Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Đồ đồng trong nghệ thuật trang trí đồ trang sức của người việt cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
PhầnI:Mở đầu..........................................................................................2
1/.lý do chọn đề tài………...……………………………….......………..2
2/. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................2
3/. phương pháp nghiêncứu….................................................................3
4/.Đóng góp của đề tài..............................................................................3
PhầnII:Nội dung.......................................................................................4
Cấu trúc khóa luận gồm những nội dung sâu.......................................4
Chương 1.Vài nét về nghệ thuật trang sức đồng người việt cổ.............4
1.1.Quá trình phát triển của nghệ thuật trang sức................................4
1.2. Khái niệm về nghệ thuật trang sức .................................................5
Chương 2 . Đồ đồng trong nghệ thuật trang trí đồ trang sức.
của người việt cổ................................................................. ... ..............8
2.1. nguồn gốc những chiếc vồng đồng....................................................8
2.2. một số loại hình vòng đồng .............................................................11
2.2.1 vồng tay............................................................................................12
2.2.2 vồng ống đeo cổ tay, cổ chân và bắp tay.........................................12
2.2.3 khuyên tay bằng đồng......................................................................15
2.2.4 khóa thắt lưng ................................................................................16
2.3.các hoa văn họa tiết...........................................................................17
2.3.1 trang trí hoa văn khắc vạch theo nhiều đồ án khác nhau.................17
2.3.2 hoa văn bông lúa..............................................................................18
2.3.3 hoa văn làn sóng...............................................................................18
2.3.4 hoa văn hình chữ s xoãn kép............................................................19
2.3.5 hoa văn những hình tam giác thủng ................................................19

1


2.3.6 hoa văn khạch chéo..........................................................................19
2.3.7 trang trí những chiếc nhạc đồng treo trên vồng ống........................20


PhầnIII:Kết luận.....................................................................................22
PhầnIV:Tài liệu tham khảo....................................................................23
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Một trong những con đường đến với nghệ thuật trang sức người việt cổ là
bởi nghệ thuật có một sự hấp dẫn vô hình, và con người vốn là một thực tế tồn
tại để làm đẹp hơn cho cuộc sống , mà trang sức đồng lại là một ẩn số vĩ đại nhất
bởi nó là cửa ngõ truyền dẫn giữa thế giới hiện thực và tinh thần con người .
Trên con đường từng bước phục dựng lại lịch sử xa xưa của dân tộc, những
nhà khoa học đã từng hơn một làn ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của cách ăn mặc và
trang sức của người xưa để lại. Nhiều câu hỏi đã dần dần được giải đáp và cũng
là đề tài khoa học về cuộc sống vật chất và tinh thần tạo nên bản sắc dân tộc:
người xưa ăn ra sao, ở kiểu nhà gì, mặc thế nào… là những vấn đề rất hấp dẫn
và lý thú cho các nhà hoạ sĩ, nghiên cứu mỹ thuật, các nhà làm phim dã sử, bản
sắc dân tộc được thể hiện ở mọi khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần của
con người, thế mới biết, chỉ riêng quan niệm vẻ đẹp nó lớn lao như thế nào. Con
người tạo ra đồ trang sức và ngay cả trang phục nữa là nhằm tôn thêm vẻ đẹp
của chính cơ thể mình, nghiên cứu vẻ đẹp của đồ trang sức người Việt cổ, chúng
ta còn tham vọng nữa là tìm hiểu thẩm mỹ và bản sắc văn hóa việt nam từ ngày
sưa. Muốn vậy ta phải tìm ra những nét độc đáo của đồ trang sức.
Một trong những mảng đậm nét đó là sưu tập đồ trang sức của người Việt
cổ. Đã đến lúc, chúng ta có thể có đủ những tư liệu về đồ trang sức xưa kia để
công bố và bước đầu tìm hiểu vẻ đẹp của cha ông chúng ta thông qua một khía
cạnh thẩm mỹ thanh cao và cũng rất đời thường của hàng ngàn năm về trước.

2.Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu.
Yêú tố tạo hình trang sức của người Việt cổ .

2



b.Phạm vi nghiên cứu :
Đồ đồng trên trang sức người việt cổ.

3.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích, so sánh,nghiên cứu tài liệu.
4. Đóng góp của đề tài:
tìm hểu yếu tố trên trang sức đồng người việt cổ.
Hiểu được nghệ thuật trang trí đồng người việt cổ, là tài liệu tham khảo cho bản
thân học sinh và sinh viên.

Cấu trúc khóa luận gồm những nội dung sâu:

3


Chương 1.Vài nét về nghệ thuật trang sứcđồng người việt cổ
1.1. khái niệm về nghệ thuật trang sức
1.2. quá trình phát triển nghệ thuật trang sức .
Chương2. đồ đồng trong nghệ thuật trang trí đồ trang sức của người
việt cổ
2.1. nguồn gốc những chiếc vồng đồng
2.2. một số loại hình vồng đồng
2.2.1 vồng tay
2.2.2 vồng ống đeo cổ tay, cổ chân và bắp tay
2.2.3 khuyên tay bằng đồng.
2.2.4 khóa thắt lưng .
2.3.các hoa văn họa tiết.
2.3.1 trang trí hoa văn khắc vạch theo nhiều đồ án khác nhau.

2.3.2 hoa văn bông lúa.
2.3.3 hoa văn làn sóng.
2.3.4 hoa văn hình chữ s xoãn kép.
2.3.5 hoa văn những hình tam giác thủng .
2.3.6 hoa văn khạch chéo.
2.3.7 trang trí những chiếc nhạc đồng treo trên vồng ống.
PhầnIII:Kết luận.
PhầnIV:Tài liệu tham khảo.

PHẦNII:NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Vài nét về nghệ thuật trang sức đồng của người việt cổ .
1.1. Quá trình phát triển của nghệ thuật trang sức trong đời sống
.F. Ăng Ghen đã nói một câu nổi tiếng: Lúc mà loài người biết nấu chảy
được kim loại đồng thì cũng là lúc nấu chảy cả “xã hội nguyên thuỷ”.

4


Phát minh ra kim loại đồng là một phát minh quan trọng nhất trong lịch
sử nhân loại. Nếu không có sự tham gia của kim loại vào các mặt cuộc sống
thì mãi mãi con người chỉ dừng bước ở kỹ thuật chế tác đá, dẫu có cao siêu
thì cũng chỉ chế tác được mai đá, cuốc đá, rìu đá mà sự hạn chế của chất liệu
vì dễ gẫy vỡ, không sắc bén chỉ cung cấp cho con người một cuộc sổng xung
quanh vấn đề “ăn no” đã là niềm hạnh phúc lắm vì năng suất lao động cực
kỳ thấp.
Chỉ đến khi có được đồng, thoạt đầu là đồng nguyên chất, sau là đồng
thau, thì con người mới đẩy nhanh phát triển kinh tế. Với lưỡi rìu đồng sắc
bén, khai hoang chặt cây được nhiều hơn. Với lưỡi cầy, lưỡi cuốc, người ta
đã biết được cải tạo thâm canh đất, đạt những vụ mùa bội thu. Với những
mũi tên đồng, mũi giáo đồng, qua đồng, người cổ đã săn thú nhiều hơn và

sau đó chính ngành luyện kim đồng thau đã làm cho các ngành thủ công,
khai mỏ phát triến.
Con người tiến một bước nhảy vọt từ sử dụng đồ đ á sang sử dụng đồ
đồng.
Người Việt cổ biết sử dụng đồ đồng từ khoảng gần 4000 năm, nhưng sử
dụng thành thạo đồ đồng thì vào thời văn hoá Đông Sơn cách đây 2700 năm.
Người Việt cổ khi đó đã biết pha chế 12 loại hợp kim đồng thau để đúc ra rất
nhiều đồ đồng từ to như Trống đồng, thạp, âu, chuông... đến lưỡi cầy, lưỡi
rìu, lưỡi đục, mũi tên, dao găm...

