Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể” SGK vật lí 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.28 MB, 143 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, tri thức của nhân
loại ngày càng phong phú, làm cho nhu cầu hiểu biết, học hỏi của con người
ngày càng cao. Đồng thời để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới đồng bộ về cả mục
đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, nhằm chuẩn bị cho
thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa học hiện đại, cũng như đào tạo
được những con người lao động có hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu của thời
đại. Trong xu thế đó, mục đích giáo dục ở nước ta và trên thế giới không chỉ
dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những tri thức và kỹ năng loài người đã
tích lũy được trước đây mà còn đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng cho họ
năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới và cách giải quyết
vấn đề mới.
Thực tiễn dạy học ở một số trường phổ thông cho thấy, trong dạy học giáo
viên thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình,
đàm thoại. Do quá coi trọng chức năng truyền thụ tri thức của phương pháp dạy
học nên GV thường thông báo, liệt kê, truyền thụ tri thức hơn là phát vấn, yêu
cầu HS tìm tòi kiến thức, ngay cả khi đặt câu hỏi thì câu hỏi cũng chỉ yêu cầu tái
hiện kiến thức ... Chính vì vậy, trong giờ học chủ yếu học sinh phải nghe giảng,
chép bài liên tục, ghi nhớ máy móc mà không phát huy được tính tích cực, sáng
tạo trong quá trình học tập.
Để khắc phục nhược điểm thụ động trong học tập của học sinh, tăng
cường tính tích cực, tự lực và sáng tạo, đồng thời đem lại niềm vui hứng thú cho
học sinh, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
kĩ thuật dạy học tích cực, kết hợp với việc sử dụng một cách hiệu quả các
phương tiện dạy học. Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động

1



của giáo viên và học sinh trong các tình huống/hoạt động nhằm thực hiện, giải
quyết một nhiệm vụ/nội dung cụ thể. Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ
kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường hiệu quả học tập, tăng
cường trách nhiệm cá nhân, sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm của học
sinh trong hoạt động học tập.
Đã có một số nghiên cứu về kĩ thuật dạy học như kĩ thuật sử dụng sơ đồ
tư duy: luận văn của Trần Quốc Duyệt: Sử dụng sơ đồ tư duy trong daỵ học một
số kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”; Đào Thu Trang:
Rèn luyện một số kĩ năng học tập của HS thông qua dạy học chương “Chất rắn,
chất lỏng. Sự chuyển thể” với sự hỗ trợ của sơ đồ tư duy, ….). Tuy nhiên, các
nghiên cứu về sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực còn nằm rải rác trong một
số đề tài, chưa nằm trong một nghiên cứu cụ thể.
Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy
học ở trường phổ thông, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng kĩ thuật dạy học tích
cực trong dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển
thể” - vật lí 10 cơ bản” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng đóng góp một phần
vào việc phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn và chất
lỏng. Sự chuyển thể” - vật lí 10 cơ bản trong đó có vận dụng các kĩ thuật dạy
học tích cực để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học
sinh.
3. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu thiết kế được tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn
và chất lỏng. Sự chuyển thể” - vật lí lớp 10 cơ bản trong đó có vận dụng các kĩ
thuật dạy học tích cực và tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình đó thì sẽ phát
huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh.

2



4. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy và hoạt động học trong tiến trình dạy học vật lí có vận
dụng các kĩ thuật dạy học tích cực .
- Các kĩ thuật dạy học tích cực
- Nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” - vật
lí 10 cơ bản.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học vật lí ở trường phổ thông theo
hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
- Nghiên cứu kĩ thuật dạy học tích cực.
- Lựa chọn một số kĩ thuật dạy học tích cực thiết kế tiến trình dạy học một số
kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” - vật lí 10 cơ bản.
- Thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học đã soạn thảo nhằm đánh giá
tính khả thi của tiến trình dạy học, bổ xung, sửa đổi và hoàn thiện phương án
dạy học này; sơ bộ đánh giá hiệu quả của đề tài với đối với việc phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Các luận văn, luận án, chương trình sách giáo
khoa vật lí, sách, báo, các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, làm căn
cứ cho việc lựa chọn hình tổ chức hoạt động học phù hợp.
- Điều tra thực trạng dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vận dụng kĩ thuật dạy học trong
dạy học vật lí
Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Chất rắn
và chất lỏng. Sự chuyển thể” - SGK vật lí 10 cơ bản


