Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

BÀI GIẢNG LOGIC HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.17 KB, 52 trang )

Lời nói đầu
Dạy nghề là đào tạo cho ngời học các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo chuyên
môn nghề nghiệp ở trình độ nhất định, đồng thời giáo dục cho họ những phẩm chất
nghề nghiệp nh: lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật trong
lao động sản xuất để họ có thể sống và làm việc theo nghề đó sau khi tốt nghiệp.
Đó cũng chính là phẩm chất, năng lực tạo nên nhân cách ngời lao động mới mà ngời giáo viên dạy nghề phải rèn luyện cho ngời học trong quá trình đào tạo nghề.
Nhằm góp phần nâng cao chất lợng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề vững
về lý thuyết, giỏi về tay nghề, có năng lực s phạm kỹ thuật nghề nghiệp đáp ứng đợc yêu cầu đòi hỏi của đổi mới giáo dục, chúng tôi biờn son tập tài liệu về logic
học hình thức.
Tp bi ging Logic học biên soạn theo chơng trình đào tạo s phạm dạy
nghề của Tổng cục dạy nghề nhằm chuẩn bị cho giáo sinh, giáo viên dạy nghề các
kiến thức cơ bản nhất của logic học đại cơng, những cơ sở lý lun chung phơng
pháp nhận thức khoa học giúp ngời đọc nắm đợc toàn bộ những kiến thức và phơng
pháp cần thiết để nhận thức các tri thức khoa học, cách thức ứng dụng và khuynh
hớng phát triển của logic học hiện nay.
Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ về mọi mặt
của các giáo s, các giảng viên và cán bộ quản lý các cấp. Chúng tôi hết sức trân
trọng các ý kiến đóng góp quý báu đó. Do biên soạn lần đầu, chắc chắn tp bi
ging ny không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đợc những ý
kiến đóng góp của độc giả để tp bi ging ngày càng hoàn thiện hơn.

Nhóm tác giả

CHNG I

KHI NIM, I TNG V í NGHA CA LễGC HC
1


1.1. Đối tượng và ý nghĩa của logic học
1.1.1. Khái niệm về logic học hình thức


Thuật ngữ logic bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “Logos”.
Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ:
- Tính quy luật của thế giới khách quan: Logic của sự vật, logic của sự kiện,
logic của sự phát triển xã hội. Theo nghĩa đó, logic được hiểu là “Logic khách
quan”. Đây chính là đối tượng nghiên cứu của logic biện chứng.
- Tập hợp các quy luật của tư duy, những qui tắc và những hình thức của sự
lập luận mà con người phải tuân theo nhằm phản ánh đúng đắn thế giới khách
quan. Theo nghĩa này logic được hiểu là “Logic chủ quan”. Đây chính là đối tượng
nghiên cứu của logic học hình thức.
Logic học hình thức là khoa học nghiên cứu về các quy luật và hình thức
của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới khách quan.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của Lôgíc học hình thức
Bất kỳ một khoa học nào cũng đều có đối tượng nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, hệ thống các khái niệm, phạm trù và kinh nghiệm hoạt động sáng tạo
của lĩnh vực khoa học đó.
Đối tượng nghiên cứu của lôgíc học hình thức là các hình thức và các quy
luật logic của tư duy.
1.1.3. Nhiệm vụ của lôgíc học
Nhiệm vụ cơ bản của lôgíc học hình thức là làm sáng tỏ những điều kiện
nhằm đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra
thao tác lôgíc của tư duy và phương pháp luận nhận thức đúng đắn.

1.2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lôgíc học
Mỗi văn bản (văn bản nói cũng như văn bản viết) đều là một thể thống
nhất bao gồm hai mặt: nội dung và hình thức. Về phương diện hình thức, ngoài
ngôn ngữ, lôgíc là một yếu tố quan trọng. Xét hình thức ngôn ngữ của một văn bản
2


là xét xem nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong văn bản đó như thế nào, có tinh vi,

điêu luyện và chuẩn xác không. Còn xét hình thức lôgíc của văn bản đó là xét xem
cách thức tổ chức liên kết tư tưởng trong văn bản đó ra sao, có chặt chẽ nhất quán,
giàu sức thuyết phục không.
Như vậy, việc nghiên cứu lôgíc nhằm nắm vững các hình thức, các quy
luật, quy tắc và các thao tác tư duy có ý nghĩa rất lớn:
- Đối với con người và mọi hoạt động nói chung:
+ Tạo thói quen suy nghĩ “thông minh” hơn góp phần vào việc nâng cao
tính chính xác, tính liên tục và triệt để, các lập luận có cơ sở, có căn cứ, tăng
cường hiệu quả và niềm tin của lời nói.
+ Hỗ trợ tốt cho việc tiếp thu tri thức mới, nghiên cứu khoa học, không
phạm phải sai lầm trong văn viết và văn nói, phát triển tư duy, phát hiện những
mâu thuẫn.
+ Lôgíc học có ý nghĩa lớn trong giao tiếp:
- Đối với hoạt động giáo dục
+ Giúp cho giáo viên lựa chọn nội dung một cách hợp lý, xây dựng cấu
trúc bài giảng, chương trình một cách khoa học, truyền thụ kiến thức một cách
chính xác và lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu cho bài giảng.
+ Bồi dưỡng năng lực tư duy lôgíc cho học sinh, phát triển năng lực nhận
thức và tích cực hóa quá trình học tập của học sinh.

