VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ TUẤN ANH
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NHẬT BẢN
TỪ NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Hà Nội - 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ TUẤN ANH
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NHẬT BẢN
TỪ NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh
2. TS. Đoàn Hữu Bảy
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trích dẫn sử dụng trong luận án có nguồn
gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Vũ Tuấn Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến Khoa Quốc tế học,
Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo
môi trường thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt quá trình thực
hiện đề tài luận án tại Học viện.
Để có thể hoàn thành được luận án, tôi luôn nhận được sự quan tâm
hướng dẫn về khoa học cũng như sự động viên khích lệ về tinh thần của các
Thầy hướng dẫn là PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh và TS. Đoàn Hữu Bảy. Tôi xin
được chân thành cảm ơn các Thầy.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các giáo sư, phó giáo sư,
tiến sỹ, các giảng viên của Khoa Quốc tế học và Học viện Khoa học Xã hội
đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi thực hiện luận án.
Qua đây tôi cũng xin được bày tỏ sự biết ơn đối với Lãnh đạo Cục
Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học
và Công nghệ, Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các đồng nghiệp đã
tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi tham gia chương trình đào tạo bậc tiến sỹ
tại Học viện Khoa học Xã hội.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn đến gia đình, bố, mẹ hai bên và vợ đã
luôn hết lòng động viên ủng hộ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành
luận án của mình.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án .. 9
1.2. Đánh giá chung và hướng nghiên cứu của luận án............................. 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................... 26
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.............. 27
2.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................ 27
2.2. Những vấn đề chung về nghiên cứu và phát triển .............................. 35
2.3. Những vấn đề chung về nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp vừa
và nhỏ .................................................................................................... 44
2.4. Phương hướng thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án .......... 53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................... 56
Chương 3 HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NHẬT BẢN TỪ ĐẦU NHỮNG NĂM
1990 ĐẾN NAY ........................................................................................ 57
3.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Nhật Bản....................... 57
3.2. Bối cảnh quốc tế và Nhật Bản từ đầu những năm 1990 đến nay và
những tác động đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản ................................................................... 61
iii
3.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Nhật Bản từ đầu những năm 1990 đến nay ............................ 69
3.4. Những kinh nghiệm và giải pháp của Nhật Bản về thúc đẩy hoạt động
nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đầu những
năm 1990 đến nay .................................................................................. 93
3.5. Tác động của hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản từ đầu những năm 1990 đến nay ............... 100
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................... 104
Chương 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN .................................... 105
4.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ và nghiên cứu và phát triển tại
Việt Nam ............................................................................................. 105
4.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay .............................................................. 112
4.3. Một số vấn đề thực trạng của môi trường thể chế liên quan đến hoạt
động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam .. 119
4.4. Một số quan điểm và định hướng quan trọng của nhà nước liên quan
đến hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam..................................................................................................... 126
4.5. Giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hoạt
động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam .. 129
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................... 147
KẾT LUẬN ............................................................................................ 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................... 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 151
PHỤ LỤC ............................................................................................... 169
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
APEC
BERD
Viết đầy đủ tiếng Việt
Viết đầy đủ tiếng Anh (nếu có)
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
Asia-Pacific Economic
– Thái Bình Dương
Cooperation
Chi tiêu nghiên cứu và phát triển
Business Enterprise Research and
của khu vực doanh nghiệp
Development Expenditures
DN
Doanh nghiệp
DNL
Doanh nghiệp lớn
DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐH
Đại học
ĐMST
Đổi mới sáng tạo
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
Gross Domestic Product
GERD
Tổng chi tiêu cho nghiên cứu và
phát triển
Gross Expenditures on Research
and Development
