Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Khảo sát cấu trúc vi phẫu của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.4 MB, 53 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

CAO ĐẲNG ĐẠI VIỆT SÀI GÒN

SINH VIÊN

KHẢO SÁT CẤU TRÚC VI PHẪU
CỦA MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CAO ĐẲNG
Giảng viên hướng dẫn: ThS. DS. TRẦN THỊ HUYÊN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các kĩ thuật viên phòng thí nghiệm Khoa
Dược trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn và trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Trước tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn chân thành tới ThS. GV hướng dẫn,
cô luôn tận tình giúp đỡ chúng tôi những bước đầu tiên cho đến cuối khóa luận
“KHẢO SÁT CẤU TRÚC VI PHẪU CỦA MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ HOA
MÔI (Lamiaceae)”
Tiếp theo, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Cao Đẳng
Đại Việt Sài Gòn ban chuyên ngành Khoa Dược đặc biệt là các thầy, cô trong tổ


Thực vật dược và các kĩ thuật viên phòng thí nghiệm Khoa Dược trường Cao đẳng
Đại Việt Sài Gòn và trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã tạo điều kiện giúp đỡ
chúng tôi về kỹ năng cũng như cơ sở vật chất và các thiết bị cần thiết để chúng tôi
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, chúng tôi cảm ơn bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên chúng
tôi hoàn thành khóa luận này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố hồ chí minh, tháng 09 năm 2016


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi và được sự
hướng dẫn đề tài của ThS. . Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung trong khóa luận của mình. Trường Cao Đẳng Đại Việt Sài Gòn không liên
quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực
hiện (nếu có).

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng10 năm 2016
Sinh viên thực hiện khóa luận

Danh mỤc Hình Ảnh



4

Hình 1:Đặc điểm hình thái của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.)..................................26
Hình 2:Cấu trúc giải phẫu rễ Bạc hà (Mentha arvensis L.)............................................27
Hình 3:Cấu trúc giải phẫu thân Bạc hà (Mentha arvensis L.)......................................28
Hình 4: Cấu trúc giải phẫu lá Bạc hà (Mentha arvensis L.)...........................................29
Hình 5: Đặc điểm hình thái của cây Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.............31
Hình 6: Cấu tạo giải phẫu rễ Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.)......................32
Hình 7: Cấu tạo giải phẫu thân Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.)..................33
Hình 8: Cấu tạo giải phẫu lá Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum L.).......................34
Hình 9: Đặc điểm hình thái của cây Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland....36
Hình 10: Cấu giải phẫu rễ Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland....................37

Hình 11: Cấu giải phẫu thân Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland..........38
Hình 12: Cấu giải phẫu lá Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.)..................39
Hình 13: Đặc điểm hình thái của cây Râu mèo (Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.) 41
Hình 14: Cấu tạo vi phẫu rễ Râu mèo (Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.)...............42
Hình 15: Cấu tạo vi phẫu thân Râu mèo (Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.)...........44
Hình 16: Cấu tạo vi phẫu rễ Râu mèo (Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.)...............44
Hình 17: Đặc điểm hình thái của cây Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.)..................46
Hình 18: Cấu trúc giải phẫu rễ Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.)............................48
Hình 19: Cấu trúc giải phẫu thân Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.)........................49
Hình 20: Cấu trúc giải phẫu lá Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.).............................49

MỤC LỤC


5

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................2

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................3
Danh mỤc Hình Ảnh................................................................................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................6
Chương 1. Tổng quan tài liệu..................................................................................................7
1.1.3 Phân loại học....................................................................................................... 8
1.4 TỔng quan vỀ thỰc vẬt hỌc cây kinh giỚI [4][9]..................................................15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP............................................................................................21
2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................................................................21
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................21
2.2.1 Thu thập mẫu.................................................................................................... 21
2.2.2 Khảo sát đặc điểm giải phẫu .............................................................................22
2.3 HÓA CHẤT............................................................................................................. 22
2.4. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ.........................................................................................22
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...........................................................................25
3. 1. CÁC LOÀI KHẢO SÁT........................................................................................ 25
3.1.1 Bạc hà............................................................................................................... 25
3.1.2 Hương nhu tía................................................................................................... 29
3.1.3 Kinh giới........................................................................................................... 34
3.1.4 Râu mèo............................................................................................................ 40
3.1.5 Tía tô................................................................................................................. 44
3.2 Nhận xét.................................................................................................................. 49
3.2.1 Cây Bạc Hà....................................................................................................... 50
3.2.2 Cây Hương Nhu tía........................................................................................... 50


6

3.2.3 Cây Kinh Giới................................................................................................... 50
3.3.4 Cây Râu Mèo.................................................................................................... 51
3.3.5 Cây Tía Tô........................................................................................................ 51

3.3 KẾT LUẬN:............................................................................................................ 51
3.4 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 52

ĐẶT VẤN ĐỀ
Họ Hoa môi gồm 200 chi và 3500 loài phân bố khắp trái đất, đặc biệt là phân
bố nhiều nhất ở các nước từ đảo Candra cho đến phía tây Hymalaia. Các đại diện
của diện họ phong phú nhất là ở vùng núi nhiệt đới đặc biệt là vùng Trung Mỹ và
Nam Mỹ. Ở Việt Nam có trên 40 chi, khoảng 145 loài.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu sâu về họ thực vật này vì
những tác dụng của đại diện này đặc biệt là lấy tinh dầu, chữa bệnh, gia vị. Trong
bộ “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” do Lê Khả Kế chủ biên soạn mô tả có 40 loài
thuộc 25 chi họ Hoa môi, “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ với 10.484 loài
thực vật có mạch trong đó họ Hoa môi có đến 129 loài, 44 chi họ Hoa môi.
Họ Hoa môi có các loài chứa tinh dầu lớn, theo Lê Đình Mỡi có 8 loài trong
chi Mentha chứa tinh dầu quan trọng và đưa ra những thông tin cần thiết cho việc
nhân giống, bảo quản, chưng cất... rất đầy đủ, đặc biệt là Bạc hà á (Mentha
arvensis) là cây đứng thứ hai về cung cấp sản lượng tinh dầu với 4.000 đến 5.000
tấn mỗi năm. Theo tài liệu thống kê mới nhất ở Việt Nam có khoảng 657 loài thuộc
357 chi, 144 họ chiếm 6,3% tổng số loài, 15, 8% số chi và 32, 8% số họ của thực
vật Việt Nam cho tinh dầu.