3


Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẬN DỤNG KĨ
THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
1.1. Dạy học tích cực và một số kĩ thuật dạy học tích cực

1.1.1. Dạy học tích cực [5]
Thuật ngữ - “Phương pháp dạy học tích cực” được dùng để chỉ những
phương pháp giáo dục/ dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học
Phương pháp dạy học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm
tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong
dạy học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợp tác và giao
tiếp ở mức độ cao. Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương
pháp cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kĩ
thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng cường sự tham gia của người
học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, năng lực
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực (dạy học tích cực)
chính là phát huy được tính tích cực nhận thức của HS. Nói cách khác là “Dạy
học lấy hoạt động của người học làm trung tâm”
Trong dạy học tích cực, dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của GV,

người học được tham gia vào quá trình học tập. Học sinh là chủ thể của HĐ, GV
chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, vì vậy đòi hỏi GV phải có kiến thức, năng
lực chuyên môn, năng động sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương
pháp, kĩ thuật dạy học một cách phù hợp có hiệu quả. Chúng ta có thể sử dụng
nhiều kĩ thuật hỗ trợ để phát huy tối đa hiệu quả của dạy học tích cực. Những kĩ
thuật này làm cho bầu khí học tập sinh động, hứng thú hơn, tạo điều kiện cho
HS được khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm và đào sâu kiến
thức, giải quyết vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễn…

5


Tổ chức dạy học tích cực trong đó có vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực
nhằm tăng cường vai trò của HS không chỉ dừng lại ở việc học cái gì mà mà còn
chú trọng học như thế nào. Vì vậy, tuỳ theo nội dung bài học, GV cần lựa chọn
các kĩ thuật dạy học để tổ chức các hoạt động học tập của HS, nhằm lôi cuốn HS
tham gia vào quá trình nhận thức. Việc thiết kế các nhiệm vụ học tập đòi hỏi
mỗi cá nhân HS phải nỗ lực làm việc một cách độc lập và trong sự tương tác với
các thành viên khác trong lớp.
1.1.2. Kĩ thuật dạy học tích cực
1.1.2.1. Phân nhóm kĩ thuật dạy học tích cực
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên
và học sinh trong các tình huống/hoạt động nhằm thực hiện, giải quyết một
nhiệm vụ/nội dung cụ thể. [5]
Các kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc
biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích
thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Căn cứ vào mục đích
sử dụng và vai trò của các kĩ thuật dạy học đối với HS và GV, ta có thể phân
chia các kĩ thuật dạy học tích cực thành 4 nhóm, bao gồm: nhóm kĩ thuật đặt câu
hỏi, nhóm kĩ thuật hợp tác, nhóm kĩ thuật thông tin phản hồi và nhóm kĩ thuật

động não. Tuy nhiên việc phân định này chỉ mang tính tương đối, sự phân chia
giữa các kĩ thuật nhiều khi không được rõ ràng.


Nhóm kĩ thuật đặt câu hỏi:

- Trong dạy học, hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò quan trọng, là một
trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS. Thay cho
việc thuyết trình, đọc chép, nhồi nhét kiến thức, giáo viên chuẩn bị hệ thống các
câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học,
khuyến khích HS động não tham gia thảo luận xoay quanh vấn đề đặt ra. Trong
quá trình đàm thoại, GV là người tổ chức, HS chủ động tìm tòi, sáng tạo, phát

