Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.15 KB, 64 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Bảng chú thích các từ viết tắt trong đề tài
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Các phương pháp nghiên cứu
7. Phạm vi nghiên cứu
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý công tác GDMT ở trường THPT
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Môi trường
1.2.2. GDMT
1.2.3. Quản lý và quản lý giáo dục; quản lý nhà trường
1.3. Vấn đề GDMT ở trường THPT
1.3.1. Sự cần thiết của GDMT ở trường THPT
1.3.2. Mục tiêu, chương trình và nội dung GDMT ở trường THPT.
1.3.3. Các hình thức, phương pháp tổ chức GDMT ở trường THPT
1.4. Hiệu trưởng trường THPT và vấn đề quản lý công tác GDMT
Chương 2 . Thực trạng công tác GDMT và quản lý công tác GDMT
của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
2.1.1.Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum


2.1.2. Tình hình phát triển của Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum
2.2. Thực trạng công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của
hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum
2.2.1. Tổ chức và phương pháp điều tra - khảo sát
2.2.2. Thực trạng về công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum
1
2.2.3. Thực trạng về quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác
GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum
2.2.4. Chất lượng công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum
2.2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng
Chương 3. Biện pháp quản lý công tác GDMT của hiệu trưởng trường
THPT tỉnh Kon Tum
3.1. Định hướng chung và các nguyên tắc xác lập biện pháp
3.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành và của địa
phương về công tác GDMT
3.1.2. Thực trạng công tác GDMT và quản lý GDMT của HT các
trường THPT tỉnh Kon Tum
3.1.3. Các nguyên tắc xác lập biện pháp
3.2. Các biện pháp cụ thể
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CB, GV, HS và
CMHS về sự cần thiết của GDMT và BVMT ở trường THPT
3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo
GDMT chính khóa và ngoại khóa
3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Xây dựng nhà trường “xanh - sạch - đẹp
- an toàn - thân thiện”
3.2.4. Nhóm biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công
tác GDMT
3.2.5. Nhóm biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
về công tác GDMT và BVMT
3.2.6. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp

3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
2
BẢNG CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Chú thích
BVMT Bảo vệ môi trường
CBQL Cán bộ quản lý
CSVC Cơ sở vật chất
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GDMT Giáo dục môi trường
GV Giáo viên
HS Học sinh
HS DTTS Học sinh dân tộc thiểu số
HT Hiệu trưởng
MT Môi trường
PPDH Phương pháp dạy học
PT DTNT Phổ thông dân tộc nội trú
QLGD Quản lý giáo dục
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG
TRANG
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống môi trường
Sơ đồ 1.2. Mô hình về quản lý
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ chức năng quản lý
Bảng 1.1. Số bài học có nội dung GDMT của các bộ môn

Bảng 2.2. Thống kê chất lượng học tập của học sinh THPT
Bảng 2.3. Mức độ nhận thức về công tác GDMT và BVMT
Bảng 2.4. Lý do nhận thức về công tác GDMT
Bảng 2.5. Đánh giá của GV và HS về mức độ và kết quả thực hiện công tác
GDMT trong các môn
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các biện pháp
quản lý công tác GDMT của HT các trường THPT
Bảng 2.7. Chất lượng công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp
4
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề BVMT không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề của
toàn nhân loại. Hội nghị thượng đỉnh về MT thế giới diễn ra tháng 6/1992 tại
Braxin một lần nữa khẳng định tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng, kêu
gọi mọi quốc gia hãy hợp tác hiệp lực có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi
trường
Trong những năm qua các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có nhiều
cố gắng trong việc nâng cao chất lượng GDMT, song nhìn từ góc độ quản lý nhà
trường, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc đánh giá đúng quá
trình triển khai thực hiện công tác GDMT để đề ra các biện pháp quản lý phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDMT trong các trường THPT là một vấn đề cấp
thiết. Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý công tác
GDMT của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về GDMT, khảo sát thực trạng công tác GDMT
và công tác quản lý GDMT của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum, đề
xuất các biện pháp quản lý công tác GDMT nhằm nâng cao chất lượng công tác
GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum.

3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lý công tác GDMT của Hiệu trưởng ở các trường THPT
tỉnh Kon Tum.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
5
Nếu xây dựng và thực thi đồng bộ các biện pháp quản lý của hiệu trưởng (HT)
như tác động đến nhận thức của đội ngũ GV, HS và các lực lượng giáo dục khác đối
với công tác GDMT; xây dựng được đội ngũ GV dạy GDMT có chất lượng; quản lý
tốt chương trình, nội dung GDMT; thực hiện được công tác xã hội hóa GDMT và tổ
chức hiệu quả các hoạt động GDMT cho HS… thì sẽ nâng cao được chất lượng và
hiệu quả công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác GDMT và quản lý công tác GDMT
của người HT ở trường THPT.
5.2. Đánh giá thực trạng công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của HT
các trường THPT tỉnh Kon Tum.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDMT của HT nhằm nâng cao chất
lượng công tác GDMT ở trường THPT.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê toán học
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tế ở 07 trường THPT tỉnh Kon Tum
theo hình thức chọn mẫu đại diện ở các vùng, miền và loại hình trường trong tỉnh
6
NỘI DUNG