7

Ngoài ra, nghiên cứu về hình thái - giải phẫu sẽ tạo điều kiện cho việc
nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế cũng như việc xây dựng tiêu chuẩn dược liệu
sau này.
Do đó, chúng tôi chọn đề tài: “KHẢO SÁT CẤU TRÚC VI PHẪU CỦA
MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ HOA MÔI (Lamiaceae)”
Mục đích nghiên cứu:

Nội dung chính của đề tài nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu về hình
thái và vi phẫu học ở các cây thuộc họ Hoa môi (các cây: Bạc hà, Hương nhu tía,
Kinh giới, Râu mèo và Tía tô).
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỌ HOA MÔI
1.1.1 Vị trí phân loại
Họ Hoa môi (còn gọi là họ Bạc hà) có tên tiếng Latin là Lamiaceae. Vị trí
phân loại của họ Hoa môi trong hệ thống phân loại thực vật có hoa [1] của Armen
Takhtajan như sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan ( Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa môi (Lamiidae)
Bộ Hoa môi (Lamiales)
Họ Hoa môi (Lamiaceae)
1.1.1 Mô tả thực vật
Thân: hầu hết là cỏ sống một năm hay nhiều năm, đôi khi là cây gỗ (Hyptis).
Thân và cành có tiết diện vuông, cây có mùi rất thơm do lông tiết tinh dầu ở thân và
lá.
Lá: đơn, mọc đối chéo chữ thập, ít khi mọc vòng, không có lá kèm. Phiến là
nguyên hay có răng cưa hoặc có khía sâu.


8

Cụm hoa: ít khi hoa mọc riêng lẻ ở nách lá, thường là xim đa dạng: xim 2 ngả
rất phân nhánh và kết thúc thành xim 1 ngả hình bò cạp, xim co thành chùm ở nách
lá, xếp thành vòng giả ở mỗi mấu, các vòng giả có thể xếp khít vào nhau tạo thành
gié giả hay đầu ở ngọn, đôi khi xim thu hẹp còn 3 hoa.
Hoa: không đều, lưỡng tính. Hoa thức theo kiểu: Bao hoa: đài dính nhau ở đấy

thành ống, phía trên chia thành 5 thùy hay 2 môi (3/2 hoặc ¼). Hình dạng của ống
đài rất biến thiên, có thể đều, thẳng, cong hoặc mang nhiều nếp xếp hay gân lồi,
hình chuông, hình ống, hình phễu hay hình nón. Đài thường tồn tại và tạo xung
quanh quả một bộ phận để bảo vệ và đồng thời có nhiệm vụ trong sự phát tán. Cánh
hoa dính nhau thành ống dài hay ngắn, thẳng hay cong, thường có lông. Miệng
tràng thường chia thành 2 môi, 2/3 hoặc 4/1; đôi khi chỉ còn 1 môi vì môi trên
không rõ (0/3) hoặcvì 2 răng của môi trên xuống ở môi dưới (0/5); có khi miệng
tràng chia 5 răng gần bằng nhau.
Bộ nhị: 4 nhị, 2 nhị dìa và 2 nhị ngắn (bộ nhị 2 dài) hoặc đôi khi giảm còn 2
nhị. Nhị sau bị trụy không để lại dấu vết .nhị đính trên ống tràng xen kẽ với cánh
hoa và có thể mọc thò ra ngoài hoa (Râu mèo). Bao phấn thường đính ở ngọn, các
bao phấn song song với nhau hoặc tách ra ít nhiều. Ở chi Salvia chung đới kéo dài
thành hình đòn cân, mang 1 ô phấn thụ ở đầu này và 1 ô phấn bất thụ ở đầu kia.
Bộ nhụy 2 lá noãn dính liền thành bầu trên 2 ô nhưng có vách giản thành 4 ô,
mỗi ô đựng 1 noãn. Vòi nhụy ở đáy hay gần ở đỉnh bầu (Ajuga), không có vòi nhụy
gắn ở đỉnh bầu. Đĩa mật bao quanh đáy bầu noãn.
Quả: bế tư trong đài còn lại. Hạt thường không có nội nhũ.
Cơ cấu học: 4 bó mô dày ở 4 góc thân. Thân và lá thơm vì có lông tiết tinh dầu
hình dạng đặc sắc: chân gồm 1 hay 2 tế bào, đầu có 4-8 tế bào xếp trên một mặt
phẳng; tinh dầu tiết ra đọng lại dưới lớp cutin [1].
1.1.3 Phân loại học
Họ hoa môi (danh phap khoa học: Lamiaceae hay Labiatae), Còn được gọi
bằng nhiều tên khác như họ Húng, họ Bạc hà vv…, là một họ thực vật có hoa. Nó


9

từng được coi là có họ hàng gần với họ Verbenaceae nhưng một số nghiên cứu phát
sinh loài gần đây đã chỉ ra rằng một loạt các chi được phân loại trong họ
Verbenaceae thực chất là thuộc họ Hoa môi.

Về họ Lamiaceae, trong khi các chi cốt lõi của họ Verbenaceae thì không có
quan hệ họ hàng gần với Lamiaceae mà là có quan hệ họ hàng gần hơn với các
thành viên khác của bộ Lamiales. Họ Lamiaceae mở rộng chứa từ khoảng 233 tới
263 tới 236 chi và khoảng 6.900 tới 7.173 loài. Các chi trong họ mở rộng:
Agastache, Ajuga, Ajugoides, Alajja, Alvesia, Amasonia, Amethystea, Anisochilus,
Anisomeles, Archboldia, Asterohyptis, Ballota,
Blephilia,
Callicarpa,

Bostrychanthera,

Bovonia,

Capitanopsis,

Capitanya,

Basilicum, Becium, Benguellia,

Brazoria,

Bystropogon,

Caryopteris,

Calamintha,

Catoferia,

Cedronella,


Ceratanthus, Chaiturus, Chamaesphacos, Chaunostoma, Chelonopsis, Chloanthes,
Cleonia, Clerodendrum, Clinopodium, Colebrookea, Collinsonia, Colquhounia,
Comanthosphace, Congea, Conradina, Coridothymus. Cornutia, Craniotome,
Cryphia, Cuminia, Cunila, Cyanostegia, Cyclotrichium, Cymaria, Dauphinea,
Dicerandra,

