Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Tại Cảng Cá Lạch Vạn, Lạch Quèn Và Đề Xuất Các Giải Pháp Xử Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.46 KB, 44 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BQL DỰ ÁN FSPS II NGHỆ AN
----------------------------------------

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN, LẠCH QUÈN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ.
MÃ SỐ: FSPS-NGHEAN-POSMA- 2011- 1.3.8


VINH, THÁNG 12 NĂM 2011

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG

HÌNH 1.1: BẢN ĐỒ KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH VẠN, XÃ DIỄN NGỌC,
HUYỆN DIỄN CHÂU...............................................................................................10
BẢNG 1.1: TÀU THUYỀN, SẢN LƯỢNG KHAI THÁC HẢI SẢN LẠCH VẠN
..................................................................................................................................... 11
BẢNG 1.2: TÀU THUYỀN, SẢN LƯỢNG KHAI THÁC HẢI SẢN CỬA LẠCH
QUÈN......................................................................................................................... 12
BẢNG 2.1: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ THU GOM
NGUYÊN LIỆU.........................................................................................................22


BẢNG 2.2: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN NƯỚC
MẮM........................................................................................................................... 22
BẢNG 2.3: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN
HÀNG KHÔ............................................................................................................... 22
BẢNG 2.4: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN
ĐÔNG LẠNH............................................................................................................. 22
BẢNG 2.5: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN HỘ
GIA ĐÌNH.................................................................................................................. 23
BẢNG 3.1: NGUỒN VÀ DẠNG CHẤT THẢI PHÁT SINH Ở CẢNG CÁ..........24
BẢNG 3.2: LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI PHÁT SINH TỪ CẢNG CÁ LẠCH
VẠN, LẠCH QUÈN...................................................................................................25
BẢNG 3.3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI CẢNG
CÁ LẠCH VẠN.........................................................................................................26
BẢNG 3.4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI CẢNG
CÁ LẠCH QUÈN......................................................................................................27
BẢNG 3.5: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ NHANH VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ...........................................................................................28
BẢNG 3.6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN............................................................................29

4


BẢNG 3.7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ TẠI CẢNG CÁ LẠCH QUÈN.........................................................................29
BẢNG 3.8: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ NHANH VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC......................................................................................................30
BẢNG 3.9: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI CẢNG
CÁ LẠCH VẠN.........................................................................................................31
BẢNG 3.10: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI CẢNG

CÁ LẠCH QUÈN......................................................................................................32
BẢNG 3.11: CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH
VẠN............................................................................................................................ 33
BẢNG 3.12: CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH
QUÈN......................................................................................................................... 33
BẢNG 3.13: TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH XÃ DIỄN NGỌC 9 THÁNG
NĂM 2011................................................................................................................... 36
HÌNH 4.1: SƠ ĐỒ THOÁT NƯỚC MƯA TRONG KHU VỰC CẢNG...............37
HÌNH 4.2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI TRONG CẢNG ............38
HÌNH 4.3: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CẢNG CÁ..........38
HÌNH 4.4: HỆ THỐNG THÙNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TRONG CẢNG
..................................................................................................................................... 39
HÌNH 4.5: CƠ CẤU HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ. .40

DANH MỤC HÌNH

HÌNH 1.1: BẢN ĐỒ KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH VẠN, XÃ DIỄN NGỌC,
HUYỆN DIỄN CHÂU...............................................................................................10
BẢNG 1.1: TÀU THUYỀN, SẢN LƯỢNG KHAI THÁC HẢI SẢN LẠCH VẠN
..................................................................................................................................... 11

5


BẢNG 1.2: TÀU THUYỀN, SẢN LƯỢNG KHAI THÁC HẢI SẢN CỬA LẠCH
QUÈN......................................................................................................................... 12
BẢNG 2.1: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ THU GOM
NGUYÊN LIỆU.........................................................................................................22
BẢNG 2.2: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN NƯỚC
MẮM........................................................................................................................... 22

BẢNG 2.3: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN
HÀNG KHÔ............................................................................................................... 22
BẢNG 2.4: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN
ĐÔNG LẠNH............................................................................................................. 22
BẢNG 2.5: SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN HỘ
GIA ĐÌNH.................................................................................................................. 23
BẢNG 3.1: NGUỒN VÀ DẠNG CHẤT THẢI PHÁT SINH Ở CẢNG CÁ..........24
BẢNG 3.2: LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI PHÁT SINH TỪ CẢNG CÁ LẠCH
VẠN, LẠCH QUÈN...................................................................................................25
BẢNG 3.3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI CẢNG
CÁ LẠCH VẠN.........................................................................................................26
BẢNG 3.4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TẠI CẢNG
CÁ LẠCH QUÈN......................................................................................................27
BẢNG 3.5: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ NHANH VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ...........................................................................................28
BẢNG 3.6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN............................................................................29
BẢNG 3.7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ TẠI CẢNG CÁ LẠCH QUÈN.........................................................................29
BẢNG 3.8: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ NHANH VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC......................................................................................................30
BẢNG 3.9: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI CẢNG
CÁ LẠCH VẠN.........................................................................................................31

6


BẢNG 3.10: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI CẢNG
CÁ LẠCH QUÈN......................................................................................................32
BẢNG 3.11: CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH

VẠN............................................................................................................................ 33
BẢNG 3.12: CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH
QUÈN......................................................................................................................... 33
BẢNG 3.13: TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH XÃ DIỄN NGỌC 9 THÁNG
NĂM 2011................................................................................................................... 36
HÌNH 4.1: SƠ ĐỒ THOÁT NƯỚC MƯA TRONG KHU VỰC CẢNG...............37
HÌNH 4.2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI TRONG CẢNG ............38
HÌNH 4.3: SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CẢNG CÁ..........38
HÌNH 4.4: HỆ THỐNG THÙNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TRONG CẢNG
..................................................................................................................................... 39
HÌNH 4.5: CƠ CẤU HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ. .40

