Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Giáo trình bào chế thuốc dành cho dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.33 KB, 34 trang )

Bài 1. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC TIÊM – TIÊM TRUYỀN
A. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Nêu được định nghĩa, ưu nhược điểm, thành phần thuốc tiêm, tiêm truyền.
2. Nêu được đặc tính của thuốc tiêm truyền.
3. Kể được yêu cầu và nguyên tắc kiểm tra thuốc tiêm, tiêm truyền.
4. Trình bày kỹ thuật điều chế thuốc tiêm, tiêm truyền.
B. NỘI DUNG:
1. Định nghĩa:
Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch,
nhũ tương hoặc bột khô khi dùng mới pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch để
tiêm vào cơ thể theo nhiều đường tiêm khác nhau.
Thuốc tiêm truyền là dung dịch hoặc nhũ tương dầu trong nước, vô khuẩn,
không có chất gây sốt (chí nhiệt tố) và nội độc tố vi khuẩn, không có chất sát
khuẩn, thường đẳng trương với máu, dùng để tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch với thể
tích lớn và tốc độ chậm.
2. Ưu, nhược điểm:
2.1. Ưu điểm:
- Dược chất tác dụng nhanh, nhất là tiêm tĩnh mạch, nên rất thích hợp trong
những trường hợp cấp cứu.
- Dược chất tránh được sự phá hủy và biến đổi dược chất do tác dụng của
các yếu tố đường tiêu hoá như: men, pH..., ví dụ: Uống Morphin gây táo bón,
Emetin gây nôn, Insulin bị phá hủy...
- Tiêm thuốc là đường dùng thích hợp khi bệnh nhân không được uống
được: ngất, phẫu thuật đường tiêu hoá, bệnh nhân không cộng tác thầy thuốc…
- Thuốc tiêm truyền có thể bổ sung nhanh nước, chất điện giải, thể tích
huyết tương, chất dinh dưỡng....
2.2. Nhược điểm:
- Sử dụng đòi hỏi phải có cán bộ chuyên môn và trang thiết bị khi sử dụng.
- Có thể gây phản ứng tại chổ hay toàn thân.
- Vì tác dụng nhanh nên nhầm lẫn khó cứu chữa.


- Chỉ có thể bào chế được thuốc tiêm đạt yêu cầu chất lượng khi có cơ sở,
thiết bị và nhân lực được đào tạo theo đúng các quy định về thực hành sản xuất
thuốc vô khuẩn.
3. Đặc tính của dung dịch tiêm truyền:
Thuốc tiêm truyền cũng là dạng thuốc tiêm, do đó phải đạt yêu cầu chất
lượng như thuốc tiêm, tuy nhiên vì thuốc dùng với số lượng lớn, nên có một số
đặc điểm khác thuốc tiêm như:
- Thuốc tiêm truyền không có dược chất tác dụng mạnh như độc A,B và
chất sát khuẩn.
- Dung môi là nước cất, dược chất hòa tan hoàn toàn thành dung dịch thật,
keo, nhũ tương dầu trong nước.
1


- Phải là dung dịch đẳng trương với máu, trường hợp là dung dịch ưu
trương phải truyền với tốc độ chậm.
- Phải tuyệt đối vô khuẩn, không có chất gây sốt và nội độc tố vi khuẩn.
- Dung dịch thuốc tiêm có yêu cầu rất cao về độ trong, nhũ tương tiêm
truyền dạng dầu trong nước có kích thước hạt < 0,5µm.
4. Thành phần của thuốc tiêm:
4.1. Dược chất:
Các dược chất pha thành thuốc tiêm rất đa dạng, giống như các dạng thuốc
khác, nhưng yêu cầu về chất lượng đối với dược chất pha thuốc tiêm cao hơn.
- Dược chất phải đạt độ tinh khiết cao: không lẫn tạp chất cơ học, có hàm
lượng dược chất và hàm lượng các tạp chất liên quan trong giới hạn cho phép,
vô khuẩn và không có chất gây sốt.
- Để tránh nhiễm tạp từ môi trường, dược chất để pha thuốc tiêm thường
được đóng gói với lượng vừa đủ cho một mẻ pha chế-sản xuất.
4.2. Tá dược:
Các tá dược dùng trong bào chế thuốc tiêm phải đạt độ tinh khiết cao:

không lẫn tạp chất cơ học, hàm lượng các tạp chất liên quan trong giới hạn cho
phép, vô khuẩn và không có chất gây sốt.
4.2.1. Dung môi:
Dung môi dùng để bào chế thuốc tiêm phải không có tác dụng dược lý
riêng, tương hợp với máu và các dịch cơ thể, không độc, không kích ứng mô tại
nơi tiêm thuốc, không cản trở tác dụng của thuốc, đảm bảo độ ổn định của
thuốc. Các dung môi thường dùng là:
* Nước cất
- Nước cất đạt đạt tiêu chuẩn ghi trong DĐVN 3.
- Nước cất để pha thuốc tiêm phải vô khuẩn và không có chất gây sốt, do
đó phải dùng nước mới cất trong vòng 24h hoặc bảo quản liên tục ở 800C, chứa
trong bình thuỷ tinh hay thép không gỉ, đậy kín.
* Dung môi hoà tan với nước
- Các dung môi hoà tan với nước như: Ethanol, Glycerin, Propylen glycol,
Polyethylen glycol... hay được phối hợp với nước, tạo thành các hỗn hợp dung
môi, dùng để pha thuốc tiêm có dược chất ít tan trong nước, dễ bị thuỷ phân
trong nước khi tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao như: Digoxin, Phenobarbital....
- Dùng hỗn hợp dung môi có một số nhược điểm sau:
+ Kích ứng và gây đau khi tiêm, vì thế trong thành phần có thể thêm Alcol
benzylic có tác dụng giảm đau khi tiêm.
+ Ethanol có tác dụng dược lý riêng, do vậy, hàm lượng Ethanol trong
thuốc tiêm không nên vượt quá 15%.
+ Dung môi Polyethylen glycol có thể bị phân huỷ thành Formaldehyd khi
tiệt khuẩn bằng nhiệt, làm tăng độc tính của thuốc.
* Dầu thực vật và dung môi tan trong dầu:

2


- Thường dùng dầu: vừng, lạc, hướng dương, thuốc phiện, thầu dầu...và 1

vài este của acid béo như: Ethyl oleat, Benzyl benzoat....để bào chế thuốc tiêm
tan trong dầu: Hormon steroid, Vitamin A, D, E...
- Dầu thực vật làm dung môi phải là dầu ép nguội, đã được trung tính hoá,
dầu rất dễ bị ôi khét, do đó cần được bảo quản trong bình sứ hay thuỷ tinh, đậy
kín, tránh ánh sáng và cho thêm các chất chống oxy hoá: - tocophenol, BHA,
BHT....
- Thuốc tiêm dầu chỉ tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch, trừ dạng tiêm
nhũ tương dầu trong nước (D/N).
- Một số dầu thực vật có thể gây phản ứng quá mẫn khi tiêm, vì thế trên
nhãn thuốc phải ghi rõ tên dầu thực vật có trong thuốc tiêm đó.
4.2.2. Các chất làm tăng độ hoà tan của dược chất.
Khi bào chế có dược chất ít tan, phải làm tăng độ hoà tan của dược chất
sao cho thể tích thuốc của 1 lần tiêm phù hợp với sức dung nạp của đường tiêm
và chứa 1iều dược chất đủ để có tác dụng điều trị, thường dùng:
+ Dùng hỗn hợp dung môi.
+Thêm chất trung gian: Natri benzoat, Natri salicylat làm tăng độ hòa tan
Cafein; Antipyrin, Uretan làm tăng độ hòa tan Quinin...trong nước.
+ Dùng hỗn hợp dung môi kết hợp với điều chỉnh pH...
4.2.3. Các chất điều chỉnh pH:
Khi điều chế thuốc tiêm dung dịch hay hỗn dịch, pH của thuốc tiêm
thường được điều chỉnh đến 1 khoảng giá trị thích hợp bằng acid, baz hay hệ
đệm, để:
- Tăng độ hoà tan dược chất.
- Ổn định dược chất do hạn chế oxy hoá, hạn chế thuỷ phân hay ổn định
độ tan của dược chất.
- Tăng tác dụng điều trị của thuốc.
- Để ổn định pH của chế phẩm thuốc tiêm trong quá trính bảo quản thuốc
người ta hay dùng hệ đệm: Acetat, Citrat, Phosphat, Glutamat, nhưng không
dùng hệ đệm Borat vì Acid boric gây vỡ hồng cầu
4.2.4. Các chất chống oxy hóa:

- Nhiều dược chất như: Adrenalin, Morphin, Apomorphin, Vitamin C,
Diclofenac….. là những chất khử do đó rất dễ bị oxy hóa.
- Nếu dược chất bị oxy hoá, hàm lượng dược chất sẽ giảm, hàm lượng các
chất phân huỷ tăng, hiệu lực điều trị và độ an toàn của thuốc sẽ giảm. Vì vậy, ta
áp dụng các biện pháp sau:
+ Dùng dược chất, hoá chất, dung môi tinh khiết, để hạn chế đưa vào
thuốc các gốc tự do và các ion kim loại nặng.
+ Thêm vào thuốc các chất oxy hoá: Natri sulfic, Cystin, Natri
metabisulfic (thuốc tiêm nước), BHA, BHT... (thuốc tiêm dầu).
+ Thêm các chất tạo phức như dinatri edeat và 1 số acid đa chức như:
Acid citric, Acid tartric để khoá ion kim loại nặng.
3


+ Điều chỉnh pH về giá trị thích hợp.
+ Loại Oxy hoà tan trong nước trước khi pha chế bằng cách đun sôi hoặc
sục khí Nitơ.
+ Đóng ống, hàn ống trong dòng khí Nitơ để thay thế không khí có Oxy
ở đầu ống.
+ Bảo quản thuốc tránh ánh sáng.
+ Tiệt khuẩn đúng nhiệt độ và thời gian tiệt khuẩn cần thiết.
4.2.5. Các chất sát khuẩn:
- Chất sát khuẩn chỉ đưa vào thuốc tiêm đơn liều (dùng một lần là hết 1
lọ hay ống), khi thuốc tiêm không được tiệt khuẩn bằng nhiệt, nhưng phải kết
hợp pha chế trong điều kiện vô khuẩn và lọc loại khuẩn qua màng lọc 0,22µm.
- Đối với thuốc tiêm đa liều (dùng nhiều lần mới hết 1 lọ hay ống) thì
nhất thiết phải cho chất sát khuẩn để diệt các vi sinh vật nhiễm vào thuốc sau
mỗi lần rút thuốc để tiêm, giữ cho các liều thuốc còn lại vô khuẩn.
- Các thuốc tiêm tĩnh mạch với liều lớn hơn 15ml, thuốc tiêm truyền,
không cho chất sát khuẩn vào thuốc tiêm.