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Trên thế giới
Năm 1948, Liên Hiệp Quốc họp về BVMT và tài nguyên thiên nhiên ở Paris,
lần đầu tiên, thuật ngữ “GDMT” được sử dụng. Hưởng ứng đề xướng của các quốc
gia về GDMT, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Vấn đề BVMT và GDMT luôn là đề tài mang tính thời sự hàng năm của Liên
Hiệp quốc và luôn được cộng đồng Châu Âu và các quốc gia tích cực quan tâm
như: Anh, Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Pháp, Hoa Kỳ,… Các nước trên thế giới đã
thực hiện Kế hoạch GDMT và BVMT trong chương trình giáo dục bậc phổ thông
và thực hiện có hiệu quả các biện pháp GDMT cho HS các cấp học.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu về MT của các tác giả như
Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Dược, Hoàng Đức Nhuận, Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Đức
Vũ… Gần đây, hai tác giả Nguyễn Đăng Hậu và Nguyễn Vinh trong luận văn thạc
sĩ Quản lý giáo dục đã nghiên cứu vấn đề quản lý công tác GDMT ở các trường
THPT tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể về vấn đề quản
lý công tác GDMT ở trường THPT.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Môi trường
“MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên”.
1.2.2. Giáo dục môi trường
“GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối
quan tâm đến MT và các vấn đề MT. GDMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn
7

luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập
hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề MT hiện tại và ngăn chặn
những vấn đề mới có thể xảy ra trong tương lai”.
1.2.3. Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường
1.2.3.1. Khái niệm quản lý
Thuật ngữ quản lý bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản”
gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở hệ trạng thái ổn định; quá trình “lý” gồm sự sửa
sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế phát triển. Hai quá trình này có sự tương
tác lẫn nhau. Hoạt động quản lý chỉ nảy sinh khi có “tổ chức”. Nói đến quản lý là
phải nói đến công tác tổ chức, xây dựng tổ chức, điều phối tổ chức, phát triển tổ
chức… vì nếu không thì quản lý không có mục tiêu, không vận động đến mục tiêu;
ngược lại nói đến tổ chức là phải nói đến quản lý vì một tổ chức không có quản lý là
tổ chức đã đi vào quá khứ và tiêu vong. Nói đến hoạt động này, K.Marx đã viết
“một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần
phải có nhạc trưởng” [17, tr 23].
Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thế quản lý
đến khách thể quản lý trong tổ chức nhằm vận hành tổ chức và đạt mục đích nhất
định. Quản lý được hiểu là việc đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có
sự biến đổi liên tục của hệ thống và MT, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái
mới thích ứng với hoàn cảnh mới.
Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng
cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.
Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát
huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài
lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nhân lực) một cách tối ưu nhằm đạt được
mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Có thể minh họa bằng mô hình sau.
8
Chủ thể quản lý Khách thể Mục tiêu
Công cụ
Phương pháp

Sơ đồ 1.2. Mô hình về quản lý
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, tùy theo mỗi quan điểm tiếp cận.
Tuy nhiên, khái niệm sau được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận: Quản lý là những
tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thế quản lý đến khách thể quản lý trong
tổ chức nhằm vận hành tổ chức và đạt mục đích nhất định.
1.2.3.2. Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là hình thức tồn tại của các tác động quản lý, là hình thái
biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý. Chức
năng quản lý nảy sinh và là kết quả của quá trình phân công lao động, là bộ phận
tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, được tách riêng có tính chất chuyên môn hóa.
Nhìn chung, quản lý có bốn chức năng cơ bản sau:
- Kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là việc làm đầu tiên của người quản lý, làm cho tổ chức phát
triển theo kế hoạch, trong đó xác định những mục tiêu đề ra. Có thể hiểu kế hoạch
hóa là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các hoạt động và các điều kiện
đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý.
- Tổ chức
Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho
các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ
chức một cách có hiệu quả.
Đối với mỗi mục tiêu khác nhau, đòi hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác
nhau. Người quản lý cần có quyền lực lựa chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với mục
tiêu và nguồn lực hiện có. Quá trình đó được gọi là quá trình thiết kế tổ chức.
- Chỉ đạo
Là quá trình tác động đến con người làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực
phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức. Theo quan điểm hệ thống, chỉ đạo là
quá trình vận hành, điều khiển hệ thống.
- Kiểm tra, đánh giá
9
Là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm đánh giá và xử lý những kết quả của