JPY
Đồng Yen Nhật Bản
Japanese Yen
JSMEA
Cục Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhật Bản
Japan Small and Medium
Enterprise Agency
KH&CN
Khoa học và công nghệ
NC
Nghiên cứu
NC&PT
Nghiên cứu và phát triển
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế
Organisation for Economic Cooperation and Development
R&D
Nghiên cứu và phát triển
Research and Development hoặc
Research and Experimental
Development
RIETI
Viện Nghiên cứu Kinh tế, Thương
v
Research Institute of Economic,
Trade and Industry, Japan
mại và Công nghiệp Nhật Bản
Ministry of Economic, Trade and
Industry
SME
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Small and Medium Enterprise
TLO
Văn phòng chuyển giao công nghệ
Technology Licensing Office
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khác biệt định tính giữa DNVVN và DNL .............................................. 28
Bảng 2.2. So sánh đặc điểm của ba nhóm DNVVN được phân loại theo mức độ
NC&PT........................................................................................................... 47
Bảng 3.1. Chi tiêu cho NC&PT của các DN Nhật Bản chia theo quy mô số lao động
(2011-2013) .................................................................................................... 76
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số của Nhật Bản theo độ tuổi (1960 - 2014).......................... 79
Bảng 3.3. Giá trị các khoản vay của DNVVN Nhật Bản (2008-2013) ..................... 96
Bảng 3.4. So sánh mức độ quan tâm đến các loại hình thị trường của DNL và
DNVVN Nhật Bản ....................................................................................... 100
Bảng 4.1. Chi tiêu cho NC&PT theo khu vực thực hiện và thành phần kinh tế theo
giá thực tế (2011, 2013) ............................................................................... 108
Bảng 4.2. Cơ cấu nhân lực NC&PT của Việt Nam theo thành phần kinh tế và khu
vực thực hiện (2013) .................................................................................... 110
Bảng 4.3. Số DN Việt Nam theo quy mô vốn tại thời điểm 01/01/2012 ................ 114
Bảng 4.4. Cơ cấu lao động của Việt Nam theo trình độ học vấn (2013) ................ 116
Bảng 4.5. Đặc điểm công nghệ của các DNVVN Việt Nam (2011, 2013) ............ 118
Bảng 4.6. Phân tích SWOT về hoạt động NC&PT của DNVVN Việt Nam .......... 136
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Liên kết DN trong mô hình keiretsu của Nhật Bản .................................. 14
Hình 1.2. Liên kết DN trong mô hình thầu phụ tại Nhật Bản ................................... 17
Hình 2.1. Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu ..................................................... 39
Hình 2.2. Mô hình “Triple Helix” ............................................................................. 50
Hình 2.3. Khung nghiên cứu của luận án .................................................................. 54
Hình 3.1. Tăng trưởng GDP hàng năm của Nhật Bản (1980-2014) ......................... 65
Hình 3.2. Số DNVVN Nhật Bản có NC&PT và tỷ lệ trên tổng số DNVVN ........... 70
Hình 3.3. Phương thức hoạt động NC&PT của DNVVN Nhật Bản......................... 71
Hình 3.4. Tỷ lệ DNVVN Nhật Bản có NC&PT chia theo khu vực công nghiệp .... 72
Hình 3.5. Tỷ lệ DNVVN Nhật Bản có NC&PT nhằm tạo sản phẩm hoặc công nghệ
mới.................................................................................................................. 73
Hình 3.6. Tỷ lệ doanh thu đầu tư vào NC&PT của DN sản xuất chế tạo Nhật Bản 74
Hình 3.7. Tỷ lệ chi tiêu NC&PT của DNVVN trong BERD ở một số quốc gia thuộc
khối OECD (2013) ......................................................................................... 78
Hình 3.8. Các phương thức hợp tác NC&PT của DNVVN Nhật Bản ...................... 85
Hình 3.9. Mức độ ưu tiên khác nhau của các DN đối với từng phương thức hợp tác
DN - trường ĐH tại Nhật Bản ........................................................................ 90
Hình 3.10. Tăng trưởng chi tiêu cho NC&PT của DNVVN Nhật Bản (khu vực sản
xuất chế tạo) ................................................................................................... 99
Hình 3.11. Liên hệ giữa “tỷ lệ chi tiêu cho NC&PT trên doanh thu” và “hệ số biên
lợi nhuận hoạt động” của DNVVN Nhật Bản (khu vực sản xuất chế tạo) . 102
Hình 3.12. Vai trò của NC&PT đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNVVN
Nhật Bản ....................................................................................................... 103
Hình 4.1. Tỷ lệ DN thực hiện cải tiến và nghiên cứu công nghệ ............................ 112
Hình 4.2. Hệ thống các tổ chức hỗ trợ DNVVN tại Việt Nam ............................... 120
viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
DNVVN ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, giải
quyết công ăn việc làm và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, hầu hết
các quốc gia đều quan tâm triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khu
vực DNVVN. Trong đó, nhóm các giải pháp thúc đẩy hoạt động N&PT của
DNVVN có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh KH&CN đang dần trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng quan tâm thúc đẩy
hoạt động NC&PT của DNVVN nhằm giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh
và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động NC&PT
của DNVVN Việt Nam vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Do đó, nghiên cứu kinh
nghiệm của nước ngoài về thúc đẩy hoạt động NC&PT của DNVVN để tìm
giải pháp vận dụng vào điều kiện Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, cần được
triển khai.