- Các chất thường dùng: Phenol (0,25-0,5%), Clorobutanol (0,5%),
Benzalkonium cloric (0,01-0,02%), Clorocresol (0,1-0,25%).....
4.2.6. Chất đẳng trương:
- Một dung dịch đẳng trương với máu khi có áp suất thẩm thấu (p =
7,4atm) và độ hạ băng điểm (t = - 0,520C) giống với với huyết tương và không
làm thay đổi thể tích tế bào máu.
- Khi tiêm các dung dịch đẳng trương, tế bào mô tại vùng tiêm thuốc
không bị thay đổi thể tích, không gây tai biến.
- Trái lại, nếu tiêm thuốc không đẳng trương, tế bào mô tại vùng tiêm
thuốc sẽ phồng to hay xẹp lại, gây đau, thậm chí hoại tử tế bào nơi tiêm. Khi
tiêm truyền gây phá máu và rối loại điện giải. Vì vậy, yêu cầu thuốc tiêm phải là
dịch đẳng trương đối với máu.
- Đa số các thuốc tiêm có chứa 1 lượng nhỏ so với lượng dung môi nên
dung dịch thu được thường là nhược trương, vì vậy, phải thêm các chất tan như:
Natri cloric, Glucose...để đẳng trương dung dịch thuốc tiêm.
4.2.7. Chất gây thấm và chất nhũ hoá:
- Để pha thuốc tiêm hỗn dịch cần có chất gây thấm để dễ dàng phân tán
các tiểu phân dược chất đồng nhất trong môi trường phân tán, thường dùng chất
diện hoạt không ion hoá như Polysorbat.
- Khi pha thuốc tiêm nhũ tương cần có chất nhũ hoá để nhũ hoá pha dầu
vào pha nước hoặc ngược lại, thường chất nhũ hoá là các Phospholipid.
4.2.8. Bao bì đóng thuốc tiêm:
- Khác với các dạng thuốc khác, thuốc tiêm-tiêm truyền là những chế phẩm
vô khuẩn. Do đó, đa số thuốc tiêm phải tiệt khuẩn bằng nhiệt sau khi đóng thuốc
vào bao bì. Thuốc tiếp xúc với bề mặt bao bì ở nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn và
trong quá trình bảo quản, nếu bề mặt bao bì không trơ sẽ có tương tác với thuốc,
làm giảm chất lượng thuốc, vì vậy phải chọn bao bì thích hợp.
4



- Với bao bì là thủy tinh cần chú ý tới độ kiềm của thuỷ tinh.
- Nút cao su dùng đậy kín chai, lọ thuốc tiêm phải có độ đàn hồi thích hợp.
- Bao bì bằng chất dẻo ngày càng được dùng phổ biến nhất là đóng thuốc
tiêm truyền. Nhưng bao bì bằng chất dẻo thường không được trong suốt nên khó
kiểm tra sự biến chất của thuốc bằng cảm quan, hơi ẩm và các khí (Oxy, CO2) từ
môi trường có thể thâm nhập qua bao bì vào thuốc.
5. Kỹ thuật pha chế, sản xuất thuốc tiêm:
5.1. Nhà xưởng.
- Thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn. Vì vậy phải có nhà
xưởng đạt yêu cầu cho phép sản xuất các chế phẩm vô khuẩn.
- Hệ thống nhà xưởng phải được bố trí xắp xếp theo 1 trật tự hợp lý, phù
hợp với trình tự các thao tác có yêu cầu mức độ sạch và vô khuẩn khác nhau, để
loại trừ hoặc hạn chế thấp nhất sự nhiễm chéo giữa các khu vực.
- Trong phòng, bề mặt tường, sàn, trần phải được làm bằng các vật liệu
nhẵn, không thấm, không sứt nẻ, không có khe, hốc, các gờ nổi....để dễ rửa sạch,
chịu được các chất tẩy rửa và sát trùng.
- Phòng vô khuẩn (có cấp độ sạch cao nhất) chỉ nên có diện tích và không
gian phù hợp với quy mô sản xuất để đảm bảo được mức độ vô khuẩn cần thiết.
- Rửa và dùng các chất sát khuẩn có thể làm sạch các bụi bẩn và các vi sinh
vật trên bề mặt tường, tràn, sàn và bề mặt các thiết bị trong phòng. Tiệt khuẩn
không khí bằng hoá chất như: Formol, tia tử ngoại (U.V). Biện pháp tốt nhất để
kiểm soát môi trường không khí đối với các phòng pha chế vô khuẩn là cấp khí
bằng hệ thống lọc và điều hoà không khí.
5.2. Dụng cụ, thiết bị.
- Để đong, đo chất lỏng: trong pha chế nhỏ dùng ống đong, bình đong.
Trong sản xuất lớn dùng máy bơm qua đồng hồ đo thể tích.
- Để hoà tan: trong pha chế nhỏ dùng cốc có chân, bình thuỷ tinh và dụng
cụ khuấy thích hợp. Trong sản xuất lớn dùng bồn pha chế bằng thép không gỉ có
nắp kín, có máy khuấy điều chỉnh được tốc độ khuấy.
- Thiết bị lọc: Dùng phễu thuỷ tinh xốp G4, G5 hoặc màng lọc với thiết bị

lọc thích hợp. Các màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45µm dùng lọc trong dung
dịch, các màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,22µm dùng lọc vô khuẩn dung dịch.
- Máy đóng thuốc tiêm: vận hành theo nguyên lý bơm pitton, bơm quay
tròn hay áp suất nén định kỳ.
- Thiết bị tiệt khuẩn.
+ Tủ sấy, máy sấy, lò sấy: để tiệt khuẩn bao bì và các dụng cụ pha chế
bằng sứ, thuỷ tinh, kim loại và các chế phẩm thuốc tiêm dầu.
+ Nồi hấp (nhiệt ẩm): để tiệt khuẩn nút cao su và đa số thuốc tiêm có
thành phần bền với nhiệt.
+ Các thiết bị khác: nếu bào chế thuốc tiêm hỗn dịch hay nhũ tương phải
có thiết bị phân tán và đồng nhất hoá.
5.3. Quy trình pha chế: Nói chung, quy trình pha chế thuốc tiêm dung dịch
được thực hiện qua các công đoạn theo sơ đồ pha chế thuốc tiêm.
5


CHUẨN BỊ CƠ SỞ,
THIẾT BỊ PHA CHẾ

HÒA TAN

Kiểm tra khối lượng cân,
đong và hoà tan
Kiểm tra màng lọc, độ
trong

CHUẨN BỊ HÓA
CHẤT, DUNG MÔI

CHUẨN BỊ BAO



LỌC
Kiểm nghiệm bán thnh
phẩm

ĐÓNG
THUỐC, HÀN

Kiểm tra thể tích và độ
kín

TIỆT KHUẨN

Kiểm tra nhiệt độ và thời
gian

GHI NHÃN,
ĐÓNG GÓI

Kiểm tra số kiểm soát,
hạn dùng
Kiểm nghiệm thành phẩm

NHẬP KHO
5.3.1. Chuẩn bị cơ sở, thiết pha chế: Dây truyền sản xuất phải bố trí theo hệ
thống liên tục một chiều để đảm bảo vô khuẩn. Đối với phòng pha chế vô khuẩn
có thể tiến hành xử lý theo các bước sau:
Lau rửa sạch, tường, sàn, trần nhà bằng nước. Lau tiếp bằng các dung dịch
sát khuẩn thích hợp như: Cloramin B, T 2%, phenol 0,5%. Tiệt khuẩn không khí

bằng dung dịch Formaldehyd 50% cho hơi formol lan toả vào không khí trong
phòng, cần xử lý trước 1 đêm và bằng đèn tử ngoại. Cho hệ thống cấp lọc khí
hoạt động.
5.3.2. Chuẩn bị hoá chất:
Các hoá chất, dung môi có trong thành phần thuốc tiêm phải được kiểm
nghiệm 100% và chỉ được sản xuất khi nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng đã
công bố trong quy trình sản xuất.
5.3.3. Chuẩn bị bao bì.
- Bao bì thuỷ tinh:
Rửa sạch bằng nước, rửa sạch bằng xà phòng, rửa sạch xà phòng bằng
nước (tốt nhất là nước khử khoáng), tráng lại 2-3 lần bằng nước cất dùng pha
thuốc tiêm (tốt nhất là dùng nước đã lọc qua màng 0,45µm để tráng), tiệt khô
1800/2h, trong những trường hợp cần phải loại chất gây sốt một cách triệt để, sau
khi rửa xà phòng tráng lại bằng HCl 10% hoặc dung dịch sulforomic.
- Bao bì chất dẻo:
6


