Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tài liệu ôn thi viên chức y tế, Y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 80 trang )

Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐẠI CƢƠNG VỀ KINH LẠC- HUYỆT VỊ
A. MỤC TIÊU:
1. Mô tả được thành phần của hệ thống kinh lạc
2. Trình bày được vai trò sinh lý và bệnh lý của hệ kinh lạc
3. Kể tên và mô tả vòng tuần hoàn của 12 đường kinh chính
B. NỘI DUNG:
1. Định nghĩa:
Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là
đƣờng thẳng, lạc là đƣờng ngang, từ kinh mạch chia ra nhƣ cái lƣới đi khắp mọi
nơi và đi ở nông. Trên kinh lạc còn có các huyệt.
Kinh lạc phân bố khắp toàn cơ thể, là đƣờng vận hành của âm dƣơng khí
huyết tân dịch…, tạo thành 1 hệ thống liên lạc khắp toàn thân, tạo cho con ngƣời từ
ngũ tạng, lục phủ, cân mạch, cơ nhục, xƣơng cốt… kết thành một chỉnh thể thống
nhất.
Cũng nhƣ các học thuyết Âm dƣơng, Ngũ hành, Tạng phủ, Khí huyết..., học
thuyết Kinh lạc là 1 trong những học thuyết cơ bản của Y học cổ truyền. Giữa kinh
lạc và tạng phủ có mối liên hệ mật thiết, mỗi tạng hoặc mỗi phủ đều có liên quan
với 1 đƣờng kinh, sự liên lạc giữa tạng và phủ hay với các tổ chức khác đều phải
thông qua kinh lạc.
2. Cấu tạo hệ kinh lạc:
2.1. Hệ Kinh lạc bao gồm:
2.1.1. 12 kinh chính: gồm có
- 3 kinh âm ở tay: Phế, Tâm bào, Tâm
- 3 kinh dƣơng ở tay: Đại trƣờng, Tam tiêu, Tiểu trƣờng
- 3 kinh âm ở chân: Tỳ, Thận, Can
- 3 kinh dƣơng ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm
2.1.2. 8 mạch kỳ kinh (kỳ kinh bát mạch):
Đốc, Nhâm, Xung, Đới, Âm duy, Dƣơng duy, Âm kiểu, Dƣơng kiểu.
2.1.3. 12 kinh biệt:


Xuất phát từ kinh chính và tạo thành hệ thống đƣờng đặt biệt
2.1.4. 12 kinh cân:
Là các nhánh lớn, xuất phát từ kinh chính chạy đến cơ và gân.
2.1.5. 15 biệt lạc:
Là những đƣờng dẫn truyền khí huyết xuất phát từ những lạc huyệt của 12
kinh chính và 2 mạch Nhâm, Đốc, bao gồm lạc ngang (khu trú từ khuỷu, gối đến
bàn tay, chân) và lạc dọc (đến các tạng phủ và vùng đầu mặt).
2.1.6. 12 khu da:
Là sự phân chia da dựa vào đƣờng đi của kinh lạc. 12 kinh mạch và lạc
mạch có phạm vi phân bố nhất định ở ngoài da và do đó cũng có 12 vị trí da đƣợc
chia ra. Sự phân chia này có điểm không giống với kinh mạch và lạc mạch nhƣ:
kinh mạch phân bố theo dạng tuyến (đƣờng kinh), lạc mạch phân bố theo dạng lƣới
đan xen nhau, mà bì bộ lại chú trọng tới “diện” trong sự phân bố theo đƣờng tuần
hành kinh mạch. Chức năng bì bộ là kháng ngoại tà, khi ngoại tà xâm nhập thì gặp
sự đối kháng của vệ khí tại da. Da lại thuộc về tạng phủ bên trong do đó khi tạng
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 1/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

phủ kinh lạc bị bệnh cũng có thể phản ánh ra da. Quan sát những trạng thái biến
hóa và sắc trạch ở những vùng da khác nhau để chẩn đoán tạng phủ kinh lạc nào đó
bị bệnh, và trên những khu vực đó áp dụng những phƣơng pháp châm cứu, xoa bóp
cũng có thể chữa đƣợc bệnh tạng phủ tƣơng ứng
2.2. Huyệt:
2.2.1. Định nghĩa:
- Huyệt là nơi kinh khí và khí của tạng phủ đến và đi ra ngoài cơ thể. Là nơi
dùng để áp dụng các thủ thuật châm cứu để chữa bệnh

- Tên gọi: Huyệt còn đƣợc gọi là: du huyệt = khí huyệt = khổng huyệt = cốt
không
2.2.2. Phân loại: Chia thành 3 loại:
- Các huyệt nằm trên đƣờng kinh (kinh huyệt): Gồm các du huyệt nằm trên
12 đƣờng kinh chính và 2 đƣờng kinh phụ (nhâm mạch, đốc mạch), tổng số có 371
tên huyệt, cả 2 bên là 610 huyệt.
- Các huyệt ngoài đƣờng kinh (kinh kỳ ngoại huyệt): theo các tài liệu cổ điển
thì có khoảng gần 200 huyệt
- A thị huyệt (thống điểm, thiên ứng huyệt): Các huyệt này vị trí không nhất
định, tƣơng ứng với nơi đau
Hiện nay có thêm nhiều huyệt mới đƣợc phát hiện bổ sung, gọi là tân huyệt
3. Vai trò của hệ kinh lạc
3.1. Sinh lý
Hệ thống kinh lạc là nơi tuần hoàn của khí, huyết để đi nuôi dƣỡng toàn thân
duy trì hoạt động bình thƣờng của cơ thể, làm cho cơ thể thành 1 khối thống nhất.
Thức ăn và khí trời thông qua hoạt động của nội tạng đƣợc chế hóa thành thể
dịch luân lƣu không ngừng, thể dịch đó gọi chung là âm huyết và vận hành đƣợc
nhờ vào dƣơng khí. Nhờ có kinh lạc mà kinh khí và các chất dinh dƣỡng khác nhau
phân bố đến nhiều bộ phận khác nhau không bị sai lạc và hỗn loạn.
3.2. Bệnh lý
Khi hệ kinh lạc bị trở ngại, kinh khí vận hành không thông suốt nữa thì sẽ
sinh ra bệnh lý.
Kinh lạc còn là nơi để các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập vào cơ
thể. Ngƣợc lại, bệnh ở tạng phủ có thể mƣợn hệ kinh lạc để biểu hiện ra bên ngoài.
Thông thƣờng, biểu hiện của bệnh tật tùy thuộc vào thể chất của ngƣời bệnh
(chính khí) và độc lực của tác nhân gây bệnh (tà khí), nhƣng bắt buộc bệnh tật sẽ
biểu hiện bởi các triệu chứng đặc thù của kinh lạc mà nó mƣợn đƣờng.
Ví dụ: Vị nhiệt sẽ gây loét miệng. Bệnh lý của Tâm (thiểu năng vành) sẽ có
triệu chứng đau ở mặt trong cánh tay (trái): tâm kinh
3.3. Chẩn đoán

Căn cứ vào những thay đổi cảm giác trên đƣờng đi của kinh mạch mà ngƣời
thầy thuốc có thể biết đƣợc bệnh lý thuộc tạng phủ nào, ngoài ra cũng có thể dựa
vào kinh lạc để xác định nguyên nhân bệnh, kiểm soát diễn tiến, dự đoán các biến
chứng của bệnh. Việc chẩn đoán dựa vào hệ kinh lạc nhƣ thế gọi là Kinh lạc chẩn
Thí dụ: Bệnh ở Phế thƣờng gây đau ngực. Bệnh ở Can thƣờng đau hạ sƣờn.
Trong chứng đau đầu, nếu đau vùng trán có liên quan đến kinh Đại trƣờng, đau 1
bên đầu liên quan kinh Đởm, vùng chẩm liên quan kinh Bàng quang, vùng đỉnh
liên quan kinh Can hay mạch Đốc.
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 2/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

