Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

BÁO cáo THỰC HÀNH CÔNG tác xã hội cá NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
----------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Sinh viên

: Phùng Thị Ngọc Linh

Lớp

: k62b

GV hướng dẫn

: Tô Phương Oanh

Cơ sở thực hành : Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức (xóm 3,
Đông ngạc , Từ Liêm, Hà Nội )


HÀ NỘI - 2014

Lời cảm ơn
Trong thời gian đến thực hành một tháng rưỡi tại trung tâm chăm sóc
người cao tuổi Thiên Đức vừa qua ,bản thân em đã được trải nghiệm rất nhiều
và hiểu sâu thêm về nghề công tác xã hội mà em đang theo đuổi .Mọi kiến
thức mà em đã được thầy cô giảng dạy giờ đây đã có một cơ hội tốt để áp
dụng vào thực tế .Em không còn bỡ ngỡ khi gặp các cụ nữa ,tâm lý dường


như thoải mái hơn rất nhiều .Nếu như trước kia trong công tác xã hội cá nhân
chúng em được học về tâm lý của người cao tuổi lúc đầu thì cả thấy rằng chắc
khi tới trung tâm thực hành có thể bị các cụ mắng hoặc không thích nói
chuyện thì giờ đây tâm lý ấy đã không còn ,các cụ trong trung tâm hết sức cởi
mở và quý mến đoàn sinh viên chúng em khi tới trung tâm chăm sóc và làm
việc với các cụ
Để có được điều này ,trước hết em xin được gửi lời biết ơn trân thành
tới ban chủ nhiệm khoa Công tác xã hội của trường Đại học Sư phạm Hà
Nội .Toàn thể các thầy cô trong khoa công tác xã hội đặc biệt là em xin được
gửi lời cảm ơn tới cô giáo Tô Phương Oanh người đã chịu trách nhiệm hướng
dẫn em trong đợt thực hành này .đã tạo điều kiện để cho em và các bạn có
một môi trường thực hành hết sức thiết thực và bổ ích ,có lẽ ấn tượng về trung
tâm Thiên Đức với những anh chị điểu đưỡng viên hết sức quan tâm ,tận tình
chỉ bảo ,tới chị Hương y tá trưởng ,đặc biệt là giám đốc trung tâm ông
Nguyễn Tuấn Ngọc tất cả đã tạo cho em một sự ấm cúng ,niềm vui khi tới
trung tâm bởi sự trân thành ,cởi mở,dẫn dắt của họ
Tiếp theo em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình ,bạn bè đặc biệt là các
thành viên trong nhóm em : Bạn Xuân Nhất –nhóm trưởng ,bạn Tươi ,Đức
Thủy ,bạn Ngái ,bạn Oanh ,bạn Tô Phương các bạn đã cùng nhau đoàn kết
nhắc nhở, đôn đốc các thành viên trong nhóm để có thể tới trung tâm làm tốt
đợt thực hành ,không thể thiếu là gia đình đã động viên ,khích lệ và tạo mọi
điều kiện đầy đủ nhất để em có thể tới trung tâm thực hành mà không phải
quá lo lắng về một điều gì cả !
Em xin trân thành cảm ơn
Hà nội, ngày 17/11/2014

2


Mở đầu

Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người
lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên. Pháp lệnh người cao tuổi
ở Việt Nam (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định:
"người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân
cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội".
Trong chu kỳ cuộc sống ,người cao niên thường trở lại giai đoạn phải
lệ thuộc vào gia đình như đã lệ thuộc vào cha mẹ trong tuổi ấu thơ .Đó là vì
khi tới tuổi cao ,khả năng làm việc của họ giảm bớt ,lại có khả năng nảy sinh
ra một số bệnh liên hệ tới tuổi già ,khiến họ mất khả năng tự túc ,tự tồn ,thậm
chí cả mất khả năng hiểu biết .Tuy nhiên ,người già lại là những người đã
từng trải nên có rất nhiều vốn kinh nghiệ trong cuộc sống ,những lời khuyên
của họ là một bài học sâu sắc cho con cái noi theo .Ngoài ra ,người già tuy có
thể không thể làm trụ cột về kinh tế cho gia đình nhưng người già lại có thể
giúp đỡ con cháu trông nom nhà cửa ,con cháu hay những cụ già minh mẫn
,khỏe mạnh còn có thể giúp đỡ con cháu trong việc nội trợ ,nấu nướng .vai trò
của người già là hết sức quan trọng với xã hội
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kính trọng người già. Người
xem những vị thượng thọ “là của quý giá của dân tộc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chủ trương “vận động tất cả lực lượng không để sót một người dân nào góp
thành lực lượng toàn dân”, trong đó, giới phụ lão có vai trò đặc biệt quan
trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về “tuổi cao, chí càng cao”.
Cả cuộc đời Bác luôn chiến đấu hy sinh không mệt mỏi vì dân, vì nước quên
cả tuổi già, quên cả bản thân. Truyền thống của người Việt Nam là "uống
nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", làm con cái thì phải biết chăm
sóc thương yêu cha mẹ, nhất là khi cha mẹ tuổi tác cao. Đạo lý này đã trở
thành một nếp nghĩ cố định trong tư tưởng của nhiều người Việt. Không thể
phủ nhận được tầm quan trọng của người cao tuổi trong xã hội .người cao tuổi
là những người đã có những cống hiến hết mình cho cuộc sống ,có những trải
nghiệm đầy đủ về cuộc sống .lúc còn trẻ có thể họ là quan to ,chức lớn ,hay là
những người dân bình thường ,nhưng tất cả họ đã có những cống hiến đáng kể