6


hiện kiến thức mới. Đồng thời qua đó HS có được niềm vui, hứng thú khám phá
và tự tin khi thấy trong kết luận của thầy cô có phần đóng góp của mình.
- Các loại câu hỏi:
Có câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi mở đòi hỏi HS phải suy nghĩ,
giúp GV biết được rõ hơn mức độ hiểu bài của HS.
Theo mục đích sử dụng có những kiểu câu hỏi như: Câu hỏi chuẩn đoán,
câu hỏi thách thức, câu hỏi (yêu cầu) hành động, câu hỏi so sánh, câu hỏi lựa
chọn, câu hỏi dự đoán, câu hỏi đánh giá…
 Nhóm kĩ thuật hợp tác
Kĩ thuật hợp tác không chỉ nhằm chuẩn bị cho HS hướng tới xã hội hợp
tác sau này mà còn có thể giúp quá trình học tập tốt hơn. Các kĩ thuật hợp tác
được dùng nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường sự hợp
tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, hiệu quả học tập và trách nhiệm cá nhân. Kĩ
thuật hợp tác bao gồm: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật đắp

bông tuyết, kĩ thuật bể cá,…
 Nhóm kĩ thuật thông tin phản hồi
- Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét,
đánh giá, đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hưởng tới quá trình
học tập.
- Mục đích sử dụng các kĩ thuật thông tin phản hồi trong dạy học là nhằm
điều chỉnh, hợp lí hóa quá trình dạy học.
- Các kĩ thuật thông tin phản hồi bao gồm: kĩ thuật “KWL”, sơ đồ tư duy,
kĩ thuật “tia chớp”, kĩ thuật “3 lần 3”, kĩ thuật “bắn bia”, kĩ thuật lắng nghe và
phản hồi tích cực, …
 Nhóm kĩ thuật công não:
- Dùng để phát triển, huy động nhiều ý tưởng, giải đáp cho một vấn đề.
- Bao gồm một số kĩ thuật như: công não viết, công não nặc danh …

7


1.1.2.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực [3],[13]
a) Kĩ thuật khăn trải bàn
Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác giữa hoạt
động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
của học sinh, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh cũng
như phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
 Tác dụng đối với học sinh
- Học sinh được tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau
- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề
- Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác
- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội
nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẽ kinh nghiệm và tôn

trọng lẫn nhau.
Cách tiến hành

Ý KIẾN CÁ NHÂN

Ý KIẾN CHUNG CẢ
NHÓM

Ý KIẾN CÁ NHÂN

Ý KIẾN CÁ NHÂN



Ý KIẾN CÁ NHÂN

- Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.

8


- Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần
xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi
người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ
trả lời câu hỏi/nhiệm vụ theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết
vào phần giấy của mình trên tờ A0.
- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống
nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn trải bàn”.



Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn

- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
- Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên
“khăn trải bàn”, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý
kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”.
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất
vào giữa “khăn trải bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
- Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại
ở phần xung quanh của “khăn trải bàn”.
 Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học vật lí:
Có thể áp dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học vật lí khi:
- Trao đổi thảo luận về một vấn đề nào đó thông qua câu hỏi.
- Các hiện tượng vật lí được giải thích dựa trên được nhiều quan điểm
khác nhau.
- Các bài toán vật lí được giải quyết bằng nhiều phương pháp khác nhau
- Yêu cầu HS đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm chứng một giả
thuyết hay hệ quả của nó.

9


 Ví dụ vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn để dạy học kiến thức: Cách làm
giảm điện năng hao phí khi truyền tải đi xa trong bài “Máy biến áp. Truyền tải
điện năng” (SGK Vật lí 12).
- Sau khi học xong kiến thức về máy biến áp và xây dựng được công thức
2
xác định công suất hao phí trên dây là ∆P = RI =


RP 2

( U cos ϕ )

2

, GV có thể vận dụng

kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức hoạt động học tập cho HS nghiên cứu các cách
làm giảm điện năng hao phí khi truyền tải đi xa.
- Mục tiêu: HS nêu được các cách làm giảm điện năng hao phí khi truyền
tải đi xa và lựa chọn được cách tối ưu.
- Cách thức thực hiện: GV chia lớp thành các nhóm. Phát cho mỗi nhóm
một “khăn trải bàn”
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu các cách làm giảm điện năng hao
phí khi truyền tải đi xa?
Mỗi cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi vào phần giấy của mình trên “khăn
trải bàn”.Sau đó thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giữa “khăn
trải bàn”. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác tham gia phản
hồi góp ý kiến, GV nhận xét và kết luận.

