
Bảng 3.8:
Ảnh hưởng của giống đến tình hình sâu hại hoa cúc ........................... 42
Bảng 3.9:
Ảnh hưởng của giống đến tình hình bệnh hại hoa cúc ......................... 43
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế các giống cúc thí nghiệm ......................................... 44
Bảng 3.11: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và nở hoa giống cúc Vàng Đài Loan ......... 45
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ nở hoa, chất lượng hoa
giống cúc vàng Đài Loan .................................................................... 47
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình sâu hại giống cúc Vàng Đài Loan......... 48
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình bệnh hại giống cúc Vàng
Đài Loan ............................................................................................ 49
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế giống cúc Vàng Đài loan trồng ở các thời vụ ........... 49
Bảng 3.16: Tỷ lệ sống giống cúc Vàng Đài Loan tại các công thức ...................... 50
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến động thái tăng trưởng chiều
cao giống cúc Vàng Đài Loan ............................................................. 51
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến động thái ra lá giống cúc Vàng
Đài Loan ............................................................................................ 54
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển giống cúc Vàng Đài Loan ................................................... 56
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến năng suất, chất lượng hoa
giống cúc vàng Đài Loan .................................................................... 57
Bảng 3.21:
Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến sâu hại giống cúc Vàng Đài Loan ................ 59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
viii
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của số giờ CSQGĐ đến bệnh hại giống cúc Vàng
Đài Loan ............................................................................................ 60
Bảng 3.23: Hiệu quả kinh tế của CSQGĐ lên giống cúc Vàng Đài Loan ............... 61
Bảng 3.24: Tỷ lệ sống giống cúc Vàng Đài Loan trong thí nghiệm ....................... 61
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây giống cúc vàng Đài Loan .............................................. 62
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá giống
cúc vàng Đài Loan .............................................................................. 65
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của các phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển giống cúc Vàng Đài Loan ................................................... 67
Bảng 3.28: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng
hoa giống cúc Vàng Đài Loan ............................................................ 69
Bảng 3.29: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tình hình sâu hại giống
cúc Vàng Đài Loan ............................................................................. 71
Bảng 3.30: Hiệu quả kinh tế của phân bón lá trên giống cúc vàng Đài Loan ......... 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Ảnh hưởng của giống đến động thái tăng trưởng chiều cao ................... 34
Hình 3.2: Ảnh hưởng của giống đến động thái ra lá .............................................. 37
Hình 3.3: Ảnh hưởng của số giờ chiếu sáng quang gián đoạn đến động thái
tăng trưởng chiều cao cây giống cúc Vàng Đài Loan ............................ 52
Hình 3.4: Ảnh hưởng của CSQGĐ đến động thái ra lá giống cúc Vàng Đài Loan....... 54
Hình 3.5: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây giống cúc vàng Đài Loan ................................................ 63
Hình 3.6: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá giống cúc
Vàng Đài Loan ..................................................................................... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoa là cây trồng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời
sống của con người. Khi chất lượng cuộc sống được nâng lên thì nhu cầu sử dụng
hoa cũng tăng theo. Hoa đang được lựa chọn để biểu trưng của động lực và cảm xúc
(Cao Thị Thanh, 2007) [18], các sản phẩm từ hoa là món ăn tinh thần quan trọng
trong đời sống con người, nó còn là sản phẩm đặc biệt không thể thiếu trong các dịp
tết, lễ hội, hội nghị,… Như vậy, hoa không chỉ đem lại giá trị tinh thần cho người sử
dụng thưởng thức mà còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất.
Hoa cúc là cây trồng được du nhập vào nước ta từ khoảng thế kỷ XV, người
Việt Nam coi hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao, là một trong những loài hoa
mộc được xếp vào hàng tứ quý “tùng, trúc, cúc, mai”. Hoa cúc còn được liệt kê vào
loại hoa cao quý, tượng trưng cho người quân tử, tượng trưng cho 4 mùa tứ quý:
“Đua chen Thu Cúc, Xuân Đào
Lựu phun lửa Hạ, Mai chào gió Đông”
Lai Châu là tỉnh địa đầu biên giới phía Bắc, có điều kiện tự nhiên về đất đai,
khí hậu,… cơ bản thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc. Hiện
nay, đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn, vì vậy
cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, nhu cầu hoa ở đây trong những năm tới cũng
ngày một tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi, là tiền đề để phát triển, mở rộng sản
xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn. Hiện tại, khu vực xung quanh thành phố Lai Châu
đã hình thành nhiều mô hình trang trại sản xuất hoa, cây cảnh; từng bước đã hình
thành một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh mang tính chuyên canh tập trung. Tuy
nhiên sản xuất hoa còn gặp nhiều khó khăn như đất đai phân tán nhỏ lẻ, nguồn lao
động dồi dào, nhưng số lao động có hiểu biết về hoa, cây cảnh còn ít, cơ sở hạ tầng
yếu kém, ngoài những khó khăn trên thì vấn đề về kỹ thuật trong sản xuất hoa, cây
cảnh cũng là một trong những khó khăn không nhỏ. Người dân còn sản xuất theo
phương pháp truyền thống, dựa vào kinh nghiệm là chính, ít áp dụng các biện pháp
kỹ thuật như: Sử dụng bón phân qua lá, chất kích thích sinh trưởng,… nên năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
suất, chất lượng hoa vẫn còn thấp, mẫu mã chưa được đẹp và hấp dẫn, chủng loại và
hình dáng hoa chưa phong phú nên chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và
ngoài nước.