cho gia đình nói riêng và cho toàn xã hội nói chung .đối với gia đinh ,họ tần
tảo vất vả một đời nuôi con cái ,chăm lo xây dựng sự nghiệp cho các con nên
người ,công sinh thành giáo dưỡng ấy mãi mãi được con cháu đời đời biết ơn
và ghi nhận .đối với xã hội ,.họ là lực lượng lao động chính ,tạo ra của cải ,vật
chất cho xã hội ,góp phần là xã hội thêm giàu đẹp và văn minh .đến khi họ về
già họ lại có sự góp sức của mình để không tăng thêm gánh nặng cho con
cái ,tuy nhiên ,cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi ,được cái nọ thì
sẽ mất cái kia . không phải ai ai khi đến tuổi già thì sức khỏe vẫn bền bỉ ,dẻo
dai như thời còn trẻ được ,nhất là các cụ đã ngoài tuổi 80 .các bệnh lý thường
hay gặp phải ở các cụ đó là loãng xương,giảm trí nhớ ,tầm nhìn kém,bệnh tiểu
đường ,bệnh cao huyết áp ,bệnh tim mạch , bệnh ung thư,bệnh xương
khớp ...vv và còn rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Đôi khi con cái hay gia
3


đình của họ vì không có điều kiện về thời gian hay về hiểu biết khi chăm sóc
người già nên thường gây cho các cụ những tâm lý chán chường ,bất lực và
cả giác cô độc khi các con cái họ đi làm bận rộn cả ngày .
Xã hội ngày càng phát triển ,con người ngày càng năng động và sáng tạo
.những vấn đề xã hội dường như đã được quan tâm một cách hết sức thiết
thực đặc biệt là những nhu cầu cần thiết cho người cao tuổi .mô hình viện
dưỡng lão dành cho người cao tuổi thực sự là một mô hình hết sức thiết thực
và lý tưởng đối với những người cao tuổi ,ở nơi đây họ sẽ được chăm lo một
cách toàn diện và đầy đủ về sức khỏe ,tinh thần mà có khi ở nhà gia đình họ
không thể nào mà lo lắng chu đáo được hết cho các cụ .
Một số ý kiến cho rằng việc đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão là một
việc làm đi ngược lại với truyền thống và làm thay đổi hoàn toàn quan niệm
về giá trị gia đình. Việc con cái gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão rồi bỏ bê,
không quan tâm là việc làm rất đáng lên án song với những người con vì quá
bận rộn, sức khỏe không cho phép thì việc gửi cha mẹ tới các trung tâm chăm

sóc người già rồi tới thăm nom thường xuyên là việc làm có thể chấp nhận
được. Nếu nhìn rộng ra, đây sẽ còn là một xu hướng phát triển tất yếu của xã
hội, đặc biệt là khi chỉ vài chục năm nữa thôi, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ
dân số già hóa.
Có thể thấy việc đưa cha mẹ, người thân tuổi cao sức yếu tới các viện
dưỡng lão tư nhân đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình có kinh tế khá giả,
đủ đảm bảo cho các khoản phí phải nộp hàng tháng. Theo khảo sát chung,
ngoài các Trung tâm Bảo trợ Xã hội của Nhà nước, ngày càng có thêm các
trung tâm chăm sóc người già, viện dưỡng lão tư nhân mọc lên. Riêng ở Hà
Nội có thể kể tới các cái tên nổi bật như: Trung tâm chăm sóc người cao tuổi
Thiên Đức, trung tâm Phù Đổng, Nhà tuổi vàng, trung tâm dưỡng lão Nhân
Ái… Những địa chỉ này đều được trang bị cơ sở hạ tầng, phòng ốc, khuôn
viên thuận tiện cho người già sinh hoạt và nhân viên chăm sóc cũng được
huấn luyện, đào tạo bài bản. Chi phí dao động khoảng 5 – 8 triệu
đồng/cụ/tháng, có nơi còn cung cấp dịch vụ cao cấp hơn với hơn chục triệu
đồng một tháng.
Trong đợt thực hành cá nhân này em có được nhà trường giới thiệu cho
em tới trung tâm chăm sóc người cao tuổi thiên đức (xóm 3 –đông ngạc-từ
liêm-hà nội) với sự dìu dắt hướng dẫn của cô tô phương oanh .thực sự em
cũng chỉ nghe nói có những viễn dưỡng lão ở các nước ngoài đặc biệt ở các
nước đang phát triển như nước mỹ ,nước anh ..vv . chứ ở việt nam thì mô
hình này còn rất ít và hạn chế về số lượng ,nhưng về chất lượng thì lại rất tiên
tiến .rất tốt không kém gì so với những trung tâm ở nước ngoài mà em đã đọc
và tìm hiểu
Đến với Trung tâm Nuôi dưỡng người cao tuổi Thiên Đức (Đông Ngạc, Từ
Liêm, Hà Nội) vào một buổi sáng sớm , trước mắt em là cảnh các cụ ông
đang đánh cờ rất rôm rả, còn các cụ bà tụm lại trò chuyện với nhau, cụ đọc
báo, cụ kể chuyện gia đình, có cụ đang tiếp người thân đến chơi... Ở một khu
khác, các cụ bị bệnh nặng, không đi lại được đã có các điều dưỡng viên đẩy
xe lăn đi dạo xung quanh khuôn viên, cụ thì đang trong phòng tập phục hồi