3.4. Điều trị
Hệ Kinh lạc đƣợc ứng dụng nhiều nhất vào trong lĩnh vực điều trị bệnh:
châm cứu, xoa bóp, ngoài ra còn đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp dùng thuốc.
- Hệ kinh lạc dẫn truyền các kích thích của châm cứu và xoa bóp đến các
tạng phủ bên trong hay các hệ thống cơ quan có liên quan để tạo ra một đáp ứng để
phòng và điều trị bệnh.
- Hệ kinh lạc có vai trò trong việc quy tác dụng của thuốc tƣơng ứng với
tạng, phủ hay đƣờng kinh nào đó, gọi là sự quy kinh của thuốc. Thí dụ: Quế chi
quy vào kinh phế: có tác dụng chữa cảm mạo.
Tác dụng trị bệnh tại nơi kinh lạc đi qua
- Huyệt vùng đầu mặt có tác dụng tại chỗ, một số có tác dụng toàn thân
(Bách hội, Nhân trung, Phong phủ... )
- Huyệt thân mình trị bệnh tại chỗ và cả toàn thân, huyệt vùng ngực bụng
còn trị các bệnh cấp tính, huyệt vùng lƣng còn trị các bệnh mãn tính.
- Huyệt ở bàn tay, bàn chân trị bệnh ở đầu mặt, ngũ quan, sốt, tâm thần.

- Huyệt vùng cẳng tay, cẳng chân có thể trị bệnh ở các tạng mang tên đƣờng
kinh chứa nó.
- Các huyệt điều trị bệnh ở tạng phủ tƣơng ứng còn có thể điều trị bệnh ở
tạng phủ biểu lý với nó.
4. Những nghiên cứu về biểu hiện của kinh, huyệt
4.1. Nghiên cứu về huyệt
Việc tìm hiểu về cấu tạo giải phẫu và tổ chức của vùng huyệt sẽ làm sáng tỏ về
việc tìm ra cơ sở vật chất của hệ kinh lạc đồng thời giải thích các cơ chế sinh ra
hiện tƣợng sinh bệnh lý của hệ kinh lạc cho nên đã có nhiều nhà nghiên cứu của
nhiều nƣớc đã tiến hành nghiên cứu một cách rất công phu.
- Số lƣợng huyệt thay đổi qua các thời đại và ngày càng nhiều vì có nhiều
huyệt mới đƣợc tìm thấy sau này.
- Các điểm huyệt châm cứu đã đƣợc các nhà nghiên cứu gọi là các điểm sinh
học tích cực (Liên xô cũ), các điểm sống (Mỹ-Anh). Các điểm sinh học tích cực
đựợc mô tả có đặc điểm nhƣ sau: nhiệt độ cao hơn xung quanh, nhạy cảm với đau
hơn, chuyển hóa cơ năng tăng, Trao đổi oxy tăng, dòng điện ra vào dễ dàng hơn,
có tổ chức liên kết tốt hơn.
- Nghiên cứu về mô học tại vùng huyệt, năm 1964, Kim Phƣợng Hán (Triều
Tiên) công bố rằng huyệt có cấu trúc về tổ chức học riêng biệt. Tuy nhiên công bố
này không đƣợc khoa học tiên tiến thừa nhận.
- Nghiên cứu về giải phẫu cắt lớp tại vùng huyệt: có tổ chức thần kinh rất
phong phú với nhiều loại tận cùng thần kinh cũng nhƣ các bó thần kinh
- Nghiên cứu bằng phƣơng pháp tiêm đồng vị phóng xạ vào huyệt rồi quan
sát bằng đo lƣờng và chụp ảnh thấy rằng độ tập trung chất đồng vị phóng xạ ở các
huyệt trên cùng 1 đƣờng kinh với huyệt đƣợc tiêm cao hơn các huyệt khác
- Điện trở da (lƣợng thông điện qua da) vùng huyệt: Da vùng huyệt có điện
trở thấp hơn (hay là lƣợng thông điện cao hơn) những vùng xung quanh 1 cách rõ
rệt, và nếu nối các huyệt của cùng 1 kinh lại với nhau thì ta có 1 đƣờng dẫn điện
tốt. Điều này lại không có khi nghiên cứu trên tử thi.
4.2. Nghiên cứu về đường kinh


Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 3/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

- Nhiều nghiên cứu ở nhiều nƣớc khác nhau cùng phát hiện rằng dọc theo
đƣờng đi của đƣờng kinh có điện trở thấp hơn so với vùng phụ cận trên bề mặt da
- 1983-1984, Darras (Trung Quốc) tiêm chất phóng xạ vào huyệt thấy thuốc
không phát tán ngẫu nhiên mà dịch chuyển theo 1 hƣớng xác định có liên quan đến
lộ trình của đƣờng kinh, khi phát tia gamma nhấp nháy thấy đƣờng kinh hiện rõ
trên màn chiếu (điều này xác minh lại công bố của Kim Phƣợng Hán trƣớc đây).
Tuy nhiên hiện tƣợng này sẽ giảm khi cơ thể bị bệnh
- Khi tiêm chất đồng vị phóng xạ vào mạch máu hay mạch lympho ngƣời ta
thấy rõ rằng những đƣờng này không trùng với đƣờng kinh. Điều này dẫn chúng ta
đi đến một kết luận rằng đƣờng kinh không tƣơng ứng với một cấu trúc giải phẫu
nào mà hiện nay đã đƣợc biết.
Tốc độ di chuyển của các chất phóng xạ đƣợc tiêm vào huyệt thay đổi có ý
nghĩa so với tình trạng bệnh (nhanh trong viêm, chậm trong suy nhƣợc)
5. Đƣờng đi của hệ kinh lạc
Khí vận chuyển trong các đƣờng kinh
theo một trình tự nhất định. Khí bắt đầu từ
trung tiêu đi vào kinh Thủ thái âm phế lần
lƣợt đi qua các kinh, cuối cùng tới kinh Túc
quyết âm can rồi lại trở về kinh Thủ thái âm
phế.
Kinh Thủ thái âm phế → Thủ dƣơng
minh đại trƣờng → Túc dƣơng minh vị →

Túc thái âm tỳ → Thủ thiếu âm tâm → Thủ
thái dƣơng tiểu trƣờng → Túc thái dƣơng
bàng quang → Túc thiếu âm thận → Thủ
quyết âm tâm bào → Thủ thiếu dƣơng tam
tiêu → Túc thiếu dƣơng đởm → Túc quyết
âm can → Thủ thái âm phế...
Trong riêng từng đƣờng kinh, hành trình
của khí cũng theo một qui tắc nhất định.
Hình: Quy luật của đƣờng kinh
Nhìn tổng quát thì :
 3 kinh âm ở tay bắt đầu từ ngực qua phía
trong cánh tay tới bàn tay nối tiếp với 3
kinh dƣơng ở bàn tay.
 3 kinh dƣơng ở tay bắt đầu từ vùng bàn tay, đi lên theo mặt duỗi cánh tay tới
vùng đầu nối với 3 kinh dƣơng ở chân.
 3 kinh dƣơng ở chân bắt đầu từ đầu qua thân mình xuống tới bàn chân nối tiếp
với 3 kinh âm ở chân
 3 kinh âm ở chân từ bàn chân qua mé trong chân đi lên qua bụng tới ngực lại
nối tiếp với 3 kinh âm ở tay
Sự chuyển vận khí trong 12 đƣờng kinh theo y học cổ truyền thực hiện trong 24
giờ tức 1 ngày 1 đêm, từ 3-5 giờ sáng khởi hành từ kinh Thủ thái âm phế để đến 13 giờ sáng hôm sau tới kinh Túc quyết âm can và lại tiếp tục nối tiếp với kinh phế.
Riêng 2 đƣờng mạch Nhâm và Đốc làm 1 vòng tuần hoàn đặc biệt theo đƣờng
chính giữa của cơ thể. Mạch Nhâm từ huyệt Hội âm (ở giữa bộ phân sinh dục
ngoài và hậu môn) theo đƣờng chính giữa trƣớc của bụng ngực đi lên tận cùng ở
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 4/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN


huyệt Thừa tƣơng (giữa rãnh cằm môi), nối tiếp với mạch Đốc. Mạch Đốc từ huyệt
Trƣờng cƣờng (ở mỏm dƣới xƣơng cùng) theo đƣờng chính giữa lƣng đi thẳng lên
đỉnh đầu qua phía trƣớc đầu rồi tận cùng ở huyệt Ngân giao nơi hàm trên.
6. Cách sử dụng đƣờng kinh và huyệt vị theo quốc tế
Hiện nay khoa châm cứu phát triển rộng rãi khắp nơi, không chỉ ở các nƣớc
phƣơng đông mà ở cả các nƣớc phƣơng tây. Trong "Hội nghị quốc tế nghiên cứu
khoa Y học Đông phƣơng và khoa Châm cứu" các nƣớc đã thống nhất về việc
đánh số đƣờng kinh và huyệt vị theo danh pháp quốc tế để tiện lợi cho việc trao đổi
thông tin và hợp tác về ngành Châm cứu. Các đƣờng kinh đƣợc thống nhất bằng
tên tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng La Mã
Bảng: Tên các đƣờng kinh (Lê Quý Ngưu, 1997, Từ điển huyệt vị châm cứu)
Stt
Tên Việt Nam
Tên Pháp
Tên Anh
Tên La Mã
1
Kinh Thái âm Phế
Méridien des
Lung meridian
I
(Ph)
Poumons (P)
(L)
2
Kinh Dƣơng minh
Méridien du Gros
Large Intestin
II

Đại trƣờng (Đt)
Intestin ( GI)
meridian (LI)
3
Kinh Dƣơng minh
Méridien de
Stomach meridian
III
Vị (V)
l'Estomac (E)
(S)
4
Kinh Thái âm Tỳ Méridien de la Rate- Spleen meridian
IV
(T)
Pancréas (Rp)
(H)
5
KinhThiếu âm
Méridien du Coeur
Heart meridian
V
Tâm (Tâ)
(C )
(H)
6
Kinh Thái dƣơng
Méridien de la
Small intestine
VI

Tiểu trƣờng (Tt)
l'Intestin grêle (IG)
meridian (SI)
7
Kinh Thái dƣơng
Méridien de la
Bladder meridian
VII
Bàng quang (Bq)
Vessie (V)
(BL)
8
Kinh Thiếu âm
Méridien des Reins Kidney meridian
VII
Thận (Th)
(R)
(K)
9
Kinh Quyết âm
Méridien du maitre
Pericardium
IX
Tâm bào (Tb)
du Coeur (MC)
meridian (P)
10 Kinh Thiếu dƣơng
Méridien des
Triple Energize
X

Tam tiêu (TaT)
Troisfoyer (TR)
meridian (TE)
11 Kinh Thiếu dƣong
Méridien de la
Gallbader
XI
Đởm (Đ)
Vesicule Biliaire
meridian (GB)
(VB)
12
Kinh Quyết âm
Méridien de la Foie
Liver meridian
XII
Can ( C)
(F)
(Liv)
13 Mạch Nhâm (MN)
Vaisseau Jenn-mo meridian
XIII
conception (VC)
(J)
14
Mạch Đốc (MĐ)
Vaisseau Tou-mo meridian
XIV
gouverneur (VG)
(T)

Các huyệt trên đƣờng kinh đƣợc đánh số từ 1 ở nơi bắt đầu đƣờng kinh. Ký
hiệu của 1 huyệt gồm tên đƣờng kinh viết tắt và số thứ tự của huyệt.
Thí dụ: huyệt Trung phủ là huyệt đầu tiên của đƣờng kinh Phế. Tên Việt
Nam: Ph1; tên Pháp: P1; tên Anh: L1; tên La Mã: I1

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 5/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

KINH PHẾ- KINH ĐẠI TRƢỜNG
A. MỤC TIÊU:
1. Mô tả được lộ trình của 2 đường kinh Phế và Đại trường.
2. Trình bày được tác dụng điều trị của 2 đường kinh Phế và Đại trường.
3. Mô tả vị trí, tác dụng của các huyệt thường dùng trên 2 đường kinh Phế và
Đại trường.
B. NỘI DUNG:
I. KINH (THỦ THÁI ÂM) PHẾ( Lung Meridian: LU)
1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ Trung tiêu (Vị) vòng xuống Đại trƣờng, vòng lên dạ dày (môn vị,
tâm vị), xuyên qua cách mô lên Phế. Từ Phế tiếp tục lên khí quản, thanh quản,
họng, rẽ ngang xuống để xuất hiện ngoài mặt da tại giao điểm khe liên sƣờn 2 và
rãnh delta ngực, rồi đi ở mặt trƣớc ngoài cánh tay, xuống khuỷu ở bờ ngoài tấm
gân cơ 2 đầu, tiếp tục đi ở mặt trƣớc cẳng tay đến rãnh động mạch quay (ở bờ
trong trước đầu dưới xương quay). Tận cùng ở góc ngoài móng tay cái (Huyệt
Thiếu thương)
Phân nhánh: Từ huyệt Liệt khuyết tách ra một nhánh đi ở phía lƣng bàn tay
đến góc ngoài góc móng tay trỏ để nối với kinh Đại trƣờng.

2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Phế:
* Kinh bị bệnh: Đau đầu, nghẹt mũi, đau hố trên đòn, đau ngực hoặc bả vai,
cánh tay lạnh nhức.
* Tạng bị bệnh: Mệt, thiếu hơi- Ho suyễn, khó thở, tức ngực- tiểu gắt, tiểu
vàng- Sổ mũi, hắt hơi, sợ lạnh hoặc sợ nóng.
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh Phế:
Có tất cả 11 huyệt của đƣờng kinh Phế. Những huyệt Viết nghiêng là những
huyệt thông dụng (5 huyệt)
1, Trung Phủ
2, Vân Môn
3, Thiên Phủ
4, Hiệp Bạch
5, Xích Trạch
6, Khổng Tối
7, Liệt Khuyết
8, Kinh Cừ
9, Thái Uyên
10, Ngƣ Tế
11, Thiếu Thương
Tên huyệt
Vị trí - cách xác định
Tác dụng điều trị
Giao điểm của khoang liên Viêm phế quản, ho, hen, đau khớp
1. Trung Phủ
sƣờn II và đƣờng nách trƣớc vai, đau tức ngực…
(trên rãnh Delta ngực).
Huyệt trên đƣờng nếp gấp Ho, sốt, viêm họng, cơn hen phế
2. Xích Trạch khuỷu tay, Bên ngoài gân cơ quản, sốt cao co giật ở trẻ em.
nhị đầu cánh tay
Trên nếp gấp phía trƣớc cổ Sƣng đau cổ tay, ho, đau ngực, viêm

3. Liệt Khuyết tay 1,5T- phía ngoài xƣơng họng, cảm cúm, các bệnh vùng cổ
quay
gáy...
4. Thái Uyên
Trên lằn chỉ cổ tay, bên Ho, ho ra máu, hen, viêm phế quản,
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 6/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

5. Thiếu
Thƣơng

ngoài gân cơ gan tay lớn, viêm họng, đau tức ngực
huyệt ở phía ngoài mạch
quay.
Bờ ngoài ngón tay cái, nơi Đau ngón cái, ho, đau họng, sốt, hôn
gặp nhau của đƣờng tiếp giáp mê.
da lƣng - da lòng bàn tay và
đƣờng ngang qua chân móng
ngón tay cái

