Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tìm hiểu về công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.1 KB, 48 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: TP.Ngô Thành Mua
ThS. Phạm Thị Thùy Trang

Bình Dương, tháng 03 năm 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.



Giáo viên hướng dẫn

ThS. PHẠM THỊ THÙY TRANG

Bình Dương, tháng 03 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường, mỗi sinh viên khi ra
trường cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng.
Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong
chương trình đào tạo sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một,
đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức, lý thuyết đã
được học một cách có hệ thống, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn, xây dựng cách làm việc của một cán bộ môi trường chuyên nghiệp.
Được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, em đã được
nhận vào thực tập tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Tuy thời gian thực tập chỉ 8 tuần, nhưng cũng
phần nào giúp em tiếp cận với thực tế, học hỏi và nắm bắt những kinh nghiệm quý báu
và bổ sung thêm những kiến thức mà trong quá trình học tập lý thuyết chưa rõ qua sự
hướng dẫn tận tình của cô chú, anh chị tại Chi cục. Đó là cơ sở giúp em hoàn thành bài
báo cáo này.
Em xin gửi lời cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường cũng như Thầy Cô trong khoa
Khoa Học Quản Lý trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy em trong suốt
thời gian qua và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt thời gian thực tập của mình.
Xin cảm ơn Cô ThS Bùi Phạm Phương Thanh là giáo viên hướng dẫn đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo này. Cuối cùng
em xin chân thành cảm ơn toàn thể Ban lãnh đạo, cô chú, anh chị tại Chi cục bảo vệ
môi trường tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp tài liệu cần thiết cho

em trong quá trình thực tập và viết báo cáo. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới các anh
chị phòng Thẩm định đã tạo điều kiện, không quản ngại khó khăn hướng dẫn cho em
tìm hiểu những vấn đề thực tế, chỉ bảo em để hoàn thiện bài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày … tháng … năm 2017
Sinh viên thực hiện


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

- - - o0o - - -

PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên thực tập:
Lớp: D13QM02
Khóa : 2013 - 2017, ngành Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường, Khoa Khoa
Học Quản Lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Thời gian thực tập: Từ ngày 19/12/2016 đến ngày 03/03/2017
Tại: Chi cục Bảo vệ Môi Trường tỉnh Bình Dương
Địa chỉ:Tầng 7, tháp B, Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương, phường Hòa

Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như sau:
1. Về ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy của cơ quan:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
2. Về tinh thần, thái độ học tập:

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
3. Về quan hệ, giao tiếp tại đơn vị:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4. Các nhận xét khác:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
5. Thang điểm đánh giá:


Xác nhận của cơ quan, đơn vị thực
tập
(Ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu)

…………….,ngày......tháng……năm…….
Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................


..........................................................................................................................................
Giáo viên Hướng Dẫn

Th.s Phạm Thị Thùy Trang


MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...........…1


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Trụ sở Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Dương.....................................1
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức...............................................................................................4
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện số doanh nghiệp thu phí qua các năm 2012- 2016.....22
Biểu đồ 3.2: Số phí thu được của các doanh nghiệp qua các năm 2012-2016..........23



PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

-

Nơi thực tập: Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường
Vị trí thực tập tại Phòng quản lý chất thải
1.1. Vị trí địa lý
Phía bắc giáp phường Hòa Lợi, Thị Xã Bến Cát.
Phía đông giáp các xã Vĩnh Tân, Phú Chánh, Thị Xã Tân Uyên, phường Phú
Mỹ, Phú Tân.
Phía nam giáp phường Phú Mỹ.
Phía tây giáp phường Hoà Lợi, Thị Xã Bến Cát.
1.2. Lịch sử hình thành

Hình 1. Trụ sở Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Dương.
Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương được thành lập theo Quyết định
số 4301/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
10