4


chức năng. Dù quy mô không quá lớn, với 6.000m2 nhưng trung tâm cũng đã
xây dựng 26 phòng ở, 3 phòng chăm sóc tích cực và 1 phòng phục hồi chức
năng, đảm bảo cho hơn 200 cụ đang sinh hoạt, dưỡng bệnh ở đây. Vì nằm
tách biệt với khu dân cư và có khuôn viên khá rộng nên không gian ở Thiên
Đức khá yên tĩnh, phù hợp với nhu cầu tĩnh tại của người cao tuổi.
Ông Nguyễn Tuấn Ngọc(giám đốc trung tâm ) cho biết: Từ khi thành
lập đến nay đã 17 năm, trung tâm đã chăm sóc và điều trị cho hàng trăm cụ
mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo... đều có phục hồi đáng mừng. Có cụ
khi vào thì bị liệt nửa người nhưng sau một thời gian điều trị và dưỡng bệnh ở
đây đã đi lại được và được con cháu cụ đón về nhà. Có cụ thì bệnh tình
thuyên giảm nhưng lại muốn ở lại trung tâm. Ông Ngọc bày tỏ, từ khi thành
lập trung tâm ông có tham vọng cởi bỏ tâm lý cho rằng, đưa cha mẹ vào viện
dưỡng lão là bất hiếu đã tồn tại lâu nay. Thay vào đó là sự tin tưởng rằng, ở
đây các cụ sẽ được chăm sóc một cách tốt nhất với đầy đủ các chuyên khoa
điều trị bệnh.
Đối với bản thân em ,trải qua một tháng rưỡi đi thực hành tại trung
tâm .em nhận thấy rằng .mô hình chăm sóc người cao tuổi thật sự là một mô
hình hoàn toàn hữu ích và thiết thực .đặc biệt khi tới nơi đây _trung tâm chăm
sóc người cao tuổi thiên đức . Rõ ràng, với yêu cầu xã hội mới thì những tư
tưởng cố hữu rằng, chỉ có người cô đơn, không nơi nương tựa mới phải đưa
vào viện dưỡng lão cần được thay đổi. Bởi thực tế cho thấy, ngay bản thân
người cao tuổi, đã rất nhiều cụ dù có con cái đuề huề vẫn chọn cho mình
trung tâm là chốn nghỉ dưỡng lúc tuổi già. Tâm lý ai khi về già cũng muốn
được quây quần bên con cháu nhưng cuộc sống hiện đại, công việc tất bật tối
ngày thì việc gặp mặt giữa các thành viên trong gia đình nhiều khi trở thành
xa xỉ. Việc tự tay chăm sóc được cha mẹ lúc về già là một điều tuyệt vời,
nhưng trong xã hội mà công việc đòi hỏi nhiều thời gian như hiện tại thì rất

nhiều người khó có thể thực hiện trách nhiệm của mình. Vậy nên, tình trạng
cha mẹ bị “lãng quên” trong chính gia đình mình là thường xuyên xảy ra.
Chọn giải pháp đưa các cụ vào trung tâm để có bầu bạn, vừa có các chuyên y
chăm sóc được tốt hơn… thì viện dưỡng lão đâu phải là xấu?

5


Nội dung thực hành

PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1. Miêu tả cơ sở nơi sinh viên thực hành
2. Ý kiến đánh giá và nhận xét của sinh viên về cơ sở thực hành
PHẦN 2. BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. Bối cảnh chọn thân chủ
2. Hồ sơ xã hội của thân chủ
Thông tin cá nhân thân chủ:
Các thông tin khác về thân chủ như:
Thông tin môi trường thân chủ:
Vấn đề của thân chủ:
3. Kế hoạch tác nghiệp
Ngày giờ

Địa điểm

Công việc

4. Tiến trình làm việc với thân chủ
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ
Giai đoạn 2: Nhận diện vấn đề

Giai đoạn 3: Thu thập thông tin.
Giai đoạn 4: Đánh giá, chẩn đoán
Giai đoạn 5: Lên kế hoạch giải quyết vấn đề
Thời
gian

Địa điểm

Nội dung công Người
việc trợ giúp

thực Kinh phí

hiện

Giai đoạn 6: Thực hiện kế hoạch (giải quyết vấn đề)
Giai đoạn 7: Lượng giá kết quả
6

Ghi
chú


PHẦN 3. TỰ LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH
1. Những bài học và kinh nghiệm
2. Những thay đổi bản thân
PHẦN 4. Ý KIẾN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 4
PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM

Nội dung vấn đàm

Kỹ năng sử dụng

Nhận xét, cảm nghĩ

Phần 1: Khái quát về cơ sở thực hành
7


A .LỊCH SỬ THÀNH LẬP CỦA TRUNG TÂM
Vào những năm đầu của thế kỷ 21, trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, có rất
nhiều các trường học, phòng khám và bệnh viện tư nhân mọc lên ở Hà Nội,
song chưa có nơi nào dành riêng cho việc chăm sóc.
Người cao tuổi có một người đàn ông luôn trăn trở với suy nghĩ: “Phải
làm gì đẩy để cho những Người cao tuổi có nơi tĩnh dưỡng lúc cuối đời, để
được hưởng sự chăm sóc, báo hiếu của con cháu?!”. Từ những trăn trở đó,
ông đã nung nấu quyết tâm xây dựng nhà dưỡng lão theo mô hình dịch vụ đầu
tiên tại Hà Nội, nơi dành riêng cho những bậc cao niên. Với 13 năm kinh
nghiệm làm việc tại bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội trong vai trò trợ lý của
giáo sư Nguyễn Văn Xang – Giám đốc bệnh viện và được sự hướng dẫn tận
tình của giáo sư Ngô Hy – Giám đốc Trung tâm bác sĩ gia đình, ông Nguyễn
Tuấn Ngọc đã thanh flập và xây dựng trung tâm chăm sóc sức khỏe Người
cao tuổi Minh Khai – Từ Liêm vào tháng 04/2001. Vì đây là một mô hình
hòan tòan mới tại Việt Nam nên hầu như rất ít người chấp nhận đưa bố mẹ
vào nhà dưỡng lão vì cho rằng làm như vậy là bất hiếu. Trong 3 năm đầu, với
một nghề mới, gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, tưởng như phải bỏ dở giữa
chừng nhưng với một niềm tin mãnh liệt, ông Nguyễn Tuấn Ngọc vẫn quyết
tâm tiếp tục xây dựng và phát triển trung tâm. Ông không ngừng nghiên cứu,
liên hệ với các nhà dưỡng lão ở các nước tiên tiến như Đài Loan, Nhật Bản,

Mỹ, Đức để học hỏi mô hình này. Đồng thời ông đẫ tập hợp được một đội ngũ
nhân lực gồm các bác sĩ, y tá, điều dưỡng trẻ, đầy nhiệt tình và tận tụy. Ông
đã trực tiếp “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên từ các kỹ
năng chăm sóc cho đến cách giao tiếp lễ phép với Người cao tuổi. Ông dành
rất nhiều thời gian để trò chuyện với các cụ, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
cũng như hòan cảnh gia đình của từng cụ để từ đó đưa ra chế độ và phương
pháp chăm sóc phù hợp.
Bằng tất cả nhiệt huyết của mình, ông đã đào tạo được một đội ngũ
nhân lực tốt nhất, họ đã đem những kiến thức và sự thành thạo của mình để
phục vụ cho những Người cao tuổi đến sống tại trung tâm, để các cụ có cảm
8


giác như đang được sống trong chính ngôi nhà của mình. Với sự tận tụy chăm
sóc cho các cụ và cái tâm dành cho Người cao tuổi, trung tâm đã dần đón
nhận được sự tin yêu và tín nhiệm của các cụ cũng như con cháu của họ.
Tháng 4/2001, Trung tâm chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi Từ Liêm –
thân của Trung tâm chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi Thiên Phúc được bắt
đầu xây dựng trên diện tích 500m2 với 20 phòng ở, 01 hội trường và 01 sân
chơi. Tháng 10/2004 trung tâm đã mở rộng thêm 900m2 thành một khu hoàn
chỉnh với 45 phòng ở, 03 hội trường và 01 phòng tập phục hồi chức năng,
nâng tổng số giường lên tới 150 giường.
Với tiêu chí ngày càng hòan thiện hơn, vào tháng 4/1009, ông Nguyễn Tuấn
Ngọc quyết định thành lập thêm trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng Người
cao tuổi Thiên Phúc thuộc Công ty cổ phần an dưỡng đường Thiên Phúc tại
Xóm 3- xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Đây là trung tâm được xây dựng
theo mô hình của Nhật Bản và của Đức với khu nhà ở cao cấp để dáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội
B. MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ SỞ
Là mô hình dịch vụ đầu tiên với mục đích lấy thu bù chi.

Dần dần xoá bỏ quan niệm cũ cho rằng: "Con cái đưa bố mẹ vào nhà dưỡng
lão là bất hiếu”
Cung cấp các dịch vụ đa dạng, độc đáo và hòan chỉnh nhất trong chăm sóc
Người cao tuổi.
Mang đến cho Người cao tuổi một môi trường sống vui vẻ, ấm áp và tràn
đầy tình yêu thương để họ cảm nhận được nơi đây thực sự là ngôi nhà thứ
hai của họ.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
Trung tâm đã tạo nên được những đặc tính riêng biệt cho dịch vụ chăm sóc
và nuôi dưỡng người cao tuổi từ chất lượng phục vụ, môi trường thân thiện,
ấm cúng cho các cụ đến nghĩ dưỡng tại đây. Bằng sự tận tụy của các y bác sĩ,
9


các kỹ thuật viên cùng các kỹ năng chuyên môn thành thạo,họ đã hướng dẫn
người cao tuổi tuân theo chế độ sinh hoạt và tập luyện điều độ, khoa học giúp
các cụ duy trì và hồi phục sức khỏe một cách tốt nhất.
Các cụ vào sống trong trung tâm đều được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và
được kiểm tra các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ hành ngày.
Mỗi buổi sáng các cụ đều được hướng dẫn tập thể dục dưỡng sinh, tập thở
đúng cách để tăng cường thể lực.
Các cụ còn được xoa bóp, bấm huyệt hàng ngày hoặc được các y tá hướng
dẫn tập phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe cho các cụ như: cho các cụ
ngâm chân bằng thuốc nam giúp tăng cường lưu thông khí huyết và thư giản
trong mùa lạnh

Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng các cụ trung tâm còn quan
tâm chăm sóc đến đời sống tinh thần tâm linh cho các cụ nữa:
Trung tâm đã tạo được một môi trường thân thiện, ấm áp giống như một gia

đình.
Tổ chức các buổi mít tinh trong các ngày lễ lớn, các hoạt động giao lưu với học sinh mầm
non và các sinh viên đại học, trung cấp; Tổ chức mừng sinh nhật các cụ theo tháng; tổ
chức các câu lạc bộ: thơ, đánh cờ, khiêu vũ, câu lạc bộ sống vui- khỏe-có ích; tổ chức các
buổi đi dã ngoại, đi lễ chùa… Đây chính là các liệu pháp tâm lý giúp các cụ hòa mình với
cộng đồng và giảm thiểu chứng trầm cảm

10


C.CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CHĂM SÓC TẠI ĐÂY
Đó là những người cao tuổi trên 60 tuổi trở lên , họ có thể là những
người còn khá minh mẫn hay các cụ bị lẫn , các cụ gặp phải những bệnh lý
tuổi già như: bệnh tiểu đường , cao huyết áp , bị liệt ,bị giảm khả năng nhìn
kém .... hầu hết các cụ đều có gia đình và người nhà .nhưng do điều kiện
chăm sóc và thời gian hạn hẹp , vì muốn cha mẹ , ông bà mình có thể có một
điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất mà gia đình và người nhà đã đưa họ tới
trung tâm
11


D. CHỨC NĂNG CỦA CƠ SỞ
Sau hơn 10 năm hoạt động, trung tâm đã xây dựng, phát triển trung tâm
thành một hệ thống dưỡng lão bao gồm 250 giường, được chia thành nhiều
khu và nhiều loại phòng phù hợp với từng nhóm bệnh cần chăm sóc
1. KHU CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Cần cho những cụ rất yếu cần chăm sóc nhiều về y tế: Những cụ sau giai
đoạn điều trị tích cực tại bệnh viện, nay đã ổn định về bệnh lý, cần có nơi
chăm sóc để hồi phục sức khỏe. Khu chăm sóc được đầu tư thiết bị y tế đầy
đủ với: hệ thống oxy trung tâm, máy tạo oxy , máy hút đờm dãi… Đảm bảo

xử lý ban đầu cho các cụ khi có tai biến thứ phát xảy ra và chuyển tới các điều
kiện chuyên khoa tạm thời. Ở đây, các cụ sẽ được theo dõi 24/24h và chăm
sóc một cách tốt nhất để có thể mau chóng hồi phục sức khỏe

2 . KHU CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT
Là nơi dành riêng cho các cụ có bệnh lý tuổi già. Tại đây, các cụ được hướng
dẫn mọi sinh hoạt các nhân và được giúp đỡ để hòa nhập với cuộc sống cộng
đồng

12


3. KHU DÀNH RIÊNG CHO CÁC CỤ MINH MẪN
- Được sắp xếp, bố trí thành từng góc riêng cho từng cá nhân, có quạt điện, ti
vi, tử đựng quần áo riêng biệt, có phòng vệ sinh và phòng tắm khép kín.

4. PHÒNG VIP
Trung tâm còn thiết kế một căn hộ nhỏ dành riêng cho một cặp vợ
chồng, gồm phòng ngủ, một phòng khách, phòng ăn, một buồng tắm
có bồn thư giãn. Phía bên ngoài là một sân nhỉ có bể cá, cây cảnh non
bộ và một vườn nhỏ với nhiều loại hoa tạo nên một phong cảnh rất trữ
tình

MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIỚI THIỆU QUA VỀ KHUÔN VIÊN CỦA
TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI THIÊN ĐỨC :

13


Sân trước


Khu hành lang trái

hành lang phải

Phòng chăm sóc các cụ

14


Phòng chăm sóc tích cực

Chăm sóc đặc biệt

Phòng dành cho một người

15


Hội trường

Phòng VIP

Phòng 4 người

16


Nơi thư giản


Ban Phật tại trung tâm

F. VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH CỘNG ĐỒNG
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức là một địa chỉ đáng tin cậy
cho các gia đình khi họ có nhu cầu muốn được gửi người thân của mình tới
đây _ họ là những người cao tuổi , sức khỏe kém và trong số họ là có cả
những người bị lẫn , bị liệt nửa người , không có khả năng đi lại hoặc không
nhìn thấy gì cả . Trung tâm thiên đức với đội ngũ y bác ỹ .điều dưỡng viên
dày dặn kinh nghiệm tâm huyết với nghề sẽ giúp gia đình giảm bớt đi nỗi lo
toan trong cuộc sống bộn bề này , những gia đình có người già vẫn có thể an
tâm đi làm hoặc đi đâu đó mà người thân của họ vẫn có thể được chăm sóc
một cách tốt nhất , chu đáo nhất , nhiệt tình nhất ,nhiều người có quan niệm
cho rằng khi gửi người thân vào viện dưỡng lão là sự bất hiếu của con cái ,
thế nhưng , nếu như con cái quá bận rộn , phải lo toan tất bật với việc nhà ,
việc nước , con cái ...vv... mà không có thời gian nhiều để trò chuyện , chăm
sóc cho cha mẹ của mình , hay cũng như không có một chút kinh nghiệm gì
về việc chăm sóc người già , điều đó sẽ làm cho người thân của họ yếu dần
17