quá trình vận hành tổ chức. Nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh hoạt động.
trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu.
Các chức năng cơ bản của quá trình quản lý có quan hệ mật thiết với nhau.
Hệ thống thông tin và ra quyết định trong quản lý là các yếu tố liên quan mật thiết
với bốn chức năng quản lý trên. Hệ thống thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng, là
sức mạnh của công tác quản lý. Thông tin quản lý là mạch máu lưu thông, đảm bảo
sự thống nhất trong quản lý. Quá trình quản lý phụ thuộc chặt chẽ vào các thông tin.
Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và hệ thống thông tin được biểu diễn theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ chức năng quản lý
1.2.3.3. Quản lý giáo dục
Giáo dục và quản lý giáo dục là hoạt động song hành. Giáo dục xuất hiện
nhằm truyền kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, của thế hệ đi trước cho thế
hệ sau và để cho thế hệ sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo,
làm cho xã hội, giáo dục và con người phát triển không ngừng. Để đạt được mục
đích đó, quản lý được coi là một nhân tố tổ chức, chỉ đạo.
Đối với cấp vĩ mô: Quản lý giáo dục (QLGD) là những tác động tự giác có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến
tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao đến các cơ sở giáo dục là nhà trường)
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế
hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục.
10
Kế hoạch
Thông tin
Chỉ đạo
Tổ chức
Kiểm tra
Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác của
chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực
lượng xã hội trong, ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả mục

tiêu giáo dục của nhà trường.
Thuật ngữ quản lý trường học (nhà trường) có thể xem là đồng nghĩa với
QLGD thuộc tầm vi mô. Đây là những tác động diễn ra trong phạm vi nhà trường.
1.2.3.4. Quản lý công tác giáo dục môi trường
Quản lý công tác GDMT là quản lý một lĩnh vực hoạt động trong nhà trường,
là một nội dung hoạt động của nhà trường bao gồm: quản lý hoạt động giáo dục
chính khóa và hoạt động giáo dục không chính khóa. "Quản lý công tác GDMT là
một quá trình quản lý các hoạt động GDMT chính quy và không chính quy nhằm
giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham
gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái". [23].
Quản lý công tác GDMT trong trường phổ thông là một trong những nội
dung quản lý của người HT. Để làm tốt công tác quản lý GDMT ở trường phổ
thông, người HT không những phải thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình
mà còn phải quan tâm chỉ đạo đội ngũ GV, nhân viên và HS thực hiện tốt kế
hoạch GDMT.
1.3. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT
1.3.1. Sự cần thiết giáo dục môi trường ở trường Trung học phổ thông
1.3.1.1. Tình hình khai thác và bảo vệ môi trường
Bước vào thập niên thứ hai của thiên niên kỷ XXI, nhờ những thành tựu của
cách mạng khoa học - công nghệ, nhân loại đứng trước những triển vọng phát triển
tốt đẹp, đồng thời cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, đặc biệt là
thách thức về MT. Trong đó, ô nhiễm MT là vấn đề cấp bách cần phải quan tâm giải
quyết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm MT, là do:
- Sự ô nhiễm nguồn nước:
Nền công nghiệp Việt Nam đang phát triển, dân số tăng nhanh, kéo theo đô
thị hóa; nước thải ở các khu công nghiệp, các nhà máy và ở cộng đồng dân cư làm
cho nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
11
Nguồn nước ngầm tuy có được sự bảo vệ tự nhiên chống nhiễm bẩn từ bên
ngoài tốt hơn so với nước mặn, tuy nhiên cũng không tránh khỏi tình trạng bị ô

nhiễm đe dọa, do sử dụng hố chôn lấp rác, do khai thác nước ngầm quá mức, không
đúng kỹ thuật làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn.
- Sự ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí do hai nguyên nhân:
+ Ô nhiễm không khí do thiên nhiên gây ra như gió bão cuốn theo đất cát,
núi lửa phun…. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối
biển lan truyền vào không khí. Xác động vật, thực vật chết trong quá trình phân hủy
cũng tạo ra các chất gây ô nhiễm.
+ Ô nhiễm không khí do các hoạt động của con người gây nên: hoạt động
sản xuất công nghiệp như khói của các nhà máy; từ ống xả của các phương tiện giao
thông vận tải; sinh hoạt và các hoạt động khác của con người.
- Tài nguyên rừng bị suy giảm:
Nhu cầu về gỗ tăng nhanh, dẫn đến việc khai thác lượng gỗ quá mức. Vấn đề
đất rừng ngày càng thu hẹp do lấy đất canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng
các nhà máy, khu công nghiệp. Các sự cố thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy
rừng, động đất, …
- Sự ô nhiễm đất:
+ Việc sử dụng phân tươi không xử lý, do đổ rác và nước thải chưa được xử
lý vào đất nên trong đất chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người, gia súc và cả
cây trồng…
+ Các chất hóa học sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp (thuốc bảo vệ
thực vật), chất dioxyn sử dụng trong chiến tranh …
- Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn là tiếng động không mong muốn hoặc tiếng động có độ dài thời
gian, cường độ hoặc các tính chất khác làm nguy hiểm về tâm lý và thể chất cho con
người hoặc cơ thể sống khác. Tiếng ồn làm hại đến thính giác, gây sự mệt mỏi thính
giác, làm yếu hoặc làm mất khả năng nghe,…
12
Tiếng ồn còn tác động đến hệ tim mạch như tăng, hạ huyết áp, mạch yếu ớt.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ức chế, cản trở sự phát triển ngôn ngữ,
làm cho con người gặp khó khăn trong giao tiếp. Tiếng ồn phá rối giấc ngủ, gây khó

