Tải bản đầy đủ (.ppt) (70 trang)

slide công tác xã hôi nhập môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.82 KB, 70 trang )

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MÔN

*****

ThS. Nguyễn Ngọc Lâm


Mục tiêu của môn học
 Hiểu CTXH là gì
 Hiểu CTXH là một nghề như các nghề khác
 Hiểu về các phương pháp, kỹ năng và vai trò của nhân viên xã hội
 Có cái nhìn tích cực hơn về con người


Các nhóm thuyết trình
 Nhóm 1: CTXH với cá nhân
 Nhóm 2: Tiến trình giải quyết vấn đề
 Nhóm 3: CTXH với Nhóm
 Nhóm 4: Năng động Nhóm
 Nhóm 5: Phát triển cộng đồng


Sự giúp đỡ bình thường
 Giúp tùy theo hứng, lòng tốt
 Hiểu vấn đề qua loa, không sâu
 Giúp giải quyết tạm thời, xoa dịu
 Không có sự theo dõi
 Thiếu khả năng giúp, bất lực


Sự khác biệt giữa CTXH chuyên nghiệp và


công tác từ thiện
 Công tác từ thiện : Mục đích do nhân đạo, phương pháp xin-cho,

vận động, giải quyết cấp thời, quan hệ nhất thời, ban ơn và người
được giúp thụ động, ỷ lại, kết quả không bền vững.
 Công tác xã hội chuyên nghiệp : lợi ích của thân chủ là mối quan

tâm hàng đầu, phương pháp khoa học, phát huy tiềm năng của thân
chủ để họ tự giải quyết vấn đề, quan hệ bình đẳng và tôn trọng, kết
quả bền vững.


Sự giúp đỡ chuyên nghiệp
 Giúp đỡ vì đó là trách nhiệm nghề nghiệp
 Có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ
 Có tiến trình: Tìm hiểu, đánh giá, lên kế hoạch, giải quyết một cách

toàn diện
 Liên kết với nhiều ngành
 NVXH làm việc trong một tổ chức xã hội


Phản ứng của xã hội đối với
các vấn đề xã hội :
 Có 4 loại hình phản ứng khác nhau của xã hội đối với






các vấn đề xã hội :
Theo truyền thống ( dựa trên điều kiện lịch sử, văn hóa,
hoặc các phong tục tập quán).
Vì tình người (dựa trên lòng tốt và những điều kiện
thông thường)
Bằng trừng phạt ( dựa trên luật pháp )
Bằng nghề nghiệp chuyên môn (dựa trên sự phát triển
nghề và các dịch vụ thực thi nghề nghiệp).


PHẦN I : CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ GÌ ?
 CTXH là một chuyên ngành được sử dụng để giúp đỡ cá

nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục
năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra
những điều kiện thích hợp nhằm đạt được những mục
tiêu ấy(Theo Hiệp hội quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ
–NASW, 1970).
 Các họat động thực tiễn của CTXH chỉ có hiệu quả khi
nó tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp chuyên môn
nhất định, không làm thay mà chỉ hỗ trợ để cá nhân,
nhóm và cộng đồng tự giải quyết các vấn đề của mình.
 CTXH tự mình không giải quyết được vấn đề xã hội mà
cần đến sự phối hợp của các ngành khác trong hệ thống
an sinh xã hội (mạng lưới an sinh xã hội).


 "Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải

quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực

và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng
thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ
thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và
môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc
căn bản của nghề."
(IFSW, Tháng 07. 2000, Montreal, Canada)


2. Các chức năng của CTXH:
 Phòng ngừa :Những dịch vu, hoạt động để ngăn ngừa và

đề phòng trường hợp khó khăn (tâm, lý, quan hệ hoặc
kinh tế) có thể xảy ra.
 Trị liệu : Loại trừ, giảm bớt và trị liệu khi cá nhân, nhóm
và cộng đồng đang gặp phải những khó khăn.
 Phục hồi : Phục hồi chức năng hoạt động (thể chất, tâm
lý, xã hội) cho người bị thiệt thòi.
 Phát triển : Phát huy tiềm năng, tăng năng lực vượt khó,
nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường trách
nhiệm xã hội.


Lịch sử phát triển ngành CTXH
Chú ý đến cá nhân
Bi quan về con người

Con người biếng nhát
Thiếu nỗ lực vươn lên

CTXH với cá nhân


Chú ý đến nhóm
Lý thuyết về sự tác động
của Nhóm nhỏ lên hành vi

Chú ý đến cộng đồng
Lý thuyết sinh thái
Chùm nguyên nhân

Con người thay đổi hành vi
Tác động của môi trường sống
khi tham gia nhóm nhỏ
Nhiều nguyên nhân tác động
Cộng đồng cần thay đổi

CTXH với nhóm

CTXH với cộng đồng


3. Các phương pháp trong CTXH :
Có 3 phương pháp chính:

Công tác xã hội với cá nhân
Công tác xã hội với nhóm
Công tác xã hội với cộng đồng
Phát triển cộng đồng


4.Các lãnh vực của ngành CTXH :

 CTXH với người khuyết tật
 CTXH với người cao tuổi
 CTXH trong bệnh viện
 CTXH trong các lĩnh vực tệ nạn xã hội và tội phạm
 CTXH trong cộng đồng nghèo
 CTXH trong trường học
 CTXH với trẻ em và gia đình
 CTXH trong nhà máy…


Phần 2: Cơ sở triết học của ngành CTXH
1. Các quan điểm cơ bản trong CTXH :
 Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội.
 Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ phụ thuộc.
 Mỗi bên đều có trách nhiệm với nhau.
 Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người là độc nhất

khơng giống người khác.
 Mỗi người cần được phát huy hết tiềm năng của mình và cần được thể hiện
trách nhiệm của mình đối với xã hội thơng qua việc tích cực tham gia vào các
hoạt động xã hội.
 Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để khắc phục những trở ngại đối với sự phát
huy của cá nhân, những trở ngại ấy chính là sự mất cân bằng trong quan hệ
giữa cá nhân và xã hội.