đi , có bệnh trong người mà không được sớm phát hiện kịp thời , do con cái
của họ không có kinh nghiệm gì trong việc chăm sóc người cao tuổi thì điều
đó lại càng là bất hiếu hơn . như vậy ,có thể thấy rằng :trung tâm chăm sóc
người cao tuổi Thiên Đức không chỉ giúp gia đình có người cao tuổi có thể
làm tròn chữ hiếu của mình , yên tâm đi làm và lo toan mọi thứ cho cuộc sống
, thì bên cạnh đó trung tâm còn tạo thêm nguồn việc làm cho những người đã
tốt nghiệp ở các trường đại hoc, cao đẳng ,trung cấp ,,..vv.. mặt khác , trung
tâm còn là ngôi nhà chung thứ hai cho các cụ cao tuổi nơi đây , sống ở trung
tâm , các cụ không chỉ được chăm sóc chu đáo , nhiệt tình mà các cụ còn
được vui chơi , giải trí , được khám sức khỏe thường xuyên , định kỳ , đượ trò

chuyện , giao lưu ,...vv .Trong bối cảnh đất nước đang trên đà đi lên , phát
triển , việc có càng thêm nhiều các trung tâm như vậy sẽ là bước phát triển
lớn cho đất nước cho thấy mô hình an sinh , phú lợi của đất nước ngày càng
phát triển , trung tâm vừa tạo một khoản không nhỏ ngân sách cho nhà nước
mà bện cạnh đó trung tâm còn là một mô hình lý tưởng cho mọi người , mọi
nhà có người cao tuổi cần có được sự chăm sóc chu đáo , nhiệt tình , có kinh
nghiệm như vậy

2. Ý kiến đánh giá và nhận xét của sinh viên về cơ
sở thực hành

Nhìn chung , sau một tháng rưỡi được thực hành tại trung tâm chăm sóc
người cao tuổi thì ấn tượng của em về trung tâm đầu tiên chính là cơ sở vật
chất , hạ tầng của họ . trung tâm nằm sâu tronng một ngõ và là một địa điểm ,
không gian hết sức yên tĩnh đối với các cụ . Tránh xa ồn ào , náo nhiệt bên
ngoài , tạo một không gian hài hòa , thanh tịnh cho các cụ . Bện cạnh đó trang
thiết bị vật chất tiên tiến , hiện đại hỗ trợ cho việc chăm các cụ được tốt nhất ,
khao học nhất . Khi tới trung tâm , thiện cảm khó phai mờ của tôi đó là cách
cư xử , nói chuyện với mọi người hết sức nhã nhặn , từ tốn của các nhân viên
tại đây , sự ân tình , niềm nở , tác phong làm việc nghiêm túc của giám đốc
trung tâm , cùng đó là nét rạng rỡ , hồ hởi của các cụ khiến cho lòng tôi cảm
thấy hết sức ấm áp , nghĩa tình khi được tới trung tâm thực hành . Trải qua
hơn một tháng thực hành được mắt thấy , tai nghe , chứng kiến mọi hoạt động
của cơ sở giành cho người cao tuổi thì mới cảm nhận được rằng , đây quả
thực là nơi đáng tin cậy khi người thân có ý định gửi các cụ cao tuổi vào đây ,
những người cao tuổi họ không chỉ được chăm sóc nhiệt tình , chu đáo mà họ
còn được vui chơi, trò chuyện , được giao lưu , kết bạn , được thăm khám sức
khỏe nhiệt tình , cẩn thân . hầu như khi đã tới đây , tâm trạng của các cụ đều
cảm giác vui vẻ , thoải mái .Tuy nhiên việc cảm giác nhớ nhà cũng là điều
khó tránh khỏi ,khung thời gian làm việc , nghỉ ngơi của trung tâm hết sức

khoa học , các chế độ ăn uống dành riêng cho từng cụ , tùy thuộc vào tình
trạng thể chất , sức khỏe hiện tại . Nhân viên làm việc có quy củ , nề nếp theo
sự quán xuyến nhiệt tình , có trách nhiệm của cấp trên ,tất cả tạo thành một
nơi lý tưởng , một mái nhà chung tuyệt vời cho các cụ ,quả thực , theo cách
18


mà tôi cảm nhận thì trung tâm thực sự là một nơi đáng tin cậy cho mọi người ,
mọi nhà khi có ý định gửi người thân tới đây ,!