1.2. Khái niệm về hình thức lôgíc và quy luật lôgíc, tính chân thực của tư
tưởng và tính đúng đắn của hình thức lập luận
1.2.1. Khái niệm về hình thức Lôgíc của tư duy
Trong quá trình tư duy, nội dung và hình thức của tư tưởng liên kết chặt
chẽ với nhau; không có hình thức lôgíc thiếu nội dung và cũng không có nội dung

3


tách khỏi hình thức. Tuy nhiên, lôgíc học hình thức chỉ tập trung nghiên cứu hình

thức của tư tưởng.
Hình thức lôgíc của một tư tưởng cụ thể là cấu trúc của tư tưởng đó là
phương thức liên kết giữa các thành phần của tư tưởng. Phương thức liên kết đó
phản ánh cấu trúc của các mối liên hệ, các quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng
hay giữa các sự vật, hiện tượng với các thuộc tính của chúng.
Cấu trúc của tư tưởng thường được biểu diễn bằng các ký hiệu
Ví dụ:

A là một sinh viên.
Một số sinh viên là sinh viên giỏi

Có thể biểu diễn như sau:
Tất cả S là P
Một số S là P
=> Cấu trúc hai tiền đề giống nhau (đều là câu đơn) => hình thức lôgíc là
như nhau nhưng có nội dung tư tưởng khác nhau.
1.2.2. Khái niệm về quy luật lôgíc của tư duy
* Quy luật lôgíc của tư duy là mối liên hệ bản chất, tất yếu của các tư tưởng trong
quá trình tư duy.
* Các quy luật của lôgíc hình thức được gọi là các quy luật cơ bản, gồm:
- Quy luật đống nhất;
- Quy luật không mâu thuẫn (quy luật mâu thuẫn);
- Quy luật luật loại trừ cái thứ ba (quy luật bài trung);
- Quy luật lí do đầy đủ.
1.2.3. Tính chân thực của tư tưởng và tính đúng đắn về hình thức của lập luận
Nếu nội dung của phán đoán phản ánh chính xác hiện thực thì phán đoán
là chân thực, đây là điều kiện cần thiết để đạt tới các kết quả chân thực trong quá
trình lập luận.

4



Ngoài ra, tính đúng đắn lôgíc của lập luận (do các quy tắc của tư duy/các
quy luật không cơ bản của tư duy quy định) cũng là điều kiện cần thiết để có phán
đoán chân thực.
Tính đúng đắn thể hiện sự tuân theo các quy luật và quy tắc của lôgíc học;
còn tính chân thực thể hiện sự phù hợp của nó với hiện thực.
Ví dụ1:

Tất cả kim loại là chất rắn
Thuỷ ngân không phải là kim loại
Thuỷ ngân không phải là kim loại

=> Kết luận là giả dối vì tiền đề thứ nhất không chân thực (vì thực tế sẽ có
những kim loại không phải là chất rắn)
Ví dụ 2:

Vợ mình là con người ta
Con mình do vợ đẻ ra
Suy đi tính lại chẳng bà con chi (Con mình là con người ta)

=> Kết luận là giả dối vì vi phạm quy tắc lập luận.

CHƯƠNG II

CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
§ 2.1. KHÁI NIỆM
2.1.1. Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm
2.1.1.1. Định nghĩa


5


Tất cả cái gì con người suy nghĩ tới gọi là đối tượng của tư duy, mỗi đối
tượng có các dấu hiệu nhất định. Dấu hiệu của đối tượng là các thuộc tính, các
quan hệ, các trạng thái giúp cho con người nhận thức đúng đắn, tách sự vật hiện
tượng ra khỏi tập hợp các sự vật hiện tượng.
Các dấu hiệu của đối tượng được chia thành dấu hiệu cơ bản và không cơ
bản :
- Dấu hiệu cơ bản : những dấu hiệu quy định bản chất bên trong, đặc trưng
của sự vật hiện tượng.
+ Dấu hiệu cơ bản tồn tại trong nhiều đối tượng hay trong một lớp sự vật hiện
tượng gọi là dấu hiệu cơ bản chung.
+ Dấu hiệu cơ bản chỉ tồn tại trong một sự vật gọi là dấu hiệu cơ bản đơn
nhất;
+ Có sự vật chỉ có một dấu hiệu cơ bản đơn nhất, có sự vật lại có nhiều
hơn một dấu hiệu cơ bản đơn nhất -> dấu hiệu cơ bản đơn nhất còn gọi là dấu hiệu
khác biệt
+ Dấu hiệu cơ bản không khác biệt là các dấu hiệu chỉ thuộc các sự vật
trong cùng một lớp sự vật xác định
Ví dụ: Lớp Điện 34 trường CĐNCĐHN có 30 sinh viên
-> sinh viên A có dấu hiệu cơ bản đơn nhất khác sinh viên B, nói cách
khác sinh viên A có dấu hiệu cơ bản đơn nhất khác biệt khác với sinh viên B (có
thể dấu hiệu cơ bản đơn nhất ở đây là một hoặc một vài).
-> Giữa 30 sinh viên này lại có các dấu hiệu giống nhau nhưng không
giống với bất kỳ sinh viên nào ở lớp khác, đây chính là những dấu hiệu cơ bản
không khác biệt.
- Dấu hiệu không cơ bản : những dấu hiệu không quy định bản chất bên
trong, chất lượng của sự vật hiện tượng.


