Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.59 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực tập, nghiên cứu, thu thập số liệu và hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp này, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
cơ quan, đoàn thể, cá nhân.
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trong khoa Địa lý đã tận tình giảng dạy cho em trong 4 năm
qua, những kiến thức nhận được trên giảng đường đại học đã giúp em rất nhiều
trong quá trình hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Các cô giáo, thầy giáo thính giảng từ các khoa Lịch Sử, Ngữ Văn, và đặc
biệt là các cô từ khoa du lịch trường Đại học Kinh tế, trường Cao đẳng Nghề Đà
Nẵng.
Các lãnh đạo, cán bộ của công ty Du lịch Đồng Hành Việt đã giúp đỡ, cung
cấp những tài liệu bổ ích và cần thiết để quá trình làm báo cáo của em được thuận
lợi hơn.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TH.S Lê Ngọc
Hành người dã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực
tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện và xây dựng bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp, do
có nhiều hạn chế về thời gian, kinh nghiệm nên bài Báo cáo không tránh khỏi sai
sót. Rất mong sự góp ý của các thầy, cô giáo giảng dạy để bài Báo cáo được hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc tất cả các quý thầy cô sức khỏe dồi dào, hạnh
phúc và may mắn trong cuộc sống và trong sự nghiệp!
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL


Trang: 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

PHẦN 1: NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổng hợp kiến thức đã được học ở trường thông qua những việc làm cụ thể tại địa
điểm thực tập chuyên môn.
- Thông qua thực tập, sinh viên được tiếp thu những kỹ năng ngoài thực tế, làm
quen với tác phong làm việc công sở và kỹ năng cư xử, giao tiếp với đồng nghiệp.
- Học được những kiến thức thực tế, tiếp cận và làm quen với công việc.
- Rút kinh nghiệm cho bản thân.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo thực tập đúng và đầy đủ thời gian theo lịch của nhà trường sắp xếp.
- Nội dung thực tập phù hợp với chuyên ngành học.
- Có thái độ tích cực trong thực tập, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn.
- Giữ mối quan hệ lành mạnh, thân thiệt với tất cả CBCNV tại đơn vị thực tập.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập.
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Chủ động chuẩn bị và tích lũy
tài liệu viết báo cáo thu hoạch đợt thực tập.
- Hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp đúng thời hạn quy định.
B. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Thời gian: Từ ngày 18/01/2016 đến ngày 27/03/2016
2. Địa điểm: Công ty Du Lịch quốc tế và trong nước Đồng Hành Việt.
C. NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.
- Tìm hiểu về đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng”

- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cách thức làm việc của Công ty
Du Lịch quốc tế và trong nước Đồng Hành Việt
- Tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan, viết báo cáo sơ bộ về đợt
thực tập.
- Hoàn thành báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Xây dựng chi tiết:
Chương I: Tổng quan về đơn vị thực tập – Công ty Du Lịch quốc tế và trong
nước Đồng Hành Việt.
I.1. Sự hình thành, phát triển của công ty
I.2. Ngành nghề kinh doanh
I.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
I.4. Nhiệm vụ.
Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại TP Đà Nẵng
II.1 Tiềm năng phát triển du lịch tại Đà Nẵng
II.1.1 Tài nguyên du lịch
II.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
II.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
II.2 Thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng trong những năm vừa qua
II.2.1. Tình hình du khách
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

II.2.1.1 Số lượng khách du lịch
II.2.1.2 Về cơ cấu khách du lịch

II.2.1.3 Số lượng khách lưu trú tại Đà Nẵng
II.2.2 Doanh thu du lịch
II.2.3 Sản phẩm du lịch
II.2.4 Các công ty tổ chức du lịch.
II.2.5 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
II.2.6 Cơ sở hạ tầng
II.2.7 Cơ sở vật chất – dịch vụ phục vụ du lịch
II.3 Đánh giá chung về du lịch tại Đà Nẵng.
II.3.1 Những thành tựu đạt được
II.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
II.3.2.1 Tồn tại
II.3.2.2 Nguyên nhân
Chương III : Các giải pháp để phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng
III.1 Các giải pháp phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng:
III.1.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
III.1.1.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
III.1.1.2 Thúc đẩy hoàn thành các dự án đầu tư du lịch
III.1.2 Nhóm giải pháp về nâng cấp chất lượng và hình thành SPDL mới
III.1.2.1 Ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch biển chất lượng
cao
III.1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội
III.1.2.3 Sản phẩm du lịch sinh thái
III.1.2.4 Xây dựng tuyến DL đường sông, tham quan làng nghề, làng
quê
III.1.2.5 Du lịch mua sắm, giải trí
III.1.3 Giải pháp về công tác quảng bá xúc tiến du lịch
III.1.4 Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
III.1.5 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch.
III.1.5.1 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

III.1.5.2 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
III.1.6 Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế
III.1.7 Giải pháp từ phía doanh nghiệp.
III.2 Kiến nghị
III.2.1 Kiến nghị với Bộ văn hóa thể thao và du lịch
III.2.2 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng
III.2.3 Kiến nghị với Sở văn hóa, thể thao và du lịch TP Đà Nẵng

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

D. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
Thời gian thực tập
Từ ngày 18/01/2016 đến ngày 24/01/2016

Nội dung công việc thực tập
Đến cơ quan gặp mặt, làm quen với mọi
người, làm quen với công việc.
Chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương.

Từ ngày 25/01/2016 đến ngày 31/01/2016

Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ công việc của công ty.

Nhận nhiệm vụ được giao và chuẩn bị để
hoàn thành công việc.

Từ ngày 01/02/2016 đến ngày 14/02/2016
Từ ngày 15/02/2016 đến ngày 21/02/2016

Nghỉ tết Nguyên đán
Nghiên cứu tài liệu và thông qua thực tiễn thu
thập thông tin, số liệu để phân tích thực trạng
và tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển du
lịch Đà Nẵng.
Triển khai và làm việc theo sự phân công và
chỉ dẫn của cơ quan thực tập.
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan.
Trên cơ sở những kiến thức đã thu hoạch
được viết báo cáo sơ bộ về đợt thực tập

Từ ngày 22/02/2016 đến ngày 28/02/2016
Từ ngày 29/03/2016 đến ngày 13/03/2016

Từ ngày 14/03/2016 đến ngày 20/03/2016

Hoàn thành hồ sơ thực tập.Xin ý kiến nhận
xét.

Từ ngày 21/03/2016 đến ngày 27/03/2016

Hoàn thành tất cả các công việc, chuẩn bị
kết thúc đợt thực tập.


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

PHẦN 2: XÂY DỰNG CHI TIẾT
Chương I: Tổng quan về đơn vị thực tập – Công ty Du Lịch quốc tế và trong
nước Đồng Hành Việt.
I.1 Sự hình thành, phát triển của công ty
Du lịch ngày nay đã trở thành nhu cầu của mỗi chúng ta. Là một
trong những đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông
và du lịch tại Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, công ty Du Lịch
Đồng Hành Việt đã có những bước tiến vượt bậc. Với đội ngũ nhân
viên giỏi, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp được đào trong và ngoài
nước, những hướng dẫn viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
du lịch, phục vụ du lịch, đã có đóng góp không nhỏ cho ngành du lịch
Việt Nam.
Bên cạnh các sản phẩm dịch vụ visa, đặt vé máy bay, dịch vụ cho
thuê xe du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, hoạt động kinh doanh
chính của công ty là thiết kế và thực hiện một cách chuyên nghiệp các
tour du lịch tham quan, tour hành hương, nghỉ dưỡng kết hợp thăm
thân nhân trong và ngoài nước.
I.2 Ngành nghề kinh doanh
a. Dịch vụ du lịch:
-Tour du lịch vé lẻ chất lượng cao khởi hành thường xuyên
-Tour du lịch theo yêu cầu cho khách Việt Kiều về thăm quê.