2. Các nguyên tắc hành động trong CTXH
Có 7 nguyên tắc :
 Chấp nhận thân chủ
 Thân chủ tham gia giải quyết vấn đề

 Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
 Cá biệt hóa
 Kín đáo
 Nhân viên xã hội luôn ý thức về mình
 Xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp giữa

nhân viên xã hội và thân chủ.


3. Các quy điều đạo đức trong ngành CTXH
 Vai trò và trách nhiệm của nhân viên xã hội
 Trách nhiệm đối với thân chủ
 Trách nhiệm đối với đồng nghiệp
 Trách nhiệm đối với xã hội


Vai trò và trách nhiệm của nhân viên xã
hội:
 Phẩm chất, năng lực và trách nhiệm phù hợp với công việc.
 Luôn có ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên

môn
 Rèn luyện trên 3 mặt : kiến thức, thái độ và kỹ năng
 Liêm chính
 Luôn học tập để đổi mới chính mình.


Trách nhiệm đối với thân chủ :
 Thân chủ là mối quan tâm hàng đầu.
 Cố gắng hết sức để phát huy tối đa khả năng tự quyết của thân chủ

 Đảm bảo sự riêng tư của thân chủ


Trách nhiệm đối với đồng nghiệp:

 Tôn trọng, bình đẳng
 Trách nhiệm liên đới với các thân chủ của đồng nghiệp.


Trách nhiệm đối với xã hội :
l

Nhân viên xã hội làm việc vì lợi ích xã hội, thể hiện sự hòa hợp giữa
các cấp độ giá trị: giá trị của xã hội, giá trị của nghề nghiệp, giá trị
của cơ quan làm việc, giá trị của thân chủ và giá trị của chính mình.


4. Một số nguyên tắc trong giải quyết
vấn đề xã hội
 CTXH luôn quan tâm giúp thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng)

giải quyết vấn đề một cách bền vững, chú trọng đến tăng năng lực
cho thân chủ để họ có thể tự giải quyết vấn đề của chính họ.

 CTXH luôn coi trọng sự phối hợp các nguồn lực của các tài nguyên

xã hội, các tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Nhân
viên xã hội là trung tâm phối hợp các nguồn lực của xã hội để trợ
giúp các thân chủ dễ bị tổn thương.


 Nhân viên xã hội cần có kiến thức tổng hợp của các ngành khoa

học công cụ khác như Xã hội học, Tâm lý học, Y học, Quản trị học,
Kinh tế học..


5. Một số nguyên tắc trong mối quan hệ
giúp đỡ
 Giúp đỡ là một dịch vụ chứ không phải là quyền uy.
 Mọi sự giúp đỡ đều có thời hạn
 Mọi sự giúp đỡ phải dựa trên nhu cầu của người được giúp.
 Mọi sự giúp đỡ nên dựa vào cộng đồng.
 Mọi sự giúp đỡ đều phải được kế họach hóa.
 Sự giúp đỡ nên tập trung tăng cường năng lực cho thân chủ nhằm đáp

ứng được các nhu cầu của họ


Phần 3 : Lịch sử phát triển của
ngành CTXH
 Phát triển ngành CTXH tại Anh và Mỹ
 Sự khác biệt giữa CTXH chuyên nghiệp và công tác từ thiện
 Sự phát triển CTXH tại Việt Nam
 CTXH và An sinh xã hội


Phát triển ngành CTXH tại Anh và Mỹ
 Cuối thế kỷ 19 : Tại Anh, Hiệp hội các tổ chức từ thiện (COS) và

Phong trào trung tâm cộng đồng cố gắng tìm hiểu căn nguyên của

các vấn đề xã hội và tìm cách giúp đỡ các đối tượng xã hội phục hồi
nhân phẩm và vị trí của mình, xem họ là nạn nhân của sự biến
chuyển xã hội. Phong trào COS từ Anh lan sang Mỹ.
 Tại Mỹ, nguồn gốc CTXH bắt đầu từ các phong trào tình nguyện
giúp những người có khó khan, ốm đau, trẻ em không được chăm
sóc đầy đủ, người tàn tật....và từ từ được “chính thức hóa”, tức
được trả lương (thành nghề) vào năm 1905 khi các nhân viên xã hội
được nhận vào làm việc tại các bệnh viện. Những tiêu chuẩn về đào
tạo CTXH dần dần được hình thành từ năm 1915 đến 1950. Từ
1950 đến nay, CTXH được công nhận là một nghề chuyên môn độc
lập.


Sự phát triển CTXH tại Việt Nam
 Hệ thống giúp đỡ xã hội bắt đầu từ gia đình, họ tộc, hệ thống làng

xóm, rồi đến các hoạt động cứu trợ của chùa và nhà thờ.
 Trước năm 1975 có hai trường : Trường CTXH Quốc gia và trường
Caritas
 Đến 1992, CTXH được giảng dạy chính thức tại Khoa Phụ nữ học,
Đại học Mở Bán công TP.HCM.
 Đến năm 2001 : Thành lập Khoa CTXH tại Trường Bảo trợ xã hội,
Bộ LĐ-TBXH.


×