Trong bảng phân loại các đồ đồng tìm

được

sớm nhất ở ta - trong giai đoạn

văn hoá Đồng Đậu - thì dường như chưa có đồ trang sức bằng đồng. Người xưa
mới chỉ ưu tiên loại nguyên liệu mới còn hiếm hoi này để đúc công cụ và vũ
khí: rìu, đục, dao, dũa, nạo, giáo, lao, mũi tên.

Có thể giải thích được rằng, khi đó đồ trang sức bằng đá đang còn
được “thịnh trị”. Người xưa vẫn còn rất mê những chiếc khuyên tai có mấu,
vòng tay, hạt chuỗi.

Nhưng chỉ một thời gian sau, khi đồ đồng đã phát triển hơn, nguồn nguyên liệu
đã dồi dào, cách đây khoảng 3000 năm vào thời điểm văn hoá Gò Mun, thì đã

5



xuất hiện những đồ trang sức đầu tiên bằng đồng thau: những chiếc vòng đồng
đơn giản nhưng đã mang sức lấp lánh diệu kỳ mà vòng đá không thể có
1.2.

được.

Khái niệm về nghệ thuật trang sức đồng của người việt cổ.

Những người đầu tiên biết sử dụng đồ trang sức ở nước ta từ bao giờ là câu hỏi
rất khó trả lòi chính xác. Nhưng bằng những suy luận, so sánh thì có thể hình
dung được ngay từ thời đại đồ đá cũ những người nguyên thuỷ ở ta đã biết trang
sức.Vẻ đẹp của đồ trang sức, cũng như của trang phục dường như ở mỗi dân tộc
có sự khác nhau. Đấy là một trong những khía cạnh tạo nên bản sắc dân tộc,
khiếu thẩm mỹ của người Việt cổ cũng có nhiều nét độc đáo và cũng không phải
bất biến mà có sự thay đổi theo thời gian.
Người Việt cổ chọn lọc các chất liệu làm đồ trang sức là những chất liệu đơn
giản, dễ kiếm tìm, giầu màu sắc, và ở đó đồ trang sức bằng đồng đóng một vai
trò rất quan trọng trong sự phát triển của người việt cổ chế tác ra nó và dùng nó.
Thoạt đầu vào thời nguyên thuỷ con người chọn vỏ óc biển lấp lánh ,bóng đẹp
sau thành chuỗi làm trang sức đeo cổ. Người ta còn vẽ đỏ lên người bằng thổ
hoàng, sau đó người việt ưa dùng chất liệu đá nhất là đá với nhiều mầu sắc rất
phong phú đa dạng khác nhau, và từ chất liệu đá người Việt làm quen với chất
liệu đồng thau vào khoảng gần 4000 năm cách đây. Họ sớm nhận thấy tính chất
ưu việt của đồng thau, có thể đúc được mọi hình dạng theo ý muốn, lại có ánh
kim rực rỡ. Vì thế mà chỉ trong một quãng thời gian ngắn, họ đã sáng tạo ra
nhiều kiểu dáng đồ trang sức.
Không có nhiều mầu sắc như đá, nhưng đồng thau lại có ưu thế về mặt tạo dáng
phong phú gồm những chất liệu như sau.
Đối với những chiếc vòng đeo tai, họ đã quan sát được là chính bản vòng thoạt
nhìn người ta đã thấy ngay và mới là nơi cần trang trí hơn cả trên chiếc khuyên

tai. Vì vậy, trong quá trình tìm tòi sáng tạo ra các kiểu loại khuyên tai mới, họ
chú trọng đến sự thay đổi tạo dáng và trang trí trên bản vòng. Trường hợp diễn
biến loại hình của loại khuyên tai có mấu là một ví dụ.
Ngược lại, ở những chiếc vòng đeo tay và đeo chân thì khác. Người xưa biết rõ

6


vởi những chiếc vòng đeo tay thì mặt ngoài được phô ra ngoài, hay được người
ta ngắm nghía nhiều nhất chứ không phải là bản vòng. Vì vậy, họ chú ý đến việc
thay đổi trang trí và tạo dáng mặt ngoài của vòng trong quá trình sáng tạo ra
những loại vòng mới. Vòng ống bằng đồng là một ví dụ. Kỹ thuật đúc đồng đã
cho phép tạo ra được những chiếc vòng có mặt ngoài rộng, trang trí hoa văn đa
dạng đeo suốt dọc cánh tay và cổ chân người xưa.
Về mặt thẩm mỹ, có thể nói vòng ổng Đông Sơn là một bước phát triển so với
các loại hình vòng đá và vòng đồng khác.
Tạo dáng của vòng ống Đông Sơn rất phong phú. Có khi là hình trụ, hình nón
cụt, hình nón cụt bổ dọc. Có khi là những hình hình học vừa kể trên nhưng có
thay đổi chút ít: hình trụ mà hai đầu hơi loe hay một đầu loe ngang thành một
vành... Đường kính trung bình của lỗ vòng ổng tay là 6cml và chiều cao trung
bình là 5 cm. Đối với vòng ống chân, chiều cao trung bình là 12cm.
Trên những chiếc vòng ống có đeo nhạc, người xưa đã bố trí những dãy quai
hình chữ u đều đặn nằm ngang trên bản vòng.
Tạo dáng của vòng ống và cách bố trí những chiếc quai đeo nhạc cũng đều tuân
theo quy luật đối xứng.
Hoa văn trên vòng ống rất đa dạng. Có khi là những hình hình học, hình bông
lúa được đúc nối. Có khi là những lỗ thủng hình tam giác, hình chữ nhật nối tiếp
nhau. Những hoa văn này phần lớn xen kẽ nhau và được thể hiện theo từng dải
chạy xung quanh vòng ống như phong cách trang trí ở trên đồ gốm và đồ đựng
bằng đồng thời đại đồng và sắt sớm Việt Nam. Ngoài chức năng chủ yếu là

trang sức, như vừa đề cập trên đây, trong một chừng mực nào đó có thể nói một
số vòng ống còn tồn tại với tư cách là nhac cụ dộc dáo.
Đó là những chiếc vòng có gắn nhạc đồng như sau:
Mỗi cánh tay (quãng giữa khuỷu tay và vai) đeo 1 chiếc vòng ống trang trí 5 dải
hoa văn có 3 dãy quai đeo 14 nhạc đồng, ở mỗi cổ tay đeo 1 chiếc vòng ống
trang trí dải hoa văn đeo 4 nhạc đồng và 1 chiếc vòng ống trang trí 2 dải hoa văn
đeo 2 nhạc đồng. Sát cổ tay là một chiếc vòng đồng có mặt cắt ngang hình chữ

7


T, ở mỗi cổ chân đeo 1 chiếc vòng ống chân có 8 - 9 nhạc đồng.Vòng ống gắn
nhạc đồng được đeo vào người có nhiều tác dụng âm nhạc,Có lẽ trong những
dịp hội hè, tế, lễ, người xưa đã sử dụng đến âm nhạc và nhảy múa, như chúng ta
đã thấy hình ảnh đó được khắc hoạ trên một số trống đồng Đông Sơn. Trong khi
múa, có nhiều nhạc khí đệm theo như trống đồng, chiêng, khèn, sênh, phách...
Trong một dàn nhạc có nhiều nhạc khí như vậy thì vòng ống gắn nhạc có tác
dụng làm cho tiết tấu bản nhạc thêm tươi vui, nhộn nhịp.