Dicrastylis,

Dorystaechas,

Dracocephalum,

Drepanocaryum,

Elsholtzia, Endostemon, Englerastrum, Eremostachys, Eriope, Eriophyton,
Eriopidion, Eriothymus, Erythrochlamys, Euhesperida, Eurysolen, Faradaya,
Fuerstia, Galeopsis, Garrettia, Geniosporum, Glechoma, Glechon, Glossocarya,
Gmelina,

Gomphostemma,

Gontscharovia,

Hanceola,

Haplostachys,

Haumaniastrum, Hedeoma, Hemiandra, Hemigenia, Hemiphora, Hemizygia,
Hesperozygis, Heterolamium, Hoehnea, Holmskioldia, Holocheila, Holostylon,

Horminum,

Hosea,

Hypogomphia,
Isoleucas,

Hoslundia,

Hyptidendron,
Kalaharia,

Lachnostachys, Lagochilus,

Hymenocrater,

Hyptis,

Karomia,

Hyssopus,
Keiskea,

Hymenopyramis,

Hypenia,

Isodictyophorus,
Kudrjaschevia,


Isodon,

Kurzamra,

Lagopsis, Lallemantia, Lamiophlomis, Lamium,

Lavandula, Leocus, Leonotis, Leonurus, Lepechinia, Leucas, Leucophae,
Leucosceptrum,

Limniboza,

Lophanthus,

Loxocalyx,

Lycopus,

Macbridea,

Mallophora, Marmoritis, Marrubium, Marsypianthes, Meehania, Melissa, Melittis,
Mentha,

Meriandra,

Mesona,

Metastachydium,

Microcorys,


Micromeria,


10

Microtoena, Minthostachys, Moluccella, Monarda, Monardella, Monochilus,
Mosla,

Neoeplingia, Neohyptis, Neorapinia, Nepeta, Newcastelia, Nosema,

Notochaete,

Ocimum, Octomeron, Ombrocharis, Oncinocalyx, Origanum,

Orthosiphon, Otostegia, Oxera, Panzerina, Paralamium, Paraphlomis, Paravitex,
Peltodon, Pentapleura,Perilla., Perillula, Peronema, Perovskia, Perrierastrum,
Petitia, Petraeovitex, Phlomidoschema,

Phlomis, Phyllostegia, Physopsis,

Physostegia, Piloblephis, Pitardia, Pityrodia, Platostoma, Plectranthus, Pogogyne,
Pogostemon,

Poliomintha,

Pseuderemostachys,

Prasium,

Premna,


Pseudocarpidium,

Prostanthera,

Pseudomarrubium,

Prunella,
Puntia,

Pycnanthemum, Pycnostachys, Rabdosiella, Renschia, Rhabdocaulon, Raphidion,
Rhododon, Rosmarinus, Rostrinucula, Rotheca, Roylea, Rubiteucris, Sabaudia,
Saccocalyx, Salazaria, Salvia, Satureja,Schizonepeta, Schnabelia, Scutellaria,
Sideritis,

Solenostemon,

Stachyopsis,

Stachys,

Spartothamnella,

Stenogyne,

Sphenodesme,

Sulaimania,

Suzukia,


Stachydeoma,
Symphorema,

Symphostemon, Synandra, Syncolostemo, Tectona, Teijsmanniodendron, Tetraclea,
Tetradenia, Teucridium, Teucrium, Thorncroftia, Thuspeinanta, Thymbra, Thymus,
Tinnea, Trichostema, Tsoongia, Vitex,

Viticipremna, Warnockia, Wenchengia,

Westringia, Wiedemannia, Wrixonia, Xenopoma, Zataria, Zhumeria, Ziziphora.
Ở Việt Nam có khoảng 40 chi: Acrocephalus, Agastache, Ajuga, Anisochilus,
Anisomeles, Basilicum, ceratanthus, Clinopodium (Calamintha), Colebrookea,
Coleus, Colquhounia, Craniotome, Elsholtzia, Eusterralis (Dysophylla), Glecoma
(Calaminthe), Gomphostemma, Hyptis, Kinostemon, Leonotis, Leonurus. Leucas,
Leucosceptrum, Melissa, Mentha, Mesona, Microtoena, Moschosma, Mosla,
Nosema, Ocimum, Origanum, Orthisiphon, Paraphlomis, Perilla, Plectranthus,
Pogostemon, Prunella, Rhabdosia, Rosmarinus, Salvia, Satureja, Scutellaria,
Stachys, Teuricum; khoảng 145 loài [1].
1.2 TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC CÂY BẠC HÀ [2][10]
1.1.2 Tên gọi
Tên khác: Bạc hà nam, Húng cây


11

Tên khoa học: Mentha arvensis L.
Họ: Hoa môi ( Lamiaceae )
1.1.3 Phân bố
Thường gặp ở các nước châu Âu, châu Á. Trồng ở hầu khắp các tỉnh và

