HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THANH HUẾ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TẠI XÃ NINH XUÂN,
HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành:
Khoa học môi trường
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đinh Thị Hải Vân
Mã số:
60 44 03 01
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một nghiên cứu nào.
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau,
các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được tôi ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Huế
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tôi chân thành
cảm ơn sự dạy dỗ, quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, Ban Giám
đốc Học viện, Ban chủ nhiệm khoa,…
Sau một thời gian thực tập tốt nghiệp để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp
này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự dạy dỗ, quan tâm giúp đỡ nhiệt
tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài Học viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Môi trường đã trang bị cho tôi những kiến thức, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo TS.Đinh
Thị Hải Vân trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ UBND xã
Ninh Xuân cùng toàn thể người dân xã Ninh Xuân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người
xung quanh đã hết lòng tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở bên tôi trong suốt
quá trình học tập và rèn luyện.
Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo cùng các bạn học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Huế
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.3.
Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.
1.4.
1.5.
Giả thiết khoa học ................................................................................................. 2
Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2
Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3
2.1.
Khái niệm và vai trò phát triển của du lịch sinh thái ............................................ 3
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái .............................................................................. 3
2.1.2. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái .................................................................. 4
2.2.
Tình hình phát triển du lịch trên thế giới và việt nam .......................................... 9
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới .............................................................. 9
2.2.2. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam ............................................................. 10
2.3.
Tác động của phát triển du lịch đến kinh tế, môi trường và xã hội
trên thế giới........................................................................................................ 12
2.3.3. Phát triển du lịch tác động đến xã hội thế giới ................................................... 15
2.4.
Tác động của phát triển du lịch đến kinh tế, môi trường và xã hội ở việt nam ....... 16
2.4.1. Phát triển du lịch và kinh tế ở Việt Nam ............................................................ 16
2.4.2. Phát triển du lịch và môi trường ở Việt Nam ..................................................... 20
2.4.3. Phát triển du lịch và văn hóa - xã hội ở Việt Nam .............................................. 27
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 33
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 33
3.3.
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 33
3.2.
3.4.
3.5.
Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 33
Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 33
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 33
iii
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 33
3.5.2. Thu thập số liệu sơ cấp ....................................................................................... 33
3.5.3. Phương pháp phân tích sinh kế bền vững ........................................................... 36
3.5.4. Phương pháp phân tích thống kê......................................................................... 38
3.5.5. Phương pháp tính chỉ số chất lượng môi trường nước sông (WQI) ................... 38
3.5.6. Phương pháp tính chỉ số chất lượng môi trường không khí (AQI)..................... 40
3.5.7. Phương pháp phân tích kinh tế lượng - mô hình Holt - Winter .......................... 41
3.5.8. Phương pháp phân tích sử dụng tương quan hồi quy đa biến ............................. 41
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 45
4.1.
Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự hình thành khu du lịch sinh
thái tràng an ........................................................................................................ 45
4.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................... 45
4.1.2. Kinh tế - xã hội và sự hình thành nền văn hóa tâm linh ..................................... 48
4.2.
Tình hình phát triển du lịch tại khu du lịch sinh thái tràng an và các tác
động đến môi trường, kinh tế và xã hội .............................................................. 52
4.2.1. Tình hình khách du lịch và doanh thu của khu du lịch sinh thái
Tràng An ............................................................................................................. 52
4.2.2. Hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An tác động đến
môi trường .......................................................................................................... 56
4.2.3. Hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An tác động đến kinh tế ....... 81
4.2.4. Khu du lịch sinh thái Tràng An tác động đến xã hội .......................................... 88
4.3.
Đánh giá năng lực thích ứng với sự thay đổi sinh kế của người dân xã
ninh xuân thông qua các nguồn vốn sinh kế ....................................................... 97
4.3.1. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng
An đến các nguồn vốn sinh kế của người dân xã Ninh Xuân, huyện Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình .............................................................................................. 97
4.3.2. Đánh giá năng lực thích ứng của hộ gia đình tại xã Ninh Xuân khi hình
4.4.
thành khu du lịch sinh thái ................................................................................ 108
Định hướng và đưa ra các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững ...... 112
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 115
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 115
5.2. Kiến nghị................................................................................................................ 115
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 116
Phụ lục .......................................................................................................................... 119
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
DLST
Du lịch sinh thái
ITC Trade Map
Thống kê thương mại phát triển kinh doanh quốc tế
KDL
Khu du lịch
GDP
KBT
Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội
Khu bảo tồn
DFID
Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
TB
Trung bình
UNESCO
Cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
QĐ
UBND
UNWTO
Quyết định
Ủy ban nhân dân
Tổ chức du lịch thế giới
UNEP
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
TSS
Tổng chất rắn lơ lửng trong nước
BOD5
Nhu cầu oxigien sinh hóa trong 5 ngày
VOC
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
WHO
DO
COD
TSP
Tổ chức Y tế thế giới
Hàm lượng oxigien hòa tan
Nhu cầu oxigien hóa học
Tổng bụi lơ lửng
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Cách tính điểm dành cho mối quan hệ gia đình ........................................ 35
Bảng 3.3.
Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH .......................... 39
Bảng 3.2.
Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.
Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.