Dương, là đơn vị hành chính trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình
Dương, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Tên đầy đủ: CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG.
- Trụ sở đặt tại số: Tầng 7, tháp B, Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình
Dương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại số: (0650) 3834766
– Fax: (0650) 3838556.
- Email:
- website: stnmt.binhduong.gov.vn
- Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương (dưới đây gọi tắt là Chi cục)
gồm có 04 phòng chuyên môn (phòng Tổng hợp, phòng Thẩm định, phòng Kiểm
soát Ô nhiễm và phòng quản lý chất thải) với tổng số lượng cán bộ công chức người
lao động là 28 người.
1.3. Tình hình kết quả hoạt động của Chi cục bảo vệ môi trường năm vừa
qua (2010-2016).
1.3.1.Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường.
Công tác phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường đã
được chú trọng, trong giai đoạn 2005 – 2015 tỉnh đã ban hành quy định về bố trí
ngành nghề sản xuất công nghiệp, chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị; định hướng không thu hút các
dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hạn chế bố trí các cơ sở sản xuất
nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn phía Nam của tỉnh... từ đó đã góp
phần quan trọng vào việc phòng ngừa, hạn chế và phát sinh ô nhiễm, các điểm nóng
về môi trường.
Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát môi trường đã được tăng cường, có
trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao. Công tác quan trắc giám sát các nguồn
thải được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu, hiện đã giám sát liên tục được
58 nguồn thải phát sinh trên địa bàn tỉnh thông qua hệ thống quan trắc tự động.
Công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công

nghiệp (CCN) ngày càng đi vào nề nếp và ổn định. Bình Dương có 28 KCN và 08
CCN được thành lập, trong đó có 26 KCN và 05 CCN đi vào hoạt động chính thức.
Hầu hết các khu công nghiệp đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đi
vào hoạt động; 100% các doanh nghiệp trong các KCN đã tiến hành đấu nối nước
thải vào hệ thống thoát nước thải của KCN; 100% KCN xây dựng hệ thống thoát
nước riêng; trong đó có 24 KCN lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động. Chất
thải rắn phát sinh từ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đều được thu gom, xử
lý theo đúng quy định.
Ban hành danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng để tập trung xử lý (theo Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT
ngày 08 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường), đến nay có 268/269

11


cơ sở nằm trong danh sách cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành
khắc phục ô nhiễm, đạt tỷ lệ 99%.
Công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra ngoài các khu dân cư,
khu đô thị được tập trung xử lý. Tỉnh đã ban hành danh sách 32 cơ sở gây ô nhiễm
môi trường phải di dời ra khỏi các khu dân cư, đô thị và chỉ đạo các ngành có liên
quan kiểm tra việc thực hiện di dời và chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường
của các doanh nghiệp nằm trong danh sách, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ xin
hưởng chính sách hỗ trợ di dời. Đến nay, đã có 31/32 cơ sở đã hoàn thành di dời
hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất.
1.3.2. Khắc phục các khu vực môi trường đã bị ô nhiễm, suy thoái
Với sự tập trung, quyết liệt trong lãnh đạo và chỉ đạo, trong thời gian qua tỉnh
đã giải quyết một số khu vực là điểm nóng về môi trường mà hệ quả phát sinh từ
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh như: kênh Ba Bò, thoát nước khu vực
An Tây – Bến Cát (khu vực không có hệ thống thoát nước ngoài hàng rào KCN)...,
kết quả đã giải quyết được các vấn đề thoát nước của khu vực An Tây và ngăn chặn