-Tour du lịch khách đoàn với chương trình và giá cả hấp dẫn
-Tour du lịch tuần trăng mật cho các cặp uyên ương.
-Tour du lịch hội nghị, hội thảo
-Tour du lịch nghỉ dưỡng, tiết kiệm
-Tư vấn và thiết kế chương trình team building cho các tổ chức, doanh
nghiệp
-Dịch vụ tư vấn du lịch miễn phí
b. Dịch vụ visa:
-Làm mới visa, gia hạn vía
-Cấp hộ chiếu
-Thị thực nhập cảnh
c. Đại lý vé máy bay
-Đại lý vé máy bay trong và ngoài nước
-Vé máy bay giá rẻ
d. Dịch vụ cho thuê xe du lịch
-Cho thuê xe du lịch từ 4 – 45 chỗ
-Xe phục vụ hội nghị, đi sân bay
-Cho thuê xe lữ hành
I.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
- Công ty đặt trụ sở chính ở số 04 Ngô Chân Lưu, Liên Chiểu, Đà
Nẵng và 153 Huỳnh Ngọc Huệ, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Mô hình:

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Lê Ngọc Hành

Nhìn
chung
bộ máy
tổ chức
của
công ty
Đồng
Hành
Việt
khá
gọn nhẹ, được xây dựng theo hướng trực tuyến chức năng, dưới sự quản lý của
Hội đồng công ty, bên cạnh đó, giữa các bộ phận luôn hổ trợ và giúp đỡ lẫn
nhau.
I.4 Nhiệm vụ

Kinh doanh nhằm mục đích tạo lợi nhuận, đồng thời nâng cao tầm
du lịch của Công ty nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung đến với thị
trường du lịch Thế giới.

Xây dựng những chiến lược marketing hiệu quả cho các chương
trình du lịch và mở rộng thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.
Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tại TP Đà Nẵng
II.1 Tiềm năng phát triển du lịch tại Đà Nẵng
II.1.1 Tài nguyên du lịch
II.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Biển:
Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có vùng lãnh hải lớn rộng trên 15.000 km 2.
Cảng Đà Nẵng là một trong những cảng biển quan trọng của miền Trung - Tây

Nguyên và là cửa ngõ phía đông của hành lang kinh tế Đông - Tây.
Đà Nẵng vốn có lợi thế và tiềm năng về du lịch biển, ngày càng trở thành
điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước. Với sự đầu tư toàn
diện về hạ tầng cơ sở, Đà Nẵng được nhiều chuyên gia đánh giá như một trong
những điển hình ở Việt Nam về đô thị xanh - sạch - đẹp. Điều này càng làm tăng
thêm sức thu hút cho du lịch biển.
Dọc theo bờ biển Đà Nẵng dài hơn 30km có nhiều bãi biển đẹp như Tiên
Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê,... Hiện thành phố đang tập trung xây dựng những điểm du
lịch có sức hấp dẫn tại đây. Trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các khu du lịch biển
có tầm cỡ quốc tế với nhiều loại hình dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí như câu cá, lặn
biển,...

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

Mới đây, tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Đà
Nẵng là một trong bảy bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Có thể nói bãi biển Đà
Nẵng đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bình chọn cơ bản của Forbes như: bãi biển
thuận tiện về giao thông, bãi biển mở miễn phí cho du khách, có bờ cát dài và
phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp cho việc chơi các môn thể thao, có khả
năng đảm bảo an toàn cho du khách, có các khu nghỉ dưỡng hạng sang,...
Kết quả bình chọn này chính là sự đánh giá cao vẻ đẹp và sức hấp dẫn của
bãi biển Đà Nẵng. Đây cũng là động lực mạnh mẽ để Đà Nẵng tiếp tục tăng cường
quảng bá và đầu tư xây dựng các bãi biển trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút

ngày càng nhiều hơn du khách trong và ngoài nước.
Sông ngòi:
Đà Nẵng có hai sông chính đổ ra vịnh Đà Nẵng, đó là sông Hàn diện tích
lưu vực 5.180km2)và sông Cu Đê (diện tích lưu vực 472km 2). Với các chủ trương,
chính sách khuyến khích phát triển được UBND TP Đà Nẵng ban hành, từ đầu
năm 2013 đến nay, du lịch đường sông trên địa bàn TP đã và đang có những bước
chuyển mới đầy tích cực. Trong thời gian qua, với những nỗ lực của chính quyền
TP và các doanh nghiệp trong việc đầu tư, phát triển các khu du lịch, điểm dịch vụ
dọc tuyến sông Hàn, bán đảo Sơn Trà và các khu đô thị ven sông đã từng bước
hình thành nên các tour, tuyến du lịch đường sông hấp dẫn du khách mà sự ra đời
hai tour "Khám phá bãi cát vàng" và "Du ngoạn sông Hàn về đêm" là những ví dụ
cụ thể. Bên cạnh đó hệ thống sông ngòi nối ra cảng Tiên Sa thích hợp cho phát
triển sinh thái và nghỉ dưỡng đây cũng là loại hình du lịch mà thành phố Đà Nẵng
đặc biệt quan tâm.


Rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ
yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: Rừng đặc dụng:
22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó
đất có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là
18.176 ha.


Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc
sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu
văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh
tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và
phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm…
II.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn:

• Di tích lịch sử văn hóa
Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền
trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng điêu khắc
Chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

Điện Hải, Chùa Linh Ứng,… Bên cạnh đó, các di tích Nghĩa trang Khuê Trung, ,
khu di tích K20… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa
của thành phố cũng như của khu vực miền Trung.
Lễ hội : Đà Nẵng từ xưa đã có nhiều lễ hội như:
Lễ hội tại các đình làng, Lễ hội thi võ của làng Gián Đông, Lễ hội tế trâu
làng An Hải, Lễ hội Long Chu làng Khái Đông, Lễ hội Cầu Ngư của các làng chài,
Lễ hội Quán Thế Âm (Quan Thế Âm).


Với các lễ hội mang đậm nét văn hóa địa phương của từng vùng miền tại
TP Đà Nẵng thích hợp cho phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa.


Làng nghề truyền thống

Đến nay, Đà Nẵng còn giữ lại cho mình những làng nghề truyền thống như
làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê,… Các

làng nghề hiện tại không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà nó còn được đưa vào hoạt
động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát
triển của các làng nghề. Ngoài các làng nghề đã kể đến, trên địa bàn thành phố còn
có các sản phẩm truyền thống như: Bánh tráng Túy Loan, nón La Bông, khô mè
Cẩm Lệ, nhưng chỉ phát triển nhỏ lẻ và hạn chế.
II.2 Thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng trong những năm vừa qua :
II.2.1. Tình hình du khách
II.2.1.1 Số lượng khách du lịch:
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng và các TP lớn tại Việt Nam
ĐVT: nghìn lượt người
Hà Nội

Nha Trang

Đà Nẵng

NĂM

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa


2008

1.300,00

7699,8

315,59

1.281,64

353,7

915,45

2009

1.013,00

9.200,00

281,2

1.298,88

314,2

1.014,69

2010


1.700,00

10,600,00

281,98

1.555,28

367,00

1.400,00

2011

1887,00

11.660,00

440,39

1.739,62

534,1

1.840,89

2012

2.100,00


12.826,00

530,66

1.787,29

630,9

2085,65

2013

2.580,00

14.000,00

712,00

2.300,00

743,00

2.347,00

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam
Bảng 2.2 cho ta thấy số khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng không
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 8



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

ngừng tăng riêng năm 2009 do ảnh hưởng dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế, nhưng
sau đó bằng mọi nổ lực thành phố vượt qua Nha Trang về số lượng khách nội địa
(2010), cũng trong năm này lượng khách nội địa tăng 37% so với năm 2009 và đây
cũng là dấu hiệu tốt nhằm bù đắp cho du lịch quốc tế có tăng trưởng âm (2009).
Từ sau năm 2010, du lịch Đà Nẵng hầu như tăng trưởng khá ổn định so với
Thủ đô Hà Nội và Nha Trang một trong những lý do cho sự phát triển ổn định một
phần là chính sách của thành phố và phần còn lại là do một số dự án thành phố đã
hoàn thành.
Bảng 2.3: Tỷ lệ khách khách du lịch quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng
ĐVT: Nghìn lượt khách

