Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Đề cương ôn thi viên chức ngành Y tế tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.17 KB, 63 trang )

TUYỂN TẬP TÀI LIỆU HAY, BÀI TẬP, GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG, ĐỀ THI
PHỔ THÔNG, ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC
LUẬN VĂN-KHOÁ LUẬN-TIỂU LUẬN

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ

1


SỞ Y TẾ
THI TUYỂN VIÊN CHỨC 2017
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
DANH MỤC ÔN THI TUYỂN VIÊN CHỨC
(NGÀNH XÉT NGHIỆM)
HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU
PHẦN I. HUYẾT HỌC – TẾ BÀO
1. Lấy máu tĩnh mạch.
2. Kỹ thuật kéo và nhuộm lam
3. Kỹ thuật đếm hồng cầu
4. Kỹ thuật đếm tiểu cầu
5. Kỹ thuật đếm bạch cầu
6. Tốc độ lắng máu
7. Dấu hiệu dây thắt
8. Thời gian máu chảy - máu đông
PHẦN II. TRUYỀN MÁU
9. Phân loại máu hệ ABO
10. Phân loại nhóm máu Rhesus
11. Test de Coombs: trực tiếp, gián tiếp
12. Phản ứng chéo
SINH HÓA


13. Định lượng Creatinin trong huyết thanh
14. Định lượng Triglycerides trong huyết thanh
15. Định lượng Glucose trong huyết thanh
16. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
VI SINH
17. Hình thái vi khuẩn và Kháng nguyên vi khuẩn
18. Pha chế thuốc nhuộm – các phương pháp vi khuẩn
19. Hình thể KST-SR ở người
20. Kỹ thuật tìm KST trong phân

2


DANH MỤC ÔN THI TUYỂN VIÊN CHỨC
(NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC)

1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
2. Săn sóc bệnh nhân sau mổ
3. Đại cương về vô cảm
4. Xác định độ mê
5. Phương pháp hô hấp hỗ trợ, hô hấp chỉ huy
6. Cấp cứu ngừng hô hấp, tuần hoàn
7. Gây mê nội khí quản
8. Gây tê tĩnh mạch
9. Thuốc tê và các phương pháp gây tê
10. Gây tê tủy sống
11. Gây tê ngoài màng cứng
12. Tai biến và biến chứng của gây mê.
13. Những loại dịch truyền thường dùng.
14. Thăng bằng điện nước kiềm toan.

15. Truyền máu trong gây mê hồi sức.
16. Dưỡng khí liệu pháp.
17. Khái niệm về sốc ngoại khoa.
18. Thuốc thường dùng trong gây mê hồi sức.
19. An toàn gây mê.
20. Gây mê hồi sức mổ nội soi ổ bụng.

3


DANH SÁCH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
THI TUYỂN VIÊN CHỨC SỰ NGHIỆP Y TẾ NĂM 2017

01.

Nguyên tắc vật lý của tia X ứng dụng vào y khoa.

02.

Phân loại - Vai trò của X quang trong chẩn đoán hình ảnh.

03

Chiều thế X quang lồng ngực

04.

Chiều thế X quang vùng sọ - mặt

05.


Chiều thế X quang xương khớp chi trên

06.

Chiều thế X quang xương khớp chi dưới

07.

Chiều thế X quang cột sống các đoạn: cổ, ngực, thắt lưng và cùng cụt.

08.

Chiều thế X quang bụng đứng không chuẩn bị

09.

Chiều thế X quang khảo sát hệ niệu không chuẩn bị.

10.

Các hình mờ, hình sáng nhu mô phổi trên X quang

11.

Trình bày các dấu hiệu và nguyên nhân của các hội chứng: Phế quản,
phế nang, nhu mô, mạch máu.

12.


Hình ảnh các đóng vôi bình thường và bất thường vùng sọ mặt.

13.

Một số hình ảnh hay gặp trong chẩn đoán chấn thương và bệnh lý
xương- khớp (chi trên và chi dưới).

14.

Chẩn đoán các hình ảnh hay gặp trong X quang bụng đứng không
chuẩn bị.

15.

Chẩn đoán các hình ảnh hay gặp trong X quang khảo sát hệ niệu
không chuẩn bị.

16.

Chẩn đoán một số hình ảnh hay gặp trong X quang cột sống.

17.

Nguyên tắc và các ứng dụng của CT Scanner .

18.

