Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng của việc luyện tập thể dục thể thao trong sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.38 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Con người trong xã hội văn minh hiện đại với nền kinh tế tri thức cao
ngày càng nhận thức và hiểu sâu hơn và nâng cao chất lượng sống để phát
triển trường tồn bằng các biện pháp mang tính tổng thể từ di truyền, mơi
trường dinh dưỡng, lối sống, chăm sóc và tự nâng cao năng lực miễn dịch
bằng tăng khả năng thích ứng qua luyện tập vận động không ngừng.
Tuy vậy, xã hội văn minh hiện đại khơng phải hồn tồn có lối sống
lành mạnh. Khơng ít nhà nghiên cứu chỉ ra nếu chỉ chạy theo hưởng thụ vật
chất và tinh thần đơn thuần, khơng có lối sống tốt trong một xã hội khoẻ
mạnh trước tiên về thể chất (hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý, thích
nghi…) thì khơng là một xã hội khoẻ mạnh đúng ý nghĩa phù hợp phát triển
sinh học tự nhiên và xã hội văn minh.
Lối sống ít vận động, dành thời gian nhiều cho xem tivi, đọc báo, làm
việc bằng máy vi tính, nói chuyện qua điện thoại, lái xe, ăn uống, ngồi lì …
đang ngày càng phổ biến trong đại bộ phận giới trẻ nước ta, gây ra những căn
bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, lười vận động còn là nguyên nhân của những
chứng bệnh phổ biến như đau khớp, đau vai gáy, stress thường xuyên…dẫn
đến sức khỏe suy giảm, tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng trầm trọng đến chất
lượng cuộc sống. Hoạt động thể lực ngày càng ít đi, con người càng trở nên
lười nhác hơn. Bệnh tật là nguy cơ nhãn tiền.
Các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng thiếu
vận động tương đương với bệnh béo phì và nạn hút thuốc lá và nếu thế giới
giảm được 10% tỷ lệ người thiếu vận động sẽ ngăn chặn được cái chết của


hơn 500.000 người/năm. Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt
Nam và Viện Dinh Dưỡng tại 8 tỉnh, thành phố, hiện nay tỷ lệ người mắc
bệnh tim mạch (từ 25 tuổi trở lên) là 25,1%, tỉ lệ người mắc chứng béo phì là
16,3%. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, lười vận động được chứng minh là một

2


trong những nguy cơ chính dẫn đến hai căn bệnh này và vô số các nguy cơ
bệnh khác.
Nhận thấy mức độ nguy hiểm của lối sống ít vận động, nhóm chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng của việc luyện tập thể dục thể thao trong
sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội”. Đề tài vừa cho thấy thái độ của sinh viên
trường Đại học Văn hóa với luyện tập thể dục thể thao vừa đưa ra nguyên
nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng lười tập luyện thể thao trong sinh
viên Đại học Văn hóa Hà Nội.
2. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng luyện tập thể dục thể thao của sinh
viên
Qua nghiên cứu đưa ra nhận xét và giải phá để tăng cường việc luyện
tập thể dục thể thao trong sinh viên Đại học Văn hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài nghiên cứu cần sử dụng các ý kiến từ các bạn sinh viên nên đòi
hỏi phải thu thập được nhiều ý kiến chủ quan, thông tin tập chung và có tính
định lượng.
4. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tiểu luận cịn có 3 chương:

Chương 1: Thể dục thể thao và sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng của việc luyện tập thể dục thể thao của sinh
viên trường đại học Văn hóa Hà Nội.
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp luyện tập tối ưu cho sinh viên
đại học Văn hóa Hà Nội.

3


Chương 1
KHÁI NIỆM THỂ DỤC THỂ THAO
1.1.Khái niệm thể dục thể thao
Theo nghĩa hẹp: là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình
hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực, nhằm tăng cường thể
chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú
sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển toàn diện.
Theo nghĩa rộng:là toàn bộ những thành tựu xã hội trong qua trình sáng
tạo những phương tiện, phương pháp và điều kiện nhằm phát triển khả năng
thích nghi của thế hệ trẻ và người trưởng thành.
Có hai cách luyện tập thể dục thể thao chính dang được áp dụng: tự
luyện tập và luyện tập với huấn luyện viên cá nhân:


Tự luyện tập: là phương pháp luyện tập theo sở thích cá nhân, ví dụ: bạn u
thích bóng đá và bạn tự lập ra một đội bóng cho riêng mình, bạn có thể chơi
môn thể thao này bất cứ lúc nào bạn muốn, giống như một cách giảm căng
thẳng sau một ngày làm việc và học tập vất vả; hoặc bạn yêu thích gym, bạn
có thể sắp xếp thời gian theo lịch trình cơng việc của bạn và đến phịng tập để
luyện tập... Tất cả những phương thức trên là phương pháp luyện tập cá nhân




hay gọi là tự luyện tập.
Tập luyện với huấn luyện viên cá nhân: là phương pháp luyện tập có chỉ dẫn
của huấn luyện viên (người có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực thể dục
thể thao). Đối với loại hình luyện tập này, bạn sẽ được luyện tập theo sự
hướng dẫn có giáo trình bài bản của huấn luyện viên, thường thiên về xây
dựng cơ bắp hoặc giảm mỡ giảm cân. Bạn có thể thống nhất thời gian luyện tập cố
định với huấn luyện viên và ăn uống luyện tập theo tất cả những gì mà huấn luyện
viên yêu cầu. Đây là phương thức luyện tập khá phổ biến hiện nay.