Cách tính điểm dành cho mối quan hệ làng xóm ...................................... 35
Lượng khách tham quan tại khu du lịch sinh thái Tràng An
theo mùa (lượt người tham quan) .............................................................. 52
Dự báo lượng khách tham quan tại khu du lịch sinh thái Tràng An
từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2016 (lượt người tham quan) ........................ 53
Khả năng dự báo chính xác của mô hình .................................................. 54
Dự báo doanh thu tại khu du lịch sinh thái Tràng An tháng 3 và
tháng 4 năm 2016 (triệu đồng) .................................................................. 55
Lượng chất thải rắn và nước thải phát sinh từ du khách tham quan
khu du lịch sinh thái Tràng An .................................................................. 59
Nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Ninh Xuân ................................ 65
Tổng lượng khí thải từ xe máy của khách du lịch tại KDL sinh thái
Tràng An ................................................................................................... 71
Tổng lượng khí thải từ ô tô của khách du lịch tại KDL sinh thái
Tràng An ................................................................................................... 72
Xử lý rác thải tại xã Ninh Xuân ................................................................ 77
Các loại nhà vệ sinh tại xã Ninh Xuân ...................................................... 79
Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi ở xã Ninh Xuân ................................ 79
Cách xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi tại xã Ninh Xuân .................. 80
Đánh giá tính bền vững của môi trường tự nhiên theo ý kiến người
dân xã Ninh Xuân...................................................................................... 81
Đóng góp GDP cho tỉnh Ninh Bình từ khu du lịch sinh thái
Tràng An ................................................................................................... 82
Sự thay đổi thu nhập trung bình hộ tại xã Ninh Xuân .............................. 83
Sự thay đổi thu nhập của người dân xã Ninh Xuân trước và sau khi
hình thành khu du lịch sinh thái Tràng An................................................ 84
Thu nhập nữ giới trong các nghề chính tại xã Ninh Xuân ........................ 85
Thu nhập nam giới trong các nghề chính tại xã Ninh Xuân ..................... 86
vi
Bảng 4.19.
Bảng 4.20.
Bảng 4.21.
Bảng 4.22.
Bảng 4.23.
Bảng 4.24.
Bảng 4.25.
Bảng 4.26.
Bảng 4.27.
Bảng 4.28.
Bảng 4.29.
Bảng 4.30.
Bảng 4.31.
Bảng 4.32.
Bảng 4.33.
Bảng 4.34.
Bảng 4.35.
Bảng 4.36.
Đánh giá tính bền vững của kinh tế theo ý kiến người dân xã
Ninh Xuân ................................................................................................. 87
Hiện trạng sử dụng đất xã Ninh Xuân năm ............................................... 88
Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tại xã Ninh Xuân .............................. 89
Sự thay đổi cơ cấu lao động tại xã Ninh Xuân (n=60).............................. 92
Tỷ lệ lao động làm việc tại khu du lịch sinh thái Tràng An ...................... 93
Lao động thường xuyên và mùa vụ làm việc tại khu du lịch
sinh thái Tràng An..................................................................................... 93
Quan điểm của người dân về các mối quan hệ gia đình tại xã
Ninh Xuân ................................................................................................. 95
Quan điểm của người dân về các mối quan hệ làng xóm tại xã
Ninh Xuân ................................................................................................. 95
Đánh giá tính bền vững của xã hội theo ý kiến người dân xã
Ninh Xuân ................................................................................................. 96
Số lao động chính trong gia đình .............................................................. 98
Trình độ học vấn tại xã Ninh Xuân ........................................................... 99
Tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội của người dân xã Ninh Xuân ........ 100
Sự thay đổi diện tích đất trồng lúa hộ sang đất phục vụ du lịch ............. 101
Đánh giá sự thay đổi mức sống người dân sau khi hình thành khu
du lịch sinh thái Tràng An của gia đình tại xã Ninh Xuân...................... 102
Đánh giá sự thuận lợi trong công việc sau khi hình thành khu du
lịch sinh thái Tràng An của gia đình tại xã Ninh Xuân........................... 103
Đánh giá các nguồn vốn tác động lên sinh kế người dân trước
và sau khi hình thành khu du lịch sinh thái Tràng An của gia đình
tại xã Ninh Xuân ..................................................................................... 105
Các hoạt động thích ứng với sự hình thành khu du lịch của người
dân làm nông nghiệp xã Ninh Xuân (n=60) ............................................ 109
Đánh giá sự hài lòng trong công việc sau khi hình thành khu du lịch
sinh thái Tràng An của gia đình tại xã Ninh Xuân (n=60) ...................... 109
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 3.1.
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.4.
Hình 4.5.
Hình 4.6.
Hình 4.7.
Hình 4.8.
Hình 4.9.
Hình 4.10.
Hình 4.11.
Hình 4.12.
Hình 4.13.
Hình 4.14.
Hình 4.15.
Hình 4.16.
Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế
giới đến 2030............................................................................................... 9
Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch đến Việt Nam vào năm
2016 ........................................................................................................... 10
Lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội .................................................. 12
Doanh thu từ du lịch Việt Nam ................................................................. 17
Khung sinh kế bền vững ........................................................................... 37
Thông số DO môi trường nước mặt sông Sào Khê ................................... 60
Thông số COD môi trường nước mặt sông Sào Khê ................................ 61
Thông số BOD5 môi trường nước mặt sông Sào Khê ............................... 62
Thông số TSS môi trường nước mặt sông Sào Khê.................................. 63
Thông số NH4+ môi trường nước mặt sông Sào Khê ............................... 63
Lượng Tổng Coliform môi trường nước mặt sông Sào Khê .................... 64
Lượng COD trong nước ngầm tại xã Ninh Xuân ...................................... 67
Lượng NO3- trong nước ngầm tại xã Ninh Xuân ...................................... 67
Lượng NO2- trong nước ngầm tại xã Ninh Xuân ...................................... 68
Lượng NH4+ trong nước ngầm tại xã Ninh Xuân...................................... 69