Tiểu kết: Yếu tố nghệ thật ở mỗi giai đoạn có sự phát triển khác
nhau, nhưng dù ở giai đoạn nào khiếu thẩm mỹ của mỗi con
người về cái đẹp ăn mặc, trang sức là như nhau .Ý thích làm
đẹp, mong muốn cái đẹp luân tồn tại trong mỗi con người dù
người đó là ai và sống trong hoàn cảnh nào thì cái đẹp luân
được coi trọng vì nó mang tính thời đại ,bản sắc dân tộc là quá
rrình vươn lên trong qua trình lịch sử muân mầ u

và nó sẽ được tồn

tại mãi với thời gian.


Chương 2: Đồ đồng trong nghệ thuật trang trí đồ trang sức của người việt cổ.
2.1.Nguồn gốc những chiếc vòng đổng.
Vòng đồng xuất hiện nhiều, trong một thời gian ngắn so với cả quãng thời gian

8


tồn tại của vòng đá trước đó. Loại hình vòng đồng đa dạng và có chiếc trang trí
hoa văn bên ngoài rất khác so với vòng đá.
Sự nở rộ của các loại hình vòng đồng, mà chủ yếu là vòng tay đồng ở cuối
thời đại đồng và sắt sớm, thoạt nhìn có vẻ dưòng như không liên quan gì đến
những chiếc vòng tay và khuyên tai đá có lịch sử phát triển từ hơn một nghìn
năm trước đó. Nhưng thực ra nếu xem sét kỹ mỗi liên quan về mặt ngoại
hình giữa vòng đồng và đá thì ta sẽ thấy rằng giữa chúng có mỗi liên hệ chặt
chẽ về nguồn gốc.

Những chiếc vòng tay và cả khuyên tai bằng đồng đầu tiên xuất hiện ở giai đoạn
văn hoá Gò Mun là những chiếc vòng bằng đồng có mặt cắt ngang hình tròn, tìm
được ở các di chỉ Gò Mun và Hoàng Ngô. Những vòng này trông như một sợi
dây đồng to uốn lại. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng sự xuất hiện đầu tiên
của vòng đồng bắt nguồn từ những sợi dây đồng.

Trong rất nhiều di chỉ, chúng ta tìm
mảnh vòng đá gẫy

được

được


những đoạn dây đồng nhỏ và những

khoan lỗ ở rìa gẫy và nối lại với nhau bằng những đoạn

dây đồng xâu qua lỗ ấy. Đường kính cắt ngang thân của dây đồng rất nhỏ mà
những chiếc vòng đồng xuất hiện đầu tiên lại có đường kính cắt ngang thân
lớn, vì vậy khó có thể nói được rằng những đoạn dây đồng là gợi ý tốt cho người
xưa làm ra những vòng đồng sơ khai. Thêm nữa, nhiều vòng tay đồng lại

được tạo

ra

bằng kỹ thuật đúc chứ không phải là kỹ thuật uốn. Mặt khác, cùng tồn tại với loại
vòng đồng sớm có mặt cắt ngang hình tròn giống những sợi dây, còn có những loại
khác như vòng tay có mặt cắt ngang bầu dục ở Gò Mun. Vòng này được đúc đúng
hơn là uốn.

Như vậy, những sợi dây đồng ít có khả năng liên hệ với sự hình thành của các
loại vòng trang sức bằng đồng. Mà sự hình thành vòng đồng gắn liền với sự mô
phỏng các loại hình vòng đá đương thời.
Những vòng tay đồng đầu tiên tìm được ở giai đoạn Gò Mun, khi mà kỹ thuật
đúc đồng đã có thể làm được những rìu, đục, dũa, dao khắc, lưỡi câu, mũi
tên, mũi lao, mũi giáo... với dáng hình ổn định. Phải chăng điều đó chứng tỏ
kỹ thuật đúc đồng thời đó hoàn toàn cho phép người xưa đúc được vòng tay

9


đồng theo mẫu những vòng tay đá quen thuộc?


Thật ra, trong quá trình sáng tạo, sự mô phỏng đồ vật có chất liệu này đối với
những đồ vật có chất liệu khác không phải là một điều gì xa lạ đối với người
thời đại đồng và sắt sớm. Khi đã nắm vững được kỹ thuật luyện đồng, người
xưa đã tạo nên hàng loạt những chế phẩm đồng thau ban đầu mô phỏng
những đồ đá, đồ gốm... Trường hợp chiếc rìu đồng tứ giác có dáng hình của
chiếc rìu đá tứ giác, mũi tên Đồng Đậu bắt chước vẻ bề ngoài của mũi tên đá
Phùng Nguyên là những trường hợp điển hình.
Đối với vòng trang sức cũng vậy.
Ở đây, có thể ghi nhận một điểm là với chất liệu mới, người xưa thường
bắt đầu bằng việc mô phỏng những vật sẵn có để sáng tạo ra vật mới. Chính
vì vậy, những vòng tay đồng đầu tiên, có mặt cắt ngang hình tròn, là mô
phỏng những vòng đá đương thời. Tuy nhiên, trong quá trình tìm tòi chất
liệu mới, người xưa có chọn lọc. Dường như sắt và gốm không thích hợp với
chức năng trang sức, nên vòng bằng các chất liệu này không phổ biến và số
lượng không đáng kế. Ngược lại, đồng có màu sắc đẹp và dễ gia công theo ý
muốn hơn, nên được bảo tồn và phát triến, vòng đồng không chỉ mô phỏng
những vòng đá có mặt cắt ngang hình tròn mà còn lấy dáng của nhiều loại
vòng tay đá khác để làm mẫu, Những vòng tay đồng mặt cắt ngang hình tam
giác cân (gọi tắt là vòng đồng tam giác cân) tồn tại ở giai đoạn Đông Sơn đã
mô phỏng hình dáng của loại vòng tay đá có mặt cắt như vậy. Loại vòng đá
ấy không những tồn tại thời Đông Sơn mà hầu như suốt thời đại đồng, sắt
sớm đều thấy. Trước đó, từ thời đại đá mới - văn hoá Hạ Long, đã tìm được
loại vòng tay đá này. Có thể coi loại vòng đá này là một trong những loại
vòng “gốc”, cội nguồn của một số loại vòng trang sức phát triển sau.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng từ một vài dạng hình vòng tay đá,
người ta đã “sao nguyên mẫu” sang loại hình vòng tay đồng. Rồi từ những
chiếc vòng tay đồng mô phỏng này, người ta lại sản xuất ra hàng loạt những
chiếc vòng đồng có kiểu dáng phong phú, thanh mảnh hơn do sự phát triển
của kỹ thuật đúc đem lại. Như vậy, họ cũng tiết kiệm được nguyên liệu


10


đồng. Nhiều chiếc vòng đồng lại được khắc hoạ hoa văn tinh xảo. Đó là
những ưu điểm mà không chiếc vòng đá nào có được.