4


1.2.Vai trò của thể dục thể thao đối với đời sống con người
1.2.1. Về mặt thể chất
Thể dục quan trọng trong việc duy trì thể trạng cơ thể và góp phần tích
cực vào duy trì trọng lượng vừa vặn, xây dựng duy trì mật độ xương, sức
mạnh các cơ, khớp, tính cơ động, đẩy mạnh sức khỏe sinh lý, giảm nguy hiểm
phẫu thuật và làm tăng sức mạnh của hệ miễn dịch.
1.2.1.1. Hệ thống tim mạch
Vận động rất tốt để ngừa và chữa bệnh cao huyết áp, mười ba khảo cứu
được làm cho thấy vận động đúng mức và thường xuyên năm đến bảy ngày
mỗi tuần, có thể giúp áp suất tâm thu (systolic blood pressure, nôm na là “ số
trên”) giảm trung bình 11.3 mm Hg và áp suất tâm trương ( disatolic blood
pressure, nôm na là “ số dưới”) giảm trung bình 7.5 mm Hg.
1.2.1.2. Chức năng của não
Một khảo sát năm 2008 của các liệu pháp làm phong phú dựa trên sự
hiểu biết kết luận rằng các bài tập thể chất và các bài tập aerobic đặc biệt nâng
cao chức năng nhận thức của người già.

Luyện tập thể dục thể thao có lợi cho não vì:



Làm tăng lượng máu và oxi chảy lên não.
Làm tăng sự phát triển của các yếu tố giúp tạo tế bào thần kinh mới và đẩy



mạng tính tạo hình của kì tiếp hợp.
Làm tăng chất hóa học trong não giúp khả năng nhận thức như
dopamine,glutamate và serotoninin.
Hoạt động thể chất có những ảnh hưởng có lợi khác liên quan tới khả
năng nhận thức như làm tăng các yếu tố phát triển tế bào thần kinh, cái mà hỗ
trợ sự tồn tại và phát triển của số tế bào thần kinh.
Tập thể dục thể thao làm thay đổi cơ bản trạng thái chức năng của hệ hô hấp
Ở trạng thái nghỉ ngơi, người thường là 16-20 lần/ phút. Vận động viên
giảm xuống còn 9-10 lần/ phút. Khi vận động, tần số hô hấp tăng lên đạt giá
trị tối đa để phù hợp với nhu cầu oxi mà nhu cầu đòi hỏi.

5


Tần số hô hấp phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ luyện tập,
trạng thái sức khỏe và các yếu tố tâm lý khác.
1.2.1.3. Ảnh hưởng đến chức năng của xương:
Quá trình luyện tập làm thay đổi cấu tạo xương: tổ chức xương dầy lên,
bề mặt xương sần sùi, nhất là ở những điểm bám của cơ.
Tiết diện ngang của cơ tăng lên làm độ bền cơ học chung của xương
tăng lên, nghĩa là sức chịu đựng của xương tốt hơn dưới tác động của một lực.

Tập thể dục thường xuyên giúp cho xương dẻo, hạn chế một số bệnh về
xương như: lỗng xương, vơi hóa.
1.2.1.4. Ảnh hưởng đối với cơ
Những người thường xuyên có khối lượng và thể tích cơ vân tăng lên
đáng kể.
Sự phì đại cơ xảy ra là do tăng kích thước của từng sợi cơ, trong đó bao
cơ dầy lên, lượng cơ tương, số cơ tơ và các yếu tố cấu tạo khác đều tăng.
Tập luyện thường xuyên giúp cơ săn chắc.
Tập luyện thường xuyên trong cơ cịn xảy ra những biến đổi về sinh
hóa. Hàm lượng đạm trong cơ tương và cơ tơ đều tăng, khả năng trao đổi chất
của cơ đều được tăng cường.
Tập luyện thường xuyên làm thay đổi chức năng của cơ, tính hưng phấn
và sự linh hoạt của cơ tăng.
Tập luyện thường xuyên có khả năng huy động số lượng tối đa đơn vị
vận động tham gia vào co cơ, là yếu tố quan trọng của sức mạnh cơ vân.
1.2.1.5. Hệ bài tiết
Hoạt động của cơ bắp ảnh hưởng rõ rệt đối với các cơ quan bài tiết.
Trong hoạt động cơ bắp xảy ra quá trình phân bổ lại máu. Lượng máu
đi đến thận giảm đi. Nếu trong điều kiện bình thường dịng máu thận vào
khoảng 1 lít/ phút thì trong hoạt động thể lực nặng lượng máu này có thể giảm
xuống đến 0,25 lít/phút

6


Do lượng máu cung cấp cho thận giảm nên lượng nước tiểu được tạo ra
trong quá trình vận động giảm đáng kể.
Trong hoạt động cơ bắp lượng nước bị mất nhiều do tiết mồ hơi. Vì vậy
lượng nước tiểu lại càng giảm đi.
Trong hoạt động cơ bắp lượng nước tiểu cũng thay đổi.