Giải phẫu học lát cắt của CT Scanner sọ não.

4



CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP THI TUYỂN VIÊN CHỨC Y TẾ 2017
(CHUYÊN NGÀNH DINH DƯỠNG)
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY
1. Luật An toàn thực phẩm số: 55/2010/QH12.
2. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật an toàn thực phẩm.
3. Thông tư 15/2012/TT- BYT ngày 12/09/2012 Quy định về điều kiện
chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.
4. Công văn 461/BYT-ATTP của Bộ Y tế ngày 21 tháng 01 năm 2013 về

việc thông báo đính chính khoản 4 Điều 4 Thông tư 15/2012/TT-BYT
ngày 12/09/2012.
5. Thông tư 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 Quy định về điều kiện an
toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Y tế.
6. Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Y tế

Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an
toàn thực phẩm.
7. Thông tư 14/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu
thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm.
8. Thông tư 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 Quy định cấp Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi

chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ Y tế.
9. Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 Quy định về điều kiện an
toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh
thức ăn đường phố
10.Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 Hướng dẫn việc sử dụng
phụ gia thực phẩm.

5


II. KIẾN THỨC
1. Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thực phẩm.
2. Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp.
3. Ô nhiễm thực phẩm
4. Ngộ độc thực phẩm: nguyên nhân, xử trí, phòng chống.
5. Các bệnh truyền qua thực phẩm.
6. Các bệnh ký sinh trùng thường gặp truyền qua thực phẩm
7. Bảo quản thực phẩm
8. Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm HACCP
9. Kỹ năng truyền thông đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
10. Thực phẩm chức năng.

6


BÀI HỌC ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2017
Chuyên ngành dinh dưỡng


1. Thông tư số 08/2011/TT-BYT hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết
chế trong bệnh viện.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của người bình thường.
3. Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện
4. Danh mục chế độ ăn trong bệnh viện
5. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
6. Hướng dẫn của Hội dinh dưỡng Thành Phố Hồ Chí Minh về tầm soát
dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện.
7. Đánh giá và xếp loại tình trạng dinh dưỡng tổng thể theo chủ quan
(SGA: Subjective Global Assessment)
8. Qui trình tư vấn chế độ ăn cho người bệnh.
9. Chế độ ăn trong phòng và điều trị rối loạn Lipid máu.
10. Chế độ ăn trong phòng và điều trị cao huyết áp
11. Chế độ ăn trong phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.
12. Chế độ ăn trong phòng và điều trị bệnh Gout.
13. Dự phòng và xử lý bệnh béo phì
14. Thực hành tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em
15. Công thức chế biến một chén cháo cho trẻ
16. Phỏng vấn chế độ ăn trong 24 giờ qua
17. Đánh giá khẩu phần ăn
18. Phương pháp xây dựng khẩu phần
19. Thực hành xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đái tháo đường

7


*Tài liệu tham khảo:
1. Thông tư 08/2011/TT-BYT hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế
trong bệnh viện.
2. “Hướng dẫn chế độ ăn trong bệnh viện”do Bộ Y Tế ban hành ngày 10

tháng 8 năm 2006
3. “Dinh dưỡng lâm sàng”Viện Dinh Dưỡng, Nhà xuất bản Y học
4. “Bài giảng Dinh dưỡng lâm sàng” do Trung tâm dinh dưỡng TP Hồ
Chí Minh biên soạn.
5. Các báo cáo trong chương trình đào tạo liên tục do Hội dinh dưỡng
Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức (tại BV Chợ Rẫy)
6. “Phác đồ điều trị” khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhân Dân Gia Định

8


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN VIÊN CHỨC Y TẾ 2017
Chuyên ngành PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - VẬT LÝ TRỊ
LIỆU
1.
2.
3.
4.

