Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Văn hóa nam bộ trong truyện và ký của đoàn giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.29 KB, 107 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Nam Bộ là lĩnh vực đã được nhiều nhà văn và nhà nghiên cứu
văn học tập trung khai thác. Việc nghiên cứu văn hóa Nam Bộ có ý nghĩa hết sức
quan trọng, góp phần vào việc giữ gìn nét bản sắc riêng văn hóa dân tộc. Bởi văn
hóa Nam Bộ được hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một
vùng đất đa dân tộc người bao gồm người Việt và các dân tộc thiểu số là cư dân
bản địa. Văn hóa Nam Bộ có những đặc trưng rất cơ bản là đặc trưng của đồng
bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Chăm, Khơmer,
người Hoa vào văn hóa Việt trong vùng. Vì thế, văn hóa Nam Bộ có những nét
đặc thù khác với văn hóa của các vùng miền khác. Bởi mặc dù đặc trưng đồng
bằng sông nước cũng có mặt trong các vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và
Trung Bộ, đều có tiếp biến văn hóa của các dân tộc khác nhưng ở Nam Bộ văn
hóa các dân tộc của người thiểu số cộng cư mới đủ sức khúc xạ văn hóa cư dân
Việt. Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của người dân Nam Bộ cũng mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước rõ
nét nhất. Chính vì vậy, nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ có một ý nghĩa hết sức
lớn lao trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.
Văn hóa và văn học Nam bộ đã có những đặc trưng và dáng dấp riêng biệt,
không thể lầm lẫn. Văn học Nam Bộ là một phần của văn học cả nước. Đóng góp
của mảng văn học ở Nam bộ là đóng góp của mảng văn học ở vùng miền với
những nét đặc sắc riêng biệt. Đến với văn học Nam Bộ, chúng tôi đánh giá cao
những sáng tác của các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn
Nam, Đoàn Giỏi…Với tình cảm đặc biệt dành cho văn học và con người vùng
đất mới khai phá, chúng tôi tìm đến với sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi trong
đó đặc biệt chú ý đến mảng truyện và ký của nhà văn. Đoàn Giỏi là một nhà văn
Nam Bộ tiêu biểu - một cây bút đa tài. Đoàn Giỏi không chỉ thành công ở thể
1


loại truyện hay ký mà ông còn thành công hơn cả trong thể loại tiểu thuyết. Ông


đã viết nhiều và viết rất hay về Nam Bộ, đặc biệt là viết về văn hóa Nam Bộ.
Tuy sống và làm việc trên đất Bắc nhưng ông luôn hướng tình cảm của mình về
quê hương Nam Bộ yêu dấu. Bằng những tác phẩm văn học có ý nghĩa, nhà văn
đã thể hiện tình cảm của mình cho quê hương. Đồng thời ông còn muốn giới
thiệu với bạn đọc cả nước vẻ đẹp của cảnh vật, con người và văn hóa Nam Bộ.
Bên cạnh đó, nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “văn hóa Nam Bộ trong truyện
và ký của Đoàn Giỏi” là điều kiện thuận lợi để chúng tôi mở rộng cho mình vốn
kiến thức về vùng đất và con người phía Nam Tổ Quốc. Vì vậy, việc tìm hiểu về
văn hóa Nam Bộ trong truyện, ký của Đoàn Giỏi là một điều thực sự có giá trị
đối với chúng tôi. Với ý thức như vậy, cùng với sự yêu mến, kính trọng đặc biệt
sự nghiệp và con người nhà văn Đoàn Giỏi, chúng tôi lấy làm thích thú khi được
tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm ở góc độ văn hóa – một mảng nhỏ trong sáng tác
của nhà văn.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Văn hóa Nam Bộ
trong truyện và ký của Đoàn Giỏi”. Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ được
những nét đặc sắc của văn hóa Nam Bộ được thể hiện qua nội dung và nghệ
thuật trong các sáng tác của Đoàn Giỏi, đồng thời góp phần công sức nhỏ bé của
mình để giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về một nhà văn
vùng sông nước miền Tây Tổ quốc.
2. Lịch sử vấn đề
Văn hóa Nam Bộ là đối tượng phản ánh của nhiều tác phẩm văn chương,
của nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam từ xưa tới nay. Đề tài của luận văn: “Văn hóa
Nam bộ trong truyện và ký của Đoàn Giỏi” là một đề tài khá mới mẻ, chưa ai
khai thác. Đây là một đề tài thú vị nhằm nhấn mạnh đến những sắc thái văn hóa
Nam Bộ qua các sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi. Trước đề tài này đã có nhiều
ông trình nghiên cứu và bài báo về nhà văn và các tác phẩm lớn ông. Sau đây,
2


luận văn xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu và bài báo ít nhiều có liên

quan đến đề tài.
1. “ Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Đoàn Giỏi” Khóa luận tốt nghiệp của
sinh viên Phan Thị Thu Hiền – Trường ĐHKHXH_NV TPHCM( tháng 6 –
2012). Tác giả luận văn đã khảng định được những đặc sắc nghệ thuật và làm nổi
bật phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhưng luận văn chỉ dừng lại ở khía cạnh
nghệ thuật mà chưa đi sâu vào giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm.
2. “Chất Nam Bộ trong truyện, ký của Đoàn Giỏi” – Tác giả Nguyễn Thị
Tăng – Luận văn thạc sĩ trường Đại học Cần Thơ. Luận văn chủ yếu đi sâu vào
đặc điểm Nam Bộ được thể hiện trong truyện và ký của Đoàn Giỏi chung chung
mà chưa đi sâu vào khai thác những khía cạnh văn hóa Nam Bộ.
3. “Thiên nhiên và con người Nam bộ trong tác phẩm của Đoàn Giỏi”, tác
giả Phan Ngọc Thắm – Luận văn thạc sĩ của trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn TP HCM. Tác giả luận văn mới chỉ dừng lại nghiên cứu, tìm hiểu ở
một khía cạnh nhỏ trong biểu hiện của văn hóa Nam bộ mà chưa chạm nhiều tới
sắc thái văn hóa Nam Bộ trong các sáng tác của nhà văn.
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo, tạp chí viết về Đoàn Giỏi và những
tác phẩm của ông. Như báo điện tử – Hội nhà văn TP HCM có bài “Đoàn Giỏi
và áng văn của đất rừng” (11 – 07 – 2011) của Huỳnh Mãn Chi; báo Giáo dục
TP Hồ Chí Minh đăng bài “ Nông thôn Nam Bộ trong tiểu thuyết Đoàn Giỏi ” của
Lê Thị Vân (ngày 30 – 03 – 2012); hay trên báo SOFT VIET VN có đăng bài “
Truyện Đất rừng Phương Nam” (ngày 25 – 06 – 2011); hay bài viết “ Đoàn Giỏi
cuộc trùng phùng đầy nước mắt ở đất rừng phương nam” trên diễn đàn văn
nghệ…Đặc biệt khi nhà văn Đoàn Giỏi mất, đã có hàng loạt các bài viết thể hiện
niềm tiếc thương và tôn kính đối với một nhà văn lớn của Nam bộ. Trong đó,
điển hình nhất là bài viết của nhà văn Anh Đức, trong đó có đoạn viết: “Anh
Đoàn Giỏi ơi, anh đã chạy nước rút, nhưng không còn kịp cho cú sáng tạo cuối
3