Bao bì bằng chất dẻo cũng được xử lý như thuỷ tinh, nhưng chất dẻo dễ
bị biến dạng dưới tác động của nhiệt, do đó phải lựa các phương pháp thích hợp,
bao bì bằng Polypropylen hoặc Polyetylen có thể tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm, chất
dẻo khác thường được tiệt khuẩn bằng khí Ethylen oxyd.
- Nút cao su:
Rửa sạch bằng nước, luộc sôi với nước để loại parafin hoặc sáp trên bề
mặt nút, rửa lại bằng dung dịch chất tẩy rửa (Tetranatri pyrophosphat hoặc
Trinatri phosphat), rửa sạch bằng nước, tráng lại bằng nước chất pha tiêm, tiệt
khuẩn lại bằng nhiệt ẩm 1210C/30 phút.
5.3.4. Người pha chế:
Thực hiện đúng chế độ vệ sinh vô khuẩn, thay quần áo, mang khẩu trang,
đội mũ đã khử khuẩn, sát khuẩn tay, đeo găng tay cao su trước khi vào phòng

pha chế, đi dép guốc riêng.
5.4. Tiến hành pha chế.
Trong phòng pha chế vô khuẩn
-Tiến hành các công đoạn: cân hoá chất, đong dung môi, hòa tan các chất
tan (chú ý trình tự hòa tan), điều chỉnh pH, thể tích, kiểm soát quá trình, kiểm
nghiệm bán thành phẩm (giống dung dịch thuốc).
- Lọc trong dung dịch qua màng lọc có lỗ lọc 0,45µm, phải kiểm tra sự
nguyên vẹn của màng trước khi lọc.
- Vô khuẩn bằng cách lọc: các dung dịch thuốc tiêm có thành phần không
bền với nhiệt, không tiệt khuẩn được bằng nhiệt thì thực hiện vô khuẩn bằng
cách lọc qua màng có lỗ lọc 0,22µm, dịch lọc vô khuẩn được đóng trong chai, lọ
và hàn kín ngay trong điều kiện vô khuẩn.
- Đóng thuốc phải kiểm tra thể tích thuốc để điều chỉnh kịp thời trong quá
trình đóng thuốc, đảm bảo đủ thể tích quy định.
- Tiệt khuẩn bằng nhiệt: áp dụng đối với thuốc tiêm bền với nhiệt và phải
tiệt khuẩn tiệt khuẩn ngay sau khi đóng thuốc.
+ Tiệt khuẩn các dung dịch tiêm dầu bằng nhiệt khô ở 1800C/30 phút.
+ Tiệt khuẩn các dung dịch tiêm nước bằng nhiệt ẩm ở nhiệt độ và thời
gian cụ thể.
- Các công đoạn tiếp theo là ghi nhãn, đóng gói, kiểm nghiệm thành phẩm
và nhập kho (chỉ nhập kho khi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng).
6. Yêu cầu chất lượng thuốc tiêm, tiêm truyền: theo DĐVN 3
6.1. Cảm quan
- Thuốc tiêm không màu hoặc có màu của dược chất.
- Thuốc tiêm nhũ tương không có dấu hiệu tách lớp.
- Thuốc tiêm hỗn dịch có thể lắng cặn nhưng phải phân tán đồng nhất khi
lắc đều và giữ được sự phân tán đồng nhất đó trong thời gian đủ lấy thuốc bơm
tiêm. Tiểu phân dược chất trong hỗn dịch tiêm phải nhỏ hơn 15µm.
- Thuốc tiêm bột đóng lọ phải khô và nhanh chóng chuyển thành dung dịch
trong suốt hay hỗn dịch đồng nhất khi cho dung môi vào lắc đều.

7


- Thuốc tiêm dung dịch (kể cả dung dịch pha lại từ thuốc tiêm bột), phải đạt
độ trong cho phép, đặc biệt thuốc tiêm tĩnh mạch và thuốc tiêm truyền.
6.2. pH
Xác định bằng máy đo pH, thuốc phải đạt yêu cầu về pH theo quy định
trong tiêu chuẩn chất lượng trong chế phẩm.
6.3. Thể tích hoặc khối lượng.
- Sai số thể tích (với thuốc tiêm là các dịch lỏng): thể tích thuốc phải đạt
100-115% thể tích ghi trên nhãn với thuốc tiêm đóng dưới 5ml và 100-110% với
thuốc tiêm đóng ống trên 5ml. Với thuốc tiêm truyền, thể tích thuốc phải ≥
100% thể tích ghi trên nhãn.
- Độ đồng đều khối lượng (áp dụng đối với thuốc tiêm bột là ± 10% so với
khối lượng trung bình).
6.4. Độ vô khuẩn
- Thuốc tiêm phải vô khuẩn.
- Để kiểm tra vô khuẩn của thuốc tiêm, tiến hành nuôi cấy mẫu thuốc cần
kiểm tra trong các môi trường nuôi cấy thích hợp.
6.5. Chất gây sốt.
- Chất gây sốt l sản phẩm chuyển hóa do các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm
mốc, nấm men, virus, sinh ra trong qúa trình sống và xác chết của các vi sinh vật
đó, gây phản ứng sốt khi tiêm.
- Tuỳ theo lượng chất gây sốt tiêm vào mà cơ thể có phản ứng như rùng
mình, rét run, đau nhức chân tay, đau đầu, khó thở, tím tái, sốt cao ...
- Bản chất hóa học và tính chất của chất gây sốt:
+ Chất gây sốt l phức hợp lipo-polysaccarit có khối lượng phân tử lớn.
Hoà tan trong nước nhưng không bay hơi nên được loại khỏi nước khi cất nước.
+ Khá bền với nhiệt. Vì vậy, để loại chất gây sốt trong các dụng cụ thuỷ
tinh và kim loại phải sấy ở 250oC trong ít nhất 45 phút.

+ Bị phá huỷ bởi các kiềm mạnh, acid mạnh và các chất oxy hoá mạnh.
Để loại bỏ chất gây sốt trên bề mặt chai thuỷ tinh đóng dung dịch tiêm truyền
phải tráng hoặc ngâm chai trong dung dịch Acid sulfocromic.
- Thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15 ml, thuốc tiêm
vào dịch não tuỷ, vào mắt, vào trong bao khớp không được có chất gây sốt.
- Để thuốc tiêm không có chất gây sốt cần chú ý: dụng cụ, thiết bị, bao bì
sử dụng trong pha chế-sản xuất thuốc tiêm phải vô khuẩn và đã loại chất gây sốt
bằng các biện pháp thích hợp. Sử dụng dung môi, hóa chất tinh khiết, không có
chất gây sốt và thuốc tiêm phải được tiệt khuẩn ngay sau khi pha.
- Thử phát hiện chất gây sốt trong thuốc tiêm: Dược điển Việt Nam 3 cũng
như Dược điển các nước đều quy định thử chất gây sốt trong các chế phẩm
thuốc tiêm trên thỏ. Dựa trên sự tăng thân nhiệt của thỏ sau khi tiêm tĩnh mạch
dung dịch mẫu thử với liều lượng từ 0,5-10 ml/kg thỏ (theo chuyên luận riêng).
Tiến hành thử theo phụ lục 10.3 trong Dược điển Việt Nam 3 (trang PL 180).
6.6. Nội độc tố vi khuẩn.
8


Phép thử phát hiện và định lượng nội độc tố vi khuẩn trong thuốc tiêm.
Thử theo Dược điển Việt Nam 3 (trang PL 175).
6.7. Định tính, định lượng.
Phải đạt theo quy định trong tiêu chuẩn chất lượng của chế phẩm.
7. Một số công thức thuốc tiêm, tiêm truyền.
7.1. Công thức: dung dịch tiêm digoxin (BP 1988)
Digoxin
25 mg
Acid citric dihydrat
75 mg
Natri phosphat
0,45 g.