Lượng Coliform trong nước ngầm tại xã Ninh Xuân................................ 69
Lượng TSP trong môi trường không khí khu du lịch sinh thái
Tràng An ................................................................................................... 73
Lượng SO2 trong môi trường không khí khu du lịch sinh thái
Tràng An ................................................................................................... 74
Lượng NO2 trong môi trường không khí khu du lịch sinh thái
Tràng An ................................................................................................... 74
Lượng CO trong môi trường không khí khu du lịch sinh thái
Tràng An ................................................................................................... 75
Sự thay đổi các nguồn vốn sinh kế trước và sau khi hình thành khu
du lịch sinh thái Tràng An....................................................................... 107
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Khu du lịch sinh thái Tràng An có giá trị rất lớn về mặt lịch sử – văn hoá - tâm
linh – sinh thái. Đây là những yếu tố chính giúp khu du lịch thu hút được nhiều khách
tham quan, phát triển kinh tế địa phương. Với việc sử dụng phương pháp PRA để thu
thập thông tin từ phỏng vấn 60 hộ gia đình, và họp 4 nhóm trong 4 thôn của xã Ninh
Xuân, tham vấn ý kiến, phân tích sinh kế... luận văn đã trình bày xã Ninh Xuân huyện
Hoa Lư tỉnh Ninh Bình là một xã thuần nông từ trước năm 2004 đã chịu nhiều tác động
đến môi trường, và đời sống người dân từ hoạt động phát triển du lịch. Lượng khách
tham quan đông và tăng đều qua các năm với lượng khách trung bình khoảng 1,8 triệu
người/năm. Đó chính là nguyên nhân khiến khu du lịch phát sinh một lượng chất thải
lớn, và tác động trực tiếp đến môi trường. Sau khi hình thành khu du lịch chỉ số môi
trường đang giảm với chỉ số chất lượng môi trường nước WQI là 8 và không khí AQI là
600. Không chỉ tác động đến môi trường, khu du lịch sinh thái Tràng An còn đóng góp
rất lớn cho doanh thu du lịch của tỉnh Ninh Bình. Đóng góp cao nhất là vào năm 2014
chiếm 6% tổng doanh thu từ du lịch, gấp 20 lần so với năm thấp nhất 2008. Tuy nhiên,
nguồn thu này chưa đem lại thu nhập cao cho người dân. Cuộc sống người dân chưa
chịu nhiều xáo trộn nhưng cũng có nhiều mâu thuẫn xảy ra gây rạn nứt các mối quan hệ
cộng đồng. Cộng đồng địa phương đánh giá: số điểm ban đầu trước khi hình thành du
lịch sinh thái là mốc 10, và sau khi hình thành khu du lịch chỉ còn 6,9. Khung sinh kế
người dân tại xã Ninh Xuân có nguồn vốn chưa cân xứng: vốn tự nhiên giảm gấp 3 lần,
vốn tài chính không tăng nhiều. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể đối với
doanh nghiệp, chính quyền địa phương và người dân xã Ninh Xuân. Đây cũng là cơ cở
để giúp các khu du lịch khác phát triển du lịch bền vững.
Từ khóa: du lịch sinh thái, du lịch bền vững, sinh kế.
ix
THESIS ABSTRACT
Zone Trang An eco-tourism has huge value in terms of historical - cultural -
spiritual - ecological. This is the major factor in tourist resorts attract many visitors,
local economic development. The dissertation uses PRA to gather information from 60
household interviews, and meeting 4 groups of 4 villages in Ninh Xuan, consultation,
analysis of livelihood ... commune presented thesis Ninh Xuan Hoa Lu district, Ninh
Binh province is an agricultural commune from before 2004 has been quite active on the
environment, and people's lives from tourism development activities. The number of
visitors has steadily increased over the years with the average of 1.8 million visitors /
year. That is the reason why resorts rise to a large amount of waste, and a direct impact
on the environment. After forming resort environment index with the index declining
water quality WQI is 8 and air 600. The eco-tourism is not only the impact on the
environment, the Trang An eco-tourism also contributed great for tourism revenue of
Ninh Binh province. The highest contribution in 2014 accounted for 6% of total revenue
from tourism, 20 times higher than the lowest year 2008. However, this source of
income has not brought high for people. People's lives are not subject to many
disturbances but also many conflicts occur fracturing of community relations. Local
community assessment: initial score before forming mold ecotourism is 10, and after
forming only 6.9 resorts. Livelihoods framework in Ninh Xuan has not proportionate
capital: natural capital decreased 3 times, financial capital does not increase much.
Since then, the thesis give specific solutions for businesses, local authorities and
residents Xuan Ninh. This is also the size of the resort to help other developing
sustainable tourism.
Keywords: ecotourism, sustainable tourism, livelihoods.
x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch sinh thái là một hướng đi mới và bền vững đối với phát triển kinh
tế. Du lịch sinh thái đem lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng vẫn còn nhiều tồn tại
cần phải thay đổi để phát triển bền vững đến tương lai. Ninh Bình là tỉnh có
nhiều khu du lịch sinh thái phát triển đem lại nhiều thay đổi cho môi trường và
đời sống người dân. Khu du lịch sinh thái Tràng An là một khu du lịch lớn trong
tỉnh Ninh Bình, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, và cũng có nhiều tác động
xấu đến môi trường và đời sống người dân. Khu du lịch sinh thái Tràng An có
diện tích 2.168 ha, nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện
Gia Viễn và thành phố Ninh Bình, nằm phía đông tỉnh Ninh Bình bao gồm 5 khu
chức năng chính khu bảo tồn đặc biệt (khu cố đô Hoa Lư), khu trung tâm, khu
hang động, khu dịch vụ du lịch, khu tâm linh núi chùa Bái Đính. Toàn khu có 47
di tích lịch sử với nhiều hang động ẩn mình trong những núi đá vôi, các thung
lũng và hệ thống sông ngầm đan xen tạo nên một không gian huyền ảo và thơ
mộng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử của một kinh đô với ba triều
đại kế tiếp là Đinh, Lê, Lý. Có thể nói, đây là một địa danh du lịch lịch sử – văn
hoá - tâm linh – sinh thái hấp dẫn, có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, đa
dạng, một tài nguyên du lịch giàu tiềm năng.
Cùng với sự phát triển của khu du lịch sinh thái Tràng An là sự thay đổi
cuộc sống của những người dân xung quanh về nhiều mặt như kinh tế, xã hội và
môi trường. Đây có thể là những yếu tố tác động trực tiếp như các nguồn lực,
công việc, hoạt động văn hoá, các trợ giúp tiếp cận nguồn lực, hoặc gián tiếp như
là chính sách, thể chế và các quá trình, thủ tục…Tất cả các yếu tố này đều tác
động chung lên một vấn đề đó là sinh kế của người dân địa phương. Xã Ninh
Xuân có hơn 50% diện tích tự nhiên xã nằm trong khu du lịch sinh thái Tràng
An. Và Ninh Xuân là xã có thay đổi lớn nhất về mọi mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Bởi vì đây là xã thuần nông chuyển sang phát triển du lịch.
Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững, bảo tồn các giá trị tự nhiên và
lịch sử, vừa đảm bảo phát triển đời sống của người dân về nhiều mặt kinh tế, xã
hội và môi trường vì thế việc thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của phát
triển du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An đến đời sống người dân tại
xã Ninh Xuân huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình” là cần thiết.
1
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Sự hình thành của khu du lịch sinh thái Tràng An đã đem đến nhiều lợi ích
về mặt kinh tế như tăng doanh thu cho doanh nghiệp, đóng góp GDP lớn cho tỉnh
Ninh Bình từ lượng khách du lịch tham quan lớn. Tuy nhiên, khu du lịch sinh
thái cũng đã gây những tác động không tốt đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã
hội cho người dân địa phương.
1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu được tình hình phát triển du lịch khu du lịch sinh thái Tràng An
tỉnh Ninh Bình.
- Đánh giá được sự tác động của hoạt động du lịch sinh thái Tràng An và sự
thay đổi môi trường và đời sống người dân xã Ninh Xuân huyện Hoa Lư tỉnh
Ninh Bình.
- Định hướng và đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền
vững và đảm bảo đời sống người dân tại khu vực nghiên cứu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các vấn đề môi trường và đời sống của người dân xã Ninh Xuân huyện
Hoa Lư tỉnh Ninh Bình khi có sự hình thành của khu du lịch sinh thái Tràng An
từ năm 2004 đến năm 20014.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ngành du lịch đang ngày càng phát triển tại tỉnh Ninh Bình nói riêng và
Việt Nam nói chung, đặc biệt là du lịch sinh thái. Luận văn đưa ra các giải pháp
góp phần tạo dựng phát triển du lịch bền vững cho tỉnh Ninh Bình nói riêng và
Việt Nam nói chung.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH SINH THÁI
2.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Theo ông Trần Đức Thanh (2004), “Du lịch sinh thái”(Ecotourism) là một
khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
lĩnh vực. Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Đối
với một số người, “du lịch sinh thái” được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý
nghĩa của hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái”. Tuy nhiên cần có góc nhìn rộng
hơn, tổng quát hơn để hiểu du lịch sinh thái một cách đầy đủ. Trong thực tế khái
niệm “du lịch sinh thái” đã hình thành từ những năm 1800. Với khái niệm này
mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như: tắm biển, nghỉ núi… đều
được hiểu là du lịch sinh thái.
Có thể nói cho đến nay khái niệm về DLST vẫn được hiểu dưới nhiều góc
độ khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau. Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận
nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST. Đa số ý kiến tại
các diễn đàn quốc tế chính thức về DLST đều cho rằng đây là loại hình du lịch
dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về
mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần
thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và
văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ
sinh thái và văn hóa bản. Ở Việt Nam, DLST là một lĩnh vực mới được nghiên
cứu từ giữa những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, xong đã thu hút được sự quan tâm
đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức
khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau. Khái niệm về DLST cũng chưa
có nhiều điểm thống nhất. Để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho
công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của DLST, Tổng cục du lịch Việt
Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế: ESCAP, WWF…có sự tham gia của
các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên
quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng
của hội thảo lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “DLST là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục
môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Trần Đức Thanh, 2004).
3
DLST là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
-
Tổ chức thực hiện và phát triển dựa vào những giá trị thiên nhiên và văn
hóa bản địa.
Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái.
Có giáo dục và diễn giải về môi trường.
Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Như vậy DLST là hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần là du lịch ít tác
động đến môi trường tự nhiên mà là du lịch có trách nhiệm với môi trường tự
nhiên. Du lịch sinh thái còn có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng
góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Hiện nay DLST đã được phát triển ở mức cao hơn được gọi là du lịch bền
vững. Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation
World Tourism Organization Network - UNWTO) đưa ra định nghĩa như sau
“Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi
ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương, và có
thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái
mà du lịch phụ thuộc vào”.
2.1.2. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái
Ông Trần Đức Thanh (2004) cho biết phát triển DLST là khai thác có hiệu
quả những giá trị của tài nguyên DLST kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng
và lao động, tạo ra sức hấp dẫn về tài nguyên DLST bằng các sản phẩm du lịch
có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích cho xã hội. Từ
đó cho thấy sự phát triển DLST có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng.
2.1.2.1. DLST với bảo vệ môi trường
Đối với môi trường tự nhiên, du lịch có nhiều tác động và chịu lại nhiều
tác động ngược lại. Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Môi trường là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại
thông qua phát triển DLST sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất
lượng. DLST được xem là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất
lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự
cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái (HST) dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi
của môi trường sinh thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại. Phát
triển DLST đồng nghĩa với bảo vệ môi trường vì DLST tồn tại gắn với bảo vệ
4
môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. DLST được xem là công cụ
bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt động DLST được thực hiện một cách
đúng nghĩa thì sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học. Sở
dĩ như vậy là vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu
vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên, và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên.
Bên cạnh đó, việc phát triển DLST còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến
khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo tồn
các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua các dự
án bảo vệ môi trường. Ngoài ra, DLST còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích
cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường. DLST còn tạo động lực quan
trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường và duy trì HST. Người dân khi nhận
được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có thể hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo
tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan. Không chỉ dừng lại ở đó DLST còn
khuyến khích cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương gồm đường xá, cầu cống, hệ
thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc… nhờ đó mà ngày càng
thu hút khách du lịch và cải thiện môi trường địa phương.
Như vậy, phát triển DLST ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu mong đợi
của du khách nó còn duy trì, quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và
là “bí quyết để phát triển bền vững” (Trần Đức Thanh, 2004).
