Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh bo kẹo, nước CHDCND lào tóm tắt luận văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.63 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
................./................

BỘ NỘI VỤ
...../.....

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ONCHANH PHOMMAHANE

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BO KẸO
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60.34.04.03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2016


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS TRỊNH ĐỨC HƯNG

Phản biện 1: TS. CHU XUÂN KHÁNH.
Phản biện 2: TS. LÊ THỊ HÀ.

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia


Địa điểm: Phòng 402 C , Nhà A.
- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: ......- Đường .................................. - Quận ........... - TP. .............
Thời gian: vào hồi 14 giờ 45 tháng 11 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua hơn mười lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng nhân
dân Cách mạng Lào khởi xướng và lãnh đạo, bắt đầu từ Đại hội Đảng
toàn quốc lần thức VI của Đảng, đã mở đường cho một thời kỳ phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập với thế giới, đặc
biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn, tri thức cao;
các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các
quan hệ kinh tế, đối ngoại lao động được thiết lập. Lực lượng này đã bổ
sung cho thị trường lao động trong nước khi nguồn nhân lực nội địa
chưa đáp ứng được. Lao động nước ngoài đã đóng góp vào sự phát triển
và tăng trưởng kinh tế đất nước tuy nhiên, lực lượng này cũng đã mang
đến không ít những hệ lụy trong quản lý thị trường lao động.
Trong những năm qua, quản lý nhà nước đối với người lao động
nước ngoài đã được Đảng và Nhà nước CHDCND Lào hết sức quan tâm
nhằm thực hiện đúng các cam kết trên diễn đàn chung thế giới. Tuy vậy,
vẫn còn một số hạn chế nhất định, trong đó vừa chưa định hướng quy
hoạch chiến lược phát triển vừa chưa quản lý, kiểm soát chặt chẽ được
người lao động nước ngoài di chuyển vào nước nên tình trạng lao động
không được cấp phép ngày càng gia tăng. Chính vì lẽ đó cần phải có sự
tác động của quản lý nhà nước đối với đói tượng này đẻ thúc đẩy sự tăng

trưởng kinh tế, ổn định chính trị xã hội.
Bo Kẹo là tỉnh miền núi có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm
năng để phát triển kinh tể, là cầu nối giữa các tỉnh miền núi phía Tây
Đông Bắc là nơi trung chuyển của các nguồn lao động từ các nước.
Trước yêu cầu đảm bảo cân đối giữa cung và cầu về việc làm trong tỉnh,
công tác quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài cũng đang
đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong thực tiễn. Là
người trực tiếp tham gia vào quản lý trong lĩnh vực này, tôi lựa chọn đề
tài “Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh Bo Kẹo
nước CHDCND Lào” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài là vấn đề nhận được
nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của người dân và toàn xã hội,


tuy nhiên đây là đề tài rất mới vì vậy các nghiên cứu có liên quan chỉ
mới dừng lại ở những bài viết trên các báo, tạp chí, các chia sẻ trên diễn
đàn trong đó ở Việt Nam bao gồm các nghiên cứu sau đây:
- Tác giả Cao Nhất Linh (2009), “Bảo vệ quyền, lợi ích của người
lao động nước ngoài ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 142;
- Tác giả Cao Nhất Linh (2007), “Lao động nước ngoài tại Việt
Nam trong thời kỹ hội nhập, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 4;
- Tác giả Phan Huy Đường – Tô Hiến với “Lao động nước ngoài ở
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp ”, Tạp chí Lao động và hội, số 402,
năm 2011;
- Tác giả Phan Huy Đường – Đỗ Thị Dung với “Một số vấn đề đặt
ra trong thực hiện các quy định pháp luật về lao động nước ngoài ở Việt
Nam và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 403, năm
2011;
- Tác giả Phan Huy Đường – Đỗ Thị Mỹ Dung với “Giải pháp tăng

cường quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại Việt Nam ” Tạp chí
Lao động và Xã hội, số 407, năm 2011,;
Còn tại CHDCND Lào thì việc nghiên cứu về vấn đề này hiện nay
còn rất nhiều hạn chế. Đặc biệt, vấn đề quản lý nhà nước đối với người
lao động nước ngoài tại tỉnh Bo Kẹo thì chưa có nhiều công trình bao
gồm:
- Tác giả SyThaNou ( 2011 ) “ Bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ bảo hiểm
xã hội của lao động nước ngoài ” Luận án thạc sỹ.
- Tác giả Phong Say Sắc “ Quyền và nghĩa vụ của lao động nước
ngoài khi tham gia thị trường lao động tại Lào ” Tạp chí Lao động tháng 5
năm 2009.
- Tác giả Phết Sa Mon “ Tình trạng lao động nước ngoài là vấn đề
nóng ” Tạp chí Công đoàn tháng 3 năm 2012.

Do vậy, có thể khẳng định đề tài mà tác giả lựa chọn không có sự
trùng lắp về nội dung và đối tượng nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức quản lý nhà nước đối với lao
động nước ngoài, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động


nước ngoài tại tỉnh Bọ Kẹo nước CHDCND Lào, đề tài đưa ra các giải
pháp quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh
trong giai đoạn hiện nay có hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước đối với
lao động nước ngoài;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với
lao động nước ngoài tại tỉnh Bo Kẹo nước CHDCND Lào hiện nay;

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại tỉnh Bo Kẹo nước
CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước
đối với lao động nước ngoài tại tỉnh Bo Kẹo, nước CHDCND Lào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về thời gian: Từ năm 2011 - 2015;
- Về không gian: Tỉnh Bo Kẹo, nước CHDCND Lào;
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài vận dụng phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác-Lênin; lấy học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Chủ tịch Cay Son
PHOMVIHANE làm nền tảng, kết hợp với những quan điểm của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào về quản lý lao động nước ngoài làm cơ sở lý
luận.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, trong đó sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
đánh giá, phương pháp thống kê.
6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Đóng góp về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ phục vụ cho việc hình thành cơ
sở lý luận về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, đồng thời


làm tài liệu tham khảo trong hoạt động QLNN đối với người lao động ở
CHDCND Lào nói chung.
6.2. Đóng góp về thực tiễn

- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà
nước đối với lao động nước ngoài để đáp ứng yêu cầu hiện nay tại tỉnh
Bo Kẹo.
- Luận văn là một công trình nghiên cứu lý luận với tình hình thực
tiễn của tỉnh Bo Kẹo nên có thể làm tài liệu tham khảo để hoạch định
những chủ trương, chính sách quản lý đối với lao động nước ngoài ở tỉnh
Bo Kẹo trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với lao
động nước ngoài
Chương 2: Thực trạng lao động nước ngoài và thực trạng quản lý
nhà nước đối với người lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo,
nước CHDCND Lào.
Chương 3: Quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào và giải
pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại
tỉnh Bo Kẹo nước CHDCND Lào
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm lao động, lao động nước ngoài
a. Lao động
Theo Từ điển Tiếng Việt, lao động là “hành động của con người
diễn ra giữa người với tự nhiên” (19, tr.78). Trong quá trình lao động
con người vận dụng sức lực của mình tác động vào giới tự nhiên, biến
đổi những vật chất đó làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của
mình.



Hiện nay, khái niệm lao động đã được mở rộng, theo giáo trình
Quản trị nguồn nhân lực xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia (2006),
lao động được định nghĩa là “hoạt động có mục đích, có ích cho con
người tác động lên giới tự nhiên, xã hội nhằm mang lại của cải vật chất
cho bản thân và cho xã hội. (20, tr.21).
Theo Luật Lao động Lào sửa đổi, bổ sung năm 2013 “người lao
động là người đủ độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có giao
kết hợp đồng lao động”.
b. Lao động nước ngoài
Theo Điều 2 khoản 9 Luật Lao động Lào được sửa đổi năm 2013
thì khái niệm về người lao động nước ngoài được quy định như sau:
“ Lao động nước ngoài là người nước ngoài đã và đang làm việc
trong các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và các nơi khác ở nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ”.
Người sử dụng lao động nước ngoài không những là các tổ chức cá
nhân người Lào tham gia hoạt động kinh doanh sản xuất mà còn là các
tổ chức cá nhân người nước ngoài kinh doanh, sản xuất và dịch vụ, đầu
tư theo quy định của pháp luật Lào.
- Các thủ tục, điều kiện lao động và nhập khẩu lao động nước ngoai
được quy định trong Quyết định số 5418 / LĐ, Bộ trưởng Bộ Lao động
và Phúc lợi xã hội về việc cho phép nhập khẩu lao động nước ngoài làm
việc ở Lào. Người nhập cảnh vào để du lịch, đi thăm hỏi, buôn bán trái
với quy định của pháp luật hoặc có mục đích khác sẽ không phải là lao
động nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài
a. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước,
gắn với chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp. Quản
lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động: hoạt động lập

pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều
hành) của hệ thống hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư
pháp.
Hoạt động quản lý nhà nước có ba nội dung cơ bản:


- Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp: hành
pháp là một trong ba nhánh quyền lực của nhà nước: Lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
- Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và có định hướng:
Trong quản lý nhà nước, chức năng tổ chức rất quan trọng, vì không có
tổ chức thì không thể quản lý được.
- Quản lý nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo
nguyên tắc pháp chế: Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực
nhà nước, sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, nhưng phải
trong khuôn khổ của pháp luật.
b. Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài
Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài là việc nhà nước xác
định mục tiêu và bằng pháp quyền tác động có tổ chức lên các quan hệ
và hoạt động của lao động nước ngoài nhằm khai thác và sử dụng có
hiệu quả nhất nguồn lao động này, nhằm đạt được các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội chung của đất nước đã đặt ra.
1.2. Sự cần thiết, yếu tố ảnh hưởng quản lý nhà nước về lao
động nước ngoài
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về lao động nước ngoài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào đang trên đường cùng ASEAN xây dựng một cộng đồng kinh
tế, chính trị, xã hội chung thì việc dần dần phải loại bỏ những rào cản, tiến
tới mở cửa thị trường lao động là xu hướng không thể tránh khỏi. Lao động
nước ngoài vào làm việc tại CHDCND Lào cũng tồn tại nhiều cơ hội và

thách thức. Trước hết là những cơ hội mà lực lượng lao động này mang lại:
- Lao động nước ngoài, nhất là lao động chất lượng cao làm việc tại
các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành nghề đặc thù … có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh
nghiệp, trong việc áp dụng và chuyển giao những quy trình công nghệ mới
cho nước sở tại. Trong khi nguồn nhân lực trong nước chưa đáp ứng yêu
cầu về chuyên môn, quản lý kinh tế, điều hành doanh nghiệp trong cơ chế
cạnh tranh khốc liệt thì vai trò của lao động nước ngoài càng có ý nghĩa
trong việc hình thành và phát triển các ngành nghề mới, tăng năng suất lao
động và hiệu quả kinh tế chung; đẩy nhanh thời gian triển khai và đưa vào
sử dụng các công trình, dự án; rút ngắn thời gian đào tạo và áp dụng công


nghệ mới; tiết kiệm chi phí trong việc nắm bắt nhiều tinh hoa khoa học kỹ
thuật của các nước khác. Như vậy lao động nước ngoài, nhất là lao động
chất lượng cao đã tác động tích cực, trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
- Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tạo môi trường cạnh
tranh giữa lao động Lào với lao động nước ngoài.
- Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài góp phần đào tạo lao
động tại chỗ theo hướng tương tác thẩm thấu.
Trong quá trình làm việc, người lao động trực tiếp sử dụng kỹ thuật và
công nghệ để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Theo quy luật nhận thức,
người lao động bản xử sẽ bắt chước để làm theo, sau đó là cải tiến cách làm
và sáng tạo ra cái mới hiệu quả hơn. Thực tế đã cho thấy, lao động trong
nước sau một thời gian làm việc với các chuyên gia, người lao động có
trình độ họ đã tích lũy được những tri thức về kỹ thuật, công nghệ được
chuyển giao và áp dụng thành công vào sản xuất kinh doanh của họ. Điều
này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng sử dụng khoa học và
công nghệ tiên tiến.

- Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài góp phần tăng cường
mối quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế giữa các quốc gia, góp phần đẩy
mạnh đầu tư và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ giữa các nước. Và ở
một khía cạnh nào đó, lao động nước ngoài làm gia tăng tính thẩm thấu văn
hóa, làm tăng năng suất lao động.
- Bên cạnh những cơ hội lao động nước ngoài vào làm việc tại Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực, nhiều
thách thức đặc biệt là lực lượng lao động bất hợp pháp. Một trong những
vấn đề nổi cộm trong những năm gần đây và đặc biệt thời điểm hiện tại là
tình hình sử dụng bất hợp pháp lao động nước ngoài tại nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào. Hiện tượng này có xu hướng gia tăng, vượt ngoài tầm
kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này không chỉ gây ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống của người lao động tại nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã
hội phát triển;
Thực tiễn cho thấy lao động nước ngoài bất hợp pháp làm việc tại Lào
đã gây ra rất nhiều hệ lụy. Trước tiên lực lượng lao động này đã tước đi cơ
hội việc làm của lao động Lào, đại đa số lực lượng lao động trái phép này
chỉ làm những công việc đơn giản hoặc những công việc mà lao động Lào


hoàn toàn có thể đảm đương được. Chính điều này làm giảm thu nhập
thuần trong tổng thu nhập quốc gia. Người lao động nước ngoài đến làm
việc họ có thu nhập và được chuyển về nước phần thu nhập này. Chính
điều này đã làm giảm thu nhập thuần trong tổng thu nhập quốc gia, kết quả
là làm giảm tổng thu nhập quốc gia tiếp nhận. Thêm nữa, tình trạng này có
thể tạo ra làn song nhập cư, định cư “lậu” khó kiểm soát gây ra những vấn
đề nan giải về xã hội, văn hóa thậm chí là an ninh.
Mặt khác, lao động nước ngoài vào làm việc tại Bo Kẹo đến từ các
nước khác nhau, có văn hóa, phong tục tấp quán khác nhau, đặc biệt là

khác với văn hóa, phong tục tập quán của nước bản địa. Lao động nước
ngoài khó hòa nhập với đời sống xã hội nước sở tại do khác biệt về văn
hóa, lối sống và tôn giáo. Đời sống tinh thần của mỗi người gắn chặt với
truyền thống văn hóa, đạo đức và tín ngưỡng của mỗi quốc gia, dân tộc.
Trong thời đại ngày nay, sự khác biệt về văn hóa, đạo đức, lối sống và tôn
giáo có thể tạo nên các xung đột của từng cá nhân người lao động với đời
sống tính thần của xã hội nước sở tại lao động nước ngoài bất hợp pháp du
nhập lối sống và văn hóa ngoại lai không phù hợp với nền văn hóa của
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, làm sai lệch các chuẩn mực đạo
đức, văn hóa của nước Lào. Những lối sống, văn hóa độc hại không phù
hợp với bản sắc văn hóa của nươc Lào đã phần nào ảnh hưởng đến đời
sống văn hóa của người dân nước sở tại.
Hiện nay, việc sử dụng lao động nước ngoài tại Lào, chưa được gắn
với giải quyết các vấn đề xã hội và phúc lợi xã hội nhất là vấn đề nhà ở,
văn hóa, vui chơi, giải trí … cho lao động nước ngoài. Kết quả khảo sát xã
hội cho thấy, có một cuộc sống khá phức tạp và lộn xộn của người lao động
nước ngoài ở hầu hết các tỉnh thành tại Lào, thường gắn với từ 5 không:
“không nhà ở, không gia đình, không chính trị, không văn hóa, không an
toàn”. Đây cũng là những rào cản lớn trong việc quản lý lao động nước
ngoài.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng
Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố cả bên trong và bên ngoài cụ thể như sau:
- Luật pháp, chính sách và các quy định hướng dẫn về quản lý lao
động nước ngoài. Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước về
lao động nước ngoài thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng
dẫn về cấp phép lao động, hợp đồng lao động … đây là cơ sở cho việc đưa



lao động nước ngoài vào nước sở tại. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc
vào từng tình huống cụ thể để áp dụng các quy định có liên quan, tuy nhiên
cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định
trong luật cần phải có hướng dẫn của cơ quan quản lý. Vì vậy, việc ban
hành các quy định hướng dẫn về sử dụng lao động nước ngoài là một yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về lao động nước ngoài. Yếu tố này đòi
hỏi sự chính xác, tính kịp thời nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến
người lao động nước ngoài không được hướng dẫn, giải quyết chính xác thì
nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Bộ máy nhà nước về quản lý lao động nước ngoài. Việc tổ chức
tốt bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các
nhiệm vụ được giao.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Năng lực, tình
độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản
pháp luật về lao động nước ngoài.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bao gồm một
hệ thống các quan điểm, mục tiêu cần đạt được trong một thời kỳ dài.
Việc quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tuân theo các quan điểm,
đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục
tiêu chung của đất nước. chiến lược phát triển kinh tế xã hội đề ra định
hướng để từ đó xây dựng các chính sách về quản lý lao động nước ngoài
phù hợp nhằm vừa khai thác được lao động nước ngoài có phép vừa hạn
chế tối đa sự du nhập của lực lượng lao động bất hợp pháp.
- Yêu cầu của hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang trên đường cùng ASEAN xây dựng
một cộng đồng kinh tế, chính trị, xã hội chung thì việc dần dần phải loại bỏ
những rào cản, tiến tới mở cửa thị trường lao động là xu hướng không thể
tránh khỏi. Quá trình hội nhập ngoài việc tăng vị thế của nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào trên trường quốc tế, chúng ta cũng đã thu hút được
một số lượng đáng kể vốn đầu tư nước ngoài và lực lượng lao động có trình

độ chuyên môn kỹ thuật vào làm việc trong các dự án đầu tư. Tuy nhiên,
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Lào cũng gặp không ít khó khăn,
thách thức như dòng lao động nước ngoài di cư bất hợp pháp tràn vào các
tỉnh biên giới nước Lào ngày càng nhiều vượt quá sự quản lý của cơ quan
nhà nước.


