Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Nghiên cứu tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ của bảo việt giai đoạn 2013 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.74 KB, 35 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu.
Trong suốt cuộc đời mình con người ln tìm cách để bảo vệ chính bản thân và tài
sản trước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ trong sản xuất kinh
doanh. Việc thoả mãn những nhu cầu trong cuộc sống và phát triển của con người
phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng thực tế là không phải lúc nào
con người cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình
thường. Có rất nhiều trường hợp gặp khó khăn như bất ngờ ốm đau, bị tai nạn, bệnh
tật…làm mất hoặc giảm thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác đặc biệt là rủi
ro của người trụ cột trong gia đình. Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu
cần thiết trong cuộc sống khơng vì thế mà mất đi trái lại có cái cịn tăng lên, thậm
chí cịn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như chi phí khám chữa bệnh và điều trị
khi ốm đau…Do đó, để tránh những khó khăn về tài chính, đảm bảo sự ổn định cho
đời sống, đối với cá nhân và gia đình, việc tiết kiệm chi tiêu hiện tại để phòng xa,
chuẩn bị điều kiện cho con cái học hành là một biện pháp có nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Chính vì vậy trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu mua Bảo
hiểm nhân thọ là tất yếu, và thực tế số tiên dành để mua BHNT không ngừng tăng
hàng năm. Nhắc đến BHNT, chúng ta không thể khơng nhắc đến tập đồn Bảo hiểm
Bảo Việt, là một trong những công ty bảo hiểm tồn tại lâu đời với hơn 30 năm kinh
nghiệm và đã gặt hái được rất nhiều thành công trên thị trường bảo hiểm trong
nước, tiêu biểu như: được Tạp chí Tài chính và ngân hàng tồn cầu uy tín của Anh


Quốc (Global Banking & Finance Review) vinh danh “Doanh nghiệp Bảo hiểm
nhân thọ tốt nhất Việt Nam 2015, “Top 50 thương hiệu Việt Nam có giá trị lớn nhất
năm 2015" do Brand Finance bình chọn, đón nhận Giải thưởng “Thương hiệu mạnh
Việt Nam 2015”; sản phẩm bảo hiểm nhân thọ “An phát trọn đời” - sản phẩm liên
kết chung của Bảo Việt Nhân thọ đã nhận được giải thưởng Tin & Dùng Việt Nam
2015, … Chính vì vậy, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài: nghiệp vụ bảo hiểm
nhân thọ tại tập đồn Bảo Việt cho tiểu luận của mình.
2.

Phạm vi nghiên cứu
3


Tiểu luận nghiên cứu về tập đoàn Bảo Việt, nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ,
và tình hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của tập đoàn giai đoạn 2013-2015
3.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ về tập đoàn Bảo Việt: lịch sử hình thành phát triển, cơ
cấu cơng ty, quy trình phân loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
4.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật
biên chứng và duy vật lịch sử. Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp như: tổng
hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu lịch sử…
5.


Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về tập đoàn Bảo Việt và nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
tại Bảo Việt
Chương II: Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
Chương III: Giải pháp và kiến nghị

I. Tổng quan về tập đoàn Bảo Việt và nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
tại Bảo Việt
1. Giới thiệu về công ty Bảo Việt
1.1. Lịch sử hình thành
Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt - Baoviet Insurance)
là công ty thành viên được Tập đồn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đầu tư 100%
vốn. Cơng ty có trụ sở chính tại 71 Ngơ Sĩ Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Thông tin liên lạc:
Tel: (84.4) 3826 2614 - Fax: (84.4) 3825 7188
Email:
4


Lịch sử hình thành và phát triển:


1964: Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo Quyết định 179/CP
của Chính phủ ngày 17/12



1965: Chính thức đi vào hoạt động kinh doanh Bảo hiểm Phi Nhân thọ từ

ngày 15/01 với trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh duy nhất tại Hải
Phịng



1965 -1974: Phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn vị kinh tế Nhà
nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và tàu biển ở miền Bắc



1975-1982: Là doanh nghiệp bảo hiểm Nhà Nước lớn nhất và duy nhất trên
toàn lãnh thổ Việt Nam với mạng lưới rộng khắp và các sản phẩm bảo hiểm
đa dạng như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới,
bảo hiểm tàu sông – tàu cá…



1989: Phát triển thành Tổng Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam theo Quyết định số
27-TCQĐ-TCCB ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 17/02



1996: Được xếp hạng “Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt”, là một trong
25 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam



1996-2007: Trong giai đoạn này, Bảo Việt tiếp tục đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ với slogan “Phục vụ khách hàng tốt nhất để
phát triển”.




2007: Tổng Cơng ty Bảo hiểm Việt Nam đổi tên thành Tổng Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt (tên giao dịch là Bảo hiểm Bảo Việt) với slogan Niềm tin
vững chắc, cam kết vững bền



2013: Bảo hiểm Bảo Việt tăng vốn điều lệ từ 1.800 tỷ đồng lên 2.000 tỷ
đồng, trở thành doanh nghiệp đứng đầu về quy mô vốn điều lệ trong lĩnh vực
Bảo hiểm Phi Nhân thọ tại Việt Nam.
Với hệ thống mạng lưới gồm 67 cơng ty thành viên và hơn 300 phịng kinh

doanh phục vụ khách hàng trên toàn quốc, hơn 3.000 cán bộ nhân viên có trình độ
chun mơn, tiềm lực tài chính vững mạnh, sản phẩm đa dạng và ưu việt, năng lực
5


quản trị – kinh doanh, quản lý rủi ro và giải quyết bồi thường tốt, Bảo hiểm Bảo
Việt hiện đang đáp ứng mọi yêu cầu bảo hiểm của khách hàng cá nhân và khách
hàng doanh nghiệp.
Ý nghĩa logo công ty

