Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhật bản từ những năm 1990 đến nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.8 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ TUẤN ANH

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NHẬT BẢN
TỪ NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế quốc tế
62 31 01 06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Tập thể hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh
2. TS. Đoàn Hữu Bảy

Phản biện 1: PGS. TS. Lê Xuân Bá
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Quang Lâm
Phản biện 3: TS. Nguyễn Bình Giang



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện tại: Học viện Khoa học Xã hội, Số 477 Nguyễn
Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi ..…. giờ …… phút, ngày … tháng …. năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
-

Thư viện Quốc gia

-

Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ngày càng có vai trò
quan trọng đối với phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm
và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, hầu hết các quốc
gia đều quan tâm thúc đẩy hoạt động của khu vực DNVVN.
Trong đó, các giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát
triển (NC&PT) của DNVVN có ý nghĩa quan trọng.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng quan tâm
thúc đẩy hoạt động NC&PT của DNVVN nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp (DN). Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động NC&PT của
các DNVVN Việt Nam chưa thực sự có hiệu quả. Vì vậy,
nghiên cứu (NC) kinh nghiệm của nước ngoài về thúc đẩy hoạt

động NC&PT của DNVVN để tìm giải pháp vận dụng vào điều
kiện Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, cần được triển khai.
Nhật Bản có kinh nghiệm phong phú và lâu dài về phát triển
thành công DNVVN bao gồm không chỉ các nội dung về xây
dựng chính sách về DNVVN của nhà nước mà còn cả các kỹ
năng tận dụng cơ hội của chính các DNVVN nước này. Trong
đó, thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN là một nội
dung quan trọng, nhất là trong điều kiện kinh tế Nhật Bản suy
thoái kéo dài từ đầu những năm 1990 đến nay. Tăng cường hoạt
động NC&PT giúp các DNVVN Nhật Bản nâng cao năng lực
đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khả năng cạnh tranh trên thị
trường, góp phần hiệu quả giúp các DN này từng bước vượt qua
khó khăn để duy trì và phát triển.
Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn chủ đề “Hoạt động
nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật
Bản từ những năm 1990 đến nay” làm đề tài của luận án.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật
Bản từ đầu những năm 1990 đến nay và những kinh nghiệm của
Nhật Bản nhằm thúc đẩy hoạt động này (gồm cả kinh nghiệm về
xây dựng thể chế, chính sách của Nhà nước và kinh nghiệm của
chính các DNVVN Nhật Bản). Từ đó, đề xuất một số giải pháp
chủ yếu vận dụng những kinh nghiệm nói trên nhằm thúc đẩy
hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bốn nhiệm vụ NC: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về DNVVN, NC&PT và hoạt động NC&PT của DNVVN. (ii)
NC thực trạng hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật Bản
trong bối cảnh thế giới và Nhật Bản có nhiều biến động từ
những năm 1990 đến nay và một số vấn đề liên quan. (iii) NC
thực trạng hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam hiện
nay và một số vấn đề liên quan. Phân tích, so sánh những đặc
điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nước Việt Nam và Nhật
Bản về DNVVN, hoạt động NC&PT của DNVVN, và thể chế
chính sách thúc đẩy hoạt động NC&PT của DNVVN. (iv)
Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động NC&PT của
các DNVVN Việt Nam trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm
của Nhật Bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng NC của luận án là hoạt động NC&PT của các
DNVVN hai nước Nhật Bản và Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: NC sẽ giới hạn trong nhóm các DNVVN
mang quốc tịch Nhật Bản hoạt động trong lãnh thổ Nhật Bản và
2


nhóm các DNVVN mang quốc tịch Việt Nam hoạt động trong
lãnh thổ Việt Nam.
- Về thời gian: (i) Hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật
Bản được giới hạn khảo sát NC chủ yếu trong giai đoạn khoảng
hơn 20 năm, tính từ đầu những năm 1990 đến nay (giới hạn này
có thể mở rộng trong một số trường hợp khi cần so sánh và
đánh giá các xu hướng vận động); (ii) Hoạt động NC&PT của
các DNVVN Việt Nam được NC trong giai đoạn từ năm 2000

cho đến nay.
- Về nội dung: (i) Luận án tập trung NC các nội dung liên
quan đến hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật Bản. Trong
đó, luận án phân tích những thay đổi về môi trường sản xuất
kinh doanh của các DNVVN Nhật Bản từ những năm 1990 đến
nay; tập trung phân tích đánh giá thực trạng hoạt động NC&PT
của các DNVVN Nhật Bản (về đầu tư, nhân lực và hợp tác)
trong bối cảnh đó. Luận án không NC về hoạt động NC&PT ở
hải ngoại của các DNVVN Nhật Bản. (ii) Luận án cũng NC về
thực trạng hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam hiện
nay và một số nội dung liên quan. Từ đó cung cấp những cơ sở
để phân tích, so sánh và đề xuất giải pháp vận dụng kinh nghiệm
của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hoạt động NC&PT của các
DNVVN Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, nội dung NC của luận án được tiếp cận theo các phương
pháp như tiếp cận hệ thống, tiếp cận định tính và định lượng,
tiếp cận liên ngành, tiếp cận lịch sử và logic.
Luận án chủ yếu sử dụng các thông tin, dữ liệu từ các nguồn
tài liệu thứ cấp (xuất bản hoặc công bố tại Nhật Bản, châu Âu,
Hoa Kỳ, Việt Nam và một số quốc gia khác) kết hợp với các tư
3