Cùng ở trong khu vực Đông Á, Nhật Bản và Việt Nam chia sẻ nhiều
điểm tương đồng về địa lý, dân số, lịch sử và văn hóa [36, tr. 85]. Nhật Bản
hiện nay có quan hệ tốt đẹp về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng với
Việt Nam. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận, học hỏi
các kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển kinh tế nói chung, DNVVN
nói riêng.
Nhật Bản có kinh nghiệm phong phú và lâu dài về phát triển thành
công DNVVN, bao gồm kinh nghiệm về thúc đẩy hoạt động NC&PT của
DNVVN. Tăng cường hoạt động NC&PT đã giúp các DNVVN Nhật Bản
nâng cao năng lực ĐMST và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Qua đó,
góp phần hiệu quả hỗ trợ các DN này từng bước vượt qua khó khăn để duy trì
1
và phát triển trong điều kiện kinh tế Nhật Bản suy thoái kéo dài từ đầu những
năm 1990 đến nay.
Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn chủ đề “Hoạt động nghiên
cứu và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản từ những
năm 1990 đến nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án. Thực hiện đề tài giúp
tìm ra những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản và giải pháp vận dụng nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động NC&PT nói riêng, hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung của các DNVVN Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật Bản từ
đầu những năm 1990 đến nay và những kinh nghiệm của Nhật Bản nhằm thúc
đẩy hoạt động này (gồm cả kinh nghiệm về xây dựng thể chế, chính sách của
Nhà nước và kinh nghiệm của chính các DNVVN Nhật Bản). Từ đó, đề xuất
một số giải pháp chủ yếu vận dụng những kinh nghiệm nói trên nhằm thúc
đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận án triển khai thực hiện
các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về DNVVN, NC&PT và hoạt
động NC&PT của DNVVN;
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật Bản
trong bối cảnh thế giới và Nhật Bản có nhiều biến động từ những năm 1990
đến nay và một số vấn đề liên quan.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam
hiện nay và một số vấn đề liên quan. Phân tích, so sánh những đặc điểm tương
đồng và khác biệt giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản về DNVVN, hoạt
2
động NC&PT của DNVVN, và thể chế chính sách thúc đẩy hoạt động
NC&PT của DNVVN.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động NC&PT của các
DNVVN Việt Nam trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm của Nhật Bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động NC&PT của các
DNVVN hai nước Nhật Bản và Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu sẽ giới hạn trong nhóm các DNVVN
mang quốc tịch Nhật Bản hoạt động trong lãnh thổ Nhật Bản và nhóm các
DNVVN mang quốc tịch Việt Nam hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam.
- Về thời gian:
+ Hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật Bản được giới hạn khảo
sát nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn khoảng hơn 20 năm, tính từ đầu những
năm 1990 đến nay (giới hạn này có thể mở rộng trong một số trường hợp khi
cần so sánh và đánh giá các xu hướng vận động). Nghiên cứu lựa chọn mốc
thời gian từ đầu những năm 1990 vì đây là điểm khởi đầu của giai đoạn hơn
hai thập kỷ suy thoái kinh tế của Nhật Bản. Đồng thời, đây cũng là mốc thời
gian đánh dấu những biến chuyển to lớn của tình hình chính trị, kinh tế và an
ninh trên phạm vi toàn cầu khi mà chiến tranh Lạnh kết thúc và quá trình toàn
cầu hóa lần thứ Tư được bắt đầu.
+ Hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam được nghiên cứu
trong giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay. Mốc thời gian này được lựa chọn vì
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về “trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên
của Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định chính thức về DNVVN (Điều 3,
3
Chương 1 của Nghị định). Ngoài ra, Luật Khoa học và công nghệ số
21/2000/QH10 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam Khóa X ban hành
năm 2000 đã mở ra cơ hội mới cho hoạt động KH&CN nói chung, NC&PT
nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn.