Ethạnol
12,5 ml
Propylen glycol
40,0 ml
Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 100 ml
Thuốc tiêm đóng 1ml/1ống. Thuốc có tác dụng chống loạn nhịp tim, trợ tim
khi bị suy tim.
7.2. Công thức Thuốc tiêm cafein
Cafein
7,0 g
Natri benzoat
10,0 g
Nước cất pha tiêm vừa đủ 100 ml .
Cafein rất ít tan trong nước, để hoà tan Cafein phải sử dụng Natri
benzoat làm tăng độ tan của Cafein, thuốc tiêm đóng 1ml/1ống. Thuốc tiêm bắp
có tác dụng trợ tim, trợ hô hấp.
7.3. Một số dung dịch tiêm truyền cung cấp nước.
Cơ thể người bình thường chứa khoảng 45 - 60% nước. Khi người bệnh bị
sốt cao, nôn, tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể bị mất nước, làm tăng
nồng độ các chất điện giải trong các dịch cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước cần
phải bù lại cho cơ thể lượng nước đã mất bằng cách truyền dung địch Glucose
5%, dung dịch Sorbitol 5%, dung dịch Fructose 10%, dung dịch đường phối hợp
với chất điện giải như dung dịch Glucose 5% và Natri cloric 0,26%...
Công thức: dung dịch Glucose 5%
Glucose khan
50,0 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000 ml
Dược điển Việt Nam quy định dùng Glucose khan. Trong thực tế có thể
dùng Glucose kết tinh ngậm 1 phân tử nước nhưng phải tính bù lượng nước kết
tinh (100g Glucose khan tương đương với 110g Glucose ngậm một phân tử

nước). Dung dịch Glucose dễ biến màu khi tiệt khuẩn ở 121oC trong thời gian
dài, vì vậy cần lấy thuốc ra ngay sau khi đã tiệt khuẩn đủ thời gian (20 Phút).
7.4. Một số dung dịch tiêm truyền cung cấp chất điện giải
Công thức: dung dịch Natri clorid 0,9%
Natri clorid
9,0g
Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000 ml
Dung dịch Natri chorid 0,9% là dung dịch đẳng trương, có pH = 4,5-7,0,
được tiêm truyền để thiết lập lại cân bằng điện giải của dịch ngoại bào khi bệnh
nhân bị mất điện giải do bỏng, nôn và tiêu chảy. Bệnh nhân bị mất chất điện giải
9


thường mất đồng thời nhiều chất điện giải nên tốt nhất là truyền các dung dịch
đa điện giải./.

10


Bài 2. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC NANG
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm của thuốc nang.
2. Phân biệt được nang cứng và nang mềm gelatin.
3. Nêu được vai trò, cách dùng của các tá dược dùng bào chế thuốc.
4. Nêu được nguyên tắc đóng thuốc vào nang cứng và nang mềm.
5. Trình bày được yêu cầu chất lượng nang thuốc.
6. Nêu được cách pha chế một số công thức thuốc nang.
B. NỘI DUNG:
1. Khái niệm

Thuốc nang là một dạng thuốc phân liều bao gồm:
- Một vỏ rỗng để đựng thuốc (thường là Gelatin), gắn liền với thuốc và đưa
vào cơ thể cùng với thuốc. Sau khi rã, giải phóng thuốc, vỏ nang được tiêu hoá.
- Một đơn vị phân liều của dược chất đã được bào chế dưới các dạng thích
hợp để đóng vào vỏ nang (bột, hạt, dung dịch, viên nén...).
Có thể quan niệm thuốc nang là hình thức trình bày đặc biệt của nhiều
dạng bào chế khác nhau như: dung dịch, viên nén, cốm thuốc...Thuốc nang chủ
yếu dùng để uống, ngoài ra còn dùng để đặt (nang đặt, trực tràng, nang đặt âm
đạo), hoặc để xông hít.
2. Phân loại
- Dựa vào tính chất cơ học của vỏ nang, thuốc nang được chia thành hai loại:
thuốc nang cứng Gelatin và thuốc nang mềm gelatin.
- Dược điển Việt Nam 3 phân thuốc nang thành 4 loại: Thuốc nang cứng,
thuốc nang mềm, thuốc nang tan trong ruột và thuốc nang giải phóng hoạt chất
+ Nang mềm:
Vỏ nang mềm, dẻo dai do ngoài gelatin còn có một tỷ lệ lớn chất hoá dẻo.
Nang mềm do Mothes, một sinh viên người pháp sáng chế vào năm 1834 bằng
phương pháp nhúng khuôn. Năm 1840 phương pháp ép khuôn giữa hai tấm kim
loại được phát minh và đến năm 1832 phương pháp này được cải tiến thành
phương pháp ép giữa hai trục quay.
Nang mềm có nhiều hình dạng và dung tích khác nhau tuỳ theo phương
pháp bào chế. Hình cầu kích thước 0,05-6 ml; hình oval kích thước 0,05- 6,5ml;
hình thuôn kích thước: 0,15- 25ml; hình chai kích thước: 0,15-30ml)
+ Nang cứng:
Vỏ nang cứng, gồm hai nửa đáy và nắp lồng khít vào nhau. Nang cứng
có 8 cỡ, có dung tích từ 0,13- 1,36 ml.
5
4
3
2

1
0
00
000
Cỡ nang
Dung tích nang (ml) 0,13 0,20 0,27 0,37 0,48 0,67 0,95 1,36
Nang cứng do một dược sĩ người Pháp Lehuby phát minh vào năm 1846,
hiện nay nang cứng được sản xuất rộng rãi bởi nhiều hãng sản xuất vỏ nang nổi
11


tiếng như Eli Lilly và Parke Davis (Mỹ). Ở Việt Nam, có cơ sở sản xuất được vỏ
nang (công ty cổ phần Dược Cửu long).
3. Mục đích đóng thuốc vào nang
- Che dấu mùi, vị khó chịu của dược chất, ví dụ nang dầu giun, dầu cá,
Chloramphenicol, Tetracyclin...
- Bảo vệ dược chất tránh tác động bất lợi của ngoại môi như ẩm, ánh sáng....
- Hạn chế tương kỵ của dược chất.
- Khu trú tác dụng của thuốc ở ruột, tránh phân huỷ thuốc bởi dịch vị.
- Kéo dài tác dụng của thuốc: nang tác dụng kéo dài (Spansules).
4. Ưu nhược điểm của nang thuốc
4.1. Ưu điểm:
- Dễ nuốt do hình dạng thuôn, mềm (nang mềm), bề mặt trơn bóng (nang
cứng). Điều này rất có ý nghĩa với trẻ em và người cao tuổi.
- Tiện dùng: Vì đây là dạng thuốc phân liều, đóng gói gọn, dễ bảo quản và
vận chuyển nên tiện dùng như viên nén.
- Dễ sản xuất lớn: Hiện có những máy đóng nang hiện đại, năng suất cao.
- Sinh khả dụng cao: Do công thức bào chế đơn giản, ít sử dụng tá dược, ít
tác động của kỹ thuật bào chế (so với viên nén), vỏ nang dễ tan rã giải phóng
dược chất trong đường tiêu hoá nên thuốc nang thường có sinh khả dụng cao.

4.2. Nhược điểm:
Các dược chất kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá thì không nên đóng
nang vì sau khi vỏ nang rã sẽ tập trung nồng độ thuốc cao tại nơi giải phóng
thuốc, thí dụ: Natri nitrofurantoin.
5. Thành phần thuốc nang
5.1. Dược chất
- Dược chất được bào chế dưới dạng thuốc nang rất phong phú. Có thể bào
chế thuốc nang với cả các dược chất rắn, lỏng, thuốc có nguồn gốc thực, động
vật.
- Trước khi đóng vào nang, dược chất phải được bào chế dưới dạng thích
hợp.
- Thuốc đóng nang mềm thường là các chất lỏng, dung dịch dầu, hỗn dịch
hoặc các bột nhão, đôi khi có thể đóng cả dạng nhũ tương. Nang cứng có thể
đóng bột thuốc, cốm thuốc, pellet, bột nhão, viên nén.
5.2. Tá dược
5.2.1. Tá dược tạo vỏ nang
Thành phần chính của vỏ nang gồm: Gelatin, chất hoá dẻo, nước, chất
bảo quản, chất màu...
- Gelatin để làm vỏ nang phải là loại dược dụng, đạt các chỉ tiêu về giới
hạn kim loại nặng, asen, mức độ nhiễm vi sinh vật. Ngoài ra phải lưu ý đến độ
bền gel là hai yếu tố quyết định khả năng tạo màng của Gelatin. Yêu cầu về độ
bền gel tuỳ thuộc vào phương pháp điều chế. Độ nhớt của dung dịch Gelatin chế
vỏ nang cũng ảnh hưởng đến độ cứng của vỏ và các thông số trong quá trình bào
chế. Nếu độ nhớt thấp, vỏ nang thường mỏng, thời gian sấy khô lâu. Nếu độ
12


nhớt cao quá vỏ nang dầy và cứng.
- Ngoài Gelatin, có thể dùng các tá dược khác để tạo vỏ nang như các dẫn
chất của Cellulose (HPMC, HPC….)

- Chất hoá dẻo dùng cho nang mềm có tỷ lệ cao hơn trong công thức của
vỏ nang cứng. Chất hoá dẻo thường dùng là Glycerin, ngoài ra có thể thêm các
chất khác để làm tăng độ dẻo dai của màng như Propylell glycol, Sorbitol ... Tỷ
lệ chất hoá dẻo phụ thuộc vào thành phần và bản chất thuốc đóng nang.
5.2.2. Các tá dược dùng bào chế thuốc đóng vào nang
a. Tá dược dùng bào chế thuốc đóng nang mềm
* Tá dược để bào chế thuốc đóng nang mềm có thể phân thành hai loại:
- Chất lỏng thân dầu như dầu thực vật, dầu khoáng, Triglycerid...
- Chất lỏng thân nước như: PEG 400-600, Triacetin, Polyglyceryl este,
Propylen glycol và Glycerin có thể được dùng nhưng với nồng độ thấp (5-10%)
để tránh hoà tan và làm mềm vỏ nang.
Ngoài ra trong thành phần của thuốc đóng nang có thể cho thêm các chất
điều chỉnh thể chất như sáp ong, các chất gây thấm hay nhũ hoá như Lecithin...
b. Tá dược dùng bào chế thuốc đóng nang cứng
- Tá dược trơn: Để điều hoà sự chảy, giúp cho bột hoặc hạt chảy đều vào
nang nhằm đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng và hàm lượng dược chất. Tá
dược trơn hay dùng như: Magnesi stearat, Calci stearat, Aerosil…với tỷ lệ
0,5-1%.
- Tá dược độn: Dùng trong trường hợp liều hoạt chất thấp không chiếm hết
dung tích nang. Cũng có những trường hợp bột dược chất trơn chảy kém, phải
cho thêm tá dược độn trơn chảy tốt như tinh bột biến tính, lactose phun sấy...
- Đôi khi để tăng khả năng thấm ướt khối bột trong dịch tiêu hoá người ta
có thể cho thêm vào công thức một tỷ lệ chất diện hoạt, ví dụ: Natri lauryl
sunfat.
- Một số bột thuốc khó trơn chảy khi đóng nang phải tạo hạt, thì cần phải
thêm tá dược dính (xem bài viên nén).
6. Kỹ thuật bào chế thuốc nang
6.1. Bào chế dung dịch vỏ nang
Để chế dung dịch vỏ nang, người ta hoà tan chất màu, chất bảo quản và
các chất phụ khác vào nước. Ngâm Gelatin vào dung dịch này cho trương nở