Từ khi chia tách, tái thành lập tỉnh mới năm 2004 đến nay, tỉnh đã triển khai
trồng thử nghiệm một số loài hoa, kết quả cho thấy rằng, các giống hoa cơ bản
phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, đặc biệt là hoa cúc bông to, màu
sắc đẹp, hoa tươi lâu và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Do đó tỉnh có kế hoạch
mở rộng diện tích trồng hoa cúc ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp.
Tuy nhiên, hoa cúc là giống cây trồng mới trồng ở địa phương, các biện pháp
kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp với điều kiện tự nhiên tại đây chưa được
nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ. Chính vì vậy, chúng tôi triển khai đề tài:
“Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp
kỹ thuật sản xuất hoa cúc có triển vọng tại thành phố Lai Châu - tỉnh Lai Châu”.
2. Mục đích, yêu cầu đề tài
2.1. Mục đích
- Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa cúc để tìm ra
giống cúc có năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng và thích nghi với điều kiện sinh thái tại thành phố Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất, chất
lượng hoa và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất hoa cúc tại thành phố Lai Châu - tỉnh
Lai Châu.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu các giống cúc có năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thích nghi với điều kiện sinh thái tại thành phố
Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
- Nghiên cứu thời vụ trồng thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của giống
hoa cúc có triển vọng tại thành phố Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng quang gián đoạn thích hợp
cho sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc có triển vọng tại thành phố Lai
Châu - tỉnh Lai Châu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
- Nghiên cứu nồng độ phân bón lá thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của
giống hoa cúc có triển vọng tại thành phố Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp dữ liệu khoa học có giá trị về đặc
điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng các giống hoa cúc thí
nghiệm, từ đó tìm ra được giống hoa thích hợp trồng tại thành phố Lai Châu - tỉnh
Lai Châu.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng của
các biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa cúc.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu hoa
nói chung và hoa cúc nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Bổ sung một số giống hoa mới vào cơ cấu chủng loại hoa phục vụ sản xuất
hoa tại thành phố Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy
trình trồng, chăm sóc cho giống hoa cúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giống
Hiện nay, cây hoa cúc được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Italy, Hà
Lan, Nhật Bản, Đức, Pháp, Việt Nam,… Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật
Bản và một số nước châu Âu (Nguyễn Xuân Linh, 2000) [11].
Theo Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga (2007) [27] hoa cúc được trồng ở
Trung Quốc cách đây 3000 năm, có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại
cúc (Dendranthema), trải qua quá trình trồng trọt, lai tạo và chọn lọc từ những biến
dị để trở thành những giống cúc ngày nay.
Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 15, đến đầu thế kỷ 19 đã hình
thành một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Hiện nay cúc được trồng
phổ biến ở khắp nước ta, nó có mặt ở mọi nơi, từ vùng núi cao cho đến đồng bằng,
từ nông thôn cho đến thành thị.
Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978) [3] cây hoa cúc có tên khoa học
là Chrysanthemum sp, trong phân loại thực vật cây hoa cúc được xếp vào lớp hai lá
mầm (Dicotyledonec), phân lớp cúc (asterydae), bộ cúc (asterales), họ cúc
(asteraceae), phân họ giống hoa cúc (asteroideae), chi Chrysanthemum.
Ở Việt Nam hiện nay chi Chrysanthemum có 75 giống với 200 loài, còn trên
thế giới chi Chrysanthemum có 1.000 giống với 20.000 loài. Trong số này có 4 loài
thường được sử dụng làm cảnh và chơi hoa nhiều nhất là C. morifolium, C.
maximum, C. coronarium, C.indicum.