- Về nội dung:
+ Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến hoạt động
NC&PT của các DNVVN Nhật Bản bao gồm: (i) Phân tích những thay đổi về
môi trường sản xuất kinh doanh của các DNVVN Nhật Bản từ những năm
1990 đến nay; (ii) Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động NC&PT của các
DNVVN Nhật Bản (về đầu tư, nhân lực và hợp tác) trong bối cảnh đó. Luận
án không nghiên cứu về hoạt động NC&PT ở hải ngoại của các DNVVN
Nhật Bản.
+ Luận án cũng nghiên cứu về thực trạng hoạt động NC&PT của các
DNVVN Việt Nam hiện nay và một số nội dung liên quan. Từ đó cung cấp
những cơ sở để phân tích, so sánh và đề xuất giải pháp vận dụng kinh nghiệm
của Nhật Bản nhằm thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận chung được sử dụng trong triển khai nghiên cứu đề
tài luận án là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Dựa trên cơ sở phương
pháp luận chung, các nội dung NC của luận án được tiếp cận theo các phương
pháp như tiếp cận hệ thống, tiếp cận định tính và định lượng, tiếp cận liên
ngành, tiếp cận lịch sử và logic. Cụ thể một số phương pháp tiếp cận như sau:
- Tiếp cận hệ thống: Phân tích và đánh giá các hoạt động NC&PT của
các DNVVN Nhật Bản từ đầu những năm 1990 đến nay được đặt trong một
phức hợp các yếu tố có liên quan, tác động qua lại với nhau. Chẳng hạn như,
từ các yếu tố mang tính thời đại (chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa, cách mạnh
công nghệ thông tin,…) cho đến những vấn đề vĩ mô ở tầm quốc gia (suy
4
thoái kinh tế tại Nhật Bản, chính sách phát triển DNVVN,…) và các thành tố
vi mô (thói quen tiêu dùng của người Nhật Bản thay đổi, hành vi ứng xử
trong các DN tại Nhật Bản có sự biến đổi sâu sắc,…) đều góp phần cấu thành
nên môi trường chi phối có tính quyết định đối với hoạt động NC&PT của
DNVVN Nhật Bản. Do đó, các yếu tố này phải được xem xét trong một tổng
thể các vấn đề liên quan đến hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật Bản.
- Tiếp cận liên ngành: Sử dụng phối hợp phương pháp của nhiều ngành
khoa học xã hội nhân văn như kinh tế học, chính trị học, xã hội học, thống
kê,… Nghiên cứu hoạt động NC&PT của các DNVVN Nhật Bản cần đặt
trong bối cảnh thế giới và chính Nhật Bản có nhiều biến đổi từ đầu những
năm 1990 đến nay. Do đó, cần phân tích các nội dung NC của luận án từ
nhiều góc cạnh khác nhau với những phương pháp của một số lĩnh vực khoa
học riêng. Trên cơ sở đó sẽ có được đánh giá tổng hợp đầy đủ, chính xác và
khách quan nhất có thể về vấn đề được nghiên cứu.
Luận án chủ yếu sử dụng các thông tin, dữ liệu từ các nguồn tài liệu thứ
cấp (xuất bản hoặc công bố tại Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ, Việt Nam và một
số quốc gia khác) kết hợp với các tư liệu thu được qua tham khảo ý kiến
chuyên gia. Trong quá trình thu thập thông tin, các phương pháp tiếp cận nói
trên được sử dụng một cách linh hoạt và phù hợp.
Đối với công tác xử lý thông tin, ngoài các phương pháp luận cơ bản
như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân
tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh được sử dụng đồng bộ nhằm đạt tới mục
đích cuối cùng là đưa ra được những kết luận khách quan nhất có thể. Cụ thể
một số phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong các chương của
luận án như sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng
trong tất cả các chương, mục, tiểu mục của luận án.
5
- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong
toàn bộ nội dung luận án. Sử dụng phương pháp này giúp trình bày luận án
theo một bố cục logic, chặt chẽ và khoa học.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong
Chương 3 và Chương 4 của luận án. Các số liệu được thống kê, xử lý và trình
bày khoa học, rõ ràng để từ đó rút ra những xu hướng, quy luật và đưa ra
được những nhận định khách quan nhất có thể về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong
Chương 3 và một số mục trong Chương 4 của luận án. Mục đích sử dụng
phương pháp này nhằm đưa ra những nhận định chính xác, khách quan nhất
có thể về các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở so sánh với
những thuộc tính tương tự trên nhóm các đối tượng khác.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng
dưới hình thức trao đổi trực tiếp nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học
có chuyên môn sâu về các nội dung NC của luận án. Phương pháp này được
sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện và hoàn thiện luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm những cơ
sở lý luận và thực tiễn về DNVVN và NC&PT; xây dựng được khái niệm
NC&PT của DNVVN đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện đề tài luận án.
Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động NC&PT
của các DNVVN Nhật Bản từ đầu những năm 1990 đến nay (bao gồm các nội
dung đầu tư, nhân lực và hợp tác) và một số vấn đề liên quan; phân tích và
tổng hợp một số bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong thúc đẩy hoạt động
NC&PT của DNVVN. Luận án cũng đã phân tích sơ lược về tính hiệu quả
của hoạt động NC&PT đối với các DNVVN Nhật Bản.
6
Thứ ba, luận án đã nghiên cứu tổng quan thực trạng hoạt động NC&PT
của các DNVVN Việt Nam hiện nay và một số vấn đề liên quan. Luận án
cũng đã phân tích những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nước
Việt Nam và Nhật Bản về DNVVN, hoạt động NC&PT của DNVVN, và thể
chế chính sách thúc đẩy hoạt động NC&PT của DNVVN. Trên cơ sở đó, luận
án đã đề xuất một số giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản nhằm
thúc đẩy hoạt động NC&PT của các DNVVN Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về DNVVN,
NC&PT, hoạt động NC&PT của DNVVN; nhờ đó, có thể rút ngắn thời gian
cho các nghiên cứu về những nội dung có liên quan.
Thứ hai, góp phần nâng cao hiểu biết về các DNVVN Nhật Bản, đặc
biệt là hoạt động NC&PT của các DN này đặt trong bối cảnh chính trị, kinh
tế, xã hội biến đổi từ đầu những năm 1990 đến nay.
Thứ ba, góp phần nâng cao hiểu biết về tình hình thực tế hoạt động
NC&PT của các DNVVN Việt Nam; làm rõ hơn những mặt mạnh và điểm
hạn chế trong hoạt động NC&PT của các DN này.
Thứ tư, những giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động NC&PT của
các DNVVN Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản có thể góp phần
phục vụ cho công tác hoạch định chính sách và quản lý nhà nước ở cả cấp
trung ương và địa phương.
Thứ năm, những khuyến nghị đối với các DNVVN Việt Nam cũng có
thể được vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi DN nhằm thúc
đẩy hoạt động NC&PT; từ đó nâng cao năng lực ĐMST, khả năng cạnh tranh
và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các DN.
7
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài các phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng hình,
danh mục công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận án bao gồm phần mở đầu, bốn chương và phần kết luận.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động nghiên cứu và phát
triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 3: Hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Nhật Bản từ đầu những năm 1990 đến nay.
Chương 4: Thực trạng hoạt động nghiên cứu và phát triển của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam và giải pháp vận dụng kinh nghiệm của
Nhật Bản.
8
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Cho đến nay, đã có không ít nghiên cứu liên quan đến những góc độ
khác nhau của đề tài “Hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay”. Nội dung của các
nghiên cứu được in thành sách, đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, báo
chí và dưới dạng phiên bản điện tử trên website chính thức của các nhà xuất
bản, trường ĐH, viện NC, cơ quan chính phủ và những tổ chức, cá nhân khác.
Trong mục này, luận án sẽ tổng quan các công trình nghiên cứu theo bốn
nhóm chủ đề có liên quan trực tiếp đến hoạt động NC&PT của các DNVVN
Nhật Bản trong giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến nay.
1.1.1. Các nghiên cứu về chuyển đổi trong chính sách của Nhật Bản về
DNVVN từ những năm 1990 đến nay
Nhật Bản bước vào thập niên 1990 với những khó khăn nghiêm trọng.
Theo Nguyễn Bình Giang (2012), kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái sau
khủng hoảng vỡ “bong bóng giá tài sản” năm 1991. Trong hơn 20 năm kể từ
thời điểm đó, kinh tế Nhật Bản luôn ở trong trạng thái trì trệ với mức tăng
trưởng GDP hàng năm rất thấp, dao động chỉ quanh mức 0,5%/năm và nhiều
năm tăng trưởng âm (tham khảo số liệu trong Hình 3.1). Fukao (2013) đã gọi
giai đoạn này là “hai thập kỷ mất mát” của kinh tế Nhật Bản.