các nguồn ô nhiễm kênh Ba Bò.
1.3.3. Điều tra các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai
thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học.
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác đá xây dựng khu mỏ đá Thường Tân,
Tân Đông Hiệp; đề án xây dựng công viên và trồng cây xanh theo quy hoạch đô thị
Bình Dương; đề án phục hồi, bảo vệ hệ sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu; dự án
làng tre Phú An; dự án làng bưởi Bạch Đằng; bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển
các loài động vật hoang dã có xương sống trong danh sách ưu tiên bảo tồn.... để
nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý,
bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Về bảo tồn đa dạng sinh học, đã ban hành
Kế hoạch hành động đa dạng sinh học đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
với 10 dự án ưu tiên thực hiện với kinh phí là 19 tỷ đồng. Ban hành Kế hoạch hành
động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó giai đoạn 2013 – 2015 với 7 dự án phi
công trình và 1 công trình với kinh phí là 14 tỷ đồng để chủ động thích ứng với biến
đổi khí hậu trong tương lai.
1.3.4.Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường tiếp tục
được đổi mới và đi vào chiều sâu; đã mở nhiều lớp tập huấn, chuyên mục Tài
nguyên và Môi trường trên Báo, Đài. Hàng năm tổ chức tuyên dương, vinh danh các
doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi
trường thông qua việc công bố Sách Xanh hoặc xét tặng Giải thưởng môi trường
Bình Dương để động viên, khích lệ phong trào bảo vệ môi trường. Tổ chức tốt
nhiều chiến dịch truyền thông môi trường như lễ mít tinh, đi bộ đồng hành về môi
trường, phiên chợ tái chế... nhân các ngày kỷ niệm về môi trường hàng năm đã góp
12


phần tích cực cho việc nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về bảo
vệ môi trường, từng bước hình thành ý thức, thói quen, nếp sống văn minh, hợp vệ
sinh... qua đó nâng cao hiệu quả của việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường.


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHI CỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Cơ cấu tổ chức, nhân sự
Chi cục bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường quản lý,
hoạt động theo nguyên tắc thủ trưởng cơ cấu tổ chức như sau:
2.1.

CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
PHÒNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI
PHÒNGKIỂM SOÁT Ô NHIỄM
PHÒNG
THẨM ĐỊNH
PHÒNG
TỔNG HỢP

13


Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức
Lãnh đạo Chi cục:
Chi Cục Bảo vệ môi trường có 01 Chi cục trưởng (Trần Thanh Quang) và 02
Chi cục phó (Nguyễn Trình Cao Sơn và Nguyễn Ngọc Châu) giúp việc cho Chi cục
trưởng.
- Cơ cấu tổ chức từng phần của Chi cục:
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Phòng Tổng hợp: 1 trưởng phòng, 3 nhân viên

+ Phòng Thẩm định: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 5 nhân viên.
+ Phòng Kiểm soát ô nhiễm:1 trưởng phòng,1 phó phòng và 5 nhân viên.
+ Phòng Quản Lý Chất Thải: 1 trưởng phòng và 5 nhân viên.
Các chức vụ này do Chi cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo
tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục quy định. Sau khi bổ nhiệm gửi quyết định và 01 bộ hồ
sơ theo quy định về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi.
2.2.
Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục bảo vệ môi trường.
Chi cục có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh như sau:
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết
định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án,
dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về môi trường; tổ chức thực hiện
công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi
cục;
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền
ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực môi trường;
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, đề án, dự án về môi trường sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên
truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật và nâng cao nhận
thức cộng đồng về môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Thẩm định các chỉ tiêu môi trường và đa dạng sinh học trong các chiến
lược, quy hoạch, đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân
tỉnh;
-

14


- Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo

cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các
khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban
nhân dân tỉnh; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường, các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án đã được
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; tổ chức xác nhận việc đăng ký và
thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án, phương án sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương và tổ chức thực hiện sau khi được phê
duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở bảo tồn đa
dạng sinh học và việc thực hiện bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa
bàn tỉnh; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử
dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của
pháp luật; thẩm định, kiểm tra xác nhận việc thực hiện các nội dung, yêu cầu về cải
tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác
khoáng sản đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng
dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phòng
ngừa, bảo vệ, khắc phục, cải tạo môi trường, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên
đa dạng sinh học;
- Tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối
với môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy
thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện, thị xã, thành phố trở lên; xây dựng và tổ chức
thực hiện Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; chủ trì xây dựng
năng lực và huy động lực lượng khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra;
- Tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để; xác nhận các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để; kiểm tra công

tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường, môi trường nghiêm trọng, việc thực
hiện hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo quy định của pháp
luật; công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định;
- Thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy
chứng nhận, giấy xác nhận về môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của
pháp luật;
- Chủ trì tổng hợp, cân đối nhu cầu kinh phí, thẩm định kế hoạch và dự toán
ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm của các sở, ban, ngành, Ủy ban
15


