Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tết cổ truyền của các nước Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.45 KB, 25 trang )

Đề tài : Tết cổ truyền của các nước Đông Nam Á
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG
Tết cổ truyền là dịp để nhân dân các nước chào đón năm mới với mong
muốn và nguyện ước về một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Để tìm hiểu về tết cổ
truyền của các nước Đông nam á, nhóm chúng em đã chia khu vực Đông Nam Á
thành 4 nhóm quốc gia ăn tết theo truyền thống và bị ảnh hưởng bới 4 tôn giao
khác nhau. Đó là nhóm ảnh hưởng bởi nho giáo gồm: Việt Nam và Singapore.
Nhóm ảnh hưởng của hồi giáo gồm Indonesia, Malaysia, nhóm ảnh hưởng bởi
phật giáo gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma
1. Tết Indonesia
-Thời gian:
+ Indonesia là một quốc gia có nhiều tôn giáo và sắc tộc, do đó cách chào
đón tết cũng rất đa dạng và khác biệt. Đáng chú ý và nào nhiệt nhất là 4 dịp lễ
Tết: Tết Dương lịch của chung tất cả mọi tôn giáo, sắc tộc vào ngày 1/1 hàng
năm, Tết của người theo đạo Hồi giáo (Tahun Baru Hijriah) , Tết của người
Indonesia gốc Ấn theo đạo Hindu (Tahun Baru Saka) và Tết của người Indonesia
gốc Hoa (Tahun Baru Imlek)
+ Tết Dương lịch là Tết chung của tất cả mọi tôn giáo, sắc tộc, tổ chức vào
ngày 1/1 hàng năm. Vào đêm 31/12, người dân thường ra đường ngắm pháo hoa
và pháo sáng từ 10 giờ đêm 31/12 tới 2-3 giờ sáng 1/1.
+ Tết của người Hồi giáo: Đây là lễ Tết lớn nhất và được nghỉ dài nhất. Theo
lịch Hồi giáo, thời điểm tổ chức từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, ngay sau
tháng Ramadan và thường kéo dài khoảng một tuần. Một nhóm các chức sắc của
nhà thờ.Hồi giáo sẽ quyết định "Ngày đầu năm" sau khi quan sát
mặt trăng ở 3 vị trí khác nhau trên lãnh thổ Indonesia.
+ Tết của người gốc Ấn theo đạo Hindu thường diễn ra vào tháng Ba hoặc
tháng Tư hàng năm theo lịch của người Ấn. Phần lớn người theo đạo Hindu ở
1



Indonesia sống ở đảo Bali, do vậy tết của người Hindu chủ yếu tổ chức ở đảo
Bali và có tênlà tết Nyepi. Tết của người Hoa (Tahun Baru Imlek) tính theo lịch
mặt trăng, thường cùng thời gian với Tết của Việt Nam.
- Nguồn gốc:
-Hình thức tổ chức:
Tết ở Indonesia được chuẩn bị rất công phu và tốn nhiều thời gian. Người
dân nước này cùng nhau dựng những ngai thờ cao 2m bằng gạo nhuộm đủ mầu
sắc,bằng những trái dừa, lá dừa và cây mía để tế thần linh. Các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ sặc sỡ được bày trong nhà tế thần. Một đám rước lớn diễu hành
khắp nơi rồi người ta đem kiệu thần dìm xuống nước, mở màn cho các cuộc vui
tưng bừng đón mừng Năm mới.
+ Tết của người Hồi giáo: Thông thường vào ngày này nói chung ở các
thành phố lớn của Indonesia đều tổ chức bắn pháo hoa đón mừng năm mới. Các
thanh thiếu niên trên xe máy hoặc ô tô đổ ra đường đi diễu hành xung quanh các
thành phố. Có biểu diễn thổi kèn, đánh trống rất rộn rã. Một số hoạt động vui
chơi giải trí được tổ chức tại các trung tâm lớn để mọi người cùng tham gia.
Những sân khấu ngoài trời thường được mở cửa với hàng loạt hoạt động nghệ
thuật như hát, nhảy, múa rối…Vào đêm tết của người hồi giáo, người dân
thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh
Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Một số tổ chức Hồi giáo mở cửa các chợ,
cung cấp thực phẩm, tiền, dịch vụ y tế miễn phí cho dân nghèo, đặc biệt là người
già và trẻ em.
+ Tết của người gốc Ấn theo đạo Hindu: Phần lớn người theo đạo Hindu ở
Indonesia sống ở đảo Bali, do vậy tết của người Hindu chủ yếu tổ chức ở đảo
Bali và có tên là tết Nyepi. Vào ngày đầu năm, Tất cả dân làng cùng tập trung ở
một khu vực để ăn mừng. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng được tổ chức tại
các sân khấu trung tâm của đảo.

2



+ Tết của người Hoa: Trong những ngày này, múa lân trở thành hoạt động
thường nhật tại nhiều thành phố, đặc biệt là các trung tâm mua sắm. Đối với
người dân Indonesia, việc chứng kiến múa lân trong ngày này là một hoạt động
vô cùng thú vị. Người ta cho rằng ý nghĩa của múa lân mang lại sự thịnh vượng,
bình an cho cuộc sống của mọi người. Các cuộc thi thể thao, biểu diễn thời trang
liên tục diễn ra .Các khu chợ cung cấp thực phẩm, tiền cho người nghèo.
- Đặc điểm:
+ Tết của người Hồi giáo: Ngày lễ tết của người dân Indonesia theo đạo Hồi
khá trầm lắng chứ không sôi động như ngày kết thúc tháng Ramadan. Trong
ngày Tết,mọi người chúc phúc cho nhau và xin tha thứ nếu có lỗi lầm.
+ Tết của người gốc Ấn theo đạo Hindu: Ngày bắt đầu năm mới vô cùng
náo nhiệt và rộn rã. Tất cả dân làng cùng tập trung ở một khu vực để ăn mừng.
Thức ăn được chuẩn bị trong hai ngày để phục vụ số lượng người tham gia đông
đảo.
+ Tết của người Hoa: Nhiều cửa hàng, trung tâm mua sắm tràn ngập màu đỏ
và hình trang trí kiểu Trung Quốc. Những người gốc Trung Quốc tại Indonesia
cũng hay có thói quen gửi thiếp mừng năm mới tặng bạn bè và người thân.
Đặc điểm, sự khác biệt: Trong năm, ở Indonesia có nhiều lễ hội được tổ
chức. Mỗi lễ hội là đặc trưng cho mỗi nền tôn giáo khác nhau. Indonesia có
khoảng 300 nhóm sắc tộc cho nên mỗi nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt. Dù đã
trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với ảnh hưởng từ các nước như
Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu nhưng nét văn hóa của
Indonesia lại có sự phân hóa sâu sắc.
Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong văn hoá
Tết,song điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính
chân,thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông.