1.2.1.6. Hệ thần kinh trung ương
Tập luyện thể dục thể thao nâng cao năng lực của vỏ não
Khả năng phát ra xung thần kinh và dẫn truyền rất cao.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp phát triển tốt phản xạ của
cơ thể, giúp con người phản ứng nhanh với mọi tình huống.
Giúp giảm hiện tượng do căng thẳng về thần kinh.
Ngoài ra luyện tập thể dục thể thao cịn giúp con người có thể phịng
ngừa những căn bệnh như:







Bệnh tiểu đường
Bệnh khớp thối biến
Bệnh cao mỡ trong máu
Bắp thịt
Xương
Tiến trình lão hóa
1.2.2.Về mặt tinh thần
Vận động giúp là giảm căng thẳng, khó chịu, nóng nảy. Người quen vận
động tinh thần sảng khoái, tự tin, tri thức tịnh tiến. Vận động cũng là phương
thuốc rất tốt, không gây phản ứng phụ,có khả năng ngăn ngừa và chữa những
trường hợp buồn sầu nhẹ.Các nhà khoa học khuyên cáo mỗi ngày nên dành ít
nhất 30 phút cho các hoạt động vận động cơ thể nhằm thúc đẩy qui trình trao
đổi chất và tăng cường hiệu quả chuyển hóa năng lượng. Luyện tập thể dục
thể thao hàng ngày với một cường độ vừa phải sẽ giúp kiểm soát tốt cân nặng
và tình trạng sức khỏe, giảm hiệu quả các nguy cơ bệnh tật về thể chất và tâm

lý. Thói quen tốt cho sức khỏe này có thể được hình thành ngay từ những
hành động đơn giảm hàng ngày vào bất cứ thời gian nào. Ví dụ: thay vì sử

7


dụng cầu thang máy, bạn có thể leo thang bộ để đến nơi cần đến; đi bộ ra siêu
thị gần nhà thay vì đi xe máy hoặc ngồi xe hơi;mỗi sáng dậy sớm 30 phút và
thực hiện các bài tập tại nhà; dành 30 phút trước khi ăn tối để thực hiện chuỗi
động tác tabata giúp tăng nhịp tim... Ngoài ra cịn có rất nhiều mơn thể thao
để bạn có thể giữ gìn vóc dáng, giữ gìn sức khỏe, cải thiện sức bền và thậm
chí là thư giãn như:yoga, tập võ, bóng rổ, cầu lơng, điền kinh, aerobic... Và
dưới đây là một số những lợi ích từ việc luyện tập thể dục thể thao thường
xuyên đối với tinh thần con người
Mang lại cảm giác hạnh phúc hơn: Khi luyện tập thể dục thể thao, cơ
thể sẽ giải phóng ra chất endorphine giúp bạn cảm thấy phấn chấn và hạnh
phúc. Đây là lý do vì sao nên khuyến khích tập thể dục ở những người bị bệnh
trầm cảm.
Tự tin về cơ thể hơn: Tập thể dục giúp bạn có thân hình khỏe mạnh và
có chế độ ăn uống tốt hơn. Thường xuyên luyện tập sẽ giúp tăng tự tin về
ngoại hình và từ đó tự tin hơn trước mặt mọi người.
Giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức: Luyện tập làm tăng lượng oxi lên
não và giảm gây hại cho tế bào não và tăng gia hoạt động nhận thức. Nếu bạn
ở độ tuổi từ 25-40 thì đây là thời điểm tốt để luyện tập thường xuyên.
Giúp”cai” thuốc lá, bia rượu: Nếu bạn nghiện thuốc lá, rượu bia... nên
có những hoạt động thể chất, điều này giúp” kiểm soát” cơn thèm và đơi khi
có thể giúp bạn bỏ hẳn.
Giúp tăng hiệu quả cơng việc: Tập thể dục giúp bạn có nhiều năng
lượng, tỉnh táo hơn. Thêm vào đó bạn sẽ có những giấc ngủ ngon và bắt đầu
ngày mới với công suất làm việc hiệu quả hơn.

Trong cuộc sống hàng ngày, đơn giản chỉ cần bạn “vận động” và điều
này sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cả về tinh thần lẫn thể chất. Không bao giờ là
quá muộn cho việc luyện tậpthể dục thể thao, bạn có thể đẩy lùi các chứng
bệnh về tâm thần và tận hưởng một đời sống mạnh khỏe và hạnh phúc.