cùng. Dầu vậy, với một đời văn trên bốn mươi năm, anh đã kịp để lại cho đời

những dòng đẹp đẽ đậm sắc thái và đầy sinh thú về quê hương, đất nước, con
người ở vùng đất Nam bộ thân yêu của Tổ quốc ta”. Từ nay về sau, bạn bè đồng
nghiệp chỉ còn gặp gỡ Đoàn Giỏi trong một vùng ký ức, kỷ niệm, và bạn đọc
được biết đến vùng văn hóa Nam Bộ đặc sắc trên những trang sách của ông.
Hầu hết những công trình nghiên cứu về sáng tác của Đoàn Giỏi mới chỉ
dừng lại ở những luận văn, bài báo, bình luận về một số tác phẩm lớn của ông ở
bình diện chung chung mà chưa bàn sâu sắc tới vấn đề văn hóa Nam Bộ trong
truyện và ký của nhà văn.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đố i tượ ng nghiên cứ u củ a luậ n văn là : Văn hóa Nam Bộ trong văn
chương củ a Đoà n Giỏ i, yế u tố trự c tiế p tạ o nên phong cá ch riêng biệ t củ a
nhà văn Nam Bộ .
Phạ m vi nghiên cứ u: Do Đoàn Giỏi sáng tác ở rất nhiều thể loại khác
nhau, nhưng để là m rõ yêu cầ u củ a luậ n văn đề ra là là m rõ nhữ n g đặ c
điể m văn hóa Nam Bộ trong văn chương củ a Đoà n Giỏ i, tôi chỉ tập trung
khả o sá t cá c sá n g tá c:
1. Cá bống mú (1955),NXB Văn nghệ Hà Nội.
2. Ngọn Tầm vông (1956) NXB Văn nghệ Hà Nội.
3. Hoa hướng dương (1960),NXB văn học.
4. Trần Văn Ơn (1970),NXB Thanh niên.
5. Tuyển tập Đoàn Giỏi (2005), NXB văn hóa thông tin
6. Đất rừng phương nam (2010),NXB Văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn có sự kết hợp của nhiều phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
của đề tài có sự liên quan chặt chẽ đến vấn đề văn hóa và lịch sử của vùng đất
4


Nam Bộ. Vì vậy sự kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa các lĩnh

vực lịch sử, văn hóa và văn học là một việc làm khoa học và cần thiết. Luận văn
chỉ dừng lại ở việc áp dụng những tư liệu khoa học về lịch sử và địa lý của vùng
đất Nam Bộ làm kiến thức nền cho việc khảo sát những tác phẩm cơ bản của
Đoàn Giỏi. Bên cạnh đó, một số phương pháp đặc trưng của các ngành xã hội
cũng được ứng dụng như phương pháp thống kê – phân loại, sử dụng số liệu,
phân tích,…
Phương pháp thống kê – phân loại: Người viết vận dụng phương pháp
này để sắp xếp các tác phẩm có cùng biểu hiện về văn hóa qua việc thể hiện
thiên nhiên và con người Nam Bộ; phân loại và tập hợp các truyện ngắn có cùng
kiểu cốt truyện, kết cấu, đặc điểm nhân vật, đặc trưng ngôn ngữ. Bên cạnh đó các
thao tác cơ bản khi nghiên cứu văn học cũng được người viết vận dụng như quy
nạp, diễn dịch, so sánh, đối chiếu, bình luận,... và đặt vấn đề trong tính hệ thống
để tiện theo dõi.
Phương pháp phân tích -tổng hợp: là phương pháp chính để tiến hành
khảo sát, tìm hiểu vấn đề. Dựa trên những tác phẩm chính đã được khu biệt ngay
từ đầu, luận văn phân tích các tác phẩm của Đoàn Giỏi trên cơ sở kiến thức lý
luận về văn hóa nói chung và đặc trưng văn hóa Nam Bộ nói riêng. Đó là mấu
chốt làm sáng tỏ vấn đề, sau đó tiếp tục công việc tổng hợp lại thành những nội
dung mang tính chất tổng quát. Từ hai công đoạn này, chúng tôi đi vào khẳng
định dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong văn chương của Đoàn Giỏi trong đặc trưng
văn hóa Nam Bộ nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA

VÀ VĂN HÓA NAM BỘ
1.1. Một số khái niệm về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và
văn học
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Từ xưa tới nay, văn hóa vốn là một khái niệm rộng lớn và có nhiều cách
hiểu khác nhau về nó. Theo thống kê hiện nay có tới hơn 500 định nghĩa khác
nhau về thuật ngữ văn hóa. Vì vậy, để tìm ra được một khái niệm chính xác là
một điều thật khó. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể tìm ra được một định nghĩa phù
hợp với mục đích nghiên cứu của mình tùy thuộc vào từng vấn đề và góc độ tiếp
cận đối tượng.
Có thể nói văn hóa là một lĩnh vực lớn và có những biểu hiện khá phong
phú và đa dạng thâm nhập ăn sâu bám rễ vào đời sống xã hội, nên có nhiều cách
hiểu cũng như định nghĩa khác nhau về nó. Có người thì cho rằng văn hóa chính
là những sản phẩm cả về vật chất lẫn tinh thần do con người sáng tạo ra: có thể
là văn hóa ăn mặc, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử….
Khi nhận định về văn hóa, GS Trần Ngọc Thêm đã khẳng định: “ văn hóa
có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo thời gian…….Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa
được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ
thuật….). Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những lĩnh vực
(văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh…). Giới hạn được dùng để chỉ những
giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ….). Giới
6


hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ các giá trị trong từng giai đoạn
(văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn…)
Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì
do con người sáng tạo ra” (62).

Khác với giáo sư Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra cách
hiểu về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm nhằm đáp ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (21;431).
Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và
phát minh như ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức…nhằm phục vụ mục đích sinh tồn
của con người thì Tổng giám đốc UNESCO - ông Federico Mayor cho rằng:
“Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các
lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả
những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi
hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao đông.
Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại hội nghị liên
chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise” (20;5).
Sau nhiều năm tìm tòi theo các hướng, các cách tiếp cận khác nhau, đến
những năm 70 của thế kỷ XX, cách hiểu phổ biến và gặp nhau nhiều nhất là ở
quan niệm coi văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong
tục, tập quán, lối sống và lao động. Tiếp đó vào năm 1982, tại Hội nghị thế giới
về các chính sách văn hóa đã thông qua tuyên bố: “Theo nghĩa rộng, ngày nay
7


văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí
tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ
bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại,
các hệ thống giá trị và tín ngưỡng” (6;264).