liệu thu được qua tham khảo ý kiến chuyên gia. Các phương
pháp NC chủ yếu như phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp
so sánh và phương pháp chuyên gia đã được sử dụng một cách
linh hoạt trong quá trình thu thập và xử lý thông tin.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Những đóng góp khoa học chủ yếu như sau: Thứ nhất, luận
án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những cơ sở lý luận
và thực tiễn về DNVVN và NC&PT; xây dựng được khái niệm
NC&PT của DNVVN đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện đề
tài luận án. Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật Bản từ đầu những
năm 1990 đến nay (bao gồm các nội dung đầu tư, nhân lực và
hợp tác) và một số vấn đề liên quan; phân tích và tổng hợp một
số bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong thúc đẩy hoạt động
NC&PT của DNVVN. Luận án cũng đã phân tích sơ lược về
tính hiệu quả của hoạt động NC&PT đối với các DNVVN Nhật
Bản. Thứ ba, luận án đã NC tổng quan thực trạng hoạt động
NC&PT của các DNVVN Việt Nam hiện nay và một số vấn đề
liên quan. Luận án cũng đã phân tích những đặc điểm tương
đồng và khác biệt giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản về
DNVVN, hoạt động NC&PT của DNVVN, và thể chế chính
sách thúc đẩy hoạt động NC&PT của DNVVN. Trên cơ sở đó,
luận án đã đề xuất một số giải pháp vận dụng kinh nghiệm của
Nhật Bản nhằm thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN
Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Các kết quả của luận án có ý nghĩa về mặt lý luận và thực
tiễn: Thứ nhất, góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về
DNVVN, NC&PT, hoạt động NC&PT của DNVVN; nhờ đó, có
4


thể rút ngắn thời gian cho các nghiên cứu về những nội dung có
liên quan. Thứ hai, góp phần nâng cao hiểu biết về các DNVVN

Nhật Bản, đặc biệt là hoạt động NC&PT của các DN này đặt
trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội biến đổi từ đầu những
năm 1990 đến nay. Thứ ba, góp phần nâng cao hiểu biết về tình
hình thực tế hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam; làm
rõ hơn những mặt mạnh và điểm hạn chế trong hoạt động
NC&PT của các DN này. Thứ tư, những giải pháp đề xuất nhằm
thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam dựa
trên kinh nghiệm của Nhật Bản có thể góp phần phục vụ cho
công tác hoạch định chính sách và quản lý nhà nước ở cả cấp
trung ương và địa phương. Thứ năm, những khuyến nghị đối với
các DNVVN Việt Nam cũng có thể được vận dụng phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của mỗi DN nhằm thúc đẩy hoạt động
NC&PT; từ đó nâng cao năng lực ĐMST, khả năng cạnh tranh
và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các DN.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài các phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục
bảng hình, danh mục công trình của tác giả, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án bao gồm phần
mở đầu, bốn chương và phần kết luận.

5


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài luận án
1.1.1. Các NC về chuyển đổi trong chính sách của Nhật Bản
về DNVVN từ những năm 1990 đến nay

Các NC của Ngô Văn Giang (2002), Tomohiro Seki (2008),
Cục Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia
(2013), Akira Goto và Kazuyuki Motohashi (2009),… đều cho
thấy có sự chuyển đổi rõ rệt trong chính sách liên quan đến
DNVVN Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay nhằm hỗ trợ các
DN này đối phó với suy thoái kinh tế kéo dài ở quốc gia này.
1.1.2. Các NC về liên kết DN và sự thay đổi trong liên kết DN
tại Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay
Các NC của Leo Paul Dana (1998), Lưu Ngọc Trịnh (2004),
Uchikawa (2008, 2009), Đào Thị Thu Hằng (2011),… đã phân
tích, làm rõ những hình thức liên kết DN rất đặc thù của Nhật
Bản như keiretsu hay mô hình thầu phụ. Các NC này chỉ ra rằng
những hình thức liên kết DN của Nhật Bản đã thay đổi sâu sắc
từ đầu thập kỷ 1990 đến nay do nhiều nguyên nhân khác nhau,
chẳng hạn như do tác động của toàn cầu hóa và suy thoái kinh tế
trong nước kéo dài.
1.1.3. Các NC về đặc điểm tình hình hoạt động NC&PT của
các DNVVN Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay
Mặc dù chưa có sự phân tích sâu sắc và toàn diện, các công
trình NC của Toshihiko Nomi (2014), Kobayashi (2014),
JSMEA (2009), Okamuro (2006),…đưa ra những nét đại cương
về đặc điểm tình hình hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật
Bản từ những năm 1990 đến nay như tỷ lệ DNVVN Nhật Bản có
6