2.1.2.2. DLST với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa - xã hội
Du lịch là ngành dịch vụ tạo ra nhiều công việc cho cộng đồng địa
phương. Theo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tổng
doanh thu du lịch năm 2014 ước đạt khoảng 3,4 ngàn tỷ đồng, thu hút hơn 10
ngàn nhân lực tham gia trực tiếp và gián tiếp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố
Vũng Tàu có 1.500 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có khoảng 500 khách sạn, nhà
nghỉ với 7.000 phòng với hơn 100 khách sạn, resort đạt chuẩn từ 1 - 5 sao. Năm
2014, thành phố Vũng Tàu đón hơn 3 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt
hơn 1 ngàn tỷ đồng với hàng ngàn nhân lực tham gia trực tiếp và gián tiếp.
Lượng khách du lịch ngày càng đông, nêndoanh thu ngành du lịch ngày càng
tăng. Không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế, ngành du lịch còn giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập cho nguồn nhân lực địa phương.
Du lịch đem đến công việc trực tiếp cho hàng ngàn lao động, nhân dân địa
phương, từ các dịch vụ lưu trú như cho thuê nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, resort,
khu du lịch, bãi tắm. Các công việc được tạo ra từ du lịch từ các công việc đòi
5
hỏi trình độ cao như quản lý khách sạn, lễ tân, phục vụ bàn, dọn phòng, phiên
dịch, đầu bếp, kế toán, quản trị kinh doanh, marketing, thư ký, nhân viên văn
phòng … Đến các công việc lao động chân tay không yêu cầu trình độ học vấn
cao như vệ sinh môi trường bãi biển, tạo dáng cây cảnh, chăm sóc khuôn viên
sân vườn, bảo vệ khu du lịch, bán vé hay lực lượng ứng cứu trên biến. Đa số
người lao động có chuyên môn, tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc, vì thế
đã đáp ứng được nhu cầu phong phú đa dạng của của du khách.
Bên cạnh đó, các dịch vụ lữ hành tạo ra việc làm cho rất nhiều người lao
động: đường bộ có các hãng xe như Thiên Phú, Kumho, Hoa Mai, Toàn Thắng,
Rạng Đông…; các hãng taxi Dầu Khí, Mai Linh; phương tiện thô sơ có xích lô,
xe ôm, xe đạp đôi và xe kéo; đường biển có tuyến tàu cao tốc cánh ngầm thành
phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, Vũng Tàu – Côn Đảo và các dịch vụ ca nô,
thuyền, lướt ván biển; đường hàng không có dịch vụ bay miền Nam. Ngoài ra,
còn kể đến hàng trăm lao động làm việc trong các công ty,các khu du lịch, nhà
hàng, khách sạn chuyên chở, đưa rước hành khách theo tuyến tua riêng.
Các dịch vụ ăn uống cũng thu hút một lượng lớn lao động tham gia. Nhờ
có du lịch, mà các dịch vụ ăn uống có điều kiện phát triển, nhiều gia đình mở
quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhiều công ty mở dịch vụ ăn uống. Từ các sản
phẩm độc đáo địa phương như bánh bèo Tuyết Mai, bánh Khọt cô Ba, kem
Alibaba đến các sản phẩm thơm ngon cháo hào Long Sơn, lạ miệng với gỏi cá
Mai. Để làm nên những sản phẩm du lịch nổi tiếng này ngoài cần số lượng lao
động phổ thông phục vụ, còn cần đến những lao động có chuyên môn, những bàn
tay và sự sáng tạo của các nghệ nhân, đầu bếp chuyên cần chăm chút cho từng
món ăn, khẩu vị từng du khách.
Quan sát qua những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ tết tại các nhà hàng như:
Thành Phát, Lan Rừng, Vườn Phố, Gành Hào, Lâm Đường, Vườn Bàng, hay các
quán cà phê như: Ocap, Lan Rừng, Cầu Đá, Mr. Ket, Hoa Sứ, Bạch Dinh… luôn
đông nghẹt khách. Lượng khách đông nên các nhà hang, quán cà phê cần một số
lượng lớn nhân viên phục vụ, điều đó góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
hàng trăm lao động địa phương.
Ngoài ra, còn các dịch vụ vui chơi giải trí, các trò chơi như tàu lượn siêu
tốc, xe lửa trên không, vượt thác, đua chó, cáp treo… cũng góp phần tạo ra việc
làm, thu hút số lượng lớn nhân lực phục vụ.
6
Có thể nói, ngành du lịch Vũng Tàu phát triển mạnh mẽ đã giải quyết một số
lượng lớn việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Đội ngũ những người
làm du lịch không những tăng về số lượng, mà còn đảm bảo chất lượng. Nhiều dự
án đầu tư du lịch tại thành phố đang triển khai, nhiều doanh nghiệp du lịch mới ra
đời sẽ tiếp tục tạo nhiều việc làm cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong
thời gian tới. Sự phát triển của du lịch - ngành công nghiệp không khói, được thành
phố chọn là ngành kinh tế mũi nhọn - đang tạo ra hàng ngàn việc làm mỗi năm, góp
phần tăng cao tỉ lệ lao động có việc làm, nâng cao chất lượng đời sống của người
dân (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, 2014).
Như vậy với hướng đi và cách quản lý đúng, DLSt đã giúp giải quyết bài
toán việc làm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Ngoài vấn đề bảo vệ môi trường, du lịch còn tác động rất nhiều đến văn
hóa – xã hội. DLST phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền
thống, thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên
cơ sở tài nguyên và nội lực của mình. Phát triển DLST góp phần cải thiện đáng
kể đời sống văn hóa xã hội của nhân dân, tạo điều kiện đẩy mạnh sự giao lưu văn
hóa giữa du khách và người địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã
hội những vùng này càng trở lên sôi động hơn, văn minh hơn. DLST phát triển
tốt, nhiều dịch vụ du lịch chất lượng cao được tăng cường, điều đó tạo điều kiện
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên về mặt người dân bản địa dù dưới hình
thức nào khi đã thương mại hóa thì văn hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, du lịch
luôn du nhập những thói quen có thể tốt có thể tiêu cực. DLST sẽ góp phần hạn
chế tối thiểu mặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng
đồng địa phương khi tham gia vào hành trình hình thành và phát triển DLST (Ủy
ban kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc, 2003).