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể của đời sống xã hội và mối quan hệ của văn
hóa với các lĩnh vực khác nhau thì văn hóa được coi là một trong các lĩnh vực
giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định “trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn lĩnh vực đóng
vai trò đặc biệt quan trọng ngang nhau đó chính là chính trị, kinh tế, văn hóa và
xã hội” (6;269). Như vây, có thể nói văn hóa là một trong những yếu quan trọng
trong việc thúc đẩy sự phát triển của một đất nước.
Văn hóa được chia ra thành nhiều ngành, các bộ phận như giáo dục,
khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục tập
quán…trong đó văn học nghệ thuật là một bộ phận quan trọng nhất của văn
hóa. Bởi văn học luôn luôn đi sâu đi sát vào đời sống và phản ánh một cách
chân thực về nó.
Như vậy, xem xét văn hóa dựa theo góc độ liên quan đến văn học nghệ
thuật, ta thấy văn học nghệ thuật là tấm gương phản chiếu một cách chân thực và
sâu sắc về đời sống văn hóa. Đặc biệt, các tác phẩm văn học của các nhà văn đã
góp phần công sức không nhỏ trong việc giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về
văn hóa thông qua cảm quan nghệ thuật của mình. Bởi vậy một tác phẩm thực sự
có giá trị khi mà nó tái hiện và ngợi ca những nét đẹp văn hóa của quê hương,
dân tộc mình.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn học là một bộ phận quan trọng của văn hóa, theo từ điển thuật ngữ
văn học “Văn học chịu sự chi phối mạnh mẽ của đời sống thực tại, chịu ảnh
8


hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, triết học, tôn
giáo, khoa học….” (29).
Văn hóa và văn học có mối quan hệ gắn bó hữu cơ khăng khít, tác động
qua lại nhau. Đó là mối quan hệ “giữa cái tổng thể với cái bộ phận” trong đó cái
bộ phận giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Huỳnh Như Phương có viết: “Văn học,

nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những
bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan
niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu
giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả
quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua
nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành
những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là
nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá
lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật”. Văn học là bộ phận của văn hóa nên nó luôn
phản ánh đời sống thực tại và ngược lại văn hóa tác tác động lại đến văn học
không chỉ ở đề tài, chủ đề mà văn hóa được coi là bầu không khí tinh thần bao
bọc toàn bộ hoạt động sáng tạo của nhà văn và bạn đọc. Vì vậy, ta thấy văn học
luôn có mối quan hệ chẽ với các lĩnh vực khác nhau của văn hóa.
Trong thực tế, ở nước ta, văn học là một yếu tố nổi bật của văn hóa. Trong
đời sống dân tộc, văn học có vị trí hết sức quan trọng, đồng thời trên bình diện
phát triển lĩnh vực văn học, văn hóa có tác dụng trở lại tới văn học tạo tiền đề
cho văn học phát triển. Do đó, văn hóa được coi là tiền đề cho phát triển văn học.
Nên những vùng có bề dày văn hóa là nơi tạo nguồn cảm hứng và phát triển tài
năng của các thế hệ nhà văn lớn của dân tộc.
Khi bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Vũ Khiêu cũng đặc biệt
nhấn mạnh vai trò của văn học đối với văn hóa: “Văn học mặc dù là cái bộ phận
nhưng lại có vai trò rất quan trọng”. Hay giáo sư Trần Đình Sử “nêu cao vai trò
9


sáng tạo văn hóa của văn học” và điều đó được thể hiện qua bốn điểm cơ bản
sau: “Văn học có vai trò sáng tạo những mô hình văn hóa đặc biệt là mô hình
nhân cách con người; vai trò phê phán có tính văn hóa của văn học; văn học
phát huy vai trò lựa chọn của văn hóa; văn học trong vai trò sáng tạo văn hóa
bằng những tìm tòi mới về nội dung và nghệ thuật thể hiện mang tính đặc trưng

của văn học – nghệ thuật ngôn từ”. Vì vậy khi nói về mối quan hệ giữa văn hóa
và văn học có người cho rằng văn hóa là không gian là bầu không khí để cho cây
văn học phát triển và nảy nở. Nếu một nền văn học đi sâu vào khám phá khai
thác lĩnh vực đời sống văn hóa thì nền văn học đó sẽ gặt hái được những thành
quả nhất định. Cũng như vậy, khi nhìn nhận và đánh giá về một nhà văn nào đó,
chúng ta chỉ cần nhìn vào vấn đề văn hóa được phản ánh trong tác phẩm của họ
là có thể thấy được tài năng và tầm hiểu biết của họ về văn hóa về vùng miền
hoặc dân tộc mình.
Việc xác định mối quan hệ giữa văn hóa và văn học đã được các nhà
nghiên cứu văn hóa và văn học ở nước ta quan tâm từ rất sớm. Tuy nhiên, để
nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống và quy mô rộng lớn, ta phải đề cập tới
hội thảo khoa học “ Văn hóa - mối quan hệ giữa văn hóa và văn học” đã được
Viện Văn học đứng ra tổ chức tại Hà Nội vào ngày 04/06/1998. Hội thảo đã đạt
được kết quả tốt đẹp trong việc xác định vị trí, vai trò của văn học trong văn hóa,
về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa qua đó nhấn mạnh vào mục tiêu xây
dựng một nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc.
Như vậy, có thể nói mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ
gắn bó hữu cơ giữa tổng thể với bộ phận, trong đó văn học có vai trò đặc biệt
quan trọng với văn hóa. Trong đó nhà văn là người có vai trò quan trọng. Huỳnh
Như Phương có viết: “Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn
hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc là một người thụ
10


hưởng văn hoá. Trong thời đại ngày nay, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn
hoá, văn học vì vậy cũng đa dạng như văn hoá”.
1.2. Vài nét về văn hóa Nam Bộ
1.2.1. Sơ lược về sự hình thành văn hóa Nam Bộ
Như chúng ta đã biết, văn hóa được định nghĩa là toàn bộ di sản vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong tiến trình lịch sử. Chính vì vậy mà

văn hóa của một vùng miền hay một dân tộc được hình thành trong quá trình tồn tại
và phát triển của vùng miền hay dân tộc đó. Vì vậy, quá trình hình thành văn hóa
Nam Bộ gắn liền với quá trình hoang hóa và phát triển của cư dân nơi đây.
Nam Bộ là một vùng đất rộng lớn, bao gồm hai vùng nhỏ là Đông Nam Bộ
và Tây Nam Bộ. Trong đó, miền Đông Nam Bộ gồm sáu tỉnh và một thành phố trực
thuộc trung ương. Đây là một vùng đồi núi thấp với những miền phù sa cổ, với khí
hậu điều hòa, có lượng mưa thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
Tây Nam Bộ tức Đồng bằng sông Cửu Long gồm có 12 tỉnh và một thành
phố trực thuộc trung ương, là một trong những vùng đồng bằng rông lớn của
Đông Nam Á và thế giới. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, khí hậu
nóng ẩm quanh năm với hai mùa mưa nắng rõ rệt, Tây Nam Bộ có điều kiên
thiên nhiên thuận lợi cho phát triển trông trọt và chăn nuôi thủy hải sản. Cùng
với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt phù hợp cho tưới tiêu thau chua rửa
mặn và bồi đắp phù sa bởi sông Cửu Long và phát triển giao thông đường thủy.
Đây chính là những yếu tố hình thành và phát triển văn hóa Nam Bộ.
Cư dân cư trú ở Đông Nam Bộ sớm hơn so với Tây Nam Bộ, với nền văn
hóa Đồng Nai gồm văn hóa đá mới (cách đây khoảng 5000 năm) và văn hóa
đồng . Còn khu vực Tây Nam bộ khoảng thế kỷ thứ II – VII sau công nguyên, là
sự tồn tại của vương quốc Phù Nam với sự phát triển của văn hóa Óc Eo. Nhưng
lịch sử phát triển văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nét khác biệt
với các vùng khác, bởi đó là “…một tiến trình lịch sử đứt gẫy. Sau sự biến mất
11