Quốc tế
Tỷ lệ %
Nội địa
Tỷ lệ %

2007
299,59
724,43

2008
353,70
18%
915,45
26%


2009
314,17
-11%
1.014,6
9
10,8%

2010
367,00
16%
1.400,0
0
38%

2011
534,14
46%
1.840,9
0
31.5%

2012
630,91
18%
2.028,6
5
10%

2013

743,00
18%
2.347,0
0
17%

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam
Trong một một vài năm trở lại đây cụ thể 2008-2013 đã có những chuyển
biến tích cực và không ngừng mở rộng về qui mô cả khách nội địa lẫn khách quốc
tế. Số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2007-2013 (Bảng 2.3 và
biểu đồ 2.1) có xu hướng tăng nhanh ngoại trừ 2009 (do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu), với tốc độ tăng trưởng bình quân là 18%/năm. Năm 2008
Đà Nẵng đón được 353.696 luợt khách thì đến 2010 con số này tăng lên 367.000
lượt khách (tăng 1.03 lần) và năm 2012 là 630.908 lượt khách (tăng gần gấp 2
lần). Cùng với sự tăng trưởng của khách quốc tế hàng năm thì khách nội địa cũng
không cũng chiếm chiếm một tỷ lệ lớn với số lượng khách tăng đều hàng năm.
Nếu so với khách quốc tế có những năm tăng trưởng âm (2009 khủng hoảng kinh
tế toàn cầu và cúm A/H5N1) thì khách nội địa lại tăng 10,8%, con số này tuy
không cao so với một số năm khác (2010 tăng 38%) nhưng cũng cho thấy thị phần
khách nội địa đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch của thành phố,
và cũng đóng góp một phần vào sự phát triển của thành phố.
II.2.1.2 Về cơ cấu khách du lịch
Đối với thị trường khách du lịch quốc tế của Đà Nẵng, có thể nói Châu Á
và Bắc Mỹ là hai thị trường đầy tiềm năng. Để giữ vững tốc độ phát triển của
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 9



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

lượng du khách đến từ những vùng này, trong những năm qua thành phố đã xây
dựng nhiều chương trình du lịch với những định hướng thu hút dòng khách của
khu vực Châu Á và Bắc Mỹ, thông qua những sản phẩm đặc thù như: “Chương
trình về thăm chiến trường xưa”, “Con đường di sản miền Trung”, đồng thời cũng
tuyên truyền quảng bá hình ảnh Đà Nẵng đến một số nước trên thế giới.
Với tình hình tăng trưởng du lịch trong những năm gần đây, đặc biệt là du
khách quốc tế đến từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Bắc Á,
hình 2.2 cho thấy với số lượng khách Châu Á và Bắc Mỹ đến với Việt Nam nói
chung và Đà Nẵng nói riêng ngày một tăng, đặc biệt khách Châu Á với ngày tham
gia chương trình tour ngắn rất thích hợp cho thành phố phát triển một số tour du
lịch cho đối tượng khách nay. Khách Mỹ thì đặc biệt quan tâm Đà Nẵng và khu
vực miền Trung vì đây là nơi còn ghi dấu chiến trường xưa, từng là một thời quen
thuộc với cựu binh Mỹ đã từng tham chiến tại chiến trường Việt Nam.
Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.2: Thành phần khách quốc tế đến Đà Nẵng theo quốc gia
Nguồn: Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch
Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng trưởng khoảng 18% mỗi năm kể từ
2007-2013 (ngoại trừ 2009 do khủng hoảng kinh tế và cúm A/H5N1), năm 2013
khoảng 3.117.000 lượt khách tăng 17% so với năm trước, và khách du lịch quốc tế
tăng khoảng 18% so với năm trước (743.000 năm 2013 và 630.908 năm 2012).
Tuy nhiên thị trường Châu Á, đặc biệt là khách Trung Quốc chiếm khoảng 50%
tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng. Điều này là không có gì ngạc
nhiên bởi sự thành công của sòng bài Crown Plaza đã thu hút khách đến chơi

thông qua các chuyến bay thuê. Hiện tại với những chuyến bay thẳng từ Seoul, dự
kiến khách du lịch Hàn Quốc có thể vượt qua khách du lịch đến từ Thái Lan.
Mặc dù thị trường khách Nga đang chiếm ưu thế tại các địa điểm du lịch
biển như Nha Trang, Mũi Né, nhưng Đà Nẵng vẫn chưa thật sự chiếm một tỷ lệ
đáng kể cho thị trường khách du lịch này. Lý do giải thích cho điều này là mùa cao
điểm của du khách Nga, lại rơi vào thời gian lạnh nhất và vào cuối mùa mưa ở Đà
Nẵng.
II.2.1.3 Số lượng khách lưu trú tại Đà Nẵng
2.3.1.3 Số lượng khách lưu trú tại Đà Nẵng
Bảng 2.4: Số lượng khách và ngày lưu trú tại Đà Nẵng
Số khách
2008
2009
2010
2011
(Lượt)
Lữ hành

65.705

42.049

91.463

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

108.905

2012
108.215

Trang: 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Khách sạn
Số
(ngày)

191.488

khách 2008

GVHD: Lê Ngọc Hành
113.863

199.470

293.847

317.280

2009

2010

2011

2012

Lữ hành


265.063

174.006

399.824

436.071

449.705

Khách sạn

252.737

175.5473

301.339

559.765

588.750

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng
Qua các số liệu trên (Bảng 2.4), cho thấy rằng số lượt khách đến Đà Nẵng
tham quan biến động khá rõ rệt và thậm chí còn giảm sút (2009) với số lượt khách
42.049 so với năm trước đó (2008) 65.705 do một số nguyên nhân khách quan,
nhưng nhìn chung số lượt khách khách đến và lưu lại khách sạn tăng trưởng theo
từng năm. Năm 2008 khách sạn đón 191.488 lượt tăng lên 317.280 lượt năm 2012
gần 1,66 lần tương ứng với số ngày khách lưu trú cũng tăng lên từ 252.737 (ngày)

năm 2008 đến 588.750 ngày năm 2012. Có được kết quả như trên là nhờ sự phát
triển của tổng thể các hoạt động dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng trong những năm qua.
II.2.2 Doanh thu du lịch
Bảng 2.5: Tổng doanh thu của DLVN và thành phố Đà Nẵng
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2008

2009

2010

2011

2012

Việt Nam

60.000

68.000

96.000

130.000

160.000

Hà Nội

23.800


24.000

27.000

30.000

32.000

TP.HCM

31.000

38.334

44.918

56.824

71.279

Lâm Đồng

3.220

3.400

4.500

6.000


6.690

Đà Nẵng

2.274

2.406

3.100

4.600

6.000

Huế

1.143,5

1.203,45

1.338,53

1.657,5

2.209,8

Nguồn: Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch
Theo số liệu từ Bảng 2.5 cho thấy những địa phương có tổng thu nhập từ
hoạt động du lịch trong giai đoạn 2008-2012, đặc biệt trong năm 2012 TP.HCM

luôn dẫn đầu với tổng thu nhập đạt 71.279 tỷ đồng, Hà Nội đạt 32.000 tỷ đồng,
Lâm Đồng 6.690 tỷ đồng, Đà Nẵng 6.000 tỷ đồng ta thấy, thành phố Đà Nẵng với
những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên cùng với những nỗ lực không
ngừng để phát triển cơ sở hạ tầng, lĩnh vực du lịch của Đà Nẵng đang ngày càng
đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thành
phố nói riêng.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch cả nước và những sự kiện du
lịch nổi bật của miền Trung (Hội thi bắn pháo hoa hằng năm tại Đà Nẵng 2008,
2009, 2010, 2011, 2012. Con đường di sản miền Trung…). Năm 2008, tổng doanh
thu 2.274 tỷ đồng tăng lên 6.000 tỷ đồng trong năm 2012 với mức tăng trưởng khá
ấn tượng chỉ trong vòng 5 năm và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tương
đối tốt khoảng 27%, Nâng tỷ trọng vào đóng góp GDP của Thành phố Đà Nẵng
hàng năm khoảng 5,12%.
Năm 2013 cũng là năm phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Đà Nẵng.
Với sự đầu tư của các cấp chính quyền nhằm định hướng du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn đã giúp ngành du lịch Đà Nẵng có những sự tăng trưởng đáng
kể. Theo thống kê của Tổng cục du lịch từ đầu năm 2013 đến nay thị trường du
lịch ở Đà Nẵng tăng trưởng tốt và trở thành địa phương có doanh thu du lịch đứng
thứ 3 cả nước chỉ sau Hà Nội và TPHCM. Theo thông tin Sở văn hóa thể thao và
Du lịch Đà Nẵng năm 2013 doanh thu du lịch đã đạt hơn 7.780 tỷ đồng và vẫn còn
đang tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo.


Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.3: Tổng thu du lịch năm 2012 chia theo địa phương
Nguồn: Tổng hợp từ Vụ Tài chính-Tổng cục du lịch và các Sở VHTTDL
II.2.3 Sản phẩm du lịch
Thành phố chưa có sản phẩm du lịch đặc thù để tạo nên sự khác biệt so với
các vùng, miền khác trong cả nước. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến sức
hấp dẫn của điểm đến du lịch Đà Nẵng, mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của du lịch Đà Nẵng trong tương lai. Bởi, hiện nay, các địa phương phụ cận,
đặc biệt là Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam đã và đang phát huy lợi thế về sản
phẩm DL di sản văn hoá thế giới để hấp dẫn khách DL đến khu vực miền Trung.
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, sản phẩm du lịch là yếu tố quan
trọng quyết định khả năng thu hút khách đến với các khu du lịch và điểm tham
quan. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và được đầu tư cơ
sở hạ tầng hiện đại, Đà Nẵng đang hình thành và phát triển nhiều sản phẩm du lịch
mới để thu hút và giữ chân du khách khi đến với thành phố.
Để biến tiềm năng thành lợi thế, ngành du lịch ĐN đã không ngừng đa dạng
hóa về nội dung các sự kiện du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo mọi
điều kiện để du khách được tận hưởng khoảng thời gian nghỉ dưỡng tại thành phố.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành


Tiềm năng của du lịch Đà Nẵng không chỉ riêng về biển, mà còn nhiều sản
phẩm không kém phần hấp dẫn, đó là du lịch văn hóa - tâm linh,du lich lề hội, du
lịch sinh thái, du lịch danh thắng và du lịch MICE (Meeting: hội họp; Incentive:
khen thưởng; Conference: hội nghị, hội thảo; Event, Exibition: sự kiện triển lãm).
II.2.4 Các công ty tổ chức du lịch.
Thành phố Đà Nẵng là thành phố trung tâm của cả nước và là thủ phủ của các
tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tuy không có những lợi thế như các thành phố
lớn khác trong cả nước như TP.HCM và Hà Nội, nhưng hoạt động du lịch tại Đà
Nẵng khá nhộn nhịp so với các tỉnh Duyên hải Miền Trung. Hiện nay tại Đà Nẵng
có 23 cơ sở lữ hành, song các cơ sở hầu hết chỉ làm môi giới, chỉ có 3 cơ sở trực
tiếp bán tour là: Công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam (Vitour), Công ty cổ phần du
lịch Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn. Ngoài ra, một số văn
phòng đại diện của các hãng lữ hành lớn như: Công ty DL Sài Gòn
(Saigontourist), Công ty du lịch Việt Nam (Vietnamtourism), Du lịch Bến Thành
(Benthanhtourist)…từ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng tham gia hoạt
động du lịch tại Thành phố.
II.2.5 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
• Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch
Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch của thành phố có bước phát triển tích cực, với
03 trường đào tạo hệ đại học ngành quản trị kinh doanh du lịch và 03 trường đào tạo
hệ cao đẳng ngành quản trị kinh doanh khách sạn, lữ hành, nhà hàng. Ngoài ra, còn
có hệ thống trường trung cấp và trường nghề, đặc biệt là trường dạy nghề Việt - Úc
chuyên đào tạo lao động ngành du lịch được đánh giá khá cao. Thành phố cũng
đang tích cực phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung xây dựng
trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn này.
Nguồn nhân lực tham gia trong hoạt động du lịch
Chất lượng đội ngũ nhân viên ngành du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu,
gây cản trở đến việc phát triển thương hiệu du lịch. Có thể thấy, thực trạng thiếu
liên kết giữa các trường đào tạo với các doanh nghiệp khiến “cung không đáp ứng
đủ cầu” về nguồn nhân lực dịch vụ du lịch. Đà Nẵng có khoảng 12 cơ sở đào tạo

về du lịch, nhưng ở nhiều nơi, sinh viên ít có điều kiện trải nghiệm thực tế, chủ
yếu là học lý thuyết “chay”; đào tạo kỹ năng làm việc còn quá kém. Vì vậy, vẫn có
tình trạng, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, trong khi, doanh nghiệp
lại kêu “đói” nhân lực. Bởi vậy, nếu không có sự liên kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp, thì chất lượng nhân lực du lịch của Thành phố sẽ không đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động.


Nguồn nhân lực trực tiếp tham gia trong các hoạt động trực thuộc ngành du
lịch trong thời gian vừa qua có những chuyển biến khá rõ nét với khoảng trên dưới
6.000 lao động trong năm 2010, nhưng đến năm 2012 con số này tăng nên hơn 2
lần với khoảng 13.903 lao động (theo báo cáo của sở Du lịch thành phố Đà Nẵng
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

năm 2012), với con số tăng đáng kể cho thấy đây là một trong ngành mũi nhọn mà
thành phố đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh trong những năm gần đây.
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Với vai trò là vị trí chiến lược của kinh tế trong cả nước và nằm trên trục
kinh tế hành lang Đông-Tây của của các nước trong khu vực, thành phố Đà Nẵng
có những lợi thế trong phát triển cũng như với những chính sách khuyến khích của
thành phố, chính vì vậy các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tư nhân đã mạnh dạn
đầu tư và phát triển không ngừng.





Đội ngũ hướng dẫn viên được cấp thẻ quốc tế

Hệ thống của các đơn vị lữ hành đóng góp phần quan trọng trong hoạt động
dịch vụ du lịch. Tuy lực lượng hướng dẫn viên còn thiếu và yếu so với các thành
phố khác trên cả nước như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, với 675 hướng dẫn
viên quốc tế chính thức được cấp thẻ, trong đó 322 tiếng Anh, 101 tiếng Trung
Quốc, 84 tiếng Pháp, 27 tiếng Nhật, 71 tiếng Đức, 45 tiếng Nga, 15 tiếng Tay Ban
Nha, 9 tiếng Thái và 1 tiếng Hàn Quốc. Qua con số khá ấn tượng về đội ngũ
hướng dẫn của thành phố, một ngày không xa du lịch Đà Nẵng có đủ khả năng
đón những đoàn khách lớn đến từ các quốc gia trên thế giới.
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố trong
những năm qua đã và đang được quan tâm mạnh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực du lịch như: chất lượng đào tạo của các cơ sở chưa đáp ứng được
yêu cầu của doanh nghiệp; đa số người học vẫn thích học đại học các ngành quản
trị kinh doanh du lịch hoặc các nghề lễ tân, hướng dẫn trong khi đó nhân lực các
nghề chế biến món ăn, phục vụ buồng, bàn thì chưa được người học ưa chuộng dù
nhu cầu của thị trường cũng khá lớn.
II.2.6 Cơ sở hạ tầng
• Đường bộ
Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai
đường quốc lộ: Quốc lộ 1A, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc
lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt
Nam. Việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân khiến cho thời gian lưu thông
được rút ngắn và giảm tại nạn giao thông trên đèo Hải Vân.
Đà Nẵng cũng đã có những bước tiến trong giao thông nội thị. Hạ tầng giao
thông nội ô được xây dựng khá hoàn chỉnh với mạng lưới giao thông tiếp nối với