8


1.3. Sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội với phong trào luyện tập
thể dục thể thao
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập năm 1959, là đơn vị
đào tạo có quy mơ tuyển sinh và chất lượng đào tạo hàng đầu về lĩnh vực Văn
hóa, Nghệ thuật, Du lịch. Hiện tại, trường đang đào tạo gần 6000 sinh viên đại
học chính quy, hơn 2000 học viên hệ vừa làm vừa học và gần 500 học viên
sau đại học. Trường đang có các bậc đào tạo từ cao đẳng đến đại học, cao học
và nghiên cứu sinh. Đặc biệt, các cấp học đều được liên thông, tạo điều kiện
thuận lợi cho người học nâng cao trình độ.
Do đặc thù đào tạo về lĩnh vực Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch của trường
nên phần lớn sinh viên trong trường là sinh viên nữ. Tuy có nhiều sinh viên
nữ nhưng các hoạt động của trường tổ chức đều được đông đảo các bạn sinh
viên tham gia và đạt được những thành tích đáng kể. Các bạn sinh viên khơng
chỉ hoạt động tốt trong lĩnh vữ văn hóa, nghệ thuật mà còn rất chăm chỉ tham
ra các hoạt động ngoại khóa cũng như luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức
khỏe.

9


Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO

ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
2.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của việc luyện tập thể dục thể thao
Với đa số bạn trẻ, vận động không phải điều bắt buộc. Ở tuổi này, các
bạn thường có đề kháng tốt, cơ thể dẻo dai, ăn uống ngon miệng, do vậy tập
thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe không được xem trọng. Ngay cả khi
cần giữ vóc dáng đẹp, nhiều bạn chọn ăn kiêng thay vì vận động.

Ngồi ra, bây giờ con người không cần thực hiện nhiều hoạt động thể lực
cũng có thể đảm bảo cuộc sống, bởi đã có nhiều thiết bị công nghệ, khoa học
kỹ thuật tối tân phục vụ, giúp tiết kiệm công sức mang vác và thời gian đi lại.
Chính nhịp sống của thời đại số phần nào đã tác động đến thói quen vận động
của người trẻ. Việc ngồi máy lạnh với smartphone, tablet có kết nối Internet
hấp dẫn các bạn hơn một chương trình ngoại khóa ngồi trời. Khơng ít bạn
thích làm “anh hùng bàn phím, “sống ảo” hay lệ thuộc vào cơng nghệ, rồi
qn đi hoạt động thú vị khác ngồi màn hình, trong đó có chơi thể thao. Sự
chủ quan này dễ dẫn đến nhiều hậu quả, vì thiếu vận động là tác nhân thúc
đẩy các bệnh tim mạch diễn ra sớm.
Biểu đồ 1: Thời gian trong 1 ngày để luyện tập thể dục thể thao
10


Theo khảo sát ở Biểu đồ 1 thì tỉ lệ sinh viên Đại Học Văn Hoá Hà Nội
dành thời gian luyện tập thể dục thể thao trong một ngày dưới 15 phút chiếm
tới 69% so với mức độ luyện tập từ 15 đến 16 phút (24%) và trên 60 phút
chỉ chiếm 7%.Do đó, có thể thấy, sinh viên chưa nhận thức được ưu điểm
của việc tập luyện thể dục thể thao nên cịn hạn chế về mặt tích cực, chưa
ý thức được việc tự giác rèn luyện hàng ngày cũng như thời gian dành ra
để luyện tập.
Việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động thể thao là hết sức cần
thiết trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên. Chính

vì vậy trong những năm gần đây, lãnh đạo nhà trường Đại học Văn Hoá Hà
Nội đã quan tâm và đầu tư nhiều cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động thể thao
trong nhà trường
2.2. Thực trạng luyện tập thể dục thể thao
2.2.1. Cơ sở vật chất của trường cho việc tập thể dục thể thao
Hiện nay nhà trường có một sân tập thể thao ngoài trời; 01 nhà tập đa
năng 3 tầng; 01 hố nhảy xa; 03 đường chạy 100m. Tuy nhiên do điều kiện cơ
sở vật chất chật hẹp nên cơ sở vật chất hiện tại cũng mới chỉ đáp ứng được
phần nào nhu cầu của cán bộ giảng viên và sinh viên.
TT

Sân bãi - dụng cụ

Số lượng

Chất lượng

1

Phịng tập mơn bóng bàn

01

Tốt

2

Phịng tập mơn thể dục

01


Tốt

3

Sân cầu lơng.

05

Kém

4

Hố nhảy xa.

01

Đổ cát

5

Xà đơn.

01

Kém

6

Xà kép.


01

Kém

7

Bàn bóng bàn.

08

Kém

11


8

Bàn đạp xuất phát (bộ)

10

Tốt

9

Đường chạy 100 (m)

02


kém

10

Thước đo

02

Tốt

11

Cột cầu lông di động (bộ)

07

Kém

12

Đồng hồ bấm giây

04

Tốt

Bảng 1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC
tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Biểu đồ 2: Mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất

của nhà trường trong thể thao

12


Thực tế cho thấy trường Đại học Văn hóa Hà Nội với đa số là sinh viên
nữ nên có tâm lý ngại vận động thể thao, sợ các nội dung thể lực chính vì vậy
các sinh viên tập luyện cũng chỉ để thi kết thúc học phần. Đây là một đặc
điểm riêng của trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Chính vì vậy cơng tác tun
truyền, vận động và giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị của tập luyện
thể dục thể thao đối với sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng các phẩm chất tinh
thần, rèn luyện ý chí nhằm đáp ứng nhu yêu cầu ngày càng cao của xã hội
hiện đại, trước hết là các yêu cầu học tập tại trường là rất cần thiết.
2.2.2 Các môn thể thao được ưa chuộng của sinh viên Đại học Văn hóa
2.2.2.1 Mơn thể thao trong nhà
Hiện nay thì các môn thể thao trong nhà như: bơi lội, cầu lông, khiêu vũ ,…
được rất nhiều bạn sinh viên yêu thích và quan tâm. Điều này cũng thể hiện đặc
thù của trường Đại học Văn hóa Hà Nội chủ yếu là sinh viên nữ.Các môn thể thao
nêu trên đều mang lại cho các bạn thể hình đẹp, có hoạt động tập thể và góp phần
làm tăng cường các mối quan hệ giữa các sinh viên trong trường.
2.2.2.2 Môn thể thao ngoài trời
Khác với các bạn sinh viên nữ trong trường Đại học Văn há Hà Nội,
các bạn sinh viên nam u thích các mơn thể thao ngồi trời như: bóng đá,
điền kinh,…Các mơn thể thao ln địi hỏi tính kiên nhẫn và ý chí đạt đến
thành cơng cũng như sự cam kết và tính kỷ luật khi tham gia tập luyện. Các
bạn phải nỗ lực không ngừng, cam kết tuân thủ thời gian và luôn chấp hành
qui định. Thể thao tranh tài thường được gắn liền với mục tiêu và thường kết
thúc mục tiêu bằng một giải đấu hay buổi gặp gỡ. Điều này mang đến cơ hội
cho các bạn sinh viên tìm hiểu việc thiết lập mục tiêu thiết thực và cách làm
việc hữu hiệu để đạt được các mục tiêu đó.

2.2.3 Tổ chức và quản lý thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường
Đại học Văn hóa Hà Nội
2.2.3.1 Cơng tác tun truyền và hình thức tổ chức
Về cơng tác tun truyền và hình thức tổ chức: Công tác tuyên truyền
về hoạt động thể thao ngoại khóa trong trường đại học có tác dụng quan trọng

13


trong việc phát triển phong trào tập luyện của sinh viên. Các biện pháp tuyên
truyền đang được Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên sử dụng như: thông qua
đài phát thanh, pano, áp phích, các câu lạc bộ... Nhưng thực tiễn cho thấy
công tác tuyên truyền cho hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của Đồn
thanh niên, Hội sinh viên cịn có hạn chế và bất cập, chưa thực sự đưa thông
tin đến được với tất cả sinh viên trong trường.

Biểu đồ 3: Công tác tuyên truyền, vận động sinh viên luyện tập thể dục
thể thao trong nhà trường
Theo khảo sát, ý kiến đóng góp về cơng tác tun truyền của nhà
trường còn hạn chế và cần được khắc phục lên tới 72%, đánh giá khá tốt là
22%, còn lại đánh giá tích cực chỉ ở mức 6%. Vậy nên nhà trường cần quan
tâm hơn nữa tới việc tuyên truyền và vận động sinh viên trong trường trong
việc rèn luyện thể dục thể thao song song với học tập.
2.2.3.2 Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trong trường
Các hình thức thường được áp dụng trong các trường đại học hiện nay
như: tập luyện theo các câu lạc bộ thể thao do đoàn thanh niên tổ chức, tập
luyện câu lạc bộ theo sở thích... Ở trường ta hiện nay có các câu lạc bộ hoạt

14



động hiệu quả như: Câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ bóng bàn, câu lạc bộ võ
thuật, lớp khiêu vũ...Tuy nhiên, các câu lạc bộ vẫn cịn bó hẹp trong phạm vi
nhỏvà việc tập luyện ngoại khóa của sinh viên chủ yếu vẫn mang tính tự phát.
2.3. Nhận xét về hoạt động thể dục thể thao của sinh viên Đại học Văn
hóa Hà Nội và những nguyên nhân của thực trang này.
2.3.1. Thực tế hiệu quả hoạt động thể dục thể thao của sinh viên
Do đặc thù đào tạo của trường chuyên về khoa học xã hội nhân văn và
nghệ thuật nên sinh viên trong trường chủ yếu là nữ giới, do vậy việc lựa chọn
môn thể thao phải phù hợp với khả năng, thể trạng của người tập. Theo kết
quả khảo sát khoảng 400 sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau cho thấy
sức khỏe của sinh viên Đại học Văn hóa hiện nay khá tốt, cụ thể: Nam sinh
viên có thể lực tốt chiếm khoảng 25%; sức khỏe bình thường chiếm khoảng
72%; sức khỏe yếu khoảng 3%. Ở nữ sinh viên sức khỏe tốt khoảng 40%, sức
khỏe bình thường khoảng 56% và yếu khoảng 4%. Do vậy, việc bố trí học tập
và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa ở các mơn như: cầu lơng, bóng bàn,
điền kinh, bơi lội, bóng đá...là hồn tồn phù hợp. Tình trạng sức khỏe của
sinh viên có thể đáp ứng được đòi hỏi về thể lực của các hoạt động này.
2.3.2. Nguyên nhân
2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Những yếu tố chủ quan có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động thể dục
thể thao ngoại khóa của sinh viên chính là nhu cầu, thái độ và động cơ của
sinh viên đối với hoạt động này. Căn cứ trên kết quả phỏng vấn ngẫu nhiên
400 sinh viên đã cho thấy, chỉ có 69,17% số sinh viên nam nữ được hỏi là có
nhu cầu luyện tập thể thao, số lượng sinh viên thích hoạt động thể thao chỉ là
13,42%, trong đó số lượng phần trăm khơng thích là 31,42%, và có đến
27,43% sinh viên được hỏi đi luyện tập thể thao chỉ nhằm mục đích có thể thi
kết thúc học phần. Như vậy, ngay bản thân sinh viên chưa ý thức được vai trò
và tác dụng của việc luyện tập thể thao đối với đời sống thể chất cũng như đời