Logo mới của Bảo Việt tiếp tục kế thừa những tinh hoa trong logo cũ hiện
tại của Bảo Việt. Màu xanh và màu vàng truyền tải thông điệp về cam kết mang lại
tương lai đảm bảo và cuộc sống sung túc hơn cho khách hàng.
1. Màu xanh mang ý nghĩa biểu đạt sự bình yên và hy vọng vào tương lai.
2. Màu vàng trong logo mới của Bảo Việt đã được chỉnh thành màu vàng
ánh kim để biểu thị cho sự phồn vinh và thịnh vượng.

3. Màu trắng thể hiện tính chuyên nghiệp và liêm khiết của Bảo Việt khi
phục vụ khách hàng.
Thêm vào đó, logo mới lần này có thêm điểm nhấn hình tam giác trên đầu
chữ V, kết hợp với quả cầu ba chiều với các đường kết nối trên bề mặt thể hiện
năng lực vươn xa và tầm nhìn chiến lược của Bảo Việt trong việc mở rộng phạm vi
hoạt động ra khu vực và thế giới, xứng đáng với tầm vóc của một Tập đồn tài
chính – bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.

6


1.2.

Sơ đồ tổ chức & chức năng nhiệm vụ.

CHỨC NĂNG


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân
danh Tập đoàn trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. HĐQT quyết
định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm
của Tập đoàn và đưa ra những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thị trường.

7


HĐQT thông qua các vấn đề trọng tâm liên quan đến chiến lược phát triển của Tập
đoàn như các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng cơ bản theo định
hướng phát triển của Tập đoàn, quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và

công nghệ thơng tin hướng tới mơ hình quản lý tập trung.
Để tiến hành hoạt động của HĐQT và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh
doanh của Tập đoàn, HĐQT xây dựng các quy chế làm việc của HĐQT, quy chế
quản lý người đại diện vốn góp của Bảo Việt tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
của Tập đồn, quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ giữ chức vụ quản lý của Tập
đoàn và các quy chế khác liên quan đến vấn đề nhân sự và tiền lương của tồn Tập
đồn.


BAN KIỂM SỐT
Ban Kiểm sốt là cơ quan có thẩm quyền thay mặt Đại hội đồng cổ đông
giám sát hoạt động của HĐQT, Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành
hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Ban Kiểm soát hoạt động một cách độc lập với
HĐQT và Tổng Giám đốc, thực hiện việc thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh,
báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của Tập đoàn, xem xét thư quản lý của
kiểm toán viên độc lập và báo cáo của Tập đồn về các hệ thống kiểm sốt nội bộ,
đồng thời đề xuất lên Đại hội đồng cổ đông việc lựa chọn cơng ty kiểm tốn độc
lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của
cơng ty kiểm tốn độc lập; báo cáo lên Đại hội đồng cổ đơng về tính hợp lý, hợp
pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê và lập báo cáo tài chính.



TỔNG GIÁM ĐỐC
Tổng Giám đốc Tập đồn chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành
toàn bộ hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt; quyết định các công việc theo chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn được quy định trong Điều lệ Tập đoàn Bảo Việt; thực hiện
trách nhiệm thành viên HĐQT theo quy định tại Quy chế hoạt động của HĐQT.


8


Song song với việc hình thành các Ủy ban giúp việc thuộc HĐQT, mơ hình tổ chức
được xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản lý theo các Khối chức năng.
KHỐI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG: Có chức năng chịu trách nhiệm quản
lý, điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và kế
hoạch hàng năm liên quan đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong phạm vi
chức năng nhiệm vụ được giao bao gồm: công tác quản lý hoạt động kinh doanh;
công tác thư ký tổng hợp, văn thư, lưu trữ, hành chính lễ tân, quản trị tài sản, pháp
chế và tuân thủ, quan hệ hợp tác quốc tế và thi đua khen thưởng; hoạt động truyền
thông, marketing, thương hiệu và quan hệ với cổ đơng; cơng tác Đảng – Đồn thể.
Lãnh đạo Khối là Giám đốc Hoạt động.
KHỐI QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC: Có chức năng chịu trách nhiệm
quản lý, điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và
kế hoạch hàng năm liên quan đến hoạt động tuyển dụng, thu hút, duy trì, phát triển
nguồn nhân lực của Tập đoàn trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, bao
gồm: cơng tác hoạch định chiến lược, chính sách về nhân sự; công tác phát triển tổ
chức; công tác tuyển dụng; chính sách lương thưởng, phúc lợi; cơng tác Quản lý và
sử dụng lao động; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Lãnh đạo Khối là
Giám đốc Nguồn nhân lực.
KHỐI CƠNG NGHỆ THƠNG TIN: Có chức năng chịu trách nhiệm quản
lý, điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình, kế hoạch
hàng năm, triển khai phát triển hệ thống công nghệ thơng tin của Tập đồn. Lãnh
đạo Khối là Giám đốc Công nghệ thông tin.
KHỐI QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN: Có chức năng chịu trách nhiệm
quản lý, điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và
kế hoạch hàng năm liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, kinh doanh,
quản lý và khai thác các bất động sản của Tập đoàn trong phạm vi chức năng nhiệm
vụ được giao bao gồm: công tác xây dựng cơ bản; công tác quản lý và thực hiện các