nhân dân các huyện, thị xã, thành phố gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân
sách từ nguồn sự nghiệp môi trường sau khi được phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng
sinh học, bồi thường và phục hồi môi trường; tổ chức thu phí và lệ phí bảo vệ môi
trường;
- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường và đa dạng sinh học trên
địa bàn tỉnh;
- Tổ chức điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học,
đánh giá các hệ sinh thái, loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
(không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm) và nguồn gen
bị suy thoái; đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp, mô hình bảo tồn, phục
hồi, sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn, tổ chức điều tra, lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại và thực
hiện các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; hướng
dẫn, kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận, xử lý
thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc
từ sinh vật biến đổi gen; hướng dẫn kiểm tra các hoạt động về quản lý nguồn gen

trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo đa dạng sinh học cấp
tỉnh; tổ chức đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin về ảnh hưởng của ô nhiễm và
suy thoái môi trường đến con người, sinh vật; tổng hợp và công bố thông tin về môi
trường cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết
các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vững
tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học;
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực
môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện, công chức chuyên môn về môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Thực hiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của
Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và
công nghệ về môi trường. Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các đề tài, đề án, dự án
nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ có liên quan đến
lĩnh vực môi trường của địa phương;
- Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ
trong lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thống kê, báo cáo tình hình quản lý về môi trường tại địa phương theo quy
định của pháp luật;
16


- Tổ chức thực hiện việc thống kê hàng năm các chỉ tiêu về tình hình phát
sinh và xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh; Cấp, điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thu thập, quản lý, thống kê, lưu trữ và cung cấp dữ liệu về môi

trường; xây dựng, cập nhật duy trì và vận hành hệ thống thông tin, tư liệu, cơ sở dữ
liệu môi trường cấp tỉnh;
- Tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp;
- Thực hiện các quy định về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực công
tác được phân công theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về
lĩnh vực môi trường theo Kế hoạch hoặc đột xuất theo phân công của Giám đốc Sở;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các
phòng chuyên môn thuộc Chi cục; quản lý công chức, người lao động làm việc
trong Chi cục, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo,
bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi
quản lý của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân
tỉnh;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức thuộc Phòng Tài nguyên
và Môi trường cấp huyện và công chức chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý nhà nước về môi trường;
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về môi trường theo quy định của pháp
luật;
- Xây dựng dự toán sử dụng kinh phí ngân sách hàng năm, kế hoạch ngân
sách trung hạn, ngắn hạn của Chi cục;
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Chi cục theo quy định
của pháp luật;
- Ký kết các hợp đồng, các văn bản giao dịch thực hiện tư vấn giám sát, kiểm
tra, nghiệm thu; tổ chức kiểm tra, nghiệm thu tiến độ, chất lượng các công trình, dự
án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật hoặc
theo phân công của Giám đốc Sở;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám
đốc Sở giao.
Chi cục Bảo vệ môi trường có 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ với những

chức năng, nhiệm vụ chuyên môn như sau:
- Phòng Tổng hợp
+ Chức năng
Tham mưu, giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác tổng hợp – pháp chế, tổ
chức cán bộ, văn thư – lưu trữ, hành chính – quản trị, kế toán – tài chính, cải cách
hành chính, phòng chống tham nhũng và một số nhiệm vụ khác.
+ Nhiệm vụ
17


a) Quản lý và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính đảm bảo công tác

b)

c)

d)

e)
f)
g)

a)
b)

c)

chuyên môn của các phòng, việc điều hành của Lãnh đạo chi cục đối với các phòng
và quan hệ công tác đối với cấp trên và các đơn vị khác.
Tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác tuần và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