15


sống tinh thần của cá nhân. Đây chính là nhân tố chủ quan lớn nhất có ảnh
hưởng đến hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên.
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan
Kết quả điều tra cho thấy, việc lựa chọn tham gia mơn thể thao nào đó
có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh
viên trường ta. Do đặc thù nghề nghiệp cũng như chuyên môn nên sinh viên
trong trường chủ yếu chọn các hoạt động tương đối gần với chuyên ngành và
cần ít thể lực như: Bơi lội (56,42), Khiêu vũ (50,33). Đây cũng là những hoạt
động đem lại cho người tập một thể lực dẻo dai, một thể hình đẹp, rất phù hợp
với đặc thù của trường ta, chính vì vậy, q nửa sinh viên được phỏng vấn đã
chọn tham gia hoạt động này. Tuy nhiên, việc lựa chọn các hoạt động này lại
có hạn chế vì liên quan đến kinh phí cao. Chính vì vậy, kết quả điều tra cho
thấy có đến 68,3%sinh viên được hỏi lựa chọn địa điểm tập luyện miễn phí
trong trường, vừa tiện lợi vừa giảm chi phí. Do vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất
cho hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên cũng là một vấn đề
cần lưu tâm và đầu tư. Kết quả này cũng phản ánh thành quả ban đầu của
việc thay đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, sinh viên có quyền
lựa chọn nội dung học mà bản thân mình u thích, từ đó dần dần nâng cao
tính tích cực học tập của sinh viên. Ở mức độ nào đó cũng ảnh hưởng đến sự
nhiệt tình của sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa.
Tóm lại, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động thể thao ngoại
khóa của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội có thể kể đến như: Sinh
viên chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của
các hoạt động thể dục thể thao nên việc học tập các môn Giáo dục thể chất
cũng như tinh thần tham gia các hoạt đợng thể dục thể thao ngoại khóa của
trường còn mang tính đối phó, thiếu tính tích cực, tự giác; Sinh viên của
trường đa số là nữ, có tâm lý sợ các môn thể thao vận động, do vậy số đơng

sinh viên ham thích các mơn thể thao có tính nghệ thuật; Điều kiện cơ sở vật
chất cho hoạt động thể thao của trường chưa phong phú, chưa đảm bảo được
16


tính đa dạng và đầy đủ giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp xúc với nhiều mơn
thể thao.
Chương 3
GIẢI PHÁP LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO TỐI ƯU CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
3.1. Đối với nhà trường
Nhóm biện pháp thứ nhất: Tích cực tun truyền và nâng cao nhận thức
về vai trò, tác dụng của thể dục thể thao với sinh viên nhằm giúp sinh viên
hiểu và nhận thức đúng về vai trò, vị trí, ý nghĩa của thể dục thể thao trong
việc đào tạo phát triển con người toàn diện. Từ đó sinh viên có ý thức tự giác
tham gia tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe và xây dựng lối sống lành mạnh.
Phối hợp chặt chẽ với các Phòng, Ban, các tổ chức như: Phòng Đào tạo,
Phòng Cơng tác sinh viên, Đồn Thanh niên… tổ chức các lớp giáo dục chính
trị tư tưởng, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho sinh viên về vai trò, ý
nghĩa, tác dụng của hoạt động thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.
Tuyên truyền sâu rộng về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc nâng cao sức
khỏe, phát triển thể lực, rèn luyện phát triển các kỹ năng vận động cơ bản
trong cuộc sống, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, ý chí và
xây dựng được nếp sống văn minh, lành mạnh; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
về thể dục thể thao nhân ngày Thể thao Việt Nam 27/3, phát động cuộc thi
“Học tập và rèn luyện thân thể theo tấm gương Hồ Chí Minh”….;Tuyền
truyền mạnh mẽ thể dục thể thao bằng các hình thức đưa tin, ảnh của các hoạt
đợng thể dục thể thao trong trường lên các bản tin của Nhà trường, Bộ môn
Giáo dục thể chất & Quốc phịng, các khoa, trang thơng tin điện tử của trường
nhằm tạo mơi trường tập lụn thể dục thể thao tích cực, kích thích tinh thần

tập luyện của sinh viên.
Nhóm biện pháp thứ hai: Đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể thao,
thành lập các câu lạc bộ thể thao theo sở thích của sinh viên và phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường. Các câu lạc bộ này hoạt động dưới
17