9


dự án đầu tư xây dựng cơng trình; cơng tác quản lý, khai thác và kinh doanh bất
động sản. Lãnh đạo Khối là Giám đốc Bất động sản.
KHỐI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH: Có chức năng chịu trách nhiệm quản lý,
điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và kế hoạch
hàng năm liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế tốn, thống kê, phân tích hoạt động
kinh doanh của Tập đoàn trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao bao gồm:
công tác xây dựng chiến lược tài chính; cơng tác xây dựng kế hoạch kinh doanh và
kế hoạch tài chính; cơng tác thống kê, phân tích và thơng tin kinh tế; cơng tác tài
chính, thuế; cơng tác kế tốn, báo cáo tài chính và kiểm tốn độc lập; cơng tác hỗ
trợ, phát triển và kiểm sốt về tài chính, kế tốn, chiến lược, kế hoạch, thống kê
trong các lĩnh vực trên. Lãnh đạo Khối là Giám đốc Tài chính.
KHỐI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC: Có chức năng chịu trách nhiệm quản
lý, điều hành, giám sát việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và kế
hoạch hàng năm liên quan đến hoạt động xây dựng chiến lược, phát triển thị trường,
quản lý các dự án phát triển kinh doanh của Tập đoàn trong phạm vi chức năng
nhiệm vụ được giao bao gồm: công tác xây dựng chiến lược kinh doanh; công tác
nghiên cứu, phát triển, mở rộng thị trường mới và lĩnh vực kinh doanh mới; quản lý
các dự án phát triển kinh doanh. Lãnh đạo Khối là Giám đốc Xây dựng chiến lược.
Tổng Giám đốc Tập đoàn chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành
toàn bộ hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt; quyết định các công việc theo chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn được quy định trong Điều lệ Tập đoàn Bảo Việt; thực hiện
trách nhiệm thành viên HĐQT theo quy định tại Quy chế hoạt động của HĐQT.
Song song với việc hình thành các Ủy ban giúp việc thuộc HĐQT, mơ hình tổ chức
được xây dựng trên ngun tắc phân cơng, quản lý theo các Khối chức năng.
Việc hình thành các Khối chức năng đa tạo ra những ưu việt rõ ràng trong
khâu quản lý, điều hành, cụ thể: đáp ứng được các chuẩn mực về quản trị doanh

nghiệp tiên tiến; việc tổ chức bộ máy mang tính năng động cao, có thể được điều

10


chỉnh tùy theo từng thời kỳ cho phù hợp với việc quản lý kinh doanh; giúp Lãnh
đạo Tập đoàn thực hiện việc quản trị doanh nghiệp theo hướng tập trung; tạo lập
được tính chun mơn hóa cao; q trình ra các quyết định được kịp thời, qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động và kinh doanh của Tập đoàn. Việc
xác định nhiệm vụ cụ thể của các Khối chức năng là cơ sở để xây dựng bản mô tả
công việc đối với từng chức danh công việc và xây dựng chính sách lương, thưởng
phù hợp nhằm thu hút nhân sự có năng lực, góp phần vào q trình đổi mới và góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Tập đồn.
•CÁC ỦY BAN CHỨC NĂNG
ỦY BAN KIỂM TỐN
Ủy ban Kiểm tốn là Ủy ban trực thuộc HĐQT, có chức năng tư vấn và
giúp việc cho HĐQT trong việc đảm bảo có được một hệ thống hiệu quả về kiểm
soát nội bộ và tuân thủ pháp luật; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về báo cáo tài chính
ra bên ngồi, bao gồm các u cầu áp dụng cho việc niêm yết trên thị trường chứng
khoán theo các quy định của pháp luật và Điều lệ Tập đồn. Ủy ban Kiểm tốn chịu
trách nhiệm kiểm tra, giám sát tính trung thực của các báo cáo tài chính liên quan
đến tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đồn trước khi trình HĐQT; kiểm tra,
giám sát kế hoạch kiểm tốn nội bộ, tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ
và sự hợp tác giữa Ban Kiểm toán nội bộ với tổ chức kiểm toán độc lập; xem xét,
đánh giá thực trạng quy chế tài chính và kế tốn của Tập đồn; giám sát tính độc
lập, khách quan và yêu cầu của tổ chức kiểm toán độc lập và các hoạt động khác
được quy định tại Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ủy ban.

ỦY BAN CHIẾN LƯỢC VÀ ĐẦU TƯ
Ủy ban Chiến lược và Đầu tư là Ủy ban trực thuộc HĐQT, có chức năng

hoạch định chiến lược phát triển, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh
và đề xuất thay đổi về chiến lược kinh doanh của toàn Tập đoàn; thúc đẩy việc thực
hiện chiến lược và kế hoạch phát triển của Tập đoàn; hoạch định chiến lược đầu tư,

11


xây dựng chính sách và nguyên tắc đầu tư ngắn, trung và dài hạn; nghiên cứu, thẩm
định, đánh giá các khoản đầu tư thuộc thẩm quyền của HĐQT.

