Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CHUYÊN đề các MẢNH GHÉP TRONG dạy học vật LY 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.44 KB, 7 trang )

Kính thưa Các vị Đại biểu !
Kính thưa ban giám khảo! Lời đầu tiên cho phép tôi gửi tới các vị đại biểu, ban giám khảo một
lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!
Tôi tên là phạm Thị Duyên giáo viên giảng dạy môn Vật Lý Trường THCS Giao Long.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Vật lí trong những năm gần đây tôi nhận thấy việc áp dụng các kĩ
thuật dạy học mang lại rất nhiều hiệu quả cho tiết học, giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra trong
một tiết học dựa trên sự phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, Bên cạnh đó các em
còn được giáo viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua một số bài giảng để xây dựng trong
các em sự thân thiện với môi trường có ý thức trong tuyên truyền và bảo vệ môi trường.
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Vật Lý.
tôi xin giới thiệu chuyên đề: Áp dụng kỹ thuật dạy học “các mảnh ghép” và tích hợp bảo vệ
môi trường vào bài dạy: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng trong chương trình Vật Lý 7 .
THỜI GIAN tôi TIẾN tHÀNH NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ trong hai năm đó là

Năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017.
Khi bước vào nghiên cứu chuyên đề tôi tìm hiểu qua các tài liệu chuyên môn và công nghệ
thông tin để nắm bắt và hiểu rõ Thế nào là kỹ thuật dạy học các mảnh ghép?
Kính thưa ban giám khảo Kỹ thuật dạy học “các mảnh ghép”là hình thức học tập hợp tác
kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
+ Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp(có nhiều chủ đề)
+ Kích thích sự tham gia tích cực của HS
+ Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng
1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả của vòng 1 để hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).
2. Cách tiến hành kỹ thuật dạy học “ các mảnh ghép” gồm 2 vòng
Vòng 1có tên là Nhóm chuyên gia
- hoạt động theo nhóm từ 3 đến 8 người ( số nhóm được chia ít nhất bằng số chủ đề )
- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ ( có thể có 2 nhóm cùng một nhiệm vụ)
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vài phút, suy nghĩ về câu hỏi và ghi lại những ý kiến
của mình
- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất
cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu


và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2
Vòng 2 có tên là Nhóm các mảnh ghép
-Gv Hình thành nhóm mới mục đích là mang thông tin mà mình lĩnh hội được ở vòng 1
truyền đạt cho các thành viên của nhóm mới để ghép lại giải quyết vấn đề mang tính phức hợp
hơn
Sau đây tôi xin trình bày kỹ thuật dạy học các mảnh ghép vào bài ảnh của một vật tạo bởi
gương phẳng
Công việc đầu tiên là a) Phân nhóm
Căn cứ vào tình hình sĩ số lớp mà giáo viên chia nhóm: trường tôi có 3 lớp 7, mỗi lớp 30 học
sinh nên tôi chia lớp thành 6 nhóm như sau: (Gv chỉ trên màn hình)
Có 3 nhóm tôi chia mỗi nhóm 6 hs và 3 nhóm tôi mỗi nhóm 4 hs.
Công việc thứ 2 là tôi phân công nhiệm vụ khi thảo luận. Vì kỹ thuật dạy học các mảnh
ghép được chia làm 2 vòng. Vòng 1 có tên là Nhóm chuyên gia
tôi phân công hai nhóm cùng thảo luận một nhiệm vụ sau đó phát phiếu giao việc cho các
nhóm với nội dung thảo luận như sau:


+ Nhóm 1,2: Làm thí nghiệm tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên
màn chắn hay không?
+ Nhóm 3,4: Làm thí nghiệm tìm hiểu độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật hay không?
+ Nhóm 5,6: Làm thí nghiệm so sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng
cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
Sau khi đã hoàn nhiệm vụ vở vòng 1 giáo viên bắt đầu yêu cầu học sinh di chuyển vị trí chuẩn
bị thực hiện nhiệm vụ ở vòng 2 có tên là nhóm các mảnh ghép.
để tránh mất trật tự và thời gian của tiết học GV nên qui định hướng đi cho HS: Với tôi, tôi quy
định như sau: ( Gv chỉ lên màn hình)
Như vậy là đã tạo ra được một nhóm mới như trên màn hình. Các em di chuyển chỗ mục đích là
mang thông tin mà mình lĩnh hội được truyền đạt cho các thành viên của nhóm mới để ghép lại
giải quyết vấn đề mang tính phức hợp hơn ở vòng 2.
Khi đã di chuyển chỗ để tạo thành 6 nhóm mới, giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm mới ở vòng