II. KINH (THỦ DƢƠNG MINH) ĐẠI TRƢỜNG (Large intestine Meridian:LI)
1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ góc ngoài móng trỏ, đi qua kẽ giữa 2 xƣơng bàn tay 1 và 2 (hợp
cốc), chạy tiếp và hố lào giải phẫu. Đi dọc bờ ngòai cẳng tay đến đầu ngoài nếp
gấp nếp khuỷu (Khúc trì). Đến phía trƣớc mỏm vai (Kiên ngung) đi theo bờ sau vai
giao hội với kinh (Thái dƣơng) Tiểu trƣờng ở huyệt Bỉnh phong và với Đốc mạch

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 7/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

ở huyệt Đại chùy. Trở lại hố trên đòn, tiếp tục đi lên cổ, lên mặt vào chân răng hàm
dƣới rồi vòng môi trên. Hai kinh giao nhau ở Nhân trung và kinh bên phải tận cùng
ở cạnh cánh mũi bên trái, kinh bên trái tận cùng ở cạnh cánh mũi bên phải (Nhân
trung)
Từ hố thƣợng đòn, có nhánh ngầm đi vào trong liên lạc với Phế, qua cơ
hoành đến Đại trƣờng.
2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Đại trƣờng:
* Kinh bị bệnh: Đau sƣng họng thanh quản, chảy máu cam, đau răng, đau
lợi răng, đau bả vai, đau cẳng tay, liệt chi trên, ngón tay cái, ngón trỏ vận động
khó.
* Phủ (nội tạng) bị bệnh: Đau bụng, sôi ruột, đại tiện lỏng hoặc táo bón.
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh :
Có tất cả 20 huyệt trên đƣờng kinh đại trƣờng. Những huyệt Viết nghiêng là những
huyệt thông dụng (8 huyệt)
1. Thƣơng dƣơng
2. Nhị gian
3. Tam gian
4. Hợp cốc
5. Dương khê
6. Thiên lịch
7. Ôn lƣu
8. Hạ liêm
9. Thƣợng liêm

10. Thủ tam lý
11. Khúc trì
12. Trữu liêu
13. Thủ ngũ lý
14. Tý nhu
15. Kiên ngung
16. Cự cốt
17. Thiên đảnh
18. Phò đột
19. Hòa liêu
20. Nghinh hương
Tên huyệt
Vị trí - cách xác định
Tác dụng điều trị
Từ điểm giữa xƣơng bàn Đau vùng ô mô cái, đau ngón tay
ngón tay 2 đo vào ô mô cái 1 cái, đau ngón tay trỏ, liệt chi trên,
1. Hợp cốc
khoát ngón tay.
sốt cao, cảm mạo, đau răng, ho, đặc
hiệu để điều trị vùng đầu mặt.
Huyệt nằm ngay trong hố Trị đau cổ tay, đau cẳng tay, đau
tam giác, giữa 2 gân cơ duỗi cánh tay, đau khớp khủyu, liệt chi
2. Dƣơng khê
và dang ngón cái, sát đầu trên, đau họng, đau răng, nhức đầu,
mỏm trâm xƣơng quay
sốt cao
Trên đƣờng nối huyệt Khúc Trị đau cổ tay, đau cẳng tay, đau
trì và huyệt Dƣơng khê, từ cánh tay, liệt chi trên, đau họng,
3. Thiên lịch
huyệt Dƣơng khê đo lê 3 chảy máu cam, táo bón

thốn
Trên đƣờng nối huyệt Khúc Đau khớp khuỷu, cánh tay, iệt chi
trì và huyệt Dƣơng khê, từ trên...
4. Thủ tam lý
huyệt Khúc trì đo xuống 3
thốn
Gấp khuỷu tay 900, huyệt ở Đau dây thần kinh quay, đau khớp
5. Khúc trì
điểm tận cùng phía ngoài khuỷu, liệt chi trên, sốt, viêm họng.
trên nếp gấp khuỷu.
Huyệt ở mặt ngoài cánh tay, Trị đau vai, cánh tay, liệt chi trên
6. Tý nhu
ngay đỉnh cơ Delta
Dang cánh tay ngang vai, Đau khớp vai, bả vai, đau đám rối thần
7. Kiên ngung
huyệt ở chỗ lõm phía trƣớc, kinh cánh tay, liệt dây mũ.
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 8/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

8. Nghinh
hƣơng

đầu trên cơ delta
Đƣờng ngang qua chân cánh mũi Viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, sổ mũi,
gặp nếp nhăn từ mũi xuống chảy máu cam, liệt VII ngoại biên,
miệng, cách chân cánh mũi 0,2T đau dây V


C. LƢỢNG GIÁ: Theo bộ câu hỏi

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 9/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

KINH TỲ- KINH VỊ
A. MỤC TIÊU:
1. Mô tả được lộ trình của 2 đường kinh Tỳ và Vị.
2. Trình bày được tác dụng điều trị của 2 đường kinh Tỳ và Vị.
3. Mô tả vị trí, tác dụng của các huyệt thường dùng trên 2 đường kinh Tỳ và
Vị
B. NỘI DUNG:
I. KINH (TÚC THÁI ÂM)TỲ (Spleen Meridian: SP)
1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ góc trong móng chân cái, chạy dọc theo đƣờng nối da mu bàn chân và
da gan bàn chân đế trƣớc mắt cá trong. Lên cẳng chân dọc theo bờ sau xƣơng chày.
Lên mặt trong khớp gối, chạy tiếp ở mặt trong đùi. Lộ trình ở bụng, đƣờng kinh
chạy cách đƣờng giữa bụng 4 thốn. Lộ trình ở ngực, đƣờng kinh chạy theo đƣờng
nách trƣớc rồi đến tận cùng liên sƣờn 7 đƣờng nách giữa (Đại bao)
Đƣờng kinh tỳ có nhánh liên lạc với mạch Nhâm (đường giữa bụng) ở bụng
dƣới (ở huyệt Trung cực, Quan nguyên) và ở bụng trên (Hạ quản).
Đoạn đƣờng kinh ở bụng trên có nhánh chìm đến Tỳ Vị, xuyên qua cơ
hoành đến Tâm, tiếp tục đi lên dọc 2 bên thanh quản đến phân bố ở dƣới lƣỡi.
2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Tỳ:
* Kinh bị bệnh: Đau nhức dọc theo lộ trình đƣờng kinh, đau mặt trong bàn

chân, mặt trong đùi, lƣỡi cứng, lƣỡi khó vận động, đau bụng kinh, rong kinh rong
huyết, đau thƣợng vị.
* Tạng bị bệnh:
- Đầy bụng, ăn không tiêu, đại tiện lỏng, phân sống.
- Môi nhợt, tiêu ra máu, xuất huyết.
- Cơ teo nhão, Sa sinh dục, sa dạ dày.
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh :
Có tất cả 21 huyệt của đƣờng kinh Tỳ. Những huyệt Viết nghiêng là những huyệt
thông dụng (4 huyệt)
1. Ẩn bạch
2. Đại đô
3. Thái bạch
4. Công tôn
5. Thương khâu
6. Tam âm giao
7. Lậu cốc
8. Địa cơ
9. Âm lăng tuyền
10. Huyết hải
11. Kỳ môn
12. Xung môn
13. Phủ xá
14. Phúc kết
15. Đại hoành
16. Phúc ai
17. Thực độc
18. Thiên khê
19. Hung hƣơng
20. Chu vinh
21. Đại bao