thành phố như: Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây… Mùa hoa tháng 6-9,
mùa quả tháng 10-11. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất phù sa, đất thịt.
1.1.4 Mô tả
Thân cỏ đứng, cao 30-60 cm, có thân ngầm, phân nhánh nhiều, cây có mùi
thơm dễ chịu. Thân vuông, nhẹ, xốp, nhẵn, đường kính khoảng 0,2-0,4 cm.Thân
chia đốt, khoảng cách giữa các mấu khoảng 3-7 cm, màu nâu tím hoặc xanh xám, có
nhiều lông tơ ở đoạn non và nhẵn ở gần gốc. Mặt cắt ngang có màu trắng, thân già
đôi khi rỗng ở giữa. Lá mọc đối chéo chữ thập, phiến lá hình bầu dục hai đầu nhọn,
dài 3-6 cm, rộng 1,5-3 cm; cuống lá dài 0,5-1,5 cm, bìa lá có răng cưa nhọn khoảng
2/3 về phía trên. Gân lá hình lông chim, gân phụ 4-5 đôi, mặt trên xanh đậm
hơn mặt dưới. Hai mặt đều có lông và có nhiều chấm nhỏ (lông tiết). Cụm hoa là
xim co mọc ở nách lá phía ngọn cành; cụm hoa ở phía dưới gần hình cầu có đường
kính 15-18 mm, cuống chung dài 2-5 mm; những cụm hoa phía trên gần ngọn hợp
thành vòng giả. Lá bắc hình bầu dục thon hẹp, ngắn hơn hay bằng đài. Đài hình
chuông, dài 2-2,5 mm, có các điểm tuyến và lông rải rác ở phía ngoài, 5 thùy nhọn,
gần bằng nhau. Tràng màu trắng, dài 4-5 mm, nhẵn ở phía ngoài, có lông ở họng; 5
thùy, hợp với nhau thành ống ngắn phía dưới, 2 thùy phía trên lớn, dính nhau gần
như hoàn toàn chỉ chia 2 thùy cạn giống như khuyết ở đỉnh, 3 thùy dưới nhỏ và xẻ
thùy sâu hơn. Nhị 4, bằng nhau, thò khỏi tràng, chỉ nhị nhẵn, màu trắng. Bao phấn
hình hạt đậu, màu vàng nâu, 2 ô song song, nứt dọc, hướng trong. Hạt phấn rời,
hình cầu hay bầu dục, nhiều rãnh ngoằn nghèo, đường kính 27,5-30 μm. Lá noãn 2,
bầu 2 ô, sau có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy. Vòi nhụy màu trắng
dài hơn nhị, đầu nhụy xẻ 2 thùy. Quả bế tư đựng trong đài tồn tại, quả hình trứng,
dài 0,6-0,8 mm, màu nâu.
1.1.5 Bộ phận dùng


12

Dược liệu dùng là lá hay cây đã bỏ rễ phơi khô(Folium et Herba Menthae

arvensis) . Cây được chặt thành những đoạn dài tối đa là 30 cm. Loại bỏ tạp chất,
phun nước cho hơi ẩm, ủ hơi mềm, cắt thành đoạn ngắn, sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Trước khi dùng có thể sao ở nhiệt độ thấp hơn 60 oC. Dược liệu có mùi thơm dễ
chịu, vị cay nhẹ, sau mát.
1.1.6 Thành phần hóa học
Tinh dầu là hoạt chất chính với hàm lượng 0,5-1%. Tinh dầu không màu hay
vàng nhạt, có mùi bạc hà đặc biệt, vị cay, sau mát. Tinh dầu bạc hà di thực vào Việt
Nam chứa sabinen, myrcen, α-pinen, limonen, cineol, methylheptenon, menthon,
isomenthol, menthyk acetat, neomenthol, menthol, isomenthon, pulegon.
1.1.7 Công dụng
Tinh dầu và menthol dùng trong trường hợp đau dây thần kinh, có tác dụng sát
khuẩn mạnh. Dùng trong những bệnh ngoài da, tai mũi họng, ngứa. Đối với trẻ em,
tinh dầu và menthol bôi mũi hay cổ họng có thể gây ngừng thở và tim ngừng đập.
Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn in vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio
cholerae. Các chất menthol và menthon ức chế sự vận động của đường tiêu hóa, làm
giãn mao mạch. Công dụng: Trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi,
nhức đầu, nghẹt mũi, ho, viêm họng sưng đau, đau bụng đi ngoài. Tinh dầu và
menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau như khớp xương, thái dương
khi nhức đầu. Nước hãm lá dùng điều trị bệnh thấp khớp và chứng ăn không tiêu.
Tinh dầu đã loại menthol được dùng làm nước thơm súc miệng, kem đánh răng.
1.3 TỔNG QUAN VỀ CÂY HƯƠNG NHU TÍA [3][8][11]
1.3.1 Tên gọi
Tên khác: É đỏ, É tía, É rừng
Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum.
Họ: Hoa môi ( Lamiaceae )
1.3.2 Phân bố
Hương nhu tía phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, hương nhu
tía thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Cây ưa sáng, nóng và ẩm, ở các



13

vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và hơi lạnh, không thấy trồng. Mùa hoa tháng
5-7
1.3.3 Mô tả
Cỏ đứng, cao 0,5-1 m, toàn cây có lông màu trắng xanh hoặc tía, có mùi rất
thơm. Thân non màu xanh tía hay tía đậm, tiết diện vuông hơi lõm ở bốn cạnh; thân
già màu nâu tía tiết diện gần tròn hoặc có bốn ngấn lồi lớn. Lá đơn, mọc đối chéo
chữ thập. Phiến lá hình bầu dục, đáy men xuống một phần cuống, bìa răng cưa hơi
nhọn hoặc gần tròn ở hơn 2/3 phía trên, màu xanh tía hoặc tía sậm ở mặt trên, mặt
dưới màu xanh nhạt hoặc hơi tía và có nhiều đốm tuyến hơn mặt trên, nhiều lông ở
hai mặt, kích thước 2,5-5,5 x 1,5-4,5 cm; gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới,
5-7 cặp gân phụ, màu nhạt hơn phiến lá. Cuống lá giống màu gân lá, hình trụ, mặt
trên hơi có rãnh ở giữa, gốc có mấu rụng rõ, nhiều lông, dài 2-3,5 cm. Cụm
hoa chùm xim bó dài 4-15 cm ở ngọn cành; xim co 3 hoa (xim bó*) mọc đối tạo
thành vòng giả, khoảng cách giữa hai vòng giả 1-2 cm, các vòng giả tạo thành
chùm.Lá bắc 1 cho 3 hoa, màu tía hay xanh tía, hình tim rộng hoặc hình trứng mũi
mác, kích thước nhỏ dần về phía ngọn trục hoa, cuống rất ngắn, hơi hướng xuống,
có gân nổi và nhiều lông, kích thước 3-6 x 3-7 mm. Cuống hoa màu xanh tía hoặc
tía, hình trụ ngắn khoảng 0,4-0,6 cm, hơi nằm thẳng góc với trục hoa. Hoa nhỏ,
lưỡng tính, không đều, mẫu 5. Lá đài 5, không đều, màu tía, dính nhau bên dưới
thành ống hình chuông dài khoảng 2-3 mm, trên chia hai môi 1/4: môi trên một thùy
hình trứng rộng hơi nhọn ở đỉnh, có gân dọc; môi dưới xẻ chia 4 thùy tam giác nhọn
trong đó 2 thùy dưới dài và hẹp hơn hai thùy bên; đài đồng trưởng; tiền khai
lợp. Cánh hoa 5, màu trắng hơi tím nhạt, mặt ngoài có nhiều lông và đốm tuyến
màu vàng, dính nhau ở dưới thành ống hơi thắt ở gần đáy dài khoảng 2 mm, trên
chia hai môi 4/1: môi trên 4 thùy xẻ cạn hình hơi tròn gần bằng nhau; môi dưới 1
thùy lớn nhất, hình trứng dài hơi khum lòng thuyền, đỉnh nhọn, bìa hơi nhăn; tiền
khai tràng lợp. Nhị 4, kiểu 2 trội, chỉ nhị dạng sợi mảnh màu trắng đính khoảng
giữa ống tràng xen kẽ với cánh hoa, gần chỗ đính có lông ngắn, nhị trước dài 0,60,7 cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm có cựa lồi không rõ; bao phấnmàu vàng, hình bầu

