Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 102 trang )

Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Lê Thị Hằng
MỤC LỤC
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC, nhận
thấy rằng doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trên lĩnh vực công nghệ thiêt bi
xư ly nươc, trong đó bao gôm: trạm xư ly nươc, hô bơi, Thuy Cung, Sân trươt
băng, công viên nươc, thiêt bi giải trí chăm sóc sức khỏe( jacuzzi, sauna,
steam, đài phun nươc…)…vv. Vơi phạm vi hoạt động trong nươc và quốc tê,
doanh nghiệp đã thể hiện sức mạnh cua mình qua các nghành nghê kinh
doanh đăc thu mà ít công ty Việt Nam làm đươc như: Phát triển xây dựng
Thuy Cung, Công viên nươc và sân trươt băng nghệ thuật. …Đông thời, công ty
cổ phần đầu tư và công nghệ HVC cũng đang từng bươc khắc phục các điểm
yêu cua mình đó là: kênh phân phối nội đia chưa mạnh; nghiên cứu và phát
triển chưa cao, chưa có những chiên lươc kinh doanh khả thi…để nâng cao
năng lực kinh doanh trong giai đoạn tơi, doanh nghiệp cần phải có những
hương đi cụ thể, tích cực tăng cường quảng bá thương hiệu cua công ty. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang tận dụng những lơi thê cua mình để phát
triển doanh nghiệp ngày một tốt hơn như: thi trường xuất khẩu hiện tại còn
nhiêu tiêm năng và thi trường mơi chưa khai phá, HVC là công ty có tốc độ
xây dựng bể bơi nhanh nhất Việt Nam, HVC đạt doanh nghiệp 3K đầu tiên tại
Việt Nam "Không có sản phẩm dich vụ thiêu nguôn gốc xuất xứ, Không có
sản phẩm dich vụ là hàng nhái, Không có sản phẩm dich vụ xâm phậm quyên
sở hữu trí tuệ". Nhưng để tránh các nguy cơ xảy ra như: cạnh tranh không
lành mạnh vê giá cả, chất lương xây dựng và cung cấp thiêt bi cua các đối
thu; cạnh tranh do ngày càng xuất hiện nhiêu doanh nghiệp cung cấp thiêt bi
mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh.........................................................6
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................7
a. Nghiên cứu thi trường..................................................................................21
Nghiên cứu thi trường trong nươc...............................................................22
Nghiên cứu thi trường quốc tê.....................................................................24


b. Giao dich, đàm phán và ky kêt hơp đông ngoại thương. .............................25
Giao dich.........................................................................................................25
c. Đàm phán................................................................................................28
d, Ky kêt hơp đông......................................................................................30
e. Tổ chức thực hiện hơp đông nhập khẩu.......................................................31
f. Xin giấy phép nhập khẩu.........................................................................32
i. Làm thu tục hải quan...............................................................................34
l. Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu..................................................................36
m. Làm thu tục thanh toán..........................................................................36

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

1

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Lê Thị Hằng
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

2

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập


GVHD: TS. Lê Thị Hằng
DANH MỤC HÌNH

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

3

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Lê Thị Hằng
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

4

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Lê Thị Hằng
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh


5

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Lê Thị Hằng
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài.
Thực tế cho thấy môi trường kinh doanh ngày nay đang biến động nhanh
chóng. Điều đó đem đến nhiều cơ hội cũng như rủi ro cho doanh nghiệp. Vì thế,
để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải đánh giá đúng khả năng của mình và
linh hoạt xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp. Có thể thấy được rằng,
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp quyết định khả năng cạnh tranh, phát
triển của doanh nghiệp.
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC,
nhận thấy rằng doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trên lĩnh vực công nghệ thiết
bị xử lý nước, trong đó bao gồm: trạm xử lý nước, hồ bơi, Thủy Cung, Sân trượt
băng, công viên nước, thiết bị giải trí chăm sóc sức khỏe( jacuzzi, sauna, steam,
đài phun nước…)…vv. Với phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế, doanh
nghiệp đã thể hiện sức mạnh của mình qua các nghành nghề kinh doanh đặc thù
mà ít công ty Việt Nam làm được như: Phát triển xây dựng Thủy Cung, Công
viên nước và sân trượt băng nghệ thuật. …Đồng thời, công ty cổ phần đầu tư và
công nghệ HVC cũng đang từng bước khắc phục các điểm yếu của mình đó là:
kênh phân phối nội địa chưa mạnh; nghiên cứu và phát triển chưa cao, chưa có
những chiến lược kinh doanh khả thi…để nâng cao năng lực kinh doanh trong
giai đoạn tới, doanh nghiệp cần phải có những hướng đi cụ thể, tích cực tăng
cường quảng bá thương hiệu của công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang

tận dụng những lợi thế của mình để phát triển doanh nghiệp ngày một tốt hơn
như: thị trường xuất khẩu hiện tại còn nhiều tiềm năng và thị trường mới chưa
khai phá, HVC là công ty có tốc độ xây dựng bể bơi nhanh nhất Việt Nam, HVC
đạt doanh nghiệp 3K đầu tiên tại Việt Nam "Không có sản phẩm dịch vụ thiếu
nguồn gốc xuất xứ, Không có sản phẩm dịch vụ là hàng nhái, Không có sản
phẩm dịch vụ xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ". Nhưng để tránh các nguy cơ xảy
ra như: cạnh tranh không lành mạnh về giá cả, chất lượng xây dựng và cung cấp
thiết bị của các đối thủ; cạnh tranh do ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp
cung cấp thiết bị mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

6

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
Như vậy, những vấn đề trên vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, vai trò của quản trị chiến lược ngày càng
được coi trọng vì nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
• Giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình trong tương lai.
• Giúp doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và giảm bớt nguy cơ.
• Giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong cuộc chơi.
• Giúp cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như thế, để doanh nghiệp thành công trên các lĩnh vực của mình thì cần
phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp với những thay đổi của thị trường,
phải tạo cho mình lợi thế cạnh tranh nhất định. Bên cạnh những chiến lược kinh
doanh đã có, gần đây, với năng lực và tiềm năng của mình, công ty cổ phần đầu
tư và công nghệ HVC có khuynh hướng phát triển thêm những lĩnh vực kinh

doanh mới. Do đó, việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài để lựa chọn
những chiến lược kinh doanh hợp lý và phù hợp là rất cần thiết. Đó là lý do em
chọn đề tài “ Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần đầu tư và
công nghệ HVC” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Ngày nay môi trường kinh doanh không ngừng biến động, vì thế trong bất
kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng chứa đựng những cơ hội và tiềm ẩn những
mối đe dọa, thách thức nhất định. Vấn đề là doanh nghiệp phải đánh giá đúng
khả năng của mình để có hướng đi phù hợp và thích ứng với những biến đổi của
môi trường kinh tế. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
-

Xác định các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng nhất của công ty cổ phần

-

đầu tư và công nghệ HVC
Xác định các cơ hội, đe dọa quan trọng nhất đối với công ty cổ phần đầu

-

tư và công nghệ HVC
Xác định các chiến lược hợp lý nhất cho công ty cổ phần đầu tư và công

-

nghệ HVC trong thời gian tới.
Ước lượng hiệu quả của các chiến lược được chọn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh


7

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
1.3. Phạm vi nghiên cứu.

GVHD: TS. Lê Thị Hằng

Dựa trên nhiệm vụ và chức năng của đơn vị thực tập tốt nghiệp là công ty
cổ phần đầu tư và công nghệ HVC, có thể thấy được rằng những yếu tố môi
trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp liên quan đến việc hình thành chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực
tương đối đặc thù mà ít công ty ở Việt Nam làm được, do đó đề tài tập trung
phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Bên
cạnh những đối thủ cạnh tranh hiện tại, còn cần tìm ra được những đối thủ cạnh
tranh tiềm tàng trong tương lai. Hơn nữa, đề tài còn nghiên cứu đến chất lượng
sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, dịch vụ chăm sóc khách hàng quá
khứ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực đối với công ty cổ phần đầu tư
và công nghệ HVC trong giai đoạn hiện nay. Thông qua đề có thể thấy được
những lợi ích cụ thể như:
(1) Giúp cho công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC có cái nhìn
tổng quát về quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, hiểu rõ hơn về chiến
lược kinh doanh.
(2) Giúp cho công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC thấy được đâu là
cơ hội, đâu là thách thức gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình. Đồng thời,

doanh nghiệp sẽ thấy được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu
cần tránh né hay khắc phục.
(3) Kết hợp những vấn đề trên đề tài này còn giúp cho công ty cổ phần
đầu tư và công nghệ HVC xác định hướng đi của mình trong hiện tại và tương
lai. Cụ thể là cung cấp cho doanh nghiệp những phương án chiến lược và các giải
pháp thực hiện trước những bối cảnh chung đó. Kết quả nghiên cứu của đề tài
nhằm mục đích giúp cho công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC lựa chọn
chính xác hơn các phương án kinh doanh của mình một cách phù hợp trong thời
gian tới.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

8

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
1.5. Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu.
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Khái quát về công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC
Phần 3: Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư
và công nghệ HVC.
Phần 4: Xu hướng phát triển của công ty và khuyến nghị để hoàn thiện nghiệp vụ
thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC
Phần 5: Kết luận.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

9


Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Lê Thị Hằng

PHẦN 2: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG
NGHỆ HVC
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần và công nghệ HVC.
2.1.1. Tên doanh nghiệp và giám đốc hiện tại của công ty.
a. Tên doanh nghiệp.
Tên tiếng việt: Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC.
Tên tiếng anh: HVC INVESTMENT AND TECHNOLOGY
JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HVC., JSC
Tên giao dịch: HVC.,JSC
b. Tên giám đốc hiện tại.
Ông: Nguyễn Sỹ Thành.
2.1.2. Địa chỉ công ty.
Địa chỉ: Số 295B Quan Nhân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh
xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0435402246
Fax: 0435402247
Email:
Website: www.hvcjsc.vn

Hình 2.1: Logo của công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh


10

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
2.1.3. Cơ sở pháp lý của công ty.

GVHD: TS. Lê Thị Hằng

Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC hoạt động từ năm 2007. Được
thành lập và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần với phạm vi hoạt
động trong nước và quốc tế.
Chứng chỉ: ISO 9001, ISO 14000, Hàng VN chất lượng cao, TQM
Mã số thuế: 0104606490
Ngày cấp: 19/04/2010
Ngày hoạt động: 05/05/2010
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đ (Mười tỷ đồng)
2.1.4. Loại hình doanh nghiệp.
Là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần với
phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế.
2.1.5. Nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Với định hướng phát triển chuyên nghiệp HVC không ngừng đổi mới,
nâng cao hiệu quả công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp nhu cầu
của khách hàng, phấn đấu trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong những lĩnh
vực mà công ty hoạt động.
Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC đang ngày càng phát triển lớn mạnh
với mục tiêu “ Vươn tới tầm cao – Khát khao sáng tạo”. HVC tin tưởng sẽ mang
lại cho khách hàng, đối tác và cộng đồng những lợi ích và giá trị cao nhất, góp

phần nhỏ vào việc xây dựng đất nước Việt Nam xanh sạch hơn.
Thể hiện rõ nét nhất nhiệm vụ của doanh nghiệp thông qua lĩnh vực mà
doanh nghiệp đang hoạt động như:Tư vấn cung cấp và lắp đặt các công nghệ
thiết bị xử lý nước (Hệ thống nước thải, nước cấp, nước bể bơi…),tư vấn thiết kế
cung cấp các loại thiết bị sân trượt băng nghệ thuật và nhân tạo, cung cấp và lắp
đặt các thiết bị giải trí chăm sóc sức khoẻ (jacuzzi, sauna, steam, đài phun
nước…), nhập khẩu cung cấp lắp đặt các hệ thống máy phát điện máy tích điện,
nhập khẩu cung cấp lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy, cung cấp hệ thống
Camera giám sát, hệ thống Rada giám sát, văn phòng đại diện các nhà sản xuất

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

11

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
thiết bị phục vụ cho bảo vệ an ninh quốc phòng tại Việt Nam, cung cấp các lại
hoá chất dùng cho phòng thí nghiệm xử lý nước và môi trường.
2.1.6. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC hoạt động từ năm 2007 với
phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế, đầu tiên đội ngũ nhân viên còn khá ít
nhưng hiện nay đội ngũ nhân viên đã lên tới 100 người, từ hội đồng quản trị,
giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban. Như vậy, trải qua một giai đoạn hoạt
động kinh doanh hiệu quả, hiện nay HVC đã phát triển mọi mặt về đội ngũ cán
bộ, kinh nghiệm, vốn tài sản và đặc biệt là uy tín thương hiệu trên thị trường.
HVC luôn mong muốn mang tới cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc cho cộng đồng.
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty HVC tính đến thời

điểm này gồm có:
• Tư vấn cung cấp và lắp đặt các công nghệ thiết bị xử lý nước như: Hệ
thống nước thải, nước cấp, nước bể bơi…
• Tư vấn thiết kế cung cấp các loại thiết bị sân trượt băng nghệ thuật và
nhân tạo.
• Cung cấp và lắp đặt các thiết bị giải trí chăm sóc sức khoẻ như: jacuzzi,
sauna, steam, đài phun nước…
• Nhập khẩu cung cấp lắp đặt các hệ thống máy phát điện máy tích điện.
• Nhập khẩu cung cấp lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy.
• Cung cấp hệ thống Camera giám sát, hệ thống Rada giám sát.
• Văn phòng đại diện các nhà sản xuất thiết bị phục vụ cho bảo vệ an ninh
quốc phòng tại Việt Nam.
• Cung cấp các lại hoá chất dùng cho phòng thí nghiệm xử lý nước và môi
trường.
Với định hướng phát triển chuyên HVC không ngừng đổi mới, nâng cao
hiệu quả công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp nhu cầu của

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

12

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
khách hàng, phấn đấu trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong những lĩnh vực
mà công ty hoạt động.
Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC đang ngày càng phát triển lớn
mạnh với mục tiêu “ Vươn tới tầm cao – Khát khao sáng tạo” Chúng tôi tin

tưởng sẽ mang lại cho khách hàng, đối tác và cộng đồng những lợi ích và giá trị
cao nhất, góp phần nhỏ vào việc xây dựng đất nước Việt Nam xanh sạch hơn.
Trong suốt quá trình từ khi thành lập và phát triển đến nay công ty đã
có nhiều hoạt động khác nhau ở nhiều lĩnh vực nhằm quảng bá hình ảnh
thương hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh, hợp tác đầu tư,… Bên cạnh đó,
công ty đã hoàn thành một số công trình lớn với chất lượng sản phẩm cao, uy
tín đem lại sự tin cậy cho khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp đang
hoạt động kinh doanh.
Một số công trình đã hoàn thiện và đi vào hoạt động trong những năm
gần đây.
Năm 2012 đến năm 2014 với những dự án sauna steam spa công ty HVC
đã hoàn thành.
-

Bồn jacuzzi nóng lạnh khách sạn Sakura - Đường Liều Giai - Hà Nội

-

Phòng sauna khách sạn Sakura - Đường Liều Giai - Hà Nội

-

Bồn Spa tiêu chuẩn Châu Âu tại biệt thự HL-30 khu đô thị Vincom village

-

Phòng steam tiêu chuẩn Mỹ tại biệt thự số 6 đường Hoa Phượng khu đô
thị Vincom village

-


Phòng Sauna tại nhà Mr Tuấn Anh số 145 Lý Nam Đế Hà Nội

-

Phòng Sauna room - Biệt thự tại đường Bằng Lăng - khu đô thị Vincom
Village
Năm 2012 đến năm 2014 với những dự án đài phun nước công ty HVC đã

hoàn thành.
-

Đài phun nước tượng tứ mã khu đô thị Royal City - Hà Nội

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

13

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
- Đài phun nước công ty Prico - 504 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Thành phố Hải
Phòng
-

Đài phun nước tại biệt thự Láng Hòa Lạc – Hà Nội
Năm 2012 đến năm 2014 với những công trình bể bơi đã được công ty


HVC hoàn thành.
-

Bể bơi 5500m3 trung tâm khách sạn Vinpearl Phú Quốc.

-

Công viên nước Vinpearl Phú Quốc.

-

32 bể bơi biệt thự nghỉ dưỡng khu resort Vinpearl Phú Quốc.

-

Bể bơi HVC đầu tư xây dựng tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

-

Cụm bể bơi nhà thiếu nhi tỉnh Hải Dương.

-

Bể bơi trong nhà lớn nhất Việt Nam tại Khu đô thị Times City.

-

Bể bơi tầng 1 nhà R3 khu đô thị Royal City.

-


Bể bơi khu đô thị Mulburry Lane - Mỗ Lao - Hà Đông - Hà Nội.

-

Bể bơi tại tầng 3 nhà R3 - Khu đô thị Royal City.

-

Công viên nước trong nhà khu đô thị Royal City.

-

Cung cấp lắp đặt thiết bị bể bơi bốn mùa trường tiểu học Bvis khu đô thị
Royal City.

-

Cung cấp thiết bị lắp đặt bể bơi công ty cổ phần xây dựng Hà Tây tại xã
lại Thượng - huyện Thạch Thất - Hà Nội.

-

Cung cấp lắp đặt thiết bị cụm số 1 bể bơi thông minh khu đô thị cao cấp
Royal City.

-

Cung cấp lắp đặt thiết bị cụm số 2 bể bơi thông minh khu đô thị cao cấp
Royal City.


-

Cung cấp lắp đặt bể bơi thông minh và hệ thống vòi phun nghệ thuật xung
quanh - Villa Hùng - Hòa Lạc.

-

Cung cấp lắp đặt thiết bị bể bơi thiếu nhi tại phường Thanh Bình - Thành
phố Hải Dương.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

14

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
- Cung cấp thiết bị bể bơi bổ sung cải tạo lại bể tạo sóng Hòn Dáu - Thành
phố Hải Phòng.
-

Cung cấp lắp đặt thiết bị bể bơi biệt thự tại khu đô thị ngã 5 Cát Bi Thành phố Hải Phòng.

-

Cung cấp lắp đặt bể bơi biệt thự số 23 - Khu biệt thự bán đảo Hồ Tây Thành phố Hà Nội.


-

Cung cấp thiết bị bể bơi khách sạn Hilton - Thành phố Hà Nội.

-

Cung cấp thiết bị bể bơi khu đô thị Golden Westlake Hoàng Hoa Thám Thành phố Hà Nội.

-

Cung cấp thiết bị bể bơi tại chung cư cao cấp Indochina 241 Xuân Thuỷ Cầu Giấy - Hà Nội.
Bên cạnh đó, HVC còn đạt chứng nhận doanh nghiệp 3K đầu tiên tại Việt

Nam, HVC được bình chọn là 1 trong 87 doanh nghiệp 3K đầu tiên tại Việt Nam.
Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệ xử lý nước Công ty cổ
phần đầu tư và công nghệ HVC đã tạo dựng uy tín thương hiệu bằng những công
nghệ sản phẩm thực sự chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. HVC đã được
người tiêu dùng bình chọn là công ty đạt hợp chuẩn 3K"Không có sản phẩm dịch
vụ thiếu nguồn gốc xuất xứ, Không có sản phẩm dịch vụ là hàng nhái, Không có
sản phẩm dịch vụ xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ".
Việc nhận được chứng nhận 3K là nguồn cổ vũ lớn để HVC tiếp tục phát
triển kinh doanh theo hướng minh bạch, nhằm mục đích cung cấp cho thị trường
những sản phẩm tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất. Bên cạnh đó chứng nhận
3K cũng là một kênh giám sát để HVC được phục vụ khách hàng một cách tốt
hơn trong tương lai.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

15


Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
Hình 2.2: Giấy chứng nhận 3K của công ty cổ phần đầu tư và công nghệ HVC.

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty bảo đảm sự quản lý trực tiếp của
giám đốc đến từng phòng ban, là cơ sở thực hiện các quyết định của ban giám
đốc công ty một cách thống nhất, tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo tập trung trong
suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

16

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty có mối quan hệ chặt chẽ giữa các
phòng ban với nhau làm giảm sự độc quyền trong quản lý. Hạn chế những vấn đề
phát sinh làm ách tắc sản xuất kinh doanh dịch vụ, cản trở sản xuất, nhất là vấn
đề phát sinh ngoài kế hoạch thì các bộ phận có thể tự giải quyết mà không phải
chờ xin ý kiến cấp trên.
Cơ cấu, sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ, tình hình hoạt động nên công ty đã tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
theo mô hình quản lý trực tuyến như sau


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư và công
nghệ HVC.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
a. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc
thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hằng năm của Công ty
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

17

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
 Kiến nghị Đại hội đồng cổ đông loại cổ phần và tổng số cổ phần được
quyền trào bán của từng loại.
 Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức
khác.
 Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty.
 Quyết định mua lại cổ phần và giá mua lại cổ phần theo quy định, khoản
2 Điều 14 Điều lệ.
 Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới
hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp Điều lệ Công ty.

 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông
qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của Công ty.
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối
với Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, quyết định mức lương và lợi
ích khác của những người đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện
quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở Công ty khác, quyết định mức
thù lao và lợi ích khác của những người đó.
 Giám sát, chỉ đạo Tổng Giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh
của Công ty.
 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định
thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
 Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ
đông thông qua quyết định.
 Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
 Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
 Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Công ty.
 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
b. Giám đốc.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

18

Lớp: K20_QT



Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
Giám đốc là người trực tiếp tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của
công ty theo đúng chính sách pháp luật Đảng và Nhà nước, và chịu mọi trách
nhiệm trước pháp luật và nhân viên.
c. Phó giám đốc
Tham mưu cho giám đốc các vấn đề kinh doanh và phụ trách phòng
thương mại, phòng tài vụ và phòng hành chánh.
Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công
ty theo sự phân công của Giám đốc
Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
Quyền hạn theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng
giai đoạn và phân cấp công việc.
d. Phòng kinh doanh và marketing.
Phòng Kinh Doanh và Marketing: có trưởng phòng và bộ phận Marketing,
có nhiệm vụ như tham mưu cho ban giám đốc về các kế hoạch định hướng kinh
doanh và chương trình Marketing, xây dựng thương hiệu vững mạnh.
e. Phòng hành chính nhân sự.
Phòng Hành Chính Nhân Sự: có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, nắm
bắt trình độ và năng lực của nhân viên trong công ty từ đó giúp cho việc phân
công lao động hợp lý, kế hoạch tiền lương tốt nhất cho người lao động.
f. Phòng kỹ thuật.
Phòng Kỹ Thuật: Sau khi nhận hợp đồng của khách hàng từ phòng kinh
doanh và Marketing thì nhân viên kỹ thuật là người cài đặt, tư vấn, hướng dẫn sử
dụng và xử lý các lỗi phần mềm khi xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng của
khách hàng bằng cách gặp trực tiếp hoặc thông qua mạng internet nhờ phần
mềm TeamViewer.
g. Phòng kế toán.


Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

19

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
Phòng Kế Toán: Với nhiệm vụ tổ chức hướng dẫn, hoạch toán kế toán cho
công ty theo pháp lệnh thống kê - kế toán. Lập kế hoạch tài chính năm, quý,
tháng. Đề xuất các quản lý về tái chính, đáp ứng kịp thời về vốn kinh doanh của
công ty. Bộ phận kế toán gồm 1 kế toán trưởng và 5 kế toán viên.
h. Phòng chăm sóc khách hàng.
Phòng Chăm Sóc Khách Hàng: bộ phận này có trách nhiệm giải đáp mọi
thắc mắc của khách hàng về giá dịch vụ, cùng với bộ phận kỹ thuật hỗ trợ khách
hàng bằng điện thoại, Yahoo, Email,
2.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý công ty.
Để thực hiện tốt công tác kinh doanh, công ty luôn coi trọng công tác tổ
chức sắp xếp bộ máy lãnh đạo, mô hình quản lý, nhằm tránh sự chồng chéo, cồng
kềnh, làm giảm khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với cơ cấu này giám
đốc công ty nhận thông tin nhanh nhất, đồng thời được sự tham mưu của bộ phận
quản lý.
Ngoài ra, để tạo ra một sản phẩm lữ hành hoàn chỉnh, công ty quan tâm
đến mối quan hệ với các đơn vị kinh doanh lưu trú, vận chuyển, các cơ quan
quản lý du lịch địa phương, vùng và quốc gia trên đất nước mình và các nước
trên thế giới. Tất cả các mối quan hệ này tác động đến thành công của công tác
thực hiện một chương trình du lịch của công ty và chất lượng sản phẩm. Trong
công ty, giữa các bộ phận lữ hành và các bộ phận kinh doanh dịch vụ khác có

mối liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau nhưng tương đối độc lập, có thể coi
nhau như những đối tác thân thiết. Mối quan hệ này có vai trò quan trọng trong
việc nối kết các bộ phận trong cùng công ty với nhau, cùng nhau thực hiện những
chính sách, mục tiêu chung của công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của công
ty trên thị trường cũng như hạn chế bớt những sai sót có thể xảy ra trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm của công ty mình. Công ty thực hiện việc phân cấp trong
quản lý tránh được những hiện tượng trùng lặp, đảm bảo sự vững mạnh trong
toàn bộ cơ cấu quản lý.
2.3. Quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

20

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
2.3.1. Quy trình kinh doanh của công ty.

Sơ đồ 2.2: Quy trình nhập khẩu hàng hóa của công ty.
a. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường để có một hệ thống thông tin về thị trường đầy đủ,
chính xác, kịp thời. Điều này sẽ làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định
đúng đắn, đáp ứng được các tình thế của thị trường. Đồng thời hệ thống thông tin
không những làm cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được các đối tác giao dịch
thích hợp mà còn làm cơ sở cho quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng
và thực hiện các hợp đồng sau này có hiệu quả. Chỉ có thể phản ứng linh hoạt và
có các quyết định đúng đắn trong quá trình giao dịch đàm phán khi có các thông
tin đầy đủ. Do đó, ngoài việc lắm vững tình hình trong nước và đường lối chính

sách, luật lệ quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại, đơn vị kinh
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

21

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
doanh ngoại thương cần phải nhận biết hàng hoá kinh doanh, nắm vững thị
trường nước ngoài và lựa chọn đối tác.
 Nghiên cứu thị trường trong nước
Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu
Mục đích của việc nghiên cứu này là để tìm ra mặt hàng nhập khẩu mà
nhu cầu trong nước đang cần nhưng phải phù hợp với điều kiện và mục tiêu lợi
nhuận của doanh nghiệp. Muốn biết mặt hàng nào đang được khách hàng, người
tiêu dùng trong nước cần, đang là nhu cầu cần thiết của thị trường trong nước thì
doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát và trả lời được các câu hỏi sau:
-

Thị trường đang cần mặt hàng gì ? ( Về quy cách, phẩm chất, kiểu dáng,
bao bì, nhãn hiệu ).

-

Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào?, phải hiểu rõ tập quán tiêu
dùng, thị hiếu và quy luật biến động của quan hệ cung cầu để có thể đáp
ứng kịp thời nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất.


-

Mặt hàng đó đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm?

-

Tình hình sản xuất ra sao?

-

Tỷ suất ngoại tệ là bao nhiêu?. Trong thương mại quốc tế, các nước có hệ
thống tiền tệ khác nhau, do vậy việc tính toán tỷ suất ngoại tệ cho hàng
hoá nhập khẩu là rất quan trọng. Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu
so sánh giữa tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu với tỷ suất ngoại tệ lúc đầu
tư ban đầu để nhập hàng.
Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng.
Dung lượng thị trường của một hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi

thị trường nhất định ( thế giới, khu vực, dân tộc), trong một thời gian nhất định
( thường là một năm).
Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu thật của khách
hàng kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm,
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

22

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập

GVHD: TS. Lê Thị Hằng
từng vùng, từng khu vực. Cùng với việc lắm bắt nhu cầu là việc lắm bắt khả năng
cung cấp của thị trường, bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng của
sản phẩm thay thế.
Thông thường, dung lượng của thị trường chịu ảnh hưởng của 3 nhóm
nhân tố chính:
-

Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi theo chu kỳ như sự
vận động của tư bản, đặc điểm sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm
của từng thị trường đối với mỗi loại hàng hoá.

-

Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi lâu dài như tiến bộ
của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các biện pháp, các chính sách của
nhà nước, thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng và ảnh hưởng của hàng
hoá thay thế.

-

Các nhân tố làm dung lượng thị trường biến đổi tạm thời như các hiện
tượng cũng gây ra các đột biến về cung cầu, ngoài ra còn có các nhân tố
khách quan như hạn hán, lũ lụt….
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nhằm lắm vững về thông tin số lượng các

đối thủ cạnh tranh trong mặt hàng kinh doanh, tình hình hoạt động, tỷ trọng thị
trường, thế mạnh, điểm yếu của các đối thủ. Đặc biệt cần nghiên cứu kỹ các
chiến lược kinh doanh và khả năng thay đổi chiến lược kinh doanh của đối thủ

cạnh tranh trong thời gian tới để đưa ra các phương án đối phó tối ưu, hạn chế
các diểm mạnh và tận dụng các điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội,
chính trị, luật pháp. Môi trường kinh doanh có tác động lớn và chi phối đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tiến hành
nghiên cứu sự vận động của nó để từ đó có thể nắm bắt được quy luật vận động
của môi trường kinh doanh và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh

23

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
 Nghiên cứu thị trường quốc tế

GVHD: TS. Lê Thị Hằng

Nghiên cứu thị trường quốc tế là công việc rất khó khăn và phức tạp do sự
khác biệt lớn về chính trị, địa lý, văn hoá, phong tục, tập quán…. Nghiên cứu thị
trường quốc tế cần xem xét các yếu tố cung cầu, giá cả, cạnh tranh,…
Nguồn cung cấp hàng hoá trên thị trường quốc tế
Doanh nghiệp cần nắm vững đươc tình hình các nguồn cung cấp trên thị
trường quốc tế mà doanh nghiệp có khả năng giao dịch rồi từ đó nghiên cứu các
đặc diểm thị trường các nước cung cấp trên các phương diện:
-

Thái độ và quan điểm của nước cung cấp thể hiện qua các chính sách ưu

tiên xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu.

-

Tình hình chính trị hay thái độ của quốc gia đó có ổn định không, có tác
động đến nguồn, mặt hàng đó như thế nào?

-

Về vị trí địa lý có thuận lợi cho mua bán, có đem lại hiệu quả kinh doanh
hay không?, có tiết kiệm chi phí vận chuyển, bảo hiểm của doanh nghiệp
trong quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp không?.
Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế
Trên thị trường hàng hoá thế giới, giá cả chẳng những phản ánh mà còn

điều tiết mối quan hệ hàng hoá. Việc xác định đúng đắn giá cả hàng hoá xuất và
nhập khẩu có ý nghĩa rất lớn đối với thương mại quốc tế. Giá cả là chỉ tiêu quan
trọng trong việc đánh giá hiệu quả ngoại thương.
Giá cả trong hoạt động xuất nhập khẩu là giá cả quốc tế, giá cả quốc tế có
tính chất đại diện đối với một loại hàng hoá trên thị trường thế giới. Giá đó phải
là giá giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệt
nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường thế giới.
-

Nhân tố chu kỳ: Tức là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa qua các giai đoạn của chu kỳ sẽ làm thay đổi quan hệ

Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh


24

Lớp: K20_QT


Báo cáo thực tập
GVHD: TS. Lê Thị Hằng
cung cầu của các loại hàng hoá trên thị trường do đó làm biến đổi dung
lượng thị trường và thay đổi về giá cả các loại hàng hoá.
-

Nhân tố lũng đoạn giá cả: Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc biến
động giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới trong thời đại ngày nay.
Lũng đoạn làm xuất hiện nhiều mức giá đối với cùng một loại hàng hoá
trên cùng một thị trường, tuỳ theo quan hệ giữa người mua và người bán
trên thị trường thế giới có giá trị lũng đoạn cao và giá trị lũng đoạn thấp.

-

Nhân tố cạnh tranh: Cạnh tranh có thể làm cho giá biến động theo xu
hướng khác nhau. Cạnh tranh giữa người bán xảy ra tren thị trường cung
có xu hướng lớn hơn cầu. Nhiều người cùng bán một loại hàng hoá, cùng
một chất lượng, thì dĩ nhiên ai bán giá thấp người đó sẽ chiến thắng. Vì
vậy, giá cả có xu hướng giảm xuống.

-

Cung cầu và giá cả: Mối quan hệ cung cầu thay đổi trên thị trường sẽ thúc
đẩy xu hướng giảm giá và ngược lại nếu cung không theo kịp cầu thì giá
cả có xu hướng tăng lên.

-

Nhân tố lạm phát: Giá cả của hàng hoá không những được quyết

định bởi giá trị hàng hoá mà còn phụ thuộc vào giá tiền tệ-vàng. Trong điều kiện
hiện nay giá cả không biểu hiện trực tiếp ở vàng mà bằng tiền giấy. Trên thị
trường thế giới giá cả hàng hoá thường được biểu hiện bằng đồng tiền của các
nước có vị thế quan trọng trong mậu dịch quốc tế như: USD, GBP, JPY,…Do
đặc điểm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nên giá cả của những đồng tiền này
cũng luôn thay đổi, việc thay đổi ấy thường gắn liền với lạm phát. Lạm phát làm
cho giá trị của hàng hoá biểu hiện bằng tiền giấy tăng lên.
b. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương.


Giao dịch

Sau giai đoạn nghiên cứu, tiếp cận thị trường, để chuẩn bị giao dịch xuất
nhập khẩu, các doanh nghiệp tiến hành tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp
quảng cáo. Nhưng để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người xuất
khẩu và người nhập khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch, thương thảo
và các điều kiện giao dịch. Quá trình đó có thể bao gồm những bước sau đây:
25
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh
Lớp: K20_QT


×