ỦY BAN THÙ LAO VÀ BỔ NHIỆM
Ủy ban Thù lao và Bổ nhiệm là Ủy ban trực thuộc HĐQT, có chức năng tư
vấn và tham mưu cho HĐQT trong việc hoạch định, thúc đẩy và đánh giá việc thực
hiện chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Tập đoàn; nghiên cứu, thẩm
định, đánh giá các đề xuất của của Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên các công ty
con do Tập đoàn đầu tư 100% vốn điều lệ, Chủ nhiệm các Ủy ban thuộc HĐQT và
các cán bộ quản lý để kiến nghị HĐQT xem xét phê duyệt về những vấn đề cơ bản
trong mơ hình quản trị doanh nghiệp, cơng tác quản lý lao động và tiền lương của
Tập đoàn và các cơng ty con do Tập đồn đầu tư 100% vốn; xây dựng và thực hiện
các chính sách quản lý liên quan đến công tác tổ chức cán bộ của Tập đồn.

2. Tóm tắt hoạt động của từng nghiệp vụ
Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm: Có 2 loại: Bảo hiểm Nhân thọ và bảo
hiểm Phi nhân thọ.

2.1. Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
a.
-

Các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

An nghiệp thành công
Bảo hiểm Đầu tư
Bảo hiểm tích lũy
Bảo hiểm hưu trí
Sản phẩm tích lũy: cho người trụ cột; Giáo dục trẻ em; Hưu trí
Sản phẩm đầu tư: trung và dài hạn
Dành cho gia đình
Sản phẩm bảo vệ; Chăm sóc sức khỏe
Bảo hiểm tai nạn

b.

Qúa trình hình thành và phát triển

22/06/1996.Công ty bảo hiểm nhân thọ trực thuộc Bảo Việt được thành lập.
Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên

12


ở Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm tại
Việt Nam
8/1996 Triển khai 2 sản phẩm bảo hiểm đầu tiên ra thị trường là "An sinh
giáo dục" và "Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp 5 đến 10 năm". Đến nay, dù những sản
phẩm của Bảo Việt Nhân thọ đã được đa dạng hóa nhưng đây vẫn là 2 sản phẩm
chủ lực và cốt lõi, được khách hàng tin tưởng và tín nhiệm.
Ngày 27/03/2000, Bộ tài chính ký quyết định thành lập thêm 27 Công ty
bảo hiểm nhân thọ tại 27 tỉnh/TP. Đến tháng 12 năm 2000, Bộ Tài chính đã có
quyết định cho phép thành lập thêm các Công ty và chi nhánh tại các tỉnh còn lại,
đưa tổng số đơn vị Bảo hiểm nhân thọ trực thuộc Bảo Việt thành 54 Công ty và 5

chi nhánh. Trong 20 năm qua, tập đoàn Bảo Việt Nhân thọ đã hoạch định kế hoạch
tài chính cho hơn 5 triệu khách hàng, chi trả quyền lượi bảo hiểm và đáo hạn cho
khách hàng với tổng giá trị 30.000 tỉ đồng.
Ngày 01/01/2004 Bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam (tên giao dịch là Bảo Việt
Nhân thọ) chuyển thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bảo Việt với 61 Cơng
ty và chi nhánh trên tồn quốc.
Bảo Việt Nhân thọ triển khai bộ nhận diện thương hiệu mới, thể hiện một
sự năng động và thân thiện, tính chuyên nghiệp và chất lượng trong hoạt động dịch vụ. Trong đó, điểm nhấn nổi bật là hai sắc xanh và vàng, truyền tải thông điệp
về một cam kết dài lâu: mang lại tương lai đảm bảo và cuộc sống sung túc hơn cho
khách hàng ngày 19/01/2010
BVNT chính thức chuyển đổi hệ thống từ BVLife sang Talisman với hơn
1000 bộ Hợp đồng UVL đầu tiên được phát hành trên hệ thống chương trình.
9/12/2013 Bảo Việt nhân thọ tăng vốn điều lệ lên 2.000.000.000.000 (hai
nghìn tỷ) đồng Việt Nam, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bảo hiểm nhân
thọ về quy mơ vốn.
15/6/2015 Bảo Việt Nhân thọ được bình chọn là Doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ tốt nhất Việt Nam năm 2015

13


2.2. Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
a.

-

Các sản phẩm chính
Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ:
Bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm Hàng hải
Bảo hiểm hàng không
Bảo hiểm kỹ thuật
Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm dầu khí
Bảo hiểm vệ tinh
Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm du lịch quốc tế
Bảo hiểm nhà tư nhân

b.

Lịch sử hình thành và phát triển:

15/01/1965: Chính thức đi vào hoạt động kinh doanh Bảo hiểm Phi Nhân thọ



với trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh duy nhất tại Hải Phịng
1965 -1974: Phục vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn vị kinh tế Nhà



nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và tàu biển ở miền Bắc
1975-1982: Là doanh nghiệp bảo hiểm Nhà Nước lớn nhất và duy nhất trên



tồn lãnh thổ Việt Nam với mạng lưới rộng khắp và các sản phẩm bảo hiểm đa

dạng như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm
tàu sông – tàu cá…
1996-2007: Trong giai đoạn này, Bảo Việt tiếp tục đa dạng hóa và nâng cao



chất lượng sản phẩm, dịch vụ với slogan “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát
triển”.


2013: Bảo hiểm Bảo Việt tăng vốn điều lệ từ 1.800 tỷ đồng lên 2.000 tỷ
đồng, trở thành doanh nghiệp đứng đầu về quy mô vốn điều lệ trong lĩnh vực Bảo
hiểm Phi Nhân thọ tại Việt Nam.