dục rộng, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, đính giữa; hạt phấn rời màu vàng, hình


14

gần bầu dục dài hơi có rãnh, mặt ngoài có nhiều vân mạng, kích thước 37,5-42,5 x
20-30 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên hình cầu 2 ô, có vách giả chia làm 4
ô, mỗi ô 1 noãn đính đáy; mộtvòi nhụy màu tím nhạt, nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu
giữa các ô, dài khoảng 0,7-0,8 cm, tận cùng hai nhánh đầu nhụy màu trắng dài
khoảng 1 mm choãi ra hướng trước sau. Đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả bế
4, màu nâu, hình trứng, dài khoảng 1,2 mm, rốn hơi hẹp ở đáy, mang trong đài tồn
tại màu vàng nâu khô xác. Ngoài mẫu Hương nhu tía ở Long An, chúng tôi còn thu
thập được mẫu Hương nhu tía ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Tp. Hồ Chí
Minh. Qua phân tích hình thái của tất cả các mẫu này nhận thấy ngoài loại Hương
nhu tía có toàn cây (thân, lá, cụm hoa) màu tía phổ biến như mô tả của Thực vật chí
Việt Nam còn có loại Hương nhu tía toàn cây có màu xanh lá có mùi thơm và đặc
điểm hình thái giống như cây Hương nhu tía toàn cây có màu tía. Cây Hương nhu
tía toàn cây có màu tía như đã mô tả và cây Hương nhu tía toàn cây có màu xanh lá
chỉ khác biệt về màu sắc và một số khác biệt nhỏ về kích thước của thân và lá của
cây. Mẫu Hương nhu tía toàn cây có màu xanh lá phân bố khá phổ biến ở vùng núi
của tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, mẫu này đôi khi dễ nhầm lẫn với loài Hương
nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), tuy nhiên có thể phân biệt qua mùi thơm và
đặc điểm hình thái của cây này khác với cây Hương nhu trắng.
1.3.4 Bộ phận dùng
Dược liệu là toàn cây trên mặt đất (Herba Ocimi tenuiflori).
1.3.5 Thành phần hóa học
Phần trên mặt đất chứa tinh dầu với thành phần chính của tinh dầu là eugenol
(trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β-caryo-phyllen
1.3.6 Công dụng
Hương nhu tía có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh: phế, vị, có tác dụng

phát hãn (làm ra mồ hôi), thanh nhiệt, tán thấp, hành thủy, giảm đau.
Hương nhu tía được dùng theo kinh nghiệm dân gian để hạ sốt, chữa cảm nhất là
cảm nắng, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng. Dùng dưới
dạng thuốc sắc hoặc uống hãm. Eugenol chiết từ Hương nhu tía được dùng trong
nha khoa và là nguyên liệu để tổng hợp vanilin.


15

1.4 TỔng quan vỀ thỰc vẬt hỌc cây kinh giỚI [4][9]
1.4.1 Tên gọi
Tên khác: Khương giới, Giả tô, Nhả nát hom (Thái), Phjăc hom khao (Tày)
Kinh giới rìa, Bán biên tô, Tiểu kinh giới, Bài hương thảo.
Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.
Họ: Hoa môi ( Lamiaceae )
1.4.2 Mô tả
Cỏ đứng, cao 0,5-1 m, toàn cây có lông màu trắng, có mùi rất thơm. Thân
non màu xanh, tiết diện vuông hơi khuyết ở bốn cạnh; thân già màu nâu tía có
bốn góc lồi tròn dọc thân. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá màu xanh đậm
hơn ở mặt trên, hình trứng đỉnh nhọn, gốc hình nêm men một phần dọc theo hai bên
cuống lá, kích thước 3-7 x 2,5-5 cm, bìa răng cưa nhọn không đều ở 2/3 phía trên,
mặt dưới nhiều chấm nhỏ (lông tiết); gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 4-7
cặp gân phụ hơi cong ở ngọn. Cuống lá hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, gốc cuống lồi
thành u nhỏ, mặt trên có lông rậm màu trắng ở giữa, dài 2,5-4 cm. Cụm hoa xim co
tạo thành gié giả dài 5-12 cm ở ngọn cành, tạt về một phía dày đặc hoa. 1-2 xim co
ở nách lá bắc, mỗi xim 3-5 hoa. Lá bắc màu xanh hay xanh tím nhiều gân nổi, hình
thoi rộng mũi nhọn, nhiều lông ở mặt ngoài, kích thước 3-5 x 6-7 mm. Cuống hoa
màu xanh rất ngắn hoặc gần như không có. Lá đài 5, màu xanh, gần đều, dính nhau
thành một ống hình chuông dài khoảng 1,5 mm, trên chia 5 phiến tam giác nhọn
khoảng 1 x 0,5 mm, mặt ngoài đầy lông tơ trắng, nhiều hơn ở rìa; tiền khai

van. Cánh hoa 5, màu trắng hay tím nhạt đậm dần phía trên, mặt ngoài phủ đầy lông