Nhằm hỗ trợ các DNVVN đối phó với những khó khăn do suy thoái
kinh tế kéo dài từ đầu những năm 1990 đến nay, Nhật Bản đã ban hành nhiều
chính sách mới so với những giai đoạn trước. Các chính sách mới này nhằm
vào mục tiêu “Hỗ trợ các DNVVN có động cơ và khả năng” [101, tr. 5] (chi
tiết tham khảo phụ lục A1) đã có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động
9
NC&PT của các DNVVN Nhật Bản. Những đổi mới về chính sách này thực
sự cần thiết vì theo nhận định của Tejima (2002, tr. 3), “các DN Nhật Bản
đang dần mất đi sự tin tưởng vào hoạt động NC&PT của họ” do suy thoái
kinh tế kéo dài quá lâu.
Trong nghiên cứu “Kinh nghiệm phát triển DN nhỏ và vừa của Nhật
Bản”, tác giả Ngô Văn Giang đã nhận định rằng, từ những năm 1990, Nhật
Bản bắt đầu xây dựng các chính sách ưu tiên tập trung mạnh vào khu vực
DNVVN, “điều mà trước đây không có, do vậy các DNVVN sẽ có những
điều kiện mới, thuận lợi hơn để phát triển” [25].
Những chính sách cho DNVNN của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay được Tomohiro Seki phân tích trong báo cáo “What are
the SME Policies and Measures in Japan? The Outline of SME Promotion
Policies in Japan”. Trong đó, giai đoạn từ những năm 1990 đến nay, do xu
hướng cải tổ cơ cấu nhằm phục hồi nền kinh tế với khẩu hiệu “hiện thực hóa
một cấu trúc công nghiệp mềm dẻo và mạnh mẽ” (actualization of a flexible
and powerful industrial structure) nên các chính sách tập trung vào KH&CN
được chú trọng. Những biện pháp nhằm cải cách hệ thống trường ĐH công
lập đã giúp liên kết giữa khu vực hàn lâm và khu vực công nghiệp trở nên
mạnh mẽ và hiệu quả hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước.
Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế số 306 (tháng 08/2013) về
chủ đề “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức: Bài học kinh nghiệm
từ một số nước trên thế giới” của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Bộ
KH&CN) đã phân tích, đánh giá về những chuyển đổi chính sách được thực
hiện từ những năm 1990 tại Nhật Bản bao gồm: (i) Cải cách cơ bản về hệ
thống kinh tế; (ii) Đẩy mạnh đầu tư cho KH&CN; (iii) Cải cách hệ thống
quản lý lao động dựa trên chế độ làm việc suốt đời (người lao động tại Nhật
Bản thường gắn bó làm việc suốt đời với một công ty); (iv) Thúc đẩy hợp tác
10
giữa khu vực hàn lâm và công nghiệp;… Có thể nói, quá trình chuyển đổi
chính sách này đã thay đổi căn bản môi trường kinh doanh tại Nhật Bản, qua
đó tác động mạnh đến hoạt động NC&PT của các DNVVN.
Các nhà nghiên cứu Akira Goto và Kazuyuki Motohashi (2009) trong
bài viết “Technology Policies in Japan: From 1990 to the Present” đã cung
cấp một góc nhìn tổng quát về các chính sách công nghệ tại Nhật Bản nhằm
đáp ứng với những thách thức kinh tế và công nghệ trong giai đoạn suy thoái
kinh tế kéo dài từ đầu thập niên 1990 đến nay. Nghiên cứu đã tập trung phân
tích kế hoạch phát triển KH&CN mới, các chương trình NC&PT của chính
phủ, chính sách khấu trừ thuế NC&PT, các chính sách công nghệ hướng đến
DNVVN, và những nỗ lực nhằm thúc đẩy mối liên hệ giữa trường ĐH, phòng
thí nghiệm quốc gia và DN.