2.3. Nghiệp vụ Tái Bảo hiểm
14


Bảo hiểm Bảo Việt đã xây dựng quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài và chặt
chẽ với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm lớn trên thế giới như AIG, AXA,
Aviva, Munich Re, Swiss Re, thị trường Lloyd's; và ở Việt Nam như Công ty tái
bảo hiểm quốc gia - Vinare. Tái bảo hiểm không chỉ là một trong những công cụ
quản lý rủi ro, đảm bảo khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn
và tăng doanh thu từ nhận tái bảo hiểm mà còn giúp Bảo hiểm Bảo Việt tăng cường
hợp tác về nghiệp vụ và đào tạo chuyên môn với các chuyên gia bảo hiểm trong
nước và quốc tế.
Bảo hiểm Bảo Việt sẵn sàng nhượng tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm
do khách hàng chỉ định sau khi đã cấp đơn bảo hiểm gốc. Là một công ty hàng đầu
về nghiệp vụ tái bảo hiểm ở Việt Nam, Bảo hiểm Bảo Việt đã thực hiện những
chương trình đầu tư hữu ích vào lĩnh vực này. Bảo hiểm Bảo Việt đã có Cơng ty

mơi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm phi nhân thọ BAVINA (UK) Ltd. đại diện
thường trú ở London và Văn phòng đại diện Bảo Việt ở Singapore để nhằm phát
triển, thúc đẩy chuyển giao kinh nghiệm và sự trợ giúp của những nghiên cứu kiến
thức trong lĩnh vực tái bảo hiểm quốc tế vào Việt Nam.

3. Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ tại Bảo Việt
3.1. Đối tượng tham gia bảo việt nhân thọ
3.1.1. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho con
An Sinh Giáo Dục dành cho trẻ từ 0 đến 15 tuổi, với thời hạn hợp đồng 8 23 năm. Nếu khơng có rủi ro xảy ra, vào ngày đáo hạn hợp đồng, Bảo Việt Nhân
Thọ sẽ chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm gia tăng cộng với lãi chia lũy tích. Số tiền
bảo hiểm của hợp đồng sẽ được tự động tính tăng thêm 5% mỗi năm trên Số tiền
bảo hiểm gốc kể từ năm Hợp đồng thứ hai nhằm gia tăng giá trị tích lũy.
Ngồi quyền lợi bảo hiểm tử vong, bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn
và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo người được bảo hiểm được chủ động lựa chọn: Số
tiền bảo hiểm gốc, thời điểm nhận tiền đáo hạn tại bất cứ độ tuổi nào từ 18-23...hay

15


khi gặp khó khăn về tài chính có thể dừng đóng phí và duy trì Số tiền bảo hiểm
giảm, vay phí tự động khi tạm thời khơng thể đóng phí, vay theo Hợp đồng giải
quyết khó khăn đột xuất…
3.1.2. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho người trụ cột
a. An Phát Hưng Gia
An Phát Hưng Gia mang đến một giải pháp tài chính hồn hảo với sự kết
hợp linh hoạt của “bảo hiểm”, “tiết kiệm” và “đầu tư”.
Điều kiện tham gia sản phẩm này là độ tuổi tham gia từ 0-60 tuổi và bảo vệ
đến 70 tuổi.
An Phát Hưng Gia giúp khách hàng đạt được những dự định kế hoạch lớn
cho cuộc đời, thu nhập được đảm bảo với lãi suất cam kết tối thiểu, linh hoạt điều

chỉnh giải pháp phù hợp với nhu cầu. Hơn nữa, Số tiền bảo hiểm lớn tối đa 40 lần
Phí bảo hiểm năm, người được bảo hiểm có thể lựa chọn tỷ lệ gia tăng Số tiền bảo
hiểm 5%/năm để nâng cao sự bảo vệ tài chính trước ảnh hưởng mất giá của đồng
tiền.
b. An Gia Tài Lộc
An Gia Tài Lộc dành cho độ tuổi từ 01 - 60 tuổi và thời hạn hợp đồng có
thể là 9 năm, 12 năm, 15 năm, 18 năm, hay 21 năm.
Quyền lợi hấp dẫn của sản phẩm này là Cứ 3 năm một lần từ khi tham gia
hợp đồng cho tới trước khi Hợp đồng đáo hạn, người được bảo hiểm sẽ được nhận
các khoản tiền mặt đều đặn bằng 20% Số tiền bảo hiểm gốc để thực hiện các kế
hoạch chi tiêu ngắn hạn. Thêm vào đó thì số tiền bảo hiểm của hợp đồng sẽ được tự
động tính tăng thêm 5% mỗi năm trên số tiền bảo hiểm gốc kể từ năm Hợp đồng thứ
hai nhằm gia tăng giá trị tích lũy.
c. An Phát Bảo Gia
Tính năng vượt trội của An Phát Bảo Gia là bảo vệ tồn diện cả 3 thế hệ
trong gia đình, phong phú với các quyền lợi sẵn có và tự nguyện, phí bảo hiểm hấp
dẫn cho cả gia đình, đầu tư an toàn hiệu quả, linh hoạt trong lập kế hoạch tài chính.