Tên huyệt
Vị trí - cách xác định
Tác dụng điều trị
Ở chỗ lõm dƣới trƣớc mắt cá Đau vùng cổ chân, đau mặt trong
trong
cẳng chân, đầy bụng, ăn không tiêu,
1. Thƣơng khâu
tiêu chảy, vàng da, động kinh, cứng
lƣỡi…
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 10/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

Từ lồi cao mắt cá trong xƣơng Đau cẳng chân, tiêu hóa kém, di
chày đo lên 3 thốn, huyệt nằm mộng tinh, Rong kinh, rong huyết,
2.Tam âm giao
sát bờ sau trong xƣơng chày
doạ xảy thai, bí đái, đái dầm, mất
ngủ, toàn thân nặng nề.
Huyệt nằm sát bờ sau trong Trị sƣng đau khớp gối, ăn kém, phù,
3. Âm lăng
xƣơng chày, chỗ nối thân và tiểu đêm, tiểu khó, rong kinh, rối loạn
tuyền
lồi cầu trong xƣơng chày
kinh nguyệt, đau bụng kinh, ngủ khó...
Từ điểm giữa bờ trên xƣơng Đau khớp gối, đau dây thần kinh
4. Huyết hải

bánh chè đo lên một thốn, đo đùi, rối loạn kinh nguyệt, mẩn ngứa,
vào trong hai thốn.
dị ứng, xung huyết.

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 11/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

II. KINH (TÚC DƢƠNG MINH) VỊ (Stomach Meridian: ST)
1. Lộ trình đƣờng kinh:
Đoạn chìm: Khởi đầu từ chỗ lõm ở 2 bên sống mũi lên khóe mắt trong (giao
với kinh bàng quang ở huyệt Tinh minh), chạy tiếp đến dƣới hố mắt.
Đoạn nổi bắt đầu từ giữa dƣới hố mắt (Thừa khấp), đi dọc theo ngoài mũi, vào
hàm trên, quanh môi, giao chéo xuống hàm dƣới giữa cằm, đi dọc theo dƣới má
đến góc hàm. Tại đây chia 2 nhánh:
 1 nhánh qua trƣớc tai, qua chân tóc lên góc trán (Đầu duy).
 1 nhánh đi xuống cổ đến hố thƣợng đòn.
Tại hố thƣợng đòn đƣờng kinh chia làm 2 nhánh, chìm và nổi:

Nhánh chìm: đi vào trong đến Tỳ Vị, rồi xuống bẹn để nối với
đƣờng đi nổi bên ngoài.

Nhánh nổi: Đi thẳng xuống ngực theo đƣờng trung đòn. Đến
đoạn ở bụng, đƣờng kinh chạy cách đƣờng giữa bụng 2 thốn và đến nếp bẹn.
Hợp lại ở nếp bẹn, đƣờng kinh chạy xuống theo bờ ngoài đùi, đến bờ
ngoài xƣơng bánh chè. Chạy xuống dọc bờ ngoài cẳng chân đến cổ chân (Giải
khê), chạy tiếp trên lƣng bàn chân giữa xƣơng bàn ngón 2 và ngón 3 và tận cùng ở

góc ngoài gốc móng ngón 2 (Lệ đoài)
2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Vị:
* Kinh bị bệnh: Sốt cao, mặt đỏ, phát cuồng, nói sảng, đau mắt, mũi khô,
chảy máu cam, lở môi miệng, đau sƣng họng, méo miệng, đau ngực, viêm tuyến
vú, tắc tia sữa, đau dọc đƣờng kinh đi.
* Tạng phủ bị bệnh: Sình bụng, ợ hơi, đầy hơi, ợ chua
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh :
Có tất cả 45 huyệt trên đƣờng
thông dụng (11 huyệt):
1. Thừa khấp
4. Địa thương
7. Hạ quan
10. Thủy đột
13. Khí hộ
16. Ƣng song
19. Bất dung
22. Quan môn
25. Thiên xu
28. Thủy đạo
31. Bể quan
34. Lương khâu
37. Thƣợng cự hƣ
40. Phong long
43. Hãm cốc

kinh Vị. Những huyệt viết nghiêng là những huyệt
2. Tứ bạch
5. Đại nghênh
8. Đầu duy
11. Khí xá

14. Khố phòng
17. Nhũ trung
20. Thừa mãn
23. Thái ất
26. Ngoại lăng
29. Quy lai
32. Phục thố
35. Độc tỵ
38. Điều khẩu
41. Giải khê
44. Nội đình `

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

3. Cự liêu
6. Giáp xa
9. Nhân nghênh
12. Khuyết bồn
15. Ốc ế
18. Nhũ căn
21. Lƣơng môn
24. Hoạt nhục môn
27. Đại cự
30. Khí xung
33. Âm thị
36. Túc tam lý
39. Hạ cự hƣ
42. Xung dƣơng
45. Lệ đoài


Trang 12/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

Tên huyệt
1. Thừa khấp
2. Địa thƣơng
3. Giáp xa
4. Đầu duy
5. Thiên xu
6. Lƣơng khâu
7. Độc tỵ
8. Túc tam lý

9. Phong long

10. Giải khê

11. Nội đình

Vị trí - cách xác định
Điểm giữa, bờ dƣới hốc mắt

Tác dụng điều trị
Viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo, liệt
dây VII
Nơi gặp nhau của đƣờng Liệt dây VII, đau răng
ngang qua khoé miệng kéo
dài gặp rãnh mũi miệng.

Từ góc xƣơng hàm dƣới, trên Liệt dây VII, đau răng, đau dây thần
đƣờng phân giác, đo vào 1 thốn. kinh V, cấm khẩu.
Huyệt ở chỗ lồi cao cơ cắn .
Góc trán, cách bờ chân tóc Trị đau nửa đầu, rung giật mi mắt
0,5 thốn, trên đƣờng khớp
đỉnh trán
Từ rốn đo ngang ra 2 thốn.
Rối loạn tiêu hoá, cơn đau dạ dày,
sa dạ dày, nôn mửa, cơn đau do co
thắt đại tràng.
Từ điểm giữa bờ trên xƣơng Đau khớp gối, đau dây thần kinh
bánh chè đo lên 2 thốn, đo ra đùi, đau dạ dày, viêm tuyến vú.
ngoài một thốn.
Chỗ lõm bờ dƣới ngoài Đau khớp gối
xƣơng bánh chè.
Từ lõm dƣới ngoài xƣơng Đau khớp gối, đau thần kinh toạ, kích
bánh chè đo xuống 3 thốn, thích tiêu hoá, đau dạ dày, đầy bụng,
huyệt cách mào chày một chậm tiêu, là huyệt cƣờng tráng cơ thể
khoát ngón tay.
khi cứu, xoa bóp.
Bờ trƣớc mắt cá ngoài đo lên Đau nhức tại chỗ, liệt nửa ngƣời,
8 thốn, giữa khe cơ duỗi đau bụng, đau ngực, đau đầu, nôn,
chung các ngón và cơ mác đàm tích, hen suyễn, điên cuồng…
bên.(vểnh và xoay ngoài bàn
chân để nhìn rõ khe cơ)
Huyệt ở chính giữa nếp gấp Đau khớp cổ chân, đau dây thần
truóc cổ chân, chỗ lõm giữa kinh toạ, liệt chi dƣới.
gân cơ duỗi dài ngón cái và gân
cơ duỗi chung ngón chân.
Từ kẽ ngón chân II - III đo Đau nhức tại chỗ, đau răng hàm dƣới,

lên 1/2 thốn về phía mu chân, liệt VII ngoại biên, đau họng, sốt cao,
ngang chỗ nối thân và đầu đầy bụng, chảy máu cam, bí trung tiện
gần đốt 1, ngón chân II

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 13/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

C. LƢỢNG GIÁ: Theo bộ câu hỏi

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 14/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

