Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

Phân tích bài hát Hò Kéo Pháo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.26 KB, 10 trang )


Âm Nhạc 8
Nhóm 5 – Lớp 8/7
Tiết 6
ANTT : Nhạc Sĩ Hoàng Vân Và Bài
Hò Kéo Pháo

Mỗi lần nghe bài hát Hò kéo pháo, lòng tôi lại bồi hồi xúc động và tự hào về
một thời oanh liệt của pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, và
đồng thời cũng thầm cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác được một
bài hát "sống mãi
cùng năm tháng" ấy.Trong một đợt đưa cácnhạc sĩ ở thực tế binh chủng
pháo binh, tôi đã được nhạc sĩ Hoàng Vân kể lại những kỷ niệm không bao
giờ quên để viết nên ca khúc Hò kéo pháo.
Hồi đó, Hoàng Vân là học sinh Trường Thăng Long. 17 tuổi, anh tạm "xếp bút
nghiên" lên đường đi kháng chiến.
2. Bài hát hò kéo pháo

Từ trường sĩ quan, Hoàng Vân được điều về làm chính trị viên một tốp văn
công của Sư đoàn 312. Vào thời điểm quân ta đang chuẩn bị cho chiến dịch
Điện Biên Phủ, thì anh được cử đi quan sát chiến trường để sau đó đưa "gánh
hát" tới phục vụ các đơn vị tham gia chiến đấu.
Một hôm, Hoàng Vân được tận mắt nhìn thấy cảnh tượng hào hùng của các
chiến sĩ pháo binh gò lưng kéo pháo vượt dốc núi cao hàng nghìn mét. Hàng
trăm con người lưng cúi rạp, chân xoạc, tay bám vai ghì cùng hỗ trợ dây tời
kéo khẩu trọng pháo nhích dần, nhích dần từng tấc một ngược lên đỉnh dốc
theo một nhịp thống nhất: "Hò dô ta... nào! Hai... ba nào!".
Giờ nghỉ, các chiến sĩ còn kể cho Hoàng Vân nghe biết bao tấm gương dũng
cảm hy sinh của pháo thủ trong khi làm nhiệm vụ.
Khẩu pháo của Đại đội 801 đang đổ dốc Suối Reo. Pháo thủ Mận ghé vai vào
bánh pháo, kết hợp với dây để ghìm khẩu pháo khỏi tụt xuống quá nhanh.


Nhưng khẩu pháo vẫn cướp đà đè vào đùi Mận. Mọi người ráng hết sức kéo
pháo ngược lên để cứu Mận. Pháo vẫn không nhúc nhích. Mận cố chịu đựng và
khi thấy lâu quá, Mận nói với anh em:
- Thôi chân tôi đằng nào cũng hỏng, các đồng chí cứ cho bánh pháo lăn qua để
kịp vào trận địa chiến đấu.
Lời nói chân thành thể hiện tấm lòng cao cả hy sinh vì chiến thắng ấy đã làm
mọi người cảm động cố gắng hết sức kéo pháo lên, cứu được cả người lẫn
pháo!
Hôm sau, lại một sự cố khác xảy ra. Khẩu pháo nặng gần hai tấn đang lên dốc
thì đột nhiên dây tời đứt, kéo cả khối người xềnh xệch trên mặt đường.
- Cứu lấy pháo! Còn người còn pháo!...

Kéo pháo vào đã vất vả, nhưng kéo pháo ra để bảo toàn lực
lượng và đánh thắng theo mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, cũng là một kỳ tích. Chính trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy,
phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ cách mạng lại được bộc
lộ.
Hình ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo lại càng làm
cho Hoàng Vân xúc động. Những nốt nhạc đầu tiên của bài Hò
kéo pháo đã xuất hiện. Khi chủ đề của bài hát được hình thành,
anh thức thâu đêm để viết.
- Trời về sáng, chợt có tiếng gà rừng gáy - nhạc sĩ tâm sự - làm
tôi liên tưởng đến tiếng kèn chiến thắng rộn rã... Thế là Hò kéo
pháo được hoàn chỉnh phần cuối khi trời vừa sáng! Hôm ấy, cả
"gánh hát" chúng tôi luyện tập quên cả ăn, để kịp thời phục vụ
cho bộ đội và dân công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch
sử. Bài hát giản dị, trong sáng, viết theo hình thức quen thuộc
của một thể loại hò dân gian, nên được nhiều chiến sĩ yêu thích
và dễ thuộc.
Cho tới hôm nay, mặc dù nhạc sĩ Hoàng Vân đã có thêm nhiều

kiến thức âm nhạc đủ sức sáng tác đại hợp xướng Bài ca Điện
Biên Phủ, nhưng ca khúc Hò kéo pháo vẫn là điểm khởi đầu của
những thành công ấy. Bởi lẽ như nhạc sĩ Hoàng Vân tâm sự: "Nó
là những giây phút đẹp nhất, xúc động nhất trước thiên anh hùng
ca bất tử của chiến thắng Điện Biên Phủ, mà không dễ gì có
được trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của tôi...".

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ - Điện Biên Phủ đã trở thành
tiếng gọi quen thuộc và yêu mến của những người dân
thuộc địa đang muốn giải phóng đất nước. Các chiến sĩ An-
giê-ri đã sáng tạo ra động từ điện-biên-phu-ê (diên biêen
fuer) từ những ngày còn trên núi O-rét. Động từ đó được
hiểu là đánh cho kẻ địch không còn mảnh giáp như nước
Việt Nam đã đánh thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là quân và dân ta với
"56 ngày đêm ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt - máu trộn bùn
non..." là những con dường hiện ra, là những con voi thép
leo lên đỉnh núi cao ...
17 giờ ngày 13-3-1954, quân ta bắt đầu nổ súng vào trung
tâm đề kháng Him Lam. Pháo binh ta - mà kẻ địch không thể
tưởng tượng nổi có thể kéo vào Điện Biên - đã nổ giòn giã,
áp đảo kẻ thù. Mấy hôm sau đó, tên quan nǎm chỉ huy trọng
pháo của địch ở Mường Thanh đã tự sát. Chính hắn, là kẻ đã
huênh hoang đội cái mũ đỏ lên đầu và tuyên bố: Nếu pháo
binh Việt Minh vào đây, tôi sẽ đội cái mũ đỏ này cho họ nhìn
thấy rõ hơn...
Nhưng với quyết tâm "đánh chắc, thắng chắc" hàng trǎm
tấn pháo và đạn của quân ta đã vượt qua hàng chục dốc
cao, vực thẳm áp sát trận địa.

×