NC&PT rất thấp hay các hoạt động NC&PT của DNVVN
thường là không chính thức và trong ngắn hạn.
1.1.4. Các NC về hợp tác NC&PT của các DNVVN với khu
vực hàn lâm tại Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay

Nội dung các NC của Yamamoto (2005), Cục Thông tin
KH&CN quốc gia (2013), Motohashi (2004), Watanabe (2009),
JSMEA (2011),… cho thấy từ những năm 1990 đến nay, nhờ sự
hỗ trợ tích cực của nhà nước, các DNVVN Nhật Bản đã đẩy
mạnh hoạt động hợp tác NC&PT với các trường đại học (ĐH),
viện NC nhằm khắc phục những hạn chế về tài chính, tổ chức và
nhân lực của DN.
1.2. Đánh giá chung và hướng nghiên cứu của luận án
1.2.1. Đánh giá chung về các công trình NC được tổng quan
Các công trình NC được tổng quan đã làm rõ được một số
vấn đề cơ bản có liên quan đến hoạt động NC&PT của các
DNVVN Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay. Các NC này đã
có những kết quả quan trọng, đóng góp cả về mặt lý luận và
thực tiễn. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa đề cập hoặc có đề
cập nhưng chưa giải quyết đầy đủ một số nội dung quan trọng
như sau: (i) Chưa đi sâu làm rõ toàn diện thực trạng hoạt động
NC&PT của các DNVVN Nhật Bản đặt trong bối cảnh thế giới
và Nhật Bản có nhiều thay đổi từ những năm 1990 đến nay; (ii)
Chưa đi sâu phân tích, đánh giá các giải pháp của chính các
DNVVN Nhật Bản nhằm thúc đẩy hoạt động NC&PT và chủ
động thích nghi với biến động kinh tế, chính trị xã hội diễn ra
mạnh mẽ từ đầu những năm 1990 đến nay; (iii) Chưa có sự NC
phân tích, so sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản về hoạt động
NC&PT của DNVVN; do đó, cũng chưa đề xuất được những
giải pháp thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt
Nam dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản.
7


1.2.2. Hướng nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở những “khoảng trống” NC nói trên, luận án tập
trung vào các hướng NC sau: Thứ nhất, NC làm rõ thực trạng
hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật Bản từ những năm
1990 đến nay; phân tích đánh giá những giải pháp của nhà nước
và của chính các DNVVN Nhật Bản về thúc đẩy hoạt động
NC&PT của các DN này. Thứ hai, NC thực trạng hoạt động
NC&PT của các DNVVN Việt Nam hiện nay và những vấn đề
quan trọng tác có động đến các DNVVN Việt Nam cũng như
hoạt động NC&PT của các DN này. Thứ ba, NC đánh giá, so
sánh những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nước
Việt Nam và Nhật Bản về DNVVN, hoạt động NC&PT của
DNVVN và thể chế, chính sách thúc đẩy hoạt động NC&PT của
DNVVN. Từ đó, đề xuất những giải pháp thúc đẩy hoạt động
NC&PT của các DNVVN Việt Nam trên cơ sở vận dụng kinh
nghiệm của Nhật Bản.

8


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
2.1. Những vấn đề chung về DNVVN
DNVVN là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trên phạm
vi toàn cầu. Tuy nhiên, xác định thế nào là một DNVVN lại có
sự khác nhau rất lớn giữa các nước, phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế cũng như các đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội
của mỗi quốc gia. Mặc dù vậy, các phương pháp định nghĩa
DNVVN phổ biến nhất thường dựa trên số lao động, doanh thu

và/hoặc mức vốn vay.
2.2. Những vấn đề chung về NC&PT
Khái niệm chung về NC&PT như sau: “Hoạt động NC&PT
bao gồm các công việc sáng tạo dựa trên một cơ sở có tính hệ
thống nhằm nâng cao vốn kiến thức, bao gồm cả kiến thức về
con người, văn hóa và xã hội và sử dụng vốn kiến thức đó để tạo
ra các ứng dụng mới”.
Hoạt động NC&PT bao gồm ba hình thức: NC cơ bản (basic
research/pure research), NC ứng dụng (applied research), triển
khai thực nghiệm hay phát triển thử nghiệm (experimental
development).
2.3. Những vấn đề chung về NC&PT của DNVVN
2.3.1. Đặc điểm hoạt động NC&PT của DNVVN
Nói chung, các DNVVN có NC&PT chủ yếu thực hiện hoạt
động triển khai thực nghiệm. Một bộ phận nhỏ trong các DN
này có NC&PT dưới dạng NC ứng dụng. Hoạt động NC cơ bản
(một cách độc lập) của các DNVVN có thể coi như không có.
Hoạt động NC&PT của các DNVVN được nhận định là chủ yếu
9


trong ngắn hạn và thường ở dạng không chính thức. Số DNVVN
có NC&PT thường rất nhỏ so với tổng số DNVVN.
2.3.2. Phân loại DNVVN theo mức độ hoạt động NC&PT
Căn cứ theo mức độ hoạt động NC&PT có thể phân ra ba
nhóm DNVVN như sau: (i) Các DN khởi nghiệp trong lĩnh vực
công nghệ với NC&PT là hoạt động trung tâm (chiếm 1% - 3%
tổng số DNVVN); (ii) Các DN sử dụng công nghệ tiên tiến, có
thể tự thực hiện hoặc thuê triển khai NC&PT (chiếm 10% - 15%
tổng số DNVVN); (iii) Các DN đi theo sau công nghệ có hoạt