Xây dựng báo cáo tình hình hoạt động của Chi cục định kỳ hàng tháng, hàng quý,
sáu tháng, hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Thực hiện công tác quản lý cán bộ công chức nghề lao động và tài sản của Chi cục.
Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Chi cục trong các hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ
luật, nghỉ phép, hợp đồng (lao động, kinh tế, hợp tác…)…Đảm bảo hậu cần cho các
hoạt động của Chi cục bao gồm điện, nước, vệ sinh,; thực hiện công tác điều vận,
phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ cơ quan theo quy định hiện hành.
Phổ biến các chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ đã được quy định đến toàn
thể cán bộ công chức nghề lao động. Thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế
độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức nghề
lao động thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Áp dụng, duy trì, cải tiến thường xuyên Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.
Tham mưu Chi cục trưởng thực hiện công tác cải cách hành chính, phòng chống
tham nhũng theo quy định.
Thực hiện công tác kế toán – tài chính theo đúng quy định. Xây dựng quy chế chi
tiêu nội bộ, lập dự toán sử dụng kinh phí ngân sách hằng năm, kế hoạch ngân sách
trung hạn, ngắn hạn của Chi cục và nghiệm thu, thanh quyết toán đối với các hoạt
động chuyên môn của Chi cục.
h) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng phân công.
- Phòng Thẩm định
+ Chức năng
Giúp chi cục trưởng tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện các công tác thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường; xác nhận kế
hoạch bảo vệ môi trường; hiện trạng môi trường; thực hiện tuyên truyền và truyền
thông môi trường; quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường và một số nhiệm vụ
khác.
+ Nhiệm vụ
Thẩm định các chỉ tiêu môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, đề án, dự án

thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Xây dựng, phổ biến và hướng dẫn lập quy hoạch môi trường lồng ghép với quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực.
Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh
giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các nội dung, yêu cầu về cải tạo
phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng
18


d)
e)
f)

g)

h)
i)
j)

k)
l)

a)
b)
c)
d)
e)
f)


sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thẩm định và
xác nhận việc đăng ký và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án,
phương án sản xuất, kinh doan, dịch vụ thuộc thẩm quyền của Sở.
Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở tổ chức khảo sát, có ý kiến chuyên ngành đối với
các địa diểm đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, khu đô thị để
làm cơ sở chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Thẩm định và đánh giá các thiết bị, công trình xử lý môi trường đối với các dự án
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền
và truyền thông môi trường; phát hành các ấn phẩm truyền thông môi trường; phối
hợp với các Hội, Đoàn thể hiện các chương trình liên tịch về truyền thông môi
trường.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường và tổ chức theo dõi, kiểm tra,
báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch này.
Xây dựng và quản lý Bộ chỉ thị môi trường tỉnh Bình Dương; chủ trì theo dõi, thống
kê các chỉ tiêu môi trường; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề và
định kì theo quy định; tổng hợp và công bố thông tin về môi trường cấp tỉnh theo
quy định của pháp luật.
Xét chọn và trao giải thưởng môi trường tỉnh Bình Dương; xây dựng và công bó
sách xanh tỉnh Bình Dương; tham gia xây dựng và tổ chức triển khai nhãn sinh thái.
Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường theo
phân công của Chi cục trưởng.
m) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng phân công.
- Phòng Kiểm soát ô nhiễm
Rà soát, lập danh sách cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh và

tổ chức kiểm tra, xác nhận.
Kiểm tra, giám sát các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì theo dõi khối lượng, chất lượng xử lý các nhà máy xử lý nước thải đô thị.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án bảo tồn và sử
dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học.
Theo dõi, tổng hợp kế hoạch bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường lưu vực
sông; chương trình khai thông dòng chảy.
Chủ trì tổng hợp, cấn đối nhu cầu kinh phí, thẩm định và dự toán ngân sách từ
nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các
huyện, thị, thành phố gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh; phối hợp Sở Tài chính