các đường vành đai của thành phố khiến cho Đà Nẵng là một trong ít đô thị ở Việt
Nam ít khi phải đối mặt với tình trạng tắc đường. Nhiều con đường cũ đã được mở
rộng và kéo dài. Đường Hoàng Sa - Trường Sa chạy dọc bờ biển theo hướng nam
nối Đà Nẵng với Hội An được mệnh danh là "con đường 5 sao" của Đà Nẵng vì là
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

nơi tập trung hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp 4 sao và 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc
tế. Nhiều cây cầu đã và đang xây dựng bắc qua Sông Hàn như cầu Thuận Phước,
cầu sông Hàn, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, Cầu Rồng,...không chỉ tạo
nên những cảnh quan đẹp phục vụ du khách tham quan thành phố mà còn có ý
nghĩa quan trọng trong việc điều tiết giao thông.
Đường sắt
Ga Đà Nẵng nằm trong nội thị thành phố, là một trong những ga lớn và tốt
nhất miền Trung và cũng là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường
sắt Bắc – Nam. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua thành phố có chiều dài khoảng
30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Hàng tuần có
khoảng 30 chuyến tàu hỏa từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. Từ
ga Đà Nẵng, hành khách có thể mua vé đến tất cả các ga trong cả nước.


Ngoài các chuyến tàu Bắc - Nam, ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến
tàu địa phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa các tỉnh, thành Đà Nẵng - Huế, Đà
Nẵng - Quảng Bình, ĐN - Vinh, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Đà Nẵng - TP.HCM. Cùng

với tầm vóc phát triển của thành phố lớn nhất miền Trung, nhà ga Đà Nẵng hiện nay
khá khang trang, sạch đẹp; có phòng đợi lên tàu với sức chứa khoảng 200 người
được trang bị đầy đủ tiện nghi cùng nhiều dịch vụ phục vụ hành khách như: nhà
hàng ăn uống, điện thoại công cộng, quầy bán sách báo, khu vực vệ sinh ... đảm bảo
đáp ứng nhu cầu của hành khách trong và ngoài nước khi đến ga Đà Nẵng. Ngoài
ra, vấn đề an ninh trật tự, an toàn của hành khách cũng là một yếu tố quan trọng
luôn được ga Đà Nẵng đặt lên hàng đầu. Taxi nhà ga được bố trí đầy đủ nhằm đảm
bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách và được kiểm soát chặt chẽ để
không diễn ra nạn chèo kéo, tranh giành khách, góp phần tạo dựng ấn tượng đẹp về
thành phố trong lòng du khách thập phương ngay khi đặt chân đến Đà Nẵng.
Đường thủy
Ngày nay cảng biển Đà Nẵng được xếp vào hạng cảng biển loại I cấp quốc
gia. Cảng Đà Nẵng bao gồm hai khu cảng chính là Xí nghiệp Cảng Tiên sa và Xí
nghiệp Cảng Sông Hàn, với 1.493m cầu bến, thiết bị xếp dỡ và các kho bãi hiện đại
phục vụ cho năng lực khai thác của cảng đạt 6 triệu tấn/năm. Cảng Tiên Sa là cảng
biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12m nước, chiều dài cầu bến là 965
mét, bao gồm 2 cầu nhô và 1 cầu liền bờ chuyên dụng khai thác container. Cảng
Tiên Sa được coi là một trong số ít các cảng tại Việt Nam có điều kiện tự nhiên
thuận lợi và tiềm năng để phát triển thành một cảng biển lớn. mùa tàu biển 20132014, Đà Nẵng đã đón số chuyến tàu kỷ lục từ trước đến nay với hơn 100 chuyến
tàu cập cảng Tiên Sa, trong đó có nhiều chuyến tàu qua đêm tại cảng, đưa khoảng
140.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm tại thành phố.


Cảng Sông Hàn nằm ở hạ lưu Sông Hàn trong lòng Thành phố Đà Nẵng,
chiều dài cầu bến là 528 mét, thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa nội địa.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 15



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

Đường hàng không
Sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ngay giữa lòng thành phố, là một trong 3 sân
bay lớn nhất cả nước, sau sân bay Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và sân
bay Nội Bài (Hà Nội); với tổng diện tích khu vực là 842 ha, trong đó diện tích khu
vực hàng không dân dụng là 150 ha. Sân bay Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1940,
hiện có 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; được trang bị hiện đại, có
khả năng cho hạ, cất cánh các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320 trong
mọi điều kiện thời tiết.


Theo đánh giá của tổ chức hàng không quốc tế (ICAO), sân bay Đà Nẵng là
sân bay dự bị của đường bay quá cảnh từ Châu Âu qua Châu Á - Thái Bình Dương
và là một sân bay ở trung độ Châu Á nằm sát bờ biển với tầm bay lý tưởng.
Hiện nay có trên 30 hãng hàng không của hơn 20 nước có máy bay bay qua
vùng trời Đà Nẵng, trong đó có nhiều hãng hàng không quốc tế có máy bay hạ, cất
cánh từ Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang,... Cũng từ Đà Nẵng, khách
có thể bay đi Bangkok (Thái Lan), Hongkong (Trung Quốc), Phnôm Pênh
(Campuchia),..
II.2.7 Cơ sở vật chất – dịch vụ phục vụ du lịch
Các trung tâm mua sắm tại Đà Nẵng
Dịch vụ mua sắm tại Đà Nẵng khá phát triển, khu trung tâm thành phố có
rất nhiều dãy phố mua sắm và chợ, tạo thuận lợi cho du khách trong việc mua sắm
được những món đồ yêu thích. Các phố mua sắm hình thành tại các tuyến đường
như: Phan Châu Trinh, Lê Duẩn, Hùng Vương… ngoài ra du khách còn có thể
tham quan mua sắm tập trung tại các siêu thị, các chợ trung tâm như siêu thị

Metro, siêu thị Big C, siêu thị Coop mart, cao ốc Indochina, chợ Hàn, chợ Cồn…
mang đến cho du khách nhiều lựa chọn hơn trong mua sắm tại Đà Nẵng. Tuy
nhiên, mặt hàng sản phẩm lưu niệm của Thành phố còn khá nghèo nàn.


Dịch vụ ăn uống:
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Đà Nẵng trong những năm qua,
có thể nói sự xuất hiện của hàng trăm nhà hàng từ hiện đại sang trọng đến bình dân
đã làm cho bộ mặt đô thị Đà Nẵng đổi thay nhanh chóng và phần nào đáp ứng được
nhu cầu thưởng thức đặc sản của Đà Nẵng đối với du khách. Toàn thành phố hiện có
260 nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách ngoài hệ thống nhà hàng thuộc các
khách sạn,với số lượng phục vụ từ 500 đến 700 thực khách/lần. Trong đó hầu hết là
do tư nhân tự bỏ vốn ra đầu tư và quản lý khai thác, dưới sự quản lý về nghiệp vụ
của ngành. Ngoài ra còn những Khu phố ẩm thực, Chợ đêm, Phố đêm... đã được
hình thành và đang thu hút du khách như khu ẩm thực bên cạnh Siêu thị Đà Nẵng
hiện nay.