động NC&PT không đáng kể (số DNVVN còn lại).
2.3.3. Sự cần thiết của NC&PT đối với DNVVN và những tác
nhân có liên quan đến hoạt động NC&PT của DNVVN
Sự cần thiết của NC&PT đối với các DNVVN được thể hiện
ở một số nội dung như sau: (i) NC&PT giúp DNVVN nâng cao
năng lực ĐMST, qua đó duy trì tính vượt trội so với các DN
khác; (ii) Đầu tư vào NC&PT có thể mang lại lợi ích kinh tế cao
hơn cho DNVVN so với đầu tư vốn thông thường; (iii) Thực
hiện NC&PT là điều kiện quan trọng giúp DNVVN có thể phát
triển các thị trường ngách và mở rộng quy mô của DN.
Hoạt động NC&PT của các DNVVN chịu tác động của nhiều
nhân tố. Dựa trên mô hình “Triple Helix” cho thấy ngoài những
vấn đề của chính các DNVVN, có ba nhân tố chủ yếu tác động
đến DNVVN nói chung và hoạt động NC&PT của các DN này
nói riêng là Nhà nước, Trường ĐH và doanh nghiệp lớn (DNL).
2.4. Phương hướng thực hiện các nội dung NC của luận án
2.4.1. Khung phân tích của luận án
Câu hỏi NC được đặt ra là: Trong điều kiện kinh tế, chính trị
và xã hội có sự biến đổi sâu sắc từ những năm 1990 đến nay,
Nhật Bản đã làm gì để thúc đẩy hoạt động NC&PT của các
DNVVN? Việt Nam có thể học được những kinh nghiệm gì từ
10


Nhật Bản và làm thế nào để vận dụng các bài học đó một cách
phù hợp với điều kiện Việt Nam?
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu nói trên, Luận án tiếp cận
theo hướng nghiên cứu những vấn đề cơ bản có liên quan chặt
chẽ đến hoạt động NC&PT của DNVVN hai nước; tiến hành so
sánh và đánh giá những điểm giống và khác nhau. Dựa trên

những cơ sở đó, Luận án phân tích, đánh giá tìm ra những kinh
nghiệm của Nhật Bản phù hợp với Việt Nam cũng như những
giải pháp vận dụng các bài học đó nhằm thúc đẩy hoạt động
NC&PT của các DNVVN Việt Nam.
2.4.2. Nguồn cung cấp dữ liệu chính thức được sử dụng trong
luận án
Luận án sử dụng các nguồn dữ liệu chính thức được
công bố trên các cổng thông tin điện tử, trang web chính thức
của các cơ quan quản lý nhà nước của Nhật Bản và Việt Nam
cũng như của các tổ chức quốc tế lớn, có uy tín như OECD,
UNESCO, EC, NAP,…

11


Chương 3
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NHẬT BẢN
TỪ ĐẦU NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY
3.1. DNVVN trong nền kinh tế Nhật Bản
Các DNVVN có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nhật
Bản. Cụ thể như, các DN này tạo ra gần 70% số việc làm, đóng
góp hơn 40% doanh thu của cả khu vực DN và góp phần đảm
bảo an sinh xã hội.
3.2. Bối cảnh quốc tế và Nhật Bản từ đầu những năm 1990
đến nay và những tác động đối với hoạt động NC&PT của
các DNVVN Nhật Bản
3.2.1. Kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động từ đầu
những năm 1990 đến nay
Kể từ đầu những năm 1990 đến nay, hai vấn đề có tính quốc

tế và khu vực tác động mạnh mẽ đến Nhật Bản bao gồm:
(i) Toàn cầu hóa lần thứ Tư được hình thành và phát triển mạnh
mẽ dựa trên cơ sở sự bùng nổ của công nghệ thông tin thế giới;
(ii) Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước đồng minh Phương
Tây và các nước láng giềng Châu Á.
3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội trong nước có nhiều biến
động từ đầu những năm 1990 đến nay
Những biến động về kinh tế - xã hội Nhật Bản từ đầu những
năm 1990 đến nay tác động sâu sắc đến các DNVVN nước này.
Tiêu biểu trong số đó là các vấn đề như sau: (i) Kinh tế Nhật
Bản suy thoái kéo dài trong hai thập kỷ từ đầu những năm 1990
đến nay; (ii) Nhật Bản buộc phải điều chỉnh cơ cấu phát triển
kinh tế; (iii) Vấn đề già hóa và suy giảm dân số tại Nhật Bản