3



2,Tết Thái Lan
Thời gian tổ chức:
Tổ chức thường niên từ ngày 13 đến 15 tháng 4, tại khắp nơi trên đất nước
Thái Lan. Và để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể tham gia vào lễ hội,
ba ngày diễn ra sự kiện được xem là ba ngày nghỉ của toàn Thái Lan. Không ai
làm việc trong khi ngày Tết đang diễn ra, tất cả mọi người đều hòa mình vào
không khí lễ hội.
Ba ngày lễ chính của Tết Thái Lan cũng có tên gọi riêng của mình


Ngày 13/4: ngày Maha Songkran, giống như đêm 30 giao thừa của Việt
Nam mình.



Ngày 14/4: Nao Day – ngày trung gian.



Ngày 15/4: Ngày đầu tiên của năm mới

1.

Đặc điểm, nguồn gốc và hình thức tổ chức
-Đặc điểm và nguồn gốc
Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran (chữ
Thái Lan: สงกรานต์ ). Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức
Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong
thời gian diễn ra lễ hội Tết Thái Lan, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ

chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang
phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau
bằng xô, súng phun nước, bóng…những người càng được té nhiều nước càng
may mắn. Lễ hội Tết Thái Lan này có nét giống Lào và Campuchia, tuy nhiên
mỗi nước có nghi thức lễ và hội có vài chi tiết khác nhau.
Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa "lúc thời gian chuyển dịch,
mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ", mọi
người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột
rửa hết buồN phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và
mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên

4


trờ phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào
phun lên người nhau để chúc phúc.
-Hình thức tổ chức :
Để chuẩn bị cho Tết Songkran, người dân dành 2 ngày. Bắt đầu là Wan
Sungkharn Long - ngày này được dành để dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái
cũ. Tiếp đó là Wan Nao - ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ
sắp tới. Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa
bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi. Ngày Wan Nao tương tự như ngày
30 của Tết cổ truyền Việt Nam. Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới.
Mở đầu là một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm, người dân sẽ cúng đồ ăn
và quần áo. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước
thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước.Té nước để mang
đến điềm lành.Cuối cùng là ngày Wan Parg-bpee - ngày để cầu nguyện, tưởng
nhớ người già và tổ tiên và rắc nước thiêng.
-Trang phục trong lễ tết
Trang phục truyền thống của quốc gia này được phụ nữ mặc vào các dịp đặc

biệt trong năm, đặc biệt là lễ tết. Tên của loại trang phục này là Phasin, tùy theo
người mặc và hoàn cảnh mà loại trang phục này biến hóa khác nhau. Đặc điểm
cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người.
Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình
ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn. Cả đàn ông và phụ nữ đều mang
cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không
thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu
cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.
3,Tết cổ truyền của người Myanmar
Tên gọi:
-Tết của người myanmar có tên gọi là tết Thingyan,trùng vào dịp lễ phục
sinh của các nước phương tây.
*Thời gian:

5


-Lễ tết diễn ra vào tháng 4,ngày 17/4 là ngày đầu tiên của năm mới.
*Nguồn gốc:
-Lễ hội ThingYan bắt nguồn từ truyền thuyết. Theo lời kể của người
Myanmar, thần Indra và thần Brahma tranh cãi nhau về chiêm tinh học. Không
ai chịu thua cuộc nên họ ra điều kiện kẻ nào thua cuộc bị mất đầu. Kết cục, dù
thắng cuộc nhưng Indra không đành vứt đầu Brahma xuống biển vì sẽ làm biển
cạn hết nước, cũng không thể vứt xuống đất vì trái đất sẽ nổ tung. Thần Indra
quyết để giao cho các Nat (các vị thần bảo hộ của người Miến) thay phiên nhau
bưng cái đầu đó. Tết năm mới được tổ chức vào dịp đầu của Brahma được
chuyển từ Nat này sang Nat kia. Trong khi đó người dân Cambodia tin rằng mỗi
năm có vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người,
hết


năm

lại

về

trời

để

vị

thần

khác

xuống

hạ

giới.

Lễ hội té nước ở Myanmar là hoạt động tín ngưỡng, thể hiện nét đẹp văn hóa
truyền thống của người Myanmar. Lễ hội té nước hội tụ mọi lứa tuổi, tầng lớp,
giới tính tham gia giúp làm tăng tình đoàn kết dân tộc.
*Hình thức:
-Trong những ngày này các mâm lễ vật,của bố thí được dâng lên các nhà sư
trong các nơi thờ tự.
-Một loại lễ vật được dâng lên các nhà sư gồm dừa non và thân dừa còn
nguyên vẹn được kết thành vòng tròn và bó trong lá chuối xanh các nhánh

Thabyay hoặc Jambul đặt trước các di ảnh của đức phật thích ca.Di ảnh này
được đổ nước thơm từ trên xuống trong nghi lễ tắm phật.
*Trang phục:
-Trong dịp này các thiếu nữ địa phương đều mặc váy áo sắc sỡ,đầu đội vòng
hoa và gắn kim tuyến sử dụng phấn thơm từ vỏ cây murrây panialata để bôi lên
mặt cài hoa giáng hương màu vàng rực,thơm ngọt ngào lên tóc.