Báo cáo “Research on Innovation Promoting Policy for SMEs in
APEC: Survey and Case Studies” do APEC SME Innovation Center thực hiện
năm 2006 đã đánh giá “Chính phủ Nhật Bản có sự hỗ trợ toàn diện và sâu
rộng trước tiên cho khả năng cạnh tranh và đổi mới của DNVVN” [55, tr. 59,
Part II]. Báo cáo đã phân tích những mặt tích cực trong chính sách hỗ trợ cho
đổi mới DNVVN bao gồm các chính sách tài chính như cho vay trực tiếp của
chính phủ hay bảo lãnh tài chính, các hỗ trợ về tư vấn quản lý, xúc tiến đổi
mới công nghệ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong chính
sách hỗ trợ của chính phủ, ví dụ như nỗ lực trợ giúp duy trì tài chính cho các
DNVVN yếu kém (trong khi đáng lẽ các DN yếu kém trong sản xuất kinh
doanh cần phải bị đào thải một cách tự nhiên). Nếu sự can thiệp của chính
phủ ngoài yếu tố thị trường này thất bại có thể làm chậm chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp, không mang lại hiệu quả kinh tế tổng thể và hạn chế đổi mới
DNVVN.
11
1.1.2. Các nghiên cứu về liên kết DN và sự thay đổi trong liên kết DN tại
Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay
Liên kết DN (hay liên kết kinh doanh giữa các DN) được định nghĩa là
những giao dịch thương mại giữa các DN vì lợi nhuận khác nhau [79, tr. 1].
Theo Hussain (2000, tr. 9-11), có ba phương thức liên kết DN chính bao gồm
liên minh DN (alliances), cụm DN (clustering) và mạng lưới DN (networking).
Trong đó, liên minh DN lại bao gồm các hình thức liên kết cụ thể hơn như
thầu phụ (subcontracting), cấp phép (licensing), hợp tác đầu tư (jointventure), liên minh chiến lược (strategic alliance), và côngxoocxiom
(consortium). Trong nghiên cứu của mình, đối với mỗi hình thức liên kết DN,
tác giả cũng phân tích chi tiết về cách thức hoạt động và hiệu quả.
Theo Mwangi (2014) , liên kết kinh doanh thực sự cần thiết cho các DN
trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay. Trong thực tiễn, các ý tưởng,
năng lực, sản phẩm, chiến lược đổi mới và công nghệ của các DNVVN
thường xuyên được mua, tìm hiểu và tiếp thị bởi các DN lớn hơn [137, tr. 5].
Báo cáo mang tên “Business Linkages: Lessons, Opportunities, and
Challenges” nhận định, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các
công ty sản xuất lớn mua một tỷ lệ đáng kể các yếu tố đầu vào bao gồm cả
hàng hóa và dịch vụ của các công ty khác [104, tr. 5].
Xét riêng về liên kết giữa các DN lớn hơn và các DN nhỏ hơn, Masinde
(1994, tr. 48) nhận định rằng mối liên kết này là kết quả của một quá trình
chia nhỏ hoạt động của công ty lớn hơn, và chuyển các hoạt động của họ cho
những công ty nhỏ hơn nhằm mang đến lợi ích như hợp lý hóa hiệu quả kinh
doanh, linh hoạt trong chiến lược đối phó, năng động trong chuyên môn hóa
công nghệ, hoặc đầu tư bền vững. Liên kết hợp tác giữa các DN tạo ra những
lợi ích không nhỏ cho mỗi bên tham gia, chẳng hạn như nâng cao năng suất,
cải thiện hiệu quả kinh doanh, có thêm thông tin [70, tr. 1]. James, Gee, Love,
12
Roper và Willis (2014, tr. 35) đề cập các hình thức liên kết cơ bản giữa DN
lớn hơn và DN nhỏ hơn nhằm mục đích nâng cao hoạt động đổi mới. Hai
dạng liên kết được các tác giả phân tích sâu bao gồm: (i) Chuỗi cung ứng
(quan hệ theo chiều dọc) là liên kết bắt nguồn từ dòng chảy của sản phẩm
nhưng cũng tạo cơ hội cho đổi mới; (ii) Sáng tạo và trao đổi tri thức (quan hệ
theo chiều ngang) là liên kết được tạo ra theo cách đặc biệt nhằm phối hợp
xây dựng hoặc truy cập các tri thức cần thiết cho đổi mới.
Tại Nhật Bản, liên kết DN có những đặc trưng riêng biệt, chịu sự chi
phối mạnh mẽ bởi các đặc điểm văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội đặc thù
của quốc gia này.