Thử cơ: nguyên tắc, hệ thống bậc cơ.
Đo tầm vận động khớp: chi trên, chi dưới
Lượng giá chức năng: kỹ thuật đo chu vi cơ, gậy, nạng
Vận động tri liệu: Vận dộng thụ động, trợ giúp, đề kháng, tự do, cách

đi gậy nạng, xe lăn
5. Giải phẫu chức năng: cơ chi trên, chi dưới, các dây thần kinh ngoại
biên
6. Phân tích dáng đi
7. Các phương thức vật lý trị liệu: điện trị liệu, nhiệt trị liệu
8. PHCN tổn thương tủy sống

9. PHCN cho bệnh nhân TBMMN
10. PHCN hô hấp: viêm phổi thùy
11. PHCN cho BN viêm phế quản mãn
12. PHCN cho BN thoái hóa khớp
13. PHCN cho BN thoát vị đĩa đệm
14. PHCN cho BN viêm khớp
15. PHCN cho BN viêm quanh khớp vai
16.PHCN cho BN bại não
17.PHCN cho BN đoạn chi
18. PHCN cho BN gãy thân xương cánh tay
19. PHCN cho Bn gãy trên 2 lồi cầu
20. PHCN cho BN gãy đầu dưới xương quay

9


Bài học Thi tuyển viên chức sự nghiệp y tế năm 2017
Chuyên ngành môi trường
1.

Luật bảo vệ môi trường 2005.

2.

Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

3.


THÔNG TƯ 22/2014/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định
35/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành.

4.

QUYẾT ĐỊNH 43/2007/QĐ-BYT - Về việc ban hành quy chế quản lý chất
thải y tế.

5.

NGHị ĐịNH Số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

6.

THÔNG TƯ 12/2011/TT-BTNMT- Quy định về Quản lý chất thải nguy hại.

7.

THÔNG TƯ 01/2012/TT-BTNMT Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và
kiểm tra,xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề
án bảo vệ môi trường đơn giản.

8.

THÔNG TƯ 31/2013/TT-BYT - Quy định về quan trắc tác động môi trường
từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.


9.

NGHỊ ĐỊNH 59/2007/NĐ-CP - Về quản lý chất thải rắn.

10.

QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.

11.

QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải rắn y tế.

12.

QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

13.

QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn tiếng ồn.

14.

QĐ 3733/2002/QĐ-BYT - Tiêu chuẩn vệ sinh cơ sở.

15.

QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng nước ăn uống.

16.

QCVN 02: 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt.

10


17.

QCVN 6-1:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia -

đối với

nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.
Lưu ý: Các anh chị tham gia tuyển sinh cần tìm hiểu thêm về tình hình thực tế
tại Cơ sở tuyển dụng. Các văn bản, Quy chuẩn có thể áp dụng tại cơ sở về môi trường,
nước sinh hoạt, nước uống, nước thải, lò đốt để áp dụng.

11


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN VIÊN CHỨC 2017
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
1. Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.
Điều 2
1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các
khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ

chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả
nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật.
Điều 3
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn
với trách nhiệm.
Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung
ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
Điều 5
1. Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại
Điều 52 và Điều 59 của Luật này;
b) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định;
c) Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền
quyết định chi.
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đối với những khoản chi
cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định
của pháp luật về đấu thầu.
3. Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái
với quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có
trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
12



Điều 6
Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán,
quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
Điều 11
Mọi tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước và tài sản
khác của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quy định.
Điều 12
1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam.
2. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo
chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước.
3. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý
theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 14
Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 năm dương lịch.
Điều 27
Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự toán ngân sách:
1. Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý, thực hiện
phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực
thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền;
2. Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng
hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế
độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của
Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định;
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các đơn vị
trực thuộc;
4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; báo cáo,
quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp

luật; duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp dưới;
5. Đối với các đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp, ngoài nhiệm vụ, quyền
hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, được chủ động sử dụng
nguồn thu sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động theo quy định của Chính phủ.
Điều 28
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ:
13


1. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp
khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán
được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục
đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính;
3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai
ngân sách.
Điều 72
Những hành vi sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách:
1. Che dấu nguồn thu, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách
nhà nước;
2. Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và sử dụng nguồn
thu trái quy định hoặc không đúng thẩm quyền;
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu
ngân sách và tài sản của Nhà nước;
4. Thu sai quy định của pháp luật;
5. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách
được giao;
6. Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật;
7. Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước;

8. Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế hoặc đề nghị hoàn
thuế mà kê khai sai, nộp sai;
9. Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hoá
đơn, chứng từ; sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp;
10. Trì hoãn việc chi ngân sách, quyết toán ngân sách;
11. Các hành vi khác trái với quy định của Luật này và những văn bản pháp
luật có liên quan.
2. Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2014.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước;
Điều 5. Nhiệm vụ kế toán
14


1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,
thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế
toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục
vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Yêu cầu kế toán
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế
toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.