ngủ và còn gây ra bệnh tật.
Chương trình MT Liên Hiệp Quốc đã nêu rõ các thách thức và nhấn mạnh sự
cần thiết phải ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng về MT. Vấn đề bức bách về MT là
sự biến đổi khí hậu, suy giảm lượng và chất các tài nguyên nước, sự suy thoái đất,
nạn phá rừng và sa mạc hóa cùng các vấn đề nổi cộm khác như tình trạng ô nhiễm,
suy giảm đa dang sinh học. Các vấn đề gay cấn về MT đều do chính con người gây
ra, đặc biệt là sự tăng dân số và sự biến đổi các giá trị xã hội.
Là một bộ phận của cộng đồng thế giới, Việt Nam đang và sẽ phải đương
đầu với nhiều thách thức lớn về MT trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước như:
- Dân số vẫn tiếp tục tăng. Theo dự báo đến năm 2020, dân số nước ta sẽ
tăng đạt gần 100 triệu người, trong khi đó các nguồn tài nguyên có xu hướng giảm,
gây sức ép lớn cả về tài nguyên và MT trong phạm vi toàn quốc.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy việc đô thị hóa, sự ra đời
của các khu công nghiệp, các nhà máy; việc mở rộng các hoạt động sản xuất - dịch
vụ làm tăng nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu, tức là làm tăng thêm nguy cơ ô
nhiễm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Quá trình toàn cầu hóa và ảnh hưởng của các vấn đề MT toàn cầu hóa như
biến đổi khí hậu, an toàn và vệ sinh thực phẩm, câc bệnh lây nhiễm,… sẽ có tác
động mạnh đến các vấn đề MT và phát triển bền vững ở nước ta.
1.3.1.2. Ý nghĩa của công tác giáo dục môi trường
MT có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của
con người. Con người cần có MT trong lành, tài nguyên thiên nhiên thích hợp để sử
dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
Chỉ thị 36/TC/TW ngày 25/6/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về
tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đã nhấn mạnh việc tăng
13
cường thực hiện giải pháp: “thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói
quen, nề nếp sống vào các phong trào quần chúng BVMT”.
Nhà trường THPT với mạng lưới phân bố rộng khắp, có nhiều khả năng để

thực hiện công tác GDMT, bởi vì công tác GDMT trong nhà trường phổ thông có
chương trình, nội dung, phương pháp và phương tiện và được tiến hành theo nhiều
hình thức như thông qua hoạt động GDMT trong và ngoài nhà trường, hoạt động
chính khóa và không chính khóa… Đội ngũ GV được đào tạo đạt chuẩn, một số GV
bộ môn được bồi dưỡng về công tác GDMT.
Nhà trường phổ thông còn là một trung tâm văn hóa - giáo dục ở cộng đồng
địa phương, có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động
các tầng lớp dân cư thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về MT và
BVMT như phong trào trồng cây gây rừng, vệ sinh MT và nước sạch nông thôn, vệ
sinh đô thị… những hoạt động này vừa trực tiếp góp phần thực hiện nhiệm vụ
GDMT và BVMT của nhà trường, vừa có tác động tích cực đến cộng đồng dân cư
địa phương.
Giáo dục phổ thông là một ngành học có vai trò nền tảng và có quy mô HS
lớn nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thực hiện tốt công tác GDMT trong hệ
thống trường phổ thông sẽ tạo cơ sở và tiền đề thuận lợi cho việc triển khai từng
bước công tác GDMT trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường phổ
thông có chức năng cơ bản là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học
sinh. Công tác giáo dục nói chung và GDMT trong trường phổ thông nói riêng
không chỉ có tác động trước mắt đến thế hệ hôm nay, các cộng đồng hôm nay, mà
còn tác động lâu dài đến thế hệ mai sau.
Việc GDMT cho HS phổ thông sẽ góp phần tạo nên một lực lượng xã hội
hùng hậu BVMT ở từng địa phương cũng như trên toàn quốc. Cùng với việc thực
hiện phong trào thi đua của toàn ngành giáo dục “Xây dựng trường học thân thiện,
HS tích cực”, các trường học nếu thực hiện tốt công tác GDMT và xây dựng được
MT xanh - sạch - đẹp thì mỗi cơ sở giáo dục sẽ trở thành một trung tâm văn hóa
giáo dục của địa phương; là hạt nhân thực hiện công tác BVMT ở địa phương và
cộng đồng dân cư.
14
1.3.1.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục môi trường cho học sinh
trường phổ thông