Từ những nghiên cứu về nguồn gốc, đặc điểm của hoa cúc, hiện nay có rất
nhiều giống hoa cúc được nghiên cứu, chọn lọc và đưa vào sản xuất. Việc nghiên
cứu, chọn tạo và khảo nghiệm các giống hoa cúc không chỉ đáp ứng yêu cầu tìm ra
giống cúc phù hợp với từng vùng khí hậu, tạo ra các sản phẩm đặc trưng về các loại
hoa cúc, mà nó còn khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng thế mạnh của từng vùng,
giúp cho việc khu vực hóa thành các vùng sản xuất tập trung, từ đó sản xuất đáp
ứng các nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
1.1.2. Cơ sở xác định thời vụ trồng
Hoa cúc là cây trồng ngày ngắn, sự sinh trưởng và phát triển của cây chịu tác
động rất lớn dưới tác dụng đồng thời của ánh sáng (quang chu kỳ) và nhiệt độ. Cây
hoa cúc dưới tác động của ánh sáng ngày dài sẽ không thể ra hoa được, hoặc những
nụ mới được phân hoá thành cũng dừng lại tạo thành hình đầu lá liễu. Chỉ trong
điều kiện tác động của ánh sáng ngày ngắn thì cây hoa cúc mới có thể phân hoá
mầm hoa, sau đó tạo thành hoa. Các giống cúc khác nhau lúc phân hóa mầm hoa
cũng yêu cầu độ dài chiếu sáng khác nhau, do vậy trong sản xuất cần hiểu rõ các
phản ứng của các giống cúc với độ dài chiếu sáng trong ngày để xác định thời vụ
trồng cho phù hợp, cũng như có các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp như: chiếu
sáng bổ sung hay che bớt ánh sáng, ngắt ngọn,… để trồng sớm hoặc muộn hơn thời
vụ chính đại trà, hay để điều khiển cho hoa ra và đúng các dịp lễ tết, hội hè.
1.1.3. Cơ sở xác định ánh sáng
Nếu trồng vào vụ Thu - Đông cần phải tính đến việc chiếu sáng bổ sung, tăng
thêm độ dài chiếu sáng trong ngày để đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, sinh dưỡng và
phát triển của cây. Theo báo cáo khoa học của Viện Nghiên cứu Rau quả, ở các tỉnh
miền Bắc nếu trồng cúc vào vụ Đông cần phải chiếu sáng bổ sung mới thỏa mãn
được nhu cầu sinh trưởng sinh dưỡng của cây.
Đa số các giống cúc đều phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, chịu sự tác động
của quang chu kỳ ngày ngắn, trong việc phân hóa mầm hoa, tức là chúng chỉ phân
hóa mầm hoa ở một điều kiện thời gian chiếu sáng ngắn nhất định trong ngày. Nắm
được đặc tính này Nguyễn Quang Thạch và Đặng Văn Đông đã đề ra phương pháp
điều chỉnh sự ra hoa của hoa cúc vào thời điểm thích hợp bằng cách che bớt ánh
sáng hoặc kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày hoặc sử dụng quang gián đoạn
(chiếu ánh sáng nhân tạo trong thời gian ngắn vào lúc nửa đêm).
Mục đích của chiếu sáng quang gián đoạn là giảm thời gian tối của mỗi ngày
chứ không phải kéo dài thời gian chiếu sáng liên tục. Vì vậy, nếu chiếu sáng thực
hiện vào lúc nửa đêm để chia cắt thời gian chiếu sáng tối liên tục thành 2 giai đoạn
tối, đồng thời cũng để tăng số giờ chiếu sáng thì hiệu quả cao hơn nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
1.1.4. Cơ sở xác định phân bón qua lá
Cây trồng thường hấp thụ phân bón nhờ lông hút của bộ rễ và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như đất đai, nước, giống, thời tiết, côn trùng, vi sinh vật,... Song từ lâu
các nhà khoa học đã chứng minh được rằng ngoài hút chất dinh dưỡng từ đất cây
trồng còn hút các chất dinh dưỡng ở dạng khí như CO2, O2, SO2,… từ bầu khí
quyển qua lỗ khí khổng (Nguyễn Hạc Thúy, 2001) [23]. Bằng phương pháp đồng vị
phóng xạ các nhà khoa học đã phát hiện ra, ngoài bộ phận lá các bộ phận khác như
thân, cành, hoa, quả đều có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Với việc thực hiện nhiều thực nghiệm khác nhau các nhà khoa học đã phát
hiện việc phun các chất dinh dưỡng dạng hòa tan vào trong lá, chúng thâm nhập vào
cơ thể cây xanh qua lỗ khí khổng cả ngày lẫn đêm.
Cơ chế đóng mở khí khổng không chỉ có liên quan chặt chẽ đến kích thước
dài rộng của lỗ, liên quan đến ánh sáng, ẩm độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm đất, các
chất dinh dưỡng và sức sống của cây, mà còn liên quan chặt chẽ giữa axit abxixic,
pH dịch bào và ion kali. Lỗ khí khổng có kích thước dài 7 - 40 µm, rộng 2 - 12 µmn
với số lượng khá lớn, nếu bón phân qua lá vào thời điểm khí khổng mở rộng hoàn
toàn thì đạt hiệu quả cao.