KINH TÂM- KINH TIỂU TRƢỜNG
A. MỤC TIÊU:
1. Mô tả được lộ trình của 2 đường kinh Tâm và Tiểu trường.
2. Trình bày được tác dụng điều trị của 2 đường kinh Tâm và Tiểu trường.
3. Mô tả vị trí, tác dụng của các huyệt thường dùng trên 2 đường kinh Tâm
và Tiểu trường
B. NỘI DUNG:
I. KINH (THỦ THIẾU ÂM) TÂM (Heart Meridian:HT)
1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ Tâm phân làm 3 nhánh:

 1 nhánh qua cơ hoành liên lạc với Tiểu trƣờng.
 1 nhánh dọc cạnh thanh quản, cổ họng thẳng lên mắt.
 1 nhánh đi ngang ra đáy hố nách để xuất hiện ngoài mặt da (Cực tuyền).
Đi xuống bờ trong mặt trƣớc cánh tay đến nếp gấp trong nếp khuỷu (Thiếu hải).
Dọc theo mặt trong cẳng tay, dọc mặt lòng bàn tay giữa xƣơng bàn ngón 4 và 5. Ở
cổ tay, đƣờng kinh đi ở bờ ngoài gân cơ trụ trƣớc. Kinh Tâm đến tận cùng ở góc
ngoài gốc móng tay thứ 5 (Thiếu xung).
2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Tâm:
* Kinh bị bệnh: Đau dọc theo lộ trình đƣờng kinh: đau bả vai và mặt trƣớc
trong cánh tay, cẳng tay, lòng bàn tay nóng đau.
* Tạng bị bệnh: Đau vùng tim, đau tức ngực, hồi hộp, trống ngực- rối loạn
trí nhớ, mất ngủ- nói ngọng, lƣỡi lệch vẹo.
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh :
Có tất cả 09 huyệt của đƣờng kinh Tâm. Những huyệt Viết nghiêng là những huyệt
thông dụng (3 huyệt)
1. Cực tuyền
2. Thanh linh
3. Thiếu hải
4. Linh đạo
5. Thông lý
6. Âm khích
7. Thần môn
8. Thiếu phủ
9. Thiếu xung
Tên huyệt
Vị trí - cách xác định
Tác dụng điều trị
1. Thiếu hải
Đầu trong nếp gấp khuỷu
Đau khớp khuỷu, tay co rút, đau vùng

trƣớc tim, hồi hộp đánh trống ngực,
đầu váng, mắt hoa, tâm phiền, mất ngủ
2. Thông lý
Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 1 Rối loạn thần kinh tim, tăng huyết
thốn, huyệt nằm trên đƣờng áp, hồi hộp đánh trống ngực, mất
nối từ huyệt Thiếu hải đến ngủ, hay quên, đau thần kinh trụ,
huyệt Thần môn.
đau khớp cổ tay, nói khó.
3.Thần môn
Trên lằn chỉ trƣớc cổ tay, Đau khớp khuỷu, cổ tay, cảm mạo,
huyệt ở chỗ lõm giữa xƣơng sốt cao, mất ngủ, hồi hộp đánh trống
đậu và đầu dƣới xƣơng trụ, ngực, hay quên.
phía ngoài chỗ bám gân cơ
gấp cổ tay trụ
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 15/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

II. KINH (THỦ THÁI DƢƠNG) TIỂU TRƢỜNG( Small intestine Meridian: SI)
1. Lộ trình đƣờng kinh:
Bắt đầu từ góc trong gốc móng tay thứ 5 (Thiếu trạch), chạy dọc theo đƣờng
nối da lƣng và da lòng bàn tay, lên cổ tay đi qua mỏm trâm trụ. Chạy dọc theo mặt
trong cẳng tay đến rãnh ròng rọc. Tiếp tục đi ở bờ trong mặt sau cánh tay đến nếp
nách sau. Lên mặt sau khớp vai đi ngoằn ngoèo ở trên vai và dƣới gai xƣơng bả vai
(có đoạn nối với kinh Bàng quang và Mạch Đốc). Đi vào hố trên đòn rồi dọc theo
cổ lên má. Tại đây chia thành 2 nhánh:
- 1 nhánh đến đuôi mắt rồi đến hõm trƣớc nắp bình tai (Thính cung).

- 1 nhánh đến khóe mắt trong (Tinh minh) rồi xuống tận cùng ở gò má
(Quyền liêu).
Đoạn đƣờng kinh chìm: Từ hố thƣợng đòn có nhánh ngầm đi vào trong đến
Tâm, qua cơ hoành đến Vị rồi liên lạc với Tiểu trƣờng.
2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Tiểu trƣờng:
* Kinh bị bệnh: Đau dọc theo lộ trình đƣờng kinh: Đau vùng hàm má, chảy
nƣớc mắt sống, đau họng, cổ gáy cứng đau, đau nhức mặt sau trong cánh tay- cẳng
tay, đau ngón 5, đau thần kinh trụ.
* Tạng phủ bị bệnh: Bụng dƣới sình đau, rối loạn đại tiện.
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh Tiểu trƣờng:
Có tất cả 19 huyệt của đƣờng kinh Tiểu trƣờng. Những huyệt Viết nghiêng là
những huyệt thông dụng (3 huyệt)
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 16/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Thiếu trạch
2. Tiền cốc
3. Hậu khê
4. Uyển cốt
5. Dƣơng cốc
6. Dƣỡng lão
7. Chi chánh
8. Tiểu hải
9. Kiên trinh
10. Nhu du
11. Thiên tông

12. Bỉnh phong
13. Khúc viên
14. Kiên ngoại du
15. Kiên trung du
16. Thiên song
17. Thiên dung
18. Quyền liêu
19. Thính cung
Tên huyệt
Vị trí - cách xác định
Tác dụng điều trị
1. Kiên trinh
Từ đầu nếp nách sau đo Đau khớp vai, liệt chi trên...
thẳng lên 1 thốn.
2. Thiên tông
Chính giữa xƣơng bả vai.
Vai và lƣng trên đau nhức.
3. Thính cung
Huyệt ở trƣớc giữa chân bình Đau tai, ù tai, điếc tai.
tai (chỗ lõm khi há miệng).

C. LƢỢNG GIÁ: Theo bộ câu hỏi

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 17/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN


KINH THẬN- KINH BÀNG QUANG
A. MỤC TIÊU:
1. Mô tả được lộ trình của 2 đường kinh Thận và Bàng quang.
2. Trình bày được tác dụng điều trị của 2 đường kinh Thận và Bàng quang.
3. Mô tả vị trí, tác dụng của các huyệt thường dùng trên 2 đường kinh Thận
và Bàng quang
B. NỘI DUNG:
I. KINH (TÚC THIẾU ÂM) THẬN (Kidney Meridian: KI)
1. Lộ trình đƣờng kinh Thận:
Bắt đầu từ lòng bàn chân (Dũng tuyền), đi dọc dƣới xƣơng thuyền
phía trong bàn chân (nhiên cốc) đến sau mắt cá trong. Rồi ngƣợc lên bắp chân đến
khoeo chân giữa gân cơ bán gân và gân cơ bán màng (Âm cốc). Đi tiếp lên mặt
trong đùi. Ở bụng, đƣờng kinh Thận chạy cách đƣờng giữa ½ thốn, ở ngực chạy
cách đƣờng giữa 2 thốn và tận cùng ở dƣới xƣơng đòn (Du phủ).
Từ nếp bẹn, kinh Thận có nhánh ngầm vào cột sống đoạn thắt lƣng, đến
Thận rồi đến Bàng quang. Từ Thận chạy tiếp đến Can, qua cơ hoành lên Phế dồn
vào tâm. Chạy tiếp theo họng, thanh quản và tận cùng ở cuống lƣỡi.
2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Thận:
* Kinh bị bệnh: Đau lòng bàn chân, đau xƣơng bàn chân 1, đau mặt trong
cổ chân-cẳng chân- khớp gối, đau mặt trong đùi, đau trƣớc ngực bụng.
* Tạng bị bệnh:
- Gầy sút cân, di tinh, hoạt tinh, không cầm đƣợc tinh
- Tiêu chảy, táo bón, cầu phân sống, đái són, đái dầm
- Răng hƣ, lung lay, xốp xƣơng, gãy xƣơng tự nhiên, đau nhức trong xƣơng tủy
- Đau vùng thắt lƣng
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh Thận:
Có tất cả 27 huyệt trên đƣờng kinh thận. Những huyệt viết nghiêng là những
huyệt thông dụng (3 huyệt).
1. Dũng tuyền
2. Nhiên cốc