- Năng lực, trình độ và ý thức của lao động nước ngoài. Lao động
nước ngoài vào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bên cạnh lao động có trình
độ được Chính phủ và các cơ quan nhà nước Lào cấp phép với nhiều ưu đãi
về chế độ thì lực lượng lao động trái phép, ý thức chấp hành pháp luật kém
“tràn” vào nước Lào thời gian qua đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công
tác quản lý nhà nước và hệ lụy cho xã hội.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin.

1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về lao động nước ngoài
1.3.1. Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý lao động nước ngoài là Chính phủ thông qua các
cơ quan quyền lực của Nhà nước như: Các bộ, ngành thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài.
- Cấp trung ương: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao
động trong phạm vi cả nước. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội là cơ quan
tham mưu chính cho Chính phủ trong việc quản lý nhà nước đối với lao
động nước ngoài.
- Cấp địa phương: Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà
nước về lao động nước ngoài trong phạm vi địa phương mình. Sở Lao
động và Phúc lợi xã hội, Văn phòng lao động và phúc lợi xã hội huyện là
cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chính cho Ủy ban nhân dân
ở cấp địa phương.
Đối tượng quản lý nhà nước về lao động nước ngoài bao gồm:

Doanh nghiệp và tổ chức có người lao động nước ngoài làm việc và cá
nhân người lao động nước ngoài cùng với quan hệ giữa người sử dụng
lao động với lao động nước ngoài.
1.3.2. Nội dung quản lý
Nội dung quản lý nhà nước về lao động nước ngoài là toàn bộ các
nhiệm vụ, công việc mà nhà nước phải thực hiện theo chức năng của
mình bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Ban hành các văn bản, thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện,
triển khai các văn bản pháp luật về lao động nước ngoài.
- Tổ chức bộ máy quản lý lao động nước ngoài
+ Cấp trung ương: Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lao động
nước ngoài. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao


động và Phúc lợi xã hội thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về lao
động nước ngoài.
+ Cấp địa phương: Thực hiện mhiệm vụ quản lý nhà nước về lao
động nước ngoài theo sự phân cấp của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội,
cụ thể là làm công việc tiếp nhận, lưu trữ, cấp phép cho lao động nước
ngoài, giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển dụng và sử dụng lao
động nước ngoài tại địa bản tỉnh của mình và báo cáo tình hình lao động
nước ngoài cho cấp trên.
- Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý lao động nước ngoài: Những
cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về lao động nước
ngoài.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về lao động nước ngoài ở
một số quốc gia trên thế giới và bài học vận dụng ở Lào
1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Việt Nam
Theo Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật

lao động quy định “Lao động nước ngoài là người không có quốc tịch
Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam”. Lao động nước ngoài muốn
làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp
luật.
Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Lao động cũng đã có quy
định về việc lập hồ sơ, trình tự tuyển lao động nước ngoài và xin cấp
giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Và đã có quy định
cụ thể về các đối tượng không thuộc diện cấp giấy lao động.
Nếu phát hiện lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép sẽ
bị xuất cảnh chứ không phải là bị trục xuất như trước đây. Trước đây
quy định trục xuất thì phải do Bộ trưởng Bộ công can ký quyết định
nhưng nếu quy định buộc xuất cảnh thì chỉ cần giám đốc công an tỉnh,
thành phố thuộc trung ương ký quyết định.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Malaixia
Theo Luật lao động Malaixia, người lao động nước ngoài được
hưởng sự đối xử như với lao động nước sở tại về tiền lương và các lợi
ích khác. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì họ có quyền khiếu nại
lên cơ quan nhà nước để xem xét, giải quyết.


Lao động nước ngoài muốn đăng ký làm việc tại Malaysia, theo
quy định của pháp luật thì hị phải tham gia khóa đào tạo các kỹ năng,
phong tục, văn hóa... của nước sở tại và đủ các điều kiện khác để được
cấp phép lao động.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Theo luật pháp Hàn Quốc, lao động nước ngoài là người không có
quốc tịch Hàn Quốc đang cung cấp sức lao động hoặc đang định cung cấp
sức lao động cho các công ty hoặc địa điểm kinh doanh đặt tại Hàn Quốc
nhằm mục đích để nhận tiền lương (Điều 2, Luật về việc sử dụng lao
động nước ngoài). Trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc, lao động nước

ngoài cũng giống như người hàn quốc đều thuộc đối tượng áp dụng các
luật như: Luật tiêu chuẩn lao động, Luật mức lương tối thiểu, Luật bảo
đảm quyền đòi tiền lương và các luật quan hệ bảo đảm xã hội như Luật
tiền trợ cấp hàng năm, Luật bảo hiểm sức khỏe quốc dân, Luật bảo hiểm
thất nghiệp, Luật bảo hiểm bồi thường lao động.
Đối với lao động nước ngoài không phép tại hàn Quốc, sẽ bị quản
lý bởi Luật về sử dụng lao động nước ngoài và luật quản lý xuất nhập
cảnh. Chính quyền Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp trong việc
quản lý như: phạt tiền, xử phạt tù người cư trú bất hợp pháp ......để ngăn
chặn tình trạng lao động nước ngoài không phép tại nước này.
1.5. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho quản lý nhà nước
về lao động nước ngoài ở tỉnh Bo Kẹo nói riêng và CHDCND Lào nói
chung
Qua phân tích và đánh gia tình hình của các gia, có thể rút ra những
bài học có thể áp dụng tại CHDCND Lào nói chung và tỉnh Bo Kẹo nói
riêng như:
- Chính quyền các cấp phải tạo môi trường lao động bình đẳng giữa
lao động trong nước và lao động nước ngoài thông qua hệ thống pháp
luật, các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến sự phát triển của
thị trường sức lao động.
- Xây dựng hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về lao động nước
ngoài cần dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng, từ đó đưa ra những giải pháp
phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và đường lối chính trị của
nước Lào.