hai như sau : nêu các tính chất ảnh của một tạo bởi gương phẳng?
(GV bấm hình)
- Câu trả lời của nhóm 1 và 2 ở vòng 1: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng
được trên màn chắn , gọi là ảnh ảo sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của các nhóm 3,4 ở vòng 1: độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật sẽ được chia sẻ với
các thành viên của các nhóm còn lại.
- Câu trả lời của nhóm 5 và 6 ở vòng 1: khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng
khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương sẽ được chia sẻ với các thành viên của các nhóm
còn lại.
- Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1 để từ đó
cùng rút ra kết luận về các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng đó là:
* Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn , gọi là ảnh ảo.
* Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
* Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến
gương .
Kính thưa ban giám khảo ! (Giáo chỉ lên màn hình)
Kiến thức mỗi học sinh tìm ra là nội dung của một mảnh ghép. Giáo viên là người điều khiển để
những “mảnh ghép” này đến được với nhau tạo thành một mảng ghép hoàn chỉnh. Mảng ghép
hoàn chỉnh này chính là nội dung của bài học
Sau khi áp dụng kỹ thuật dạy học ‘các mảnh ghép” vào bài Ảnh của một vật tạo bởi gương
phẳng tôi đã thu được kết quả rất khả quan.
Hơn 95% học sinh đã nêu được các tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vận dụng
được tính chất đó vào làm bài tập.
Sau khi học sinh đã đã nắm bắt được toàn bộ nội dung kiến thức của bài. Tôi để thời gian tích
hợp giáo dục môi trường vào phần cuối của củng cố bài học như sau:
Như các em đã biết gương phẳng là những vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng, phản xạ phần lớn
ánh sáng chiếu đến chúng. Những mặt nước trong xanh của các dòng dòng sông, ao, hồ có vai
trò gì? Hs sẽ trả lời được Các mặt nước trong xanh của các dòng dòng sông, ao, hồ nó không
những là chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên vẻ đẹp cho quê hương mà nó còn góp phần
quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành.



Sau đó tôi hỏi tiếp. Nhà thơ Tế Hanh có viết “ quê hương tôi có con sông xanh biếc. Nước
gương trong soi tóc những hàng tre” Với thực trạng hiện nay, Để dòng sông được trong xanh
như những chiếc gương thì các em phải làm gì?
Hs sẽ trả lời : Ta phải thực hiện và kêu gọi mọi người không được xả rác và các chất thải,
không được vứt xác động vật xuống dòng sông. Để dòng sông không bị ô nhiễm.
Kính thưa ban Giám Khảo! Kính thưa hội thi. Sau mỗi một tiết học thấy các em vui tươi hăng
say học tập nó như tiếp thêm cho tôi lòng nhiệt huyết với nghề. Và tự hứa với lòng mình sẽ nỗ
lực phấn đấu hơn nữa trong việc tìm ra các phương pháp dạy học mới giúp các em có được kết
quả học tập tốt nhất.
Tôi vừa trình bày kỹ thuật dạy học các mảnh ghép và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
vào bài dạy” ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng . rất mong được BGK góp ý Để chuyên
đè ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cám ơn.


Vòng 2 có tên là Nhóm các mảnh ghép
-Gv Hình thành nhóm mới mục đích là mang thông tin mà mình lĩnh hội được truyền đạt cho
các thành viên của nhóm mới để ghép lại giải quyết vấn đề mang tính phức hợp hơn
từ ba đến 6 người, nhóm mới này phải đảm bảo Có từ 1 -2 người nhóm 1, 1-2 người nhóm
2, 1-2 người nhóm 3
- Câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ
với nhau
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ
mới sẽ được giao cho các nhóm ở vòng 2 để giải quyết
- Các nhóm mới trình bày và chia sẻ kết quả cho nhau.