16

dài màu trắng và có nhiều điểm tuyến màu vàng, dính nhau ở dưới thành ống hơi
thắt ở gần đáy, dài khoảng 2-3 mm, trên chia môi 2/3: môi trên xẻ cạn làm 2 thùy
giống nhau, hình hơi tròn, kích thước nhỏ, khoảng 0,5 x 0,5 mm; môi dưới chia 3
thùy không đều, hai thùy bên giống nhau hình cung to hơn thùy môi trên, thùy giữa
to nhất hơi khum hình gần tròn, rìa hơi lượn, kích thước khoảng 1,5 x 1,5 mm; tiền
khai lợp.Nhị 4, kiểu 2 trội, chỉ nhị dạng sợi mảnh màu trắng hay tím nhạt, nhẵn,
đính khoảng giữa ống tràng xen kẽ với cánh hoa, nhị trước dài khoảng 0,6-0,7 cm,
nhị sau dài 0,3-0,4 cm; bao phấn màu đỏ tím, 2 buồng xếp thành hình số 8 dọc, nứt
dọc, hướng trong, đính giữa, chung đới dạng đòn cân ở mặt ngoài; hạt phấn rời màu
trắng sữa, hình bầu dục có rãnh, mặt ngoài có nhiều vân, kích thước 37,5-45 x 3032,5 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên hình cầu 2 ô, có vách giả chia làm 4
ô rời, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy màu trắng trong mờ, nhẵn, dạng sợi đính
ở đáy bầu giữa các ô, dài 0,7-0,8 cm, tận cùng hai nhánh đầu nhụy màu hơi tím nhạt
dài khoảng 1 mm choãi ra hướng trước sau; đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ
nạc. Quả bế 4, hình bầu dục có cạnh, màu nâu, dài khoảng 0,5 mm, rốn hẹp ở đáy,
mang trong đài tồn tại khô xác màu nâu.
1.4.3 Phân bố, sinh học và sinh thái
Ở Việt Nam, Kinh giới được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc và một số ít tỉnh phía
nam như Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh,…
Kinh giới thuộc loại cây sống một năm, ưa sáng và ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng,
thích nghi với đất phù sa và đất thịt. Mùa hoa tháng 7-10, mùa quả tháng 10-12.
1.4.4 Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất (Herba Elsholtziae ciliatae) đã được phơi sấy nhẹ đến khô.
Dùng dạng thuốc sắc hoặc tán bột hoặc có thể dùng tươi.
1.4.5 Thành phần hóa học
Kinh giới chứa tinh dầu 2% (tính theo dược liệu khô), flavonoid và một số

thành phần khác.
1.4.6 Công dụng
Kinh giới có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ẩm, vào 2 kinh: phế và can, có tác
dụng làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, tán hàn, khu phong, chỉ ngứa, tàn ứ, phá kết. Sao


17

đen thì chỉ huyết. Kinh giới được dùng chữa cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt,
phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, nôn mửa, sởi, lở ngứa, mụn nhọt; sao
đen chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu.
Còn dùng chữa phụ nữ sau khi sinh bị trúng phong, hàm răng cắn chặt chân tay
cứng đờ.
1.5 TỔNG QUAN VỀ CÂY RÂU MÈO [5]
1.5.1 Tên gọi
Tên khác: Cây Bông bạc
Tên khoa học: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Họ: Hoa môi ( Lamiaceae )
1.5.2 Mô tả
Cỏ cao khoảng 0,6 m. Tiết diện thân vuông, màu xanh ở thân thật non, thân
già có 2 cạnh màu xanh và 2 cạnh màu tím ; có ít lông ngắn màu tím, ở mấu có
nhiều lông hơn. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình trứng, đầu nhọn, gốc
hình chót buồm ; màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới, kích thước 3 – 7 x
2 – 4 cm, bìa phiến có răng cưa rõ ở khoảng 2/3 về phía trên, có ít lông nằm ngắn,
màu tím trên gân lá ở cả 2 mặt. Cuống lá lõm ở mặt trên, lồi ở mặt dưới, dài 1 - 4
cm, màu tím ở mặt trên, màu xanh ở mặt dưới, có nhiều lông màu tím và nhiều hơn
ở mặt trên. Cụm hoa: mỗi mấu có 2 xim co 3 hoa mọc đối tạo thành vòng giả, các
vòng giả hợp thành gié giả ở ngọn cành ; trục cụm hoa dài 16 cm, tiết diện vuông,
màu xanh tím nhạt, có sọc dọc và có lông màu tím. Mỗi xim co 3 hoa mọc ở nách
một lá nhỏ hình tim màu xanh, kích thước 2 x 2 mm, có lông màu tím và có 1 gân ở

giữa. Hoa không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ, dài 3 – 4 mm, màu
tím xanh, có lông màu tím. Lá đài 5, không đều, màu xanh lục, dính nhau phía dưới
thành ống ngắn 2 mm, trên chia 2 môi 1/4. Môi trên hình trứng, kích thước 5 x 3
mm, mép có lông màu tím. Môi dưới : đỉnh có 4 răng nhỏ, 2 lá đài bên có kích
thước 4,5 x 3 mm, 2 lá đài còn lại có kích thước 4,5 x 1,5 mm; các lá đài có 3 gân
dọc và nhiều lông màu trắng. Tiền khai lợp. Cánh hoa 5, không đều, màu trắng,