12


ngày càng nghiêm trọng; (iv) Quan hệ giữa các DNL và
DNVVN tại Nhật Bản có sự thay đổi sâu sắc.
3.3. Thực trạng hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật
Bản từ đầu những năm 1990 đến nay
3.3.1. Đặc điểm tình hình DNVVN Nhật Bản có NC&PT từ
đầu những năm 1990 đến nay
Tỷ lệ các DNVVN có NC&PT trên tổng số DNVVN Nhật
Bản tiếp tục xu hướng giảm đã có từ những năm 1980 và duy trì
ổn định ở mức thấp, chỉ trên dưới 8% trong giai đoạn từ những
năm 2000 đến nay. Tính trong nhóm DNVVN có NC&PT thì
trên 60% số DN tiến hành triển khai thực nghiệm và khoảng
25% số DN thực hiện NC ứng dụng.
3.3.2. Thực trạng đầu tư cho NC&PT của các DNVVN Nhật

Bản từ đầu những năm 1990 đến nay
Tỷ lệ doanh thu đầu tư vào NC&PT trong nhóm các DNVVN
Nhật Bản tương đối ổn định nhiều thập kỷ nhưng có xu hướng
tăng nhanh ở nhóm các DNL Nhật Bản kể từ đầu những năm
1990 đến nay.
Không chỉ thấp hơn về tỷ lệ doanh thu dành cho NC&PT,
mức độ chi tiêu thực tế cho NC&PT của các DNVVN Nhật Bản
cũng thấp hơn đáng kể so với các DNL.
Mức đóng góp vào BERD quốc gia của các DNVVN Nhật
Bản chỉ từ 6% đến 7%, thấp hơn nhiều khi so sánh với các quốc
gia phát triển khác.
3.3.3. Thực trạng về nhân lực NC&PT của các DNVVN Nhật
Bản từ đầu những năm 1990 đến nay
Từ những năm 1990 đến nay, Nhật Bản phải đối mặt với vấn
đề già hóa dân số ngày càng nghiêm trọng. Do đó, nguồn cung
lao động nội địa ở Nhật Bản bị thiếu hụt kể cả trong ngắn hạn
cũng như lâu dài. Mặt khác, nguồn lao động nước ngoài không
13


bù đắp được sự thiếu hụt này do quan điểm quan điểm khép kín
và bài ngoại của các DN Nhật Bản.
Chủ DNVVN Nhật Bản thường là những người trực tiếp chỉ
đạo và quản lý hoạt động NC&PT của DN (nếu có) nhưng nói
chung họ có trình độ chuyên môn thấp. Độ tuổi trung bình của
chủ DN tại Nhật Bản cũng có xu hướng tăng liên tục từ đầu thập
niên 1990 (từ mức 54 tuổi vào năm 1990 lên đến 58 tuổi năm
2004), phản ánh sự suy giảm trong dài hạn số lượng DN khởi
nghiệp cũng như những khó khăn trong tìm kiếm người kế tục
công việc quản lý DN của chủ các DNVVN tại Nhật Bản.

Hai nhóm người lao động có thể triển khai hoạt động
NC&PT của các DNVVN Nhật Bản đều trong xu hướng giảm.
Thứ nhất, số lượng thợ lành nghề trong các DNVVN Nhật Bản
ngày càng giảm sút trong do đến tuổi nghỉ hưu và không có lực
lượng bổ sung hiệu quả. Thứ hai, số lao động có chuyên môn
sâu (kỹ sư, kỹ thuật viên,…) cũng giảm do nguồn cung lao động
trình độ cao giảm sút và các DNVVN không thể cạnh tranh
được với các DNL trong thu hút lực lượng này.
3.3.4. Thực trạng về hợp tác NC&PT của các DNVVN Nhật
Bản từ đầu những năm 1990 đến nay
Từ những năm 1990 đến nay, các DNVVN Nhật Bản đã tăng
cường đa dạng hóa về đối tác hợp tác NC&PT. Sự đa dạng về
các đối tác đã tạo điều kiện để DNVVN Nhật Bản linh hoạt hơn
trong lựa chọn phương thức hợp tác NC&PT.
Hai mô hình hợp tác NC&PT của các DNVVN Nhật Bản với
các DN khác theo liên kết dọc được thực hiện trong các hệ thống
thầu phụ hoặc các keiretsu. Trong những mô hình này, các
DNVVN giữ vai trò thụ động, tiếp nhận các nguồn tài trợ và đặt
hàng hoạt động NC&PT từ các DN có vị trí cao hơn trong mô
hình liên kết. Ngoài phương thức hợp tác chủ yếu theo liên kết
14


dọc nói trên, từ đầu những năm 1990 đến nay, các DNVVN
Nhật Bản đã gia tăng hợp tác với các DNVVN khác (trong các
mô hình liên kết ngang) nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh.
Hợp tác NC&PT với các trường ĐH có ý nghĩa quan trọng
đối với các DNVVN Nhật Bản. Nguồn nhân lực chất lượng cao
cùng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại của các trường ĐH
thực sự hữu ích đối với hoạt động NC&PT các DNVVN.

