Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, kĩ thuật dạy học tích cực, ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.8 KB, 8 trang )

Họ và tên: Trang Thị Giang
Lớp: K40B – Giáo dục tiểu học
Mã sinh viên: 145D1402020041

BÀI TẬP CÁ NHÂN
A.

Dạy học lấy người học làm trung tâm

I. NGUỒN GỐC


Quá trình dạy học gồm hai mặt: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động
học của học sinh. Trong lí luận dạy học có hai hướng:
- Tập trung vào vai trò hoạt động của GV (lấy GV làm trung tâm)
- Tập trung vào vai trò hoạt động của HS (lấy HS làm trung tâm).



Cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy GV làm trung tâm sang lấy HS làm trung
tâm. Đây là một xu hướng tất yếu có lí do lịch sử.
- Trong lịch sử giáo dục, ở thời kì chưa hình thành tổ chức nhà trường, một
GV thường dạy cho một nhóm nhỏ HS.
 Do đó coi trọng trình độ, năng lực, tính cách của mỗi học trò và cũng
có điều kiện để thực hiện cách dạy thích hợp với mỗi HS, vai trò chủ
động tích cực của người học được đề cao, tuy nhiên năng suất dạy học
quá thấp.
- Từ khi xuất hiện tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều HS cùng
lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì GV khó có điều kiện chăm lo cho
từng HS, giảng dạy cặn kẽ cho từng em.
• GV quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là


truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và SGK, cố
gắng làm cho mọi HS trong lớp hiểu và nhớ những lời thày giảng
-> kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ.
Để khắc phục tình trạng đó, người ta thấy cần phát huy tính tích cực chủ
động học tập của HS, thực hiện “dạy học phân hóa”, quan tâm đến nhu cầu
khả năng của mỗi cá nhân HS trong tập thể lớp. Các phương pháp “dạy học
tích cực”, “lấy người học làm trung tâm” đã ra đời trong bối cảnh đó.
II.

Bản chất: Dạy học lấy người học làm trung tâm:





Trong quá trình giáo dục - dạy học, người học vừa là đối tượng vừa là
chủ thể.
Dưới sự chỉ đạo của GV, người học phải tích cực chủ động cải biến
chính mình, không ai làm thay cho mình được.

B. PPDH tích cực
- Khái niệm: PPHD tích cực là những PPDH theo hướng phát huy tích cực chủ
động, sáng tạo của học sinh..
- Các đặc trưng cơ bản:
+ Dạy học phải kích thích nhu cầu và hứng thú học tập của học sinh.
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh: Từ học làm đến biết
làm, muốn làm và cuối cùng muốn tồn tại và phát triển nhân cách một con người
lao động tự chủ, năng động, sáng tạo.
+ Dạy học chú trọng phương pháp tự học: Người thầy giáo tốt truyền đạt chân
lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm chân lý.

+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Học thầy không
tày học bạn.
+ kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của học sinh.
- Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích
tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
-

Các yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực:
• Không khí và các mối quan hệ trong nhóm
• Sự phù hợp với mức độ phát triển
• Sự gần gũi với thực tế
• Mức độ và sự đa dạng của hoạt động
• Phạm vi tự do sáng tạo

-

Một số kĩ thuật dạy học tích cực:


1.

Kỹ thuật "động não" (Brainstorming)



Kỹ thuật động não viết
Kỹ thuật động não không công khai

2.


Kỹ thuật XYZ

3.

Kỹ thuật "bể cá"

4.

Kỹ thuật "ổ bi"

5.

Tranh luận ủng hộ – phản đối

6.

Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học

7.

Kỹ thuật tia chớp

8.

Kỹ thuật "3 lần 3"

9.

Lược đồ tư duy


10. Kĩ

thuật "Khăn trải bàn"

11. Kĩ

thuật "Các mảnh ghép"

12. Kỹ

thuật KWL - KWLH

13. Kỹ

thuật chia sẻ nhóm đôi (Think-Pair-Share)

14. Kỹ

thuật Kipling (5W1H)

15. Kỹ

thuật chia nhóm

16. Kỹ

thuật giao nhiệm vụ

17. Kỹ


thuật đặt câu hỏi

18. Kỹ

thuật phòng tranh

19. Kỹ

thuật công đoạn

20. Kỹ

thuật “Trình bày một phút”


21. Kỹ

thuật “Chúng em biết 3”

22. Kỹ

thuật “Hỏi và trả lời”

23. Kỹ

thuật “Hỏi Chuyên gia”

24. Kỹ


thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”

25. Kỹ

thuật “Viết tích cực”

26. Kỹ

thuật “Đọc tích cực” (Đọc hợp tác)

27. Kỹ

thuật “Nói cách khác”

28. Kỹ

thuật phân tích phim Video

29. Kỹ

thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm

C.



Ví dụ minh họa: Kĩ thuật sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy:
• Là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển tải

thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.
• Là một phương tiên ghi chép đầy đủ sáng tạo và rất hiệu quả theo
đúng nghĩa của nó “ sắp xếp” ý nghĩ.


Là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng .
• Nhờ sự kết nối giữa các nhánh ,các ý tưởng được liên kết với nhau
khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi
sâu rộng .
• Tính hấp dẫn của hình ảnh âm thanh … giúp cho việc ghi nhớ được
lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử
lí, rút ra kết luận hoặc xây mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.
Bản chất: HS sử dụng từ khóa (hình ảnh, biểu tượng,..) liên quan đến chủ đề để
liên kết các nội dung một cách logic, hợp lí dựa vào trí tưởng tượng, óc sáng
tạo của HS nhằm ghi nhớ nội dung bài học sâu sắc, khoa học và nhanh hơn
dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV.