6


>>>>> Sự tỉ tỉ trong lựa chọn trang phục và các phụ kiện đã phần nào đó thể
hiện ước mơ,cầu mong sự may mắn và những điều tốt đẹp của người dân vào
dịp năm mới.
4,Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào (hay còn gọi là Bun Hốt Nặm hoặc
tết té nước)
Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết
hóa cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước
vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm
no, hạnh phúc.
Lễ hội ở Lào thường được gọi tắt là Bun, có nghĩa là làm phước, làm phước
để được phước. Thời gian lễ hội Tết Bunpimay thường diễn ra trong ba ngày
13,14 và 15/4 hàng năm theo Phật lịch. Phong tục lễ hội Ngày đầu tiên cũng là
ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn
bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để
làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo, cầu mong sức khoẻ và
hạnh phúc cho cả năm. Sau đó, họ rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba
ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên
các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước. Ngày
thứ hai không được tính đến vì đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới.Ngày
thứ ba cũng là ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Trước

khi té nước, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Để tỏ lòng
tôn kính, người trẻ tuổi té nước những người lớn tuổi để chúc sống lâu và thịnh
vượng. Bạn bè té nước vàonhau. Họ không chỉ té nước vào người mà còn vào
nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất. Người Lào tin rằng nước sẽ
giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽvà
mạnh khỏe. Ai bị ướt nhiều sẽ hạnh phúc nhiều. Người ta làm tháp bằng cát,
trang trí bằng cờ, hoa, dây vải và vẩy nước thơm. Trong những ngày này, người
dân còn phóng sinh các loài động vật nhưrùa, cá, cua, chim… để lấy phước.
7


Ngày tết khách đến xông nhàđược chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh
hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe.
Trong suốt ba ngày tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp
may mắn cả năm.Đặc biệt, người Lào sử dụng hoa trong ngày tết để cầu may,
cóhai loại hoa: hoa muồng (bò cạp vàng, hoa hoàng hậu) được người dân cài
trên xe, trang trí trong nhà. Còn hoa Champa được người dân kết thành chùm
hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành.Vào các buổi chiều, sư trụ trì
hướng dẫn các nhà sư, ni cô và dânlàng đi hái hoa tươi đem về chùa cúng
Phật.Trong khi đi hái hoa người ta chơi trống và các nhạc cụ cổ truyền.Những
người khác thì đem nước đến lau rửa hoa. Địa điểm Lễ hội té nước được tổ chức
trên khắp cả nước nhưng vui nhất tại cố đô LuangPrabang và Vang Vieng. Tại
Luang Prabang, nơi có nhiều chùa chiền và là khu du lịch nổi tiếng, các vị khách
nước ngoài được tận hưởng không khí lễ hội rõ nét với rất nhiều trò chơi thú vị.
Trong ngày Tết,người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp với xôi
nóng.Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa lộc. Lạp được xem như là linh
hồn của người Lào trong năm mới. Người ta có thể đem chúc nhau bằng món
lạp. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều
lộc. Lạp ở đây thường được làm bằng thịtgà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với
gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo

của chúng. Trong mỗi gia đình, đặc biệt là những người làm nghề kinh doanh,
món lạpthường được các đầu bếp làm rất công phu, vì nếu món này trongngày
Tết mà không ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điềm xui. Ngoài
ra còn rất nhiều món ngon bạn nên thử như thịt trâukhô, gà nướng, cá
nướng...Nếu ở Lào trong những ngày tết, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng đónnhận
những lời chúc bằng nước. Người dân Lào rất thân thiện, họ không làm gì bạn
cả. Nếu bạn đang lái xe hoặc đi bộ trên phố, họ sẽ chỉ hắt nước vào người bạn.
Đừng cáu giận, họ làm vậy chỉ là đểmong ước cho bạn được mạnh khoẻ suốt
cuộc đời và nghĩ rằng chính bản thân họ cũng được mạnh khoẻ như bạ
8


5,Khám phá Tết Chol ChnamThmay cổ truyền của Campuchia
Tết Chol Chnam Thmay diễn ra Tết Chol Chnam Thmay cũng là ngày Tết
chung của các nước Campuchia, Lào, Thái Lan,Myanmar,… được tổ chức theo
lịch Phật giáo Khmer, nhằm vào giữa tháng 4 dương lịch.Lễ hội diễn ra trong 3
ngày, vào năm nhuận kéo dài đến 4 ngày.Vào những ngày Tết người dân được
nghỉ ngơi, mọi người thăm hỏi và chúc phúc lẫn nhau và tham gia các trò chơi
thú vị như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa…
Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran (Chôlsangkran Chmây)
Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf)
Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk)
Nguồn gốc:
Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo,người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một
vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con
người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những
ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui
như đốt đèn trời, đốt ông lói,đánh quay lửa...
ĐÊM GIAO THỪA:
Đêm giao thừa đình nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, các trẻ em được may

sắm những bộ quần áo mới. Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn
bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết. Trước đây người ta giã gạo,chà
gạo sẵn, làm bánh. Ngày nay họ chuẩn bị gạo đầy đủ, cùng các đồ ăn như bánh
trái, hoa quả, cá, thịt, rau... tất cả đều sẵn sàng. Mọi công việc thường ngày đều
dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả tự do. Người người hào hứng chăm lo
cho ngày tết. Sửa sang nhà cửa, chuồng trâu chuồng bò đều phải đầy rơm đầy rạ.
Ngày Chôl sangkran Chmây
Ngày thứ nhất làm lễ rước đại lịch. Mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội
cỗ lên chùa.Vào giờ tốt đã được chọn, bất kể sáng hay chiều (thường là vào 7
9


giờ sáng hoặc 5 giờchiều).Mọi người mang theo lễ vật: nhang đèn, hoa quả đến
chùa làm lễ rước Đại lịch, Môha Sang-Kran.
Ngày Wonbơf
Ngày thứ hai làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng
cho các vị sư,sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Trước khi ăn, các nhà sư tụng
kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực,những người mang vật thực đến
cho nhà chùa. Buổi chiều,tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Mọi người
đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng
trưng cho vũ trụ.Tục này có dẫn chứng theo tích lâu đời biểu lộ ước vọng cầu
mưa, cầu phúc của con người.
Ngày Lơm săk
Ngày thứ ba làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Vào buổi sáng dâng cơm sáng
cho các sư, họ tiếp tục nghe thuyết pháp. Chiều, đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa
nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật. Biết ơn thương nhớ Đức Phật
đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự
như ý.Sau đó tắm cho các vị sư sãi caoniên. Sau lễ tại chùa, mọi người rước các
nhà sư tới nghĩa trang,để thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố.
Sau đó ai về nhà nấy, làm lễ tắm tượng.Phật tại nhà mình, dâng cỗ chúc phúc

ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ.
Trang phục: Được thiết kế là một mảnh vải dài hình chữ nhật, được quấn
quanh phần eo để che được vùng bụng và buộc ngay trước bụng. Phần cơ thể
phía trên, theo trang phục truyền thống, người Campuchia sẽ dùng ChangPong –
một loại vải có màu bất kỳ, vắt chéo vai và có thể che đi phần
ngực của người phụ nữ chỉ hở một ít bụng nhằm mục đích tôn lên nét quyến
rũ của người phụ nữ Á Đông nói chung và phụ nữ Campuchia nói riêng.
Kết luận:
Tết campuchia thường gắn liền với tôn Giáo
Thời gian diễn ra ngắn và đặc sắc
10


6,Tết philippin
Thời gian:diễn ra từ ngày 30/12 (dương lịch) cũng chính là dịp lễ kỷ niệm
ngày Philippines Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi
xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là "ngày anh hùng”
Múa rồng đón năm mới tại Philippines Tại Philippines, dù Giáng sinh là
ngày lễ được chờ đợi nhất trong năm nhưng Tết dương lịch lại là ngày vui nhất,
rộn rã và náo nhiệt nhất. Ở nơi đây, Giáng sinh là ngày để mọi người hồi tưởng
quá khứ. Còn ngày tết thì có sự khác biệt. Đó là dịp để những người trong gia
đình suy ngẫm về những chuyện đã diễn ra trong một năm qua, và cùng hướng
về tương lai với những hi vọng tươi sáng. Đối với người Philippines, ngày tết
biểu tượng cho sự thay đổi, hi vọng, cơ hội sửa sai và làm những điều tốt đẹp.
Cách chào mừng ngày tết của người dân Philippines vừa chịu ảnh hưởng của
phương Tây lẫn Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng mang những nét truyền
thống đặc trưng. Những ngày giáp tết, hầu hết các gia đình Philippines đều thu
dọn nhà cửa, kiểm lại đồ đạc, dẹp bớt những thứ không sử dụng hoặc vô giá trị.
Trước đêm giao thừa, các gia đình bắt tay vào chuẩn bị bàn tiệc “Media
Noche” để cả gia đình cùng thưởng thức vào đúng nửa đêm. Bàn tiệc thường có

trái cây xếp theo hình vòng tròn, biểu thị những đồng tiền xu, với ước vọng đem
lại may mắn về tài chính cho gia đình. Món chính thường là pancit (mì sa tế với
gà và rau), gà rán, bánh gạo ngọt hoặc bánh pudding, cùng các món ăn truyền
thống khác, trên bàn tiệc luôn phải có một chai rượu sâm banh hoặc rượu vang
đỏ. Trước khi ăn, mọi người trong gia đình đọc lời cầu nguyện cảm ơn một năm
đã qua và đón mừng năm mới. Trong bữa tiệc, các bà nội trợ thường mặc váy có
chấm tròn, cũng là biểu hiện của đồng tiền xu. Người lớn sẽ chất đầy tiền xu vào
túi trẻ nhỏ. Làm như vậy, họ mong muốn cả năm sẽ không phải lo lắng về
chuyện tiền bạc. Sau bữa ăn, tất cả mọi người cùng làm mọi cách để gây ra
những tiếng động rộn rã nhất và đốt pháo với niềm tin tiếng động sẽ xua đi ma
quỉ. Những đứa trẻ sẽ chơi trò nhảy lên nhảy xuống, vì người Philippines tin
11


rằng làm như vậy sẽ giúp bọn trẻ cao hơn. Những năm gần đây, Chính phủ
Philippines hạn chế đốt pháo, do đó nhiều gia đình chỉ ở trong nhà ngắm pháo
hoa tỏa sáng trên bầu trời.
Đặc biệt ở đảo Pahcuve có tục gặp nhau mừng năm mới bằng cách ghé vào
tai nhau mà cắn, càng quý nhau càng cắn mạnh.
Trong những ngày giữa tháng 1 Dương Lịch, người dân ở khắp các nơi trên
lãnh thổ Philippines, kể cả thủ đô Manila thường không hẹn mà đổ về thành phố
Kalibo để cùng nhau vui chơi, múa hát và chiêm ngưỡng những màn hóa trang
độc đáo trong khuôn khổ lễ hội Ati Atihan. Tết hóa trang Ati-Atihan có nguồn
gốc từ thế kỷ XIII, khi một nhóm người Mã Lai đã di cư đến đảo Ganay để bắt
đầu cuộc sống mới. Để tỏ lòng biết ơn những cư dân bản địa, những người có
làn da tối màu nhưng tốt bụng, họ đã sơn mặt màu đen rồi ca hát và reo vang
nhảy múa. ve may bay di philippines gia re nhat Ngày nay, tập tục ngàn xưa này
đã được những thế hệ sau của họ ở Kalibo giữ gìn nguyên vẹn. Bởi lẽ đó, cứ đến
Tết truyền thống, khách du lịch tứ xứ lại có dịp đến chiêm ngưỡng những màn
diễu hành vô cùng độc đáo. Trong đó, những người tham gia sẽ sơn đen mặt