Trong những năm vừa qua, thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/06/1998
của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước; Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban
Bí thư TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị
(khóa IX) “Về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; Quyết định
số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề
án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân"; Quyết
định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến
lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Bộ
GD&ĐT ban hành Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường công tác
giáo dục BVMT. Chỉ thị khẳng định: “Nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục
BVMT của ngành GD&ĐT từ nay đến năm 2010 là triển khai thực hiện Đề án "Đưa
các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân".
Trong các năm học tiếp theo sau đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản về
chính sách và chiến lược GDMT trong trường phổ thông cũng như một số văn bản
hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức,
thực hiện các hoạt động GDMT ở các trường phổ thông và trường sư phạm. Bộ
GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm
vụ về giáo dục MT và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục BVMT trong nhà
trường. Nhiều nội dung BVMT đã được thực hiện ở các cơ sở giáo dục, bước đầu
đạt được những kết quả nhất định. Các nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động như:
tuyên truyền thông tin về MT, xây dựng MT giáo dục xanh - sạch - đẹp; tổ chức
thành công một số cuộc thi viết, vẽ, thi văn nghệ về chủ đề BVMT
Nhà trường phổ thông từ cấp tiểu học đến THPT, với mạng lưới rộng khắp
đến tận thôn, ấp trên mọi miền đất nước, có vai trò quan trọng trong công tác
GDMT và BVMT. Việc tổ chức công tác GDMT trong nhà trường phổ thông một
cách có kế hoạch, có mục tiêu, có nội dung và phương pháp phù hợp sẽ góp phần
tạo nên một lực lượng hùng hậu tham gia BVMT. Nhà trường phổ thông có vai trò
15

quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp dân cư thực
hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về MT và BVMT như phong trào trồng
cây gây rừng, vệ sinh MT và nước sạch nông thôn, vệ sinh đô thị… những hoạt
động này vừa trực tiếp góp phần thực hiện nhiệm vụ GDMT và BVMT của nhà
trường, vừa có tác động tích cực đến cộng đồng dân cư địa phương.
Có thể nói, trong vòng hơn 20 năm qua, vấn đề MT, GDMT và xây dựng các
văn bản pháp lý về BVMT đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đã ban
hành các chính sách và luật BVMT, đưa nội dung GDMT trở thành một yêu cầu bắt
buộc và có chương trình cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm giáo dục
nhân cách, thái độ sống cho HS ở các trường phổ thông.
1.3.2. Mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục môi trường ở trường Trung
học phổ thông
1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục môi trường
Mục tiêu GDMT ở trường THPT nhằm giúp cho HS và GV:
- Có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của MT
và những vấn đề liên quan đến MT.
- Thu nhận được những thông tin và kiến thức cơ bản về MT và sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa hoạt động của con người và MT, về quan hệ giữa con người và MT.
- Phát triển những kỹ năng bảo vệ và giữ gìn MT, kỹ năng dự doán, phòng
tránh và giải quyết những vấn đề MT nảy sinh.
- Tham gia vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và giữ gìn MT.
- Có ý thức về tầm quan trọng của GDMT trong sạch đối với sức khỏe con
người, về chất lượng cuộc sống, phát triển thái độ tích cực đối với MT.
1.3.2.2. Chương trình giáo dục môi trường ở trường Trung học phổ thông
+ Chương trình giáo dục chính khóa:
Chương trình GDMT chính khóa được dạy lồng ghép ở các môn học, sự lồng
ghép được thể hiện qua từng đơn vị kiến thức bài học của các môn theo quy định
của chương trình mà Bộ GD&ĐT ban hành như sau:
Bảng 1.1. Số bài học có nội dung GDMT của các bộ môn
16

TT Môn học Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
1 Vật lý 3 6 5
2 Hóa học 6 17 18
3 Sinh học 6 13 4
4 Công nghệ 7 3 2
5 Ngữ văn 3 2 1
6 GDCD 2 2 1
7 Địa lý 15 7 12
8 Tiếng Anh 2 3 2
Ngoài ra, ở các môn học trên, trong chương trình còn có một số bài yêu cầu
GV khi dạy liên hệ với thực tế về những vấn đề liên quan đến MT như môn Vật lý,
Hóa học, Sinh vật theo từng nhóm vấn đề như tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu
khí thải, nền nông nghiệp sạch, công nghiệp sạch, sản xuất thực phẩm an toàn…
+ Chương trình GDMT không chính khóa:
Lớp 10: 4 chủ điểm, lớp 11: 4 chủ điểm, lớp 12: 4 chủ điểm, mục đích để
nâng cao nhận thức, thái độ và rèn luyện kỹ năng sống về GDMT cho HS.
Trên đây là chương trình giáo dục BVMT ở trường THPT; số bài, số chủ
điểm có tính chất tương đối. Quá trình triển khai thực hiện công tác giáo dục
BVMT phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản sau:
- Không làm biến tính đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn
thành bài giáo dục BVMT.
- Khai thác, liên hệ nội dung BVMT phải có chọn lọc, tập trung vào những
chương, bài, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của HS và các kinh
nghiệm thực tế các em đã có, tận dung tối đa mọi khả năng để cho HS trực tiếp tiếp
xúc với MT thông qua các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp.
1.3.2.3. Nội dung giáo dục môi trường
17
Các nội dung cơ bản về GDMT được đưa vào nội dung, chương trình giáo
dục phổ thông, được thực hiện thường xuyên và có hệ thống phù hợp với mục tiêu,