Cơ sở lưu trú

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Cơ sở lưu trú

Khách sạn có sao

Trang: 16



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

Biểu đồ 2.4: Cơ sở lưu trú và khách sạn đạt chuẩn từ 1-5 sao trên địa bàn ĐN
Nguồn: Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch
Dịch vụ lưu trú tên thành phố Đà nẵng đã có những thay đổi lớn về số
lượng phòng lưu trú, nhưng theo số liệu thống kê thì với số lượng phòng đạt tiêu
chuẩn và đã được sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp sao thì còn rất hạn chế.
Mặc dù trong giai đoạn 2007-2012 số lượng khách sạn từ 1-5 sao tăng trưởng
không những về số lượng mà còn chất lượng, năm 2007 chỉ với 36 khách sạn trên
toàn thành phố trong đó có 1 khách sạn 5 sao thì con số này tăng lên 91 khách sạn
với 7 khách sạn 5 sao, đã một phần nào giúp thành phố cải thiện cơ sở lưu trú và
khách sạn đạt chuẩn cho khách du lịch quốc tế, và chất lượng phòng trong khách
sạn ngày càng được cải tiến rõ rệt.
II.3 Đánh giá chung về du lịch tại Đà Nẵng:
II.3.1 Những thành tựu đạt được
Trong 10 năm qua, hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết
quả khả quan. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định với tốc độ
tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua (2004 - 2013) là 19%; trong đó, khách
quốc tế 13%, khách nội địa 21%. Năm 2004, thành phố đón khoảng 650 ngàn lượt
khách thì tới năm 2013, dự kiến đón khoảng 3 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng
thu nhập xã hội từ du lịch trong 10 năm qua là 24%. Thu nhập xã hội từ hoạt động
du lịch năm 2004 là 814 tỷ đồng thì dự kiến năm 2013, mức thu này đạt khoảng
6.500 tỷ đồng.
Hoạt động lữ hành trong 10 năm qua cũng đã chuyển biến tích cực theo
hướng tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Nếu năm 2004 chỉ có 67 đơn vị hoạt động
kinh doanh lữ hành (trong đó, 42 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế), thì tới hết quý
1-2013, đã có tới 134 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành (trong đó, 81 đơn vị

hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế).
Về cơ sở lưu trú, năm 2004 chỉ có 90 khách sạn với 2.810 phòng. Đến năm
2013, Đà Nẵng có 351 khách sạn với tổng số gần 11.300 phòng. Trong đó, có 12
khách sạn 4-5 sao (khoảng hơn 2.600 phòng); 43 khách sạn 3 sao…
Đà Nẵng cũng không ngừng kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng
các công trình phục vụ dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: tuyến
đường du lịch ven biển Hoàng Sa - Trường Sa; các dự án tại Bán đảo Sơn Trà; Bà
Nà - Suối Mơ; quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn... tạo nền
móng để du lịch Đà Nẵng phát triển. Đến nay, thành phố có 60 dự án đầu tư về du
lịch đang triển khai với số vốn lên đến hơn 4 triệu USD (khoảng 85 ngàn tỷ đồng);
trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 1,4 triệu USD.
Hiện đã có 14 dự án ven biển chất lượng cao đã hoàn thành và đưa vào sử
dụng như: Khu Intercontinental DaNang Penisula Resort, Fusion Maia Resort, Khu
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

du lịch Bà Nà-Suối Mơ… và nhiều khách sạn lớn tại trung tâm Đà Nẵng như:
Novotel; Mercure; Riverside... đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, 14 đường bay quốc
tế trực tiếp đến Đà Nẵng (trong đó có 3 đường bay trực tiếp thường kỳ, 11 đường
bay trực tiếp thuê chuyến)… đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị
khai thác khách quốc tế trực tiếp đến với Đà Nẵng ngày một nhiều hơn.
Ngoài ra, việc phát triển các khu vui chơi, giải trí cao cấp (khu du lịch Bà Nà
Hills, khu giải trí quốc tế Crowne Plaza,...); các tour tuyến mới như tour liên kết 3
địa phương 1 điểm đến: Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế; trong đó tour

“Con đường di sản miền Trung” được khai thác hiệu quả và trở thành thương hiệu
riêng của khu vực nói chung, của Đà Nẵng nói riêng. Các sản phẩm du lịch đặc thù,
nhất là việc tổ chức thành công những sự kiện đặc sắc như: Cuộc thi trình diễn pháo
hoa quốc tế, Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè… cũng đã thực sự hấp dẫn và thu hút du
khách, tạo nên tiếng vang lớn và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Cùng với đó, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng tới thị trường
trong và ngoài nước cũng từng bước đi vào trọng tâm, trọng điểm và có tính chuyên
nghiệp hơn. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng rất được
chú trọng với việc tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khách sạn, lữ
hành, hướng dẫn viên, ngoại ngữ, an ninh du lịch, thành lập Đội chống chèo kéo
khách du lịch, Đội cứu hộ bãi biển… Ngoài ra, thành phố cũng đã chỉ đạo các
ngành chức năng triển khai các biện pháp chấn chỉnh an ninh trật tự, giữ gìn môi
trường các điểm du lịch, nhất là các bãi tắm biển để thu hút du khách đến thành phố.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

II.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
II.3.2.1 Tồn tại:
Còn thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về DL.
Các dự án đầu tư về du lịch - dịch vụ đăng ký nhiều, nhưng triển khai chậm
và bắt đầu năm 2010 mới hình thành nhiều khu du lịch lớn như: Hyatt, Ariyana,
Azura, Vinpearl, Sunrise resort, Silver Shores, sân Golf… với cấp hạng 4 đến 5 sao.
Du lịch đường sông chậm phát triển; chưa có đội tàu du lịch, bến tàu phục vụ

du lịch đường sông do thiếu cầu tàu, bến neo đậu tàu du lịch và khó khăn về vốn
đầu tư, thủ tục đầu tư.
Tuy có cố gắng nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch
chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng mới
được thành lập, đang xúc tiến xây dựng trường và lập thủ tục tuyển sinh từ cuối
năm 2010, do đó chưa đáp ứng được nguồn nhân lực cho du lịch. Trình độ ngoại
ngữ của nhân viên tại các cơ sở phục vụ du lịch còn hạn chế.
Hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên thị trường du lịch quốc tế còn khá mờ nhạt.
Công tác xúc tiên du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
Hiệu quả kinh doanh du lịch của thành phố chưa cao nếu so sánh với các
thành phố lớn trong cả nước.
Bên cạnh đó ngành du lịch thành phố cũng bộc lộ những hạn chế nhất định
như lượng khách du lịch quốc tế tăng chậm, lượng khách du lịch nội địa tăng cao
nhưng ngày khách lưu trú và sức chi tiêu mua sắm của khách còn thấp.
Số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch có tăng lên nhưng năng lực kinh
doanh và chất lượng phục vụ chưa có chuyển biến đáng kể.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành có quy mô
nhỏ, thiếu vốn để đầu tư mở rộng, trình độ tổ chức quản lý và tính năng động còn
hạn chế.
Cơ sở vui chơi giải trí của ĐN còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Hàng
lưu niệm còn đơn điệu chỉ với một mặt hàng chủ lực là đá mỹ nghệ Non Nước.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều nhưng Đà Nẵng lại đang rất nghèo sản
phẩm du lịch.
Công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá cho du lịch còn hạn chế.
II.3.2.2 Nguyên nhân
Trong 5 năm qua, một số yếu tố biến động về thị trường như: khủng hoảng
kinh tế - tài chính, bệnh dịch, bão lũ lớn ở miền Trung đã có ảnh hưởng tiêu cực đến
sự phát triển của ngành.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL


Trang: 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

Chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du
lịch tại các khu du lịch như Bán đảo Sơn Trà (đang làm công tác quy hoạch chi tiết),
các bãi biển du lịch… (chỉ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và phát triển
tàu du lịch trên sông Hàn và các tuyến sông).
Công tác quy hoạch và phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ.
Đội ngũ cán bộ về quản lý và kinh doanh du lịch còn thiếu tính chuyên
nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực
trong quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch chưa được quan tâm đúng mức.
Đội ngũ nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, các khu mua sắm tuy
đã đã được chính quyền quan tâm nhưng chưa được chú trọng đúng mức trong việc
bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cũng như thái độ
phục vụ đối với khách du lịch.
Chương III : Các giải pháp để phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng
III.1 Các giải pháp phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng:
III.1.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
III.1.1.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch:
- Đầu tư xây dựng Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn: Danh thắng Ngũ
Hành Sơn, một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên “thủy tú, sơn kỳ” vừa huyền ảo
vừa mộng mơ, tạo hóa đã ban tặng cho TP. Đà Nẵng, cho miền Trung và cho cả Việt
Nam. Tuy nhiên, quần thể Ngũ Hành Sơn ngày càng mai một vì sự tàn phá bởi thời
gian và sự can thiệp thiếu thân thiện của con người. Vấn đề đặt ra hôm nay cần bảo
tồn, tôn tạo, phát triển danh thắng Ngũ Hành Sơn phát triển hài hòa trong quy hoạch
tổng thể đô thị Đà Nẵng hiện tại và hướng đến một di sản văn hóa trong tương lai.