hoàn toàn. Đun nóng Glycerin, cho Gelatin đã trương nở vào đun cách thuỷ để
hoà tan, lọc, giữ nóng để chế vỏ nang.
6.2. Các phương pháp đóng nang
6.2.1. Nang mềm gelatin
a. Phương pháp nhỏ giọt
- Thực hiện nhờ các máy tạo nang nhỏ giọt ở qui mô nhỏ hoặc qui mô
công nghiệp. Quá trình tạo vỏ và đóng thuốc xảy ra đồng thời.
- Khi chế nang, trước hết dung dịch vỏ nang (duy trì khoảng 60oC) được
dẫn qua đầu nhỏ giọt để tạo ra một vỏ rỗng, cửa ra của đầu nhỏ giọt dung dịch
vỏ nang được chặn giữa bởi đầu nhỏ giọt dung dịch dược chất. Ngay lúc đó,
13


người ta điều khiển van để cho dung dịch dược chất nhỏ vào vỏ nang, làm cho
nang “cắt giọt” và vỏ nang được đóng kín. Nang được đón bằng dầu Parafin
lạnh khoảng 100C và sẽ đông rắn lại.
- Chọn những nang đạt yêu cầu, tản đều ra, thổi gió lạnh. Rửa sạch dầu
Parafin bằng hỗn hợp dung môi hữu cơ (Ethanol- Aceton), rồi sấy ở 40-450C
cho bay hết dung môi. Kiểm tra để loại hết những nang không đạt yêu cầu (nang
bị dính, nang có vỏ dày quá...). Trong sản xuất lớn, người ta dùng các máy có
nhiều dòng nhỏ giọt. Nang chế theo phương pháp nhỏ giọt thường chứa các
dung dịch dầu như dầu cá, Vitamin tan trong dầu. Phương pháp này thường mắc
sai số khối lượng lớn do đó không áp dụng cho các dược chất có tác dụng mạnh.
Hơn nữa hiệu suất tạo nang không cao nên hiện nay ít dùng.
b. Phương pháp ép khuôn
- Đầu tiên người ta chế nang thủ công bằng cách ép giữa hai tấm kim loại
đã được tạo khuôn. Hiện nay dùng các máy ép nang có năng suất cao, tạo ra
được nhiều loại nang có hình dạng, màu sắc khác nhau.
- Khi chế nang, dung dịch vỏ nang chứa trong bình được rót thành một lớp
mỏng sang bề mặt trong quay đã được làm lạnh trước. Gặp lạnh, Gelatin đông

cứng thành màng mỏng. Màng chuyển lên ống có bôi dầu và đưa vào trục tạo
nang đã được làm nóng. Trục tạo nang là hai ống hình trụ quay ngược chiều,
trên mỗi trục có khuôn một nửa vỏ nang, đối xứng nhau. Khi hai nửa vỏ nang
tiếp xúc nhau, đáy nang được hàn kín trước, cùng lúc đó dược chất được đóng
vào nang nhờ một piston phân phối. Hai trục khuôn tiếp tục quay, nang được
hàn kín và cắt rời khỏi màng Gelatin.
- Phương pháp ép khuôn cho hiệu suất cao, phân liều chính xác nhờ piston
phân liều tự động (sai số khối lượng nang khoảng l-5%). Phương pháp này có
thể tạo ra nhiều nang có hình dạng khác nhau, có thể có hai màu khác nhau trên
một nang (do hai giải Geletin được nhuộm màu khác nhau).
- Nang ép khuôn có thể dễ dàng phân biệt với nang nhỏ giọt hay nhúng
khuôn do trên thân nang có một gờ nhỏ. Nang ép khuôn chứa được nhiều loại
dược chất: dung dịch dầu, bột nhão thân dầu, bột nhão thân nước….do đó hiện
nay phát triển khá mạnh.
6.2.2. Nang cứng Gelatin
- Khác với nang mềm, vỏ nang cứng được chế riêng, các cơ sở thường mua
vỏ nang về để đóng thuốc.
- Để đóng thuốc vào nang, trước hết phải chọn cỡ nang cho phù hợp với
lượng dược chất cần đóng.
* Qui trình đóng thuốc vào nang có 3 giai đoạn:
- Mở vỏ nang
- Đóng thuốc vào thân nang
- Đóng nắp nang
Việc mở vỏ nang có thể thực hiện bằng tay ở các thiết bị thủ công hoặc
mở bằng chân không đối với các thiết bị tự động hoặc bán tự động. Do hai nửa
vỏ nang được lắp với nhau bằng khớp sơ bộ nên dùng chân không có thể mở ra
14


được. Sau khi mở, hai phần nắp và thân được phân riêng. Phần thân nang nằm

trên bàn đóng nang hay mâm quay của thiết bị để đóng thuốc vào. Nếu đóng thủ
công thì bột thuốc được đổ lên bàn đóng nang, dùng dụng cụ gạt đầy vào thân
nang. Trong công nghiệp có nhiều phương pháp đóng thuốc vào nang phụ thuộc
vào loại thiết bị đóng nang. Có thể chia thành hai phương pháp chính: Phương
pháp đong theo thể tích và phương pháp phân liều bằng piston.
+ Phương pháp đong theo thể tích: Bột thuốc được phân phối qua phễu,
trong khi mâm đựng thân nang quay. Bột chảy qua phễu với tốc độ không đổi,
lượng bột đóng vào nang nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ quay của mâm. Mâm
quay nhanh khối lượng bột đóng giảm và ngược lại. Trong phương pháp này bột
đóng nang phải trơn chảy tốt để đảm bảo đồng đều về khối lượng.
+ Phương pháp đóng bằng piston: Khối bột trước khi đóng vào nang được
nén lại bằng piston. Có nhiều cách để nén bột như cho bột chảy vào các cối rồi
nén bằng piston, lặp đi lặp lại nhiều lần tạo “thỏi” trước khi đóng vào nang hoặc
dùng piston cắm vào thùng bột, nén sơ bộ khối bột thành “thỏi” rồi thả vào thân
nang. Lượng bột đóng vào mỗi nang được tính toán không giống như phương
pháp đong theo thể tích mà phải tính dựa vào áp lực nén của piston, thể tích
buồng piston, khả năng chịu nén của khối bột. Ngoài ra cũng phải đưa thêm tá
dược trơn để bột có thể chảy vào buồng nén và “thỏi” bột có thể đẩy ra khỏi
piston, rơi vào nang một cách dễ dàng.
Sau khi đóng thuốc, nắp nang được lắp vào thân nang bằng khớp chính.
Có thể đùng áp lực không khí để đóng nắp nang. Nang sau đó được làm sạch
bột, đánh bóng và đóng gói.
7. Yêu cầu chất lượng thuốc nang.
7.1. Độ đồng đều về hàm lượng
Áp dụng với nang có hàm lượng dược chất < 2mg hoặc < 2% khối lượng
trong một nang.
7.2. Độ đồng đều về khối lượng
Thử 20 nang, cân từng nang. Đối với nang cứng, tháo nắp nang đổ hết
thuốc ra, lau sạch vỏ nang. Đối với nang mềm, cắt mở nang, rửa vỏ nang bằng
dung môi thích hợp, bay hơi dung môi. Cân từng vỏ nang, tính ra khối lượng

thuốc trong mỗi vỏ. Không được quá 2 nang vượt quá giới hạn sau:
Khối lượng trung bình viên Giới hạn
< 300mg
± 10%
>300mg
± 7,5%
7.3. Độ rã
Thử như đối với viên nén, nang cứng và nang mềm rã trong vòng 30
phút. Nang tan trong ruột sau khi kháng dịch vị 2h phải rã trong dịch ruột trong
vòng 60 phút.
7.4. Thử hoà tan
Xem phần viên nén, ngoài ra thuốc nang cũng phải được đánh giá các chỉ
tiêu như cảm quan, định tính, định lượng.... như đối với các dạng thuốc khác.
15


8. Một số công thức thuốc nang
8.1. Công thức nang tetracyclin hydroclorid
Tetracyclin hydroclorid 250 mg (250.000 UI)
Tinh bột biến tính vừa đủ
Bột tetracyclin có khối lượng riêng tương đối lớn và trơn chảy tốt, nên có
thể đóng vào nang cứng bằng phương pháp đong theo thể tích.
8.2. Công thức nang amoxicilin
Amoxicilin
500 mg
Croscarmelose
15mg
Lactose hdrat
176,5 mg
PVP 30

0,5mg
Magnesi stearat /natri laurylsulfat (9:1) 8mg
Hoà tan PVP trong cồn 900 để được nồng độ 10%.Trộn bột kép celecocib,
croscarmelose, lactose. Cho cồn PVP vào để nhào thành khối ẩm. Xát hạt qua
rây 0,8mm. Sấy hạt tới ẩm độ 3-4 %. Trộn tá dược trơn, đóng nang số 0 bằng
phương pháp đóng piston./.