sự chỉ đạo của giáo viên Giáo dục thể chất, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên,
hoạt động theo lịch định kỳ mỗi tuần và theo qui chế chung của câu lạc bộ.
Qua đó lơi cuốn sinh viên vào hoạt động các mơn thể thao u thích theo
nguyện vọng. Thúc đẩy phong trào thể dục thể thao của nhà trường ngày càng
phát triển và lớn mạnh. Xây dựng kế hoạch tổ chức các giải thi đấu thường
niên trong năm ở các cấp độ khoa, trường. Thơng qua các hoạt động đó thu
hút được đông đảo các sinh viên tham gia tập luyện và thi đấu các giải thể dục
thể thao, đồng thời tuyển chọn được những vận động viên có năng khiếu làm
nòng cốt cho các đội tuyển thể dục thể thao của nhà trường. Có chính sách
khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp cho phong
trào thể dục thể thao của nhà trường. Tăng cường tổ chức giao lưu với các
trường bạn, cử đội tuyển tham gia các giải đấu của Hội sinh viên Việt Nam để
nâng cao vị thế của trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
1. Nhà trường cần quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất hơn nữa cho các hoạt
động thể thao chính khóa cũng như ngoại khóa của sinh viên.
2. Ban Giám hiệu tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giảng viên bộ môn Giáo
dục thể chất được thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,
tham gia các lớp tập huấn về luật, phương pháp giảng dạy các môn thể thao…
3. Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên tích cực tổ chức các hoạt động thi
đấu ở nhiều nội dung thể thaokhác nhau phù hợp với đặc thù của trường như
khiêu vũ, bóng đá, bóng bàn, cầu lơng... nhân các dịp lễ như: Kỷ niệm ngày
thành lập Trường (26- 3), ngày Thể thao Việt Nam (27- 3), ngày Sinh viên

Việt Nam (9 -1), ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11...để nhiều sinh viên có cơ
hội giao lưu học hỏi. Lựa chọn và đưa nhiều trò chơi vận động vào hoạt động
để nâng cao hứng thú và cảm xúc cho người tập.
4. Đa dạng hóa hình thức tập luyện ngoại khóa cho sinh viên thông qua
các câu lạc bộ thể thao, chú trọng và đầu tư hơn nữa cho câu lạc bộ truyền

18


thơng để các hoạt động của Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên đều đến được với
tất cả sinh viên trong trường.
3.2. Đối với cá nhân sinh viên
Số Phiếu

STT

Ý Kiến của Sinh Viên

1
2

Dành nhiều thời gian luyện tập thể dục thể thao hơn
Thành lập thêm nhiều CLB thể dục thể thao trong

ủng hộ
6
6

3


trường
Tổ chức nhiều cuộc thi thể thao tăng yêu thích, tăng

11

4

cạnh tranh
Trường học nên tăng nhiều bộ mơn thể dục thể thao

1

5
6
7

nầng cao sức khoẻ
Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao
Tuyên truyền thể duc thể thao cho sinh viên nhiều hơn
Sinh viên cần nâng cao tinh thần luyện tập thể dục thể

13
2
4

8
9

thao
Giảm chi phí phịng tập gym

Khơng học những mơn thể duc nhàm chán và khơng

3
1

10

hiệu quả
Khơng ý kiến
Bảng 2. Ý kiến đóng góp của sinh viên

153

Dẫu biết rằng học là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi sinh viên, nhưng đó
cũng khơng nên là điều duy nhất. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa
tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân phát triển và sống hạnh phúc, thoải
mái hơn. Dành chút thời gian để thư giãn và làm một thứ gì đó ngồi việc
học giúp bạn giảm bớt căng thẳng và có một cái nhìn khác hơn trong vấn
đề học tập. Việc gặp gỡ bạn bè thường xuyên, nói chuyện một cách thân
mật cũng làm tăng khả năng biểu lộ cảm xúc, quen dần với các tín hiệu xã
hội và cải thiện khả năng nhận thức và kiểm soát hành viTham gia các hoạt
động thể dục, thể thao giúp sinh viên cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe
và thể lực. Chơi thể thao, tập thể dục nhịp điệu, hay học khiêu vũ khơng
những giúp giảm cân mà cịn làm tăng sức dẻo dai, giảm bớt căng thẳng,
giảm lượng cholesterol. Tham gia các hoạt động nhóm cũng sẽ mang lại
nhiều niềm vui và sự thú vị hơn thay vì chỉ làm một mình.
KẾT LUẬN