7


MỞ ĐẦU
Nghệ An nằm trong vùng Bắc Trung bộ với chiều dài bờ biển 82km, là tỉnh có
tiềm năng để phát triển nghề khai thác hải sản. Toàn tỉnh hiện có hơn 4.300 tàu thuyền
khai thác với sản lượng khai thác hàng năm từ 55.000- 60.000 tấn hải sản các loại. Tuy
nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác
không đi đôi với sự phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, đặc biệt là hệ thống
cảng cá, bến cá hiện đang gây ra nhiều áp lực đối với hiện trạng môi trường của các
địa phương. Vấn đề ô nhiễm môi trường dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm
(ATVSTP) đã và đang làm giảm chất lượng thuỷ hải sản, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế
và tính cạnh tranh của sản phẩm hải sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc
cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở các hệ thống cảng cá, bến cá, phát triển hệ
thống dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, hiệu quả hiện đang là vấn đề rất cấp thiết đối
với sự phát triển bền vững nghề khai thác hải sản, nhằm thực hiện định hướng chiến
lược phát triển kinh tế biển của cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng.
Theo đó, việc khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường các cảng cá, bến cá trên

địa bàn tỉnh và đưa ra các giải pháp xử lý nhằm cải thiện chất lượng môi trường là một
nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở cho các ngành, các cấp đưa ra những giải pháp và định
hướng trong quản lý, đầu tư hệ thống cảng cá, bến cá nhằm phát triển ngành khai thác
thủy sản bền vững.
Trong khuôn khổ hợp phần “Tăng cường năng lực sau thu hoạch và
marketing (POSMA)”, hoạt động “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại
Cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn và đề xuất các giải pháp xử lý” (Mã số: FSPSNghean/POSMA/2011/1.3.8) đã được thực hiện nhằm mục đích báo cáo đánh giá thực
trạng ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn nhằm cung cấp thông tin
đầy đủ cho ngành Nông nghiệp và PTNT; đề xuất những giải pháp xử lý để sự phát
triển mang tính bền vững
Để đáp ứng những mục tiêu đã đề ra của hoạt động, nhóm tư vấn đã tiến hành
điều tra khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng và môi trường của hai cảng cá Lạch Vạn và
Lạch Quèn, phân tích nguyên nhân và dự báo xu thế diễn biến tình hình ô nhiễm môi
trường ở 2 cảng cá, từ đó đưa ra giải pháp nhằm cải thiện điều kiện môi trường khu
vực cảng.
Các số liệu trong báo cáo được tổng hợp từ quá trình điều tra thực tế, lấy mẫu
phân tích, các báo cáo thống kê hàng năm của Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Khai
thác & BVNL thủy sản, BQL Cảng cá Nghệ An và một số tài liệu thuộc các hoạt động
có liên quan của Dự án FSPS II Nghệ An. Trong quá trình thực hiện báo cáo, nhóm tư
vấn đã nhận được sự hợp tác, phối hợp và giúp đỡ của các địa phương, các cán bộ,
chuyên gia trong ngành thuỷ sản, y tế và môi trường. Nhóm tư vấn xin chân thành cảm
ơn tất cả sự hợp tác, phối hợp, giúp đỡ và trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp để
hoàn thiện báo cáo này.

8


Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC CẢNG CÁ LẠCH
VẠN VÀ LẠCH QUÈN

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch Vạn
Cảng cá Lạch Vạn nằm tại khu vực cửa Lạch Vạn, hạ lưu sông Bùng, thuộc địa
bàn xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Diễn Châu thuộc khu vực đồng bằng ven biển Nghệ An chịu ảnh hưởng
của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt :
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô
nóng, nhiệt độ trung bình 250C-300C; mưa lớn vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 76% tổng
lượng mưa cả năm.
- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc; lượng mưa ít, trời rét. Nhiệt độ trung bình 150C - 200C.
Nhiệt độ trung bình năm: 23,80C.
Độ ẩm trung bình năm: 85%.
Chế độ gió:
- Các tháng 10 đến tháng 2 năm sau, hướng gió thịnh hành là gió Bắc và gió
Đông Bắc, tốc độ trung bình 3 ÷ 5m/s.
- Các tháng 3, 4 hướng gió thịnh hành là Đông, Đông Bắc, tốc độ trung bình
3,5m/s.
- Các tháng 5, 6 là giai đoạn chuyển tiếp nên gió Đông thịnh hành, ngoài ra có
gió Tây Nam, tốc độ trung bình 3 ÷ 5m/s.
- Các tháng 7, 8, 9 hướng gió thịnh hành là Tây Nam, Nam, ngoài ra có xuất
hiện gió Tây có tốc độ 4 ÷ 6 m/s.
Bão thường xảy ra vào các tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió bão có thể lên tới
40m/s.
Chế độ thuỷ văn:
Sông Bùng nằm phía Bắc tỉnh Nghệ An, thuộc hai huyện Diễn Châu và Yên
Thành. Lưu vực sông Bùng có diện tích 736 km 2, trong đó diện tích đồi núi: 452 km2,
diện tích vùng đồng bằng: 284 km 2, tổng diện tích đất canh tác: 302 km 2, chiều dài
lòng sông: 57km (kể từ cống 10 cửa Vũng bùn đến cửa Lạch Vạn)
Đoạn sông Lạch Vạn từ cầu Bùng đến Cửa Lạch Vạn dài 12 km chảy theo

hướng từ Tây Bắc - Đông Nam chia thành 3 phân đoạn như sau:
+ Đoạn từ đập tràn cầu Bùng đến cầu Đồng Kỷ: đây là khu vực dòng sông bị
chặn dòng tại đập tràn cầu Bùng, dòng chảy chủ yếu chuyển về Bara Diễn Thuỷ, nên
tốc độ chảy rất nhỏ, lòng sông uốn lượn liên tục, chiều rộng lòng sông trung bình