Tóm tắt khoa học chương 1
Trong chương này, tác giả đã đề cập đến một nội dung khoa học
như sau:
1. Khái quát hóa các cơ sở khoa học quản lý nhà nước về lao

động nước ngoài, trong đó đề cập đến các khái niệm: Lao động nước
ngoài, Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài.
2. Phân tích sự cần thiết, yếu tố ảnh hưởng, chủ thể, nội dung quản
lý nhà nước về lao động nước ngoài
3. Tham khảo bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia trong khu
vực, qua đó rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng trong việc quản lý
nhà nước đối với lao động nước ngoài tại Lào nói chung và tỉnh Bo Kẹo
nói riêng.

Chương 2
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BO KẸO, CHDCND LÀO
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến quản lý nhà
nước về lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo
Tỉnh Bo Kẹo là một tỉnh nằm trong miền Bắc nước CHDCND Lào là
tỉnh miền núi, có diện tích 6.196 km2, 70 % là núi và 57,7% là rừng. Tỉnh
Bo Kẹo có biên giới giáp với đất nước Thái Lan, Miên Ma và các tỉnh miền
Bắc của Lào.
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh Bo Kẹo có biên giới giáp với 2 nước là cửa khẩu quốc tế ra –
vào theo bản đồ là ở miền Tây Bắc nước CHDCND Lào, với độ cao
410m so với mực nước biển, ngoài ra Bo Kẹo có cửa khẩu quốc tế và
cửa khẩu cấp địa phương qua song Mê Kong có thể đi thuyền qua lại với
cả 5 nước thành viên ASEAN.


Tỉnh Bo Kẹo có nguồn tài nguyên nước rất phong phú và có chất
lượng cao. Sông có tác dụng quan trọng nhất ở tỉnh là Sông Mê Kong đối
với đời sống nhân dân các dân tộc: Dùng cho lưu thông đường thuyền chở

hàng, và dịch vụ du khách giữa các tỉnh, đường lưu thông qua cửa khẩu và
đi du lịch giữa 4 nước trong khu vực. Tỉnh Bo Kẹo còn có tài nguyên rừng
phong phú, khí hậu nhiệt đới gió mùa bị ảnh hưởng của gió Đông và bị ảnh
hưởng các vùng đất liền của Trung Quốc, Thái Lan …Tuy nhiên, do khối
không khí có độ dày lớn và ảnh hưởng có tính liên tục mà hàng năm ở đây
có 4 mùa rõ rệt rất phù hợp cho việc trồng trọt, chăn nuôi thích hợp cho du
khách tham quan, nghỉ ngơi.
- Đặc điểm về dân số
Tỉnh Bo Kẹo có dân số 179.300 người, trong đó nam 90.000, nữ
89.300 và có nguồn nhân lực đến độ tuổi lao động từ 18 – 60 tuổi
khoảng 110.000 người. Mật độ dân số không đều riêng dân số đô thị tập
trung gần 40% ở huyện Huồi Sai. Dân cư và cơ sở sản xuất chỉ tập trung
ở một số vùng có mạng lưới giao thông thuận tiện, điện, nước và có sự
trao đổi hàng hóa chủ yếu là sản phẩm tự nhiên vì sự trao đổi còn hạn
chế trong khu vực chưa phát triển rộng rãi trên quy mô quốc gia và quốc
tế nên chưa kích thích sản xuất phát triển.
Thị trường lao động ở tỉnh Bo Kẹo diễn ra khá sôi động, nhà đầu
tư nước ngoài trả giá lao động cao nên thu hút lao động của địa phương.
Theo đánh giá của Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Bo Kẹo thì
62,33% ý kiến cho rằng lao động của tỉnh dồi dào, nhưng chỉ 39% cho
rằng dễ dàng thuê mướn; 77,67% lực lượng lao động làm việc theo kinh
nghiệm là chính, chỉ 22,33% đã qua đào tạo.
- Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Tỉnh Bo Kẹo có khu kinh tế đặc biệt Tam Giác Vàng đây là điều
kiện đặc biệt để tỉnh Bo Kẹo hội nhập kinh tế với các nước trong khu
vực như: Thái Lan, Miên Ma và Trung Quốc; Đây cũng là điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư và làm ăn ở
Bo Kẹo để thúc đẩy nền KT-XH và văn hóa tỉnh Bo Kẹo ngày càng phát
triển.
Về tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ 2010-2015, kinh tế của tỉnh

Bo Kẹo đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng


trưởng GDP bình quân 8,5%/năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng GDP của
tỉnh không đồng đều là do sự biến động của khu vực và kinh tế của tỉnh
hầu hết dựa vào sản phẩm nông nghiệp.
Giá trị sản xuất nông nghiệp cảu tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2015
có mức độ tăng trưởng không đồng đều. Năm 2010, giá trị sản xuất đạt
943,82 tỷ kíp tăng lên 1.064.34 tỷ kíp năm 2011 nhưng lại giảm còn
1.033.26 tỷ kíp năm 2012, giảm còn 1.259.60 tỷ kíp vào năm 2014, và
có sự tăng nhẹ vào năm 2015. Bình quân giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp tăng trưởng 7,2%/năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp, sản xuất dịch vụ có sự tăng giảm qua
các năm, nhưng mức tăng trưởng chiếm tỷ trọng khá cao trong những
năm 2014, 2015. Tỉnh Bo Kẹo đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tỉnh Bo Kẹo có diện tích phần lớn là núi và cũng là nơi có điều
kiện kinh tế đặc biệt, nền kinh tế của tỉnh phần lớn là sản xuất nông
nghiệp và làm dịch vụ như: nhà nghỉ, nhà hàng, nơi vui chơi giải trí vì Bo
Kẹo có khu du lịch sinh thái khá phong phú và có khu du lịch Tam Giác
Vàng nổi tiếng (có biên giới giữa Thái Lan, Miên Ma và Lào). Phần lớn
các nhà đầu tư hay người lao động nước ngoài đến làm ăn, lao động là
ngành kinh tế về nông nghiệp và dịch vụ.
2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại tỉnh
Bo Kẹo
2.2.1. Tình hình hoạt động của người lao động nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Bo Kẹo
- Lao động nước ngoài phần lớn đến Bo Kẹo là hoạt động lao
động không có giấy phép lao động. Lao động nước ngoài làm việc hợp
pháp tại Lào chủ yếu đi theo con đường chính thống như các dự án hợp

tác đầu tư, dự án nhận thầu công trình, dự án hợp tác. Lao động nước
ngoài đến Bo Kẹo phần lớn không thông qua các công ty nhập khẩu lao
động nước ngoài. (Tức là tự mình đi kiếm việc làm – lao động tự do).
* Về số lượng:
Lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Bo
Kẹo giai đoạn 2011-2015 được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Thực trạng lao động nước ngoài tại tỉnh Bo Kẹo giai đoạn
2011-2015


Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Việt Nam
532
253
136
241
268

Trung Quốc
2.231
579
684
702
824


Thái Lan
171
68
38
38
18

Miên Ma
674
126
58
411
857

Quốc tịch khác
38
12
7
7
9

Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Bo Kẹo
* Về cơ cấu giới tính:
Bảng 1.2 Cơ cấu giới tính lao động nước ngoài tại tỉnh Bo Kẹo
Năm

Việt Nam
Nam


2011
2012
2013
2014
2015

272
175
104
170
190

Trung Quốc

Nữ

Nam

261
78
32
71
78

1.393
447
241
419
483


Nữ
838
132
243
283
341

Thái Lan

Miên Ma

Nam

Nữ

Nam

113
48
36
36
16

58
20
2
2
2

532

113
58
316
730

Nữ
142
13
0
95
127

Quốc tịch khác
Nam
26
8
3
3
5

Nữ
12
4
4
4
4

Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Bo Kẹo
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung lao động nước ngoài làm
việc tại tỉnh Bo Kẹo có sự cân đối về giới tính. Chủ yếu lao động từ độ

tuổi 25 trở lên.
2.2.2. Ảnh hưởng của tình trạng lao động nước ngoài không phép
tại tỉnh Bo Kẹo nước CHDCND Lào.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường lao động tỉnh Bo Kẹo nói riêng
và của nước CHDCND Lào nói chung.
Việc lao động nước ngoài trình độ phổ thông gia nhập thị trường lao
động tỉnh Bo Kẹo một cách ồ ạt, mất kiểm soát đã trực tiếp tác động lên cơ
hội việc làm của lao động trong nước. Điều này dẫn đến tình trạng thất
nghiệp, phát sinh thêm tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới sự ổn định,
bền vững của xã hội.
Bên cạnh đó, tình trạng này cũng đã và đang gây nên những thất
thoát rất lớn về kinh tế vì một lượng tiền lớn mà nước nhà phải bỏ ra để
đầu tư cho đào tạo lao động đi xuất khẩu, cùng với đó lại phải trả những
khoản tiền lương cho đối tượng lao động nước ngoài chưa qua đào tạo
vào làm việc một cách bất hợp pháp.
- Ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của tỉnh Bo Kẹo

Tổng
3.646
1.038
923
1.399
1.976


Vấn đề lao động nước ngoài không phép tại tỉnh Bo Kẹo, trong đó
có lao động Trung Quốc từ nhiều con đường khác nhau du nhập vào tỉnh
Bo Kẹo đã gây nên những bất ổn về xã hội và an ninh trật tự. Có nhiều
huyện thuộc tỉnh Bo Kẹo hiện nay lao động Trung Quốc sinh sống và
làm việc rất tập trung và đông đúc. Như vậy việc tồn tại lực lượng lao

động nước ngoài không phép làm việc tại tỉnh Bo Kẹo đã và đang làm
cho trật tự xã hội, đời sống văn hóa ở một số địa bàn thuộc tỉnh Bo Kẹo
bị ảnh hưởng.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với người lao động nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo nước CHDCND Lào
2.3.1. Thực trạng ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp
luật về lao động nước ngoài
Trong những năm qua chính quyền tỉnh Bo Kẹo đã ban hành rất nhiều
văn bản về việc quản lý lao động và thực thi pháp luật trên địa phương
mình như:
- Chỉ thị số 115 của chủ tịch tỉnh năm 2008 về việc tăng cường và giải
quyết vấn đề lao động nước ngoài đang làm ăn sinh sống trên địa bàn tinh
Bo Kẹo,
- Chỉ thị của chủ tịch tỉnh số 679 năm 2014 và số 1238 năm 2015 về
việc hạn chế và quản lý lao động nước ngoài ( Người Trung Quốc ),
trong khu trồng chuối Trung Quốc trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo
- Chỉ thị số 663 của Chủ tịch tỉnh Bo Kẹo năm 2016 về việc hướng
dẫn tổ chức thực Chỉ thị số 62/TT của Thủ tướng chính phủ về việc yêu
cầu các tỉnh thành trên cả nước cấp phép lao động tạm thời cho người
lao động nước ngoài.
Công tác quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại tỉnh Bo
Kẹo cũng được thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định của pháp
luật nước, đồng thời chính quyền tỉnh Bo Kẹo cũng đã ban hành các văn
bản triển khai đưa pháp luật về quản lý lao động nước ngoài vào thực
tiễn phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh.