16


Bài 3. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC VIÊN NÉN
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm của
viên nén.
2. Phân tích yêu cầu của bột, hạt thuốc dùng để dập viên. Nêu được tên các
nhóm tá dược; chức năng và cách sử dụng các tá dược chính trong bào chế viên
nén.
3. Vẽ được sơ đồ quy trình các giai đoạn bào chế viên nén theo kỹ thuật xát
hạt khô và xát hạt ướt và phân tích được phạm vi ứng dụng.
4. Kể được tên các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong sản xuất thuốc viên nén
và trình bày được các bước vận hành, ưu nhược điểm của máy dập viên kiểu tâm
sai và xoay tròn.
5. Phân tích được các yêu cầu về chất lượng và các tiêu chuẩn kiểm nghiệm
viên nén theo quy định của Dược điển Việt Nam.
II. NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển
Viên nén là dược phẩm rắn, có hình dạng nhất định, mỗi viên chứa lượng
chính xác của một hoặc nhiều hoạt chất, được bào chế bằng cách nén khối hạt
thuốc có tá dược hoặc không trên máy dập viên.

Dạng sơ khai của viên nén là những khối thuốc bào chế bằng cách ép hoạt
chất với tá dược với khuôn bằng gỗ, ngà, hoặc đá và được AL – Zahrawi, người
Ả Rập ghi chép lại từ cuối thế kỷ thứ X, nhưng mãi đến năm 1843, phát minh
của T.Brockedon về sản xuất thuốc viên bằng cách nén bột hoạt chất mới được
công nhận.
Tốc độ phát triển của viên nén khá chậm, đến 1874, máy dập viên mới ra
đời. Năm 1894, viên nén được thương mại hóa ở Châu Âu và Châu Mỹ. Năm
1932, viên nén được ghi thành chuyên luận đầu tiên trong Dược điển Anh. Tuy
nhiên, sau những năm 1950, nhờ sự tiến bộ trong kỹ thuật dập viên và sự phát
triển của sinh dược học, viên nén đã trở thành dạng thuốc hàng đầu trong công
nghiệp bào chế, chiếm tỷ lệ gần 2/3 trong số dược phẩm lưu hành hiện nay.
1.2. Đặc điểm
- Về cấu trúc
Viên nén là khối rắn định hình, ở thể xốp, hình thành do sự kết dính các tiểu
phân bột hoặc hạt thuốc khi bị nén. Độ xốp phụ thuộc vào đặc tính cấu trúc của
bột, hạt và lực nén khi dập viên, có ảnh hưởng quan trọng đến tính chất của viên
đặc biệt độ rã và độ hòa tan.
- Về hình dạng và màu sắc
Viên nén có nhiều kiểu dạng rất phong phú do thay đổi hình dạng chày và
cối của máy dập viên, các hình dạng thông dụng là hình trụ dẹt, hình trụ vát góc,
hình trụ mặt lồi, hình trụ dài, hình oval,…Bề mặt viên đôi khi có rãnh để dễ bẻ,
có chữ số chỉ hàm lượng hoạt chất, có logo đặc trưng của nhà sản xuất. Viên nén
17


có thể được nhuộm màu để phân biệt hoặc nhằm để tạo cảm quan hấp dẫn (hình
1.1)
a)
b)
c)

d)

Dạng hình trụ dẹt
Dạng hình trụ, góc vát
Dạng hình trụ mặt lồi
Một kiểu khắc vạch trên viên thuốc

- Về đường sử dụng và cách dùng
Đường dùng của viên nén thường theo đường tiêu hóa như uống, ngậm, đặt
dưới lưỡi hoặc ngoài đường tiêu hóa như cấy dưới da, đặt âm đạo, hòa tan trong
nước để dùng ngoài da, hoặc để pha tiêm. Cách dùng uống hay gặp hơn cả,
thường nuốt cả viên hoặc nhai rồi nuốt, hoặc hòa tan hay phân tán trong nước
trước khi uống.
1.3. Phân loại
Thuốc viên thường được phân loại theo cách dùng và đường sử dụng hoặc
theo đặc tính phóng thích dược chất. Các loại viên khác nhau thường có yêu cầu
riêng về công thức bào chế và tiêu chuẩn chất lượng.
1.3.1. Theo cách dùng và đường sử dụng
- Viên thông thường: dùng uống bằng cách nuốt nguyên viên, là cách dùng
thường gặp nhất.
- Viên đặc biệt: khác viên thông thường ở cách dùng hoặc được sử dụng và
tiêu chuẩn chất lượng kèm theo, thường gặp:
- Viên nhai: nhai trong miệng trước khi nuốt.
- Viên ngậm hoặc đặc dưới lưỡi: viên được đặt vào khoang miệng hoặc đặt
dưới lưỡi. Viên không rã mà tan từ từ để dược chất tiếp xúc lâu, thấm hoặc được
hấp thu qua niệm mạc miệng, không được nuốt viên.
- Viên phân tán, viên hòa tan: hòa tan hoặc phân tán với nước trước khi
dùng, như hòa tan thành dung dịch để uống, bôi trên da, rửa vết thương, thụt
rửa,…
- Viên sủi bọt: hòa tan viên trong nước trước khi dùng, nhò phản ứng tạo

khí carbon dioxid, thuốc hòa tan nhanh cho sinh khả dụng cao.
- Viên đặt âm đạo hoặc viên phụ khoa: dùng đặt âm đạo, phải có tá dược
phù hợp với dịch âm đạo.
- Viên cấy dưới da: dùng bằng cách cấy dưới da, thường có tác dụng kéo
dài. Viên phải sản xuất, đóng gói vô khuẩn và khi sử dụng phải có kỹ thuật cấy,
đặt phù hợp.
18


- Viên để tiêm: phải sản xuất, đóng gói vô khuẩn, trước khi tiêm phải được
hòa tan hoặc phân tán trong dung môi hay chất dẫn phù hợp.
- Viên đặc biệt khác: hình thức tương tự nhưng kỹ thuật bào chế, cách thức
sử dụng không theo quy ước của viên nén.
1.3.2. Theo đặc tính phóng thích hoạt chất
Có 3 loại chính:
- Viên phóng thích hoạt chất tức thời (immediate - release tablets):
Còn gọi là viên quy ước (regular tablets), được bào chế nhằm phóng thích
nhanh và hoàn toàn hoạt chất ngay sau khi uống hoặc viên được hòa tan, dùng
như dung dịch thuốc. Loại này bao gồm các viên thông thường để uống, tan ở dạ
dày: viên nhai, viên phân tán, viên sủi bọt, viên hòa tan, viên ngậm hoặc đặt
dưới lưỡi,…Viên phóng thích tức thời thường đơn liều, có tác dụng ngắn trong
khoảng 4 – 8 giờ, nên phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày để duy trì tác dụng.
- Viên phóng thích hoạt chất trễ (delayed – release tablets):
Hoạt chất không được phóng thích ngay sau khi dùng mà cần một thời
gian nhất định hoặc điều kiện phù hợp đến trễ hơn. Đến thời điểm phù hợp, hoạt
chất sẽ phóng thích nhanh tương tự viên phóng thích tức thời, tiêu biểu là viên
tan trong ruột, chỉ hòa tan và phóng thích hoạt chất khi đến ruột non nhờ pH gần
kiềm. Viên tan ở ruột nhằm giải quyết trường hợp hoạt chất không bền ở môi
trường acid hoặc thuốc kích ứng dạ dày như aspirin, diclofenac, men
serrathiopeptidase,…

- Viên phóng thích hoạt chất biến đổi (modified – release tablets):
Trong các loại viên loại này, sự giải phóng hoạt chất được kiểm soát nhằm
đạt những mục đích nào đó trong trị liệu; phổ biến và tiêu biểu là viên phóng
thích kéo dài (extended - release tablets) nhằm tạo tác dụng điều trị kéo dài.
Viên thường chứa lượng hoạt chất tương ứng với nhiều liều điều trị, dạng thuốc
như một kho dự trữ cung cấp dần hoạt chất cho cơ thể làm kéo dài thời gian tác
động gấp nhiều lần và giảm tương ứng số lần sử dụng thuốc, tối thiểu là 2 lần so
với viên quy ước.
Có thể tạo sự phóng thích kéo dài bằng cách kết hợp phóng thích nhanh
phần liều khởi đầu với phóng thích chậm và từ từ phần liều duy trì, hoặc phóng
thích từng đợt, nhắc lại (repeat - action tablets).
Hình thức phóng thích kéo dài cũng gặp trong nhiều dạng thuốc khác như
nang thuốc, vi hạt, dạng để cấy, đặt trên da. Riêng dạng cấy dưới da có thể kéo
dài tác dụng trong nhiều năm.
Có thể so sánh đặc tính phóng thích và hấp thu hoạt chất của các loại viên
qua thử nghiệm độ hòa tan và đồ thị nồng độ thuốc trong máu của một số dạng
thuốc viên tiêu biểu, xem hình 1.2 và 1.3

19


Hình 1.2. Đặc tính phóng thích thuốc theo thử nghiệm độ hòa tan (invitro)
1. Viên phóng thích tức thời; 2. Viên phóng thích chậm hay trễ; 3. Viên phóng
thích kéo dài

Hình 1.3. Đặc tính phóng thích và hấp thụ hoạt chất của
các loại thuốc viên qua đương uống (in vivo)
A – Viên phóng thích hoạt chất tức thời.
B – Viên phóng thích hoạt chất chậm.
C – Viên phóng thích hoạt chất kéo dài.