9


150m. Lòng sông có độ dốc ngang thoải, lạch chủ yếu chạy sát bờ hữu. Hướng dòng
chảy là Tây Đông. Chiều dài đoạn từ đập tràn cầu Bùng đến cầu Đồng Kỷ là 1910 m
+ Đoạn từ cầu Đồng Kỷ đến cầu Diễn Kim: đây là khu vực lòng sông mở rộng
dần, chiều rộng lòng sông trung bình 200 m, chiều dài 4060 m. Lòng sông có độ dốc
ngang thoải. Hướng dòng chảy là Tây Nam - Đông Bắc. Trong đoạn này, kênh Nhà Lê
nhập với sông Bùng tại khu vực Xã Diễn Vạn - Diễn Kim
+ Đoạn từ cầu Diễn Kim đến Cửa Lạch Vạn: đây là khu vực lòng sông mở
rộng đều, chiều rộng lòng sông trung bình 250 m, chiều dài 6600 m. Dòng chủ chạy
giữa, hướng dòng chảy là Tây Bắc – Đông Nam. Trong đoạn này, dòng chủ sông Bùng
chảy qua Bara Diễn Thuỷ nhập lại với sông Bùng tại khu vực Xã Diễn Ngọc.
(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ)

Hình 1.1: Bản đồ khu vực Cảng cá Lạch Vạn, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nằm ở vị trí rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế
biển, Diễn Châu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội
của tỉnh Nghệ An. Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Diễn Châu đã có những
chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP của Huyện bình quân đạt
15,75%/năm, trong đó Công nghiệp - Xây dựng đạt 20,5%/năm, Nông - Lâm Ngư nghiệp đạt 11%/năm, Dịch vụ - Thương mại đạt 17,7%/năm.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội, ngành khai thác thuỷ sản khu vực
cửa Lạch Vạn đã sớm hình thành và phát triển. Cửa Lạch Vạn là nơi ra vào của tàu


10


thuyền các xã Diễn Ngọc, Diễn Bích và Diễn Thành; sản lượng khai thác hải sản của
huyện Diễn Châu chủ yếu tập trung ở đây.
Bảng 1.1: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản Lạch Vạn
Địa phương

Tổng
số

Nhóm tàu (CV)

Sản lượng

1

Diễn Bích

<20 20<50 50<90 90<150 150<250 250<400 ≥400
208 0
146
10
38
12
2
0

2


Diễn Ngọc

428

34

361

21

7

3

0

2

11.000

3

Diễn Thành

62

48

14


0

0

0

0

0

500

646

82

521

31

45

15

2

2

18.500


Tổng

Tấn/năm
7.000

Nguồn: Thống kê các địa phương – Chi cục Khai thác & BVNL thuỷ sản

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực cảng cá Lạch Quèn
Cảng cá Lạch Quèn là cảng chính của cửa Lạch Quèn, hạ lưu sông Mai Giang,
bao gồm cảng Bắc Quèn thuộc địa bàn xã Tiến Thuỷ và cảng Nam Quèn thuộc địa bàn
xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Quỳnh Lưu có khí hậu mang đặc tính nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếp
của hai chế độ gió.
- Mùa đông chịu ảnh hưởng gió mùa Đông bắc (tháng 11 – tháng 3 năm sau),
cấp độ gió từ cấp 3 đến cấp 6,7 làm khí hậu lạnh.
- Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam thường gió cấp 2- cấp 4, gió khan
không mang theo hơi nước nên khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 8.
Từ tháng 8 đến tháng 10 bão lụt thường xảy ra, thường kèm theo gió lớn, mưa
lũ gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, nhiệt độ cao nhất cao nhất vào tháng 7, thấp
nhất từ tháng 1. Quỳnh Lưu có lượng mưa thấp nhất so với các huyện khác vùng ven
biển của tỉnh Nghệ An. Do vậy thời gian khô nắng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10.
Chế độ thuỷ văn, thủy triều:
Sông Mai Giang hay còn gọi là Sông Mơ, sông Độ Ông và kênh nhà Lê thuộc
địa phận huyện Quỳnh Lưu. Sông Mai Giang nằm về phía Đông của huyện. Đây là con
sông nước mặn, một đầu thông ra biển tại lạch Quèn, đầu kia thông với sông Hoàng
Mai và thông ra biển tại lạch Cờn, chiều dài sông tính từ Cửa Quèn đến sông Hoàng
Mai là 20 km, tính từ cửa Quèn đến cửa Cờn dài 25 km, chiều rộng lòng sông trung
bình 10 ÷ 20 m sông có lưu vực sông 11.266 ha, độ dốc lòng sông i=0.