Ví dụ, từ loại hình vòng tay đồng có mặt cắt ngang hình tam giác cân, người
xưa đã “sáng tạo” ra loại hình vòng mà thoạt nhìn giống hình tam giác cân,
nhưng thực ra bên trong rỗng. Vì vậy, vòng loại này có mặt cắt ngang hình
chữ V đúng hơn là hình tam giác. Loại này tìm được ở các làng cổ Thiệu
Dương, Đông Sơn, Đồng Ngầm (Thanh Hoá).
Sự có mặt của vòng đồng hình chữ V là do yêu cầu tiết kiệm nguyên liệu.
Mặt khác, vòng rỗng nhẹ hơn vòng đặc, cho phép người xưa có thể đeo được
nhiều chiếc trên tay mà không quá nặng. Thực ra, khi đeo vào tay thì hai
kiểu vòng hình tam giác cân và hình chữ V trông hoàn toàn giống nhau.

Cũng vậy, người ta cũng thấy loại vòng tay đá tam giác cân cũng còn là nguồn
gốc của một số loại vòng tay đồng khác như: vòng tay tam giác cân cạnh
lõm, vòng tay đồng hình chữ T.
Ở một nhánh phát triển khác, có thể thấy được từ những chiếc vòng tay
đá có mặt cắt ngang hình bán nguyệt đã làm gợi ý thú vị cho các nghệ nhân
chế tạo đồ trang sức đồng thau đúc nên những chiếc vòng tay đồng có mặt
cắt ngang hình bán nguyệt “giống như đúc” của bản chính làm bằng đá. Rồi
thì, cũng để tiết kiệm nguyên liệu đồng, người xưa đã đúc nên những chiếc
vòng tay đồng có mặt cắt ngang hình lòng máng, hoàn toàn có dáng vế bề
ngoài giống với những vòng đồng hình bán nguyệt nhưng bên trong rỗng. Rõ
ràng, loại hình vòng đồng hình lòng máng là sự cải biến, có niên đại muộn
hơn so với những chiếc vòng đồng hình bán nguyệt.
Như đã nói, vòng đồng hình bán nguyệt là khâu trung gian để chuyển tiếp từ

vòng đá bán nguyệt thành vòng đồng mặt cắt lòng máng, ở một nhánh phát
triển khác, những vòng đồng hình bán nguyệt lại là đầu mối dẫn đến những
vòng ống Đông Sơn bằng đồng có tạo dáng và hoa văn phong phú, mà sẽ
trình bày các loại hình vòng rất phong phú này ở phần sau.
Ở Đông Sơn, Thiệu Dương, Làng Vạc... chúng ta biết thêm một loại vòng
mặt cắt ngang như nhiều chiếc vòng hình bán nguyệt ghép lại với nhau.

11


Không phải bỗng dưng người xưa nghĩ ra loại vòng này. Người xưa thích
đeo nhiều vòng tay. Dần dần để thay thế cho việc đeo nhiều vòng, người
Việt cổ đã sáng tạo ra kiểu vòng mới trông như ghép nhiều chiếc vòng đơn
lại. Những vòng mặt cắt ngang giống nhiều hình bán nguyệt ghép lại chính
là sản phẩm của việc “ghép” nhiều chiếc vòng đơn hình bán nguyệt.
Trên đây, mới sơ bộ điểm qua những nét phát triển chính của vòng tay từ
chất liệu đá sang chất liệu đồng. Qua đó, nhận thấy: phần lớn vòng tay diễn
biến loại hình theo mặt cắt ngang. Điều đó khác với khuyên tai, diễn biến
chủ yếu ở bản vòng.
Tất nhiên, không phải loại vòng đá nào cũng được người xưa mô phỏng để
tạo ra vòng tay đồng mà chỉ một số nào đó thôi.

Sáng tạo ra vòng tay đồng, người xưa chỉ mô phỏng một số mẫu vòng đá cơ
bản, như vòng mặt cắt hình tròn, bán nguyệt, tam giác... Điều đó chứng tỏ trong
quá trình tìm tòi, người xưa có chọn lọc. Nhiều loại vòng đá mặt cắt ngang
không hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người xưa nên không được chọn làm
mẫu để đúc vòng tay đồng.
2.2. Một số loại hình vòng trang sức đồng .

Vòng trang sức bằng đồng ở nước ta có rất nhiều chủng loại khác nhau

nhiều kiểu dáng rất phong phú và đa dạng một số ít đồ trang sức đồng phổ
biến ở thời Việt cổ. Vòng trang sức đồng ở nước ta có những nét khác biệt
so với vòng đồng các nước quanh ta. Sự khác biệt này cũng góp phần tạo
nên cái bản sắc dân tộc Việt cổ, được chính những bàn tay tài khéo của cha
ông ta làm ram, qua việc điểm lại sự phát triển của các kiểu loại vòng suốt
hai thiên niên kỷ trưốc Công Nguyên, bước đầu có thể thấy rằng vòng đeo
tay,đeo tai, khuyên tay khóa thắt lưng vồng ống tay ống chân... thời đại
đồng và ít nhiều mang đặc trưng riêng biệt so với những nơi khác ví dụ như
một số loại hình vồng đồng sau đây.

2.2.1. Vòng Tay .
Vòng tay căn cứ chủ yếu vào đường kính lỗ vòng có thể đeo lọt qua cổ
tay, và có nhận xét vồng đồng ở nước ta có những nét khác biệt với các nước

12


quanh ta. , được chính những bàn tay tài hoa khéo léo của cha ông ta làm ra.
Qua việc điểm lại sự phát triển của các kiểu loại vòng tay suất hai thiên niên
kỷ trước công nguyên bước đầu có thể nói rằng vòng đeo tay thời đại đồng
vá sắt sớm ở vùng châu thổ sông hồng và sông mã có ít nhiều mang đặc
trưng riêng biệt so với những nơi khác vòng tay đồng ở ta biến diễn theo xu
hướng cải biến mặt cắt ngang và bản vòng, trong đó rõ nét hơn cả là những
chiếc vòng đồng có mặt cắt ngang hình tam giác cân với những biến thể và
loại hình vòng ống Đông Sơn độc đáo, có tạo dáng và hoa văn đẹp thật lạ kỳ
người sưa chỉ bằng kinh nghiệm đơn giản mà họ đã làm ra được những đồ
trang sức độc đáo như vậy .
Trong bộ sưu tập trang sức đồng không thể không nhắc đến những chiếc vòng

ống đeo ở cố tay, cố chân và cả bắp tay.