16


d. An Phát Trọn Đời
Đây là sản phẩm có sự kết hợp giữa 3 mục tiêu: “Bảo hiểm” , Tiết kiệm” và
“Đầu tư”, mức phí bảo hiểm tối thiểu chỉ 3 triệu/năm, tuổi tham gia từ 18 - 65 tuổi,
thời hạn đóng phí là 10, 15, 20 năm, có thể khách hàng có thể lựa chọn nhận đáo
hạn ở độ tuổi 90, 95, 100 hoặc không lựa chọn.
An Phát Trọn Đời có quyền lợi rất cao đó là có thể được bảo vệ với Số tiền
bảo hiểm lớn tối đa 85 lần Phí bảo hiểm năm, và khách hàng có thể lựa chọn tỷ lệ
gia tăng Số tiền bảo hiểm 5%/năm để nâng cao sự bảo vệ tài chính trước ảnh hưởng
mất giá của đồng tiền.

Ngoài ra Bảo Việt Nhân Thọ cịn có các sản phẩm An Gia Phát Lộc, An
Gia Thịnh Vượng, An Phúc Gia Lộc.
3.1.3. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho bố mẹ
An Hưởng Điền Viên của Bảo Việt Nhân Thọ là lựa chọn hàng đầu để có
sự chuẩn bị tài chính tốt nhất cho bố mẹ có thể tận hưởng một cuộc sống độc lập khi
cao tuổi với Thời điểm bắt đầu nhận lương hưu là 56 tuổi, 61 tuổi, 66 tuổi.
Quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm hưu trí này là có được thu nhập ổn định
khi nghỉ hưu, nghĩa là thu nhập hàng năm khi nghỉ hưu sẽ được trả từ độ tuổi nhận
lương hưu mà khách hàng đã lựa chọn cho đến hết cuộc đời. Nếu không may tử
vong trước khi nhận đủ 10 Niên kim, phần quyền lợi chưa nhận đủ sẽ được thanh
toán một lần.

3.2. Hợp đồng báo hiểm nhân thọ của công ty bảo việt
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thoả thuận bằng văn bản giữa Bên mua
bảo hiểm và Bảo Việt Nhân thọ trong đó ghi nhận quyền và nghĩa vụ của Bên mua
bảo hiểm, Người được bảo hiểm, Người thụ hưởng (hoặc Người đại diện theo pháp
luật của Người được bảo hiểm, Người thụ hưởng), Người yêu cầu giải quyết quyền
lợi bảo hiểm và Bảo Việt Nhân thọ
3.2.1. Hình thức

17


Bộ hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ do Bảo Việt phát hành được người đại
diện của Bảo Việt Nhân thọ (thường là tổng giám đốc, hoặc là người ủy quyền) kí
và đóng dấu xác nhận. Một bộ hợp đồng Bảo Việt Nhân thọ đầy đủ bao gồm những
giấy tờ sau:
 Giấy yêu cầu bảo hiểm: văn bản yêu cầu bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm, được

thực hiện theo mẫu. Là điều kiện để Bảo Việt chấn nhận yêu cầu và tiến hành làm

hợp đồng.
 Thông báo chấp nhận bảo hiểm: thông báo của công ty về sự đồng ý yêu cầu được
cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Trên cơ sở đó hình thành một hợp đồng
 Điều khoản bảo hiểm của hợp đồng chính: đây là tài liệu quan trọng nhất của bộ
hợp đồng. Trong đó quy định một cách rõ ràng: thông tin và nghĩa vụ của các bên,
giải quyết quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm, thời hạn hiệu lực của hợp
đồng, phí bảo hiểm, cách thức đóng phí bảo hiểm và một số mục khác do hai bên
thỏa thuận.
 Trang thông tin cơ bản của hợp đồng: là một phần quan trọng của bộ hợp đồng, thể
hiện những thông tin cụ thể của bộ hợp đồng.
 Trang thông tin chi tiết của sản phẩm bổ trợ (nếu có).
 Tài liệu minh họa quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng chính.

3.2.2. Một số quy định khác
Trường hợp Bảo Việt Nhân thọ chấp nhận bảo hiểm, Hợp đồng phát sinh
hiệu lực kể từ ngày Bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm ước tính theo quy định tại
điều khoản.
Thời điểm hiệu lực bảo hiểm tạm thời: Bắt đầu từ khi BMBH nộp phí bảo
hiểm ước tính và nhận "Giấy nộp phí bảo hiểm ước tính", hiệu lực bảo hiểm tạm
thời đã phát sinh.
Những rủi ro xảy ra trước ngày Bảo Việt Nhân thọ ra quyết định chấp nhận
bảo hiểm và phát hành hoá đơn thu phí bảo hiểm đầu tiên được giải quyết theo quy
định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời.
Thời gian cân nhắc: Trong thời gian 14 - 21 ngày kể từ ngày hợp đồng phát
sinh hiệu lực hoặc kể từ ngày phát hành hợp đồng (tùy quy định tương ứng tại từng

18


sản phẩm), người mua bảo hiểm có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và nhận lại tồn

bộ phí bảo hiểm đã nộp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan.
Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày hợp đồng chấm dứt hiệu lực và giá trị
giải ước chưa được thanh toán, người mua bảo hiểm có thể u cầu khơi phục hiệu
lực hợp đồng theo quy định tại điều khoản hợp đồng để tiếp tục được bảo hiểm.