Làm giảm điện trở dây dẫn bằng
cách thay chất liệu làm dây dẫn

Tăng điện áp U nơi phát điện
và giảm điện áp nơi tiêu thụ
tới giá trị cần thiết bằng máy
biến áp.
Làm giảm điện 10
trở dây dẫn bằng

cách tăng tiết diện của dây dẫn

Tăng điện áp U nơi phát
điện và giảm điện áp nơi
tiêu thụ tới giá trị cần
thiết

Tăng điện áp U nơi phát điện
và giảm điện áp nơi tiêu thụ
tới giá trị cần thiết

Dự kiến kết quả hoạt động:


11


b) Kĩ thuật mảnh ghép
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm
và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích
sự tham gia tích cực của HS cũng như cơ bản vai trò của cá nhân trong quá trình
hợp tác.


Cách tiến hành

Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi
nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu

hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả
lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ
nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
- Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm
mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

12


- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở
vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm
vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
 Tác dụng đối với học sinh
- Đào sâu kiến thức trong từng lĩnh vực.
- Phát huy hiểu biết của học sinh và giải quyết những hiểu sai.
- Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm.
- Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân.


Những khó khăn khi vận dụng kĩ thuật mảnh ghép

- Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòng
thảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả. Vì để
giải quyết được các nhiệm vụ học tập ở vòng thứ 2, thì đảm bảo các tất cả các
thành viên trong nhóm phải hiểu đúng được các nội dung kiến thức của vòng 1.

Do đó, khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật này, GV cần chuẩn bị các phiếu trợ
giúp hoạt động của các nhóm ở vòng 1.
- Số lượng thành viên ở nhóm chuyên gia phải được tính toán kỹ lưỡng
để khi tạo nhóm mảnh ghép tránh được tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu.
- Không sử dụng được cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng
buộc “nhân – quả” với nhau.
 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép:
- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu
được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ
phức hợp ở vòng 2.
- Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định
yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở
vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.

13


- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có
thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ
có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do
đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…
cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, cần phân công rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của
các thành viên trong nhóm như sau:
Vai trò
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
Phân công nhiệm vụ
Hậu cần

Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết
Thư kí
Ghi chép kết quả
Phản biện
Đặt các câu hỏi phản biện
Liên lạc với nhóm khác
Liên hệ với các nhóm khác
Liên lạc với thầy cô
Liên lạc với thầy cô để xin trợ giúp
 Vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học vật lí
Có thể áp dụng kĩ thuật mảnh ghép khi:
- Tổ chức tìm hiểu về một chủ đề nhỏ trong lớp học
- Nội dung kiến thức mới được xây dựng từ nhiều khía cạnh khác nhau.
- Nội dung kiến thức có thể phân chia ra thành các phần có thể nghiên
cứu một cách độc lập.
 Ví dụ vận dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học bài “Từ thông. Cảm
ứng điện từ” Vật lí 11 cơ bản
- Sau khi HS đã có khái niệm về từ thông, GV có thể vận dụng kĩ thuật
mảnh ghép để tổ chức hoạt động học tập cho HS nghiên cứu nguyên nhân làm
xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch điện kín.
- Mục tiêu: Từ các thí nghiệm HS phát hiện được nguyên nhân chung
làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch điện kín

14


- Cách thực hiện: Chia nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, phát cho mỗi nhóm
HS bộ thí nghiệm gồm: Nam châm, vòng dây dẫn, điện kế,
+ Giai đoạn 1: Mỗi nhóm chuyên gia tiến hành một thí nghiệm từ đó rút
ra điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch kín.

Nhóm 1: Làm thí nghiệm: Cố định diện tích vòng dây, thay đổi vị trí
tương đối giữa nam châm và vòng dây dẫn kín.
Nhóm 2: Làm thí nghiệm: Cố định vị trí của nam châm và vòng dây
nhưng thay đổi diện tích diện tích vòng dây.
Nhóm 3: Làm thí nghiệm: Cố định vị trí của nam châm, vòng dây và diện
tích vòng dây. Thay đổi từ trường qua vòng dây bằng cách thay đổi cường độ
dòng điện qua nam châm điện.
+ Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép
Các thành viên trong nhóm mảnh ghép lần lượt trình bày nội dung đã
được nghiên cứu từ “nhóm chuyên sâu”.
GV giao nhiệm vụ mới: Hãy chỉ ra đại lượng biến đổi chung trong các thí
nghiệm đã làm? Từ đó, hãy phát biểu nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện
trong vòng dây?
c) Kĩ thuật “KWL”
(trong đó K (Known) – Những điều đã biết; W (Want to known) – Những
điều muốn biết; L (Learned) – Những điều đã học được)
Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức
muốn biết và các kiến thức đã học được sau bài học.
Kĩ thuật “KWL” là kĩ thuật do người GV sử dụng để tổ chức cho HS hoạt
động hình thành kiến thức mới trên cơ sở những điều HS đã biết.
Trong kĩ thuật “KWL” học sinh tự đánh giá được những kiến thức, khả
năng mà mình đã học được sau bài học.
 Cách tiến hành