Sông Mai Giang có hướng hình thành Bắc Nam, nối cửa lạch Cờn và cửa lạch
Quèn chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều. Biên độ thuỷ triều từ 1,5- 2m, khi

11


triều cao có thể đạt 3m. Thời gian triều cường và triều kiệt thường ngắn, chất lượng
nước sông khi triều cường và triều kiệt không biến động nhiều.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở Đông Bắc tỉnh Nghệ An,
cách thành phố Vinh 60 km về phía Nam, có vị trí từ 19 005’ – 19023’ vĩ độ Bắc và
105026’ – 105049’ kinh Đông. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 607,705km2, dân số
381.948 (tính đến 31/12/2010);
Năm 2010, tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) đạt 4.735,437 tỷ đồng, bằng
100,9% kế hoạch, tăng 16% so với năm 2009. Trong đó: Nông-Lâm-Ngư đạt 895,722 tỷ
đồng, bằng 103,9% kế hoạch, tăng 9,8%; Công nghiệp-xây dựng cơ bản đạt 3.060,905 tỷ
đồng, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 17,4 % (Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp đạt
1.880,905 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch, tăng 7,5%; Xây dựng đạt 1.180 tỷ đồng, bằng
100% kế hoạch, tăng 37,9%); Dịch vụ đạt 778,810 tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch, tăng
18,1% so với năm 2009.
Là một huyện có lợi thế về kinh tế biển với chiều dài đường bờ biển 34 km, Quỳnh
Lưu có các xã phát triển nghề cá mạnh: Tiến Thuỷ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long, An
Hoà ở khu vực Lạch Quèn và các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Dị ở khu vực
Lạch Cờn. Số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác hải sản khu vực cửa Lạch Quèn
được phân bố theo bảng sau:
Bảng 1.2: Tàu thuyền, sản lượng khai thác hải sản cửa Lạch Quèn
Địa phương Tổng
Nhóm tàu (CV)
Sản lượng
số

<20 20<50 50<90 90<150 150<250 250<400 ≥400 Tấn/năm
1 Quỳnh Nghĩa 116

10

0

5

9

7

42

43

4.900

2 Tiến Thuỷ

350 129

53

28

34

16


68

40

9.500

3 An Hoà

60

21

1

2

31

10

0

1

1.200

4 Quỳnh Long 168

74


21

15

36

15

7

0

6.500

694 234

75

50

110

48

117

84

22.100


Tổng

Nguồn: Thống kê các địa phương – Chi cục Khai thác & BVNL thuỷ sản

12


Chương 2
HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, CÁC HẠNG MỤC PHỤC VỤ SẢN
XUẤT
2.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Vạn
Cảng cá lạch Vạn được xây dựng tại xã Diễn Ngọc – huyện Diễn Châu từ
nguồn kinh phí của Chương trình Biển Đông – Hải đảo. Cảng là nơi lên bến của hơn
75% sản lượng khai thác hải sản của huyện Diễn Châu.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Vạn được mô tả như sau:
Các hạng mục

Mô tả hiện trạng

- Diện tích khu
cảng (m2)

6000m2

- Khoảng cách
với khu dân cư

Khu vực cảng sát với khu dân cư


- Cầu tàu:

Hình thức bến liền bờ với chiều dài 170 m, gồm: bến đứng dài 50m
và bến nghiêng dài 120m. Có khả năng cho tàu thuyền công suất
500CV và tàu thuyền có trọng tải tới 40 tấn cập bến. Mặt bến làm
bằng bê tông cốt thép

- Đường giao
thông nội bộ
cảng

Đường giao thông nội bộ cảng có chiều dài 170 m, rộng 5,5m; được
rải nhựa nhưng hiện trạng mặt đường nay đã xuống cấp. Đường chạy
giữa khu nhà tiếp nhận có mái che phía ngoài và và khu chợ cá phía
trong). Mặt đường thấp hơn nền của khu tiếp nhận và chợ cá. Hệ
thống thoát nước kém nên nước thải từ quá trình vệ sinh cảng và
nước mưa chảy tràn thường xuyên ú đọng, gây ô nhiễm môi trường.

- Khu tiếp
nhận, phân
loại thuỷ sản

Cảng có 2 khu nhà tiếp nhận xử lý nguyên liệu:
- Khu ngoài: Kết cấu khung thép, mái tôn có diện tích 600m 2 (là khu
buôn bán, thu mua hải sản của các tiểu thương trong vùng). Khu nhà
này không có bồn chứa nước sạch. Nước để vệ sinh khu cảng được
bơm trực tiếp từ sông. Hệ thoát nước kém và không có hệ thống xử
lý nước thải. Do đó, toàn bộ nước thải từ hoạt động của khu nhà này
chảy tràn trực tiếp xuống sông Lạch Vạn.
- Khu trong (chợ cá): Kết cấu bê tông cốt thép có mái che, diện tích

500m2 (thường là nơi tập kết hải sản, đóng gói, cấp lạnh để vận
chuyển). Có hệ thống bể chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan do hệ thống cung cấp
nước máy hiện nay không hoạt động (không rõ nguyên nhân). Hệ
thống thoát nước kém. Bể xử lý nước thải có kết cấu BTCT đặt tại vị
trí thượng lưu cảng. Bể xử lý nước hiện không sử dụng được nên

13


toàn bộ nước thải từ hoạt động của khu nhà này và nước mưa chảy
tràn ra khu vực xung quanh, một phần ngấm xuống đất và một phần
chảy xuống sông Lạch Vạn qua cửa xả nước ở vị trí thượng lưu bến
cập tàu.
- Kho lạnh bảo
quản

- Hiện nay cảng chưa có kho lạnh bảo quản.

- Kho dụng cụ,
hoá chất

Cảng không sử dụng hoá chất để tẩy rửa.

- 01 kho bảo quản lạnh công suất 150 tấn đang xây dựng.
Cảng không có kho chứa dụng cụ hoá chất.