18

dính nhau phía dưới tạo thành ống hình trụ cao 1cm, phía trên chia 2 môi 4/1. Môi
trên do 4 cánh hoa tạo thành: 2 cánh ở phía sau dạng thuôn dài có kích thước 5 x
1mm, 2 cánh 2 bên hình bầu dục có kích thước 5 x 2mm. Môi dưới bầu dục khum
đỉnh nhọn, kích thước 5 x 3 mm. Mặt ngoài cánh hoa có nhiều lông màu trắng, đỉnh
có ít lông màu tím. Tiền khai lợp. Nhị 4, không đều, rời, 2 nhị dài, 2 nhị ngắn, đính
1 vòng trên ống tràng xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi, nhẵn, màu trắng, khoảng
2-3 mm ở đỉnh có màu tím, nhị ngắn dài 19 mm, nhị dài dài 21 mm . Bao phấn hình
thận, màu tím, 2 ô, nứt dọc, hướng trong, đính giữa. Hạt phấn hình cầu, rời, màu
tím, có 2 – 3 rãnh dọc và có vân hình mạng, kích thước 67,5 – 75 µm. Lá noãn 2, vị
trí trước sau, bầu trên 2 ô, mỗi ô 2 noãn, đính noãn trung trụ. Bầu màu trắng xanh,
chia 4 thùy. 1 vòi nhụy dạng sợi màu trắng, nhẵn, dài 4 cm, 2 – 3 mm phía đỉnh có
màu tím, đính gần đáy bầu. 1 đầu nhụy hình chùy, màu tím đậm. Đĩa mật dạng
khoen màu trắng, hơi nhô lên phía cánh hoa giữa.
1.5.3 Phân bố, sinh học và sinh thái
Râu mèo là cây nhiệt đới điển hình. Ở Việt nam phân bố rải rác ở một số tỉnh
miền núi. Mùa hoa quả: tháng 4-7.
1.5.4 Bộ phận dùng
Toàn cây (Herba orthosiphonis).
1.5.5 Thành phần hóa học
Lá Râu mèo chứa một saponin, một alkaloid. Tinh dầu 0,2 – 0,6%, tanin, acid

hữu cơ và dầu béo. Lá khô và ngọn tươi có hoa chứa các chất vô cơ khoảng 12%
với hàm lượng Kali cao, flavonoid (sinensetin, 3’-hydroxy-3,6,7,4’-tertramethoxy
flavon, tetrametylscutelarein), các dẫn xuất của acid cafeic, inositol, phytosterol,
saponin, tinh dầu 0,7%. Tinh dầu lá, cành, thân chứa β-caryophylen, β-elemen
humulen, β-bourbonen và 1-octen-3-ol, caryophylen oxyd. Ngoài ra cây Râu mèo
còn chứa methylripariochromen A, orthosiphol A, carotenoid, β-caroten, neo βcaroten, 3-zeacaroten, và cryptoxanthin.
1.5.6 Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian cây Râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong
điều trị viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan. Tài liệu Ấn Độ


19

coi dịch hãm nước Râu mèo là thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh thận và bàng quang,
ngoài ra còn điều trị thấp khớp và gút. Cao lỏng Râu mèo dùng làm thuốc hạ đường
huyết.
1.6 TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC CÂY TIÁ TÔ [6][7][13]
1.6.1 Tên gọi
Tên khác: Tử tô
Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt.
Họ: Hoa môi ( Lamiaceae )
1.6.2 Mô tả
Thân cỏ mọc đứng, cao 40-100 cm, phân nhánh nhiều, toàn cây có mùi thơm
và có nhiều lông. Thân và cành vuông, lõm ở cạnh, màu xanh hay tím, có nhiều
lông. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, phiến mỏng, hình trứng rộng, kích thước 713×5-9 cm, đỉnh lá nhọn, gốc tròn. Bìa lá có răng cưa nhọn, hai mặt lá có màu xanh
hoặc tím nhạt; những lá ở ngọn thường tím mặt trên, khi lá già mặt trên trở thành
màu xanh; gân giữa màu tím, gân bên 6-8 đôi.Cuống lá dạng sợi, dài 2-5 cm, đường
kính 1,5-2 mm, màu tím xanh. Cụm hoa dạng chùm ở ngọn cành hoặc nách lá, dài
5-20 cm, mỗi đốt mang 2 hoa mọc đối hình chữ thập. Hoa không đều, lưỡng tính,
mẫu 5. Lá bắc hình trứng rộng, dài hơn hoa, đầu nhọn, kích thước 2,5-3×3 cm, màu

xanh, có lông dài, tồn tại đến khi hoa thành quả. Cuống hoa dài 1-3 mm. Đài hình
chuông, màu xanh cỡ 3-4×2-3 mm, có 10 gân dọc, có vòng lông trắng dài ở họng, 2
môi: môi trên 3 thùy ngắn; môi dưới 2 thùy nhọn xẻ sâu và dài hơn môi trên, đài tồn
tại và phát triển đến khi quả đã khô và rụng, 5-8×3-4 mm.Tràng hợp thành ống màu
trắng, dài 3-4 mm ở phía dưới, có vòng lông ở họng, 2 môi 2/3: môi trên chia 2 thùy
cạn; môi dưới có thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên. Nhị 4, đính ở 1/3 phía trên ống
tràng, xen kẽ với cánh hoa, không nhô hẳn ra ngoài, 2 nhị dưới dài hơn 2 nhị trên.
Chỉ nhị dạng sợi, bao phấn màu 6 tím, 2 ô song song, nứt dọc, hướng trong, đính
đáy. Hạt phấn gần hình cầu, nhiều rãnh ngoằn ngoèo, đường kính 40-45 µm. Lá
noãn 2, bầu 2 ô sau có vách giả chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy. Bầu


20

noãn đường kính 2 mm, hình vuông, góc tròn. Ở một số bầu noãn, có khi chỉ 3 hoặc
2 noãn phát triển thành quả, các noãn còn lại không phát triển. Vòi nhụy dạng sợi
dài 2-2,5 mm, nửa dưới màu trắng, nửa trên màu tím nhạt, 2 đầu nhụy thò ra
ngoài. Quả bế tư hình trứng hoặc gần hình cầu, có gốc quả hơi nhọn, gồm 4 hạch
nhỏ, mỗi hạch chứa 1 hạt. Khi chưa chín màu trắng ngà, đường kính mỗi quả
khoảng 1-1,5 mm, cả “tứ bế quả” khoảng 3 mm. Lúc chín, quả khô lại và có màu
nâu đen, có vân mạng lưới, dễ dàng rơi ra khỏi đài từng quả riêng rẽ. Vỏ quả mỏng,
giòn, dễ vỡ. Hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ, vị cay.
1.6.3 Phân bố, sinh học và sinh thái
Mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm,
thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết quả nhiều, sau khi quả già, cây
tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm.
Cây được trồng bằng hạt. Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12 [9]. Theo tài
liệu [15]: mùa hoa quả tháng 5-8.
1.6.4 Bộ phận dùng
Lá: Thu hoạch vào mùa hạ, khi cành lá mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá

hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Loại
bỏ tạp chất và cành già, phun nước cho mềm, thái vụn, phơi khô.
Quả:

Thu

hoạch

vào

mùa

thu,

loại

tạp

chất,

phơi

khô.