3.4. Những kinh nghiệm và giải pháp của Nhật Bản trong
thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN từ những năm
1990 đến nay
3.4.1. Xây dựng thể chế, chính sách về DNVVN của Nhà nước
Nhật Bản
Ngay từ đầu những năm 1990, Nhật Bản đã chuyển hướng
chính sách nhằm giúp các DNVVN đối phó với những khó khăn
lớn do môi trường sản xuất kinh doanh bị biến động mạnh. Các
chính sách được bổ sung, chỉnh sửa và xây dựng mới theo mục
tiêu “Hỗ trợ các DNVVN có động cơ và khả năng”. Trong đó,
Luật Cơ bản về DNVVN năm 1999 là cơ sở quan trọng nhất làm
thay đổi cấu trúc chính sách về DNVVN của Nhật Bản.
3.4.2. Kinh nghiệm của các DNVVN Nhật Bản trong thúc đẩy
hoạt động NC&PT
Ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các DNVVN Nhật Bản
cũng có các giải pháp tự thân nhằm thúc đẩy hoạt động NC&PT,
cụ thể như sau: (i) Chủ động khai thác hiệu quả những chính
sách hỗ trợ tài chính của nhà nước như vay vốn chính phủ hay
sử dụng bảo lãnh tín dụng của nhà nước; (ii) Từng bước bắt nhịp
được với xu hướng thay đổi và có những điều chỉnh phù hợp
trong hoạt động NC&PT.
3.5. Tác động của hoạt động NC&PT đối với các DNVVN
Nhật Bản từ đầu những năm 1990 đến nay
15


Hoạt động NC&PT có tác động tích cực đối với các DNVVN
Nhật Bản, cụ thể như sau: (i) Hỗ trợ tăng năng suất lao động cho
các DN; (ii) Giúp các DNVVN Nhật Bản tăng thêm lợi nhuận;
(iii) Thông qua hoạt động NC&PT, các DNVVN Nhật Bản có

thể phát triển các sản phẩm và dịch vụ đặc sắc, tập trung vào
một nhóm vừa đủ các khách hàng.

16


Chương 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG
KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN
4.1. Khái quát về DNVVN và NC&PT tại Việt Nam
4.1.1. DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam
Các DNVVN Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng hơn
trong nền kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tham gia phát
triển kinh tế tại những vùng khó khăn, góp phần quan trọng vào
xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, cũng như đóng
góp quan trọng vào thu ngân sách nhà nước và GDP quốc gia.
4.1.2. Hoạt động NC&PT tại Việt Nam
Đầu tư cho NC&PT của Việt Nam vẫn rất thấp. Số liệu năm
2013 cho thấy tổng chi tiêu cho R&D (GERD) của Việt Nam là
630 triệu USD, tương đương khoảng 0,37% GDP. Phân bố
nguồn lực tài chính cho NC&PT tại Việt Nam còn bất hợp lý.
Chẳng hạn như chi tiêu NC&PT của khu vực hành chính sự
nghiệp cao hơn khu vực trường ĐH, hay chưa thu hút được khu
vực tư tham gia đầu tư mạnh vào NC&PT.
Lực lượng nghiên cứu viên (NCV) của Việt Nam chủ yếu
làm việc trong khu vực công (chiếm đến 83% tổng số NCV). Số
NCV làm việc toàn thời gian cho hoạt động NC&PT rất thấp,
khoảng 700 NCV/1 triệu dân (số liệu năm 2013), thấp hơn nhiều

so với mức trung bình của thế giới là 1268 NCV/1 triệu dân (số
liệu năm 2010).
4.2. Thực trạng hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt
Nam hiện nay
4.2.1. Số lượng DNVVN Việt Nam có NC&PT còn rất thấp
Chỉ có khoảng khoảng 9% DN (bao gồm các DNL) có hoạt
động NC&PT. Nhóm các DN có khả năng hoạt động sản xuất
17


kinh doanh gắn với NC&PT có số lượng còn hạn chế (tính đến
cuối năm 2015, cả nước chỉ có gần 300 DN KH&CN,…).
4.2.2. DNVVN Việt Nam thiếu kinh phí hoạt động NC&PT
Hơn 80% tổng số DN Việt Nam có quy mô vốn kinh doanh
dưới 10 tỷ đồng. Khả năng tiếp cận vốn vay thương mại của các
DN này cũng bị hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với
kinh phí hạn hẹp, các DNVVN không thể đầu tư vào các dự án
NC&PT vốn tiêu hao nhiều nguồn lực của DN và tiềm ẩn nhiều
rủi ro.
4.2.3. DNVVN Việt Nam thiếu nhân lực triển khai hoạt động
NC&PT
Nguồn cung lao động trình độ cao tại Việt Nam rất hạn chế
(hơn 82% người lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ
thuật) và các DNVVN khó có khả năng cạnh tranh để thu hút
lực lượng lao động này. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
chủ các DNVVN cũng thấp. Có đến 43,3% người đứng đầu các
DNVVN chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống và rất ít
người trong số này được đào tạo về kỹ năng quản trị DN.
4.2.4. Hợp tác NC&PT của DNVVN Việt Nam chưa hiệu quả
Liên kết theo chiều dọc trong cộng đồng DN tại Việt Nam