3. Thái khê
4. Đại chung
5. Thủy tuyền
6. Chiếu hải
7. Phục lưu
8. Giao tín
9. Trúc tân
10. Âm cốc
11. Hoành cốt
12. Đại hách
13. Khí huyệt
14. Tứ mãn
15. Trung chú
16. Hoang du
17. Thƣơng khúc
18. Thạch quan
19. Âm đô
20. Thông cốc
21. U môn
22. Bộ lang
23. Thần phong
24. Linh khƣ
25. Thần tàng
26. Hoặc trung
27. Du phủ
Tên huyệt
Vị trí - cách xác định
Tác dụng điều trị
1. Dũng tuyền Chỗ lõm giữa 2 khối cơ gan Đau nhức lòng bàn chân, nóng lạnh
chân trong và gan chân ngoài lòng bàn chân, đau mặt trong đùi,

hoặc điểm nối 2/5 trƣớc và nhức đầu, mất ngủ, hoa mắt, ngất...
3/5 sau của đoạn nối đầu
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 18/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

ngón chân 2 đến điểm giữa
bờ sau gót chân.
2. Thái khê
3. Phục lƣu

Điểm lõm giữa sau từ đỉnh Đau khớp cổ chân, tiểu buốt, di mộng
cao mắt cá trong đến gân gót. tinh, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, ù
tai, tay chân lạnh.
Từ huyệt Thái khê đo thẳng Liệt chi dƣới, teo cơ cẳng chân, tiểu
lên 2 thốn, huyệt nằm ngay gắt, phù thũng, ra mồ hôi trộm…
trƣớc gân gót

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 19/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

II. KINH (TÚC THÁI DƢƠNG) BÀNG QUANG (Bladder Meridian: BL)
1. Lộ trình đƣờng kinh Bàng quang:

Bắt đầu từ khóe mắt trong (Tinh minh), chạy lên trán, vòng từ trƣớc trán ra
sau gáy (ở đoạn này đường kinh có nhánh giao hội với đốc Mạch ở đầu, tách 1
nhánh ngang đi từ đỉnh đầu đến mỏm tai và 1 nhánh vào não). Từ đấy chia làm 2
nhánh:
 Nhánh 1 chạy xuống lƣng cách đƣờng giữa lƣng 1,5 thốn, chạy tiếp
xuống mông, mặt sau đùi rồi vào giữa khoeo chân.
 Nhánh 2 chạy xuống lƣng cách đƣờng giữa lƣng 3 thốn, chạy tiếp ở
phía ngoài mặt sau đùi đến hợp với nhánh thứ 1 ở giữa khoeo chân (Ủy trung).
Đƣờng kinh tiếp tục chạy xuống mặt sau cẳng chân, xuống phía sau mắt cá
ngoài (tại huyệt Côn lôn) rồi chạy dọc bờ ngoài mu bàn chân đến tận cùng ở góc
ngoài gốc móng chân thứ 5.
Đƣờng kinh Bàng quang ở vùng thắt lƣng có nhánh ngầm đi Thận rồi đến
Bàng quang.
2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Bàng quang:
* Kinh bị bệnh: Đau đầu vùng đỉnh, nghẹt mũi, đau mắt, cứng cổ, đau thắt
lƣng, đau vùng xƣơng cùng, đau vùng thắt lƣng lan xuống mặt sau cẳng chân, đau
gót chân, đau bàn ngón chân 5.
* Tạng phủ bị bệnh: Đau căng vùng bụng dƣới, tiểu không thông, bí tiểu
hoặc đái dầm, tiểu không tự chủ.
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh Bàng quang:
Có tất cả 67 huyệt trên đƣờng kinh Bàng quang. Những huyệt viết nghiêng là
những huyệt thông dụng.(12 huyệt)
1. Tình minh
2. Toán trúc
3. Mi xung
4. Khúc sai
5. Ngũ sú
6. Thừa quan
7. Thông thiên
8. Lạc Khƣớc

9. Ngọc chẩm
10. Thiên trụ
11. Đại trữ
12. Phong môn
13. Phế du
14. Quyết âm du
15. Tâm du
16. Đốc du
17. Cách du
18. Can du
19. Đởm du
20. Tỳ du
21. Vị du
22. Tam tiêu du
23. Thận du
24. Khí hải du
25. Đại trường du
26. Quan nguyên du
27. Tiểu trƣờng du
28. Bàng quang du
29. Trung lữ du
30. Bạch hoàn du
31. Thƣợng liêu
32. Thứ liêu
33. Trung liêu
34. Hạ liêu
35. Hội dƣơng
36. Thừa phù
37. Ân môn
38. Phù khích

39. Ủy dƣơng
40. Ủy trung
41. Phụ phân
42. Phách hộ
43. Cao hoang
44. Thần đƣờng
45. Y hy
46. Cách quan
47. Hồn môn
48. Dƣơng cƣơng
49. Ý xá
50. Vị thƣơng
51. Hoang môn
52. Chí thất
53. Bào hoang
54. Trật biên
55. Hợp dƣơng
56. Thừa cân
57. Thừa sơn
58. Phi dƣơng
59. Phụ dƣơng
60. Côn lôn
61. Bộc tham
62. Thân mạch
63. Kim môn
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 20/80



Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

64. Kinh cốt
65. Thức cốt
67. Chí âm
Tên huyệt
Vị trí - cách xác định
1.Toán trúc
Chỗ lõm đầu trong cung lông
mày.
2. Đại trữ
Chính giữa DI và DII đo
ngang ra 1,5 thốn.
3. Phong môn
Từ giữa DII và DIII đo ngang
ra 1,5 thốn.
4. Phế du
Từ giữa DIII và DIV đo ngang
ra 1,5 thốn.
5. Cách du
Ở giữa DVII và DVIII đo ngang
ra 1,5 thốn.

`

66. Thông cốt

Tác dụng điều trị
Nhức đầu, bệnh về mắt, liệt VII
ngoại biên.

Cảm mạo, ho, hen, đau lƣng, đau
vai gáy.
Ho, hen, cảm cúm, đau vai gáy.

Ho hen, khó thở, đau thần kinh liên
sƣờn, chắp, lẹo.
Đau lƣng, đau thần kinh liên sƣờn,
nôn, nấc, ăn kém, ra mồ hôi trộm,
huyết hƣ, huyết nhiệt.
Từ giữa DXI - DXII đo ngang Đau dạ dày, đầy bụng, chậm tiêu,
6. Tỳ du
ra 1,5 thốn.
rối loạn tiêu hoá.
Từ giữa DXII - LI đo ngang ra Đau dạ dày, đầy bụng, rối loạn tiêu
7. Vị du
1,5 thốn.
hoá.
Từ giữa LII - LIII đo ngang ra Đau lƣng, đau thần kinh toạ, di tinh,
8. Thận du
1,5 thốn.
rối loạn kinh nguyệt, ù tai, điếc tai,
hoa mắt, giảm thị lực, hen phế quản.
- Đau lƣng, đau thần kinh toạ, trĩ, ỉa
9. Đại trƣờng - Giữa liên đốt LIV - LV đo
du
ngang ra 1,5 thốn.
chảy, sa trực tràng.
10. Ủy trung
Điểm giữa nếp lằn khoeo Đau lƣng, đau khớp gối, đau dây thần
chân.

kinh TK toạ.
11. Thừa sơn
Ở giữa cẳng chân sau, nơi Đau mặt sau cẳng chân, đau thần
hợp lại của bờ dƣới hai cơ kinh toạ, chuột rút, táo bón.
sinh đôi trong và sinh đôi
ngoài.
12. Côn lôn

Điểm giữa từ đỉnh cao mắt cá Đau lƣng, đau khớp cổ chân, cảm
ngoài đến gân gót.
mạo, nhức đầu sau gáy.