6


Các dấu hiệu cơ bản khác biệt của sự vật được nhận thức của con người
phản ánh một cách xác định tạo thành các dấu hiệu của khái niệm biểu thị sự vật
đó.
Khái niệm: Là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản
khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất và được diễn đạt
bằng từ hoặc cụm từ.
2.1.1.2. Đặc điểm của khái niệm
Khái niệm có các đặc điểm sau :
* Đặc điểm phản ánh : Khái niệm phản ánh những dấu hiệu bản chất khác
biệt của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
Ví dụ : Khái niệm vận tốc ánh sáng là 300.000 km/giây, nhờ đó có thể phân
biệt vận tốc ánh sáng với mọi vận tốc khác.
* Đặc điểm phát triển : Khái niệm phản ánh những dấu hiệu bản chất khác
biệt của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà sự vật, hiện tượng đó
lại không ngừng vận động và phát triển, nên khái niệm cũng luôn vận động và phát
triển. Mặt khác, sự vận động đó còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con
người.
* Đặc điểm về giá trị : Trong những khái niệm mà con người đã lĩnh hội
được thì có những khái niệm chân thực và khái niệm giả dối. Tính chân thực và
giả dối của khái niệm được xác định bởi sự phù hợp hay không phù hợp của khái
niệm với hiện thực khách quan.
Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tượng : Bất kỳ một hành động
tư duy nào của con người cũng mang đặc trưng của tư duy khái niệm, tư duy dựa
trên khái niệm để đạt tới những khái niệm mới. Để giải quyết tình huống có vấn
đề, con người phải huy động vốn tri thức, kinh nghiệm đã có để phát hiện các mâu
thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn đó.
2.1.1.3 Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm


7


Từ là cơ sở vật chất của ngôn ngữ. Khái niệm chỉ có thể được biểu thị
bằng từ và cụm từ -> nếu không có từ và cụm từ thì không thể hình thành và sử
dụng khái niệm.
- Nếu dùng một từ để biểu thị khái niệm ta gọi đó là thuật ngữ :
Ví dụ:

“cây”, “con”….

- Nếu dùng nhiều từ để biểu thị khái niệm, ví dụ: “quá trình giáo dục” ta
gọi đó là định nghĩa.
- Cùng một khái niệm có thể có nhiều cách biểu thị bằng các tên gọi khác
nhau.
+ Từ đồng âm chỉ nhiều nghĩa, nhiều đối tượng khác nhau:
Ví dụ:

logic.

+ Từ đồng nghĩa : cùng một đối tượng lại có nhiều từ diễn đạt:
Ví dụ:

Tàu hoả, xe lửa

- Hoặc các từ như nhau nhưng được sắp xếp theo thứ tự khác nhau cũng biểu thị
khái niệm khác nhau
Ví dụ:


“vôi tôi’’ và ‘tôi vôi” ; “ngôn ngữ’’ và ‘ ngữ ngôn”…

- Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau người ta sử dụng hệ thống ngôn
ngữ riêng biệt để biểu thị chính xác khái niệm. Ví dụ : ‘Đĩa đệm’’, ‘RAM’’, ‘cơ cấu
bánh răng’’…
2.1. 2. Phương pháp cơ bản thành lập khái niệm
- Các thao tác tư duy (phân tích, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá) có
diễn ra hay không khi con người nhận thức về thế giới là điều kiện tiên quyết để có
thể thành lập khái niệm.
+ So sánh: Là thao tác logic, nhờ đó mà xác lập được sự giống nhau hay
khác nhau của một sự vật trong hiện tượng khách quan.

8


+ Phân tích: Là thao tác logic chia nhỏ “mổ xẻ” một đối tượng thành nhiều
mặt hay nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn, nhiều phương diện để xem xét và nghiên
cứu.
+ Tổng hợp: Là thao tác logic liên kết các bộ phận , các dấu hiệu thuộc
tính riêng lẻ thành một chỉnh thể trọn vẹn.
+ Khái quát hoá: Là thao tác logic trong đó người ta tìm ra cái chung trong
cá sự vật hiện tượng của hiện thực rồi trên cơ sở đó lại liên kết chúng lại với nhau.
+ Trừu tượng hoá: Là thao tác gạt bỏ, trục xuất những mặt khía cạnh thuộc
tính dấu hiệu thứ yếu, riêng biệt, không bản chất ra khỏi đối tượng để khảo sát cái
chung đã tìm được.
- Việc thành lập khái niệm chính là việc con người đã có sự diễn ra các
thao tác tư duy trừu tượng mà sản phẩm của nó là: phát hiện sự giống nhau giữa
các đối tượng, chia chúng thành các thành phần, tách ra các dấu hiệu cơ bản, kết
hợp các dấu hiệu cơ bản, đưa các đối tượng có hiệu cơ bản như nhau đó vào thành
một lớp và biểu thị nó bằng tên gọi.

2.2.3. Kết cấu lôgic của khái niệm
- Mỗi khái niệm bao giờ cũng có nội hàm và ngoại diên
+ Nội hàm: Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối
tượng hay lớp đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó.
Nội hàm phản ánh mặt chất của khái niệm. Nó trả lời cho câu hỏi đối
tượng là gì.
Ví dụ:
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
Khái niệm

Nội hàm

+ Ngoại diên: Là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát trong
khái niệm.