19


g)
h)
i)
j)
k)
l)
m)
n)
o)
p)
q)

a)
b)

c)


d)
e)
f)

hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự
nghiệp môi trường sau khi phê duyệt.
Kiểm tra, xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn
vận hành.
Kiểm tra, xác nhận các yêu cầu về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo
phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền UBND tỉnh.
Công tác bảo vệ môi trường làng nghề
Tổ chức thống kê hàng năm các chỉ tiêu về kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.
Quản lý cơ sở dữ liệu Cổng thông tin quản lý môi trường (portal)…
Theo dõi, thực hiện đề án ứng phó sự cố môi trường.
Tổ chức thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường theo kế hoạch hoặc đột xuất;
quản lý các điểm nóng về môi trường.
Trả lời các văn bản liên quan đến việc thay đổi so với Báo cáo đánh giá tác động
môi trường, Đề án Bảo vệ môi trường…;
Góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực phụ trách;
Thực hiện các báo cáo thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Thực hiện các nhiệm vu khác theo phân công của Chi cục trưởng.
- Phòng Quản lý chất thải.
+ Chức năng
Giúp Chi cục trưởng tham mưu cho Lãnh đạo Sở thực hiện công tác quản lý
chất thải (gồm: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất
thải nguy hại, khí thải); cải thiện môi trường; nhập khẩu phế liệu; thu phí bảo vệ
môi trường.
+ Nhiệm vụ
Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án dự án, nhiệm vụ về quản lý chất thải rắn

sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Quản lý hoạt động các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải
chất thải nguy hại; cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải nguy hại và triển khai đăng kí
chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy
hại trực tuyến; Công khai thông tin về Sổ đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại
trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài Nguyên và Môi trường.
Lập trình, phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại
trên địa bàn tỉnh; lập, trình kế hoạch thu gom, vận chuyển, lưu trữ trung chuyển chất
thải nguy hại đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại có số lượng chất thải nguy
hại phát sinh thấp theo quy định.
Tổ chức việc thực hiện thống kê hằng năm các chỉ tiêu về tình hình phát sinh và xử
lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc
thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định cảu pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu. Làm đầu mối phối hợp với các cơ
quan chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở theo dõi, đánh giá các vấn đề
20


g)

h)
i)
j)
k)

môi trường có liên quan đến tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu
sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức việc thẩm định kê khai, thông báo nộp phí, theo dõi nộp phí, quản lý và sử
dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, chất thải khác; tiếp nhận

và xử lý các vấn đề liên quan trong công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường.
Tiếp nhận và xem xét trả lời báo cáo giám sát môi trường của các cở sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phòng ngừa,
bảo vệ, khắc phục, cải tạo và vệ sinh môi trường.
Chủ trì xây dựng năng lực và huy động lực lượng khắc phục ô nhiễm môi trường do
các sự cố gây ra.
Tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi
trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây
ra trên địa bàn từ 2 huyện, thị xã, thành phố trở lên; xây dựng và tổ chức thực hiện
Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
h) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng phân công.

21


PHẦN 3: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VỀ NƯỚC THẢI.
Phòng Quản lý chất thải của Chi cục bảo vệ môi trường mới được thành lập
gần đây với những chức năng như thẩm định báo cáo giám sát, báo cáo quản lý chất
thải nguy hại của các doanh nghiệp, báo cáo nhập khẩu phế liệu và một cuối cùng là
thu phí bảo vệ về nước thải trong đó thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp được chú trọng vì trên địa bàn Tỉnh có khoảng 2900 doanh nghiệp
đang hoạt động.
3.1.
Giới thiệu về phí môi trường
3.1.1.
Phí môi trường là gì?
Phí môi trường là một công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá
thành sản phẩm theo nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Phí môi trường