của nền văn hóa Óc Eo vào cuối thế kỷ VI, Đông bằng sông Cửu Long rơi vào
tình trạng hoang vu, hiểm trơ.” (24;59). Nền văn hóa Óc Eo bị tàn lụi do sự diệt
vong của vương quốc Phù Nam nên mảnh đất này rơi vào quá rình hoang hóa.
Thời gian đầu Nam Bộ gần như một vùng đất mới được khai phá. Các cư
dân Việt, Khơme, Chăm, Hoa kiều…cùng với đồng bào các dân tộc thiểu số
khác sống lẻ tẻ trên các vùng đất cao, hay các đồi núi ở phương nam. Khi xưa

vùng đất Nam Bộ được biết đến như lời nhận xét của Lê Quý Đôn “Từ cửa biển
Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại trở nên toàn là rừng rậm hàng nghìn rặm”.
(62;267). Nhà văn Sơn Nam trong biên khảo “ Đông bằng sông Cửu Long nét
sinh hoạt xưa” có viêt: “….một vùng bị bỏ rơi, dân cư thưa thớt, phần lớn là
bùn lầy ẩm thấp, khí hậu ẩm khắc nghiệp. Đất úng tạo phèn. Muỗi mòng nhiều,
tôm cá sinh sôi, cá lớn nuốt cá bé, chim chóc và rắn ăn cá. Rắn bắt chim non và
trứng chim, chim ăn rắn. Cỏ dại, lau sậy làm thức ăn cho heo rừng nai, voi…Nai
làm mồi cho cọp. Khỉ tha hồ ăn trái câygiữa rừng, ven sông. Rừng lâm vồ, sộp,
gừa rễ lòng thòng tạo hang động cho cọp sinh sản. Tán lá là môi trường của
nhiều loài chim. Xác thú trôi sông nuôi dưỡng cá tôm. Diều quạ và cá sấu sinh
sản mau trên bãi bùn…Khó phân biệt đâu là đất bưng, đâu là ao vũng. Bờ biển
mơ hồ thay đổi hình dạng, cây mắm, cây đước, cây vẹt từ dưới nhô lên. Sông
Cửu Long đổ ra biển bồi đắp mũi Tây nam.” (59;16) .Đây chính là những thử
thách đầy khắc nghiêt đối với con người sinh sống nơi đây. Sau đó đến thế kỷ
thứ XVI chúa Nguyễn phát động phong trào “ Nam tiến” thì các cư dân từ các
miền tới vùng đất phương nam khẩn hoang, vùng này mới được khai phá và phát
triển hơn. Đây cũng chính là yếu tố hình thành nên văn hóa Nam Bộ.
Như vậy, cùng với quá trình lịch sử khai khẩn đất đai của con người là sự
giao thoa nền văn hóa giữa các tộc người Nam Bộ. Chính những điều kiện tự
nhiên và xã hội đặc thù, đã khiến Nam Bộ có những nét đặc trưng văn hóa riêng
khác biệt với văn hóa các vùng miền khác trong nước và khu vực.
12


1.2.2. Những nét đặc trưng của văn hóa Nam Bộ
Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh chia đất nước ta thành 7 vùng
văn hóa, trong đó văn hóa Nam Bộ là vùng thứ bảy và có những đặc điểm riêng
biệt của một vùng đất mới. Việc phân vùng văn hóa được xác định trên mối quân
hệ giữa văn hóa và địa lý. Văn hóa vùng hay chính là văn hóa địa phương, văn
hóa lãnh thổ, và được hình thành, tồn tại trong không gian lãnh thổ nhất định,

được thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hóa về cách thức sản xuât, về
ăn, mặc ở, đi lai, cách thức tổ chức xã hội cổ truyền….
Nam Bộ là nơi có đặc điểm tự nhiên hết sức đặc biệt. Sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt, đất đai phì nhiêu màu mỡ. Vùng đất này đã được hai con sông lớn là
sông Cửu Long và sông Đồng Nai quanh năm bồi đắp phù sa. Khí hậu ôn hòa rất
thuận lợi cho việc sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Chính nhờ thiên nhiên ưu
đãi, Nam Bộ đã trở thành một vùng đất trù phú, giàu đẹp. Do điều kiện tự nhiên
thuận lợi như vậy, nên con người nơi đây có tính cách hào phóng, bộc trực, thẳng
thắn, trọng nghĩa khinh tài, ít suy tính thiệt hơn. Từ đặc điểm tự nhiên cho đến
tính cách của con người đã tạo cho Nam Bộ có những đặc trưng văn hóa riêng
biệt. Nói đến những nét đặc trưng văn hóa là nói đến những điểm khác biệt về
nền văn hóa của vùng đất Nam Bộ, không thể nhầm lẫn với văn hóa của các
vùng miền khác trên Tổ quốc.
Nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ trước hết đó là nền văn hóa, văn minh
nông nghiệp, hay còn gọi “ văn minh miệt vườn” hay “văn minh lúa nước”, “
văn minh kinh rạch”. Vùng đất Nam Bộ được biết đến với phần đông là nông dân
sinh sống và lao động chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Đất đai màu mỡ phì
nhiêu, kênh rạch dày đặc thuận lợi cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy hải sản. Tuy
nhiên nền nông nghiệp ở Nam Bộ có những sắc thái riêng biệt. Nếu ta biết đến mô
hình sản xuất nông nghiệp của Bắc Bộ là mô hình “ V-A-C” (Vườn – ao – chuồng)
thì nông nghiệp của Nam Bộ có kiểu canh tác kết hợp giữa ruộng và vườn hay còn
13


gọi “ tiền viên hậu điền”. Đến với Nam Bộ ta thấy một điểm khác biệt rõ nét nhất là
cảnh vườn trước ruộng sau, không giống như Bắc Bộ và Trung Bộ .
Nét đặc sắc thứ hai trong văn hóa Nam Bộ phải kể đến là văn hóa làng –
mô hình tụ cư của cư dân Nam Bộ. Cũng giống như phương thức chung của cư
dân nông nghiệp ở các vùng miền khác của tổ quốc, nhưng văn hóa làng của cư
dân Nam bộ vẫn có những sắc thái riêng biệt.