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 21/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

C. LƢỢNG GIÁ: Theo bộ câu hỏi

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 22/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

KINH TÂM BÀO- KINH TAM TIÊU
A. MỤC TIÊU:

1. Mô tả được lộ trình của 2 đường kinh Tâm bào và Tam tiêu.
2. Trình bày được tác dụng điều trị của 2 đường kinh Tâm bào và Tam tiêu.
3. Mô tả vị trí, tác dụng của các huyệt thường dùng trên 2 đường kinh Tâm
bào và Tam tiêu
B. NỘI DUNG:
I. KINH (THỦ QUYẾT ÂM) TÂM BÀO (Pericardium Meridian: PC)
1. Lộ trình đƣờng kinh Tâm bào:
Từ Tâm bào đi ra cạnh sƣờn đến xuất hiện ngoài mặt da dƣới nếp nách 3
thốn (tại huyệt Thiên trì), chạy vòng lên nách, chạy xuống theo mặt trƣớc cánh tay
giữa 2 kinh Phế và Tâm, đến bờ trong tấm gân cơ 2 đầu ở nếp khuỷu tay (Khúc
trạch). Chạy xuống cẳng tay giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay bé. Chạy trong
lòng bàn tay giữa xƣơng bàn ngón 3 và 4 và đến tận cùng ở đầu ngón tay giữa
(Trung xung).
Nhánh chìm: Từ Tâm bào, xuyên qua cơ hoành xuống liên lạc với tam tiêu
2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Tâm bào:
* Kinh bị bệnh: Đau ngực, đau vùng trƣớc vai, đau vùng trƣờc tim, đau
vùng trƣớc giữa cánh tay, đau ở mặt trƣớc cẳng tay, Lòng bàn tay nóng, đau ngón
tay giữa.
* Tạng bị bệnh: Khó ngủ, hồi hộp, trống ngực, đau vùng trƣớc tim, rối loạn
ý thức.
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh Tâm bào:
Có tất cả 09 huyệt trên đƣờng kinh Tâm bào. Những huyệt viết nghiêng là
những huyệt thông dụng (4 huyệt).
1. Thiên trì
2. Thiên tuyền
3. Khúc trạch
4. Khích môn
5. Giản sử
6. Nội quan
7. Đại lăng

8. Lao cung
9. Trung xung
Tên huyệt
1. Khúc trạch
2. Nội quan

3. Đại lăng

4. Lao cung

Vị trí - cách xác định
Tác dụng điều trị
Trên nếp gấp khuỷu. bên Đau khớp khuỷu tay, mất ngủ, hồi
trong gân cơ nhị đầu.
hộp đánh trống ngực, đau vùng
trƣớc tim, nôn, nấc.
Từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 Đau khớp cổ tay, đau mặt trƣớc
thốn, huyệt ở giữa gân cơ cẳng tay, đau dây thần kinh giữa, rối
gan tay lớn và gân cơ gan tay loạn thần kinh tim, mất ngủ, hồi hộp
bé.
đánh trống ngực, đau vùng trƣớc
tim, tâm phiền, nôn, nấc.
Trên nếp gấp phía trƣớc cổ Trị đau cổ tay, đau mặt trƣớc cẳng
tay, giữa khe 2 gân cơ: Gấp tay, đau vùng trƣớc tim, hồi hộp,
cổ tay quay và cơ gan tay dài mất ngủ, hay quên, tâm phiền.
Trên đƣờng tâm đạo, giữa Trị bàn tay run, ra mồ hôi lòng bàn
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 23/80



Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

khe xƣơng bàn tay 3- 4
5. Trung xung

Giữa đỉnh đầu ngón tay giữa

tay, đau vùng trƣớc tim, hồi hộp,
tâm phiền...
Cứng lƣỡi, trúng phong, bất tỉnh,
hôn mê, đau vùng trƣớc tim, tâm
phiền, sốt cao.

II. KINH (THỦ THIẾU DƢƠNG) TAM TIÊU (Triple energizer Meridian: TE)
1. Lộ trình đƣờng kinh Tam tiêu:
Bắt đầu từ góc trong gốc ngón móng tay thứ 4, đi dọc lên lƣng bàn tay giữa
xƣơng bàn tay ngón 4 và 5 lên cổ tay. Đi giữa 2 xƣơng quay và trụ lên cùi chỏ, đi
dọc mặt sau ngoài cánh tay lên vai rồi vào hố trên đòn. Từ hố trên đòn lên gáy đến
sau tai, vòng dọc theo rìa tai có nhánh ngầm đi vào trong tai rồi ra trƣớc tai rồi đến
tận cùng ở đuôi lông mày (Ty trúc không).
Từ hố thƣợng đòn có nhánh ngầm đi vào tâm bào và liên lạc với Tam tiêu.
Từ sau tai có nhánh ngầm đi vào trong tai rồi ra trƣớc tai.
2. Tác dụng điều trị của đƣờng kinh Tam tiêu:
* Kinh bị bệnh: Đau phía ngoài vai, cánh tay, ù tai, điếc tai, đau nhức vùng
gò má.
* Tạng phủ bị bệnh: Sình bụng, bụng dƣới cứng đầy, tiểu không thông, phù
thũng
3. Các huyệt nằm trên đƣờng kinh Tam tiêu:
Có tất cả 23 huyệt trên đƣờng kinh Tam tiêu. Những huyệt viết nghiêng là

những huyệt thông dụng (4 huyệt).
Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 24/80


Giáo trình Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Quan xung
2. Dịch môn
3. Trung chữ
4. Dương trì
5. Ngoại quan
6. Chi câu
7. Hội tông
8. Tam dƣơng lạc
9. Tứ độc
10. Thiên tĩnh
11. Thanh lãnh uyên
12. Tiêu lạc
13. Nhu hội
14. Thiên liêu
15. Kiên liêu
16. Thiên dũ
17. Ế phong
18. Khế mạch
19. Lô tức
20. Giác tôn
21. Nhĩ môn
22. Hòa liêu

23. Ty trúc không
Tên huyệt
Vị trí - cách xác định
Tác dụng điều trị
1. Dương trì
Trên nếp lằn cổ tay, bên Đau khớp cổ tay, nhức nửa đầu, ù
ngoài gân cơ duỗi chung.
tai, điếc tai, cảm mạo.
2. Ngoại quan Từ nếp gấp sau cổ tay đo lên Đau khớp khuỷu, cổ tay, nhức nửa
2 thốn, huyệt nằm giữa đầu, đau vai gáy, cảm mạo, sốt cao.
xƣơng quay và xƣơng trụ,
gần đối xứng huyệt nội quan.
3. Ế phong
Ở chỗ lõm giữa xƣơng hàm Liệt dây VII, ù tai, điếc tai, viêm
dƣới và xƣơng chũm, (ấn dái tuyến mang tai, rối loạn tiền đình.
tái xuống tới đâu là huyệt tại
đó).
4.Ty
trúc Chỗ lõm đầu ngoài lông mày Nhức đầu, bệnh về mắt, liệt dây VII
không

Bộ môn y học cổ truyền - Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang

Trang 25/80


×