Nắm được các đặc điểm này, hiện nay đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về các loại chất dinh dưỡng qua lá phục vụ sản xuất. Những công trình
nghiên cứu này đã góp phần tăng tối đa lợi nhuận cho người sản xuất thông qua việc
sử dụng phân bón qua lá hiệu quả, giảm thất thoát phân bón trong sản xuất, giúp cây
cây khoẻ hơn, chịu được sâu bệnh, không làm tác động xấu đến đất như rửa trôi,
làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hoá học vào đất.
1.2. Tình hình sản xuất, phát triển hoa cây cảnh trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cây cảnh trên thế giới
Sản xuất hoa, cây cảnh là ngành sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao
cho nền kinh tế các nước trồng hoa, cây cảnh trên thế giới. Do vậy, diện tích trồng
hoa ngày càng được mở rộng và tăng lên ở nhiều nước trên thế giới như: Trung
Quốc, Đức, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Pháp, Anh, Úc,
Kenya, Colombia, …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
Theo thống kê của Hiệp hội Hoa Trung Quốc, nước này đã sản xuất gần 9 tỉ
cành hoa tươi mỗi năm. Với diện tích trồng hoa đạt 636.000 ha, chiếm 1/3 diện tích
trồng hoa trên toàn thế giới, đã đưa Trung Quốc trở thành nước sản xuất hoa lớn
nhất thế giới trong khi cách đây 20 năm, công nghiệp sản xuất hoa tươi gần như
không tồn tại ở nước này.
Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở
thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh
tế các nước trồng hoa, trong đó có các nước châu Á. Diện tích trồng hoa trên thế
giới ngày càng được mở rộng và không ngừng tăng lên. Ba nước sản xuất hoa lớn
nhất chiếm 50% sản lượng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.
Hà Lan là cường quốc của các loài hoa trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu
hoa hàng năm luôn đứng ở mức cao so với các nước trong khu vực Liên minh châu
Âu (EU), không chỉ trồng hoa tươi xuất khẩu, mà còn nhập khẩu một lượng lớn hoa
tươi từ các nước khác để xuất khẩu. Sản phẩm hoa nhập từ các nước đang phát triển
vào EU thông qua Hà Lan không phải chịu thuế nhập khẩu nên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thâm nhập thị trường
châu Âu.
Ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ ngành sản xuất hoa cây cảnh ngày
càng được phát triển mạnh. Ở châu Phi, Kenya là nước trồng nhiều hoa nhất với diện
tích 2.180 ha. Nam Phi và Zimbabwe có diện tích trồng hoa khoảng 1.100 ha. Hướng
sản xuất hoa, cây cảnh hiện nay của các nước trồng hoa trên thế giới là tăng năng
suất, giảm chi phí, hạ giá thành, nhưng vẫn đảm bảo hoa đẹp, tươi, chất lượng cao và
luôn thay đổi mẫu mã để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Theo số liệu thống kê của tổ chức thương mại thế giới (WTO), sản lượng hoa
xuất khẩu chiếm khoảng 13,362 tỷ USD vào năm 2006, trong số đó hoa cắt cành là
6,12 tỷ USD, hoa trồng chậu là 5,79 tỷ USD, sử dụng lá để trang trí là 893 triệu USD
và các loại hoa khác là 559 triệu USD. Nhìn chung hoa cắt hay hoa trồng chậu trên
thế giới được tiêu thụ với một số lượng rất lớn, ngày càng yêu cầu cao về chất lượng
để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như sử dụng cho tiêu dùng, trang trí,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
Theo số liệu tổng hợp của Jan Plasmeijer và Chumi Yanai (2012) [33] giá trị
xuất khẩu hoa, cây cảnh năm 2011 của các nước trên thế giới đạt 10,486 tỷ euro,
trong đó hoa và cây cảnh 5,243 tỷ euro, hoa cắt cành đạt 3,204 tỷ euro và hoa trồng
chậu là 2,039 tỷ euro. Các nước có giá trị xuất khẩu lớn như Đức, Hà Lan, Anh,
Pháp, Italy, Bỉ, Nga,…
1.2.2. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cây cảnh ở Việt Nam
Nghề sản xuất hoa và cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời, nhưng chỉ được
công nhận là một ngành kinh tế có giá trị hàng hoá từ những năm 80 của thế kỷ
trước. Cũng giống như trên thế giới, ngành kinh tế này có tốc độ phát triển khá
nhanh ở nhiều địa phương.
Hiện nay, nhiều chủng loại hoa cúc đã được trồng phổ biến ở khắp nước ta.