Thông thường làng được hiểu là một địa phận riêng, được bố trí theo kiểu
xương cá, lấy đường làng làm trục kết nối, thường được bao bọc bằng các lũy
tre. Cổng làng là nơi thông ra địa phận khác. Mỗi làng có một vài dòng họ cùng
huyết thống sinh sống, và lao động cùng nhau, đồng thời có một hương ước
riêng, một quy định, luật lệ riêng. Nên người ta hay có câu nói “phép vua thua lệ
làng”. Tuy nhiên, làng ở Nam Bộ khác với làng ở Bắc Bộ, do điều kiện, môi
trường tự nhiên cũng như sinh hoạt ở đây khác. Đặc biệt do địa hình Nam Bộ có
hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều, để tận dụng môi trường tự nhiên và tiện
việc sinh hoạt nên cư dân ở đây sống dọc theo hai bên bờ kênh và họ quần tụ,
xây dựng thành các ấp nhỏ. Phương tiện đi lại của họ chủ yếu là chiếc ghe quen
thuộc. Hơn nữa những cư dân ở những vùng khác nhau, khi di cư về vùng đất
Phương Nam, họ mang theo những thiết chế và cách thức tổ chức để xây dựng
mối quan hệ cộng đồng của quê hương mình. Tuy họ không cùng chung huyết
thống trong một làng nhưng họ lại có sự gắn bó, che chở, giúp đỡ lẫn nhau, hiếm
có vùng đất nào mà các dân tộc lại sống hòa hợp như nơi đây.
Nét đặc trưng cơ bản của văn hóa Nam Bộ là ngôn ngữ - tiếng Nam Bộ
hay còn gọi là phương ngữ Nam Bộ. Phương ngữ Nam Bộ được hình thành trong
quá trình người Việt đến khẩn hoang vùng đất mới này.Tiếng Nam Bộ có màu
sắc riêng biệt, phong phú và đa dạng, nó khác với tiếng của các vùng đất khác
của nước ta. Khi nhận xét về phương ngữ Nam Bộ, Doãn Đức Thành trong
“Nam Bộ, đất và người” có viết: “Ngày càng có nhiều tiếng Nam Bộ trở thành
14


thông dụng trong cả nước, nhưng cũng có những tiếng không thể phổ biến được.
Có được điều này chính là nhờ tiếng Nam Bộ có được sự giao lưu và chuyển hóa
nhanh giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ học. Và khả năng đồng hóa cao của phương
ngữ Nam Bộ”.(24;62).
Ở Nam Bộ vấn đề ăn, mặc, ở của cư dân cũng trở thành một nét đẹp văn
hóa điển hình. Nếu đến với Bắc Bộ, ta bắt gặp những cô gái Kinh Bắc lúng liếng

trong những chiếc áo tứ thân, chiếc khăn mỏ quạ cùng với những làn điệu quan
họ ấm lòng, hay những chiếc áo nâu sòng, hoặc áo chàm của người dân trung du
miền núi phía Bắc, thì đến với vùng sông nước Nam Bộ người ta không khỏi ngỡ
ngàng, choáng ngợp trước vẻ đẹp của những cô gái miền Tây sông nước thướt
tha trong chiếc áo bà ba màu đen, cùng với chiếc khăn rằn và kiểu tóc búi tó sau
đầu của họ. Do điều kiện vùng sông nước nên từ lâu, áo bà ba đã trở thành một
nét đẹp văn hóa truyền thống của người Nam Bộ.
Cùng với văn hóa mặc, văn hóa ẩm thực (ăn, uống) ở Nam bộ cũng có
nhiều nét khác biệt so với quan niệm ăn uống Bắc Bộ. “ Món ăn Nam Bộ là sản
phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp với nhiều dân tộc,
với các làng văn hóa Đông Tây” (35;304). Khác với tâm lý ăn uống của người
dân Bắc Bộ là muốn ăn uống cùng gia đình trong mâm cơm sum họp cùng người
thân, thì người dân Nam Bộ lại thích tụ tập bạn bè, và ăn uống nơi hàng quán, cái
họ tự hào đó chính là ăn tiệm. Đặc biệt, Nam Bộ do có sự ưu đãi của thiên nhiên
và sự quy tụ của đa dân tộc, văn hóa nên xuất hiện những món ăn độc đáo và
mới lạ mang những nét riêng. Có các món ăn của người Việt, người Chăm,
người Khơme, người Hoa kiều…Đồ uống ở đây cũng rất đa dạng, phong phú và
khác biệt bởi có sự đa dạng về hoa quả ngon, lạ. Nếu nước uống giải khát chủ
yếu của người Bắc là cốc trà đá, nước sấu, hay nước mía… thì nước uống ưa
thích của người Nam Bộ là nước dừa, nước dứa…
15


Còn về nhà ở, Nam Bộ cũng có những điểm khác trong quan niệm nhà ở
của người dân bắc Bộ. Nếu người Bắc thường ưa xây dựng nhà lầu kiên cố theo
kiến trúc hiện đại cầu kì, sang trọng thì người Nam Bộ lại không quá coi trong
vấn đề xây dựng nhà ở. Cư dân thường chọn kiểu nhà hai gian ba chái, làm bằng
tre nứa, lợp bằng lá dừa, phân vách khá đơn giản thuận tiện cho việc di dời đi nơi
khác, bởi cuộc sống của họ hợp đâu thì ở đó.
Nhắc đến các giá trị văn hóa tinh thần của cư dân Nam Bộ, chúng ta

không thể không nhắc tới đời sống văn hóa tâm linh của họ. Do nơi đây có nhiều
chủng tộc sinh sống, nhiều nguồn văn hóa khác nhau nên cư dân ở đây có một
đời sống tâm linh đa dạng phong phú, với nhiều tôn giáo khác nhau. Nam bộ là
nơi hội tụ đầy đủ các loại tôn giáo như: Phật giáo, thiên chúa giáo, Hồi giáo, ki
tô giáo… nơi đây cũng xuất hiện nhiều giáo phái khác nhau như Hòa Hảo, Bửu
Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đạo Dừa…và các tín ngưỡng dân gian như
thờ cúng tổ tiên, thổ công, thành hoàng….Như vây, có thể nói sự đa dạng trong
tôn giáo ở Nam Bộ cũng là một nét văn hóa khác biệt và mang nét đặc thù riêng
của vùng.
Ngoài ra, khi nói tới văn hóa Nam Bộ ta không thể quên nhắc tới tính cách
của con người Nam Bộ. Ai cũng được biết đến tính cách của người Nam Bộ đó
là những người “trọng nghĩa khinh tài” như Lục Vân Tiên của ông Đồ Chiểu: “
Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế đấy cũng phi anh hùng”. Ngoài ra, ta
còn thấy người Nam Bộ là những người hào phóng, hiếu khách; yêu nước nồng
nàn; bộc trực, thẳng thắn. Chính do điều kiện sống của cư dân gắn bó thân thiết
với thiên nhiên nên tạo cho họ một lối sống hào phóng, cởi mở, nhiệt tình mến
khách: “…đồng bào rất yêu thương đùm bọc nhau, dẫn đến việc trong cuộc sống
hàng ngày họ rất hay làm phước, mà việc làm phước ở đây cũng hể hiện với tính
riêng, họ không quen nói đạo lý mà giúp bằng những cách khác như giúp vốn,
giúp nghề cụ thể…”
16