PHẦN 2. BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN

1. Bối cảnh chọn thân chủ
Trung tâm Thiên Đức là nơi mà nhà trường đã giới thiệu cho tôi và các
bạn sinh viên khoa công tác xã hội trường đại học Sư phạm Hà Nội tới đây
thực tập lần này , trong đợt thực hành này , chúng tôi được sự hướng dẫn của
cô Tô Phươn Oanh - giảng viên của trường và sự chỉ bảo của các anh chị điều
dưỡng và nhất là chị y tá trưởng, họ đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm
và lựa chọn thân chủ cho bản thân mình và qua đây tôi đã tìm kiếm được thân
chủ của mình trong quá trình thực hành dựa trên sự quan sát , tìm hiểu về thân
chủ qua sự giới thiệu của chị y tá trưởng cũng như là thông qua các buổi được
trò chuyện , tiếp xúc với thân chủ tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi
Thiên Đức
2. Hồ sơ xã hội của thân chủ
Thông tin cá nhân thân chủ:
Họ và tên: Dương thị Báu ( tên thường gọi Dương thị Hiền Thanh )
Giới tính:cụ bà
Năm sinh: sinh năm 1920
Nơi sinh: Hải Dương

19


Hiện cư ngụ tại: Quan Hoa , Cầu Giấy , Hà Nội ( hiện tại thì đang
được chăm sóc tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức _ xóm 3 _
Đông Ngạc _Từ Liêm _ Hà Nội
Các thông tin khác về thân chủ như:
- Quá trình sinh sống và lớn lên.
Bản thân cụ trước cũng từng có thời gian đi học làm người mẫu chuyên
nghiệp sau khi mà đã tốt nghiệp phổ thông , cụ là một người hòa đồng , vui vẻ
, được mọi người xung quanh quý mến , cụ thương người và có sự say mê
trong công việc , khi đã lập gia đình cụ chăm lo cho gia đình và các con của
cụ , nhìn chung cụ là người hết sức đôn hậu . hiện tại do sức khỏe đã yếu đi
phần nào nên cụ được các con gửi vào trung tâm nhằm hỗ trợ , chăm sóc sức
khỏe chho cụ một cách tốt nhất
- Tình trạng học vấn, chuyên môn.
Trình độ học vấn 12/12 . cụ đi nhiều nơi đặc biệt là đi mỹ nên cụ biết tiếng
anh và thành thạo tiếng anh .trước cụ là người mẫu . sau này thì cụ hay đi lễ
chùa , cúng báo cầu may cho con cái làm ăn phát đạt , thuận buồm xuôi gió
,và đi làm lễ cho mọi người
-Tình trạng nghề nghiệp.
Hiện tại cụ đã nghỉ hưu và được chăm sóc tại trung tâm chăm sóc người cao
tuổi Thiên Đức
- Tình trạng sức khỏe thể chất.
Hiện tại cụ không đi lại được mà phải ngồi xe đẩy , mắt cụ kém và phải đeo
kính trơ. Cụ hay bị nhức mỏi , đau ê ẩm người và cụ hay bị ngứa khắp người .
khả năng ăn uống nhai kém ,
- Tình trạng sức khỏe tâm thần.
cụ hay quên và đôi khi có hơi lẫn , có đôi khi nhớ nhà và hay hoài niệm về
quá khứ , luôn có cảm giác nhớ nhà , cảm giác cô đơn và thích có người tới

hỏi thăm , trò chuyện
- Các vấn đề khác.
20


Nhìn chung thân chủ có cả vấn đề về tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần
và cần có sự tư vấn hỗ trợ của các bác sỹ cũng như sự quan tâm hỏi han của
các anh chị điều dưỡng và mọi người xung quanh vv...
Thông tin môi trường thân chủ:
Trước kia Cụ đi nhiều nơi và có sự quen biết rộng
Thành phần gia đinh :
Cụ có chồng và có 4 người con
Tuy nhiên ,cụ ông cũng đã qua đời
_ Con đầu : Đào Mạnh Hùng
Địa chỉ : Quan Hoa , Cầu Giấy , Hà Nội
Nghề nghiệp : Giám đốc Nông Nghiệp Hà Nội
Đã lấy vợ và có 2 con
_ Con thứ hai : Đào thị Loan
Hiện tại chị Loan sinh sống bên mỹ
Chị đã lấy chồng và có 2 con
Nghề nghiệp : kinh doanh , buôn bán
- Con thứ ba : Đào Mạnh Dũng
Hiện tại anh đang sống và làm việc bên mỹ ,
Nghề nghiệp : Kinh doanh
Anh đã có vợ và 2 con
- Con thứ 4 : Đào thị Hạnh
Chị Hạnh đang sống trong Sài Gòn
Chị có chồng và 1 con
Nghề nghiệp chính : Làm may tại nhà
- Cụ có hai người con đã mất và có hai người con đi làm xa và sau đó

không trở về còn hai người còn lại không thấy cụ nhắc tới và trong hồ sơ tại
trung tâm cũng không có nói tới

21


Vấn đề của thân chủ:
Thân chủ đã sống tại trung tâm hơn 6 năm , tình trạng sức khỏe của cụ
từ khi vào trung tâm có sự chuyển biến tích cực , chủ yếu cụ gặp các vấn đề
về tâm lý
Cụ hay có cảm giác nhớ nhà , cảm thấy cô đơn , hay hoài niệm về quá
khứ , cụ hay quên và có khi bị lẫn , 2 mắt của cụ khả năng nhìn kém nên cụ
phải đeo kính trợ , cụ ăn rất chậm và lười ăn
Cụ rất nhớ cụ ông và có cảm giác mọi người không ai cần mình , cụ hay
suy nghĩ và khả năng nhớ của cụ rất kém