Một số vùng sản xuất chính là Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa - Lào Cai, Mộc Châu Sơn La, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng, trong đó Đà Lạt là nơi lý
tưởng cho việc sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loại hoa cúc. Đà Lạt có đất
đai phù hợp, khí hậu thuận lợi, người dân có truyền thống trồng hoa, nên một số
công ty nước ngoài đã lập doanh nghiệp hoặc liên doanh để sản xuất hoa, riêng tỉnh
Lâm Đồng đã có 4 công ty như Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc; Đài Loan ở Di
Linh; Chánh Đài Lâm ở Đức Trọng và Hasfarm ở Đà Lạt với 100% vốn nước ngoài
chuyên trồng hoa cắt, đặc biệt là hoa cúc chùm trong nhà kính, nhà che,… đây là
nơi cung cấp 60% sản lượng hoa cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc
chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng, …
Theo số liệu thống kê và điều tra tổng hợp của Viện Nghiên cứu Rau quả
Trung ương năm 2014 [1], diện tích trồng hoa cây cảnh tăng với tốc độ nhanh, từ
diện tích chỉ có 3.500 ha năm 1994 đã tăng lên 17.300 ha vào năm 2013 và đạt
19.400 ha vào năm 2014, đưa tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 6.790 tỷ đồng, giá
trị thu nhập trung bình của nghề sản xuất hoa cây cảnh đạt 350 triệu đồng/ha/năm.
Như vậy, so với năm 1994, diện tích trồng hoa, cây cảnh năm 2014 đã tăng 5,5 lần,
giá trị sản lượng tăng 38 lần và mức tăng giá trị thu nhập/ha là 6,8 lần. Tốc độ tăng
trưởng này là rất cao so với các ngành nông nghiệp khác. Để có những kết quả đột
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
phá này, theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương, đó là sự
đóng góp của nhân tố xã hội chiếm khoảng 40%; sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở
hạ tầng và cơ chế chính sách chiếm 15%; sự nỗ lực của người dân 25% và do kết
quả đóng góp của khoa học 20%.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thị trường tiêu thụ hoa lớn nhất của
Việt Nam và cũng là vùng sản xuất hoa trọng điểm. Diện tích sản xuất hoa, cây cảnh
trên địa bàn thành phố năm 2013 đạt 2.090 ha, tập trung ở một số quận huyện như
Bình Chánh, Củ Chi, Quận 12, Thủ Đức, Hóc Môn,… giá trị sản xuất đạt khoảng
1.138 tỷ đồng. Để có được kết quả này thành phố đã thực hiện tốt một số giải pháp
như nghiên cứu, lập quy hoạch phát triển hoa, cây cảnh trên địa bàn thành phố đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ sinh
học; Tập trung chuyển giao kỹ thuật thông qua xây dựng các mô hình về hoa, cây
cảnh; Giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh,...
Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng là nơi sản xuất và tiêu thụ
hoa hàng đầu ở Việt Nam. Diện tích trồng hoa năm 2012 của thành phố đạt 2.650 ha
tại các huyện Từ Liêm, Mê Linh, Hồ Tây, Đan Phượng, Thường Tín,… Trung bình
hàng năm sản xuất hoa, cây cảnh đã cung ứng cho thị trường từ 1.000 - 1.100 triệu
cành hoa, 0,8 - 1,0 triệu chậu hoa và 1 - 1,2 triệu cây cảnh các loại. Về tiêu thụ sản
phẩm, trên 85% sản lượng hoa, cây cảnh của Hà Nội được tiêu thụ trên địa bàn
Thành phố và khoảng 10 - 12% được đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh. Giá trị thu nhập
trung bình 1 ha trồng hoa, cây cảnh ở Hà Nội năm 2012 đạt khoảng 260 triệu
đồng/ha/năm. Tại các vùng chuyên canh, có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm sản
xuất (Từ Liêm, Mê Linh, Tây Hồ) hiệu quả của sản xuất hoa, cây cảnh khá cao,
trung bình thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha/năm. Một số diện tích hoa Hồng chất
lượng cao đạt doanh thu đến 1.000 - 1.200 triệu đồng/ha/năm. Trên địa bàn Hà Nội
hiện nay đã có một số cơ sở, công ty tư nhân đang hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu hoa như: Công ty trách nhiệm hữu hạn cây cảnh Trường Xuân chuyên kinh
doanh cây cảnh, nhập khẩu hoa lan từ Đài Loan, Trung Quốc; Công ty trách nhiệm
hữu hạn Anh Trí chuyên kinh doanh nhập khẩu hoa từ Đài Loan, Trung Quốc; Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
ty trách nhiệm hữu hạn Florama Việt Nam chuyên kinh doanh và nhập khẩu hoa
lan; Công ty hoa Nhiệt Đới, Công ty hoa Linh Dương; Vườn Hoàng Lan, ... Điều
này cho chúng ta thấy ý nghĩa quan trọng của việc xuất khẩu hoa sang các nước, mở
ra một triển vọng mới cho việc xây dựng các vùng sản xuất hoa với chất lượng cao.