9


Ngoại diên thể hiện mặt lượng của khái niệm. Nó trả lời cho câu hỏi đối
tượng gồm những gì.
Ví dụ:

Sông -

Tất cả các con sông trên trái đất

Khái niệm

Ngoại diên


- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm liên hệ chặt chẽ, biểu thị tư tưởng
thống nhất, phản ánh tập hợp đối tượng có dấu hiệu cơ bản chung. Mối quan hệ
giữa nội hàm và ngoại diên là mối quan hệ ngược (nghịch biến): Nội hàm của
khái niệm càng hẹp thì ngoại diên của nó càng rộng và ngược lại.
Ví dụ: Ghế: khái niệm này có nội hàm rất hẹp – đồ vật dùng đề ngồi nó
sẽ gồm rất nhiều loại ghế làm bằng các chất liệu khác nhau, màu sắc, kích thước
khác nhau… -> ngoại diên của khái niệm rất rộng vì nội hàm không xác định cụ
thể nó làm bằng chất liệu gì, màu sắc, kích thước… ra sao. Nếu khái niệm là: Ghế
gỗ -> nội hàm rộng hơn vì lượng thông tin trong khái niệm rộng hơn -> ngoại diên
hẹp hơn -> số cái ghế thuộc khái niệm sẽ ít hơn.
- Nếu khái niệm được trình bày bởi câu thì trong một số trường hợp khái
niệm còn có thể có các từ giữ vai trò là các lượng từ và các từ giữ vai trò là các từ
quan hệ làm cho khái niệm tường minh hơn.
Ví dụ:

Phần lớn sinh viên học cao đẳng là
lượng từ

người chăm học.

từ quan hệ

* Lưu ý: Có khái niệm giống và khái niệm loài: thông thường một khái
niệm giống có nhiều khái niệm loài, một khái niệm loài có nhiều lớp thuộc nó.
=> Khái niệm giống là khái niệm có ngoại diên phân chia được thành các
lớp con; các khái niệm thuộc các lớp con đó gọi là khái niệm loài.
=> Lớp là tập hợp đối tượng xác định có dấu hiệu chung nào đó.
=> Việc phân chia giống loài chỉ có tính chất tương đối.
Ví dụ: Cây lan (khái niệm giống) gồm các loại lan: địa lan, lan chồn, lan
báo… (khái niệm loài)


10


Người ta sử dụng diện tích hình tròn (hình tròn ây rơ le) để diễn tả ngoại
diên của khái niệm, mỗi đơn vị trên diện tích hình tròn biểu thị một đối tượng
thuộc ngoại diên của khái niệm đó
2.1.4. Các loại khái niệm
 Căn cứ vào nội hàm cña kh¸i niÖm:
a. Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng
- Khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng thực tế gọi là khái niệm
cụ thể.
Ví dụ: Ngôi trường ; tòa nhà ….
- Khái niệm phản ánh các thuộc tính hay các quan hệ của các đối tượng
gọi là khái niệm trừu tượng.
Ví dụ: tích cực, dũng cảm…
b. Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định
- Khái niệm khẳng định là khái niệm phản ánh sự tồn tại thực tế của đối
tượng, các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng
Ví dụ: "văn hóa", ‘lịch sự’’…
- Khái niệm phản ánh sự không tồn tại dấu hiệu khẳng định của đối tượng
là khái niệm phủ định.
Ví dụ: ‘vô văn hóa’, ‘bất lịch sự’’…
c. Khái niệm quan hệ và khái niệm không quan hệ
- Khái niệm quan hệ là khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại của
chúng quy định sự tồn tại của khái niệm khác.
Ví dụ: “thực từ” – “hư từ”; “tử số” – “mẫu số” ; “giáo viên’’ - “học
sinh’’….
- Khái niệm không quan hệ là các khái niệm phản ánh đối tượng tồn tại
độc lập, không phụ thuộc vào khái niệm khác.

Ví dụ: “bác sĩ”, “ Cái bàn”, “cây”

11


 Căn cứ vào ngoại diên của khái niệm
a) Khái niệm đơn nhất
- Khái niệm đơn nhất là khái niệm có ngoại diên chỉ chứa một đối tượng
duy nhất.
Ví du: mặt trời, Hà Nội…
b) Khái niệm chung
Khái niệm có ngoại diên chứa từ hai đối tượng trở lên gọi là khái niệm chung.
Ví du: “bác sĩ” ; “giáo viên’’ ; “thủ đô’’
c) Khái niệm rỗng
Khái niệm mà ngoại diên không chứa đối tượng nào là khái niệm rỗng
Ví dụ: Người sống 1000 tuổi
d). Khái niệm tập hợp
Nếu khái niệm chung phản ánh tập hợp đối tượng gọi là khái niệm tập hợp
Ví dụ: “rừng” ; “lớp học”…
Lưu ý : Việc xác định chính xác các loại khái niệm giúp cho mỗi người có
thói quen sử dụng chính xác các khái niệm.
2.1.5. Quan hệ giữa các khái niệm
Quan hệ hợp và không hợp
- Các khái niệm có ngoại diên trùng nhau hoàn toàn hay trùng nhau một
phần, nhưng khái niệm này được gọi là khái niệm có quan hệ hợp.
Ví dụ : Người lao động và nhà thơ
* Các quan hệ cụ thể của khái niệm hợp: đồng nhất, bao hàm, giao nhau
và quan hệ ngang hàng
+ Các khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau gọi là khái niệm đồng
nhất

Ví dụ: "Nguyễn Du" - A và "Tác giả truyện Kiều" - B

12

A
B


Mô hình hoá quan hệ (Hình 2.1)
+ Các khái niệm có ngoại diên nằm trong ngoại diên của

Hình 2.1

khái niệm khác gọi là quan hệ bao hàm hay phụ thuộc
Ví dụ: Khái niệm "Giáo viên" - A
A

và "Giáo viên dạy nghề" - B

B hoá quan hệ (Hình 2.2)
Mô hình

+ Các khái niệm có ngoại diên trùng nhau một phần
gọi làHình
quan2.2hệBgiao nhau
Ví dụ: Khái niệm "Giáo viên" - A
và "Đảng viên" – B
Mô hình hoá quan hệ (Hình 2.3)

A


* Các khái niệm không hợp được chia thành:

B
Hình 2.3

khái niệm tách rời, đối lập, mâu thuẫn

- Hai khái niệm được gọi là tách rời nếu ngoại diên của chúng không có
phần nào trùng nhau.
Ví dụ: Khái niệm "Giáo viên" - A

B

A

và "Mặt trời" - B
Mô hình hoá quan hệ (Hình 2.4)

Hình 2.4

- Hai khái niệm gọi là đối lập nếu ngoại diên của chúng không có phần
nào trùng nhau và tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của khái
niệm giống chung.
Ví dụ: Khái niệm "Đen" - A

A

và "Trắng" - B


C

B

Mô hình hoá quan hệ (Hình 2.5)
C là khái niệm giống chung
Hình 2.5

- Hai khái niệm được gọi là mâu thuẫn nếu ngoại diên của chúng không có
phần nào trùng nhau và tổng ngoại diên của chúng bằng ngoại diên của khái niệm
giống chung.
13


Ví dụ: Khái niệm "Chiến tranh chính nghĩa" - A

A
B

và "Chiến tranh phi nghĩa" - B

B

Mô hình hoá quan hệ (Hình 2.6)
Hình 2.6

* Ngoài các trường hợp trên, các khái niệm còn có quan hệ đồng thuộc: là
các khái niệm cùng phụ thuộc vào khái niệm giống.
2.1.6. Các thao tác lôgic đối với khái niệm
2.1.6.1. Mở rộng và thu hẹp khái niệm

* Cơ sở của phép mở rộng và thu hẹp khái niệm là mối quan hệ ngược giữa
nội hàm và ngoại diên
A

Mở rộng khái niệm: Loại bỏ bớt những dấu hiệu
cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng

B

Thu hẹp

C

được phản ánh trong khái niệm đó.

Mở rộng

Đây là cách thu hẹp nội hàm của khái niệm.
* Việc thu hẹp khái niệm ta làm ngược lại.
* Khái niệm được mở rộng nhất hay quá trình mở rộng khái niệm kết thúc
sẽ thu được phạm trù.
2.1.6.2. Định nghĩa khái niệm
 Bản chất của định nghĩa khái niệm
- Bản chất của định nghĩa khái niệm là việc diễn ra các thao tác lôgíc để
phát hiện nội hàm của khái niệm, nghĩa là xác định các dấu hiệu bản chất hoặc ý
nghĩa của từ (hoặc thuật ngữ)
- Trong định nghĩa bao giờ cũng có 2 thành phần: khái niệm được định
nghĩa (tức khái niệm cần phát hiện ra nội hàm) và khái niệm để định nghĩa.
Ví dụ:


Danh từ

là từ dùng để chỉ tên sự vật

Khái niệm được định nghĩa

Khái niệm để định nghĩa
A
14

B


 Các quy tắc của định nghĩa
a) Định nghĩa phải cân đối: nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định
nghĩa trùng với ngoại diên của khái niệm để định nghĩa => 2 khái niệm này có
quan hệ đồng nhất : Dfd = Dfn
Nếu ngoại diên của khái niệm được định nghĩa lớn hơn ngoại diên của
khái niệm để định nghĩa thì khái niệm quá hẹp và ngược lại.
Ví dụ: Lôgíc học hình thức là khoa học nghiên cứu về tư duy
b) Định nghĩa không được luẩn quẩn: nghĩa là không dùng khái niệm được
định nghĩa để giải thích cho khái niệm để định nghĩa.
Ví dụ:

‘Tài sản là của cải nói chung
Của cải là tài sản nói chung’’.

c) Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
Trong định nghĩa không nên dùng những thuật ngữ mà muốn hiểu nó lại
phải triết tự hoặc dùng tới định nghĩa khác mới hiểu được hay định nghĩa ví von.

Ví dụ: ‘Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời’. => không rõ ràng.
Tam giác là hình tạo nên do một đường gấp khúc khép kín có
ba cạnh’. => định nghĩa không ngắn gọn vì ta có thể thay khái niệm loại



đa

giác” để cho định nghĩa gọn : ‘Tam giác là đa giác có ba cạnh’.
d) Định nghĩa không được phủ định: nghĩa là không dùng sự phủ định của
khái niệm được định nghĩa thành khái niệm để định nghĩa vì làm như vậy người
đọc không thể tìm ra nội hàm của khái niệm.
Ví dụ : ‘số chẳn không phải là số lẻ’’ ; ‘tình yêu không phải là tội lỗi’’…
2.1.6.3. Phân chia khái niệm
 Bản chất và các loại phân chia khái niệm
a) Bản chất của việc phân chia khái niệm: thực chất của quá trình phân chia
là phân chia ngoại diên của khái niệm, là việc xác định ngoại diên của khái niệm.

15


Muốn phân chia khái niệm một cách chính xác, đáp ứng yêu cầu của nghiên
cứu, thì phải vạch ra được thuộc tính của đối tượng làm cơ sở cho sự phân chia
ngoại diên của khái niệm (cần phân chia thành những bộ phận lấp đầy ngoại diên).
b) Kết cấu của phân chia khái niệm
Gồm ba bộ phận :
- Khái niệm bị phân chia: là khái niệm mà ta cần tìm hiểu ngoại diên của nó
có bao nhiêu đối tượng hợp thành (khái niệm giống).
- Khái niệm phân chia (thành phần phân chia): là những khái niệm được tạo
thành sau quá trình phân chia (khái niệm loài).