2.2.2. Vống ống đeo ở cố tay, cố chân và cả bắp tay.
Vồng ống là một trong những đồ trang sức bằng đồng ở thời đại đồng và
sắt ở nước ta .

qua những đợt thám sát và khai quật của O. Yan- xê từ năm 1935 đến năm
1939 ở ngay tại Đông bên cạnh những di vật khác đã tìm thấy một số vòng
trang sức hình ống cao khoảng 2 cm - 3 cm 1 . Mặt ngoài của vòng trang trí
những dải hoa văn nổi, giữa vòng là 2 dải hoa văn làn sóng đối xứng nhau.
Hai bên mép vòng là dải hoa văn hình bông lúa. O. Yan-xê nhận định về
niên đại: “Căn cứ trên hoa văn trang sức, thì tất cả những hiện vật này đều
thuộc niên đại tương đối sớm của nền văn minh Đông Sơn, có thể thuộc thế
kỷ 3 hoặc 4 trước Công Nguyên”.
Gần 20 năm qua, nhiều cuộc khai quật, thám sát khảo cổ học đã thu được
kết quả tốt đẹp. Nhiều vòng ống trang sức bằng đồng đã tìm được ở Thiệu
Dương (Thanh Hoá), Đường Cồ, Nam Chính (Hà Tây) và Làng Vạc (Nghệ
An).

Cuộc khai quật Thiệu Dương làn thứ nhất (1960 - 1961) đã phát hiện 7 vòng
ổng tay trong các mộ táng. Có thể chia những chiếc vòng này thành 2 loại:
1

13


Loại 1: 1 chiếc. Vòng có hình nón cụt rỗng, thân vòng có nhiều lỗ thủng hình
chữ nhật dài và song song với nhau, làm cho vòng trông giống như những chiếc
vòng đơn được nối lại bằng những miếng đồng nhỏ. Vòng cao 6cm, đường
kính đầu lớn 5 cm, đường kính đầu nhỏ 3 cm.
Loại 2: 6 chiếc. Vòng có hình nón cụt hay hình trụ rỗng, hai đầu hơi loe.
Thân vòng trang trí hoa văn. Có chiếc trang trí hoa văn đường tròn tiếp

tuyến có chấm giữa và những đường gờ nổi chạy vòng quanh thân. Có chiếc
trang trí 4 vòng hoa văn những đường gạch chéo song song với nhau. Xen
lẫn một số vòng hoa văn này là hai dãy lỗ thủng hình tam giác đểu đặn.
Vòng cao 5 cm đường kính đầu lớn 6 cm 2 .
Trong các đợt thám sát khai quật Nam Chinh năm 1963 và khai quật
Đường cồ năm 1965, một loại vòng ống bằng đồng tìm được mang dáng dấp
của vòng loại 1 Thiệu Dương. Chiếc vòng Đường cổ gần giống hình trụ, bản
vòng có khe hở, trên thân có những lỗ thủng hình chữ nhật dài và song song
với nhau. Vòng cao 6cm đường kính khoảng 4 cm.
Cuộc khai quật Làng Vạc từ năm 1972 đến năm 1973 đã cho phép tìm
thấy nhiều đồ trang sức là hiện vật tuỳ táng trong các mộ, trong số đó vòng
ống tay và vòng ống chân bằng đồng chiếm số lượng lớn.

Vòng ống tay tìm được 44 chiếc (kể cả những chiếc vỡ nát trên hiện trường),
có tạo dáng và hoa văn phong phú. Tựu trung có thể chia vòng ống tay thành
các loại như sau:
Loại 1: 32 chiếc. Những chiếc vòng này có hình trụ rỗng, trên thân trang trí
những dải hoa văn nối và gắn những nhạc đồng. Vòng loại này có chiều cao, số
lượng nhạc đồng đeo trên vòng và số lượng các dải hoa văn trang trí khác
nhau. Trong số những chiếc vòng loại 1 lại có thể chia thành những kiểu
dáng khác nhau:

Vòng ống tay trang trí 2 dải hoa văn, đeo 2 nhạc đồng: 18 chiếc. Vòng loại này
có hình trụ rỗng, đường kính 6cmcao 2cm. Thân vòng trang trí 2 dải hoa văn
ở lai bên mép. Mỗi dải hoa văn gồm 4 đường sông nổi liền nhau, đường
trong cùng có hoa văn cuốn thừng. Hai dải hoa văn này cách xa nhau 0cm8.

14



Trên mặt vòng có 2 chiếc quai hình chữ

u, mỗi quai đeo 2 nhạc đồng. Nhạc có

hình chóp dài, xẻ rãnh ở miệng. Kích thước nhạc đồng bằng nhau: dài (kể cả quai)
5 cm, đưòng kính miệng nhạc 1 cm.
Vòng ống tay trang trí 3 dải hoa văn đeo 4 nhạc đồng: 7 chiếc. Vòng loại
này có hình trụ rỗng, đường kính 8cm cao 4cm. Thân vòng trang trí 3 dải
hoa văn song song với nhau. Trên mặt vòng có một dãy quai hình chữ

u đeo

4 chiếc nhạc đồng. Nhìn chung, khoảng cách giữa các dải hoa văn, tạo dáng của
nhạc đồng giống với loại vòng 2 dải hoa văn.
Vòng ống tay trang trí 5 dải hoa văn: 5 chiếc. Vòng có hình trụ rỗng,
đường kính 9cm5 cao 8cm3. Thân vòng trang trí 5 dải hoa văn song song với
nhau. Hai dải hoa văn ở mép vòng có mỗi dải 8 đường sông nồi, 2 đường
ngoài cùng là hoa văn hình bông lúa, đường trong cùng là hoa văn cuốn
thừng, ở 3 dải hoa văn giữa có mỗi dải 7 đường sống nổi, 2 đường ngoài
cùng là hoa văn cuốn thừng. Có 3 dãy quai chạy ngang bản vòng, chia bản
vòng ra thành 3 phần đều nhau. Hai dãy quai, một dãy đeo 5 nhạc và một
dãy quai đeo 4 nhạc. Như vậy tổng số nhạc trên vòng ống tay này là 14
chiếc. Khoảng cách giữa các dải hoa văn và tạo dáng, kích thước nhạc đồng
của vòng loại này giống với vòng ống có 2 và 3 dải hoa văn.
Căn cứ vào vị trí của những chiếc vòng ổng tay được chôn trong các ngôi
mộ Ở làng Vạc ta biết được vòng ống có 2 và 3 dải hoa văn được đeo ở cổ
tay còn vòng ống có 4 dải hoa văn vừa kê trên được đeo ở cánh tay (quãng giữa
khuỷu tay và vai).