Leo Paul Dana trong bài báo “Small but Not Independent: SMEs in
Japan” đã dựa trên những thông tin có được thông qua phỏng vấn các nhà
khoa học, chủ DNVVN và các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản để so
sánh và đưa ra một số kết luận. Theo tác giả, các DNVVN chính là trung tâm
của nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, trong khi chủ các DNVVN tại Bắc Mỹ
thường độc lập quản lý DN thì hiếm khi các DN này ở Nhật Bản đứng riêng
lẻ. Trong thực tế, các DNVVN Nhật Bản thường tham gia vào một số dạng
liên minh DN. Bài báo đề cập đến bốn dạng liên minh DN tại Nhật Bản bao
gồm keiretsu (nhóm hỗn hợp đa dạng các DN), sanchi (một nhóm các
DNVVN có cùng hình thức kinh doanh), kyodokumiai (một nhóm hợp tác
chung của các DNVVN) và shita-uke gyosha (hệ thống thầu phụ) với lưu ý
rằng trong thực tế còn có các hình thức liên kết khác. Tác giả cũng nhận định
là mặc dù có những chính sách hỗ trợ của nhà nước, các DNVVN Nhật Bản
thường tìm kiếm hỗ trợ lẫn nhau hoặc thông qua các liên kết DN.
Hình thức liên minh keiretsu cũng được Michael Gerlach trình bày
trong một nghiên cứu chuyên sâu về liên kết DN của Nhật Bản mang tên
“Alliance Capitalism: The Social Organization of Japanese Business”. Tác
13
giả cho rằng đặc điểm của mạng lưới về liên kết DN của Nhật Bản được bộc
lộ rõ rệt trong các thể chế keiretsu. Nghiên cứu cũng trình bày những đặc
điểm chi tiết của hai loại keiretsu khác nhau tại Nhật Bản bao gồm “vertical
keiretsu” và “intermarket keiretsu” [78, tr. 4-5].
Nguồn: [78, tr. 5]
Hình 1.1. Liên kết DN trong mô hình keiretsu của Nhật Bản
14
Lưu Ngọc Trịnh trong tài liệu chuyên khảo “Suy thoái kéo dài, cải cách
nửa vời: Tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản” đã phân tích về hệ thống
ngân hàng, phương thức phân phối hàng hóa và môi trường kinh doanh, cũng
như lịch sử hình thành phát triển của các mô hình tổ chức DN đặc biệt của
Nhật Bản (Zaibatsu và Keiretsu). Tài liệu đưa ra những bằng chứng cho thấy
đặc điểm nổi bật trong nền kinh tế Nhật Bản là “sự khép kín và bài ngoại”, có
trong cả hệ thống ngân hàng (trung tâm của nền tài chính Nhật Bản) và hệ
thống phân phối. Tác giả nhận định, “có sự cấu kết chặt chẽ giữa các nhà chế
tạo và nhà phân phối theo kiểu keiretsu, khép kín và bài ngoại, nhất là hệ
thống những cửa hàng chuyên môn hóa cao chỉ kinh doanh một loại hàng nhất
định” [50, tr. 160]. Theo tác giả, mối liên kết DN chặt chẽ có thể nhận ra
trong các “tập đoàn DN riêng có của Nhật Bản là các keiretsu”.
Whittaker trong cuốn sách chuyên khảo “Small firms in the Japanese
economy” cũng trình bày về các hình thức liên kết DN. Trong mỗi hình thức
liên kết đó, tác giả đề cập chi tiết về vai trò vị trí của các DNVVN Nhật Bản.
Nghiên cứu đã phân tích hai hình thức liên kết DN theo chiều dọc (vertical)
và chiều ngang (horizontal) tại Nhật Bản. Trong đó, mô hình liên kết dọc cơ
bản chính là phương thức thầu phụ (các DN nhỏ hơn nhận thầu thực hiện các
phần việc do các DN lớn hơn đặt hàng) và mô hình liên kết ngang bao gồm
các hình thức bạn kinh doanh (confrere trading hay nakama torihiki) và đối
thủ cạnh tranh (confrere rivalry hay sessa takuma). Theo tác giả, liên kết
ngang giữa các DNVVN tại Nhật Bản thường ở dạng không chính thức [153,
tr. 111].
Mô hình thầu phụ có vị trí quan trọng hàng đầu trong số các hình thức
liên kết DN tại Nhật Bản. Kimura (2001, tr. 2) dẫn nguồn từ Bộ Thương mại
quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản (nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công
nghiệp Nhật Bản) giải thích khái niệm thầu phụ tại Nhật Bản như sau: “Một
15