2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý lao động nước ngoài
tại Bo Kẹo
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan trực tiếp về quản lý nhà nước về
lao động nước ngoài ở cấp địa phương hiện nay, Sở Lao động và Phúc



lợi xã hội tỉnh Bo Kẹo cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý lao
động nước ngoài. Đây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bo
Kẹo, thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước
về:
Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh có quyền và nhiệm vụ:
- Kiểm tra, quản lý việc sử dụng lao động nước ngoài ở các đơn vị
lao động và các dự án theo danh sách và địa điểm.
- Nghiên cứu, xem xét và đề nghị cấp trên cấp côta hàng năm cho
các đơn vị lao động và các dự án. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo vai
trò, trách nhiệm của mình và nhiệm vụ cấp trên giao.
- Phối hợp với các Sở ban ngành liên quan, các đơn vị lao động và
các dự án trực thuộc trách nhiệm của địa phương mình.
2.3.3. Thực trạng cán bộ, công chức quản lý lao động nước ngoài
Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý lao động nước ngoài trực tiếp là
những người làm việc trong Phòng quản lý lao động thuộc Sở Lao động
và Phúc lợi xã hội tỉnh Bo Kẹo.
- Hiện nay, số nhân sự Phòng quản lý lao động là 5 người trong đó
bao gồm: 5 công chức.
- Phòng quản lý lao động chịu trách nhiệm quản lý về lĩnh vực việc
làm của người lao động cả trong và ngoài nước, về quản lý lao động
nước ngoài thì có nhiệm vụ như sau:
Quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật:
Cấp đổi, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước
ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính
sách, pháp luật của nhà nước cho người lao động nước ngoài. Tổ chức
hối hợp với các ngành có liên quan một cách chặt chẽ trong việc quản lý
lao động nước ngoài, đặc biệt là công an, công thương, nông nghiệp, kế

hoạch và đầu tư ...... để cùng nhau quản lý lao động nước ngoài cho họ
hoạt động đúng pháp luật của nước nhà.
2.3.4. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra
Theo quyết định số 5527 / LĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc
lợi xã hội về việc tổ chức và hoạt động của nhà chức trách kiểm tra lao
động nước CHDCND Lào


Hoạt động thanh tra, kiểm tra lao động được thực hiện theo quyết
định số 5527 / LĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội về
việc tổ chức và hoạt động của nhà chức trách kiểm tra lao động nước
CHDCND Lào. Quyết định này đã quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của
nhà chức trách kiểm tra lao động và cũng quy định rõ về hình phạt đối
với những người không thực hiện.
2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo
2.4.1. Một số kết quả đạt được
Hoạt động quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trên địa bàn
tỉnh đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể như sau:
- Bước đầu tạo lập được môi trường pháp lý thuận lợi cho lao động
nước ngoài vào làm việc tại CHDCND Lào nói chung.
- Tổ chức hoạt động quản lý lao động nước ngoài ngày càng hoàn
thiện. Chính quyền tỉnh Bo Kẹo đã thực hiện đúng các quy định của
pháp luật, chính sách của Nhà nước CHDCND Lào về lao động nước
ngoài làm việc tại đây.
- Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quản lý lao động nước ngoài
ngày càng được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra lao động nước ngoài tại các doanh
nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả:
2.4.2. Hạn chế

- Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách về quản
lý nhà nước đối với lao động nước ngoài tại CHDCND Lào, nhưng nhìn
chung hệ thống văn bản này vẫn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực
tiễn, một số điều khoản khó thực hiện và gây khó khăn cho các cơ quan
quản lý lao động nước nước ngoài và người sử dụng lao động nước
ngoài. Chế tài xử phạt đối với các vi phạm hành chính chưa có tiền lệ
hoặc quá thấp làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Hệ thống văn bản về quản lý lao động nước ngoài tại CHDCND
Lào nói chung, tỉnh Bo Kẹo nói riêng chưa hoàn thiện, vẫn còn nhiều nội
dung chưa phù hợp, còn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng,
chưa có hướng dẫn cụ thể khiến cho địa phương khó vận dụng...


- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận cá
nhân, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài chưa đầy đủ, dẫn đến việc
triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc;
- Bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động nước
ngoài tại tỉnh Bo Kẹo còn mỏng.
Kết luận chương 2
Tác giả đã:
1. Phân tích các điều kiện kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước về lao động nước ngoaig.
2. Đặc điểm quản lý nhà nước về lao động nước ngoài tại Bo kẹo
3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Bo Kẹo
4. Đã rút ra nhận xét về quản lý nhà nước đối với lao động nước
ngoài trên địa bàn tỉnh của mình trong thời gian qua.
Chương 3
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VÀ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BO KẸO, NƯỚC CHDCND LÀO
3.1. Quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào về quản lý
lao động nước ngoài
Đảng, Nhà nước CHDCND Lào rất coi trọng và quam tâm đến lao
động nước ngoài, điều này được thể hiện thông qua Văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ X Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ( 2016 ) và Văn kiện
Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bo Kẹo ( 2015 ), Đảng, Nhà nước đã nhấn mạng
các cơ quan chức năng của nhà nước từ Trung ương đến địa phương
phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản lý lao động nước
ngoài trong giai đoạn mới hiện nay và thông qua việc sửa đổi bổ sung
Luật lao động cuối năm 2013 và có hiệu lực đầu năm 2014 đã quy định
rõ về việc quản lý lao động nước ngoài từ điều 41 đến điều 45.
Trong thực tế Đảng đã có quan điểm, chủ trương đối với lao động
nước ngoài vào Lào và hệ thống Luật pháp, chính sách về lao động nước
ngoài và quản lý lao động nước ngoài hiện nay:


1. Thừa nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại Lào là xu thế tất
yếu.
2. Coi lao động nước ngoài là một thành phần quan trọng tham
gia vào lực lượng lao động.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lao động nước ngoài phát
huy thế mạnh của lao động nước ngoài, đồng thời bảo hộ cho
lao động trong nước.
Đảng bộ tỉnh Bo Kẹo cũng thừa nhận, chấp nhận và tạo điều kiện
thuận lợi để quá trình di chuyển lao động quốc tế hoạt động một cách
thông suốt và hiệu quả. Không vì một lý do gì mà cản trở hoặc “hành
chính hóa” quá trình di chuyển lao động này.
3.2. Giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với người lao