Vòng ống tay có vành miệng loe đeo 5 nhạc đồng: 2 chiếc. Vòng cao

6,2cm. Đường kính (kê cả vành loe) là 5cm. Đường kính trong (không kể
vành loe) là 4cm. Vòng gần giống hình trụ. Một đầu của vòng loe ngang
ra thành một vành rộng 0cm. Mặt trên và mặt dưới của vành được trang trí
2 vòng hoa văn hình bông lúa. Thân vòng trang trí 5 dải hoa văn cách đều
nhau. Mỗi dải hoa văn lại có những đường sống nổi và cuốn thừng như
những chiếc vòng vừa miêu tả ở trên. Mặt vòng có một dãy quai đeo 5

15


nhạc đồng.
Loại 2: 12 chiếc. Những chiếc vòng này có hình nón cụt hay hình trụ rỗng, trên
thân có những đường gờ nổi song song với nhau, ở một hay hai đầu của vòng
ống được trang trí hoa văn phong phú như hình bông lúa, hoa văn chữ S
nằm, những tam giác thủng... Vòng ống loại này thường có một rãnh hở
cắt ngang bản vòng. Chiều cao của vòng lớn hơn đường kính. Vòng có
chiều cao là 7cm. Đường kính của đầu to 4cm, đường kính của đầu nhỏ
3cm. Vòng có khe hở để đeo vào tay. Thân vòng có nhiều đường gò nổi
song song với nhau, ở đầu to, trang trí một vòng hoa văn bông lúa và
những hình tam giác thủng liền đáy nhau như răng cưa, ở đầu nhỏ trang trí
một vòng hoa văn bông lúa.
bên cạnh khá nhiều chủng loại vồng ống đẹp và phong phú nhất là vòng ống tay
và vòng ống chân - thì vẫn có một số khuyên tai bằng đồng.
2.2.3 khuyên tai bằng đồng.
Khuyên tay bằng đồng có khe hở để đeo vào tai, mặc dù số lượng rất ít.
Chiếc khuyên tai đồng có mấu đã bị gãy vỡ, nhưng có lẽ thuộc loại có 4 mấu tìm
được Ở làng cổ Đông Sơn vào thời Pháp thuộc có dáng hình rất giống khuyên
tai có mấu bằng đá có 4 mấu. Khuyên tai đồng có bản vòng rộng, dẹt, mặt cắt
ngang hình chữ nhật. Những mấu còn lại cho thấy hình dáng giống như hình chữ
nhật nhô ra. Bản mặt của khuyên tai lại được trang trí nhiều hoa văn hình răng

cưa xen kẽ hoa văn các đường gạch chéo song song.
Một chiếc khuyên tai cũng rất đẹp khác tìm được trong mộ táng Ở làng Vạc
trong đợt khai quật năm 1973. Khuyên tai đồng còn tương đối nguyên, vì thế có
thể thấy là loại có khe hở để đeo vào tai. Bản khuyên tai rộng, dẹt, mặt cắt ngang
có hình chữ nhật. Mặt vòng trang trí rất đẹp, cùng phong cách trang trí với
những chiếc vòng ống tay đào được Ở đây. Đó là hoa văn những vòng tròn đồng
tâm uốn lượn song song với rìa mặt vòng. Mặt khuyên tai có trang trí những
vành hoa văn hình bông lúa, hình cuốn dây thừng... Đáng ngạc nhiên là chiếc
khuyên tai đồng Làng Vạc cũng được đeo 4 chiếc nhạc đồng như các loại vòng

16


ống. Vị trí của 4 chiếc nhạc đồng này ở 4 “góc” của khuyên tai, hệt như vị trí 4
“góc” ở cấc chiếc khuyên tai có 4 mấu bằng đá tìm được suốt mấy ngàn năm ở
ta. Rõ ràng, chiếc khuyên tai có gắn nhạc đồng này ảnh hưởng sâu sắc phong
cách của những chiếc khuyên tai đá có mấu là sáng tạo của dân cư Việt cổ.
Dường như ở vào giai đoạn đúc đồng cực thịnh, người xưa thay thế nhiều vòng
đá các loại bằng vòng đồng các loại thì các loại khuyên tai bằng đá ngọc vẫn
không thể thay thế bằng khuyên tai đồng. Vì thế số lượng khuyên tai đá áp đảo
số lượng khuyên tai đồng thau.
2.2.4 Khoá thắt lưng.
Trong gia sản để lại của người Việt cổ có 5 khoá thắt lưng bằng đồng thau.Chiếc
khoá thắt lưng thuộc loại có móc, gắn tượng rùa, tương đổi giống nhau, tìm
được ở các di chỉ Làng Vạc, Làng cả và ở Đồng Văn. Khoá thắt lưng Làng cả
chẳng hạn, gồm 2 phiến đồng được nối với nhau hai cặp móc cũng bằng đồng.
Các phiến đồng này không phẳng, hình gần chữ nhật, được đúc thủng nhiều chỗ
theo hình hoa văn (gồm các loại hoa văn xoáy ốc, hoa văn vạch ngắn). Mỗi
phiến đồng có 4 con rùa. Tổng cộng có 8 tượng rùa đúc nổi có mai lồi, mắt tròn.
Kích thước chiếc khoá thắt lưng này: dài 22,0 cm rộng nhất 5,5 cm.

Một chiếc khoá thắt lưng khác, tìm được Ở làng cổ Đông Sơn thì thuộc loại
khác. Chiếc khoá này gồm 2 mảng hình chữ nhật, được nối với nhau bằng móc
đồng. Trên mặt khoá thắt lưng được trang trí các hình trạm khắc xoắn ốc kép và
hoa văn thừng. Mỗi mảng có 6 nhạc đồng được treo trên bề mặt. Tổng cộng có
12 nhạc đồng. Khoá thắt lưng này có chiều dài 5,7 cm.
Một chiếc khoá thắt lưng nữa, chỉ tìm được 1 mảng, mảng còn lại bị thất lạc.
Chiếc khoá này tìm được Ở làng Vạc. Khoá có hình chữ nhật mỏng, có hình gần
giống một phiến đồng mỏng hình chữ nhật, hơi uốn cong. Mặt khác cũng được
trang trí hoa văn hình chữ nhật, hình tròn và hình chữ X. Chiều dài 1 mảng khoá
này là 3,8 cm.
Lướt qua một lượt bảng danh mục các đồ trang sức đồng thau của người Việt cổ,
có thể nhận thấy các đồ trang sức hết sức phong phú về mặt loại hình. Đó là chất

17


liệu đồng đã cho phép đúc được các đồ trang sức có góc cạnh, có độ rỗng và
nhất là có hoa văn đa dạng đẹp mắt mà bất kỳ chất liệu đá, gốm, xương, sừng...
không thể nào tạo hình được.
Không phải ngẫu nhiên mà các loại trang sức bằng đồng lại nở rộ trong một thời
gian ngắn, trong khoảng vài trăm năm, ở điểm cực thịnh của văn hoá Đông Sơn,
cực thịnh của nghề đúc đồng.
Một lý do nữa để góp phần vào sự phong phú của đồ trang sức bằng đồng ở ta
chính là từ khi đó, người Việt cổ đã biết khai thác một loạt mỏ đồng, chì, thiếc vốn là nguồn nguyên liệu đúc đồng - có rất nhiều ở ta. Sự giàu thừa nguyên liệu
đồng để làm đồ trang sức cũng khác với sự hạn hẹp của nguồn nguyên liệu đá
ngọc - có thể loại nguyên liệu này phải chuyên chở từ xa. Vì thế mà người xưa
cũng có cái “thoáng” hơn khi xử lý nguồn nguyên liệu đồng và cũng có nhiều
người kể cả thợ chuyên nghiệp và nghiệp dư có thể tham gia vào sáng tác các
loại hình nghệ thuật mà đồ trang sức là một ví dụ
2.3.các hoa văn hoạ tiết trang trí trên đồ đồng.