chưa thực sự hình thành một cách có hệ thống. Các DNVVN
Việt Nam yếu kém hơn về năng lực sản xuất và trình độ công
nghệ, không thể cạnh tranh các đơn hàng gia công của các DNL
trong nước nếu không có sự “ưu tiên” của các DNL này. Trong
bối cảnh như vậy, hợp tác NC&PT giữa các DNL và các
DNVVN Việt Nam khó có thể thực hiện được.
Hợp tác NC&PT giữa các DNVVN với khu vực hàn lâm
cũng chưa hiệu quả do một số nguyên nhân: (i) Sự thiếu nguồn
lực của các DNVVN; (ii) Cơ chế đầu tư công phức tạp; (iii) Hệ
thống pháp luật còn những điểm chưa phù hợp.
18


4.2.5. Năng lực về công nghệ và khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin của DNVVN Việt Nam còn hạn chế
Trình độ công nghệ của các DNVVN Việt Nam thấp. Tỷ lệ
DN còn sử dụng công cụ hoàn toàn thủ công vẫn chiếm 5% số
DNVVN, và chỉ có khoảng 25% DNVVN sử dụng công nghệ
thiết bị hiện đại.
4.3. Một số vấn đề thực trạng của môi trường thể chế liên
quan đến hoạt động NC&PT của DNVVN Việt Nam
4.3.1. Địa vị pháp lý của DNVVN Việt Nam và hệ thống tổ
chức hỗ trợ DNVVN tại Việt Nam
Cho đến hiện nay, căn cứ pháp lý cao nhất quy định trực tiếp
về DNVVN mới dừng ở cấp Nghị định của Chính phủ (Nghị
định số 56/2009/NĐ-CP). Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, hỗ
trợ các DNVVN tại Việt Nam hiện nay tương đối phát triển với
các cơ quan trung ương, địa phương, các hiệp hội và tổ chức phi
chính phủ.
4.3.2. Chính sách hỗ trợ DNVVN Việt Nam và hoạt động

NC&PT của các DN này
Các chính sách hỗ trợ DNVVN của Việt Nam được ban hành
ở cấp trung ương và cấp địa phương. Triển khai thực hiện các
chính sách này đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên
do nhiều nguyên nhân khác nhau (ví dụ như thủ tục hành chính
phức tạp, cách giải thích luật pháp của các cơ quan thực thi có
khi không thống nhất…) đã làm mất nhiều thời gian để các chính
sách này được triển khai trong thực tiễn. Thậm chí có những
chính sách khi được thực hiện lại không đúng với mục đích,
mục tiêu lúc ban hành.
4.3.3. Hệ thống ĐMST của Việt Nam chưa hình thành đầy đủ
Cho đến nay hệ thống ĐMST tại Việt Nam vẫn đang trong
giai đoạn hình thành.
19


4.3.4. Thị trường KH&CN đang hình thành tại Việt Nam
Thị trường KH&CN tại Việt Nam cũng đang trong quá trình
hình thành và được Nhà nước quan tâm hỗ trợ phát triển.
4.4. Một số quan điểm và định hướng quan trọng của Nhà nước
liên quan đến hoạt động NC&PT của DNVVN Việt Nam
Một số chủ trương của Nhà nước bao gồm: (i) Tiếp tục hoàn
thiện hệ thống pháp luật về DNVVN; (ii) Thúc đẩy phát triển
lực lượng DN, trong đó có các DNVVN; (iii) Đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN; (iv) Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là
trong bộ phận thanh niên và sinh viên; (v) Đẩy mạnh tự chủ
trong các trường ĐH và thúc đẩy thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu
trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập.
4.5. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản nhằm

thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam
4.5.1. So sánh những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa
Việt Nam và Nhật Bản về DNVVN, hoạt động NC&PT của
DNVVN, và thể chế chính sách thúc đẩy hoạt động NC&PT
của DNVVN
Luận án đã phân tích, so sánh những đặc điểm tương đồng và
khác biệt giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản về DNVVN,
hoạt động NC&PT của DNVVN, và thể chế, chính sách thúc
đẩy hoạt động NC&PT của DNVVN.
4.5.2. Phân tích SWOT về hoạt động NC&PT của các DNVVN
Việt Nam
Luận án đã tổng hợp và trình bày phân tích SWOT về hoạt
động NC&PT của các DNVVN Việt Nam. Phân tích SWOT này
chỉ ra những đặc điểm quan trọng trong hoạt động NC&PT của
các DNVVN Việt Nam giai đoạn hiện nay theo các nhóm vấn đề
(“thuận lợi”, “hạn chế”, “cơ hội” và “nguy cơ”).
20