15


- Bước 1. Phát phiếu học tập “Sơ đồ KWL”
(sau khi GV đã giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học)
- Bước 2: Hướng dẫn HS điền các thông tin vào phiếu

HS điền các thông tin trên phiếu sau:
Tên bài học (hoặc chủ đề): ………………………………………….
Tên học sinh (hoặc nhóm): ………………………………………………..
K

W

L

(Những điều đã biết)

(Những điều muốn biết)

(Những điều đã học
được sau bài học)

- Bước 3: Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, HS điền vào cột L của
phiếu những gì vừa học được. Lúc này HS xác nhận về những điều các em đã
học được qua bài học, đối chiều với những điều muốn biết, đã học được để đánh
giá được kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.
 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật “KWL”:
- Có thể tổ chức học sinh làm việc cá nhân, nhóm hoặc là toàn lớp.
- Nếu HS làm việc theo nhóm cần trao đổi thống nhất về những điều đã
biết trước khi điền vào cột K
- Có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý (nếu cần),ví dụ:
+ Bạn đã biết những kiến thức, kĩ năng nào liên quan đến nội dung … của
bài học.
+ Bạn cần biết những kiến thức, kĩ năng nào ở bài học này?
+ Sau khi học xong bài học này bạn đã học được những kiến thức, kĩ năng nào?
 Vận dụng kĩ thuật “KWL” trong dạy học vật lí

Có thể áp dụng kĩ thuật “KWL” khi:
- Dạy bài ôn tập

16


- Dạy học kiến thức mới trên cơ sở phát triển kiến thức cũ
- Có thể sử dụng “sơ đồ KWL” để hướng dẫn HS thực hiện một dự án đơn
giản.
- Nghiên cứu về một vấn đề mà GV muốn khai thác tối đa các thông tin
trong đầu HS về vấn đề đó.
 Ví dụ vận dụng kĩ thuật “KWL” khi dạy bài 27 “Điều kiện cân bằng
của một vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song” – SGK vật lí 10 nâng
cao.
K
(điều đã biết về cân
bằng của một vật rắn )

W

L

(điều muốn học thêm về (điều đã học được về cân
cân bằng của một vật

bằng của một vật rắn)

rắn)
- Quy tắc hợp lực đồng - Điều kiện cân bằng - Điều kiện cân bằng của
quy


của một vật rắn chịu một vật rắn chịu tác dụng

- Điều kiện cân bằng tác dụng của 3 lực của 3 lực không song
của vật rắn chịu tác không song song là song là 3 lực đó phải có
dụng của hai lực là hai gì ?

giá đồng quy và đồng

lực phải cùng giá,

phẳng, hợp lực của 2 lực

ngược chiều, cùng độ

phải cân bằng với lực thứ

lớn (hợp lực bằng 0)
d) Kĩ thuật đắp bông tuyết

3 (hợp lực bằng 0).