- Hệ thống điện trang trí đường Bạch Đằng: Tiếp tục triển khai việc đầu tư hệ
thống các dây đèn trang trí công nghệ LED ở nhiều tụ điểm công cộng, đường phố
chính như Bạch Đằng, Trần Phú…; cùng 1 số vị trí đoạn đường hoa sắp đặt tạo hình
tại chân cầu Rồng, cầu sông Hàn, cầu Trần Thị Lý, trước trụ sở UBND Thành Phố.
- Hệ thống biển báo du lịch: Đây là một trong những công việc rất thiết thực
nhằm hiện đại hóa ngành công nghiệp không khói của UBND thành phố
- Hệ thống tuyến du lịch trên đỉnh Sơn Trà: Sơn Trà có gần 4.000 ha rừng,
trong đó một phần là đất đồi đang được phủ thêm loại cây công nghiệp. Sơn Trà là
nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc. Núi
Sơn Trà cao đến gần 700 m, xưa nay được xem như đài khí tượng thiên nhiên của
nhân dân quanh vùng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt
bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng, T20 hay những khu resort trải
dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây
đang phát triển các khu nghỉ mát cao cấp để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi hơn
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

cho khách du lịch tới đây. Cần gấp rút xây dựng :
- Hệ thống cấp nước khu du lịch Bán đảo Sơn Trà (giai đoạn 2): Xây dựng hệ
thống cấp nước nhằm cung cấp đủ nước phục vụ cho khu du lịch, khách sạn và khu
biệt thự trong khu du lịch này.
- Đầu tư xây dựng các điểm công cộng (Nhà vệ sinh, bãi xe, khu đón tiếp) tại
Bán đảo Sơn Trà.
III.1.1.2 Thúc đẩy hoàn thành các dự án đầu tư du lịch:

Đưa 12 dự án vào hoạt động gồm 3.494 phòng (KDL Vinacapital resort và
Sân golf giai đoạn 3, Khu đô thị Đa Phước, Trung tâm Giải trí Bowling, Sơn Trà
resort and Spa giai đoạn 4, KDL Bãi Bụt giai đoạn 2, Anvie Danang Resort and
Residences, KDL biển Hà Nội, KDL Cty TNHH Hà, KDL biển I.V.C, Olalani
Riverside giai đoạn 2, Đà Nẵng Centre giai đoạn 2, Khu phức hợp khách sạn Bạch
Đằng giai đoạn 2).
Đưa 10 dự án vào hoạt động gồm 3.376 phòng (Sơn Trà Resort and Spa giai
đoạn 5, KDL Hoàng Anh Gia Lai, KDL Le Meridien, KDL Cty TNHH Hà giai đoạn
2, Golden Square giai đoạn 2, KS Khang Hưng, Viễn Đông Meridian, KS Saigon
Tourane giai đoạn 2, KDL sinh thái biển kết hợp nuôi trồng hải sản, Khu đô thi sinh
thái Nam Ô).
Tuy nhiên, hiện nay trên thành phố Đà Nẵng hầu hết các dự án đầu tư khách
sạn du lịch hầu hết tập trung ven biển và thành phố nên tính đến sự an toàn cho nhà
đầu tư khi mùa mưa bảo đến , chúng ta sẽ vấp ngay một trở ngại lớn: đó là thiếu hẳn
quy hoạch một vệt che phủ bảo vệ bằng dương liễu cách bờ biển từ mép nước lên
tối thiểu 500 đến 1000m. Các bờ biển của Đà Nẵng sau khi được chỉnh trang thì gần
như toàn bộ rừng dương bị tàn phá trụi, chỉ trơ ra bãi cát trắng, nhất là khu du lịch
Sơn Trà-Điện Ngọc hay Thuận Phước -Liên Chiểu lên đến phía Nam chân đèo Hải
Vân. Đây có thể là một sai lầm mà nhiều năm sau mới có thể khắc phục nổi và
chính điều đó khiến các nhà đầu tư hết sức lo ngại cho việc đầu tư các cơ sở vật chất
để kinh doanh ở khu vực này. Sự tác động nghịch của quá trình đô thị hoá mà trong
đó có phần trách nhiệm của những người tham gia làm quy hoạch du lịch tại Đà
Nẵng, đã để lại một trở ngại lớn khi làm mất đi vành đai cây xanh bảo vệ cho chính
sự an toàn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở xứ sở của mưa bão thường
niên. Do vậy, cần nghiêm túc và khẩn trương điều chỉnh bổ sung cho quy hoạch đất
và các khu điểm lập dự án phát triển du lịch ở Đà Nẵng, để trả lại cho du lịch biển
Đà Nẵng những tiềm năng vốn có của nó, đồng thời giúp những nhà đầu tư yên tâm
đến với những dự án phát triển dịch vụ du lịch mang tính khả thi hơn.
III.1.2 Nhóm giải pháp về nâng cấp chất lượng và hình thành
SPDL mới

III.1.2.1 Ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch biển chất
lượng cao:
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

Tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển: Dịch vụ lặn biển ngắm san hô, đua
thuyền buồm, lướt ván, mô tô nước, dù bay, câu cá thể thao trên biển, du thuyền ban
đêm; đôn đốc triển khai nhanh dự án Khu du lịch thể thao giải trí biển quốc tế San
hô Đà Nẵng, khu dịch vụ thể thao giải trí biển Huy Khánh.
Đầu tư xây dựng bến Cảng du lịch, bãi tắm du lịch kiểu mẫu, xây dựng khu
ẩm thực vùng biển. Tiếp tục xây dựng các bãi tắm công cộng theo quy hoạch của
thành phố để đáp ứng cho khách du lịch và người dân của thành phố.
Tổ chức các sự kiện du lịch, thể thao biển, nâng cao chất lượng các cơ sở lưu
trú, nhà hàng ven biển hiện có; nghiên cứu hình thành các khu bán hàng lưu niệm,
giải trí và các dịch vụ phục vụ khách khu vực ven biển. Tổ chức các chương trình
nghệ thuật tại công viên biển Đông.
Ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo hướng
hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng
cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Đây là hướng đột phá để xây
dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
III.1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội
Tổ chức khai thác tốt hơn nữa các bảo tàng như: Bảo tàng thành phố, Bảo
tàng Quân khu V, Bảo tàng Đồng Đình, Bảo tàng điêu khắc Chăm để đưa vào
chương trình phục vụ khách tham quan, du lịch. Nghiên cứu thời gian phục vụ

khách cho đến 22 giờ đêm. Xúc tiến xây dựng Bảo tàng mỹ thuật.
Trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố gắn kết với các
di sản văn hóa nổi tiếng của khu vực như Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, văn hóa
Chăm, thánh địa Mỹ Sơn.
Phát triển các show diễn nghệ thuật dân gian của Đà Nẵng.
Tổ chức các lễ hội như: Lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội cầu Ngư; tổ chức
festival làng đá, việc tổ chức phải diễn ra định kỳ để quảng bá cho khách du lịch và
trở thành một thương hiệu hoạt động du lịch không thể thiếu đối với du khách đến
Đà Nẵng.
Tổ chức các sự kiện như: Festival làng đá, Đua thuyền buồm quốc tế, Liên
hoan du lịch làng nghề, hội chợ du lịch, cuộc thi pháo hoa Quốc tế.
Phát triển dịch vụ múa rối nước để phục vụ du khách du lịch quốc tế.
III.1.2.3 Sản phẩm du lịch sinh thái:
Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ Phước Nhơn trở thành các khu du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc. Hình thành Khu
đô thị sinh thái Hòa Xuân, khu đô thị sinh thái Nam Ô tạo thêm sản phẩm du lịch
của thành phố thêm phong phú hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