Đà Lạt cũng là vùng sản xuất hoa trọng điểm của Việt Nam, diện tích trồng
hoa của Đà Lạt tăng nhanh sau 10 năm, từ 87 ha năm 1995 đã tăng lên 425 ha vào
năm 2005. Điều này đã tạo cho Đà Lạt có bước nhảy vọt về sản lượng hoa cắt cành
trong giai đoạn này, tăng từ 26 triệu cành năm 1995 lên 308 triệu cành vào năm
2005. Ngày nay, Đà Lạt đã hình thành nhiều khu vực chuyên canh hoa như khu vực
chuyên canh hoa cúc tại Thái Phiên; khu vực chuyên canh hoa hồng tại Vạn Thành,
Nguyên Tử Lực; khu vực chuyên canh hoa lay ơn tại Xuân Thành,…
Như vậy, việc sản xuất và phát triển hoa ở nước ta đã có bước phát triển
mạnh mẽ bên cạnh những điều kiện thuận lợi, song cũng gặp phải không ít khó
khăn như: Các giống hoa mang bản quyền Việt Nam chưa nhiều, sản xuất còn manh
mún, diện tích hoa áp dụng công nghệ cao chưa nhiều, sự liên kết giữa các cơ quan
khoa học, doanh nghiệp và người dân chưa cao, từ đó dẫn đến sức cạnh tranh sản
phẩm hoa của Việt Nam chưa cao trên thị trường quốc tế. Ngoài ra việc sản xuất tản
mạn, thiếu quy hoạch; liên doanh, liên kết còn thiếu và yếu, trình độ kỹ thuật sản
xuất còn nhiều hạn chế; thương mại hóa và quảng bá sản phẩm chưa được chú
trọng, trong khi phải cạnh tranh với các nước có ngành hoa, cây cảnh phát triển
trong khu vực cũng là những khó khăn thách thức mà ngành sản xuất hoa của Việt
Nam phải vượt qua.
1.3. Kết quả nghiên cứu về hoa cúc trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Một số giống hoa cúc được trồng phổ biến ở Việt Nam
1.3.1.1. Những giống địa phương
(1) Cúc vàng hè Đà Lạt: Cây cao 40 - 50 cm, thân mảnh và cong, đường kính
hoa 4 - 5 cm. Cánh ngắn mềm, màu vàng tươi, phiến lá to, màu xanh vàng. Chịu
nóng tốt, thời gian sinh trưởng 3 - 4 tháng.
(2) Cúc họa mi: Cây cao 45 - 55 cm, khả năng phân cành mạnh, hoa đơn nhỏ
đường kính 3 - 4 cm, cánh dài mềm, màu trắng. Khả năng chịu rét kém, thời gian
sinh trưởng dài tới 5 - 6 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
(3) Cúc chi Đà Lạt: Cây cao 40 - 50 cm, cây bụi thân nhỏ cong, phiến lá to
mỏng, màu xanh nhạt, hoa đơn nhỏ đường kính 2 - 2,5 cm cánh vòng ngoài có màu
trắng, giữa có màu vàng nhạt. Thời gian sinh trưởng 3 - 4 tháng.
(4) Cúc chi thơm trắng: Dạng cây bò lan, cành mềm, lá nhỏ màu xanh đậm,
hoa nhiều chỉ to bằng cúc áo, đường kính khoảng 1 - 1,5 cm có màu trắng, mùi
thơm nhẹ, thường dùng để ướp chè, nấu rượu cúc.
(5) Cúc chi thơm vàng: Hình dạng giống chi thơm trắng nhưng có màu vàng
đậm mùi thơm hắc. Trong sản xuất thường để cho cây sinh trưởng phát triển tự
nhiên, thích hợp cho việc trồng chậu, trồng bồn hơn là để cắm bình.
(6) Cúc đại đoá vàng: Còn gọi là Hoàng Long Chảo, cây cao 60 - 80 cm, thân
yếu phải có cọc đỡ, dạng hoa kép to, đường kính 8 - 10 cm, cánh dày xếp không chặt,
khả năng chịu rét kém nhưng chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng dài từ 5 - 6 tháng.
(7) Cúc đỏ Ấn Độ: Cây cao 40 - 60 cm, thân bụi, lá tròn to màu xanh đậm,
hoa kép nhỏ đường kính 3 - 4 cm, màu đỏ sẫm, cánh hoa ngắn đều và rất đứng.
Thường để trồng chậu, chịu rét tốt.
(8) Cúc tím hoa cà: Cây cao 50 - 60 cm, thân cong, đốt dài, hoa có màu tím nhạt,
đường kính hoa 6 - 8 cm, cánh dài mềm cuốn ra phía ngoài. Khả năng chịu rét cao.
(9) Cúc vàng tàu: Cây cao 50 - 60 cm, lá to dài màu xanh nhạt, hoa kép có
màu vàng nghệ, đường kính 6 - 8 cm.
(10) Cúc gấm (cúc mâm xôi): Dạng cây bụi cao khoảng 30 - 40 cm, khả năng
phân cành rất mạnh tạo thành một thế hình hơi tròn trông xa giống như mâm xôi.