Nói tới đồ đồng thì chúng ta không thể không nói tới các hoa văn trang
trí trên đồ đồng nó góp một phần lớn tới vẻ đẹp và sự đặc sắc của đồ
đồng và trang sức bằng đồng những hình trang trí trên đồ đồng không
những làm cho nó thêm đặc sắc mà nó còn làm cho cuộc sống thêm sinh
động phong phú và hấp dẫn .nghệ thuật trang trí đồ đồng hội nhập đầy đủ
các yếu tố sau.
2 . 3.1 Trang trí hoa văn khắc vạch theo nhiều đồ án khác nhau.
Có chiếc ở mép vòng còn trang trí hoa văn hình bông lúa và hoa văn
những tam giác thủng như ở vòng ống tay, còn vòng ống chân được đeo
nhạc đồng. Hình dáng và kích thước nhạc gần giống như ở vòng ống tay.
Những chiếc vòng ống chân thường có tạo dáng là một nửa cắt dọc của hình
chóp cụt, hai đầu hơi loe. Một đầu của vòng đã bị vỡ. Mặt ngoài của vòng
được trang trí hoa văn hình học gồm 3 nhóm kể từ trên xuống dưới như sau:
nhóm trên có 5 dải hoa văn những đường gạch ngắn song song với nhau tạo

18


nên những hình như gân lá. Ở nhóm giữa có 4 cột hoa văn hình chữ nhật.
Trong mỗi cột lại có những đường gạch chéo nhau tạo nên ô vuông. Nhóm
dưới cũng có 2 dải hoa văn giống như ở nhóm trên cùng, ở hai bên rìa vòng
có lỗ thủng để buộc dây đeo vòng. Mặt ngoài của vòng có 2 dãy quai. Dãy
trên đeo 5 nhạc, dãy dưới đeo 4 nhạc. Nhạc có tạo dáng giống như ở trên
vòng ống tay, dài 4cm (kể cả quai). Vòng ống chân có chiều cao (còn lại) 11
cm, đường kính đầu rộng nhất 9 cm. Chiếc vòng ổng chân này tìm được ở vị
trí cổ chân người chết trong mộ 13, hố1ở làng Vạc, một điểm dễ nhận thấy
là hoa văn trang sức trên thân vòng ống rất gần gũi với hoa văn trên đồ đồng
Đông Sơn và đồ gốm các giai đoạn trong thời đại đồng và sắt sớm Việt Nam.


Ví dụ hoa văn được trang trí trên vòng ống tay Thiệu Dương. Kiểu hoa văn
đường tròn tiếp tuyến có chấm giữa này rất phổ biến trên đồ đồng Đông Sơn.
Hoa văn loại này thường kết hợp với một vài hoa văn khác tạo thành dải
trang trí trên trống đồng Đông Sơn, trên thạp, âu, thố, mảnh giáp che ngực...
Nhiều khi hoa văn này lại là hoa văn duy nhất được trang trí trên những
chiếc thạp, thố bằng đồng đơn giản.

2.3.2 Hoa văn bông lúa.
Là hoa văn có mặt ở hầu hết các vòng ống trang sức. Ta có thể gặp loại hoa
văn này trên một số đồ đồng Đông Sơn. Quai của chiếc trống đồng đào được
ngay trong một lát đá Ở làng Vạc (mộ 3, hố 2), trống đồng Ngọc Lũ, Phú
Duy.... hay trên thạp đồng Đào Thịnh đều được trang trí hoa văn hình bông
lúa như trên vòng ống. Một số đồ đồng nhỏ như khuyên tai và xà tích đồng
Ở làng Vạc, khoá thắt lưng Đông Sơn... được trang trí hoa văn này.

2.3.3 Hoa văn làn sóng .
Cũng ở trên vòng ống Đông Sơn giống với hoa văn làn sóng được trang trí
trên đồ nấu, đồ đựng bằng gốm ở giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên và Gò
Mun trong thời đại đồng và sắt sớm Việt Nam. Mô-tip hoa văn này còn thấy
ở trên chiếc trống đồng minh khí đào được ở Đông Sơn và trên một số đồ
đồng khác nữa.

2.3.4 Hoa văn hình chữ

s xoắn kép.

19


Trang trí trên vòng ống Làng Vạc là một trong những hoa văn xuất hiện

nhiều trên đồ đồng Đông Sơn. Từ những chiếc dao găm, khoá thắt lưng, xà
tích cho đến trống đồng minh khí đều có trang trí loại hoa văn này. Trên đồ
gốm thời đại đồng và sắt sớm Việt Nam, ta có thể thấy bóng dáng của kiểu
hoa văn chữ
được tạo

s nối đuôi nhau, có khi là hình chữ Sđơn, có khi là hình chữ Skép

ra bằng que nhiều răng.

2.3.5 Hoa văn những hình tam giác thủng .
Thủng liền đáy nhau trên vòng ống Làng Vạc mang dáng dấp của những lỗ
thủng hình tam giác như vậy có trên đế của những chiếc âu đồng như ở Đào
Thịnh (Yên Bái), Thuỷ Tú (Hả Phòng) hay trên bình đồng Việt Khê (Hải
Phòng)... Tương tự, ta có thể bắt gặp hoạ tiết hoa văn những hình tam giác
liền đáy nhau trên khá nhiều đồ đồng Đông Sơn như trên trông, thạp, thố, rìu
đồng... Có lẽ đây là một trong những hoa văn xuất hiện nhiều nhất trên đồ
đồng Đông Sơn. Một mối quan hệ xa hơn hoa văn những hình tam giác liền
đáy nhau với những biến thế của nó cũng là hoạ tiết trang trí trên một số đồ
gốm ở giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, Gò Mun và Đông Sơn nữa.

2.3.6 Hoa văn gạch chéo.
Giống như hình gân lá trên vòng ống cũng có những tiêu bản tương tự trên
rìu đồng, quai trống đồng Đông Sơn và trên cả đồ gốm Phùng Nguyên và Gò
Mun.

Điểm qua những nét giống nhau giữa hầu hết các hoa văn trang trí trên vòng ống
Đông Sơn và đồ đồng, đồ gốm trong thời đại đồng và sắt sớm Việt Nam,
chúng ta có ít nhất là những chứng cớ về so sánh hoa văn, dẫu chưa đầy đủ,
để có thể nghĩ rằng những người tạo nên đường nét hoa văn trên vòng ống

Đông Sơn cũng chính là tác giả của những chiếc trống, thạp âu, rìu đồng và
đồ gốm trong thời đại đồng và sắt sớm Việt Nam theo nghĩa rộng và giai
đoạn văn hoá Đông Sơn theo nghĩa hẹp hơn, và một yếu tố trang trí đặc sắc
một hướng đi nữa là.

2.3.7 trang trí những chiếc nhạc đồng đeo trên vòng ống.