bằng bồ hóng và khoác lên mình những bộ trang phục dân tộc sặc sỡ.
Ai đã từng đến quốc đảo Philippines không chỉ bị hút hồn bởi những bãi
biển xanh trải dài vô tận mà còn ấn tượng bởi một nền văn hóa đặc biệt, đó
chính là sự pha trộn giữa văn hóa của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Lễ hội được tổ
chức quanh năm ở Philippines, mỗi một lễ hội đều mang đến những nét văn hóa
truyền thống đặc trưng khác nhau. Mỗi lễ hội lại là sự pha trộn hài hòa giữa
truyền thống văn hóa và hiện đại, tạo nên sức thu hút lạ kỳ, luôn luôn tấp nập
người tham dự. Hôm nay bạn hãy cùng Abay xem thử quốc đảo Philippines có
những lễ hội đặc sắc nào nhé. 1. Lễ hội Ati-Atihan Lễ hội Ati-Atihan được coi là
lễ hội mùa xuân lớn nhất, nhiều màu sắc nhất ở Philippines. Lễ hội được tổ chức
ở trung tâm tỉnh Aklan ở đảo Panay. Bắt nguồn từ thế kỷ XIII, nhóm người Mã
Lai đến vùng này nhập cư, để hòa nhập họ đã sơn mặt màu đen rồi nhày múa, ca
12


hát bày tỏ sự biết ơn vì đã được chu cấp đồ ăn và đất để sinh sống. Từ đó, lễ hội
này ra đời. Tâm diểm lễ hội là ngày cuối cùng, n gày trọng đại nhất với màn
rước tượng chúa hài đồng từ nhà thờ Kalibo đến công viên Pastrana gần đó. Lễ
rước linh đình này đã trở thành một cuộc diễu hành thu hút rất nhiều người tham
gia. Ngoài ra lễ hội còn có cuộc thi nhảy múa ngoài trời vô cùng sôi động
2. Lễ hội đường phố Lễ hội đường phố được tổ chức tại thị trấn Lucban,
Quezon, Philippines. Lễ hội có những chương trình biểu diễn trên đường phố
hoành tráng với hàng ngàn người trong những trang phục rực rỡ, độc đáo, lạ mắt
vừa hát vừa nhảy theo nhịp trống, nhịp kèn và tiếng cồng chiêng. Du khách tham
gia lễ hội đều bị cuốn hút vào không khí sôi động này và cùng nhún nhảy, vỗ
tay. Mục đích của lễ hội này là tạ ơn vị thần nông nghiệp đã ban cho người dân
Philippines một vụ mùa tươi tốt và là dịp để mọi người tụ họp vui chơi giải trí
3. Lễ hội Bùn Lễ hội Bùn hay còn gọi là Lễ hội Taong Putik được tổ chức tại
làng Biblicat thuộc thị trấn Aliaga, tỉnh Nueva Ecija (vùng III - nhóm đảo
Luzon) vào ngày 24 tháng 6 hàng năm. Những người tham dự lễ hội sẽ mang lá

cây khô, trát bùn, đất lên mặt để cải trang thành thánh Jonh khi ông rửa tội cho
Chúa Jesus. Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo đặc biệt mà còn là dịp
để mọi người sám hối lỗi lầm thiếu sót trong cuộc đời mình, tạ ơn Thiên Chúa
về những ân sủng Ngài đã yêu thương ban tặng qua và cầu bình an, sức khỏe
cho người thân, cầu mùa màng bội thu… 4. Lễ hội Sandugo Lễ hội Sandugo kéo
dài suốt tháng 7 tại thành phố Bohol. Lễ hội Sandugo là lễ hội tổ chức sự kiện
Thỏa thuận hòa bình giữa Datu Sikatuna (thủ lĩnh của Bohol) và tướng Miguel
López de Legazpi (người đã chinh phục và thống trị Bohol) được ký kết vào
tháng 7-1565 sau một cuộc gia tranh đẫm máu. Dịp lễ hội hàng ngàn người từ
khắp nơi trên Philippines, cũng như khách du lịch từ các nước khác, đổ xô đến
Bohol để chứng kiến cuộc diễu hành đường phố, giải thi đấu thể thao và đá gà,
và tái hiện của lịch sử nhỏ gọn máu.

13


5. Lễ hội Lechon – Lễ hội Heo Lechon theo tiếng Tay Ban Nha có nghĩa là
heo quay. Heo quay là món ăn được yêu thích nhất Philippines. Họ thích ăn heo
quay đến mức tổ chức hẳn một lễ hội Heo hằng năm. Heo được người ta cho vào
bụng đầy hành tây, sả, hạt tiêu, lá dứa và ướp nửa giờ. Sau đó quay mấy giờ, đến
khi da heo thơm giòn có màu đỏ đậm mới dừng. Heo quay là món ăn truyề
thống phải có trong bất cứ lễ hội nào. Hằng năm, khoảng thời gian từ 12 tháng 9
đến 19 tháng 9 người dân Philippines tổ chức lễ hội heo.
8,Malaysia
Là một quốc gia đa sắc tộc, trong đó có một cộng đồng lớn người gốc Hoa
do đó, họ cũng ăn Tết Nguyên Đán và tết này được gọi là Chinese New Year
theo “âm lịch” giống như Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác. Đây là một
trong những ngày lễ lớn nhất của Malaysia với một số phong tục không thay đổi
như lì xì, đoàn tụ gia đình, chúc tết người thân và bạn bè hay lễ hội múa lân, sư,
rồng.

Thủ đô Kuala Lumpur và đảo Penang là nơi mang đậm màu sắc của Tết Nguyên
Đán do cộng đồng người Hoa đông đảo tại đây. Ngoài những hoạt động truyền
thống, việc mua sắm, ăm uống, vui chơi giải trí cũng trở nên cực kỳ sôi động.
Đến Malaysia thời gian này, bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng những mà trình
diễn pháo hoa hoành tráng tại tháp đôi Petronas – niềm tự hào của người dân
Malaysia.
1.

Thời

gian

diễn

ra

Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1/1 âm lịch.
2.

Nguồn

gốc

Truyền thuyết kể lại rằng, Tết Nguyên Đán tại Malaysia bắt nguồn từ cuộc chiến
của con người và và một con quái vật thần thoại tên là Nian. Con quái vật này
xuất hiện vào ngày đầu tiên của năm mới để ăn thịt vật nuôi, cây trồng và thậm
chí là cả con người (đặc biệt là trẻ em). Vì vậy, người dân để thực phẩm của
14



mình trước nhà với hy vọng là con quái vật sẽ ăn thức ăn và không tấn công con
người.
Sau đó, người ta phát hiện ra rằng Nian sợ màu đỏ và tiếng ồn. Vì vậy, vào mỗi
ngày đầu tiên của năm mới, người ta treo đèn lồng màu đỏ trên cửa sổ và đốt
pháo
3.