- Cơ sở phân chia : là dấu hiệu dùng để phân chia khái niệm (thuộc tính mà
dựa vào đó để phân chia khái niệm). Tùy theo mục đích khác nhau mà cơ sở phân
chia cũng khác nhau.
Ví dụ : phân chia khái niệm ‘ rừng’’
* Theo khí hậu phân chia thành:
- Rừng nhiệt đới
- Rừng ôn đới
* Theo tác động của con người phân chia thành :
- Rừng nguyên sinh
- Rừng nhân tạo (rừng tái sinh)
* Theo giống cây phân chia thành:
- Rừng cọ
- Rừng thông
…………
c) Các loại phân chia khái niệm
- Thứ nhất: Phân chia khái niệm theo sự biến đổi dấu hiệu: nghĩa là phân
chia khái niệm giống thành các khái niệm loài nhưng vấn đảm bảo mỗi khái niệm
loài đó đều chứa đựng dấu hiệu của khái niệm giống.
Ví dụ: Khái niệm "người" được chia thành:
16


+ Người châu Á
+ Người châu Âu
+ Người châu Phi
+ Người châu Mỹ
+ Người châu Úc
- Thứ hai: Phân đôi khái niệm: nghĩa là khái niệm ban đầu được tách thành
hai khái niệm sao cho 2 khai niệm mới mâu thuẫn với nhau.
Ví dụ: khái niệm “câu” thành “câu đơn” và “câu phức/ghép”

* Phân loại khái niệm: Là phân chia khái niệm một cách liên tục
Ví dụ : Phân loại ‘phán đoán’’ thành ‘phán đoán đơn’’ và ‘phán đoán
phức’’. Sau đó tiếp tục phân chia ‘phán đoán đơn’’ thành ‘phán đoán đặc tính’’,
‘phán đoán quan hệ’’….và phân chia ‘phán đoán phức’’ thành ‘phán đoán liên
kết’’, ‘phán đoán phân liệt’’…
* Các quy tắc phân chia khái niệm
- Phân chia phải cân đối: nghĩa là tổng ngoại diên của các thành phần
được phân chia phải bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Nếu vi phạm quy
tắc này sẽ dẫn đến phân chia thừa hoặc phân chia thiếu.
Ví dụ 1 : Khái niệm ‘tam giác’’ được chia thành : ‘tam giác có ba góc
nhọn’’, ‘tam giác có một góc vuông’’, ‘tam giác có một góc tù’’ và ‘tam giác
đều’’ - phân chia thừa vì tam giác đều được nhắc đến hai lần (trong khái niệm
‘tam giác có ba góc nhọn’’ có cả ‘tam giác đều’’)
Ví dụ 2 : Khái niệm ‘tam giác’’ nếu chỉ phân chia thành ‘tam giác tù’’ và
‘tam giác vuông’’ là phân chia thiếu.
- Phân chia phải theo một cơ sở nhất định
Ví dụ : Phân chia khái niệm ‘người’’ thành ‘người châu Á’’, ‘người châu
Âu’’, ‘người tóc vàng’’, ‘người tóc đen’’ …. Là vi phạm quy tắc.
- Phân chia phải tạo ra các thành phần loại trừ nhau

17


Ví dụ : phân chia khái niệm ‘tóc’’ thành ‘tóc thường’’, ‘tóc yếu’’, ‘tóc
khỏe’’ và ‘tóc hư tổn’’ là vi phạm quy tắc.
- Phân chia phải liên tục: nghĩa là giữa khái niệm ban đầu và khai niệm
được tạo mới không được có khoảng cách để có thể đưa được khái niệm khác vào
giữa. (Nếu có khoảng cách thì đó là sự phân chia nhảy vọt)
Ví dụ: Phân chia khái niệm trên nếu giữa các khái niệm "Người châu Á";
"Người châu Mỹ"…. ta đặt khái niệm "Người Việt nam" ngang hàng là vi phạm

quy tắc

CÂU HỎI BÀI TẬP
A. Câu hỏi:
1. Thế nào là khái niệm, phân tích cấu trúc của khái niệm?
2. Phân loại khái niệm theo nội hàm và ngoại diên của chúng, cho ví dụ minh hoạ.
3. Trình bày quan hệ của các khái niệm? Lấy ví dụ nghề nghiệp để minh hoạ.
4. Nêu bản chất của việc định nghĩa khái niệm, có bao nhiêu hình thức định nghĩa.
5. Trình bày các quy tắc định nghĩa khái niệm? Lấy ví dụ trong lĩnh vực nghề
minh hoạ?
6. Thế nào là phân chia khái niệm, phát biểu và minh hoạ các quy tắc phân chia
khái niệm?
B. Bài tập:
1. Tìm nội hàm và ngoại diên của các khái niệm sau.
“ Học sinh”, “Sinh viên” , “giáo viên” , “phương pháp dạy học”
2. ‘Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương
thức sử dụng chúng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa’’
Theo lôgíc học, đoạn viết trên là một định nghĩa khái niệm. Anh (chị) hãy xác
định :
- Khái niệm được định nghĩa (Dfd) và khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn)

18


- Các dấu hiệu nội hàm khái niệm được định nghĩa (Dfd) đã xác định.
4. Xác định quan hệ và mô hình hóa quan hệ của các khái niệm sau:
a. “Học sinh” và “giáo viên”
b. ‘Ngày’’, ‘ngày chẳn’’, ‘ngày lẻ’’, ‘ngày lễ’’, ‘ngày chủ nhật