Có thể nói, tính cách con người và văn hóa vùng đất Nam Bộ được hình
thành trong sự tác động qua lại giữa thiên nhiên, xã hội con người trên nền tảng
tính cách dân tộc Việt Nam.
Như vậy, vùng đất Nam Bộ tuy được tồn tại và phát triển trong khoảng
thời gian trên dưới 300 năm lại đây, nhưng nó đã có được bề dầy lịch sử và chiều
sâu của văn hóa tư tưởng. Chính miền sông nước với những đặc điểm riêng về
địa hình, và xã hội đã tạo ra một vùng đất mới với sự phong phú, đa dạng về văn

hóa. Góp phần tô điểm thêm cho công cuộc “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc” trong quá trình phát triển và hội nhập văn hóa đất nước.
1.3. Nhà văn Đoàn Giỏi với vùng đất Nam Bộ
1.3.1. Đoàn Giỏi - nhà văn Nam Bộ
Đoàn Giỏi sinh năm 1925 tại Tân Hiệp – Châu Thành – Mỹ Tho (nay là
Tiền Giang). Đoàn Giỏi được sinh ra trong một gia đình địa chủ yêu nước và
giàu có nhất vùng. Cha ông là Đoàn Văn Vàng – một địa chủ trí thức yêu nước.
Sau Cách mạng tháng Tám, cha ông đã hiến tất cả mọi tài sản của mình cho
chính quyền. Gia đình Đoàn Giỏi có mười anh em, Đoàn giỏi là con thứ tư trong
gia đình. Anh em của ông đều là những chiến sĩ cách mạng bất khuất kiên trung,
dũng cảm trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp. Đoàn Giỏi, thuở nhỏ học
trung học tại Mỹ Tho, sau đó ông theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.
Nhưng sau ông lại gắn bó với sự nghiệp văn chương. Với tác phẩm đầu tay “Nhớ
cố hương” 1943, được nhà văn Hồ Biểu Chánh chọn đăng trên tờ Nam kỳ tuần
báo, từ đó trở đi Đoàn Giỏi coi Hồ Biểu Chánh như một người thầy của mình. Vì
vậy, mà sau này những tác phẩm của ông đều được sự góp ý chân thành từ nhà
văn tiền bối này. Văn của Đoàn Giỏi có lối tư duy khá gần gũi với lối tư duy của
Hồ Biểu Chánh, nhưng văn phong Đoàn Giỏi vẫn mang dáng dấp khỏe khoắn,
mạnh mẽ, gai góc và phóng khoáng hơn của một người con miền Tây sông nước.
17


Theo con đường nghệ thuật mới được một thời gian ngắn, Đoàn Giỏi
chuyển sang làm ngành công an. Năm 1947, ông làm trưởng công an kiêm phụ
trách 10 xã thuộc huyện Châu Thành. Một năm sau, ông trở thành Đảng viên
Đảng cộng sản Việt Nam, là phó ty truyền thông của tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền
Giang). Đoàn Giỏi kiêm luôn phụ trách phòng văn nghệ, chủ bút báo tiền phong
– một cơ quan của Mặt trận Viêt minh Mỹ Tho. Năm 1950, Đoàn Giỏi chuyển
sang làm phó trưởng ty thông tin Rạch Giá, năm 1951 về công tác tại Ban
thường vụ Ban chấp hành Hội văn nghệ Nam Bộ, kiêm ủy viên biên tập tạp chí

“Lá lúa”. Thời gian ở đây là thời gian mà con đường nghệ thuật trong ông đang
trỗi dậy mãnh liệt nhất thôi thúc ông tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình.
Con người và mảnh đất quê hương luôn là nguồn đề tài và cảm hứng trong các
sáng tác của ông.
Có lẽ vì sinh ra và lớn lên, trưởng thành ở Nam Bộ nên Đoàn Giỏi hiểu,
yêu quý và gắn bó sâu đậm với Nam Bộ. Vì thế mà khi tập kết ra Bắc, sống trên
đất Bắc mà ông vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương. Vì vậy, trong suốt thời
gian trên 40 năm cầm bút, Đoàn Giỏi luôn viết về Nam Bộ. Nam Bộ đã trở thành
đề tài và mạch nguồn cảm hứng trong các sáng tác của ông: từ tác phẩm đầu tay
cho đến tác phẩm cuối cùng. Đoàn Giỏi đã để lại cho nền văn học nước nhà một
số lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng ở các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết,
truyện vừa, ký, thơ ca, biên khảo…
Giai đoạn chống Pháp:
1.Nhớ cố hương (1943)- truyện ngắn
2 Khí hùng đất nước (1946) – Ký
3. Người Nam thà chết không hàng (1947) – kịch thơ
4. Đường về Gia Lương (1948)- truyện ngắn
5. Những dòng mau Nam Kỳ 40 (1948) – Ký
6. Chiến sĩ Tháp Mười (1949) – kịch thơ
18


7. Giữ vững niềm tin (1954) – Thơ
8. chuyện thằng Cồi (1954)- truyện thơ
Giai đoạn chống Mỹ:
1. Trần Văn Ơn (1955)- truyện vừa
2. Cá bống mú (1955)- truyện vừa
3. Đèn tôi bay về Lục Hồ Chí Minh (1955)- ký
4. Cây đước Cà Mau 1955- Ký
5. Ngọn tầm vông 1955-ký

6. Đất rừng Phương Nam 1957- tiểu thuyết
7. Cái trống con -1958- truyện ngắn
8. Hoa hướng dương (1960) truyện vừa
9. Trước giao thừa (1960)- truyện ngắn
10. Đường đi qua làng (1961) – truyện phim viết chung với Chi Lăng
11. Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)- truyện vừa
12. Người thủy thủy già trên hòn đảo lưu đầy (1963)- truyện vừa
13. Như nước trong nguồn (1966)- ký
14. Chuyến xuồng đêm (1971)- truyện ngắn
15. Chung một kẻ thù (1971)- truyện ngắn
16. Người đồng hương (1971)- truyện ngắn
17. Người tù chính trị năm tuổi (1973) – truyện ngắn
18. Tiếng trông (1973)-ký
Sau giải phóng:
1. Chuyến xe thổ mộ ngày giáp tết (1977) – truyện ngắn
2. Những chuyện lạ về cá (1979)-biên khảo dành cho thiếu nhi
3. Tiếng gọi ngàn (1982)- truyện ngắn
4. Qua những chặng đường (1982)- Chấp bút hồi ký Nguyễn Thị Thập
5. Rừng đêm xào xạc (1984)-truyện ngắn
19


6. Họ là ai (1986)- Ký
7. Các con vật trên rừng dưới biển (1986)- biên khảo dành cho thiếu nhi
8. Chú bé Hà Nội và con chim ó lửa trên Đồng Tháp Mười (1987)truyện ngắn
9. Núi cả cây ngàn-1989-tiểu thuyết đề cương.
Trong số những tác phẩm của Đoàn Giỏi viết về Nam Bộ thì “ Đất rừng
phương nam” là tác phẩm đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nhà văn Đoàn
Giỏi. Ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn cả các nước trên thế giới. Năm
1997, tác phẩm đã được biên kịch và đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn của Hãng phim

truyền hình TP Hồ Chí Minh dựng thành phim “Đất Phương Nam” dài 11 tập và
đạt được giải thưởng A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1997. Bộ phim nhanh
chóng chiếm được cảm tình của khán giả mọi lứa tuổi trong và ngoài nước.
Đoàn Giỏi có sự hiểu biết sâu rộng về đời sống văn hóa của con người
vùng rừng đất phương Nam, nên những trang văn của ông đều toát nên vẻ đẹp
riêng về xứ sở mình. Ông say mê sáng tác về vùng đất Nam Bộ cho tới khi ông
ốm nằm trên giường bệnh ông vẫn ôm cuốn đề cương tiểu thuyết “Núi cả cây
ngàn”. Theo lời nhà văn Đoàn Minh Tuấn kể, hôm rời nhà đi cấp cứu Đoàn Giỏi
còn mang theo bản đề cương chi tiết của tập “Núi cả cây ngàn” tính vào đó để
viết. Đoàn Giỏi nói với Đoàn Minh Tuấn: “Tao vô đó tranh thủ viết rồi có chết
luôn ở trỏng cũng được!” (1;215). Nhưng do bệnh nặng nên chỉ vào viện được
vài ngày thì ông qua đời (năm 1989 tại bệnh viện đa khoa Mỹ Tho) với bao giấc
mộng chưa thành.
Đoàn Giỏi tuy đã đi xa nhưng ông đã để lại trong lòng bạn đọc trong và
ngoài nước với bao niềm tôn kính và cảm phục. Bởi với một cuộc đời hơn bốn
mươi năm cầm bút, ông đã kịp để lại cho đời những trang văn đẹp đẽ và mang
đậm màu sắc văn hóa Nam Bộ.
20


1.3.2. Nam Bộ - mạch nguồn cảm hứng chủ đạo của Đoàn Giỏi
Nam Bộ, một vùng đất mới được khai phá của đất nước ta. Tuy nó được
hình thành và tồn tại khoảng trên dưới 300 năm nhưng đây lại là mảnh đất có bề
dày lịch sử và chiều sâu văn hóa riêng không giống như những vùng khác của tổ
quốc. Đây cũng là nơi đã sinh ra nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc
như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, ….Nam Bộ đã trở thành đề
tài chính được các nhà văn, nhà thơ khai thác. Trong số các nhà văn viết hay và
sâu sắc về Nam Bộ sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không kể tới cây bút Đoàn
Giỏi- người con của đất rừng phương Nam. Bởi với ông, Nam Bộ đã trở thành
mạch nguồn cảm hứng cho những sáng tác của mình. Mạch nguồn cảm hứng

Nam Bộ bắt nguồn từ tác phẩm đầu tiên đến tác phẩm cuối cùng. Tác phẩm đầu
tay của ông là “Nhớ cố hương”. Tác phẩm đã thể hện được tình cảm găn bó sâu
sắc của người con xa xứ hướng về quê hương. “Nhớ cố hương” ra đời năm 1943
được in trên tờ báo Nam kỳ khởi nghĩa, và đã gây được tiếng vang lớn.
Đặt chân lên đất Bắc sau hơn ba mươi năm gắn bó với mảnh đất chôn
nhau cắt rốn, như bao người, Đoàn Giỏi cũng mang trong mình nỗi nhớ quê da
diết. Nhớ và viết. Viết bằng sự rung động của trái tim và những dạt dào của niềm
xúc cảm “Tôi ngồi mơ màng lắng nghe tiếng mưa phun reo đều đều như tiếng
suối ngàn Việt Bắc. Chiều thu, một sắc cầu vồng nhỏ hiện chéo qua vầng bụi
nước phun giữa vườn cây rực vàng. Bên kia hàng băng gỗ dài màu xanh, có
những người ngồi trầm ngâm hong nắng, đọc báo. Một cụ già ngồi ngủ lơ mơ.
Bụi nước phun bay như tro phun nhẹ vào xuân Hà Nội” (23;103). Ông rất chân
thành khi trải lòng mình qua những trang văn của mình: “Tôi xa Cà Mau đã có
hơn mười lăm mười sáu năm rồi. Sự hiểu biết của tôi về những con người trên
vùng đất ấy hiện nay cũng không hơn gì sự hiểu biết của mọi người chưa có dịp
về qua nơi đó. Nhưng ngắm nhìn từng chân dung và tính cách của họ trong Bức
thư Cà Mau của Anh Đức và Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh, tôi có cảm giác
21


như gặp lại một người yêu cũ. Thấy khác xưa mà cũng chẳng khác xưa! Trong
tiếng cười giọng nói, trong cách sống cách đánh giặc, ở nét mới hiện tại còn in rõ
bóng dáng thân quen cũ ngày nào. Có phải điều đó ta vẫn thường quen gọi
truyền thống đây chăng?” (23; 623)
Mặc dù viết nhiều tác phẩm ca ngợi quê hương nhưng Đoàn Giỏi vẫn thấy
chưa đủ. Vì vậy trong cuộc nói chuyên nhân chuyến đi công tác qua quê Đoàn
Giỏi, Nguyễn Mạnh Tuấn đã có cuộc trò chuyện cùng nhà văn: “Chúng tôi rời
Tân Hiệp đi Cần Thơ khi trời đã tối sập. Tối hôm đó chúng tôi nghỉ ở khách sạn
Long Xuyên, nhân lúc đứng riêng với nhà văn Đoàn Giỏi, tôi hỏi ông:
- Anh có tiếc thời vàng son…giàu có?

Ông vẫn còn ngà ngà say trong men rượu:
- Nếu có gì đáng tiếc, tôi chỉ tiếc mình đã không viết được nhiều và viết
những tác phẩm xứng đáng cho quê mình”(39) .Ngay cả khi sắp rời xa cõi đời,
nhà văn vẫn muốn hoàn thành nốt cuốn tiểu thuyết đề cương “Núi cả cây ngàn”.
Nhưng ông không còn đủ sức khỏe để viết tiếp nữa. Tình yêu ông dành cho quê
hương lớn lao vậy đó. Chính vì lẽ đó mà cảm hứng viết về Nam Bộ dấu yêu luôn
là mạch cảm xúc chủ đạo xuyên suốt toàn bộ những sáng tác của ông, từ tác
phẩm đầu tay “Nhớ cố hương” cho đến tác phẩm cuối cùng “Núi cả cây ngàn”.
Chính vì thế, chất văn hóa Nam Bộ xuyên thấm vào từng trang văn của Đoàn
Giỏi, những trang văn luôn phập phồng hơi thở của vùng đất rừng, sông nước
miền Tây của Tổ quốc. Như lời nhận xét của Đỗ Thành Nam: “Đoàn Giỏi hút
hồn người đọc bởi những trang văn đặc sắc, ngồn ngộn chất liệu, hơi thở của
một vùng sông nước hiện còn bị chia cắt, không mấy người tiếp cận được. Ông
lại là người con của vùng đất ấy viết về nơi chôn nhau cắt rốn của mình nên
trang văn của ông luôn phập phồng cảm xúc và thực sự có sức nặng. Chẳng thế
mà đọc truyện ngắn “Cây đước Năm Căn” của Đoàn Giỏi, nhà thơ Xuân Diệu,
22


người mặc dù chưa đặt chân tới Năm Căn bao giờ đã xúc cảm viết nên bài thơ
“Bà má Năm Căn” rất cảm động”(8)
Cảm hứng Nam Bộ trong sáng tác của Đoàn Giỏi được chảy dài từ những
tác phẩm đầu tay cho tới những tác phẩm cuối cùng của nhà văn. Nó giống như
một nguồn sữa mẹ tưới mát nuôi dưỡng cho tâm hồn người nghệ sĩ. Đoàn Giỏi
sáng tác ở nhiều thể loại và nhiều giai đoạn khác nhau nhưng hầu khắp các tác
phẩm của ông mang dáng dấp của thiên nhiên và con người Nam Bộ như “Đất
rừng phương Nam”, “Cá bống mú”, “Hoa hướng dương”, “Rừng đêm xào xạc”...
Vì vậy mà khi đánh giá về đóng góp của Đoàn Giỏi đối với văn học Nam
bộ nói riêng và văn học Việt Nam thế kỷ XX nói chung, Xuân Diệu cho rằng:
“Miền Nam có Đoàn Giỏi là một tự hào lớn, và chỉ có Đoàn Giỏi mới có nhân

vật, phong cách ngôn ngữ, phong tục của vùng đất hào hùng đó”(16)
Như vậy, có thể thấy Nam Bộ chính là mạch nguồn cảm hứng vô tận trong
những sáng tác của Đoàn Giỏi. Nó là niềm động lực và giúp cho nhà văn có
được những tác phẩm có giá trị. Những tác phẩm đó mang dấu ấn rất riêng, rất
Nam Bộ, rất Đoàn Giỏi.
1.3.3. Đoàn Giỏi – người biến miền quê riêng thành miền quê chung
Nam Bộ - một vùng đất đai trù phú, thiên nhiên ưu đãi với sông ngòi kênh
rạch chằng chịt, con người hiếu khách, phóng khoáng, thủy chung nghĩa tình.
Tuy là một vùng đất mới được khai phá, nhưng Nam Bộ có bề dày lịch sử và
chiều sâu văn hóa. Nam bộ - cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ nhà văn, nhà
thơ lớn của dân tộc viết về mảnh đất và con người nơi đây. Vùng đất Mỹ Tho
(nay là Tỉnh Tiền Giang), đã không khỏi tự hào trước một nhà văn Đoàn Giỏi
nghĩa khí, hào hiệp, dũng cảm, phóng khoáng. Người đã biến “Đất rừng Phương
Nam” xa xôi của Tổ quốc thành quê hương thân thuộc của bao người bao thế hệ
trong và ngoài nước. Đoàn Giỏi là người con, là sự kết tinh của nền văn hoá
Nam Bộ, ông đã hiến trọn sự nghiệp của mình để viết về con người và văn hóa
23


Phương Nam. Để có một vùng đất Phương Nam trù phú, màu mỡ, với thiên
nhiên ưu đãi…Ta không khỏi bùi ngùi xúc động trước công lao mở đất của cha
ông ta trước đây với bao khó khăn, nguy hiểm, hy sinh cùng với một tình yêu
quê hương đất nước tha thiết. Bởi vây, từ lâu, những câu hò, điệu lý đã đi sâu và
in đậm trong từng thớ đất, con người, từng rặng cây và từng mái lá đơn sơ… để
hôm nay chúng ta được kế thừa một tài sản âm nhạc vô giá mang đậm dấu ấn của
miền Tây sông nước.
Mảnh đất đó, đã có một người con trong số vô vàn những người con nặng
lòng với quê hương, xứ sở. Nhà văn Đoàn Giỏi đã biến miền quê hương thân
thuộc của mình thành miền quê chung của mọi người. Vì vậy, trong tập tiểu luận
- phê bình “Tiếng vọng những mùa qua” của Nguyễn Thị Thanh Xuân nhận định

về tác giả “Đất rừng phương Nam” có viết: “Có mảnh đất sinh ra những nhà
văn, và ngược lại, có nhà văn từ trang viết đã biến miền quê riêng của mình
thành miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng bao người... Với Đoàn Giỏi,
tôi nghĩ rằng ông đã đón nhận được cái hạnh phúc đó... Ông đã đem đến cho
bạn đọc cả nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất mà trước đó xa
ngái, hoang sơ trong hình dung của mọi người... Ông đã xây dựng những nhân
vật lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa..." (46). Nhà văn Đoàn
Giỏi với tình yêu dành cho quê hương cùng với tài năng nghệ thuật của mình đã
biến vùng đất phương nam xa xôi của Tổ quốc thành miền quê chung của bao
bạn đọc trong và ngoài nước. Đặc biệt, ông đã thổi vào những trang văn của
mình hơi thở, nhịp sống, văn hóa của vùng Nam bộ.
Hay TS Phạm Văn Tình trong bài “Mái đình - nét đẹp trong hồn quê Việt
Nam” trong bài viết của mình, TS Phạm Văn Tình rất ấn tượng những dòng cảm
xúc của Đoàn Giỏi trong “ Măng tầm vông” mô tả tâm trạng của người con miền
Nam tập kết ra Bắc ngồi trên thuyền nhìn lại xóm làng mình lần cuối: “Tôi đứng
mãi trên boong, chờ đợi phút qua ngang nhà. Làng tôi, xanh ngắt những tàu
24


dừa, tàu chuối. Mái đình cháy hơn một nửa, nhô ra giữa rặng cây. Bờ tầm vông
thấp thoáng, ngọn tầm vông hoe vàng trong ánh nắng một chiều thu”.
“Mái đình cháy hơn một nửa” – vết tích của chiến tranh tàn phá, như một
nỗi đau gieo giữa lòng nhà văn, một người con sắp tạm rời xa xứ sở. Đấy là nỗi
đau đau đáu của dân tộc bao nhiêu năm. Đó là một mảnh hồn quê, làm nên một
nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người và toả
sáng trong những áng thơ văn” (55). Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi,
dường như những cảnh vật, muông thú tự nhiên của cánh rừng phương nam xa
xôi của tổ quốc cứ ùa về như một thời của ký ức mỗi người thân thuộc biết bao.
Cảnh thôn xóm của các ấp, các làng với những nét đẹp sinh hoạt văn hóa riêng
trở nên thân thuộc đối với bạn đọc bao miền.

Vì vậy, Đất và rừng Phương Nam đã không chỉ là quê hương của riêng
nhà văn Đoàn Giỏi mà đã trở thành mảnh hồn quê chung của bao người Việt
Nam. Đọng lại trong lòng người đọc là cảnh và người Nam bộ với bao nét đẹp
văn hóa truyền thống của dân tộc. Tác giả viết về vùng quê Nam bộ, nhưng ta
như thấy khung cảnh sinh hoạt của vùng quê mình. Đoàn Giỏi đúng là người
biến miền quê riêng thành miền quê chung.

25


×