Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tự học Autocad - Thực hành bản vẽ nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.53 KB, 7 trang )

Bài giảng BẢN VẼ NHÀ

HƯỚNG DẪN BÀI TẬP BẢN VẼ NHÀ
1.

NỘI DUNG YÊU CẦU:

Cho các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt A-A của 1 ngôi nhà. Sinh viên hãy:
Chép lại mặt bằng tầng 1
Chép lại mặt đứng
Vẽ mặt cắt B-B (vị trí mặt phẳng cắt đã cho trước trên mặt bằng tầng 1)
Ghi chú: Sinh viên thực hiện các nội dung đã yêu cầu trên khổ giấy A3.

Bộ môn Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuật

Trang 1


Bài giảng BẢN VẼ NHÀ

2.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
2.1.

Chép lại mặt bằng tầng 1
-

Tỷ lệ bản vẽ: 1:100
Bố trí các hình vẽ: với mẫu nhà và yêu cầu của đề bài, nên bố trí các hình biểu diễn
như sau:



Bộ môn Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuật

Trang 2


Bài giảng BẢN VẼ NHÀ

o
o
o
o
o
o
o

2.2.

Trình tự vẽ mặt bằng:
Vẽ các trục (nét 0.18 gạch dài chấm mảnh)
Vẽ các cột (tô đen)
Vẽ tường (nét 0.7)
Vẽ cửa (nét 0.35)
Vẽ cầu thang (nét 0.35)
Vẽ vật dụng (nét 0.25)
Ghi kích thước, các ký hiệu, ghi chú… (cần thực hiện đúng TCVN)

Chép lại mặt đứng

Sinh viên có thể tự dựng mặt đứng khác với hình mẫu, miễn là phù hợp với mặt bằng.

Trình tự vẽ mặt đứng:
- Vẽ các trục (nét 0.18 gạch dài chấm mảnh)
- Vẽ các mức cao độ (nét 0.18 gạch dài chấm mảnh)
- Vẽ đường đất (nét 1)
- Vẽ các đường bao thấy của tường (nét 0.35)
- Vẽ cửa đi, của sổ (chú ý chiều cao cửa) (nét 0.18)
- Vẽ các chi tiết: bồn hoa, ô-văng, lam giĩ… (nét 0.35)
- Tô màu và đổ bóng trên mặt đứng (nếu cần)
- Ghi kích thước, cc ký hiệu, ghi ch… (cần thực hiện đúng TCVN)

2.3.

Vẽ mặt cắt B-B

Để vẽ được mặt cắt, cần đọc hiểu rõ ràng các mặt bằng, mặt đứng.

2.3.1.
-

-

Trình tự đọc hiểu:
Đọc các trục trên mặt bằng và mức cao độ trên mặt đứng để hiểu được kích thước tổng
quát của ngôi nhà, cũng như số tầng nhà.
Nếu nhà dạng khung chịu lực, thì đọc tiếp các cột trên các mặt bằng để hình dung
khung chịu lực cho nhà. Do trên các mặt bằng chỉ thể hiện các cột bị cắt ngang qua
nên chúng ta phải tự hình dung được các dầm ngang, dầm dọc liên kết với nhau và liên
kết với các cột để có thể tạo thành hệ khung chịu lực. Để đơn giản, ở bước này chỉ cần
hình dung được các dầm dọc theo các trục. Các dầm khác sẽ đọc bổ sung sau.
Đọc cầu thang cũng như các vị trí có sân trống, giếng trời để hình dung được hình

dạng của các tấm sàn tầng và sàn mái (cho trường hợp nhà có mái bằng).

Bộ môn Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuật

Trang 3


Bài giảng BẢN VẼ NHÀ
-

2.3.2.

Khi hiểu rõ các tấm sàn tầng có những vị trí lỗ trống như thế nào, cần phải hình dung
bổ sung thêm các dầm bố trí theo miệng lỗ (dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới…)
Đọc các tường để hiểu rõ vị trí các tường bao, tường ngăn, cũng như các lỗ cửa, cửa
đi, cửa sổ.
Đọc các ký hiệu, mức cao độ ghi trên mặt bằng để hiểu rõ mức cao độ ở các vị trí
thường có mức cao độ thay đổi như nhà vệ sinh, ban-công, lô-gia, sân trống…
Đọc kỹ các kích thước chi tiết.
Tiến hành vẽ mặt cắt trên cơ sở đã hiểu được cấu tạo của ngôi nhà.