-



Vai trò:
 Sử dụng trong dạy và học mang lại tính hiệu quả cao, phát triển tư duy
logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho
ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”.
 Phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ

lí thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ kiến thức hóa.

Cơ sở của sơ đồ tư duy
* Cơ sở sinh lí thần kinh:

- Những thành tựu nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy: bộ não
không tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách tạo ra những kết nối, những
nhánh thần kinh. Việc ghi chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có
dòng kẻ đã khiến cho con người cảm thấy nhàm chán.
- Quá trình tư duy là sự kết hợp phức tạp giữa ngôn ngữ, hình ảnh, khung
cảnh, màu sắc, âm thanh và giai điệu.Tức là quá trình tư duy đã sử dụng toàn bộ
các phần khác nhau trên bộ não.
* Cơ sở tâm lí học:
- Trực giác đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo.
- Cở sở của trực giác là trí tưởng tượng khoa học.


- Trí tưởng tượng là khả năng tạo hình ảnh phản ánh đối tượng cho trước ở
trong óc. Trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong ánh sáng tạo bởi con người
tưởng tượng ra cái mới ở trong óc rồi mới biến nó thành hiện thực.
- Khi ta suy nghĩ về một vấn đề gì đó thông tin được tích lũy trong não một
cách dần dần. Bằng trí tưởng tượng của mình, con người xây dựng các sơ đồ mô
hình và tiến hành thao tác với các “ vật liệu” ấy.
- Trong sơ đồ tư duy, học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng
mô hình và thiết kế mô hình để giải quyết những vấn đề thực tiễn.


Từ đó, cùng với việc hình thành được kiến thức, các kĩ năng tư duy ( đặc biệt kĩ
năng tư duy bậc cao) của học sinh cũng được phát triển.




Cách tiến hành:

- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý
tưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung chính.
- Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa đề cập
một liên quan bằng các nhánh chính ( thường tô đậm nét).
- Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển, phân nhánh đến các hình ảnh hay từ
khóa, tiểu chủ đề cấp hai có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có thể
thêm các hình ảnh hay kí hiệu cần thiết).
- Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm, nội dung vấn đề liên
quan luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra được một “ bức
tranh tổng thể” mô tả về khái niệm, nội dung chủ đề trung tâm một cách đầy đủ và
rõ ràng.
- Như vậy, bản chất mở của quá trình này khuyến khích việc tạo nên mối liên
hệ giữa các ý tưởng.
- Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy ( với các
loại bút màu khác nhau nếu có)
-Tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa.
Một giải pháp được hướng đến là sử dụng phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy.


Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng sơ đồ tư duy:


- Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ
tư duy: sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ một phần…
- Giáo viên được ra các câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ ( thấy được quan
hệ giữa các từ khóa với các từ khóa thứ cấp hay chủ đề chính với các chủ đề nhỏ).

- Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ.



Ví dụ:

Sử dụng kĩ thuật “sơ đồ tư duy” trong bài: “lịch sự với mọi người” lớp 4.
1.
2.
3.
-

-

Mục tiêu:
HS hệ thống được các lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ thể hiện lịch sự với
mọi người.
Hs nhớ sâu các kiến thức liên quan đến lịch sự với mọi người.
HS nhìn vào sơ đồ có thể thực hiện những hành vi phù hợp với chuẩn mực.
Tác dụng:
Tạo hứng thú cho HS đối với vấn đề đang học.
Giúp HS hệ thống một các rõ ràng, khoa học những kiến thức về vấn đề lịch
sự với mọi người.
Phát triển các kĩ năng: hợp tác, giao tiếp, bày tỏ ý kiến, thống kê, tổng hợp,

Phát huy tính tích cực của tất cả các thành viên trong nhóm.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm: 4 hoặc 6 thành viên. Có 1 nhóm trưởng để quản lí nhóm.
GV nêu yêu cầu:
+ Các nhóm dùng giấy Ao trình bày những vấn đề về bài học: “lịch sự với

mọi người”
+ GV gợi ý theo nội dung:
• Trung tâm là “ lịch sự với mọi người”
• Phát triển theo các nhánh đậm như: lời nói, cử chỉ, hành động.
thái độ,… hay trẻ em, người lớn, cụ già,….
• Từ các nhánh phát triển ra các nội dung cụ thể, chi tiết hơn tùy
vào kiến thúc, sự sang tạo của HS.
Các nhóm thảo luận và dùng bút nhiều màu, các biểu tượng, tranh ảnh, kí
hiệu,… để hoàn thiện sơ đồ của nhóm.
Sau khi hoàn thành sơ đồ, các nhóm trình bày kết quả của nhóm, các nhóm
khác bổ sung nhận xét.
GV nhận xét, cho ý kiến, khuyến khích, bày tỏ thái độ về hoạt dộng của HS
và tổng kết kiến thức dựa trên các sơ đồ của HS.


Dưới đây là 1 ví dụ cho sơ đồ tư duy của bài “lịch sự với mọi người”

Mời trước khi ăn cơm
Nói lời dễ nghe

Lời nói

Nghiêm trang khi dự buổi lễ long trọng

Không quát tháo
Không nói quá nhỏ

Vui vẻ khi khách đến nhà

Chào hỏi khi gặp người khác


Thái độ

Lịch sự với
mọi người

Kính trọng người lớn tuổi

Nhường chỗ cho cụ già và em nhỏ
khi đi xe công cộng
Đứng đối diện khi nói chuyện

Hành động
Mở cửa đón khách
Che miệng khi hắt xì
Giơ tay chào mọi người
Mỉm cười đáp lễ

Cử chỉ



×