THUẬN LỢI: (i) DNVVN có nguồn cung lao động trong
nước dồi dào, giá rẻ; (ii) Bộ máy tổ chức hỗ trợ DNVVN được
hình thành tương đối đầy đủ; (iii) Nhiều chính sách hỗ trợ trực
tiếp cho các DNVVN và hoạt động NC&PT của DNVVN được
ban hành ở cả cấp trung ương và địa phương
HẠN CHẾ: (i) Chưa có luật quy định riêng về DNVVN làm
cơ sở pháp lý thúc đẩy hoạt động NC&PT của DNVVN; (ii)
DNVVN thiếu kinh phí hoạt động NC&PT; (iii) Chất lượng và
số lượng nhân lực hoạt động NC&PT (bao gồm cả chủ DN và
công nhân) của DNVVN còn thiếu và yếu; (iv) Hoạt động hợp
tác về NC&PT của DNVVN chưa hiệu quả.

CƠ HỘI: (i) Hệ thống pháp luật về NC&PT và DNVVN
đang được tập trung hoàn thiện. Dự kiến Quốc hội sẽ sớm ban
hành Luật hỗ trợ DNVVN; (ii) Nhà nước quan tâm phát triển
DNVVN cũng như thúc đẩy hoạt động NC&PT của DNVVN;
(iii) Xu hướng khởi nghiệp dựa trên KH&CN đang được khuyến
khích, đặc biệt là ở trong bộ phận thanh niên, sinh viên; (iv) Là
quốc gia đi sau, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của nước
ngoài về thúc đẩy hoạt động NC&PT của DNVVN.
NGUY CƠ: (i) Công nghệ giá rẻ từ nước ngoài (đặc biệt là
từ Trung Quốc) phù hợp với năng lực tài chính và mục đích sử
dụng ngắn hạn của DNVVN Việt Nam đã hạn chế, thậm chí là
triệt tiêu nhu cầu ĐMST tự thân của DN; (ii) Các DNVVN có
xu hướng tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng thông qua hoạt động
gia công, tận dụng sức lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên
thô,… mà không quan tâm nhiều đến nâng cao năng lực công
nghệ để phát triển bền vững lâu dài.

21


4.5.3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN
Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản
Luận án đề xuất một số nhóm giải pháp và khuyến nghị nhằm
thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam dựa
trên kinh nghiệm của Nhật Bản bao gồm: (i) Hoàn thiện môi
trường thể chế của Việt Nam liên quan đến DNVVN và hoạt
động NC&PT của các DNVVN; (ii) Xây dựng và phát triển
nhóm các DNVVN có năng lực mạnh về NC&PT; (iii) Một số
khuyến nghị cho các DNVVN Việt Nam ( bao gồm: tận dụng
hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước; chủ động đầu tư

cho NC&PT; chú trọng nâng cao chất lượng nhân lực thực hiện
NC&PT; thúc đẩy hợp tác NC&PT với các trường ĐH, viện
NC).

22


KẾT LUẬN
1. Luận án đã tập trung nghiên cứu giải quyết được những
vấn đề chủ yếu như sau:
Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu làm rõ một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNVVN, NC&PT và hoạt
động NC&PT của các DNVVN. Qua đó, luận án cung cấp cơ sở
lý thuyết quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo.
Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa được những giai đoạn phát
triển chính của DNVVN Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới
thứ 2 đến nay. Luận án cũng đã phân tích cụ thể những thay đổi
quan trọng trong tình hình kinh tế - chính trị của thế giới và
Nhật Bản kể từ đầu những năm 1990 đến nay. Đây là những vấn
đề cơ bản, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động NC&PT của
các DNVVN Nhật Bản từ đầu những năm 1990 đến nay.
Thứ ba, luận án đã nghiên cứu sâu về thực trạng hoạt động
NC&PT của các DNVVN Nhật Bản từ đầu những năm 1990 đến
nay. Trong đó, luận án đã tập trung làm rõ được thực trạng về đầu
tư cho NC&PT, về nhân lực hoạt động NC&PT và về hợp tác
NC&PT của các DNVVN Nhật Bản trong giai đoạn này. Luận án
cũng đã phân tích làm rõ những kinh nghiệm trong xây dựng thể
chế, chính sách pháp luật của nhà nước Nhật Bản nhằm hỗ trợ hoạt
động NC&PT của DNVVN và kinh nghiệm của chính các
DNVVN Nhật Bản về thúc đẩy hoạt động NC&PT. Bên cạnh đó,

luận án đã đánh giá được những tác động tích cực của hoạt động
NC&PT đối với sự phát triển của các DNVVN Nhật Bản.
Thứ tư, luận án đã nghiên cứu tổng quan thực trạng hoạt động
NC&PT của các DNVVN Việt Nam. Luận án đã phân tích một số
vấn đề cơ bản trong môi trường thể chế hiện nay và một số quan
điểm định hướng phát triển DNVVN của nhà nước có tác động sâu
sắc đối với hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam.
23


×