D – Viên phóng thích hoạt chất kéo dài, kiểu nhắc lại.
Theo các biểu đồ này, loại viên phóng thích tức thời hoạt chất có thể tan và
hấp thu sau 1/2 đến 2 giờ, viên tan trong ruột phải sau 2 đến 4 giờ, các loại viên
phóng thích kéo dài, hoạt chất phóng thích từ từ và duy trì được nồng độ trị liệu
đến 24 giờ.
1.4. Ưu nhược điểm của viên nén
1.4.1. Ưu điểm
* Về sử dụng
- Thường dùng đường uống, rất thuận tiện với liều chính xác và an toàn.
- Viên có thể tích nhỏ và dễ che dấu mùi vị khó chịu của hoạt chất.
- Dễ nhận biết qua hình dạng, màu sắc, logo, chữ số trên viên,…
* Về bảo quản, vận chuyển
20


- Viên nén thể chất rắn có độ ổn định và tuổi thọ cao hơn, dễ đóng gói, bảo
quản.
- Khối lượng và thể tích nhỏ nên dễ vận chuyển, tồn trữ, mang theo người.
Về bào chế, sản xuất
Đa số hoạt chất có thể sản xuất được ở dạng thuốc viên và viên nén
thường được sản xuất ở quy mô công nghiệp, tự động hóa, dễ kiểm soát chất
lượng và giá rẽ.
1.4.2. Nhược điểm
- Một số hoạt chất khó hoặc không thể sản xuất được dưới dạng viên nén để
dùng qua đường uống:
+ Hoạt chất lỏng, dễ bay hơi, dễ chảy lỏng như tinh dầu, bromoform,
phenol,…
+ Hoạt chất dễ nỗ khi nén viên như kali perclorat, nitroglycerin,….
+ Hoạt chất không ổn định ở đường tiêu hóa hoặc mất tác dụng do chuyển
hóa lần đầu qua gan như insulin, α-Interferon, Penicilin G, Oestradiol.

+ Hoạt chất gây tác dụng phụ đường tiêu hóa (kích ứng, viêm loét, chảy
máu, gây nôn,…) như kali iodid, morphin, emetin.
- Khi uống viên tan rã có thể tạo ra vùng nồng độ đậm đặc gây kích ứng,
viêm loét, chảy máu niệm mạc đường tiêu hóa: aspirin, vitamin C.
- Khó sử dụng cho một số đối tượng như trẻ em, người hôn mê phản xạ nuốt
kém, khó nuốt, người có vấn đề tại đường tiêu hóa.
- Sinh khả dụng của viên nén dùng nguyên vẹn thường kém hơn các thuốc
rắn khác, đồng thời bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có thể thay đổi theo thời
gian. Do vậy, nếu không nghiên cứu kỹ thuật bào chế đầy đủ thì hiệu quả điều trị
của thuốc sẽ kém hoặc không ổn định.
2. Kỹ thuật bào chế viên nén
2.1. Điều kiện và cơ chế hình thành viên nén
2.1.1. Điều kiện hình thành viên nén
- Từ hỗn hợp bột, hạt rời rạc, nhờ quá trình nén trên máy dập viên, trạng
thái định hình của viên thuốc được xác lập. Để viên hình thành và đạt tiêu chuẩn
chất lượng cần hội đủ các điều kiện, trong đó tính dính của bột, hạt thuốc và lực
dập của máy là 2 điều kiện cần thiết để tạo ra viên, còn các điều kiện khác giúp
viên đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
- Tính dính của bột, hạt dùng dập viên: Tính dính là đặc tính của một số
chất biểu hiện bằng khả năng chống lại sự tách rời 2 hay nhiều vật thể khi chúng
bị nén tới trạng thái tiếp xúc chặt chẽ với nhau. Kết quả tạo thành một khối vật
thể cứng chắc, đồng nhất từ những phần tử nhỏ đơn lẻ, rời nhau trước đó.
- Tính dính của một chất là kết quả tổng hợp các lực liên kết như lực hút
tĩnh điện, lực liên kết ion trái dấu, lực liên kết phân tử, mà quan trọng nhất là lực
Van der Waals.
- Tính dính phụ thuộc vào trạng thái, ở trạng thái lỏng, ướt, dễ thấm, dính tốt
hơn trạng thái khô, vì vậy một khối chất rắn có độ ẩm xuất hiện lực hút mao dẫn,
làm tăng độ kết dính của toàn khối.
21



- Khi bột, hạt thuốc không có hoặc không đủ dính thì phải làm tăng tính
dính của hỗn hợp bằng cách dùng thêm tá dược dính khô hoặc tá dược dính ướt
tương ứng với phương pháp xát hạt khô hoặc phương pháp xát hạt ướt trong sản
xuất viên nén.
- Lực nén của máy: Bản thân tính dính của một chất nào đó không thể làm
các tiểu phân liên kết thành khối khi khoảng cách giữa chúng ở cách xa nhau, do
đó phải nén ép các hạt, bột trên thiết bị thích hợp như máy ép, máy dập viên.
Trong kỹ nghệ dược phẩm, các máy dập viên thường có lực nén tối thiểu khoảng
800-2000 kg/cm2 để có thể ép các tiểu phân sát lại gần nhau với khoảng cách
nhỏ dưới một phần triệu mm, giúp viên nén hình thành.
- Tính dính của bột, hạt thuốc và lực nén được xem là 2 yếu tố cơ bản, cần
thiết giúp hình thành viên nén. Tuy vậy, để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của
viên, một số tính chất khác của bột, hạt cũng cần phải hội đủ. Nếu bản thân bột,
hạt của hoạt chất không đáp ứng được các điều kiện cần và đủ thì phải thêm các
tá dược để điều chỉnh tính chất của hỗn hợp trước khi dập viên.
- Tính đồng nhất của hạt, bột thuốc: hạt, bột thuốc đem nén viên phải có sự
phân tán đồng nhất các thành phần trong công thức, nhất là hoạt chất. Sự thiếu
đồng nhất làm viên không đồng đều về hàm lượng. Điều này có thể do thời gian
và kỹ thuật trộn bột không phù hợp hoặc sự phân lớp trở lại của bột, hạt thuốc
trong quá trình dập viên.
- Tính trơn chảy của hạt, bột thuốc: hạt, bột thuốc đem dập viên phải có độ
trơn chảy cao đảm bảo sự phân liều được chính xác, đồng thời giảm ma sát giúp
hạt trượt dễ dàng trên bề mặt máy, không dính máy và lực nén được truyền đồng
đều trong toàn khối. Đặc điểm này còn được gọi là tính chịu nén của thuốc, giúp
giảm hao mòn máy, không làm kẹt máy, và ít sinh nhiệt khi nén. Tính trơn chảy
bị ảnh hưởng bởi kích thước, cấu trúc bề mặt và hình dạng của các tiểu phân. Để
đảm bảo sự trơn chảy thường tạo hạt thuốc có kích thước phù hợp, có dạng
hướng tới hình cầu và thêm vào công thức các tá dược trơn. Các tá dược trơn
còn làm cho bề mặt viên nén bóng láng, hình thức đẹp, hấp dẫn.

- Tính xốp và độ hòa tan: mặt dù cần tính dính để dập viên thành khối rắn,
chắc, có độ cứng nhất định nhưng khi sử dụng viên phải rã nhanh và hoạt chất
được hòa tan. Điều này đòi hỏi bột, hạt và cả viên phải có độ xốp nhất định để
chất lỏng dễ thấm vào viên, làm rã và hòa tan hoạt chất. Thường phải thêm vào
công thức các tá dược rã và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan,
phóng thích hoạt chất.
- Độ ẩm: độ ẩm ảnh hưởng đến tính trơn chảy, tính dính, độ cứng khi dập
viên, đồng thời ảnh hưởng đến độ ổn định của hoạt chất. Thông thường, mỗi hỗn
hợp bột, hạt thuốc có giá trị độ ẩm tối ưu thích hợp cho bào chế viên nén.
- Tính phù hợp về khối lượng và ổn định cơ lý: Bột, hạt phải có thể tích và
khối lượng phù hợp bằng cách thêm tá dược độn để dễ dập viên. Ngoài ra, hạt và
bột thuốc được xem là sản phẩm trung gian trước khi nén nên phải ổn định về
các đặc tính cơ lý như đã nêu trong suốt quá trình dập viên, giúp nén đạt yêu cầu
chất lượng, đồng nhất giữa viên ở lô này với viên ở lô khác.
22


Như vậy, trong bào chế viên nén cần hiểu rõ các đặc tính lý hóa, cơ học của hoạt
chất để lựa chọn, sử dụng tá dược, thiết kê công thức, chọn lựa kỹ thuật, chày
cối, thiết bị, điều kiện môi trường phù hợp. Trong quá trình bào chế viên nén
phải kiểm soát chặt chẽ các thông số kỹ thuật của bột, hạt (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Các thông số kỹ thuật của bột, hạt cần kiểm soát
Stt Thông số kỹ thuật của bột, cốm cần Vai trò, ảnh hưởng đến chế phẩm
kiểm soát
1
Kích thước và phân bố kích thước Phù hợp với khối lượng viên, lưu
hạt.
tính, khả năng chịu nén, đồng đều
khối lượng.
2