3.3. Giải quyết quyền lợi bảo hiểm
Bảo Việt nhân thọ sẽ thanh toán quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng với các
quyền lợi như sau:
-

Quyền lợi bảo hiểm đáo hạn

-

Quyền lợi bảo hiểm rủi ro

-

Quyền lợi định kỳ/ quyền lợi lập nghiệp định kỳ

-

Quyền lợi lãi chia lũy tích

-

Quyền lợi niên kim
Để u cầu thanh tốn quyền lợi bảo hiểm, người mua bảo hiểm phải điền

vào mẫu Giấy đề nghị thanh toán quyền lợi bảo hiểm và gửi hồ sơ hợp lệ theo

hướng dẫn của Công ty Bảo Việt Nhân thọ.
Hồ sơ hợp lệ yêu cầu các thông tin trên Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi
bảo hiểm được kê khai đầy đủ, chính xác và trung thực. Các tài liệu kèm theo đầy
đủ và là bản gốc, bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực bởi Phòng Tư pháp cấp
huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Phịng cơng chứng/ Văn phịng cơng chứng.
3.3.1. Giải qút quyền lợi bảo hiểm tử vong


Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm;



Trích lục khai tử/Giấy chứng tử;



Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của Người yêu cầu giải

quyết quyền lợi bảo hiểm;

19


 Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường và ảnh chụp hiện

trường (nếu có)
 Biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có);
3.3.2. Giải quyết quyền lợi bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn



Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm ;



Căn cước cơng dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của Người yêu cầu giải

quyết quyền lợi bảo hiểm;


Hồ sơ y tế
- Giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng thương tật của Bên
mua bảo hiểm/Người được bảo hiểm;
- Bệnh án của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận phẫu thuật/ Phiếu mổ;
- Giấy ra viện/Chứng nhận điều trị;
- Khác
+ Sổ khám bệnh;
+ Phim, kết quả chụp X-quang.



Hồ sơ tai nạn (nếu do tai nạn)
- Biên bản tai nạn;
- Kết luận của cơ quan công an về vụ tai nạn;
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường và ảnh chụp hiện

trường (nếu có).
3.3.3. Giải quyết quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo và bệnh lý nghiêm
trọng



Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm

20


- Mẫu áp dụng cho rủi ro bệnh hiểm nghèo và bệnh lý nghiêm trọng theo BVNR17
- Mẫu áp dụng cho rủi ro bệnh lý nghiêm trọng theo BV-NR15


Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của Người yêu cầu giải

quyết quyền lợi bảo hiểm;


Hồ sơ y tế
- Bệnh án của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Giấy ra viện/Giấy chứng nhận điều trị;
- Khác
+ Giấy chứng nhận phẫu thuật/Phiếu mổ (nếu có).
+ Kết quả xét nghiệm, kết quả tế bào học, kết quả chụp X-quang (nếu có);



Hồ sơ tai nạn (nếu do tai nạn)
- Biên bản tai nạn;
- Kết luận của cơ quan công an về vụ tai nạn;
- Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường và ảnh chụp hiện
trường (nếu có).


3.3.4. Giải quyết quyền lợi bảo hiểm theo sản phẩm bổ trợ (không bao gồm tử
vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn và bệnh lý nghiêm trọng)
Các loại quyền lợi bảo hiểm


Quyền lợi phẫu thuật và điều trị ngoại khoa (BV-NR2, BV-NR6, BV-NR10,

BV-NR14 và BV-NR16);


Quyền lợi trợ cấp viện phí, trợ cấp viện phí đặc biệt, trợ cấp tử vong trong

khi nằm viện (BV-NR11);

21




Quyền lợi bảo hiểm thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn (BV-NR5, BV-

NR12);


Quyền lợi bảo hiểm chăm sóc sức khỏe dành cho phụ nữ (Bệnh ung thư phụ

nữ, bệnh lý nghiêm trọng, biến chứng sản khoa) (BV-NR14).
Hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm



Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm;



Căn cước cơng dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của Người yêu cầu giải

quyết quyền lợi bảo hiểm;


Hồ sơ y tế
- Giấy ra viện;
- Giấy chứng nhận phẫu thuật/phiếu mổ (nếu có phẫu thuật);
- Biên lai (hóa đơn) thanh tốn viện phí/ Biên lai (hóa đơn) tài chính;
- Bệnh án của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Khác:
+ Giấy chứng nhận thương tích (áp dụng đối với rủi ro Thương tật bộ phận
vĩnh viễn) (nếu có)
+ Phiếu siêu âm/Phim, kết quả chụp X-quangSau khi đã hồn tất bộ hồ sơ
u cầu thanh tốn quyền lợi bảo hiểm, người mua bảo hiểm nộp hồ sơ cho
công ty bảo hiểm và sẽ nhận được giấy thông báo giải quyết quyền lợi bảo
hiểm sau khi công ty xem xét kỹ bộ hồ sơ yêu cầu thanh toán.

II. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
1. Tình hình trong nước và trên thế giới
1.1.

Tình hình chính trị xã hội

Đây là một thời kì có nhiều biến động trong khu vực và trên thế giới, tình
hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều


22


nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thối kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái
kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh
chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn
tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên
tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát Kinh tế vĩ mô cơ
bản ổn định, lạm phát được kiểm soát cán cân thương mại sau 20 năm thâm hụt đã
lại thặng dự trở lại; chất lượng môi trường sống trở thành một vấn đề đáng được
quan tâm khi mà Việt Nam là 1 trong 10 nước phải chịu hậu quả nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu. Ngồi ra Với việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất định
trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều biến động hơn nữa.
Kết luận: nhìn một cách tổng thể kinh tế có bước phục hồi, Văn hóa, xã hội
có tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân có bước cải thiện.
Chính sách tiền lương từng bước được đổi mới theo nguyên tắc thị trường. Mức
lương tối thiểu được điều chỉnh tăng dần, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
đất nước, thu nhập dân cư được nâng lên. Chính vì thế nhu cầu an sinh xã hội, phúc
lợi xã hội, cải thiện môi trường sống của người dân cũng ngày một cao, nhu cầu
mua Bảo hiểm ngày một tăng lên là lí do để thị trường Bảo hiểm Việt Nam vẫn
khơng ngừng tăng trưởng dù trong thời kì nhiều bất ổn này

1.2.