Tử tô tử sao: Lấy tử tô tử cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm hoặc nổ
đều, lấy ra để nguội, khi dùng giã dập.
1.6.5 Thành phần hóa học
Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần
tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin,
còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.

Hạt: chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%,
acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no
3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số
mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).


21

1.6.6 Công dụng
Lá: Trị cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn buồn nôn, có thai nôn mửa, chữa
trúng độc cua, cá. Ngày dùng 5-9 g, dạng thuốc sắc.
Quả: Trị đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón. Ngày dùng 3-9 g, dạng thuốc
sắc.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP
2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Mẫu vật nghiên cứu là mẫu cây tươi gồm rễ, thân, lá của 5 loài trong Họ Hoa môi:
1. Hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum. )
2. Bạc hà (Mentha arvensis L.)

3. Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.)
4. Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.)

5.Râu mèo (Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.)
Các mẫu nghiên cứu phần lớn được thu thập qua các chuyến đi thực tế:

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thu thập mẫu
Sau khi tham khảo các tài liệu về sự phân bố của 5 loài cây trên, chúng tôi tiến hành
thu thập mẫu.

- Các mẫu vật nghiên cứu đựợc thu thập ở Thành phố Hồ Chí Minh ( vườn cây
Thiên Nhiên Quận Thủ Đức, vườn cây Anh Tiệp Quận Bình Thạnh).
- Mỗi loài khảo sát thu hái 3-5 mẫu trên những cây khác nhau trong một hay nhiều
vùng phân bố với đầy đủ các bộ phận như đã nêu ở trên.


22

2.2.2 Khảo sát đặc điểm giải phẫu
- Cắt ngang các cơ quan thân, lá, rễ, bằng dao lam:

+ Đối với rễ thì cắt ngang rễ con (rễ chùm), đường kính đoạn rễ cắt được.
+ Đối với thân: Cắt ở phần lóng, không cắt sát hay cắt ngang mấu, thân của các cây
được cắt với các đường kính khác nhau.
+ Đối với cuống: Cắt ngang đoạn 1/3 phía đáy cuống nhưng không quá sát đáy.
+ Đối với lá: Cắt ngang đoạn 1/3 phía đáy phiến gồm gân giữa và một ít hai bên
phiến lá.
- Nhuộm vi phẫu theo phương pháp nhuộm kép, quy trình nhuộm như sau:
o Ngâm vi phẫu đã cắt trong nước Javel 15 phút. Rửa sạch với nước cất 3 lần
o Tiếp tục ngâm vi phẫu trong dung dịch acid acetic 10% trong 5 phút.
o Nhuộm vi phẫu bằng lục iod trong 5 phút. Rửa với nước cất 1 lần
o Tiếp tục nhuộm vi phẫu bằng carmin trong 15 phút, rửa sạch bằng nước cất
đến khi hết màu
- Quan sát vi phẫu đã nhuộm trong nước cất bằng kính hiển vi quang học
- Chụp hình, mô tả đặc điểm giải phẫu của các cơ quan
- Vẽ sơ đồ cấu tạo dựa vào các ký hiệu được quy ước trong hình

2.3 HÓA CHẤT
- Nước Javel.


- Dung dịch acid acetic 10%.
- Thuốc nhuộm son phèn – lục iod.
- Dung dịch glycerin 50%.

2.4. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
Kết quả khảo sát được trình bày theo thứ tự ABC tên Việt Nam của loài khảo sát.
Mỗi loài được trình bày theo thứ tự sau:
- Tên Việt Nam.
- Tên khác.
- Tên nước ngoài.
- Tên khoa học.


23

- Họ thực vật.
- Tên đồng nghĩa.
- Nơi thu mẫu.
- Ngày thu mẫu.
- Số hiệu mẫu.
- Nơi lưu mẫu.
- Phần mô tả đặc điểm hình thái bao gồm bài mô tả, hoa thức, hoa đồ và ảnh chụp
minh họa cây và các bộ phận.
- Phần mô tả đặc điểm vi phẫu gồm bài mô tả, ảnh chụp vi phẫu cắt ngang và hình
vẽ sơ đồ cấu tạo các cơ quan


24



25

CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3. 1. CÁC LOÀI KHẢO SÁT
Dựa theo thông tin tham khảo được về khu phân bố của các đối tượng nghiên cứu,
chúng tôi đã khảo sát ở các khu vực Thành phố Hồ Chí Minh ( vườn cây Thiên
Nhiên Quận Thủ Đức, vườn cây Anh Tiệp Quận Bình Thạnh). và đã thu thập được
5 loài thuộc họ Lamiaaece là:
Bảng 3.1. Danh mục các loài khảo sát
STT
1
2

Tên Việt Nam
Hương nhu tía

Bạc hà

Tên Khoa Học
Ocimum tenuiflorum.

Nơi Lấy Mẫu
Vườn cây Anh Tiệp, Bình

Mentha arvensis L.

Thạnh
Vườn cây Thiên Nhiên, Thủ

Đức

ciliata (Thunb.) Vườn cây Thiên Nhiên, Thủ

Kinh giới

Elsholtzia

4

Tía tô

Hyland
Perilla frutescens (L.) Britt.

5

Râu mèo

Đức
Orthosiphon spiralis (Lour.) Vườn cây Trường Đại học

3

Merr.)

Đức
Vườn cây Thiên Nhiên, Thủ

Quốc Gia Hồng Bàng

3.1.1 Bạc hà

Tên khác: Bạc hà nam, Húng cây
Tên nước ngoài: Field mint, Corn mint, Japanese mint (Anh), Menthe champêtre,
Menthe des champs (Pháp)
Tên khoa học: Mentha arvensis L.
Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
Tên đồng nghĩa: M. glabrata Benth., M. crispa auct. non L. Lour
Mẫu thu hái:
Số hiệu mẫu: BH 0609


×