2.1.2.3. DLST góp phần tăng GDP
Du lịch là một trong những ngành kinh tế lớn nhất trên toàn cầu, thường
có thị trường phát triển nhanh, và tập trung vào các môi trường còn hoang sơ như
các vùng biển, vùng núi và các Khu bảo tồn (KBT)... Du lịch có thể mang đến
nhiều lợi ích cho các cộng đồng địa phương và các KBT thông qua việc tạo ra
các lợi tức và tuyển dụng. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể đe doạ đến nguồn lợi
của môi trường khu vực bằng cách huỷ hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời
sống hoang dã, tác động đến chất lượng nước và đe doạ cộng đồng địa phương
do việc phát triển quá mức, đông đúc và phá vỡ các giá trị văn hoá địa phương.
7
Thêm vào đó, du lịch đại chúng thường có thể không mang lại những lợi ích cho
cộng đồng địa phương, khi những lợi tức du lịch bị “rò rỉ” đến các nhà điều hành
bên ngoài. Và kết quả là du lịch có thể phá huỷ rất nhiều nguồn lợi mà nó phụ
thuộc vào. Chính vì thế du lịch bền vững đã được đưa ra làm phương án phát
triển hiệu quả đối với việc phát triển du lịch địa phương, du lịch quốc gia. Khái
niệm về du lịch bền vững được đưa ra như “du lịch bền vững là du lịch mà giảm
thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự
nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không
ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào”. Để thực hiện được điều này,
du lịch bền vững được lập kế hoạch một cách cẩn trọng để mang những lợi ích
đến cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá địa phương, bảo tồn nguồn lợi
tự nhiên, nguồn lợi trực tiếp được mang đến cho cộng đồng địa phương và KBT,
giáo dục cả du khách và cư dân địa phương về tầm quan trọng của bảo tồn. Các
bên liên quan có những mối quan tâm hoặc gắn liền với những quyết định được
đưa ra – nên được tham gia vào tất cả các giai đoạn trong quá trình lập kế hoạch
cho bất kỳ nỗ lực quản lý nào trong các KBT, bao gồm du lịch bền vững bên
trong và xung quanh các KBTB. Các bên liên quan bao gồm các thành viên cộng
đồng địa phương, chính quyền, tổ chức phi chính phủ cũng như ngành du lịch, du
khách và nhiều nhóm khác nữa (Ủy ban kinh tế xã hội châu Á Thái Bình Dương
của Liên Hợp Quốc, 2003).
Trong các vai trò của du lịch sinh thái, việc góp phần tăng GDP là khía
cạnh dễ nhận thấy và rõ ràng qua từng con số. Các thành viên ủy ban kinh tế xã
hội châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (2003) cho rằng du lịch là một
ngành kinh doanh sinh lợi hơn bất kỳ một ngành kinh tế nào khác. Lợi nhuận
hàng năm mang lại cho các quốc gia này hàng trăm triệu USD. Theo số liệu điều
tra của hiệp hội DLST thế giới thì DLST chiếm khoảng 20% thị phần du lịch thế
giới. Ước tính DLST đang tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình từ 10% 30%. Sự đóng góp kinh tế của DLST không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền mang
đến khu vực mà điều quan tâm là lượng tiền đọng lại ở khu vực mà nhờ đó tạo ra
được những tác động nhân bội. Theo ước lượng chung là không đến 10% số tiền
tiêu của du khách được nằm lại ở cộng đồng gần điểm DLST. Do phần lớn kinh
phí được sử dụng cho tiếp thị và đi lại trước khi du khách đến điểm du lịch.
Hiện nay du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống
tinh thần của con người trong thời đại kinh tế phát triển. Tuy nhiên khi du lịch
8
phát triển sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và văn hóa bản địa.
DLST hình thành là một công cụ vô cùng hữu ích để hạn chế những tiêu cực của
du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng
địa phương nơi có tài nguyên du lịch và đang làm du lịch.
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới
Hình 2.1. Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế
giới đến 2030
Nguồn: UNWTO (2013)
Theo số liệu của ITC Trademap, tốc độ tăng của nhập khẩu thế giới về du
lịch là 2,86%/năm trong giai đoạn 2008 - 2012. Phân tích về xu hướng tăng
trưởng của thị trường du lịch thế giới từ Báo cáo của UNWTO (2013) Travel
Highlights cho thấy một số điểm cần lưu ý như sau tổ chức nhận định, tuy kinh tế
khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo người dân các quốc
gia. Đóng góp 6% cho tổng GDP toàn thế giới, ngành du lịch năm 2012 có số
lượt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lượt khách và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với
tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lượt khách năm 2030. Trong đó, đáng lưu ý là các
thị trường mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với trước và chiếm hơn một
nửa lượng khách du lịch. Ước tính với con số khách đến riêng tại các thị trường
mới nổi đạt 1 tỷ lượt vào năm 2030. UNWTO dự báo nhu cầu về sản phẩm du
lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ
9
kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thường tới các điểm đến, được thay bằng
cách tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản
thân cá nhân. Các hình thức này đang được gọi chung là du lịch vì sức khỏe
(UNWTO, 2013).
2.2.2. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam
Điều đầu tiên cần quan tâm trong việc phát triển du lịch là lượng khách du
lịch tăng nhanh và ổn định. Theo Tổng cục thống kê lượng khách (1994) đạt một
triệu, đã về trước kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6
năm. Từ năm 1990 đến năm 2007 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức
tăng trưởng với 2 con số. Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm
1990) lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008). Khách du lịch nội địa ước tăng 20
lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008. Số lượng
người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng, bình quân giai đoạn 2000
- 2008, trên 30.000 người/năm. Hình 2.2, cho thấy lượng khách du lịch tăng đều
qua các năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch Việt Nam.