3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của
nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến
khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt
hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp
theo số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và
có thể so sánh được.
Điều 7. Nguyên tắc kế toán
1. Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp,
vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi
đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự
điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất
quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định và
phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo
tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế
và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
15


4. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải
được công khai theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các
khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt
động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
6. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân

sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5
Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
Điều 9. Đối tượng kế toán
a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
b) Nguồn kinh phí, quỹ;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ của Nhà nước;
h) Tài sản quốc gia;
i) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Điều 13. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được
quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai
man, tẩy xóa tài liệu kế toán.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin,
số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến
đơn vị kế toán.
4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy
định tại Điều 40 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm
quyền.
16



6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đe dọa, trù dập người làm kế toán trong việc
thực hiện công việc kế toán.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán,
thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh
doanh cá thể.
8. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn,
điều kiện theo quy định tại Điều 50 và Điều 53 của Luật này.
9. Các hành vi khác về kế toán mà pháp luật nghiêm cấm.
Điều 17. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số;
tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng
chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên
quan đến chứng từ kế toán.
Điều 19. Lập chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của
đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập
một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo
nội dung quy định trên mẫu.
đủ các nội dung quy định tại Điều 17 của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được
viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ

viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị
tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết
sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào
chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định
17


5. Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế
toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
Điều 28. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa
làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba
phương pháp sau:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc
chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong
dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng
bên cạnh;
c) Ghi bổ sung bằng cách lập “chứng từ ghi sổ bổ sung” và ghi thêm số
chênh lệch thiếu cho đủ.
Điều 29. Báo cáo tài chính
a) Bảng cân đối tài khoản;
b) Báo cáo thu, chi;
c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
d) Các báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá
chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để
kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.

2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả
kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu
ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản
ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài
chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản.
Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về
kết quả kiểm kê.
Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
18


1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong
quá trình sử dụng và lưu trữ.
2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính.

3. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về việc
Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh
phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Nghị định này quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với
các cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng

Điều 4. Về biên chế
Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được
quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau:
1. Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị
trí công việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.

2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
3. Trường hợp sử dựng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ
quan vÉn ®îc bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế
được giao.
4. Trường hợp ®ång thuª khoán công việc và hợp đồng lao động với víi
một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí
quản lý hành chính được giao.
Điều 5. Nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước
Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
từ các nguồn sau:
1. Ngân sách nhà nước cấp.
2. Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.
3. Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước
19


Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ
từ các nguồn sau:
1. Ngân sách nhà nước cấp.
2. Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.
3. Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được
1. Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được
giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán
kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần
chênh lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được.
2. Phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được:
a) Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức: cơ quan thực hiện chế độ tự

chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần
so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu
nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức.
4. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiêm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp) do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập.
Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự
toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy
định của Luật Kế toán.
Điều 2. Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
1. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong
việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực
tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn
vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm
từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
2. Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã
hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động
sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.
20


3. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự
nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng
phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ

theo quy định ngày càng tốt hơn.
4. Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế
quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Điều 9. Phân loại đơn vị sự nghiệp
1. Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để
thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
a) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
b) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt
động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là
đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);
c) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn
thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân
sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự
nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
5. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về
việc ban hành Chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp.
+ Các nghiệp vụ hạch toán kế toán liên quan đến các tài khoản sử
dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp cụ thể như sau: 1111, 1121,
211, 214, 311, 312, 331, 332, 333, 334, 511, 531, 631, 461, 466, 661, 008,
009,….
+ Các khoản phải nộp theo lương đối với công chức, viên chức hiện
nay:
- Cơ quan đảm bảo chi trả: Bảo hiểm xã hội 18%; Bảo hiểm y tế 3%,
Kinh phí công đoàn 2%, Bảo hiểm thất nghiệp 1%.
- Cá nhân người lao động phải nộp: Bảo hiểm xã hội 8%; Bảo hiểm y
tế 1,5%, Kinh phí công đoàn 1%, Bảo hiểm thất nghiệp 1%.
6. Quyết định 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ tài chính về việc
ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách

nhà nước.
21


Điều 3. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình là tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu
độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thoả mãn đồng
thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây:
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
- Có nguyên giá từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên.
Điều 6. Phân loại tài sản cố định
Để quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại các cơ quan, đơn vị, tài sản
cố định được phân loại như sau.
1. Phân loại theo kết cấu bao gồm:
1.1. Tài sản cố định hữu hình:
1.2. Tài sản cố định vô hình
2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản gồm:
- Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
- Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản;
- Tài sản cố định do được cấp, được điều chuyển đến;
- Tài sản cố định được tặng cho.