17


e) Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực


Lắng nghe tích cực


- Đặc tính
+ Lắng nghe tích cực là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình
hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói. Lắng nghe là một mặt giao
tiếp trong cuộc sống.
+ Khả năng lắng nghe tích cực không phải là một kỹ năng bẩm sinh của
mỗi người. Bất cứ ai muốn thành công trong học tập, giảng dạy, công việc khác,
phải trau dồi nó và học cách làm chủ nó. Lắng nghe tích cực bắt đầu với sự sẵn
sàng nhận ra giá trị trong cuộc đối thoại bạn tham gia.
- Có thể dùng để
+ Thu thập, phân tích thông tin, hiểu biết, giải trí và học hỏi.
+ Cảm thông trong những mối quan hệ giữa người với người.
- Tác dụng đối với học sinh:
+ Cải thiện kĩ năng giao tiếp, phát triển những mối quan hệ cá nhân trong
dạy- học, công việc và cuộc sống.
+ Tạo ra môi trường học tập thân thiện, thể hiện sự tôn trọng giữa HS với
GV, HS với HS và GV với HS.
- Những điều lưu ý khi sử dụng kĩ thuật này
+ Cử chỉ thân thiện, ánh mắt nhìn thẳng vào người đang nói chuyện, hay đặt
câu hỏi là thể hiện sự quan tâm của bạn, là cách lắng nghe hiệu quả nhất. Người đối
diện sẽ biết rằng bạn thực sự quan tâm tới những gì mà họ đang trình bày.
+ Khách quan khi lắng nghe để giảm được cảm xúc khi nghe và kiên nhẫn
cho đến khi nghe được toàn bộ thông tin.
+ Hãy tìm kiếm thông tin không lời. Thường thì giọng nói hoặc cách diễn
tả của người đang nói được bộc lộ thông tin nhiều hơn bằng lời.

18


+ Xem lại những điểm quan trọng. Nó có ý nghĩa không? Những khái
niệm có được minh họa bằng sự kiện không?

+ Có thể nêu các câu hỏi làm sáng tỏ sự hiểu biết của bạn; hãy khoan
phán đoán phê bình cho đến khi người nói kết thúc.
+ Không ngắt lời, vì việc ngắt lời có thể gây lo lắng cho người nói trong
khi bạn đang muốn tìm hiểu trọng tâm của vấn đề đang được trình bày.
+ Hãy đánh giá và nhận xét nội dung chứ không phải phê bình người nói.
+ Hãy đưa ra ý kiến phản hồi để người nói biết bạn đang theo dõi cuộc nói
chuyện với họ. Hãy nhìn thẳng vào người nói. Hãy nhắc lại và tóm tắt nội dung
của người nói sau khi họ nói xong.
+ Tuy nhiên, lắng nghe tích cực cũng có nghĩa là bạn biết điểm dừng của
cuộc nói chuyện. Trong trường hợp người nói quá dài, lan man, bạn có thể
khống chế thời gian để tránh bị “cháy giáo án” bằng cách nói với HS/người nói:
“Cám ơn em/bạn đã trao đổi vấn đề này” hoặc “Hãy xem còn bạn nào có suy
nghĩ tương tự hoặc ý kiến khác của em/bạn,…
+ Trong một cuộc thảo luận, tốt nhất hãy đặt ra qui định về thời gian,
cùng thống nhất thời gian nói tối đa cho mỗi ý kiến. Ví dụ: mỗi người chỉ nên
nói trong vòng 1 phút, …
- Cách thực hiện:
Lắng nghe bao gồm 5 hoạt động liên quan với nhau và hầu như đều xảy ra
theo một chuỗi liên tiếp:
+ Tham dự: Nghe chuỗi thông tin một cách tự nhiên và ghi chép. Sự tiếp nhận
thông tin này có thể bị cản trở bởi tiếng ồn xen vào, nghe kém hoặc không chú ý.
+ Diễn giải (phân tích thông tin): gắn ý nghĩa của lời nói dựa theo giá trị, ý
kiến, kỳ vọng, vai trò, trình độ của bạn. Khả năng giải thích của ngưới nói có thể
khác với bạn, vì vậy bạn cần xác định xem người nói muốn đưa ra thông tin gì.

19


+ Ghi nhớ: lưu giữ thông tin để tham khảo sau này. Khi bạn lắng nghe hãy
giữ lại những gì đã nghe bằng ghi chép lại hoặc phác thảo trong đầu những điểm