Thị trường bảo hiểm

 Thị trường bảo hiểm chung


Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2015 đạt mức tăng khá, ước tính tăng
12.6% so với năm 2014, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 15%;
doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 10%. Năm 2014, tổng tài sản toàn thị
trường đạt 201.100 tỉ đồng tổng doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường tăng
14,89% so với năm 2013. Trước đó nữa, năm 2013, tổng doanh thu phí bảo hiểm
của tồn thị trường chỉ tăng 7,6% so với năm 2012
Theo Cục QLBH, năm 2015, các DNBH đã thực hiện tốt chức năng là tấm
lá chắn tài chính cho người tham gia BH trước rủi ro bất ngờ xảy ra và tăng cường
23


dịch vụ, tiện ích chăm sóc khách hàng. Theo đó, các DNBH đã bồi thường và trả
tiền BH ước đạt 21.160 tỷ đồng, trong đó DNBH phi nhân thọ bồi thường ước đạt
13.177 tỷ đồng, DNBH nhân thọ bồi thường ước đạt 7.983 tỷ đồng.
Ngành BH cũng đã tạo công ăn việc làm cho gần 25.000 cán bộ nhân viên
và trên 350.000 đại lý BH. Ngồi ra, các DNBH cịn đóng góp tích cực vào các hoạt
động tài trợ cơng trình đề phịng hạn chế tai nạn giao thơng, hỗ trợ nạn nhân bị tai
nạn giao thơng, xây nhà tình nghĩa, quỹ khuyến học và xây trường lớp…, với giá trị
lên đến hàng trăm tỷ đồng.
 Thị trường bảo hiêm nhân thọ
Năm 2015 cũng là năm kinh doanh khá thành cơng của các doanh nghiệp
BHNT khi có mức tăng trưởng cao về doanh thu, cũng như đầu tư trở lại nền kinh
tế. Doanh thu phí BHNT theo ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đạt 36.600
tỷ đồng, tăng trưởng 29%, đây là mức tăng trưởng cao nhất của khối trong 10 năm
qua.
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập sâu và rộng như hiện nay, thông qua TPP và
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam sẽ có cơ hội mở cửa thị trường bảo
hiểm, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, đa dạng hóa sản
phẩm, qua đó giúp thị trường mang tính cạnh tranh hơn, hướng tới cung cấp dịch vụ

chất lượng cao hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp BHNT trong
nước cũng cần đổi mới về quản trị, tăng cường đưa ra sản phẩm mới phù hợp với
nhu cầu của khách hàng để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước
ngoài đã đang và sẽ xuất hiện tại Việt Nam.

2. Thực trạng tình hình kết quả kinh doanh của tập đoàn Bảo Việt giai
đoạn 2013-2015
2.1.

Kết quả kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt

đơn vị: tỷ đồng
Năm
2013
2014
Bảng 1: Một số tiêu chí kết quả kinh doanh
của Tập đoàn Bảo
Việt giai đoạn2015
2013-2015
Doanh thu phí bảo hiểm
11937.6
13908.6
16206.3
Phí nhượng tái bảo hiểm
1280.4
1244.5
1110.1
Chi phí bồi thường bảo hiểm
5883.7
5857.9

5909.1
Tổng lợi nhuận BH trước thuế
1654.1
1627.3
1468.9
Lợi nhuận hoạt động kinh
459.7
222.6
423.7
doanh bảo hiểm
24


Trong đó, riêng doanh số bảo hiểm nhân thọ
đơn vị: tỷ đồng
Năm
Doanh thu BHNT
Phải trả bồi thường BHNT
Phí nhượng tái BHNT
Hoa hồng môi giới

2013
6305,693
40,49
2,851
140,0158

2014
7957,982
59,86

4,251
196,689

2015
10114,83
61,65
6,289
241,689

Bảng 2: Một số tiêu chí kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHNT giai đoạn 2013-2015

Doanh thu phí bảo hiểm tăng nhanh và ổn định qua 3 năm (các năm 2014
2015 tăng 1971 và 2298 tỷ đồng tương ứng với 16,51% và 16,52 %)
Chi phí nhượng tái bảo hiểm giảm 36 và 134 tỷ đồng tương ứng 2,8% và
10,8% qua 2 năm 2014 và 2015
Chi phí bồi thường bảo hiểm giảm 26 tỷ đồng vào năm 2014 nhưng lại tăng
52 vào năm 2015 tương ứng -0,44% và 0,88%
Tuy nhiên tổng lợi nhuận trước thuế lại giảm 27 và 158 tỷ đồng, tương ứng
với 1,62% và 9,74%

Hình 1: Kết quả kinh doanh hoạt động bảo hiểm

Trong đó tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 237 năm
2014 và tăng 201 tỷ đồng năm 2015 tương ứng với -51% và 90% tuy nhiên mức
tăng năm 2015 vẫn chưa đạt đến mức lợi nhuận năm 2013.

Hình 2: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Trong đó, với riêng BHNT doanh thu BHNT tăng nhanh và ổn định 1652 tỷ
đồng và năm 2014 và 2156 tỷ đồng năm 2015 tương ứng với 26,2% và 27,1%


25


×