- Hệ thống
Hệ thống thoát nước của cảng gồm:
thoát nước và

- Hệ thống thoát nước chạy ngầm dưới nền cảng: thu gom nước thải
xử lý nước thải từ khu nhà vệ sinh, khu sản xuất nước đá và các cư sở sản xuất xung

quanh.
- Hệ thống thoát nước trên bề mặt là các rãnh nhỏ, có kích thước
khoảng 5x5cm. Hệ thống này hoạt động không hiệu quả nên xảy ra
tình trạng nước thải chảy tràn trên nền cảng và ứ đọng cục bộ.
Hệ thống xử lý nước thải hiện không nên toàn bộ nước thải xả thẳng
ra sông Lạch Vạn.
- Xử lý chất
thải rắn

Chất thải rắn của cảng hiện nay không được thu gom, xử lý. Tất cả
chất thải được xả thẳng ra sông, biển.

- Sân cảng

Sân cảng được sử dụng như bãi đỗ xe cho các phương tiện tiếp nhận
và vận chuyển thuỷ hải sản. Diện tích sân cảng khoảng hơn 3000m 2,
nền cứng bằng bê tông.

- Hệ thống điện Có trạm biến áp 320KVA và hệ thống điện chiếu sáng đầy đủ
chiếu sáng
- Hệ thống
cung cấp nước
đá

- 01 cơ sở sản xuất đá lạnh tư nhân công suất 20 tấn/ngày.
- Nguồn nước sử dụng để sản xuất đá lạnh là nước sạch của nhà máy
nước Diễn Châu

- Phương tiện vận chuyển nước đá tuỳ thuộc vào chủ tàu thuyền. Đối
với tàu đánh bắt xa bờ, có thể vận chuyển bằng ô tô, các tàu thuyền
nhỏ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ.

- Hệ thống Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của cảng:
cung cấp nước - Nước máy: hiện nay không cấp nước
- Nước giếng khoan: sử dụng để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh khu nhà
tiếp nhận phía trong cảng. Nước được chứa trong hệ thống bể bê
tông (9 bể x 4m3/bể), bể không có nắp đậy.

14


- Nước sông: sử dụng để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh khu nhà tiếp
nhận phía ngoài cảng. Nước được bơm trực tiếp từ sông, không qua
xử lý và chứa trong 2 bể đặt ở hai đầu nhà tiếp nhận (2 bể x 1,5m 3).
- Nước mưa: sử dụng cho sinh hoạt của nhân viên cảng.
- Hệ thống Cảng có 01 trạm cung cấp xăng dầu cách khu nhà tiếp nhận ngoài
cung cấp xăng khoảng hơn 8 m. Trạm xăng không có hệ thống đường ống dẫn dầu
dầu
xuống khu vực bến cập tàu. Chủ tàu thuyền mua xăng trực tiếp tại
trạm và vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tình trạng
xăng dầu rơi vãi xung quanh khu vực trạm xăng xảy ra phổ biến.
Xăng dầu rơi vãi có thể ngấm xuống đất hoặc bị nước mưa rửa trôi
xuống sông.
Hệ
thống Cảng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy
phòng
cháy
chữa cháy

- Tàu thuyền Số tàu thuyền thường xuyên ra vào bến 500 chiếc với sản lượng
đăng ký
18.500 tấn hải sản/năm
+ Số lượng
+ Công suất tàu

Hàng hoá qua cảng những ngày cao điểm tương đối lớn: Thuỷ sản 70
tấn/ngày, đá lạnh 4 tấn/ngày, 80 đôi tàu lưới kéo 48CV/ngày…

Đánh giá hiện trạng
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của cảng cá tương đối đầy đủ như: Trạm biến áp 320
KVA, 01 cơ sở nước đá công suất 20 tấn/ngày, hệ thống kho đông lạnh công suất 150
tấn đang được xây dựng, nhà phân loại cá, nhà quản lý, trạm xăng dầu…. Nguồn nước
máy sử dụng làm đá lạnh, nước mưa dùng cho sinh hoạt và nước giếng khoan rửa khu
vực trong cảng, nước sông rửa khu vực bến tiếp nhận thuỷ sản. Tuy nhiên, hệ thống
thoát nước thải kém và không được xử lý trước khi thải ra sông, biển; không có hệ
thống thu gom chất thải rắn, vì vậy, hai bên cánh gà của cảng là nơi chứa chất thải rắn
chưa xử lý của dân cư quanh cảng. Bên cạnh đó, hoạt động của nhà máy sản xuất bột
cá gây ô nhễm nghiêm trọng môi trường địa phương.
Ngoài, hệ thống luồng lạch ra vào cảng bị cạn và bồi lắng nhiều, đa số các tàu
thuyền không thể ra vào khi triều xuống; hạn chế việc phát triển nghề cá địa phương.
2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Quèn
Cảng cá lạch Quèn được xây dựng từ nguồn kinh phí của Chương trình Biển
Đồng – Hải đảo, bao gồm cảng cá Bắc Quèn năm trên địa bàn xã Tiến Thuỷ và cảng cá
Nam Quèn nằm trên địa bàn xã Quỳnh Thuận – huyện Quỳnh Lưu.

15


Cảng Bắc Quèn (Tiến Thuỷ)

Các hạng mục

Mô tả hiện trạng

- Diện tích khu
cảng (m2)

Diện tích chính 2550m2 (170m x 15 m)

- Khoảng cách
với khu dân cư

Khu vực cảng sát với khu dân cư

- Cầu tàu:

- Hình thức bến liền bờ với chiều dài 170 m, 02 cánh gà hai bên
được tư nhân phát triển trên hệ thống kè tránh, trú bão với chiều dài
100m và 50m; tổng chiều dài cảng cập tàu là 320m.
- Mặt bến làm bằng bê tông cốt thép.
- Có khả năng cho tàu thuyền công suất 500CV và tàu thuyền có
trọng tải tới 40 tấn cập bến.