Gv chỉ lên màn hình. A1 và B10 đổi chố cho nhau
A2 và B9 đổi chỗ cho nhau
A5 và b6 đổi chỗ cho nhau

B5 và C6 đổi chỗ cho nhau
B2 và C9 đổi chỗ cho nhau
B1 và C10 đổi chỗ cho nhau
A10 và C1 đổi chỗ cho nhau
C5 và A6 đổi chỗ cho nhau

Các em được đánh số thứ tự và ký hiệu như trên màn hình .
Nhóm 1, 2 được đánh số và ký hiệu từ A1 đến A10. Nhóm trưởng nhóm 1 là A10, nhóm trưởng
nhóm 2 là A6
Các em nhóm 3,4 được đánh số và ký hiệu từ B1 đến B10. Nhóm trưởng nhóm 3 là B6, nhóm
trưởng nhóm 4 là B10
Nhóm 5, 6 được đánh số và ký hiệu từ C1 đến C10. Nhóm trưởng nhóm 5 là C10, nhóm trưởng
nhóm 6 là C6
* Trong khi phân nhóm tôi đặc biệt chú ý đến ký hiệu của nhóm trưởng để GV thuận lợi
hơn trong việc điều hành hoạt động của nhóm mới vì khi đó các nhóm trưởng này cũng
chính là nhóm trưởng mới.

Các em học sinh là những mảnh ghép. Đầu tiên giáo viên sẽ phân nhóm sau đó phân công nhiệm
vụ cho các nhóm. Bản thân các em là mỗi mảnh ghép của các nhóm đã chủ động lĩnh hội kiến
thức mà giáo viên giao cho ở vòng 1. Để tìm ra nội dung kiến thức mang tính phức hợp hơn thì
các mảnh ghép này phải di chuyển hoặc ở nguyên vị trí cũ để vừa truyền tải thông tin cho những


mảnh ghép khác vừa tiếp nhận thông tin để tất cả các mảnh ghép đều lĩnh hội được toàn kiến
thức cần đạt được của bài học.
Tiết:14 . Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM – Chương trình Vật Lý lớp 7:
- Lớp học được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 6 đến 7 người.
- Phát phiếu giao việc cho các nhóm.
Vòng 1:
+ Nhóm 1: Nghiên cứu về sự truyền âm trong môi trường chất khí.

+ Nhóm 2,5: Nghiên cứu về sự truyền âm trong môi trường chất rắn.
+ Nhóm 3,6: Nghiên cứu về sự truyền âm trong môi trường chất lỏng.
+ Nhóm 4: Nghiên cứu âm có thể truyền qua được trong môi trường chân không hay
không ?
Vòng 2:
Hình thành nhóm 8 người mới, trong đó 2 người từ nhóm 1, hai người từ nhóm 2, hai
người từ nhóm 3 và hai người từ nhóm 4.
Câu trả lời của vòng 1, nhóm 1 “ âm thanh có thể truyền được trong môi trường chất
khí”, sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại.
Câu trả lời của vòng 1, nhóm 2,5 “ âm thanh có thể truyền được trong môi trường chất
rắn” sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại.
Câu trả lời của vòng 1, nhóm 3,6 “ âm thanh có thể truyền được trong môi trường chất
lỏng” sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại.
Câu trả lời của vòng 1, nhóm 4 “ âm thanh không thể truyền qua được môi trường chân
không” sẽ được chia sẻ với các nhóm còn lại.
Các thành viên của nhóm sẽ chia sẻ thông tin với nhau từ kết quả thảo luận ở vòng 1và từ đó
cùng rút ra kết luận: Âm có thể truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí, âm không thể truyền
được trong môi trường chân không
Vậy kết hợp giữa vòng 1 và vòng 2 học sinh trong cả lớp đã nắm được sự truyền âm trong các
môi trường trong một thời gian ngắn.

Giáo viên tổ chức và thực hiện thành công kỹ thuật này sẽ mang lại một số lợi ích
sau:
Tạo điều kiện cho học sinh sức tập trung tối đa trong tiết học vì bản thân các em ý
thức rằng mình sẽ đi truyền đạt thông tin mà mình biết cho các thành viên nhóm khác.
Phát huy tính tích cực của HS trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu kiến thức.
Giành được khoảng thời gian rút ngắn lại để tập trung cho việc rèn kĩ năng cho HS
qua các bài tập.
• Kết quả thực nghiệm:
* Ưu điểm:

- HS thật sự tích cực và tập trung khi tham gia thảo luận một vấn đề được đặt ra.
- Việc vận dụng kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ” không còn quá khó khăn với giáo viên. GV
hoàn toàn có thể áp dụng kĩ thuật này một cách thường xuyên trong các tiết học mà không sợ
đến việc tổ chức, đánh số , đổi chỗ, hay phân chia nhiệm vụ ….cho các nhóm HS.
- Với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực này, việc đổi mới PPDH thực sự mang lại hiệu quả
thiết thực cho GV và HS: GV ngày càng phải học hỏi nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu đổi
mới, HS được tự nghiên cứu và chiếm lĩnh kiến thức hoàn toàn tự nhiên không áp đặt.