Hình 2.2. Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch đến Việt Nam vào
năm 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)
Khi có được lượng khách ổn định từ đó tính được tổng thu từ du lịch
những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn
10
tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và
năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch
đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du
lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế
trong nước còn nhiều khó khăn. Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn
việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu
lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và
1,2 triệu lao động gián tiếp (Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2015).
2.2.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Hà Nội
Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam và có nhiều điểm tương
đồng với địa điểm nghiên cứu. Hà Nội có nhiều chính sách phương pháp quản lý
DLST, du lịch cộng đồng hay, mới đem đến những bài học giá trị cho địa điểm
nghiên cứu nói riêng và du lịch Ninh Bình nói chung. Khách du lịch quốc tế đến
Thủ đô với nhiều mục đích, tính hết tháng 9/2014, khách đến với mục đích du
lịch, nghỉ dưỡng chiếm tỷ trọng 80,4%, khách đến vì công việc chiếm tỷ trọng
16,3%. Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách hàng năm tăng
trung bình từ 18 - 20%. Năm 2008, Hà Nội đón 1,3 triệu lượt; năm 2009 do
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các dịch bệnh lượng khách là 1,01 triệu lượt;
năm 2010 với sự kiện Đại lễ kỷ niệm 1000 ngìn năm Thăng Long – Hà Nội và
năm Du lịch Quốc gia, lượng khách đến Hà Nội tăng mạnh, tổng số trên 1,7 triệu
lượt. Năm 2011 đón 1,89 triệu lượt khách quốc tế, năm 2012 đón trên 2,1 triệu
lượt khách quốc tế. Năm 2013 là 2,58 triệu lượt, ước tính năm 2014, con số này
sẽ lên tới ngưỡng 3 triệu lượt. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội cũng chiếm tỷ
trọng lớn hàng đầu cả nước, 5 năm trở lại đây, lượng khách trung bình hàng năm
chiếm trên 38 % tổng lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam. Năm 2008, Hà
Nội đón gần 7,7 triệu lượt, đến năm 2013 đã đón được gần 14 triệu lượt (Sở Văn
hóa và du lịch Hà Nội, 2008 – 2013). Số liệu được biểu diễn ở hình 2.3.
Số lượng khách du lịch đến Hà Nội rất lớn. Chính vì thế, chính quyền và
người dân đã có nhiều chính sách, biện pháp phù hợp để có được sự cân bằng bền
vững giữa các vấn đề môi trường, kinh tế, xã hội và văn hóa tiến tới phát triển du
lịch bền vững trong hiện tại và tương lai. Cần có sự tham khảo các chính sách và
sự thích ứng của người dân Hà Nội để có những biện pháp ứng dụng phù hợp với
điều kiện tại xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình và khu du lịch sinh
thái Tràng An.
11
Hình 2.3. Lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội
Nguồn: Sở VHTTDL Hà Nội (2014)
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ, MÔI
TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1. Phát triển du lịch tác động đến kinh tế tế thế giới
Bất chấp tình hình bất ổn và kinh tế khó khăn kéo dài ở một số quốc gia
và khu vực trên thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho hay lượng du
khách quốc tế năm 2015 vừa qua đã đạt hơn 1 tỷ lượt người, tăng hơn 4% so với
năm trước đó. So với năm 2014, lượng khách chu du ra nước ngoài (có nghỉ qua
đêm) tăng hơn 50 triệu lượt người. Năm 2015 cũng là năm thứ sáu liên tiếp lượng
khách du lịch quốc tế đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 4% trở lên. Pháp tiếp tục
là điểm đến hấp dẫn khách du lịch nhất thế giới, tiếp theo là Mỹ, Tây Ban Nha,
và Trung Quốc. Theo Tổng Thư ký UNWTO Taleb Rifai, du lịch quốc tế trong
năm 2015 đã tiến triển đến một tầm cao mới, thể hiện rõ vai trò của ngành đang
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người ở khắp nơi trên
thế giới. Các quốc gia cần tăng cường chính sách để thúc đẩy ngành du lịch tiếp
tục tăng trưởng, bao gồm tăng cường tính bền vững trong hoạt động du lịch và
phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện đi lại thuận lợi. Xét theo khu vực, trong
năm 2015, châu Âu, châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương đều đạt ngưỡng tăng
trưởng 5%. Các điểm đến ở Trung Đông tăng 3%, dữ liệu khách quốc tế của châu
Phi bị giới hạn nên số liệu sẵn có ước tính khu vực này giảm 3%, kết quả này chủ
yếu do sự yếu kém của ngành du lịch khu vực Bắc Phi vốn chiếm tới 1/3 lượt
12
khách đến cả khu vực. Chi tiêu của các thị trường như Nga và Brazil trước đây
vốn rất hào phóng nhưng hiện tại đã giảm đáng kể do nền kinh tế của các quốc
gia này đang gặp khó khăn cũng như sự mất giá của đồng ruble và đồng real so
với các ngoại tệ khác. Chỉ số lòng tin của UNWTO cho thấy năm 2016 vẫn sẽ là
một năm có triển vọng tốt đối với ngành du lịch, dù thấp hơn so với hai năm trước.
Dựa trên xu hướng hiện tại và triển vọng qua Chỉ số lòng tin, UNWTO dự đoán tăng
trưởng du khách quốc tế trong năm 2016 cũng sẽ ở mức 4%. Tính theo khu vực,
UNWTO dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ sẽ tăng mạnh nhất
với mức tăng là 4 - 5%, tiếp theo là châu Âu với mức tăng 3,5 - 4,5%. Trong khi đó,
số liệu tương ứng dự kiến của châu Phi và Trung Đông đều là 2 -5% (Viện nghiên
cứu phát triển du lịch, 2016).