để

đuổi

Nian

đi,

để

Hình



không

quay

thức

lại

trong


tổ

cả

năm.
chức

Vào Tết Nguyên Đán, người Malaysia nhất là những người gốc Hoa sẽ dọn dẹp
sạch sẽ nhà cửa với mong muốn “quét sạch” sự xui xẻo của năm cũ để chào đón
may mắn trong năm mới. Người ta cũng ưu tiên cho những đồ trang trí màu đỏ,
trong đó có các câu đối chúc Tết với các chữ phổ biến là “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”.
Ở Malaysia, Tết cũng là ngày sum họp và đoàn tụ. Người ta cũng nấu các mâm
cỗ để thờ cúng tổ tiên, lì xì cho những người chưa lập gia đình. Một điều thú vị
là các công ty, doanh nghiệp sẽ xóa một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ như
một cách để mang lại may mắn cho người khác và cầu mong may mắn đến với
mình. Tết là ngày mà các tổ chức từ thiện hoạt động để mang đến niềm vui cho
những

hoàn

cảnh

4.

bất

hạnh.

Đặc


điểm

Vẫn là những ngôi nhà được quét dọn, trang hoàng sạch sẽ, phố xá được trang
trí với nhiều màu sắc rực rỡ. Chỉ có điều trước Tết khoảng 10 ngày, những người
dân Malaysia theo đạo Hồi không mua sắm nhiều thức ngon vật lạ cho Tết mà
bắt đầu nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn), vì họ cho rằng đó là sự thể
hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như
lời

thánh

Ala

răn

dạy.

Nếu như món ăn truyền thống vào ngày tết ở Việt Nam chính là bánh trưng ,
bánh dày ăn chung củ kiệu thì tại đây, món ăn phổ biến vào dịp Tết của
Malaysia có tên là Otak – Otak, hay còn có tên là Otah – Otah. Khách du lịch sẽ
dễ dàng bắt gặp món ăn này ở bất cứ nơi đâu, tại các trung tâm ăn uống của
15


thành phố, các nhà hàng lớn hay trong những bữa ăn gia đình. Người ta có thể
ăn bất cứ món ăn này vào mọi thời điểm buổi sáng, buổi trưa hay trong bữa tối.
Khi gặp gỡ vào dịp năm mới, người Malaysia có tục lệ chạm nhẹ bàn tay mình
vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thu tay lại rồi áp sát vào tim chừng vài
giây. Tết năm mới ở Malaysia mở đầu rất độc đáo với cuộc vui thi đấu lông

công. Hai người đứng cách nhau khoảng ba, bốn mét, mỗi người cầm một cái
lông công đẹp, lừa miếng rồi xông vào ngoáy mũi, ngoáy tai đối phương, ai bật
cười

trước



thua

cuộc.

Vào dịp tết sẽ có nhiều những hoạt động khác nhau, nếu trước đêm giao thừa cả
gia đình sẽ ngồi đoàn tụ và thưởng thức một bữa cơm đoàn viên thì ngay ngày
đầu năm mới cả gia đình sẽ mặc bộ quần áo đẹp và mới nhất để đến mừng tết
những người họ hàng trong gia đình và bạn bè. Lì xì cũng là một trong những
phong tục lâu đời và mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tiền mừng tuổi được cho vào
phong bao lì xì màu đỏ và lì xì cho những người nhỏ hơn. Đây là phong tục
được

rất

Ngắm

nhiều
pháo

trẻ
hoa


nhỏ

háo

vào

dịp

hức



tết

mong
nguyên

đợi.
đán

Bắn pháo hoa vào dịp tết nguyên đán ở Malaysia cũng là một trong những điều
khiến khách du lịch và người dân háo hức và mong chờ nhất. Để được ngắm
những màn trình diễn pháo hoa đẹp nhất du khách không thể bỏ lỡ thủ đô Kuala
Lumpur của đất nước, ngoài ra một số những thành phố lớn khác như
Georgetown

tại

đảo


Penang

cũng



bắn

pháo

hoa.

Bên cạnh những bữa cơm đoàn viên, xem bắn pháo hoa thì không khí lễ hội còn
được khuấy động khắp các đường phố bởi những đoàn múa lân, múa sư tử. Đây
là dịp để người dân cũng như du khách ra đường để hưởng trọn không khí tươi
vui của mùa xuân cũng như xem những màn trình diễn múa lân đầy điêu luyện.

16


8,Tết nguyên đán ở Singapore
Thời gian diễn ra lễ tết:1/1 âm lịch, cũng giống như nước Việt Nam
Nguồn gốc:Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoa Trung Quốc trong hơn
1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán cũng là một trong những nét văn hóa
được du nhập trong thời điểm đó. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết
Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời
Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà
Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm.
Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các
vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì

có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác
nhau.
Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là
tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi,
tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào
tháng Dần, tức tháng giêng.Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về
tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm
giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh
dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người
và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày
Mồng một cho đến hết ngày mồng Bảy.Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên
đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội
mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River
Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác. Màn múa
lân không thể thiếu trong các lễ hội vào dịp Tết của người Hoa ở Singapore. Lễ
hội hoa đăng là hoạt động đầu tiên của tháng các hoạt động Lễ
17