- Tạo cho các em sự đam mê khi kiểm tra hoặc khám phá một hiện tượng Vật lý. Chính vì cơ sở
đó, các em dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức khoa học mà tự bản thân các em đã tìm ra.

1. Trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài, qua trao đổi với GV trong nhóm vật lí trong tổ Toán –
Lí – Tin của trường THCS Hoài Thanh Tây, việc áp dụng kĩ thuật dạy học “các mãnh ghép”
trong tiết học được tổng hợp như sau:

* Ưu điểm:
- HS thật sự tích cực và tập trung khi tham gia thảo luận một vấn đề được đặt ra.
- Việc vận dụng kĩ thuật dạy học “Các mãnh ghép ” không còn quá khó khăn với giáo viên. GV
hoàn toàn có thể áp dụng kĩ thuật này một cách thường xuyên trong các tiết học mà không sợ
đến việc tổ chức, đánh số , đổi chỗ, hay phân chia nhiệm vụ ….cho các nhóm HS.
- Với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực này, việc đổi mới PPDH thực sự mang lại hiệu quả
thiết thực cho GV và HS: GV ngày càng phải học hỏi nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu đổi
mới, HS được tự nghiên cứu và chiếm lĩnh kiến thức hoàn toàn tự nhiên không áp đặt.
- Tạo cho các em sự đam mê khi kiểm tra hoặc khám phá một hiện tượng Vật lý. Chính vì cơ sở
đó, các em dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức khoa học mà tự bản thân các em đã tìm ra.
* Hạn chế:
- Sáng kiến này chỉ được áp dụng trên phạm vi hẹp, với số lượng học sinh còn ít, vì vậy có thể
chưa thật sự khách quan. Tôi mong nhận được ý kiến góp ý, xây dựng từ quý đồng nghiệp.
Từ kết quả thu được, tôi thấy trong các tiết dạy có nếu vận dụng được kỹ thuật dạy học

“Cách mãnh ghép ”, giáo viên cần hướng dẫn cho các em học sinh làm theo các bước như
phương pháp đã nêu trên để kết quả việc thực hiện các kỹ thuật của mình ngày càng tiến bộ
hơn.


nhưng cũng mang lại không ít khó khăn cho GV và HS: cách tổ chức, thực hiện như thế
nào để mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Đó là những trăn trở của bản thân trong quá trình đổi
mới phương pháp dạy học bộ môn.
Thu thập các tư liệu có liên quan: các bài học có vận dụng kỹ thuật dạy học “Các mãnh
ghép” trong bộ môn Vật Lý lớp 7.
Tìm hiểu tình hình học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên, đối với việc vận
dụng kỹ thuật dạy học cách mãnh ghép cụ thể trong từng kiểu bài.
2. Lợi ích và khả năng vân dụng
- Với đề tài nghiên cứu này tôi nhận thấy đối với GV việc áp dụng các kĩ thuật dạy học mới nói
chung và kĩ thuật dạy học các mãnh ghép nói riêng không còn là vấn đề quá khó khăn . Việc vận
dụng kĩ thuật dạy học này đã trở nên dễ dàng hơn.
- Kĩ thuật này nó đã giúp GV rất nhiều trong việc giải quyết việc thiết lập bản đồ tư duy tại lớp,
tranh thủ được thời gian cho việc rèn kĩ năng làm bài cho HS qua các bài tập vì theo PPCT thì
trong cả năm học HS không có tiết bài tập.
- Do HS tự khám phá và lĩnh hội kiến thức qua bài học do đó tạo cho các em có sự hứng thú tốt
khi tham gia học tập bộ môn trên lớp và mang lại hiệu quả thật sự qua các bài kiểm tra trên lớp.
- Đề tài này không chỉ áp dụng được cho bộ môn Vật lí mà còn áp dụng được cho tất cả các môn
học văn hóa trong nhà trường. Không chỉ áp dụng cho HS khối lớp 7 mà có thể áp dụng được
cho HS ở cả cấp học trong nhà trường THCS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS (Bộ Giáo Dục và Đào

1.
Tạo)

2.
Vật lý THCS – sách giáo khoa (nhà xuất bản giáo dục)
3.
Vật lý THCS – sách giáo viên (nhà xuất bản giáo dục)
4.
Chuẩn kiến thức kỹ năng môn vật lý THCS.
5.
Áp dụng dạy và học tích cực trong môn vật lý – Biên soạn: GS. Trần Bá Hoành - TS.
Ngô Quang Sơn – Nguyễn Văn Đoàn.(nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội).
6. Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật Lý .



×