Trong sản xuất thường bấm ngọn và cành phụ nhiều lần để tạo cho cây có đường
kính tán lớn nhất rất thích hợp cho trang trí khuôn viên, vườn hoa, nhà cửa. Hoa kép
nhỏ khoảng 2 - 3 cm, có màu vàng pha nâu, giống này thường trồng sớm và khả
năng chịu rét kém, có thời gian sinh trưởng dài.
(11) Cúc kim tử nhung: Cây cao 50 - 60 cm, thân cứng, lá to dài, răng cưa
sâu, có màu xanh đậm, hoa kép to đường kính 8 - 10 cm, hoa có màu vàng nghệ pha
đỏ nâu, thời gian sinh trưởng dài nhưng khả năng chịu rét rất tốt. Ra hoa vào dịp Tết
Nguyên đán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
1.3.1.2. Những giống cúc mới nhập nội
(1) Cúc CN 93: Là giống cúc trắng. Giống được nhập nội, chọn lọc và đưa ra
sản xuất từ Trung tâm Hoa cây cảnh - Viện Di truyền nông nghiệp. Đây là giống có
giá trị kinh tế cao, thân mập thẳng, lá xanh to, hoa kép to có đường kính 10 - 12 cm
cánh dày xếp sít chặt nhau, hoa bền thời gian cắm lọ trên 2 tuần. Thời gian sinh
trưởng ngắn, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Năm 1996 giống này đã được
công nhận là giống quốc gia. Hiện nay giống phát triển rất rộng rãi ở khắp các tỉnh.
(2) Cúc CN 97: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ
Trung tâm Hoa cây cảnh - Viện Di truyền nông nghiệp. Cây cao 55 - 65 cm, thân to
mập, lá xanh dày, hoa kép màu trắng sữa, cánh dày đều, xếp rất chặt, đường kính
hoa 10 - 12 cm, khả năng chịu rét tốt.
(3) Cúc CN 98: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ
Trung tâm Hoa cây cảnh - Viện Di truyền nông nghiệp. Giống cúc CN 98 có các
đặc điểm giống như cúc CN 93. Cây cao thẳng từ 60 - 70 cm, hoa to bền mầu vàng
chanh, thời gian sinh trưởng ngắn từ 2,5 - 3 tháng, chịu nóng tốt. Giống cúc CN 98
đã được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép khu vực hoá năm
1998. Hiện đang phát triển rộng trong sản xuất.
(4) Cúc tím hè: Cây cao 60 - 65 cm, thân thẳng mập, lá thuôn dài, răng cưa sâu,
hoa to có đường kính hoa 8 - 10 cm, có mầu sẫm.
(5) Cúc vàng Đài Loan: Cây cao 60 - 70 cm, lá xanh dày, hoa kép to có nhiều
tầng xếp rất chặt, đường kính hoa 10 - 12 cm. Tuổi thọ của hoa dài, hoa có màu
vàng nghệ. Thời gian sinh trưởng từ 5 - 6 tháng, khả năng chịu rét trung bình.
(6) Cúc tím xoáy: Cây cao 60 - 65 cm, thân thẳng mảnh, lá to xanh, hoa kép, các
cánh hoa ngắn đều xếp xoáy vào phía trong nhụy, có màu tím, khả năng chịu rét rất tốt.
(7) Cúc tím Hà Lan: Cây cao 45 - 50 cm, phiến lá dày màu xanh đậm, đường
kính hoa 5 - 6 cm, có màu tím hồng.
(8) Cúc đỏ tiết dê: Cây cao 45 - 55 cm, thân mập khỏe, phiến lá to, răng cưa
sâu, hoa kép, cánh mềm đều sếp sít nhau, đướng kính hoa 8 - 10 cm, có màu đỏ sẫm
rất lâu tàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
(9) Cúc tím sen: Có nguồn gốc từ Hà Lan, thân mập thẳng, lá to màu xanh
đậm, dạng hoa kép, đường kính hoa từ 8 - 10 cm có màu tím sen, khả năng chịu rét
rất tốt.
(10) Cúc xanh: Có nguồn gốc từ Pháp. Cây cao 50 - 60 cm. Thân yếu và cong.
Lá xanh vàng. Hoa kép, có màu xanh lục. Cánh nhỏ, dài và xoắn lại, trông xa như
cuộn len bị rối. Đường kính hoa 6 - 7 cm. Có thể để 1 cành hay nhiều cành trên cây.
(11) Tập đoàn cúc chi: Có nguồn gốc từ Singapore. Gồm rất nhiều dòng giống
đa dạng với màu sắc khác nhau (trắng, tím, vàng, hồng, đỏ, cánh sen… hoặc các màu
pha lẫn nhau). Đặc điểm chung là thân bụi, cánh mành và yếu, lá thưa màu xanh nhạt,
thân cao 40 - 70 cm. Hoa đơn hoặc hoa kép, đường kính hoa từ 2 - 5 cm. Trồng vào
vụ Thu Đông. Những giống cúc này thường trồng thưa không bẻ nhánh, tỉa nụ con,
cho cây sinh trưởng phát triển tự nhiên để thu được nhiều cành hoa trên cây.