20


Điều đáng lưu ý là những chiếc nhạc đồng đeo trên vòng ống thuộc loại nhạc
có hình chóp dài, được xẻ rãnh ở thân. Ngoài vòng ống, một số hiện vật đồ
đồng Đông Sơn cũng được đeo loại nhạc này. Ở địa điểm Làng Vạc, nhạc
đồng được đeo trên cán chiếc muôi đồng, trên chiếc xà tích đồng, trên
khuyên tai đồng hay trong lòng chiếc chuông to bằng đồng cũng được đeo
nhạc hình chóp dài có xẻ rãnh, tuy rằng kích thước nhạc nhỏ hơn ở trên vòng
ống. Trên một chiếc khoá thắt lưng đồng ở Đông Sơn trang trí một khung
hoa văn hình bông lúa, bên trong có hoa văn chữ

s

xoắn kép nối đuôi nhau -

mô típ này đã bắt gặp trên vòng ống tay và xà tích bằng đồng Làng Vạc được đeo 12 chiếc nhạc đồng hình chóp dài”. Loại nhạc này còn được đeo ở
hai bên chuôi (đoạn gần họng) của một mũi giáo đồng trong mộ 15 ở khu mộ
Thạch Trại Sơn (Vân Nam), một địa điểm khảo cổ tìm thấy trống đồng và nhiều
hiện vật mang yếu tố của văn hoá Đông Sơn.

Như vậy, loại nhạc hình chóp dài thường được xẻ rãnh ở thân là di vật không
những được đeo trên vòng Ổng Đông Sơn mà còn được đeo vào một số di vật

đồng quen thuộc của giai đoạn văn hoá Đông Sơn như vừa kể trên. Điều đó chỉ có
thể lý giải được là vòng ổng và những chiếc nhạc đồng đeo trên vòng là sản
phẩm của cư dân Đông Sơn.

Gần đây, 3 mẫu vật vòng ống trong số 19 mẫu vật đồ đồng Làng Vạc được
phân tích bằng phương pháp quang phổ, đã cho thấy thành phần hợp kim
đồng thau của vòng ống và những đồ đồng Làng Vạc khác, về cơ bản không
khác nhau. Những người phân tích đã đi đến kết luận “những hiện vật đồng
thau này (bao gồm cả vòng ống Làng Vạc) mang tính chất địa phương rõ nét.
Đó là những sản phẩm bản địa, được chế tạo ngay Ở đây chứ không phải ở
một nơi nào khác”.
Với những cứ liệu dẫn ra trên đây là chưa đầy đủ hết nhưng có thể khẳng
định rằng yếu tố trang trí chính là sản phẩm của chủ nhân nền văn hoá Đông
Sơn phát triển rực rỡ sáng tạo ra. Hay nói một cách khác, các hoạ tiết trang
trí Đông Sơn là hiện vật chế tác tại bản địa, cũng giống như nhiều đồ đồng
Đông Sơn khác.

21


Tiểu kết: Nghệ thuật là một cái gì đó riêng tư một thứ phương tiện hữu hiệu
để chuyển tải thế giới tinh thần .Việc tiếp thu và học tập tìm hiểu nghệ thuật
truyền thống là một điều hết sức cần thiết qua đấy dúp các em càng hiểu vẻ
đẹp trang sức đồng người việt cổ dân tộc mình có ý nghĩa lớn thế nào, người
việt cổ họ đã góp phần vào kho tàng văn hóa thẩm mỹ chung của toàn nhân
loại với nhiều đồ trang sức độc đáo khác nhau. Vì vậy tôi luân cảm thấy
mình là một phần nhỏ góp phần vào khóa luận dìn giữ những giá trị truyền
thống đó .

22



23


PhầnIII: KẾT LUẬN.
Nghệ thuật trang sức của người việt cổ là một luồng ánh sáng lạ, vì nó xuất
hiện trong thời đại có nhiều vẫn đề còn khó khăn qua bao gian nan và khổ cực,
vậy mà con người thời việt cổ đã tạo ra những đồ trang sức rất độc đáo thanh
cao và lạ thường. Yếu tố nghệ thuật nảy sinh từ những quan sát tự nhiên và
trong cuộc sống lao động bằng những cảm nhận ngũ quan của mình về ngôn ngữ
riêng biệt về trang sức. Một trong những yếu tố nghệ thuật lạ thường đó là bộ
trang sức đồng của người việt cổ thật đáng ngạc nhiên là nhìn qua đồ trang sức
người việt cổ chúng ta cảm nhận được sự khéo léo của đôi bàn tay con người tạo
nên. với nhiều kiểu dáng đẹp và lạ mắt làm cho người thưởng thức như bị mê
hoặc những hình dáng bắt mắt hoa văn họa tiết lạ mà cha ông ta đã tạo nên.
Công trình chuyên khảo về vẻ đẹp trang sức của người việt cổ dúp chúng ta
chiêm ngưỡng các tác phẩm mỹ thuật đích thực, những đồ trang sức vô giá
ngày xưa .
Nghệ thuật đồng trang sức chiếm một vai trò hết sức quan trộng nó không
chỉ làm đẹp trong cuộc sống mà còn nói lên được bản sắc của từng quốc gia
khá nhau. Nghệ thuật đồng người việt cổ chính là một nét tinh hoa riêng biệt
của dân tộc Việt Nam, với nhiều cách tạo hình dáng và lựa chọn họa tiết
khác nhau mang đặc trưng tính thẩm mĩ cao vá có sức quấn hút khá lớn đối
với những người dân Việt Nam. Khi ngắm nhìn những đồ trang sức đồng
không ai không khâm phục tài năng và sự cần mẫn của những người dân lao
động làm ra nó, họ đã bỏ bao nhiêu công sức tâm huyết để có những sản
phẩm độc đáo, dù cuộc sống có khó khăn không được học qua các trường
lớp về mĩ thuật nhưng những nghệ nhân sưa bằng đôi bàn tay khéo léo và
một bộ óc sáng tạo họ đã biết làm nấu chải kim loại đồng để làm ra nhiều đồ

dùng sinh hoạt có ích cho bản thân, làm chuyển đổi cuộc sống sang một
trang sử mới. Họ đã chứng minh cho nhân loại thấy dù trong hoàn cảnh nào
họ cũng biết làm đẹp cho xã hội cho quốc gia , cái đẹp luân luân là cái đẹp
nhưng đẹp hơn khi nó là bản sắc riêng của dân tộc mình. bằng tài năng sáng

24


tạo và sự cần cù của người việt cổ sưa mà ngày nay con cháu chúng ta đã
được hưởng một kho tàng vô giá về các chất liệu chủng loại đồng, qua đó
trong mỗi chúng ta càng hiểu được vẻ đẹp trang sức của dân tộc mình ý
thức trân trọng dìn giữ những giá trị truyền thống đó trong cuộc sống nghệ
thuật .trên đây là những thụ nhận về nghệ thuật trang trí người việt cổ với
tính chất là khóa luận em chưa có điều kiện di sâu vào vẫn đề qua bài khóa
luận này em tháy còn nhiều khiếm khuyết kính mong thầy cô trong hội đồng
đóng thêm ý kiến cho em, em sin cảm ơn hội đồng.

25


×