Tỷ trọng biểu kiến.
Độ xốp và khả năng chịu nén, tỷ
trọng viên.
3
Độ xốp của cốm.
Lực nén, độ cứng, độ rã, độ hòa tan.
4
Tốc độ chảy - lưu tính.
Đồng đều khối lượng, hàm lượng.
5
Tính chịu nén.
Lực nén, độ cứng.
6
Độ ẩm.
Tính dính, lưu tính, độ cứng và độ
ổn định.
7
Nồng độ hoạt chất và độ đồng đều. Khả năng phân liều chính xác và
đồng đều hàm lượng của viên nén.
2.1.2. Quá trình hình thành viên nén
- Trong quá trình dập để tạo hình viên, bột và hạt trải qua 3 trạng thái chính:
+ Trạng thái biến dạng: các hạt, bột thuốc được phân liều với một thể tích
định trước trong phòng nén hình thành bởi chày cối và bị nén một lực xuyên
tâm. Với lực nén đó, không khí giữa khối xốp được thoát ra và hạt bột thuốc
được dồn nén lại, trượt lên nhau theo hai chiều chủ yếu: thẳng đứng và nằm
ngang, hạt vỡ vụn hình thành bề mặt tiếp xúc mới và dính lại do lực nén liên kết
xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc này.
+ Trạng thái đàn hồi: tại một thời điểm nhất định xuất hiện phản lực tạo cho
khối bột biến dạng, linh động và sắp xếp lại cấu trúc. Trạng thái này song song
với lực nén của máy chấm dứt và một cấu trúc mới, với mật độ cao các hạt được

tạo thành.
+ Trạng thái định hình: Lực nén và phản lực tao ra một cân bằng nội hạt, tạo
ra lực liên kết chắc chắn giữa các hạt thuốc tạo ra viên nén và viên nén được một
lực đẩy của chày dưới, nâng lên khỏi cối và bàn gạt đưa viên thuốc ra khỏi máy.
Trong quá trình nén thuốc còn những lực khác, trong đó quan trọng là lực
ma sát (ma sát nội hạt thuốc, ma sát hạt thuốc với khối khí bị đẩy ra, ma sát giữa
hạt thuốc và bề mặt thành cối,…). Lực ma sát có thể làm khó khăn cho nén viên
như triệt tiêu lực nén, biến thành nhiệt và làm nóng chảy, kết tinh lại hạt thuốc,
thậm chí làm hư hoạt chất và còn ảnh hưởng tới giới hạn vi sinh vật nhiễm trong
thuốc. Do vậy, cần chú ý hạn chế lực này bằng cách thêm tá dược trơn trượt, làm
bóng nhẵn, trơ mặt chày cối,…
23


Hiểu biết về cơ chế hình thành viên nén giúp việc chọn lực nén phù hợp cho
từng quy trình sản xuất, giúp giải thích và khắc phục các sự cố khi nén viên, ví
dụ: viên bị nứt ngang hoặc đứt chỏm đều do lực nén quá lớn, hình thức viên hư
hỏng trông giống nhau, nhưng bản chất lại khác nhau, nên cách xử lý phải khác
nhau.
Nhờ biết được trạng thái của quá trình nén viên thuốc, người ta thiết kế máy
dập viên có lực nén ban đầu và lực nén chính tương đối cân bằng, tạo thời gian
cho sự khử khí trong khối thuốc chọn vẹn, viên thuốc được tạo ra bền chắc hơn.
2.2. Thành phần thuốc viên nén
2.2.1. Dược chất
Có một số dược chất có cấu trúc tinh thể đều đặn có thể dập thành viên mà
không cần cho thêm tá dược. Tuy nhiên, số dược chất này không nhiều. Với đa
số dược chất, muốn dập thành viên nén, người ta phải cho thêm tá dược.
2.2.2. Các tá dược được sử dụng trong thuốc viên nén
Yêu cầu chung của tá dược viên nén là:
- Đảm bảo độ bền cơ học của viên.

- Đảm bảo độ ổn định của dược chất và của viên.
- Giải phóng tối đa dược chất tại vùng hấp thu.
- Không có tác dụng dược lý riêng, không độc, dễ dập viên, giá cả hợp lý
Sau đây là một số nhóm tá dược hay dùng:
2.2.2.1. Tá dược độn
Còn gọi là tá dược pha loãng, được thêm vào viên để đảm bảo khối lượng
cần thiết của viên hoặc để cải thiện tính chất cơ lí của dược chất (tăng độ trơn
chảy, độ chịu nén…), làm cho quá trình dập viên được dễ dàng hơn.
* Nhóm tan trong nước:
- Lactose:
Là tá dược độn được dùng khá phổ biển trong viên nén. Lactose dễ tan
trong nước, vị dễ chịu, trung tính, ít hút ẩm, dễ phối hợp được với nhiều loại
dược chất. Lactose có 2 dạng: khan và ngậm nước (tuỳ theo điều kiện kết tinh).
Lactose phun sấy được chế từ lactose ngậm nước nhưng do trơn chảy và chịu
nén tốt hơn lactose nên được dùng để dập thẳng.
- Bột đường (saccarose):
Dễ tan và ngọt, do đó thường dùng làm tá dược độn và dính khô cho viên
hoà tan, viên nhai, viên ngậm. Khi dùng làm tá dược độn, có thể tạo hạt ẩm với
hỗn hợp nước-ethanol. Bột đường làm cho viên dễ đảm bảo độ bền cơ học
nhưng khó rã, khi dập viên dễ gây dính chày.
Trên thị trường có một số loại tá dược bột đường dùng dập thẳng như:
+ Di-pac: là sản phẩm đồng kết tinh của 97% đường và 3% Dextrin dưới
dạng hạt, trơn chảy tốt. Khi dập viên, viên bị cứng dần trong quá trình bảo quản.
+ Nutab: là đường tinh chế, kết hợp với 4% đường khử, 0,1-0,2% tinh bột
ngô và làm trơn bằng Magnesi stearat, trơn chảy tốt.
- Glucose :
24


Dễ tan trong nước, vị ngọt hơn Lactose, do đó hay được dùng cho viên

hoà tan như với bột đường. Glucose trơn chảy kém, dễ hút ẩm, dễ đảm bảo độ
bền cơ học cho viên nhưng có xu hướng làm cho viên cứng trong quá trình bảo
quản, nhất là Glucose khan. Glucose cũng có thể làm biến màu các dược chất
kiềm và Acid hữu cơ trong quá trình bảo quản giống như lactose.
Ngoài ra tá dược độn còn dùng: Manitol, Sorbitol......
*Nhóm không tan trong nước
- Tinh bột:
Là tá dược rẻ tiền, dễ kiếm, do đó hay được dùng ở nước ta hiện nay. Tuy
nhiên tinh bột trơn chảy và chịu nén kém, hút ẩm, làm cho viên bở dần ra và dễ
bị nấm mốc trong quá trình bảo quản. Khi dùng tinh bột, thường phải phối hợp
với khoảng 30% bột đường để đảm bảo độ chắc của viên.
- Tinh bột biến tính:
Là tinh bột đã qua xử lý bằng các phương pháp lý hoá thích hợp. Tinh bột
biến tính chịu nén và trơn chảy tốt hơn tinh bột, hoà tan từng phần trong nước
tuỳ theo mức độ thuỷ phân. Trên thị trường có nhiều loại tinh bột biến tính với
các tên thương mại khác nhau: Starch 1500, Lycatab, Primojel, Eragel...
- Cellulose vi tinh thể.
Là tá dược dùng ngày càng nhiều, nhất là trong viên nén dập thẳng, do có
nhiều ưu điểm: chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm cho viên dễ rã. Trên thị trường có
nhiều loại Cellulose vi tinh thể có tên gọi khác nhau như Avicel, Emcocel,
Cellulose vi tinh thể là tá dược dập thẳng được dùng nhiều nhất. Tuy nhiên viên
chứa nhiều avicel khi bảo quản ở độ ẩm cao có thể bị mềm đi do hút ẩm. Có thể
khắc phục bằng cách kết hợp với các tá dược trơn chảy ít hút ẩm hơn như FastFlo Lactose. Trên thị trường hiện nay thường dùng 2 loại avicel: PH 101 và PH
102.
Ngoài ra còn dùng các chất khác như: Calci dibasic phosphat (dicalci
phosphat), Caci carbonat, Magnesi carbonat.
2.2.2.2. Tá dược dính
Là tác nhân liên kết các tiểu phân tạo hình viên, đảm bảo độ chắc của viên
* Nhóm tá dược dính lỏng
Tá dược dính lỏng dùng trong phương pháp xát hạt ướt. Có nhiều loại chịu

dược dính lỏng có mức độ kết dính khác nhau:
- Ethanol:
Dùng khi thành phần có các chất tan được trong ethanol (cao mềm dược
liệu, bột đường.....) tạo nên khả năng dính. Với cao mềm, ethanol còn giúp cho
việc phân tán cao vào khối bột dễ dàng hơn, làm cho hạt dễ sấy khô hơn.
- Hồ tinh bột
Hồ tinh bột là tá dược dính thông dụng hiện nay, dễ kiếm, giá rẻ, dễ trộn
đều với bột dược chất, có xu hướng kéo dài thời gian rã của viên. Thường dùng
loại hồ từ 5-15%, trộn với bột dược chất khi hồ còn nóng. Nên điều chế dùng
ngay để tránh bị nấm mốc.
- Dịch thể Gelatin
25


×