nội dung chương trình đào tạo ở tất cả các cấp học phổ thông.
Phần lớn nội dung GDMT ở trường THPT được tích hợp, lồng ghép vào các
chương trình môn học, trong đó có những môn học có nội dung liên quan đến những
kiến thức về MT, ô nhiễm MT, Luật BVMT, hệ sinh thái… như Môn Sinh học, Địa
lý, Hóa học, GDCD, Ngữ văn… Các môn khác được tích hợp, lồng ghép ở mức độ
khác nhau về nội dung GDMT như: Vật lý, Công nghệ, Ngoại ngữ,… Bên cạnh đó
một số môn như Toán cũng có thể lồng ghép GDMT thông qua các bài tập sử dụng
các số liệu về cây xanh, dân số và mức độ khai thác tài nguyên của con người…
Ở nước ta, nội dung GDMT được đưa vào chương trình phổ thông với các
lĩnh vực tri thức sau:
- Những kiến thức về MT và những kiến thức về yếu tố của MT.
- Những kiến thức và tác động của MT đến sinh vật và con người.
- Những kiến thức và sự tác động của con ngườu đến MT.
- Những kỹ năng BVMT và ứng phó với những tác động xấu của MT.
GDMT nhằm trang bị cho HS những tri thức cơ bản về MT, hình thành và
phát triển ý thức, kỹ năng và thái độ BVMT, góp phần xây dựng MT sống trong
sạch, lành mạnh trong phạm vi cả nước và trong từng cộng đồng địa phương.
1.3.3. Các hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục môi trường ở trường
Trung học phổ thông
Công tác GDMT ở trường THPT được tổ chức bằng hai hình thức cơ bản:
- Hoạt động giáo dục chính khóa (trên lớp).
- Hoạt động giáo dục không chính khóa (ngoài giờ lên lớp).
Mỗi hình thức tổ chức GDMT trên tương ứng với một số phương pháp tổ
chức GDMT phù hợp.
1.3.3.1. Tổ chức hoạt động giáo dục chính khóa
18
Hoạt động giáo dục chính khóa về GDMT được lồng ghép vào nội dung các
môn học và được thực hiện thông qua các tiết dạy. Mỗi tiết dạy phải đảm bảo yêu
cầu sau:
- Nghiên cứu kiến thức bài học để khai thác lồng ghép nội dung GDMT.

- Mỗi tri thức GDMT là một thành phần của bài giảng, vừa thỏa mãn mục
tiêu của bài học, vừa thỏa mãn mục tiêu GDMT thông qua bài dạy.
- Sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) phải phù hợp với đặc trưng bài học,
phát huy tính tích cực, sáng tạo và tự học của HS, chú trọng việc sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại để làm tăng chất lượng giờ học và trong các hoạt động
thực tiễn. Đồng thời tổ chức các hoạt động BVMT cho HS, bởi vì đây là cách thức
dạy học GDMT có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu học mà chơi - chơi mà học của
công tác GDMT.
Về phương pháp GDMT ở trường THPT, có thể sử dụng các PPDH như:
phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp động não,
phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp tranh luận, phương pháp đóng vai,…
1.3.3.2. Tổ chức hoạt động giáo dục không chính khóa
Hoạt động giáo dục không chính khóa là hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ
lên lớp học, dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số đông HS có hứng thú, yêu
thích bộ môn và ham muốn tìm tòi sáng tạo. Nội dung hoạt động ngoại khóa liên
quan với nội dung học tập trong chương trình và phù hợp với hoàn cảnh của địa
phương cũng như đặc điểm của các em tham gia hoạt động.
Hoạt động giáo dục không chính khóa có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao
hiệu quả dạy học, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức, tăng
cường kỹ năng học tập bộ môn và giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Hoạt động giáo dục không chính khóa ở trường phổ thông có nhiều hình thức
tổ chức, sau đây là một số hoạt động cơ bản gắn với một số phương pháp tổ chức
GDMT đặc thù:
+ Tổ hoặc nhóm về hoạt động MT (gọi tắt là tổ MT)
19
Tổ MT là một loại hình tổ chức cơ bản của hoạt động ngoại khóa, vì tính
chất gọn nhẹ, các HS có cùng sở thích, hứng thú và có chung một chuyên đề, thuận
lợi cho việc tổ chức hoạt động.
Phương pháp hoạt động của tổ MT rất đa dang và phong phú như điều tra,