- Khu tiếp
nhận, phân
loại thuỷ sản

Mặt bằng cảng chỉ là nơi tiếp nhận thuỷ sản và chuyển nguyên vật
liệu cho chuyến biển, không có hệ thống mái che hay nhà phân loại
cá, các hệ thống dịch vụ hậu cần đều nằm ở ngoài cảng chính.


- Kho lạnh bảo
quản

08 kho bảo quản lạnh với tổng công suất 500 tấn.

- Kho dụng cụ,
hoá chất

Cảng không sử dụng hoá chất để tẩy rửa.
Cảng không có kho chứa dụng cụ hoá chất.

- Hệ thống
- Cảng không có hệ thống thoát nước, bề mặt cảng thường xuyên ú
thoát nước và
đọng nước thải từ quá trình rửa cá, cấp đông và vận chuyển.
xử lý nước thải - Cảng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước

thải từ hoạt động của cảng chảy tràn trên bề mặt và chảy xuống biển,
một số chảy ngược vào đường giao thông của khu dân cư.
- Xử lý chất
thải rắn

Chất thải rắn của cảng hiện nay không được thu gom, xử lý. Tất cả
chất thải được xả thẳng ra sông, biển.

- Hệ thống điện Cảng không có trạm biến áp riêng mà dùng chung trạm biến áp với
chiếu sáng
xã Tiến Thuỷ.
- Hệ thống

cung cấp nước
đá

- 06 cơ sở sản xuất đá lạnh tư nhân với tổng công suất khoảng 300
tấn/ngày.
- Nguồn nước sử dụng để sản xuất đá lạnh là nước giếng khoan đã
qua lắng lọc sơ bộ.
- Phương tiện vận chuyển nước đá tuỳ thuộc vào chủ tàu thuyền. Đối
với tàu đánh bắt xa bờ, có thể vận chuyển bằng ô tô, các tàu thuyền
nhỏ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ.

16


- Hệ thống Cảng không có hệ thống cung cấp nước sạch.
cung cấp nước Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của cảng là nước sông, sử dụng
để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh cảng. Nước được bơm trực tiếp từ
sông, không qua xử lý
- Hệ thống Cảng có 06 trạm cung cấp xăng dầu nằm ngoài khu vực cảng chính.
cung cấp xăng Các trạm xăng không có hệ thống đường ống dẫn dầu xuống khu vực
dầu
bến cập tàu. Chủ tàu thuyền mua xăng trực tiếp tại trạm và vận
chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Tình trạng xăng dầu rơi
vãi xung quanh khu vực trạm xăng xảy ra phổ biến. Xăng dầu rơi vãi
có thể ngấm xuống đất hoặc bị nước mưa rửa trôi xuống sông.
Hệ
thống Cảng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy
phòng
cháy
chữa cháy

Số lượng tàu Tổng số tàu có thể cập cảng cùng một lúc khoảng 40 chiếc/400CV;
thuyền và sản hàng hoá qua cảng nhiều nhất trong một ngày: Thuỷ sản: 190 ÷ 200
tấn, đá lạnh: 500 tấn. Thời gian lên bến thuỷ sản từ 3h ÷ 4h đối với
lượng
tàu máy ≥ 250CV, thời gian bốc đá lạnh và nhiên liệu gần 01 giờ.
Sản lượng thuỷ sản qua cảng khoảng 35.000 tấn/năm
Đánh giá hiện trạng
Hiện trạng cơ sở hạ tầng cảng Bắc Quèn nhìn chung chưa hoàn thiện, không
đáp ứng được những điều kiện cơ bản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ
sinh môi trường của một cảng cá. Mặt bằng cảng chỉ là nơi tiếp nhận thuỷ sản và
chuyển nguyên vật liệu cho chuyến biển, không có hệ thống mái che hay nhà phân loại
cá, các hệ thống dịch vụ hậu cần đều nằm ở ngoài cảng chính. Đặc biệt cảng không có
hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn nên tình trạng nước
thải và rác thải chảy tràn xuống sông gây ô nhiễm nước sông tại khu vực cửa Quèn.
Cảng Nam Quèn (Quỳnh Thuận)
Các hạng mục

Mô tả hiện trạng

- Diện tích khu
cảng (m2)

Diện tích chính 12.000m2 (bao gồm cả diện tích đang cho các doanh
nghiệp thuê mặt bằng sản xuất)

- Khoảng cách
với khu dân cư

Khu vực cảng sát với khu dân cư


- Cầu tàu:

- Hệ thống cầu cảng hình chữ L nối liền bờ, chiều dài cầu cảng 50m
- Mặt bến làm bằng bê tông cốt thép.
- Khả năng tiếp nhận 06 tàu/400CV (Đậu 02 lớp) khi thời gian triều
cường.

- Khu tiếp

Cầu cảng cũng là nơi tiếp nhận thuỷ sản và chuyển nguyên vật liệu

17


nhận, phân
loại thuỷ sản

cho chuyến biển, không có hệ thống mái che hay nhà phân loại cá.

- Đường giao
thông nội bộ
cảng

Đường giao thông nội bộ cảng có chiều dài 200 m, rộng 5,5m; được
rải nhựa. Hiện trạng mặt đường còn tương đối tốt. Có hệ thống thoát
nước mưa bằng BTCT ngầm.

- Kho lạnh bảo
quản


03 kho bảo quản lạnh công suất 150 tấn

- Kho dụng cụ,
hoá chất

Cảng không sử dụng hoá chất để tẩy rửa.
Cảng không có kho chứa dụng cụ hoá chất.