Hình thức tổ chức:Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên
đán âm lịch cổ hội Chunjie,diễn ra ở khu Chinatown - trung tâm của Lễ hội Tết
Âm lịch ở Singapore. Đêm Hoa đăng được khai mạc vào thời điểm cụ thể khác
nhau tuỳ theo mỗi năm nhưng thường ngoài trung tuần tháng 1 dương lịch và
trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí ứng
với các con vật tượng trưng cho năm đó theo quy luật lần lượt 12 con giáp. Vào
dịp này, người dân Singapore đi du xuân với nhiều hoạt động khác nhau như đến
các đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm và cả năm mới, hoặc vãn cảnh ở
các vườn hoa, công viên, khu di tích, danh thắng văn hóa, hoặc các khu vui chơi
giải trí trong cả nước… Lễ hội Singapore River Hongbao trở thành sự kiện văn

hóa thường niên trong Lễ hội mùa xuân ở Singapore bắt đầu từ năm 1987. Sự
kiện này thường được tổ chức tại Công viên Esplanade lộng lẫy với một chuỗi
những hoạt động giải trí dành cho trẻ em, người lớn và cả người già, tạo nên một
sân chơi lí tưởng cho cả gia đình. Mọi người, nhất là các du khách nước ngoài sẽ
có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa thông qua các gian trưng bày và
hoạt động biểu diễn, bao gồm khu trưng bày những bức tượng khổng lồ của các
thần thoại Trung Hoa như Thần Tài và 12 Con Giáp cũng như chương trình biểu
diễn hàng đêm của các nghệ sỹ đến từ Tây Tạng và các tiết mục biểu diễn pháo
hoa đặc sắc trên Vịnh Marina. Bên cạnh đó, sẽ có những buổi trình diễn ẩm thực
các món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và những trò chơi vui nhộn hứa
hẹn mang đến những khoảnh khắc ấn tượng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Đặc điểm: Singapore và Việt Nam cùng chia sẻ nhiều phong tục tập quán
truyền thống trong ngày đầu năm. Ngày 23 tháng chạp, người Singapore đốt
hình nhân Táo để tiễn ông Táo về trời.Môi của ông Táo được quết mật ong,
đường và rượu ngọt để ông chỉ báo cáo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng.
Nhà cửa được quét dọn sạch sẽ để đón chào những điều may mắn đến trong năm
mới. Người người xúm xít quần áo mới đi chúc tết họ hàng và người quen.Trẻ
em tíu tít vì được nhận quà bánh và bao lì xì. Những ngày này, người ta hay trao
18


nhau những trái quýt căng mọng, ngọt ngào vì quýt chính là biểu tượng của sự
may mắn. Tất cả những tặng vật đều có cặp có đôi, vì người dân Singapore tin
rằng số lẻ là biểu tượng của sự không may, không tốt lành. Điểm nhấn cho Tết
Âm lịch của người Singapore là bữa cơm đoàn viên đêm giao thừa. Dù bận rộn
với trăm công ngàn việc, mọi người vẫn cố gắng sắp xếp để về nhà quây quần
bên mâm cơm nóng hổi. Món ăn quen thuộc của người dân Singapore vào dịp
tết là "juan he", "peng cai" hay "yu sheng". "Juan he" của xứ sư tử biển chính là
bánh mứt, trái cây khô như ngày tết ở Việt Nam, tượng trưng cho hòa bình, hòa
hợp và thống nhất. "Peng cai" là món lẩu gồm nhiều món cao lương mỹ vị như

hải sâm, bào ngư, sò điệp, vi cá, nhân sâm..., tượng trưng cho sự sung túc và
giàu có của người dân.
Trang phục:Trang phục Baju kebaya. Nguồn gốc của ngưởi Peranakans là
người Hoa lai Mã, hay còn có tên gọi khác là người Baba-Nyonya. Người này là
con cháu của người Hoa nhập cư đến Penang trong thế kỷ trước. Tài liệu cổ ghi
lại họ mang theo trang phục truyền thống của mình là Baju kebaya. Dần rà
Bayju kebaya trở thành quốc phục của người Singapore.Baju kebaya gồm váy
và một chiếc áo dài. Trong đó áo được trang trí cầu kỳ may ôm sát người để tôn
dáng của người phụ nữ Singapore. Thông thường bộ trang phục này được may
bằng tay rất cầu kỳ và tỉ mỉ, được mặc trong những dịp trang trọng như cưới xin,
lễ hội… Ngày nay Bayju kebaya được giới trẻ cách tân khi kết hợp áo với quần
bò hoặc chân váy ngắn để sử dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống hàng ngày như
đi dạo phố hay tới công sở. Ngoài ra còn có trang phục sườn xám, baju kurung,
saris.
9,Tết Nguyên Đán - hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ
truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết. “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ
“Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai
và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên
Đán”. Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương
19


“Tết Ta”, là để phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch).Chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ từ văn hoa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán
cũng là một trong những nét văn hóa được du nhập trong thời điểm đó. Theo
lịch sử Trung Quốc,nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và
thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn
tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích mà trắng nên lấy tháng Sửu, tức
tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức
tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ

“tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh
loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.
Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là
tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi,
tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào
tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về
tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm
giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh
dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người
và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày
Mồng một cho đến hết ngày mồng Bảy. ĐẶC TRƯNG:
Đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Cả Việt Nam là "nếp sống
cộng đồng”. Người Việt chuẩn bị đón Tết từ rất sớm. Ngay từ đầu tháng Chạp
âm lịch đã nhộn nhịp đón Tết, chợ búa, hàng quán trở nên đông đúc hơn những
ngày thường. Nhà nào cũng trang hoàng nhà cửa, may quần áo mới, lau chùi
đánh bóng đồ thờ tự, thay cát mới cho bát nhang, bày biện mâm ngũ quả, viết
đối liễn... Ngoài sân, đầu xóm,đầu đường thì dựng cây nêu. Theo sách Gia Định
Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: Bữa trừ tịch (tức ngày
cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng
20


tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là
"lên nêu”... có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những
xấu xa trong năm cũ.
Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp được coi là mang tính giao thời,
chuyển giao năm cũ, đón chào năm mới. Theo quan điểm của người Việt thì ông
Táo là người ghi chép tất cả những gì con người làm trong năm và báo cáo với
Ngọc Hoàng. Ngoài ra, ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của một gia đình.Lễ

cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn
bà và con Cá Chép,cá Chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình
gặp Ngọc Hoàng.Sau lễ tiễn đưa ông Táo thì mỗi gia đình lại chuẩn bị lễ Tất
niên. Lễ được tiến hành vào trưa hoặc chiều ngày ba mươi Tết. Lễ cúng Tất niên
có một ý nghĩa rất quan trọng. Người chủ trong gia đình khấn ông bà tổ tiên về
chung vui cùng con cháu. Trong tâm thức của người Việt, cúng Tất niên là cuộc
gặp gỡ giữa các vị thần linh. Thần linh ở đây không cao xa, huyền bí như ở các
miếu, am, đó là các vị thần trong nhà gọi là gia thần. Gia thần gồm ba vị: Thần
Tiên sư hay Nghệ sư, tức là vị Tổ đầu tiên dạy nghề của mình.Nghề nào có Tổ
ấy. Thần Thổ công, vị thần giữ đất, trông coi nhà nơi mình ở. Thần Táo quân
chăm sóc,giúp đỡ việc nấu ăn cho mọi người trong gia đình. Hai là cuộc gặp gỡ
của Tổ tiên, ông bà đã khuất. Tết đến hương hồn họ cũng về họp với con cháu.
Đó là gia tiên. Cuộc gặp gỡ thứ ba là giữa những người còn sống trong gia đình.
Theo tập quán, hàng năm Tết đến ai cũng mong muốn thiết tha trở về nhà sum
họp gia đình trong ba ngày tết. Bởi, ngày Tết của người Việt là ngày nhớ ơn, tạ
ơn, ngày hội đoàn tụ,đoàn viên ấm cúng. Sau lễ Tất niên thì mọi người khẩn
trương dọn dẹp lại nhà cửa để chuẩn bị đón Tết.Sau khi công việc chuẩn bị cho
gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ xong thì gia chủ phải chuẩn bị
mâm cỗ để cúng Giao thừa.Nửa đêm ba mươi rạng ngày mồng một, nhà nào
cũng bày hương án giữa sân để cúng Giao thừa (gọi làLễ Trừ tịch). Lễ Giao thừa
chính là thời khắc thiêng liêng nhất, giao lại cái cũ, đón nhận cái mới. Lễ
21


cúngđược tiến hành ngoài trời đúng mười hai giờ, thời khắc thiêng liêng khi mà
đất trời giao cảm, chuẩn bị cho sự vận động mới. Đồ cúng gồm các lễ vật như:
Một con gà trống tơ ngậm hoa hồng, đĩa muối, bát gạo, nồi cháo trắng, mâm hạt
nổ, ấm trà, chai rượu, hương nến... Chủ nhà cúng lạy bốn phương để cầu
xin thổ thần và quan Hành khiển mới phù hộ cho gia đình sang năm mới
phát tài, phát lộc. Kể từ giờ phút này, Tết Nguyên Đán bắt đầu về, đánh dấu một

điều gì đó rất thiêng liêng và liên quan đến hạnh phúc riêng tư, vận hạn của mỗi
cá nhân con người: được - mất, thành công - thất bại...Ngày mồng Một (ngày
Chính đán) có tục xông đất (đạp đất). Người Việt quan niệm ngày mồng Một
Tết,nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành
thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà
quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong
bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ
sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng năm mười
phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được
trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc
phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may
mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất
ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi
với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với
người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xôngđất phải khỏe
mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hòa thuận.Đi đôi với tục xông nhà là tục
mừng tuổi. Đây là nét đẹp truyền thống kính già yêu trẻ của người Việt.Tiền
mừng tuổi phải mới và mang ý nghĩa tượng trưng hơn là giá trị thực của
nó.Cũng trong sáng mồng Một Tết con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ
tiên và chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới,
mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu
"chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không
22


nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm một tuổi).Một số người vẫn
giữ tục xuất hành và hái lộc. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để
đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải
chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài
thần, hỉ thần... Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có

tục bẻ lấy một "cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước, đó là tục
"hái lộc”.Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại
cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin
hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về
cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm
nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh
biếc suốt cả mùa xuân.Lịch vui xuân cũng thành nếp trong tâm thức của người
Việt: "Mồng một thì ở nhà cha, Mồng hai nhà mẹ,Mồng ba nhà chồng”.
Thăm viếng họ hàng để gắn kết tình cảm gia đình... Lời chúc tết thường là sức
khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công...;
những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau "tai qua nạn
khỏi” hay "của đi thay người”nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái
phúc, hướng về sự tốt lành. Khi khách đến chúc Tết là lúc gia chủ mang những
món ngon vật lạ ra tiếp đãi. Đây cũng là một nét đẹp truyền thống trong tâm hồn
của con người Việt Nam.Cùng với những phong tục, lễ nghi ngày Tết, người
Việt còn tổ chức hội hè vui chơi. Lễ là tín ngưỡng thiêng liêng, còn Hội là vui
chơi thế tục. Hai mặt đó kết hợp với nhau để khởi động nên nguồn giao cảm
giữa Trời - Đất - Con người. Trong hội Xuân có nhiều hội như hội chợ Viềng
(Nam Định), hát Quan họ (Bắc Ninh), hát Bài chòi (Quảng Nam, Bình Định)...
Các cuộc thi như chơi cờ người, chọi gà, chơi chải...Tết Nguyên Đán ở Việt
Nam, mặc dù có nhiều phong tục ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng nó vẫn
mang những đặc điểm sinh hoạt cộng đồng và phản ánh những sắc thái của văn
minh lúa nước. Những phong tục ấy nó không chỉ có giá trị trong xã hội cũ, mà
23


còn có vai trò quan trọng trong xã hội đương đại trong việc giáo dục đạo đức,
tinh thần đoàn kết yêu thương, kính trọng Tổ tiên ông bà.
TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI VIÊT TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN:
trang phục chính trong dịp tết nguyên đán của người việt là nhũng bộ áo dài

thướt tha,áo dài của người việt có nét giống với bộ sườn xám của người trung
quốc,,tuy nhiên nó vẫn mang những nét đặc trưng riêng của người việt,hiện nay
áo đã cach tân để phù hợp với xu thế Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoa
Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán cũng là một trong
những nét văn hóa được du nhập trong thời điểm đó. Theo lịch sử Trung Quốc,
nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng
thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng,tức
tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm
tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm
tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như
sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra
ngày Tết khác nhau.Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng
nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi
qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt
ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào
thay đổi về tháng Tết nữa.Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo
thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm
lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày
thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết
thường được kể từ ngày Mồng một cho đến hết ngày mồng Bảy.

24


25


×