Du lịch Bán đảo Sơn Trà, gắn kết việc khai thác các khu nghỉ dưỡng sinh thái
cao cấp (Khu du lịch Bãi Bắc, Tiên Sa) với công tác bảo tồn, khai thác hiệu quả các
chương trình du lịch núi - biển.
Du lịch Bà Nà - Suối Mơ: Đưa vào khai thác Khu vui chơi giải trí quốc tế,
BaNa Hills Fantasy Park Spring có sức chứa 1000 lượt khách/1lần, khu làng Pháp,

Sân Golf 36 lỗ, các khu khách sạn nghỉ dưỡng cùng các dịch vụ chất lượng cao
khác, xây dựng khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ thành khu du lịch lưu trú, giải trí, mua
sắm có tầm cỡ khu vực với chất lượng phục vụ cao.
III.1.2.4 Xây dựng tuyến DL đường sông, tham quan làng nghề, làng quê
Xây dựng các tour du lịch đường sông, biển dọc theo sông Hàn, sông Hàn ra
cửa biển, các làng quê ven sông và các điểm quanh bán đảo Sơn Trà.
Hình thành sản phẩm du lịch làng quê, làng nghề theo mô hình du lịch cộng
đồng như làng Phong Nam, Đa Mặn - K20. Xây dựng các điểm đến tại Hòa Xuân,
Thái Lai, xây dựng các điểm đến quanh bán đảo Sơn Trà.
Hình thành đội tàu du lịch đường sông kêu gọi đầu tư bằng nguồn xã hội
hóa; hình thành dịch vụ bơi thuyền Kayak, Ca nô trên sông Hàn.
Đầu tư xây dụng các bến thuyền tại các địa điểm Thuận Phước.
III.1.2.5 Du lịch mua sắm, giải trí
Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, phát triển loại hình du lịch này
để khắc phục tính thời vụ trong du lịch.
Xây dựng các sản phẩm du lịch theo hướng hiện đại như vui chơi, giải trí, ẩm
thực, mua sắm,… chất lượng cao.
Hình thành khu mua sắm chuyên phục vụ khách du lịch tại chợ Hàn, phố du
lịch Bạch Đằng và đường Trần Hưng Đạo.
Phát triển các mặt hàng lưu niệm tại điểm đến của các khu làng nghề;
Phát triển các loại hình du lịch thể thao giải trí hấp dẫn, hình thành các khu
vui chơi giải trí về đêm.
III.1.3 Giải pháp về công tác quảng bá xúc tiến du lịch
• Cung cấp thông tin du lịch
Đặt màn hình chiếu phim tại một số điểm trong thành phố, quảng cáo hình
ảnh du lịch Đà Nẵng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Gửi thông tin về du lịch
Đà Nẵng cho các tạp chí, tờ báo lớn, cơ quan xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.
Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự phối
hợp thường xuyên, chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và các cơ quan đại diện ngoại
giao của Việt Nam tại nước ngoài nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của du lịch

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

Việt Nam nói chung và du lịch của Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt tại các thị trường có
nguồn khách lớn để thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến du lịch tại Đà Nẵng.
Xuất bản ấn phẩm du lịch, Website du lịch, Các ấn phẩm quảng bá
Thường xuyên phát hành các ấn phẩm về du lịch dưới nhiều hình thức để
phục vụ cho du khách như: Sách cẩm nang, bản đồ, bưu ảnh, tập gấp, sách chuyên
đề về một số điểm tham quan du lịch Đà Nẵng bằng nhiều thứ tiếng phục vụ khách
du lịch…


Xây dựng, hoàn thiện nội dung và hình ảnh của trang Web du lịch Đà Nẵng
để cập nhật những thông tin mới nhất về du lịch Đà Nẵng.
Xây dựng hình ảnh DL ĐN (logo, câu chiêu hiệu, hình ảnh). TP có thể phát
động cuộc thi sáng tác và lựa chọn để tìm hình ảnh, logo, câu chiêu hiệu phù hợp và
ấn tượng nhất. Đổi mới các nội dung thông tin quảng bá về điểm đến Đà Nẵng.
Xây dựng danh mục sản phẩm đặc sắc, danh mục các hoạt động dịch vụ du
lịch phong phú, chất lượng và tập trung giới thiệu những sản phẩm.
Tăng đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; có chính sách, cơ chế
thuận lợi, thúc đẩy triển khai các dự án du lịch trọng điểm.
III.1.4 Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên quan điểm tập
trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ nhất là nguồn nhân lực

chất lượng cao như đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản
trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn...
Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực, chú trọng thu hút nguồn
nhân lực trình độ cao là các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, Việt
kiều, nghệ nhân có tay nghề cao để góp phần phát triển du lịch thành phố. Đào tạo
lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có. Hình thành hệ thống các cơ
sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố gắn lý thuyết với thực hành ở các cấp dạy
nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trên đại học.
III.1.5 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch.
III.1.5.1 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Đường bộ: những tuyến đường được xác định là lộ trình du lịch với hành
trình dài cần xây dựng và hình thành trạm dịch vụ dừng chân dọc theo các tuyến
đường bộ với khoảng cách hợp lý.
Đường hàng không: Xây dựng lộ trình mở, chú trọng khai thác thêm nhiều
tuyến bay quốc tế. Nâng cấp, cải tạo, xây dựng sân bay Đà Nẵng trở thành một sân
bay quốc tế tầm cỡ khu vực có đủ năng lực phục vụ hoạt động cho một trung tâm du
lịch lớn của khu vực và châu Á. Có chủ trương hỗ trợ đối với các đường bay mới, ít
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Lê Ngọc Hành

khách để có thể duy trì hoạt động. Xây dựng kế hoạch duy trì, phát triển các tuyến
đường bay quốc tế hiện có và xúc tiến các đường bay quốc tế mới từ các nước Nhật,
Trung Quốc trực tiếp đến Đà Nẵng.

Đường biển: Nghiên cứu thiết lập các tuyến du lịch bằng đường biển đến Đà
Nẵng. Nâng cấp Cảng Tiên Sa trở thành cảng du lịch tầm cỡ khu vực với đầy đủ các
dịch vụ hỗ trợ cần thiết với tiêu chuẩn quốc tế, là điểm đến thường xuyên của các
hãng tàu du lịch quốc tế với khu bán hàng lưu niệm, khu ẩm thực phục vụ khách tàu
biển tại Cảng cho văn minh, sạch đẹp, khu vui chơi giải trí biển phục vụ nhu cầu
của khách quốc tế.
Đường sắt: cần có kế hoạch đầu tư, di chuyển ga Đà Nẵng ra ngoại ô, mở
thêm các đội tàu nối Đà Nẵng với các điểm đến du lịch trong nước như Huế, Quảng
Bình, Nha Trang...
Hoàn chỉnh hệ thống viễn thông - công nghệ thông tin; xây dựng đồng bộ và
hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông và du lịch; xây dựng và cải tạo
mạng lưới cấp điện, nước cho các khu đô thị và du lịch.
III.1.5.2 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Phát triển cả số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu của
ngành du lịch.
Ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút và lựa chọn những dự án
xây dựng khách sạn cao cấp với quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế, kêu gọi xây dựng hạ
tầng xanh thân thiện với môi trường mà lại tiết kiệm được chi phí.
Nâng cấp và xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các resort, các khu mua
sắm lớn, hiện đại và đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa, các khu thể thao phù hợp
với điều kiện địa hình của thành phố.
Phát triển các khu mua sắm để tăng chi tiêu của du khách và có những chính
sách ưu đãi với những gian hàng của các làng nghề trong khu mua sắm;
Cần xây dựng một số khu vui chơi giải trí hiện đại mang đặc trưng và sự
khác biệt so với những nơi khác.
Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ kèm theo như dịch vụ vận chuyển,
viễn thông, y tế, ngân hàng...và đầu tư nâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng, văn hóa,
sinh thái.
III.1.6 Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế
Du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với các tỉnh lân cận hình thành một mạng lưới

không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng gắn kết với
con đường di sản văn hoá thế giới (Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn – Tây
Nguyên), trong đó cần chú trọng liên kết với Quảng Nam và Huế để làm phong phú
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Duyên – Lớp: 12CDDL

Trang: 25


×