1.3.2. Nghiên cứu về nhân giống
Có nhiều phương pháp nhân giống cúc, tuy nhiên phương pháp nhân giống
bằng hình thức nuôi cấy mô được các tác giả trên thế giới và trong nước nghiên cứu
nhiều nhất.
Jordan và Reimann Philipp (1983) [34] đã nghiên cứu sự di truyền đặc điểm
có sắc tố Anthocyanin ở cây nguyên sinh và Carotene của sắc lạp ở các tế bào cành
hoa của C.morifolium Ramat bằng sự phân tích di truyền ở đời sau của các phép lai.
Kết quả cho thấy sự có mặt của một gen A quy định sự hình thành Anthocyanin
trong khi gen I khống chế sự sản xuất Carotene. Hoa màu vàng được hình thành
trong sự vắng mặt của cả 2 gen A và I, trong khi hoa màu trắng là do vắng mặt gen
A. Sự có mặt của cả gen A và gen I cho ra hoa màu hồng.
Theo Kennth và Toress (1990) [31] đã nuôi cấy mô thành công từ đoạn thân
và lá của giống cúc màu tím trên môi trường MS. Tỷ lệ hình thành chồi đạt 100%
và trung bình các cây được nuôi cấy mô sau 3 - 4 tháng đã ra hoa.
Khi nghiên cứu về thành phần môi trường dinh dưỡng tác động đến sự phát
triển đã đưa ra kết luận: Khi đoạn thân cúc cao 1 - 2 cm, cho phát triển trong môi
trường nuôi cấy Bencilademine thì chúng hình thành 2 - 3 chồi so với mẫu bản và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
không có rễ bất định, còn trong môi trường từ 0,1 - 0,3mg/l Indolebutyric acid thì
hình thành 1 - 2 chồi và có rễ bất định (Lunegent và Wardly, 1990) [32].
Theo Vũ Văn Khuê (2009) [9] với phương pháp nuôi cấy mô thì vật liệu
đưa vào nuôi cấy là đoạn thân mang mắt ngủ, chất khử trùng thích hợp nhất là
H2O2 30% trong 12 phút cho tỷ lệ mẫu sống 60%. Môi trường khởi động là MS +
1,0 mg/1 BAP. Giai đoạn nhân nhanh sử dụng phương pháp vi nhân giống cắt
đoạn, trên môi trường MS + 0,5 mg/1 BAP + 15%ND cho hệ số nhân 7,66 lần.
Môi trường ra rễ là MS + 0,25mg/l αNAA, sau 2 tuần tỷ lệ ra rễ đạt 100%, rễ
nhiều, bộ rễ tốt, đạt tiêu chuẩn ra ngôi sau 2 tuần. Ở vườn ươm, giá thể trấu hun
cho chất lượng cây con tốt và tỷ lệ cây xuất vườn cao nhất so với giâm bằng cát và
đất phù sa.
1.3.3. Nghiên cứu về thời vụ
Nguyễn Xuân Linh (2000) [9] qua nghiên cứu và đánh giá một số giống địa
phương và nhập nội cho thấy các loại cúc này đều có thể trồng được vào các thời vụ
khác nhau như vụ Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân, vì vậy cho phép chúng ta có
thể sản xuất hoa cúc quanh năm. Tuy nhiên cần xác định đúng thời điểm trồng cho
phù hợp với đặc điểm của các giống hoa.
Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2002) [12] sơ bộ đánh giá vụ Thu Đông là vụ
chính cho hầu hết các giống cúc ra hoa với chất lượng cao nhất trong năm. Nếu
những giống trồng ở vụ Hè Thu có thời gian sinh trưởng dài từ 5 - 7 tháng, thì sang
vụ này sẽ rút ngắn còn 3,5 - 4,5 tháng. Những giống ít phân cành, thân mập khỏe rất
thích hợp với việc để 1 bông trên cây là CN97, vàng Đài Loan, tím xoáy,…
Do đặc điểm của cúc là cây ngày ngắn, phản ứng khá chặt với nhiệt độ và
ánh sáng, nên ở điều kiện tự nhiên mỗi giống chỉ trồng trong một thời vụ nhất định.
Đối với cúc Singapo trồng tại thành phố Thái Nguyên thì Đặng Thị Tố Nga (1999)
[13] cho rằng giống cúc chi nhị tím thích hợp với vụ Thu - Đông, thời vụ tốt nhất là
từ tháng 7, để thu hoạch vào 20/11 thì nên trồng vào 15/7.
Theo Đặng Văn Đông (2000) [4] thời vụ trồng cúc Singapo đầu đỏ ở Hà Nội
là từ 15/7 - 15/11, tốt nhất trong tháng 9, nếu trồng sớm hay muộn hơn thì năng suất
hoa sẽ giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN