Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Quy trình kiểm soát chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.88 KB, 7 trang )

QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

M·: QT-02
Trang: 1/7

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
Mã: QT - 02
(Ban hành kèm theo Quyết định số 97A/QĐ-VINAF-HACCP ngày 20/03/2010)
Nơi áp
dụng

Thay đổi
Lần

Ngày
sửa đổi

Nội
dung

Người
sửa đổi

Soản thảo

Công ty Cổ phần Phân phối – Bán lẻVINAF

Công ty
Cổ phần
Phân phối



Kiểm soát

Các đơn vị, phòng, ban

Chỉ định sử
dụng

Ban Tổng Giám Đốc
Phòng Tổng Hợp
Phòng Kinh Doanh 1
Phòng Kinh Doanh 2
Phòng Tổ Chức Lao Động
Phòng IT
Phòng Đầu Tư
Phòng Tài Chính Kế toán
Phòng Maketing
Chi Nhánh SXCB LTTP
VINAF
Ban HACCP

Phê duyệt

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 20/03/2010


QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG


M·: QT-02
Trang: 2/7

1. MỤC ĐÍCH
- Thiết lập một hệ thống quản lý khoa học và chuyên nghiệp hơn nhằm tăng năng suất,
giảm thiểu chi phí sản xuất, đảm bảo và cải thiện chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị
thương hiệu và tăng tính cạnh tranh.
- Tài liệu quy trình này bao gồm các nội dung chính sau:
o Quy trình sản xuất
o Quy trình quản lý kho
o Quy trình kiểm soát chất lượng
o Quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm
2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
- Chi nhánh SXCB LTTP VINAF và các nhà máy khác trong tương lai
- Các nhà máy chế biến là vệ tinh của VINAF
- Các phòng ban phối hợp: Phòng Kế toán, Phòng kinh doanh 1, Phòng kinh doanh 2,
Phòng Marketing, Phòng Đầu tư, Phòng Tổng hợp,...
3. NHỮNG KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ VIẾT TẮT
- Công ty
: Công ty CP Phân phối bán lẻ VINAF
- Chi nhánh
: Chi nhánh SXCB LTTP VINAF
- KCS
: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
- QC
: Quality control (Kiểm soát chất lượng)
- Thủ kho
: Người thực hiện việc nhập, xuất và bảo quản hàng hoá
- Giám sát sản xuất:
: Người trực tiếp giám sát mọi hoạt động sản xuất trong dây chuyền

4. TRÁCH NHIỆM
STT

Người thực hiện

Trách nhiệm

4.1

Chủ trì

Tổ quản lý chất lượng

4.2

Phối hợp

Tổ kho, tổ thu mua, tổ sản xuất

Công ty Cổ phần Phân phối – Bán lẻVINAF

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 20/03/2010


QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

M·: QT-02
Trang: 3/7


5. SƠ ĐỒ VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH

`
Nguyên liệu

Trả NCC

Kiểm
tra

-Độ ẩm
- Tạp chất
- Côn trùng, mọt
- Khác

Xay

Kiểm
tra

- Tỷ lệ bóc vỏ
- Tỷ lệ lúa lẫn
- Khác

Xát

Kiểm
tra


- Độ trắng
- Tỷ lệ lúa còn
- Cám, bổi ra

Đánh bóng

Kiểm
tra

- Độ bóng
- Cám tinh
- Khác

Tách đá, tấm

Kiểm
tra

- Tỷ lệ sạn
- Tỷ lệ tấm
- Khác

Đấu trộn

Kiểm
tra

- Độ đồng đều
- Công thức trộn
- Khác


Phân loại

Kiểm
tra

Đóng gói
Thành Phẩm

Công ty Cổ phần Phân phối – Bán lẻVINAF

- Tỷ lệ tạp chất
- Tỷ lệ sạn cát
- Hạt vàng, côn trùng
-Kiểm tra mã vach
- Kiểm tra trọng lượng
tịnh
-Kiểm tra bao bì, hạn
sử dụng ...

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 20/03/2010


QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

M·: QT-02
Trang: 4/7


5.1. Hướng dẫn kiểm tra gạo
5.1.1. Kiểm tra gạo nguyên liệu (KCS chịu trách nhiệm )
5.1.1.1. Kiểm tra ngoại quan
Tiến hành kiểm tra bao bì, sàn xe:
-

Nếu có dính hoá chất như xăng dầu, phân, các hoá chất độc hại, thuốc nhuộm... báo cáo
Giám đốc chi nhánh, lãnh đạo công ty hoặc trả về nhà cung cấp.

-

Nếu có mốc, ẩm mục, quá ẩm, tạp chất lạ, thấy nguyên liệu không phù hợp với các chỉ tiêu
quy định... báo cáo Ban lãnh đạo có hướng giải quyết.

-

Tất cả các sự cố trên được ghi vào biểu mẫu Xử lý sản phẩm không phù hợp (BM05QT02) và báo cáo Giám đốc chi nhánh hoặc Ban lãnh đạo Công ty.
5.1.1.2. Lấy mẫu nguyên liệu

-

Đối với lúa nhập về: Lấy tối thiểu 10% số bao của lô hàng, mỗi mẫu khoảng 0,5kg và ghi
chép vào Bảng theo dõi lấy mẫu (BM02-HD01).

-

Đối với các loại gạo khác: KCS dùng xiên lấy mẫu 100% số bao hoặc lấy theo xác suất
nhưng ít nhất là 10% tổng số bao. Sau đó, đổ ra trộn đều. Ngoài ra các bao khác có thể rạch
đầu hoặc giữa bao kiểm tra cảm quan.
5.1.1.3. Xử lý và phân tích mẫu


-

Mẫu trên đưa về phòng thí nghiệm trộn đều và chia làm 02 phần, một phần để lưu và một
phần đem đi phân tích.

-

Tiến hành phân tích các chỉ tiêu: hoá, lý, thuỷ phần, lúa lẫn, tạp chất, dung trọng... tuỳ theo
các chỉ tiêu đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán.

-

Các mẫu được chia làm 05 lô khách nhau, tiến hành phân tích từng lô, sau đó tính giá trị
trung bình cho từng chỉ tiêu.

-

Thời gian xử lý mẫu từ 30 phút đến 60 phút tuỳ theo tính chất của mỗi loại nguyên liệu.
5.1.1.4. Báo cáo

-

KCS ghi chép kết quả vào biểu mẫu Kiểm tra nguyên liệu nhập (BM01-QT02)

-

Báo cáo kết quả lên Giám đốc chi nhánh và Ban lãnh đạo Công ty .

5.1.2 Hướng dẫn kiểm tra gạo trên dây chuyền

5.1.2.1. Sau máy xay
-

Công nhân vận hành chịu trách nhiệm kiểm tra, KCS dây chuyền giám sát công đoạn này.

-

Kiểm tra: tỷ lệ bóc vỏ trấu, độ nát của gạo, lượng trấu còn trong gạo...

Công ty Cổ phần Phân phối – Bán lẻVINAF

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 20/03/2010


QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

M·: QT-02
Trang: 5/7

-

Tại đây, tỷ lệ bóc vỏ trấu phải trên 97% mới đạt yêu cầu.

-

Lưu ý, tiến hành kiểm tra ngay khi bắt đầu chạy máy, sau khoảng 30 hoặc 60 phút kiểm tra
tiếp. Nếu có vấn đề phát sinh báo với vận hành máy hoặc người quản lý dây chuyền để điều
chỉnh kịp thời.


-

KCS dây chuyền giám sát công đoạn này. Nếu bằng cảm quan không xác định được tỷ lệ lúa
trong gạo, công nhân vận hành yêu cầu KCS lấy mẫu và phân tích tại chỗ. Kết quả ghi vào
Sổ theo dõi chất lượng. Sau đó báo cho vận hành máy điều chỉnh kịp thời.

-

Thời gian cho việc phân tích này không quá 30 phút.
5.1.2.2. Sau máy xát

-

Công nhân vận hành chịu trách nhiệm kiểm tra, KCS dây chuyền giám sát công đoạn này.

-

Kiểm tra: độ trắng của gạo, lượng lúa còn lại, lượng gạo bị vỡ...

-

Tại đây, lượng lúa còn lại tối đa 02 hạt/ 10kg.

-

Nếu xát chưa đạt yêu cầu nhân viên vận hành máy chạy lại và điều chỉnh máy cho hợp lý.

-


Lưu ý, tiến hành kiểm tra ngay khi bắt đầu chạy máy để kịp thời điều chỉnh máy tránh tổn
thất không cần thiết.

-

KCS dây chuyền giám sát công đoạn này.
5.1.2.3. Sau máy tách đá và máy đánh bóng

-

Công nhân vận hành chịu trách nhiệm kiểm tra, KCS dây chuyền giám sát công đoạn này.

-

Sau khi sản phẩm qua máy tách đá và đánh bóng yêu cầu: hàng không được còn đá, sạn và
các chất vô cơ khác, gạo đạt độ bóng cần thiết, không còn gân trên hạt gạo.

-

Tiếp tục kiểm tra lượng tấm ra, độ sạch của gạo và kích thước lỗ của sàng tách đá.

-

Nếu hàng không đạt yêu cầu (tỷ lệ cát sạn vượt quá 0.05%), báo ngay cho vận hành máy
hoặc người quản lý dây chuyền cho chạy lại.

-

KCS lấy mẫu chuyển lên phòng thí nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu vật lý: tỷ lệ tấm, tỷ lệ sạn,
độ bóng.

5.1.2.4. Phối trộn, nhặt tạp chất, đóng bao

-

Công nhân đóng túi có trách nhiệm kiểm tra, KCS dây chuyền giám sát công đoạn này.

-

Tuỳ theo yêu cầu khách hàng, KCS đưa ra công thức phối trộn và báo cho người điều hành
sản xuất để thực hiện phối trộn.

-

Trước khi đóng gói, lấy mẫu tiến hành kiểm tra tạp chất, tỷ lệ tấm, thuỷ phần. Sau đó kết quả
được ghi vào biểu mẫu chứng nhận chất lượng thành phẩm (BM04-QT02).

Công ty Cổ phần Phân phối – Bán lẻVINAF

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 20/03/2010


QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

M·: QT-02
Trang: 6/7

-


Sau đó, tiến hành kiểm tra: bao bì, mã vạch, marking, trọng lượng tịnh.

-

Kết quả kiểm tra trọng lượng tịnh của bao hàng được ghi vào biểu mẫu Kiểm tra trọng
lượng (BM06-QT02). Lưu ý, sự tăng giảm trọng lượng tịnh nằm trong quy định cho phép
của nhà nước.

5.2. Kiểm tra bao bì và nguyên phụ liệu
5.2.1. Đối với bao bì, đề can, palett
-

Kiểm tra bao bì, đề can với các chỉ tiêu như sau:
+ Quy cách, kích thước so với quy cách đặt hàng;
+ Chất liệu làm bao bì;
+ Mã số mã vạch;
+ Tình trạng vệ sinh bên trong và bên ngoài bao bì;
+ Bao bì tuyệt đối không được có mùi vị lạ.

-

Kiểm tra theo xác suất, ít nhất là 20% hoặc 100% tuỳ từng yêu cầu cụ thể. Nếu có vấn đề
phát sinh phải báo ngay với người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời.

-

Kết quả được ghi vào biểu mẫu Kiểm tra bao bì, đề can(BM02-QT02).

-


KCS có trách nhiệm kiểm tra công đoạn này và thông báo kết quả cho thủ kho phụ trách .

5.2.2. Đối với các nguyên phụ liệu
-

Các nguyên phụ liệu bao gồm: hoá chất thí nghiệm, hương phụ liệu được phép sử dụng trong
quá trình sản xuất thực phẩm.

-

Với nguyên phụ liệu, tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu sau:
+ Các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu của đơn đặt hàng;
+ Hạn sử dụng của sản phẩm;
+ Các hướng dẫn sử dụng an toàn trên bao bì;
+ Bao bì của sản phẩm tuyệt đối không bị rách vỡ, có mùi vị lạ.

-

Kiểm tra theo xác suất ít nhất là 20% hoặc 100% tuỳ từng yêu cầu cụ thể. Nếu có vấn đề phát
sinh phải báo ngay với người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời.

-

Kết quả được ghi vào biểu mẫu Kiểm tra nguyên phụ liệu (BM03-QT02).

-

KCS có trách nhiệm kiểm tra công đoạn này và thông báo kết quả cho thủ kho phụ trách .

5.3. Ghi chú

Mọi công đoạn sản xuất trong dây chuyền phải tuân thủ theo yêu cầu về trách nhiệm như sau:
Công ty Cổ phần Phân phối – Bán lẻVINAF

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 20/03/2010


QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

M·: QT-02
Trang: 7/7

-

Công nhân sản xuất: kiểm tra với tần suất 30 phút/ lần

-

KCS: kiểm tra với tuần suất 2h/ lần

-

Khi thay đổi hàng sản xuất, yêu cầu công nhân sản xuất kiểm tra và KCS giám sát ngay để
xử lý, khắc phục kịp thời các rủi ro.

-

Những điểm có biểu mẫu đính kèm được xác định là những điểm quan trọng nhất nên yêu
cầu KCS ghi chép đầy đủ và đúng quy trình .


5.4. Các chỉ tiêu cho gạo đóng túi của VINAF đã đăng ký
-

Độ ẩm ≤14.0%

-

Tỷ lệ tấm ≤15.0%

-

Thóc lẫn ≤ 15hạt/ kg

-

Tạp chất vô cơ ≤ 0.05%

-

Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng và đối tượng khách hàng mà các chỉ tiêu trên có thể thay
đổi. Phòng KCS sẽ đưa ra chỉ tiêu và biện pháp kiểm soát riêng cho phù hợp.

6. PHỤ LỤC
-

BM01-QT02: Kiểm tra nguyên liệu nhập

-


BM02-QT02: Kiểm tra bao bì, đề can

-

BM03-QT02: Báo cáo chất lượng nguyên phụ liệu

-

BM04-QT02: Chứng nhận chất lượng sản phẩm

-

BM05-QT02: Xử lý sản phẩm không phù hợp

-

BM 06-QT02: Kiểm tra trọng lượng

-

BM 07-QT02: Hành động khắc phục và phòng ngừa

Công ty Cổ phần Phân phối – Bán lẻVINAF

Lần ban hành: 01
Ngày ban hành: 20/03/2010




×