Điều 7. Xác định nguyên giá tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
a. Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm: Là giá mua thực
tế (giá ghi trên hóa đơn trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương mại hoặc
giảm giá - nếu có) cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí
sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu

hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử, các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có)
mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử
dụng.
Điều 8. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường
hợp sau
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
22


- Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.
Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, đơn vị phải lập Biên bản ghi
rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại,
số hao mòn luỹ kế của tài sản cố định trên sổ kế toán và tiến hành hạch toán
theo các quy định hiện hành.
Điều 9. Quản lý tài sản cố định
1. Tài sản cố định tại các cơ quan, đơn vị được quản lý theo quy định
của pháp luật về quản lý tài sản và được hạch toán theo chế độ kế toán.
2. Tài sản cố định đã tính hao mòn hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng
được, cơ quan, đơn vị vẫn tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản
cố định
1. Thời gian sử dụng tài sản cố định và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định
hữu hình được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1

PHỤ LỤC 1
THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ
TÍNH HAO MÒN CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:32/2008/QĐ-BTC

ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian
sử dụng
(năm)

Tỷ lệ tính
hao mòn
(% năm)

1

2

3

1. Nhà cấp I, nhà đặcbiệt

80

1,25

2. Nhà cấp II

50

2

3. Nhà cấp III


25

4

4. Nhà cấp IV

15

6,5

6. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ
tàu...

20

5

I- Nhà, vật kiến trúc

23


Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian
sử dụng
(năm)

Tỷ lệ tính

hao mòn
(% năm)

1

2

3

10

10

- Máy vi tính

5

20

- Máy in

5

20

- Máy hút bụi

5

20


- Ti vi

5

20

- Tủ đá

5

20

- Máy giặt

5

20

- Máy Photocopy

8

12,5

- Máy phát điện

8

12,5


- Thang máy

8

12,5

- Thang nâng hàng

8

12,5

- Máy móc thiết bị văn phòng khác

8

12,5

- Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế

8

12,5

- Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin
học và truyền hình

8


12,5

- Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm

8

12,5

- Máy móc, thiết bị khác

10

10

- Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học,
âm học và nhiệt học

10

10

- Thiết bị quang học và quang phổ

10

10

- Thiết bị điện và điện tử

8


12,5

7. Các vật kiến trúc khác
II- Máy móc, thiết bị
A- Máy móc, thiết bị văn phòng

B- Máy móc, thiết bị dùng cho công tác chuyên
môn

III- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
24


Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian
sử dụng
(năm)

Tỷ lệ tính
hao mòn
(% năm)

1

2

3


10

10

1. Phương tiện truyền dẫn thông tin

5

20

2. Hệ thống dây điện thoại

5

20

- Bàn làm việc

8

12,5

- Ghế ngồi làm việc

8

12,5

A- Phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải đường bộ

B- Thiết bị truyền dẫn

IV- Thiết bị, dụng cụ quản lý

7. Nghị quyết số 192/2008/NQ-HĐND ngày 06/12/2008 của Hội đồng
nhân tỉnh Tiền Giang về việc Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách
nước ngoài vào làm việc tại Tiền Giang, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội
thảo quốc tế tại Tiền Giang và chi tiếp khách trong nước của các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TIẾP KHÁCH TRONG NƯỚC.
2. Nội dung chi tiếp khách
a) Chi nước uống: mức chi tối đa không quá 12.000 đồng/người/ngày đối với
khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị.
b) Mức chi mời cơm thân mật: Về nguyên tắc, các cơ quan, đơn vị không tổ
chức chi chiêu đãi, mời cơm đối với khách trong nước; trường hợp xét thấy
cần thiết thì có thể tổ chức mời cơm thân mật tiếp các đoàn khách cụ thể như
sau:
- Mức chi tối đa 180.000 đồng/1 suất đối với các đoàn khách lão thành cách
mạng; đoàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đoàn khách cơ sở là bà con người
dân tộc ít người; đoàn khách già làng, trưởng bản; đoàn khách cấp Trung
ương …..;
25


×