khảo sát thông tin, phổ biến tri thức MT; báo cáo một vấn đề MT; sưu tầm, thu thập
tranh ảnh, tài liệu và tổ chức triển lãm; lập phiếu tư liệu MT; làm báo tường về MT;
tổ chức dạ hội chuyên đề; tìm thông tin trên mạng internet; giới thiệu các điểm và
tuyến du lịch; tổ chức chợ thông tin; tổ chức các trò chơi có nội dung MT…
Nội dung hoạt động của các Tổ MT phải kết hợp chặt chẽ với chương trình
học tập nội khóa, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức nội khóa hoặc củng cố, vận
dụng kiến thức trong thực tiễn và có tác dụng gây hứng thú học tập ở HS, phát huy
các năng lực sở trường vốn có của HS.
+ Câu lạc bộ MT
Câu lạc bộ MT là một hình thức hoạt động ngoài giờ dựa trên sự tham gia tự
nguyện của HS nhằm khuyến khích các em học tập, tìm hiểu, mở rộng kiến thức
MT và thực hiện các hoạt động BVMT. Câu lạc bộ MT có thể thu hút sự tham gia
của HS toàn trường hoặc mỗi khối lớp. Các câu lạc bộ MT có thể hoạt động theo
một chủ đề nhất định và đặt tên Câu lạc bộ theo nội dung hoạt động. Ví dụ: Câu lạc
bộ xanh, Câu lạc bộ những người bạn của rừng, Câu lạc bộ…
+ Chiến dịch MT
Chiến dịch MT là một hoạt động về MT thu hút nhiều người tham gia, diễn
ra trong một khoảng không gian tương đối rộng và có thời gian kéo dài nhất định,
có tính cao trào, tạo ra những sản phẩm thiết thực đối với nhiều người.
Hoạt động này tạo ra thói quen và tập dợt cho HS đặt mình vào vị trí năng
động, tự chủ, luôn luôn quan tâm đến những vấn đề thực tiễn gần gũi MT sống
chung quanh; đồng thời rèn luyện cho HS nhìn nhận các vấn đề thực tiễn một cách
khoa học và tìm cách giải quyết nó bằng các giải pháp thích hợp. Chiến dịch MT có
thể tiến hành ở trong trường hay ngoài trường.
+ Tham gia dã ngoại
20
Đây là những cơ hội tốt để giáo dục tình cảm của HS đối với thiên nhiên, đáp
ứng tâm lý ham hiểu biết của HS. Các hoạt động này sẽ đạt kết quả cao nếu biết tổ
chức HS như một đoàn nghiên cứu. Có thể tổ chức tham quan ở những nơi làm tốt
việc BVMT (khu bảo tồn, khu vực dự trữ sinh quyển…) và cả những nơi chưa làm

tốt (phá rừng làm rẫy, ven sông hồ bị ô nhiễm).
1.4. Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông và vấn đề quản lý công tác giáo
dục môi trường
1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của người Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông
Nhiệm vụ và quyền hạn của HT trường THPT được quy định cụ thể trong
Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điều lệ trường THCS, THPT và
trường phổ thông có nhiều cấp học (4/2007) [12, 34]. Luật Giáo dục quy định về
việc ban hành Điều lệ nhà trường. Điều lệ trường THPT quy định nhiệm vụ và
quyền hạn của HT như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
- Thực hiên các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 2
điều 20 của Điều lệ trương THPT;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
- Quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra
đánh giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với
GV, nhân viên; quản lý hồ sơ tuyển dụng GV, nhân viên;
- Quản lý HS, đánh giá xếp loại HS; quyết định khen thưởng, kỷ luật HS;
- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
- Thực hiện chế độ chính sách đối với GV, nhân viên và HS; tổ chức thực
hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa
giáo dục của nhà trường;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và
hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định
trong khoản 1 Điều 19.
21
1.4.2. Nội dung công tác quản lý giáo dục môi trường của Hiệu trưởng trường
Trung học phổ thông
GDMT là một quá trình tác động nhằm tăng cường hiểu biết của HS đối với
thế giới tự nhiên và đời sống xã hội, đặc biệt mối quan hệ tác động qua lại giữa con