5. Khi nghiên cứu về khái niệm ‘phương pháp dạy học’’, anh chị thường đặt nó
trong mối quan hệ với các khái niệm nào ? hãy xác định rõ quan hệ giữa các khái
niệm đó và mô hình hóa mối quan hệ giữa chúng.
6. Mở rộng và thu hẹp khái niệm
“ Trường cao đẳng nghề cơ điện” , “học sinh”
§ 2.2. PHÁN ĐOÁN
2.2.1. Khái niệm chung
Trong quá trình nhận thức hiện thực khách quan việc tìm ra những thuộc
tính dấu hiệu cơ bản của đối tượng để hình thành nên khái niệm chưa đầy đủ, con
người phải kết hợp các khái niệm lại với nhau theo mọi quy luật nhất định để biểu
đạt tư tưởng. Sự liên kết những khái niệm đó chính là phán đoán.
2.2.1.1 Định nghĩa phán đoán: Phán đoán là một hình thức của tư duy mà nhờ đó
các khái niệm được kết hợp lại để khẳng định hoặc phủ định vấn đề nào đó của
bản thân sự vật và hiện tượng.
Phán đoán có thể là chân thực, giả dối hay không xác định.
Ví dụ:

Quả đất quay quanh mặt trời - là chân thực
2 + 3 = 5, là giả dối

Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam vào đầu năm tới – là không xác định
2.2.1.2 Hình thức ngôn ngữ biểu thị phán đoán
Phán đoán được biểu thị bằng câu tường thuật có chứa một lượng thông tin
xác định. Tất cả các phán đoán là câu nhưng không phải câu nào cũng là phán
đoán. Câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán thường không biểu thị phán đoán.
2.2.2. Phân loại phán đoán
19


Tùy theo sự liên kết khái niệm từ hai hay ba khái niệm trở lên mà trong

lôgíc học hình thức người ta chia thành hai loại phán đoán : phán đoán đơn và
phán đoán phức.
2.2.2.1 Phán đoán đơn
a. Định nghĩa: Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ sự liên kết hai
khái niệm để khẳng định hay phủ định một thuộc tính, một quan hệ nào đó của đối
tượng.
Là loại phán đoán được cấu tạo bởi một cụm chủ ngữ và vị ngữ logic: S – P
Ví dụ : Từ hai khái niệm : ‘Giáo viên’’ và ‘giáo viên dạy nghề’’ ta có thể
xây dựng được một phán đoán đơn : ‘Một số giáo viên là giáo viên dạy nghề’’.
b. Các loại phán đoán đơn
Tùy thuộc vào sự khẳng định hay phủ định dấu hiệu của đối tượng tư tưởng
(đặc điểm, thuộc tính, quan hệ) mà người ta chia phán đoán đơn thành : phán đoán
đặc tính, phán đoán quan hệ, phán đoán hiện thực…..
*Phán đoán quan hệ: Là loại phán đoán biểu thị mối quan hệ của các đối
tượng theo vị trí, kích thước, thời gian, nguyên nhân phụ thuộc.
Ví dụ:

Hải Dương nằm giữa Hà Nội - Hải Phòng

* Phán đoán đặc tính: Là loại phán đoán nói về sự phụ thuộc của đối tượng
này đối với lớp đối tượng khác.
Ví dụ : Hoa hồng có mùi thơm
* Phán đoán hiện thực : Là loại phán đoán nói về sự phụ thuộc của đối
tượng này đối với lớp đối tượng khác.
Ví dụ : An hôm nay được điểm 10
c. Phán đoán đơn đặc tính
* Định nghĩa : Phán đoán đơn đặc tính là phán đoán đơn trong đó khẳng
định hay phủ định một đặc tính nào đó của đối tượng.
Ví dụ : Hoa hồng có mùi thơm
Cô Hà dạy toán rất giỏi


20


Công thức của phán đoán đơn đặc tính :
S là P
S không là P
* Các loại phán đoán đơn đặc tính
Có những căn cứ khác nhau để phân loại phán đoán đơn đặc tính :
- Căn cứ theo đặc trưng của từ nối (phân chia theo chất lượng) chia thành :
+ Phán đoán khẳng định: dạng S là P
+ Phán đoán phủ định: dạng S không là P
- Căn cứ vào ngoại diên của khái niệm đứng làm chủ từ (phân chia theo số
lượng) chia thành :
+ Phán đoán chung (phán đoán toàn thể) : Là phán đoán mà ngoại diên
của khái niệm đứng làm chủ từ được nêu lên toàn bộ ngoại diên
Ví dụ : Tất cả học viên lớp SPKT A2 là giáo viên
Công thức : Tất cả S là (không là) P
+ Phán đoán riêng (Phán đoán bộ phận) Chỉ nói đến một bộ phận đối
tượng của lớp sự vật
Ví dụ : Một số kim loại là chất lỏng.
Công thức : Một số S là (không là) P
+ Phán đoán đơn nhất: Là phán đoán mà ngoại diên của khái niệm đứng
làm chủ từ chỉ nêu lên một đối tượng duy nhất
Ví dụ :

Hà Nội – Thủ đô nước CHXHCNVN
Công thức :

S này là (không là) P


Lưu ý : Phán đoán đơn nhất được quy về phán đoán chung, trong tiếng
Việt đôi khi diễn đạt không dùng từ ‘tất cả’’, ‘mọi’’…
- Căn cứ theo đặc trưng chất lượng và số lượng chia thành 4 loại cơ
bản :
+ Phán đoán khẳng định chung (A): Là phán đoán vừa khẳng định về
chất lượng vừa chung về số lượng
Ví dụ : Tất cả kim loại đều là nguyên tố hóa học
21