động nước ngoài ở tỉnh Bo Kẹo
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về lao động nước ngoài
Việc tạo lập môi trường pháp lý và các hoạt động quản lý nhà nước
về lao động nước ngoài phải tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các bên
tham gia quan hệ lao động, không can thiệp trực tiếp vào quyền tự chủ
sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, quyền thương lượng và định
đoạt của các bên quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Chính quyền tỉnh Bo Kẹo phải nhanh chóng nghiên cứu và ban
hành một số văn bản mới phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lao
động nước ngoài làm việc tại địa phương mình như:
+ Ban hành văn bản về bãi bỏ giấy phép lao động đối với người lao
động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhằm thu hút lực
lượng lao động nước ngoài này vào làm việc tại tỉnh Bo Kẹo để thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bo Kẹo nói riêng và đất nước Lào
nói chung.
+ Ban hành văn bản quy định chế tài xử phạt các hành vi vi phạm
một cách nghiêm minh đúng bản chất. Việc quy định các chế tài này
nhằm xử phạt nghiêm khắc các đối tượng lao động nước ngoài cố tình
làm việc không phép tại địa bản tỉnh, đối với doanh nghiệp, tổ chức
không nộp báo cáo sử dụng lao động nước ngoài và sử dụng lao động
nước ngoài không phép, tổ chức đưa lao động nước ngoài trình độ phổ
thông vào tỉnh Bo Kẹo đều bị xử lý nghiêm khắc. Ngoài việc xử phạt


nên đề ra các biện pháp khác như công khai doanh nghiệp, tổ chức vi
phạm và mức độ vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cũng có thể đưa vào tiêu chí đánh giá các doanh nghiệp khi tham gia
đấu thầu, không chấp nhận nhà thầu dự thầu nếu vi phạm quy định về
pháp luật như trên hoặc chấm điểm hồ sơ dự thầu thấp.
- Tiếp tục nguyên cứu và đề nghị cấp trên có thẩm quyền sửa đổi,

bổ sung một số điều trong các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật lao
động nhằm tháo gỡ các khó khăn cho người sử dụng lao động nước
ngoài, đơn giản hóa thủ tục hành chính và lấp các “kẽ hở” trong các văn
bản pháp luật hiện hành. Không nên hạn chế lao động nước ngoài bằng
cách quy định tỷ lệ là một con số tuyệt đối. Cần có sự phân tích cụ thể
đặc thù, nhu cầu của từng ngành nghề, xác định rõ nhóm đối tượng điều
chỉnh để từ đó có những giải pháp hợp lý.
- Chính quyền tỉnh Bo Kẹo phải có quy định cụ thể về chi tiết việc
quản lý đối với những lao động nước ngoài vào làm việc tại Bo Kẹo
dưới 3 tháng, không thuộc diện xin cấp phép, trong đó nêu rõ phải báo
cáo với cơ quan nào, phạm vi công việc như thế nào.
- Hoàn thiện thể chế thị trường lao động đối với doanh nghiệp. Thể
chế thị trường lao động là một trong những vấn đề rất quan trọng của thể
chế kinh tế thị trường nói chung, đối với doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy,
trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật
lao động hướng vào giải phóng triệt đế và phát huy cao nhất nguồn nhân
lực; đảm bảo an toàn, an sinh xã hội cho lao động nước ngoài trong nền
kinh tế thị trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Tiếp tục đổi mới
cơ chế lao động – tiền lương việc làm trong khu vực doanh nghiệp theo
hướng đảm bảo sự công bằng trong quan hệ lao động giữa các loại hình
doanh nghiệp. Phát triển đồng bộ hệ thống an sinh xã hội đa tầng, linh
hoạt và hỗ trợ lẫn nhau; trong đó bảo hiểm xã hội là cái lưới sàng cơ bản
nhất; đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm, theo nguyên tắc đóng – hướng
bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã
hội tự nguyện, chính sách thị trường tích cực và chủ động để đỡ khi
người lao động thất nghiệp, mất việc làm; cuối cùng nếu vẫn tiếp tục lọt
thì sử dụng sàn bảo trợ xã hội để ổn định cuộc sống cho người lao động.


- Chính quyền tỉnh Bo Kẹo cần thực hiện đúng các quy định pháp

luật hiện hành về quản lý lao động nước ngoài, tăng cường các biện pháp
để giải quyết đúng thời hạn các thủ tục liên quan đến lao động phổ
thông, lao động trái phép đến tỉnh Bo Kẹo làm việc, kiên quyết không
cho nợ các giấy tờ khi cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài.
- Chính quyền tỉnh Bo Kẹo cần sớm có văn bản triển khai thực hiện
Chỉ thị của Chính phủ Lào về việc cấp phép lao động tạm thời cho người
lao động bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh cần sớm chỉ đạo
Sở lao động và phúc lợi xã hội tỉnh xúc tiến việc đăng ký và cấp giấy
phép lao động tạm thời cho lao động di cư nước ngoài trên địa bàn.
Người lao động nước ngoài sẽ có 3 tháng để đăng ký với cơ quan chức
năng tỉnh Bo Kẹo, trên cơ sở đó cơ quan này sẽ xem xét liệu có tiếp tục
được ở lại tỉnh Bo Kẹo hay không. Chính quyền cần có văn bản gửi các
quận, huyện về việc thu thập thông tin số lượng lao động nước ngoài
đang làm việc bất hợp pháp tại địa bàn mình để từ đó phân loại nhằm
quản lý tốt hơn, tránh xảy ra tình trạng phức tạp như hiện nay.
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý lao động nước ngoài
Trước thực trạng lao động không phép tại tỉnh Bo Kẹo đang ngày
càng gia tăng, trong khi đó việc xử lý lao động trái phép còn gặp nhiều
khó khăn khi mà ở Lào chưa có tiền lệ, Lào chưa có trại tị nạn. Vì vậy
việc quản lý lao động nước ngoài không chỉ thuộc phạm vi quản lý của
ngành lao động, công an mà còn liên quan đến các các cơ quan nhà nước
khác.
Để nâng cao hiệu quả quản lý lao động nước ngoài cần hoàn thiện
tổ chức bộ máy quản lý tỉnh Bo Kẹo nói riêng và của cả nước nói chung
như sau:
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ
của phòng quản lý lao động. Trước hết, cần xây dựng tổ chức bộ máy
gọn nhẹ, hiệu quả, bố trí cán bộ, công chức hợp lý đảm bảo “đúng người,
đúng việc”, thiết lập cơ chế vận hành, phối hợp nhịp nhàng, nhanh gọn
giữa các bộ phận, cá nhân.

- Tổ chức và phối hợp chặt chẽ giữa các sở ban, ngành có liên
quan.


×