người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất; góp phần xây dựng thế hệ
trẻ có ý thức và đạo đức mới về MT, có thái độ đúng và trang bị các kỹ năng cơ bản
về BVMT.
Để nâng cao hiệu quả công tác này, công tác quản lý của Hiệu trưởng trường
THPT tập trung về các nội dung chinh sau đây:
Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo của cấp trên để xây dựng kế
hoạch thực hiện công tác GDMT.
Tổ chức thực hiện GDMT thông qua hoạt động chính khóa và hoạt động
không chính khóa.
Tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng GDMT và BVMT cho GV.
Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện công tác GDMT
Kiểm tra, đánh giá về công tác GDMT và BVMT của GV và HS trong nhà trường.
Tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục và các tổ chức trong và ngoài
nhà trường, ở địa phương để thực hiện xã hội hóa công tác GDMT.
Xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện hỗ trợ
công tác GDMT.
Quản lý công tác GDMT trong trường phổ thông là một trong những nội dung
quản lý của người HT. Để làm tốt công tác quản lý GDMT ở trường phổ thông, người
HT không những phải thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình mà còn phải
quan tâm chỉ đạo đội ngũ GV, nhân viên và HS thực hiện tốt kế hoạch GDMT.
22
Tiểu kết chương 1
Từ những nghiên cứu lý luận về công tác GDMT và quản lý GDMT của HT
trường THPT ở chương 1, có thể rút ra các kết luận sau:
MT và BVMT trở thành vấn đề thời sự cấp bách của các quốc gia trên thế
giới. Sớm nhận thức vấn đề, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, biện
pháp tích cực để BVMT và bảo đảm sự phát triển bên vững, trong đó đã xác định
đúng đắn vai trò của GDMT. Nhờ vậy, việc GDMT cho HS các cấp học phổ thông
không chỉ là những chủ trương chung, mà là hoạt động cụ thể của nhà trường, gia
đình, xã hội và trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục từ

trung ương đến địa phương.
Nghiên cứu của luận văn cũng đã làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài
như: MT, GDMT, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý công tác GDMT…; vấn đề
GDMT ở trường THPT. Trong đó, trình bày ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức GDMT. Đặc biệt, làm rõ được vị trí, vai trò, nhiệm vụ ,
quyền hạn của người HT trường THPT, cũng như đã xác định rõ nội dung quản lý
công tác GDMT của người HT trường THPT bao gồm: quản lý hoạt động chính
khóa; quản lý hoạt động không chính khóa về công tác GDMT và thực hiện công
tác quản lý theo các chức năng cơ bản: Kế hoạch hóa; Tổ chức; Chỉ đạo, giám sát;
Kiểm tra, đánh giá
23
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDMT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GDMT
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH KON TUM
2.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum
2.1.1.1. Vị trí, địa hình, đơn vị hành chính, dân số
2.1.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum
Kon Tum là một vùng đất giàu về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào
các dân tộc thiểu số. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc
đáo mang bản sắc đặc thù.
Từ năm 2005 đến năm 2010, tỉnh Kon Tum tăng trưởng kinh tế bằng mức trung
bình cả nước, chiến lược CNH, HĐH đã thực hiện được một bước quan trọng, cơ sở
hạ tầng được cải thiện đáng kể.
2.1.2. Tình hình phát triển GD&ĐT tỉnh Kon Tum
2.1.2.1. Tình hình chung
Mạng lưới trường, lớp và quy mô giáo dục từng bước được kiện toàn và tăng
lên ở các cấp học, bậc học; đội ngũ GV, CBQL được bổ sung, bồi dưỡng và chuẩn
hoá; chất lượng giáo dục đại trà đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo
dục mũi nhọn được đầu tư, đã có sự thay đổi trong nhận thức của nhân dân về nâng

cao dân trí và công tác xã hội hoá giáo dục.
2.1.2.2. Tình hình phát triển giáo dục THPT
Quy mô trường lớp, học sinh các trường THPT tỉnh Kon Tum
Năm
học
Số trường
học
Số lớp học Số học sinh
2007-2008 16 317 11.649
2008-2009 20 323 11.499
2009-2010 21 332 11.701
2010-2011 24 358 13.010
(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum)
Sau bốn năm thực hiện cuộc vận động “Hai không”, chất lượng giáo dục đã có
chuyển biến tích cực, ổn định, mang tính bền vững và thực chất. Về xếp loại học
24
lực, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên qua các năm; tỷ lệ xếp loại yếu, kém giảm
xuống.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDMT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GDMT
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH KON TUM
2.2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
* Chọn mẫu điều tra
Chúng tôi trưng cầu ý kiến của 23 HT, 29 Phó HT và 200 GV dạy 08 môn tích
hợp: Vật lý, Ngữ văn, Địa lý, Sinh học, Hóa học, GDCD, Công nghệ (KTCN,
KTNN), tiếng Anh; 500 HS của 04 trường THPT và 03 trường PT DTNT trên địa
bàn tỉnh Kon Tum.
* Nội dung điều tra
Khảo sát các mặt của hoạt động GDMT và BVMT ở trường THPT và các nội
dung của quản lý công tác GDMT.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn trực tiếp phỏng vấn, tọa đàm

kết hợp với việc lấy ý kiến của chuyên gia về các nội dung nghiên cứu.
2.2.2. Thực trạng về công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum
2.2.2.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL, GV, HS đối với công tác GDMT
và BVMT
Bảng 2.3. Mức độ nhận thức về công tác GDMT và BVMT
Đối
tượng
khảo sát
HT và phó
HT
GV HS
SL % SL % SL %
Rất cần thiết 39 75,0 132 66,0 315 63,0
Cần thiết 13 25,0 65 32,5 154 30,8
Chưa cần
thiết lắm
0 0 3 1,5 31 6,2
Không cần
thiết
0 0 0 0 0 0
Cộng: 52 100% 200 100% 500 100%
25

×