19



Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc sống
của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định:
"Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khoẻ mới làm thành cơng". Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp
phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những
thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta.
Sức khoẻ khơng chỉ là khơng bệnh tật, mà cịn là trạng thái thoải mái về
tâm hồn, về thể xác, về xã hội, Sức khoẻ là khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy
đủ. Khí huyết lưu thơng giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, khơng có bệnh tật, khơng
ốm đau; tinh thần đầy đủ sẽ giúp cho con người năng động, hăng hái, có ý chí,
có nghị lực để hồn thành tốt công việc. Người coi sức khoẻ của con người là
sự thống nhất giữa thể chất và tinh thần. Thể chất lành mạnh thì tinh thần
sung mãn; tinh thần hăng hái, năng động thể hiện thể chất tốt, lành mạnh. Cơ
thể tốt, tinh thần tốt có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và thống nhất biện chứng
với nhau.
Việc rèn luyện thân thể có tác dụng phịng bệnh và chữa bệnh rất tích
cực, lấy lại sự cân bằng âm dương của cơ thể con người. Nếu con người
không vận động, không rèn luyện thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ khơng
thể kéo dài. Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất,
nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái, rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn
vệ sinh càng có tác dụng trong việc phịng bệnh và nâng cao sức khoẻ con
người. Khi cơ thể con người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh
tật, chống trả được vi trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh, tinh
thần sung mãn thì con người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết
thay đổi. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt thì tránh được mọi bệnh tật.
Ngồi việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể
con người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao


20


sức khoẻ toàn diện cho con người. Sức khoẻ toàn diện là sự phát triển đầy đủ
các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo
léo. Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao
thường xun. Khi con người có sức khoẻ tồn diện thì sẽ nâng cao được
năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trị hết sức quan trọng trong cuộc
sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất tốt
sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hồn thành tốt được mọi
cơng việc. Muốn có năng lực thể chất tốt địi hỏi con người phải có lịng kiên
trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể. Bản thân Người, có
những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập
một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi...
Chính vì tập luyện thể dục thể thao có vai trị quan trọng trong việc
nâng cao sức khoẻ con người, nên chúng kêu gọi sinh viên trường Đại học
Văn hóa Hà Nội phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, để nâng cao
sức khỏe phục vụ tốt cho quá trình học tập, góp phần vào cơng cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, đúng như sinh thời Chủ tịch Hồ
Chí Minh kêu gọi tồn dân luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể,
người khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia mọi cơng tác cách mạng.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

ThS. Phạm Thế Hoàng - Thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà


2.
3.

Nội, 2015.
Lý luận TDTT, Viện Khoa học Thể dục thể thao, Hà Nội, 2012.
Vai trò của việc luyện tập thể dục thể thao đối với sức khỏe con người,

4.

Trường Đại học Hà Tĩnh, 2015.
Tạp chí kha học của Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.

22


PHỤ LỤC
BẢNG HỎI
BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LUYỆN TẠP THỂ DỤC
THỂ THAO TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HỐ HÀ NỘI
Mọi ý kiến đóng góp của các bạn sẽ rất có ích cho chúng tơi. Chúng tơi xin
cam đoan các thông tin dưới đây sẽ chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa
học và không sử dụng nhằm mục đích phi pháp nào.
Họ và tên:................................................................................................
Lớp

:.................................................................................................

Giới tính :................................................................................................

Khoa

:.................................................................................................

1. Theo bạn, việc luyện tập thể dục thể thao có vai trò như thế nào đối với
đời sống con người? (Có thể chọn nhiều đáp án)
A. Tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
B. Cải thiện vóc dáng
C. Hình thành lối sống lành mạnh
D. Nâng cao tinh thần trong công việc và học tập
2. Bạn dành ra bao nhiêu thời gian trong 1 ngày để luyện tập thể dục thể
thao?
A.Dưới 15 phút
B. Từ 15 đến 60 phút
C. Trên 60 phút
3. Thời điểm bạn dành thời gian để tập thể dục thể thao là lúc nào?
A. Sáng trước khi đi học
B. Giữa giờ nghỉ trưa
C. Tối sau giờ học
D. Bất kì lúc nào rảnh rỗi

23


4. Hình thứctập luyện thể dục thể thao của bạn là gì?
A. Tự luyện tập
B. Có giáo viên hướng dẫn
5. Bạn lựa chọn không gian nào để luyện tập thể dục thể thao
A. Trong nhà
B. Ngồi trời

6. Bạn thích mơn thể thao nào ở trường trong những môn thể thao dưới
đây:
A. Bóng bàn
B. Cầu lơng
C. Điền kinh
D. Võ vovinam
7. Bạn có tham gia vào câu lạc bộ thể thao nào của trường khơng?
A. Có
B. Khơng
8.Chất lượng cơ sở vật chất của nhà trường có đáp ứng được nhu cầu rèn
luyện thể thao của bạn khơng?
A.Có
B.Tạm chấp nhận
C.Khơng
* Góp ý sửa chữa : ..........................................................................................
.........................................................................................................................
9.Theo bạn, sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội có thái độ thế nào trong
việc luyện tập thể dục thể thao?
A. Chưa tốt
B. Tốt
C.Rất tốt
24


10. Bạn thấy thế nào về công tác tuyên truyền,vận động sinh viên luyện
tập thể dục thể thao của nhà trường?
A. Còn nhiều hạn chế, cần khắc phục
B. Hoạt động khá tốt
C. Sinh hoạt và công tác tuyên truyền rất tích cực
11. Bạn có mong muốn gì về hoạt động luyện tập thể dục thể thao của bản

thân nói riêng và của sinh viên Đại học Văn hóa nói chung khơng?
……………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………
…………………………………………………………………………………
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Ý KIẾN ĐĨNG GĨP CỦA CÁC BẠN !

25


×