Trình tự vẽ mặt cắt

-

Vẽ các trục định vị bằng nét 0.18 gạch dài chấm mảnh (vị trí các trục phải tương ứng
với hướng nhìn đã được thể hiện trên mặt bằng). Đầu dưới của các trục cần có ghi ký
hiệu trục trong vòng tròn Ф7, nét 0.35. Trong bài tập này, khi vẽ mặt cắt B-B theo
hướng nhìn của đề bài đã cho, các trục định vị mà ta cần vẽ là 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ
trái qua phải


-

Vẽ các mức cao độ bằng nét 0.18 gạch dài chấm mảnh (tương ứng với mức cao độ đã
được thể hiện trên mặt đứng). Cuối đường ghi mức cao độ cần ghi giá trị mức cao độ
theo đúng TCVN. Đọc mặt đứng để vẽ các mức cao độ.

Bộ môn Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuật

Trang 4


Bài giảng BẢN VẼ NHÀ

-

Vẽ nền đất, các tấm sàn bị mặt phẳng cắt cắt qua bằng nét rất đậm (bề rộng nét=1).
Cần lưu ý mức độ cao trên bản vẽ này là tính cho mặt trên của nền, sàn nên các nét rất
đậm cần được đồ hợp lý (đường bao phía trên của nét rất đậm trùng với nét gạch dài
chấm mảnh của mức cao độ). Đọc mặt bằng tầng 1 để biết các thông tin về nền nhà,
đọc mặt bằng tầng 2 để biết các thông tin về sàn

-

Vẽ các dầm sàn bị mặt phẳng cắt cắt ngang qua (có thể chọn tiết diện ngang của dầm
là 200x250 hoặc 200x300). Các dầm này được tô đen. Lưu ý: sàn phải được liên kết
với dầm nên chiều cao của dầm được tính từ mặt trên của sàn.
Sàn và dầm tầng 2 trong bài tập này được vẽ như sau

Bộ môn Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuật


Trang 5


Bài giảng BẢN VẼ NHÀ

-

Vẽ các tường bị mặt phẳng cắt cắt ngang qua. Nếu tường không có lỗ cửa thì tường
được vẽ bằng 2 nét đậm song song nhau cách nhau bằng chiều dày tường. Nếu tường
có lỗ cửa, cửa đi, cửa sổ thì mảng tường bị cắt ngang qua vẽ bằng nét 07. Phần cửa
hay lỗ cửa bị mặt phẳng cắt cắt qua vẽ bằng nét 0.35, tô đen lanh-tô đỡ mảng tường
phía trên. Cần đọc kỹ mặt bằng để vẽ các nét của tường đúng vị trí tương ứng với các
trục.

-

Vẽ các chi tiết ở phía sau mặt phẳng cắt mà ta nhìn thấy được bằng nét 0.25. Trong bài
tập này, ta nhìn thấy mảng tường của bếp và cột trục 1-C. Ngoài ra, ta còn nhìn thấy
các dầm dọc.

Bộ môn Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuật

Trang 6


Bài giảng BẢN VẼ NHÀ

-


Vẽ cầu thang: nếu mặt phẳng cắt cắt qua các vế thang nào thì bản của thân thang, bản
chiếu nghỉ, các dầm đỡ của vế thang đó sẽ được tô đen. Vế thang không bị cắt qua
đựợc vẽ bằng nét 0.35. Trong bài này, vết cắt không cắt qua thang, và theo hướng
nhìn, ta thấy các bậc thang của vế thang thứ nhất, và thấy bản thân thang của vế thang
thứ hai.

-

Ghi kích thước, các ký hiệu, ghi chú… (cần thực hiện đúng TCVN)
Kiểm tra lại bản vẽ.

Bộ môn Hình Họa – Vẽ Kỹ Thuật

Trang 7



×