2.3.2. Phát triển du lịch tác động đến môi trường thế giới
Du lịch là một con dao hai lưỡi. Ngành công nghiệp này đem lại nhiều lợi
ích về kinh tế cho người dân địa phương, nhưng đồng thời cũng kéo theo những
khó khăn trong việc kiểm soát số lượng du khách và bảo tồn vẻ đẹp của môi
trường tự nhiên. Trên thế giới có rất nhiều thiên đường du lịch nổi tiếng đang là
những bãi chứa rác thải. Đây là hệ quả của việc phát triển du lịch quá mức mang
lại. Sau đây là một số ví dụ điển hình được đưa ra:
Du lịch là nguồn thu chính của quần đảo Hawaii, thu hút hơn 3 triệu khách
du lịch mỗi năm nhờ những bải biển tuyệt đẹp, khí hậu ôn hòa và nhiều hoạt
động trên biển thú vị.Cũng nằm trong quần đảo thiên đường Hawaii nhưng
Kamilo lại có một số phận khác, khi trở thành nơi chứa rác thải của đại dương.
Kamilo là bãi biển nằm ở phần mũi đông nam xa xôi của Đảo Lớn của Hawaii,
nơi dòng xoáy đại dương mang theo rác thải từ khắp tây bắc Thái Bình Dương và
những vùng nước ngoài khơi Bắc Mỹ, Nhật Bản, biến nơi đây thành bãi rác
khổng lồ. Theo truyền thống, người dân địa phương sẽ đi thu thập những rác thải
lớn trôi dạt vào bờ, nhưng dường như điều đó là không đủ. Cho tới nay, lượng
rác gần như đã phủ kín xấp xỉ 2 km đường bờ biển. Gần 90% số rác thải này là
nhựa. Trái với những hiểu biết thông thường, khối rác thải này không thể nhìn
thấy được qua hình ảnh vệ tinh. Hàng triệu những mảnh nhựa trôi nổi, hoặc chìm
trong nước, cho đến khi tất cả bị trôi dạt vào bờ. Những năm gần đây, nhiều cộng
đồng tình nguyện đã nỗ lực để làm sạch bờ biển nhưng chỉ có thể loại bỏ 15 - 20
tấn rác thải mới mỗi năm. Phần nhiều trong số đó vẫn còn sót lại, tạo thành
13
những cột rác cao tới 3 mét. Allison Cobb, một du khách từng đến đây cho biết:
"Dù đã nghe nói về Kamilo nhưng tôi vẫn bị sững sờ khi đến. Kamilo là hòn đảo
duy nhất ở Hawaii vắng bóng khách du lịch. Nơi này chỉ có những người dân địa
phương và tình nguyện viên đi thu nhặt rác, dù đáng lẽ ra nó phải nhận được
nhiều hơn thế". Theo Alison, cô tìm được khá nhiều thứ thú vị tại đây, trong đó
có cả những thư trong chai gửi từ những năm 50 hoặc 60. Điều đáng tiếc nhất là
hòn đảo có nhiều phong cảnh rất đẹp nhưng không thể tận dụng để biến thành
điểm du lịch. Tuy nhiên, khi đến Kamilo, hầu hết du khách đều sẽ có cảm thấy
cần ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường (Nguyễn Huyền, 2015).
Mỗi năm có hàng trăm người cố gắng để lên đỉnh núi cao nhất thế giới và
để lại trên đường đi một lượng rác và chất thải không nhỏ. Cái tên Everest mang
đến niềm tự hào cho bất kỳ ai từng đến đây, tự hào khi vượt qua nhiều thử thách,
chinh phục thành công đỉnh núi của thế giới. Hàng nghìn người đã đặt chân lên
đỉnh núi danh giá kể từ khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay lần đầu tới đây
năm 1953. Tính riêng năm 2013, có 658 khách leo núi chỉ trong 2 tháng mùa
xuân. Năm 2012, chỉ riêng một ngày có tới 234 khách đặt chân lên đỉnh núi. Kết
quả đỉnh núi của thế giới ngày càng trở nên đông đúc. Hàng dài người chờ đợi
dưới các điểm leo khó khăn nhất. Tuy nhiên, nhiều người đến rồi đi và vô tình
hay cố ý đang làm ô nhiễm nơi đây. Theo báo cáo của trường Grinnell College
2015, ước tính có khoảng 12 tấn phân người xả ra trên núi mỗi năm hoặc bị chôn
vùi trong tuyết xung quanh bốn khu cắm trại gần đỉnh hoặc ở trong các nhà vệ
sinh thô sơ xây gần nguồn cung cấp nước. Khoảng 50 tấn rác từ các khung lều
trại bị vỡ, vỏ bình chứa oxy tới túi bọc thức ăn hình thành khắp đường leo lên
núi, chưa kể cả các xác chết nửa chôn vùi của hơn 200 người leo núi thiệt mạng.
Trên hành trình của mình, các nhà leo núi bỏ lại phía sau nhiều thiết bị, thực
phẩm, vỏ nhựa, lon nhôm, lều bạt... Theo ước tính, có khoảng 26.000kg rác –
tương đương với 20 chiếc ô tô gia đình – nằm rải rác trên ngọn núi. Bởi thế, lâu
nay đỉnh Everest còn có thêm biệt danh "bãi rác cao nhất thế giới". Năm 2014,
chính phủ Nepal yêu cầu mỗi người leo núi trên đường đi xuống phải mang về ít
nhất 8 kg rác hoặc sẽ bị phạt 4.000 USD. Một số công ty thám hiểm tổ chức
chuyến đi tình nguyện dọn rác trên núi. Sherpas tên gọi của những hướng dẫn
viên người địa phương trên đỉnh Everest còn được nhận tiền thưởng khi mang
thêm rác xuống sau mỗi chuyến dẫn khách. Năm 2013, một đoàn thám hiểm liên
quân Ấn Độ - Nepal đã thu về được lượng rác ấn tượng lên tới 4,4 tấn chỉ trong 6
14