được sử dụng khá phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển (OECD) từ hơn hai
thập kỷ qua và đã bước đầu được áp dụng có kết quả ở các nước châu Á như Hàn
Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippin….
Phí bảo vệ môi trường là công cụ kinh tế được xây dựng theo nguyên tắc
“người gây ô nhiễm phải trả tiền” đóng góp tài chính để khắc phục ô nhiễm môi
trường và cải thiện môi trường và ai hưởng lợi từ việc môi trường trong lành phải
đóng phí khắc phục ô nhiễm.
Phí môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: Khuyến khích người gây ô
nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách
chung của Chính phủ như các nguồn thu thuế khác, còn nguồn thu từ phí môi
trường sẽ được dành riêng để chi cho hoạt động bảo vệ môi trường, như để thu gom
xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm, hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm…
Có thể nói đây là công cụ quản lý cần thiết cho các nhà hoạch định chính
sách cũng như các nhà quản lý nhằm đạt được các mục tiêu môi trường.
3.1.2.
Sự cần thiết của việc thu phí bảo vệ môi trường
Việc sử dụng phí là cần thiết và phù hợp với thực tế chung của thế giới cũng
như tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong những năm trở lại đây. Xuất phát
từ thực tế cuộc sống của con người gắn liền với môi trường tự nhiên mà trong quá
trình phát triển kinh tế hiện nay đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh
hưởng tới những khu vực có người dân sống quanh khu vực ô nhiễm.
3.1.3.
Phí môi trường trên thế giới và Việt Nam
a) Phí môi trường trên thế giới
Từ những năm 1990 và cho đến nay đã có trên 150 loại công cụ kinh tế được
áp dụng ở trên thế giới, trong đó có 6 loại công cụ về phí được sử dụng phổ biến là:
phí ô nhiễm không khí, phí ô nhiễm nước, phí rác thải, phí gây ồn, phí sử dụng môi
trường, phí sản phẩm.

22



Riêng với các nước Châu Á phí môi trường mới được áp dụng gần đây vào
những năm đầu của thế kỉ 20, một số nước áp dụng loại hình này đầu tiên và có hiệu
quả là:
- Singapore:
Singapore có biểu giá phí ô nhiễm đánh vào nhu cầu oxi sinh hóa (BOD) và
tổng chất rắn lơ lửng (TSS) áp dụng với tất cả các cơ sở công nghiệp. Mức phí được
xác định tùy theo lượng nước thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm. Lượng BOD và
TSS cho phép được thải vào hệ thống công cộng là 400mg/lít. Nếu cơ sở có nồng
độ BOD từ 401 - 600mg/lít thì phải trả số phí là 0,12$ Singapore/m 3 . Nếu nồng độ
BOD từ 1.601 - 1.800mg/lít thì phí sẽ tăng lên là 0,84$ Singapore/m 3 . Nếu nồng
độ chất gây ô nhiễm nằm trong khoảng 601 - 1.600mg/lít thì số phí sẽ tăng lên một
cấp cho mỗi 200mg/lít.
- Hàn Quốc
Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ năm 1983 đối
với chất thải khí và nước thải. Ban đầu, thu phí được áp dụng dưới dạng phạt do
không thực hiện cam kết. Cơ quan môi trường (hiện nay là Bộ Tài nguyên và Môi
trường) của Hàn Quốc được quyền phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm nếu vi phạm tiêu
chuẩn môi trường và sau khi có yêu cầu phải có biện pháp xử lý nếu vẫn tiếp tục
thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Từ năm 1986, biện pháp này được thay thế bằng thu phí đối với phần thải
vượt tiêu chuẩn. Mức phí được xác định trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm, vị trí
thải ô nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tùy thuộc vào số lần vi phạm
tiêu chuẩn. Đến năm 1990, số phí này được điều chỉnh cao hơn chi phí vận hành hệ
thống xử lý ô nhiễm để có tác dụng khuyến khích giảm ô nhiễm.
- Philippines
Mục tiêu chính của việc thu phí môi trường là nhằm tăng nguồn thu cho ngân
sách và giảm ô nhiễm môi trường. Mọi cơ sở công nghiệp đều là đối tượng của việc
áp dụng phí ô nhiễm môi trường. Mức phí thay đổi từ 100 đến 500$ Philippines/m 3

(hay 3,86 - 19,31 USD/m 3 ). Mức phí được xác định phụ thuộc vào sự phát thải
(tùy theo lượng thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm).
b) Phí môi trường ở Việt Nam
Phí môi trường được tính dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường,
mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng
hàng hóa, lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại
phí như sau:
- Phí vệ sinh môi trường: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải
đô thị. Đây là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản loại phí này được
sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội cấp tỉnh quy định, do vậy mức phí thu có
thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.
23


- Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải và phế liệu: Hiện đang được triển
khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/4/2015
nhằm hạn chế phát sinh chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn
công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và
các chất thải đặc thù khác; BVMT trong nhập khẩu phế liệu và tạo nguồn kinh phí
bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải.
- Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang được triển khai thực
hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 12/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày
19/02/2016. Nghị định quy định khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản
được khai thác. Phí áp dụng cho các loại khoáng sản: Đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than,
nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan, các loại khoáng sản kim loại, quặng
apatit, dầu thô và khí thiên nhiên... Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, không
kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách địa phương hưởng
100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có
hoạt động khai thác khoáng sản nhằm phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối
với môi trường tại địa phương; khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt

động khai thác khoáng sản; giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường
tại địa phương.
- Phí BVMT đối với nước thải: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả
nước trên cơ sở Nghị định số 154/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2016
nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải và tạo nguồn kinh phí sử dụng cho
việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nước thải; tổ chức các
giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nước.
3.2.
Phí bảo vệ môi trường về nước thải công nghiệp (gọi tắt là phí nước thải
công nghiệp).
Ở Việt Nam, ngày 13/06/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị
định 67/2003/NĐ-CP quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày
01/01/2004. Sau 5 năm thực hiện nghị định 67/2003/NĐ-CP, mặc dù đã đạt được
những kết quả khá tích cực nhưng quá trình thu và nộp phí nước thải ở Việt Nam đã
xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn. Số phí thu được thấp hơn nhiều so với số phí ước
tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp không chấp hành các quy định quản lý môi
trường và nộp phí nước thải, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra
ngày càng trầm trọng.
Tiếp theo đó là Chính Phủ ban hành Nghị định 25/2013/NĐ-CP về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải và Thông tư liên tịch số 633 hướng dẫn thực hiện
Nghị định này mang lại nhiều bước thay đổi lớn, các quy định và cách tính phí đơn
giản và thuận tiện, tạo điều kiện nâng cao ý thức của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi
trường, ràng buộc đối tượng xả thải nước thải gây ô nhiễm trong việc đóng góp kinh
24


phí phục vụ cho việc cải tạo ô nhiễm môi trường đối với nước thải. Bên cạnh đó,
khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư công nghệ xử lý chất lượng
nước thải, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải trước khi xả thải ra môi trường, các địa

phương thực hiện tốt việc thu phí là Bình Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Đồng
Nai…
Hiện nay thì thu phí nước thải được thực hiện theo Nghị Định số
154/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 16 tháng 11 năm 2016 khác với Nghị Định trước
đó là có tính phí đối với nước thải sinh hoạt.
3.3.
Quy định về thu phí nước thải công nghiệp (theo Nghị định
154/2016/NĐ-CP).
3.3.1.
Đối tượng chịu phí.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 2 của Nghị Định 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng
11 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định
đối tượng chịu phí là:
Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:
- Cơ sở sản xuất công nghiệp;
- Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thuỷ sản; cơ sở hoạt động
giết mổ gia súc;
- Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;
- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;
- Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy tập trung;
- Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản;
- Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;
- Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung.
3.3.2.
Nguyên tắc xác định phí nước thải.
a) Xác định lượng nước thải ra
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2, Điều 7 của Nghị Định 154/2016/NĐ-CP
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thì lượng nước thải ra được tính như
sau:

- Đối với các cơ sở có đồng hồ đo lượng nước thải, lượng nước thải ra được
xác định căn cứ vào số đo trên đồng hồ.
- Đối với các cơ sở không có đông hồ đô lượng nước thải thì lượng nước thải
được xác định dựa trên kết đo đạc thực tế của cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường hoặc tính bằng 80% lượng nước sử dụng hoặc thông tin theo các báo cáo
đánh giá tác động môi trường hàng quý.
b) Mức Phí
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 6 của Nghị Định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải thì mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp được tính như sau:
F= f + C
Trong đó:
25


×