quan trọng của người nói.
+ Đánh giá: ứng dụng kỹ năng phân tích phê bình để đo lường những
nhận xét của diễn giả. Bạn tách sự kiện ra khỏi ý kiến và đánh giá chất lượng
của các chứng cứ đó.
+ Đáp lại: Phản hồi lại khi bạn đánh giá thông tin của người nói. Nếu bạn
giao tiếp cá nhân hay trong một nhóm nhỏ, thông thường là những hình thức
thông tin phản hồi bằng lời. Nếu bạn là một trong số nhiều người tham dự, hình
thức thông tin có thể là vỗ tay hoan nghênh, cười hoặc im lặng, … Sau đó, bạn
có thể phản hồi lại dựa theo những gì bạn nghe được.
Tóm lại việc lắng nghe đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinh
thần, nên nó bị chi phối bởi các rào cản về cả hai hoạt động đó. Bởi vậy, muốn lắng
nghe tích cực cần phải rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó.
- Những rào cản của lắng nghe tích cực là:
+ Định kiến: Nghe qua một phễu lọc, áp đặt những kinh nghiệm và niềm niên
của chính mình vào những gì chúng ta nghe được và thường hiểu sai vấn đề.
+ Vị kỉ (chỉ nghĩ đến cá nhân mình, coi thường mối quan tâm của người nói,
…. Cho rằng thảo luận bất cứ vấn đề gì họ đều hiểu biết nhiều hơn người nói)
+ Nghe có chọn lọc: cũng là một rào cản phổ biến của lắng nghe tích cực.
Một trong những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là thông tin đó đọng lại trong
tâm trí bạn không phải là những gì người nói mà là những gì bạn nghĩ rằng
HS/người đang thuyết trình phải nói.
 Phản hồi tích cực
- Đặc tính
+ Phản hồi là đưa thông tin xác nhận lại hay đóng góp những ý kiến để
phát triển những thông tin có được. Việc đưa ra những thông tin phản hồi hiệu

20


quả sẽ giúp cơ bản tinh thần làm việc cũng như thành tích làm việc trong

nhóm/lớp của HS.
+ Phản hồi trong dạy - học là một hoạt động trả lời, đánh giá và đưa ra ý
kiến về quá trình thực hiện hoạt động dạy- học của một thành viên liên quan.
Một phương pháp phản hồi tích cực sẽ giúp việc dạy hay học của người được
phản hồi tốt hơn.
+ Phản hồi chỉ có ý nghĩa khi bạn biết cách đưa ra các phản hồi mang tính
chất xây dựng, tích cực với mong muốn giúp người được phản hồi phát triển và
hoàn thành công việc tốt hơn. Những ý kiến phản hồi tích cực thường tách cá
nhân ra khỏi vấn đề. Hãy nhớ nguyên tắc “khen trước và đề xuất thay đổi sau”
khi phản hồi.
+ Nếu bạn là người được phản hồi, nhận được ý kiến từ người khác về
quá trình thực hiện công việc của bạn là cơ hội để bạn tự hoàn thiện mình. Hãy
coi đây là một việc bình thường và là cơ hội để bạn, mọi người hiểu về chính
bạn hơn.
- Có thể dùng để:
+ Chỉ ra cho người thực hiện (GV hoặc HS) thấy được/hiểu được các
hành động của mình thông qua nhận xét, đánh giá của người thực hiện khác.
+ Khuyến khích không ngừng cơ bản hiệu quả dạy – học.
+ Xây dựng một môi trường làm việc, học tập cởi mở.
- Những điều lưu ý khi sử dụng phương pháp này:
+ Phản hồi mang tính chất xây dựng:
Mô tả một hành động/ sự kiện.
Cảm thông
Có ích cho người nhận.
Cụ thể và rõ ràng
Liên quan đến việc mà ai đó có thể thay đổi

21



+ Phản hồi không mang tính chất xây dựng:
Chú trọng vào cá tính của một người
Để ra lệnh
Phán xét hành động
Mơ hồ, chung chung
Sử dụng để thỏa mãn người đưa ra phản hồi
- Phản hồi trong dạy học cần chú ý:
+ HS cần hiều mục tiêu học tập của nhiệm vụ và mức độ hoàn thành mục
tiêu. HS cũng cần hiểu những điều cần đạt được khi đối chiếu với mục tiêu học
tập, hoặc đích đến tiếp theo.
+ Tập trung vào mục tiêu học tập/ các tiêu chí thành công của nhiệm vụ
và không so sánh với các HS khác.
+ Việc xếp loại tất cả các sản phẩm của học sinh sẽ khiến các em học kém
cảm thấy nhụt chí và các em học sinh giỏi trở nên tự phụ.
+ Các phản hồi cần tập trung vào thành công và sự tiến bộ, hơn là sửa lỗi.
+ Các gợi ý hoàn thiện nên tập trung vào việc thu hẹp khoảng cách giữa
tình trạng hiện tại và mức năng lực mong đợi. HS cần được hướng dẫn, để “rút
ngắn khoảng cách” giữa thực trạng hiện tại và kết quả mong đợi.
+ Dạy học sinh cách tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
+ Các giao tiếp bằng lời và cử chỉ của GV có thể tác động mạnh mẽ đến
việc HS nhận thức được năng lực.
+ Tạo điều kiện cho HS hoàn thiện khả năng của mình.
+ Học sinh cần thời gian để thực hiện theo nhận xét của GV.
- Cách thực hiện:
Các bước của quá trình phản hồi mang tính xây dựng:
+ Bước 1: Quan sát (nghe, xem) và suy nghĩ (tôi nhìn thấy gì? À tôi đánh
gián như thế nào về điều mà tôi nhìn thấy?).

22



+ Bước 2: Kiểm tra nhận thức: Đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng mình
hiểu đúng ý định của người thực hiện.
+ Bước 3: Đưa ra ý kiến đóng góp của mình:
Xác nhận và thừa nhận những ưu điểm.
(cần giải thích tại sao lại đánh giá đó là những ưu điểm)
Đưa ra các gợi ý để hoàn thiện hoặc cơ bản
(cần giải thích tại sao lại đưa ra các gợi ý đó)
- Trong dạy học có thể phản hồi kết quả làm việc của HS:
+ Bằng số điểm hoặc xếp hạng
+ Bằng nhận xét.
+ Kết hợp bảng điểm số hoặc xếp hạng và nhận xét.
f) Sơ đồ tư duy
 Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là
một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó:
“sắp xếp’’ ý nghĩ.
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh
trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các
nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Các
nhánh chính lại được phân chia thành các nhánh cấp 2, cấp 3, … sự kết nối giữa
các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao
quát được các ý tưởng trên một phạm vị sâu rộng mà các ý tưởng thông thường
không thể làm được
 Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn?

23



Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Bản đồ tư duy sẽ
giúp bạn:
- Sáng tạo hơn
- Tiết kiệm thời gian
- Ghi nhớ tốt hơn
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn
- Sơ đồ tư duy có thể được thiết kế thủ công trên một trang giấy A0 có
nhiều màu sắc khác nhau để làm phương tiện dạy học và cũng có thể thiết kế
trên máy tính có cài đặt phần mềm Mindjet MindManager Pro 7, Freemind ...
tích hợp với việc sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint, violet...
 Một số hướng dẫn khi tạo bản đồ tư duy
- Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Tại sao lại phải dùng
hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp bạn sử dụng
trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta tập trung
được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
- Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não
như hình ảnh
- Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,
…. bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng
được tô đậm hơn, dày hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và
nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng
- Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
- Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường
cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều

24



- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
 Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học vật lí
- Có thể vận dụng khi dạy học bài ôn tập về một chủ đề nhằm kiểm tra
khả năng ghi nhớ các kiến thức của HS về chủ đề đó.
- Có thể vận dụng trước khi kết thúc một bài học để kiểm tra sự nắm bắt
kiến thức của học sinh trong bài học đó.
 Ví dụ: Vẽ sơ đồ tư duy về chủ đề “Dao động cơ” – Vật lí 12
1.2. Tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh trong học tập
1.2.1. Tính tích cực nhận thức của học sinh trong học tập

a) Khái niệm [6]
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh
đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
nắm kiến thức.
Tính tích cực nhận thức vừa là mục đích của hoạt động, vừa là kết quả của
hoạt động. Có thể nói tính tích cực nhận thức là phẩm chất hoạt động của cá
nhân. Tính tích cực nhận thức của HS đòi hỏi phải có các nhân tố: tính lựa chọn,
thái độ đối với đối tượng nhận thức, đề ra cho mình mục đích nhiệm vụ cần giải
quyết sau khi đã lựa chọn đối tượng, cải tạo đối tượng trong hoạt động sau này

25


×