3. Kế hoạch tác nghiệp
Thời

Địa điểm

Nội dung công việc

gian
Tuần

Trung tâm chăm sóc

Làm quen và trò chuyện với cụ , giới thiệu


thực

sức khỏe người cao cho cụ qua về bản thân , về mục đích cuộc

hành

tuổi Thiên Đức (xóm nói chuyện và khai thác thông tin ban đầu về

đầu

3 – Đông Ngạc – Từ thân chủ : về quê quán , tên tuổi , nghề

tiên

Liêm – Hà Nội ) – tại nghiệp trước kia và học vấn của cụ - chủ yếu
hội trường

trò chuyện làm quen – tạo sự tiếp xúc chân
thành , cởi mở , tạo lòng tin nơi thân chủ
kỹ năng sử dụng : kỹ năng lắng nghe , thấu
cảm , diễn đạt lại – thái độ làm việc nghiêm
túc , chân thành ,cởi mở và có sự tôn trọng

thân chủ )
Tuần Tại trung tâm chăm Giới thiệu lại cho thân chủ về bản thân và
thứ hai

sóc người cao tuổi tóm tắt những nội dung cuộc trò chuyện đã
Thiên Đức


cùng trao đổi với thân chủ từ tuần trước ,

(địa điểm – tại phòng khai thác thêm thông tin về thành phần gia
riêng của cụ )

đình , địa vị học vấn , nghề nghiệp các thành
22


viên trong gia đình , hoàn thiện dần hồ sơ
thông tin của thân chủ
( một số kỹ năng được vận dụng : kỹ năng
quan sát, lắng nghe , diễn đạt lại , kỹ năng
đặt câu hỏi , thái độ , tác phong làm việc
nghiêm túc , chân thành , sử dụng các kỹ
năng giao tiếp phi ngôn ngữ một cách có
Tuần

hiệu quả , chọn lọc
Tại phòng riêng của Tóm tắt lại nội dung chính của buổi trước về

thứ 3

cụ

những thông tin mà thân chủ đã cung cấp .
tìm hiểu những vấn đề mà hiên tại thân chủ
đang gặp phải , khia thác tốt đa thông tin về
thân chủ thông qua kỹ năng đặt câu hỏi , kỹ


Tuần
thứ 4

năng lắng nghe .
Tại phòng riêng của Cùng thân chủ tóm tắt lại những nội dung đã
nêu ra ở tuần trước , cùng thân chủ tìm ra
cụ
những vấn đề mà hiện nay thân chủ đang
gặp phải là gì , vấn đề nào là khó khăn cần
giải quyết trước mắt nhất , vấn đề nào là cần
tới sự trợ giúp của các tổ chức hỗ trợ ,,vv,,,
sau khi đã tìm hiểu vấn đề gặp phải của thân
chủ thì tôi sẽ cùng thân chủ lên kế hoach giải
quyết vấn đề của thân chủ dựa trên nguyên
tắc tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ và
nguyên tắc bảo mật thông tin

23


Tuần

Tại phòng riêng của Cùng cụ xác định lại một lần nữa vấn đề mà

thứ 5

cụ

thân chủ gặp phải mà tuần trước đã tìm ra
Tiến hành giải quyết vấn đề mà thân chủ gặp

phải theo cấp độ từ dễ tới khó
Khai thác tốt đa những mặt mạnh và hạn chế
điểm yếu của thân chủ . tôn trọng quyền tự
quyết của thân chủ , không đưa ra chủ ý cá
nhân , bảo mật tuyệt đối thông tin mà thân
chủ cung cấp – là những thông tin không gây
nguy hại ảnh hưởng tới người khác .cùng
thân chủ vạch từng bước đi cho việc giải
quyết vấn đề dựa trên chính năng lực của
thân chủ ,

24


Tuần

Tại phòng riêng của Cùng thân chủ tóm tắt lại nội dung đã làm

thứ 6

thân chủ

được ở buổi trước , đánh giá từng bước tiến
trình đã thực hiện để giửi quyết vấn đề của
thân chủ (những gì đã làm được và những gì
chưa làm được trong việc giải quyết vấn đề
thân chủ - phân tích cho thân chủ thấy những
điểm mạnh và điểm yếu của thân chủ trong
việc giải quyết vấn đề của thân chủ ,khuyến
khích , động viên thân chủ trong những kế

hoạch tiếp theo để từng bước giải quyết vấn
đề của thân chủ một cách tối ưu , hiệu quả
nhất . sử dụng tối đa kỹ năng lắng nghe ,
thấu cảm và tạo quan hệ gần gũi thân tình ,
khuyến khích , động viên tinh thần giúp
thân chủ phát huy điểm mạnh của mình hạn
chế điểm yếu kém trong việc giải quyết vấn

Tuần

đề
Tại phòng riêng của Cùng thân chủ bàn bạc và tổng kết lại những

thứ 7

thân chủ

điều đã làm được và chưa làm được trong
quá trình trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
của mình , quan sát sự chuyển biến của thân

Tuần
thứ

chủ sau khi được trợ giúp
Tại phòng riêng của Cùng thân chủ nhìn lại bản kế hoạch đã đặt
8 thân chủ )

ra và những gì đã đạt được . lượng giá lại


(tuần

quá trình làm việc nhằm giúp thân chủ giải

cuối

quyết vấn đề của thân chủ . đóng hồ sơ ! kết

cùng )

thúc đọt thực hành

4. Tiến trình làm việc với thân chủ
25


×