Công thức : Tất cả S là P
+ Phán đoán phủ định chung (E): Là phán đoán vừa phủ định về chất
lượng vừa chung về số lượng.
Ví dụ : Tất cả học sinh lớp điện K33 A đều không lười học
Công thức : Tất cả S không là P
+ Phán đoán khẳng định riêng (I): Là phán đoán vừa khẳng định về
chất lượng vừa riêng về số lượng
Ví dụ : Một số giáo viên là giáo viên dạy giỏi
Công thức : Một số S là P
+ Phán đoán phủ định riêng (O)
Ví dụ : Một số giáo viên không là giáo viên dạy giỏi
Công thức : Một số S không là P
* Tính chu diên của thuật ngữ trong phán đoán đặc tính
Tính chu diên đó là sự hiểu biết về mức độ quan hệ giữa ngoại diên của khái
niệm đứng làm chủ từ và ngoại diên của khái niệm đứng làm vị từ.
Thuật ngữ là chu diên, nếu nó nói lên toàn bộ ngoại diên (ký hiệu +). Thuật
ngữ là không chu diên, nếu nó nói lên một phần ngoại diên (ký hiệu -)
Ví dụ : Tất cả kim loại đều là nguyên tố hóa học
S+


P-

Trong phán đoán trên S chu diên, P không chu diên (S, P nằm trong quan hệ bao
hàm).
* Quan hệ giữa các phán đoán đơn đặc tính.
Quan hệ giữa các phán đoán nhất quyết đơn được biểu diễn bằng sơ đồ gọi là
hình vuông lôgíc
Hình vuông lôgíc là hình vuông mà các đỉnh của nó là các phán đoán đơn đặc
tính a, e, i, o; các cạnh và các đường chéo là quan hệ của các phán đoán.
a

Đối lập chung

e

Mâu
thuẫn

Phụ
Thuộc

22

Phụ
Thuộc


Mâu
thuẫn


i

Đối lập riêng

o

Dựa vào hình vuông lôgíc, ta có thể xác định được giá trị lôgíc của các phán
đoán còn lại mà không cần dựa vào nội dung tư tưởng của nó.
Quan hệ đối lập chung: Là quan hệ giữa a và e trong đó các phán
đoán có thể cùng giả dối nhưng không cùng chân thực
ac = => eg
ec = => ag
eg, ag = => a, e không xác định
• Quan hệ đối lập riêng: Là quan hệ giữa i và o
og = => ic
ig = => oc
oc, ic = => i, o không xác định
• Quan hệ chi phối phụ thuộc: Là quan hệ giữa các phán đoán a với
i; e với o
ac = => ic
ec = => oc
eg, ag = => i,o không xác định
og = => eg
ig = => ag
oc, ic = => a,e không xác định
• Quan hệ mâu thuẫn: Là quan hệ giữa các phán đoán a với o và e
với i
ac <=> og hoặc ngược lại
eg <=> ic hoặc ngược lại

* Phủ đinh phán đoán đơn
Phủ định phán đoán đơn là phán đoán phủ định của phán đoán đơn cho trước, nó
là chân thực khi phán đoán trước là giả dối và ngược lại.
23


Phủ định phán đoán đơn có các trường hợp sau:
1) a - o: ‘Tất cả S là P” và “Một số S là P”
2) e - i: “Không S nào là P” và “một số S là P”
3) a - e: “S này là P” và “S này không là P”
2.2.2.2. Phán đoán phức
a. Định nghĩa: là phán đoán được tạo thành từ hai hay nhiều phán đoán đơn
ghép lại với nhau bằng liên từ logic (và, hoặc, nếu…thì, .....)
Các phán đoán đơn gọi là các phán đoán thành phần. Một phán đoán phức bao
giờ cũng được tách thành hai hay nhiều phán đoán đơn có nghĩa.
Ví dụ: Chất lượng đào tạo được nâng cao nhờ đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học - Là một phán đoán phức
Hoa và Thủy là hai chị em ruột - Không phải là phán đoán phức
b. Phân loại phán đoán phức
* Phán đoán liên kết (phép hội): Là loại phán đoán bao gồm các phán đoán đơn
ghép lại với nhau bằng liên từ logic “và” (Λ).
Ví dụ: Dây đồng và dây chì dẫn điện
Gọi P, Q phán đoán đơn
Công thức phán đoán P và Q hoặc P Λ Q
Gọi 1 là chân thực, 0 là giả dối, ta có bảng giá trị lôgíc (bảng chân lý)
P
1

Q
1


PΛQ
1

1

0

0

0

1

0

0

0

0

Nhận xét: P và Q đúng khi cả P và Q đúng. Sai trong mọi trường hợp khác
Lưu ý: Trong điều kịên nhất định cho phép hội còn được biểu đạt bằng từ nối
khác như “ đồng thời”, “nhưng mà” , “song vẫn”, cũng, “dấu phảy”

24


* Phán đoán phức tuyển (Phép tuyển): Là loại phán đoán phức bao gồm các

phán đoán đơn ghép lại với nhau bằng liên từ logic “Hoăc” còn gọi là phán đoán phân
liệt.
+ Phán đoán tuyển loại:

ký hiệu v

Ví dụ: Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
( Diễn đạt: Sinh con đầu lòng là trai hoặc sinh con đầu lòng là gái)
P

Q

Gọi P và Q là phán đoán đơn vậy phán đoán mới là P v Q
Bảng chân lý:
P
1

Q
1

P vQ
0

1

0

1

0


1

1

0

0

1

+ Phán đoán tuyển không loại: ký hiệu “ V” là phán đoán đơn ghép lại với
nhau bằng liên từ logic “hoặc” nhưng cho phép đối tượng đồng thời có các thuộc tính
trong các phán đoán đơn.
Ví dụ: Lợi nhuận tăng nhờ nâng cao năng suất lao động hoặc hạ giá thành sản
phẩm
Lập bảng chân lý
P
1

Q
1

Pv Q
1

1

0


1

0

1

1

0

0

0

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×