- Hệ thống
- Cảng có hệ thống thoát nước thu nước từ khu nhà hành chính của
thoát nước và
cảng, đường giao thông nội cảng và xả thẳng ra biển.
xử lý nước thải - Cảng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải từ

hoạt động của cảng (rửa cảng, sơ chế thuỷ sản) và nước mưa chảy
tràn trên bề mặt và chảy xuống biển.
- Xử lý chất
thải rắn

Cảng được vệ sinh vào cuối mỗi ngày làm việc. Tuy nhiên chỉ một
phần nhỏ rác thải được thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt. Còn
lại phần lớn cuốn theo nước rửa cảng ra biển.
Cảng không bố trí các thùng thu gom rác thải.

- Hệ thống điện Có trạm biến áp 250KVA và hệ thống chiếu sáng đường nội cảng,
chiếu sáng
cầu tàu và khu nhà hành chính.
- Hệ thống
cung cấp nước
đá


- 04 xưởng đá lạnh công suất 28 tấn/ngày
- Nguồn nước sử dụng để sản xuất đá lạnh là nước giếng khoan đã
qua lắng lọc sơ bộ.
- Phương tiện vận chuyển nước đá tuỳ thuộc vào chủ tàu thuyền. Đối
với tàu đánh bắt xa bờ, có thể vận chuyển bằng ô tô, các tàu thuyền
nhỏ vận chuyển bằng phương tiện thô sơ.

- Hệ thống Cảng không có hệ thống cung cấp nước sạch.
cung cấp nước Nguồn nước phục vụ cho hoạt động của cảng là nước sông, sử dụng
để sơ chế thuỷ sản và vệ sinh cảng. Nước được bơm trực tiếp từ
sông, không qua xử lý
- Hệ thống 02 trạm cung cấp xăng dầu. Các trạm xăng không có hệ thống đường
cung cấp xăng ống dẫn dầu xuống khu vực bến cập tàu. Chủ tàu thuyền mua xăng
dầu
trực tiếp tại trạm và vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Tình trạng xăng dầu rơi vãi xung quanh khu vực trạm xăng xảy ra

18


phổ biến. Xăng dầu rơi vãi có thể ngấm xuống đất hoặc bị nước mưa
rửa trôi xuống sông.
Hệ
thống Cảng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy
phòng
cháy
chữa cháy
Số lượng tàu Cảng cá Nam Quèn chủ yếu tiếp nhận hàng hoá và tàu thuyền xã
thuyền và sản Quỳnh Long và cung cấp nhiên liệu, đá lạnh cho một số tàu xã

Quỳnh Nghĩa và An Hoà. Cảng thường bị cạn khi triều xuống; hàng
lượng
hoá qua cảng nhiều nhất là khoảng 10 tấn thuỷ sản và 100 tấn nước
đá/ngày.
Sản lượng thuỷ sản qua cảng khoảng 4.000 tấn/năm.
Đánh giá hiện trạng
Cảng Nam Quèn không đáp ứng đủ nhu cầu lên bến của tàu thuyền xã Quỳnh
Long; các tàu có công suất máy lớn, sản lượng khai thác chuyến biển cao, đặc biệt là
các tàu vây, đa số đều sang cảng Bắc Quèn để vận chuyển hải sản lên bến, mặc dù các
chủ buôn thu mua là từ xã Quỳnh Long. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của cảng Nam Quèn
cũng chưa hoàn thiện, không đáp ứng được những điều kiện cơ bản để đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường của một cảng cá. Cầu cảng chỉ là nơi
tiếp nhận thuỷ sản và chuyển nguyên vật liệu cho chuyến biển, không có hệ thống mái
che hay nhà phân loại cá. Đặc biệt cảng không có hệ thống xử lý nước thải, thu gom
chất thải rắn nên tình trạng nước thải và rác thải chảy tràn xuống sông gây ô nhiễm
nước sông tại khu vực cửa Quèn. Bên cạnh đó, nhà máy bột cá gây ô nhiễm nghiêm
trọng khu vực này.
2.3. Hiện trạng về quản lý môi trường tại cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn
Cảng cá Lạch Vạn và cảng cá Lạch Quèn được xây dựng từ nguồn kinh phí của
Chương trình Biển Đông – Hải đảo. Hai cảng cá này đều trực thuộc quyền quản lý của
BQL Cảng cá Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. Tuy nhiên
việc quản lý các cảng cá này hiện nay vẫn chưa có những quy chế, quy định cụ thể
bằng các văn bản quản lý nên sự phối hợp quản lý giữa các cấp còn lỏng lẻo, đặc biệt
là những quy định về bảo vệ môi trường.
Về mặt quản lý nhà nước nói chung cảng cá cũng như các cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ khác đều phải tuân thủ Luật BVMT năm 2005 trong đó quy định cảng
cá và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong cảng cá phải đáp ứng các yêu cầu
về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi
trường.

Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì
phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung;

19


b) Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện
phân loại chất thải rắn tại nguồn;
c) Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra
môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường;
hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung
quanh và người lao động;
d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó
sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng
xạ, chất dễ gây cháy, nổ.
Tuy nhiên tại cả hai cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn, những yêu cầu trên đây
đều không đáp ứng được. Chính vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cảng cá
là không thể tránh khỏi.
Đối với các cơ sở sản xuất chế biến thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã có thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009 của Bộ nông nghiệp về
hướng dẫn quản lý môi trường trong lĩnh vực chế biến thủy sản, phân cấp công tác
quản lý về môi trường cho các cấp, cụ thể với những cơ sở có công suất trên 1.000 tấn
sp/năm phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Còn những cơ sở có
công suất dưới 1.000 tấn sp/năm phải làm Bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
Với đặc thù của ngành chế biến thủy sản Nghệ An nói chung và khu vực các
cảng cá nói riêng rất đa dạng về loại hình cũng như quy mô sản xuất (cơ sở chế biến
vừa, tư nhân, nhỏ lẻ, làng nghề….) nên việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật
ở trên cho một số đối tượng, loại hình không phù hợp hoặc khó áp dụng.
So sánh điều kiện thực tế của các cơ sở thì việc bắt buộc các cơ sở áp dụng các
quy chuẩn chung tại thời điểm này là quá cao do các cơ sở chế biến tư nhân, cơ sở chế

biến trong làng nghề đều ở quy mô nhỏ, lẻ và dạng hộ gia đình nên chưa có kinh phí
để lắp đặt hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn.
* Về công tác phân công và phối kết hợp
- Phân công thực hiện:
Sở Tài nguyên môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm chung về thực hiện công
tác quản lý BVMT đối các cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động của cảng
cá và các cơ sở chế biến thuỷ sản.
Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện thực hiện xác nhận bản kam kết môi
trường; Kiểm tra giám sát công tác BVMT đối những cơ sở có quy mô dưới 1.000 tấn
sp/năm và không phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Sở Nông nghiệp &PTNT là đơn vị chủ quản đối với các cảng cá và là đơn vị
phối hợp trong việc kiểm tra đánh giá tác động môi trường; Chỉ đạo kiểm tra, thực
hiện các văn bản quy phạm phát luật về BVMT trong chế biến thủy sản; Tham mưu
cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm của các cảng cá và các khu

20


chế biến thủy sản tập trung, quy hoạch các khu chế biến thủy sản tập trung; Tuyên
truyền sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản.
Ban quản lý cảng cá Nghệ An là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động của cảng cá
Lạch Vạn và Lạch Quèn, trực tiếp thực hiện các quy định về BVMT và kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các quy định về BVMT của các cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sở kinh
doanh cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá, tàu thuyền và các phương tiện trong
phạm vi cảng. Tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ nói trên của BQL cảng cá Nghệ
An nói chung, cảng vụ cảng Lạch Vạn và Lạch Quèn nói riêng là chưa triệt để và
nghiêm túc.
-

Phối kết hợp:


Trong thời gian qua Sở Tài nguyên môi trường cũng đã chủ trì phối hợp với Sở
Nông nghiêp&PTNT triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá tác động môi trường
đối một số cơ sở chế biến thủy sản có quy mô trên 1.000 tấn sản phẩm/năm.
Với nhiệm vụ quản lý chung về thủy sản, hàng năm Sở Nông nghiệp &PTNT
đã tiến hành phối hợp với chính quyền cấp huyện (Phòng Nông nghiệp, Phòng Công
Thương, Phòng Tài nguyên); UBND cấp xã tiến hành kiểm tra điều kiện sản xuất kinh
doanh của các cơ sở chế biển thủy sản trong đó có hạng mục kiểm tra hệ thống xử lý
chất thải của cơ sở.
Sở Nông nghiệp & PTNT đã chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài
nguyên triển khai thực hiện công tác xây dựng đề án quy hoạch khu chế biến thủy sản
tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008.
Công tác phối kết hợp tuy đã có những vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thường
xuyên và đồng bộ, nhất là đối với cấp huyện và cấp cơ sở. Việc kiểm tra, giám sát việc
thực hiện BVMT tại các cảng cá cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa
phương và BQL cảng cá thì hiện nay còn rất hạn chế.
2.4. Năng lực của các cơ sở thu mua chế biến trên địa bàn huyện Diễn Châu,
Quỳnh Lưu
2.3.1. Các cơ sở thu gom nguyên liệu
Các loại hình cơ sở thu gom nguyên liệu, bao gồm: Thu gom - rửa sạch - cấp
đông - bảo quản; Thu gom - sơ chế - bảo quản lạnh; Thu gom về chế biến. Bảng dưới
đây thể hiện số lượng các cơ sở thu gom và quy mô, công suất tương ứng trên địa bàn
huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu

21


Bảng 2.1: Số lượng và công suất của các cơ sở thu gom nguyên liệu
Loại hình (cơ sở)


Huyện

Cấp đôngbảo quản

Bảo quản
đá lạnh

Thu mua chế biến

27
6
33

29
46
75

86
81
167

Quỳnh Lưu
Diễn Châu
Tổng

Cộng

Công suất
thiết kế


Sản lượng
thực tế

142
133
275

25.000
20.000
45000

19.400
18.250
37650

(Nguồn: Sở Nông nghiệp &Phát triển nông thôn -Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy
sản tỉnh Nghệ An năm 2009)

2.3.2. Hệ thống các cơ sở chế biến
Lĩnh vực chế biến thủy sản cũng diến ra dưới nhiều loại hình như: Chế biến
nước mắm/mắm, hàng khô, hàng đông lạnh (kể cả kho đông), bột cá.....vv.
Chế biến nước mắm/mắm
Những cơ sở chế biến nước mắm thường kết hợp với chế biến các sản phẩm
dạng mắm (ruốc, mắm tôm...).

Huyện

Bảng 2.2: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến nước mắm
Số cơ sở theo công
Sản

Năng
Cộng Năng lực
suất (1000 lít/năm)
lượng
lực chế
(cơ sở) CB nước
mắm
quy
thực
tế
biến
>100 100-50 <50

Quỳnh Lưu
Diễn Châu
Tổng

2
19
21

2
17
19

41
36
77

45

72
117

8.000
8.200
16200

6.800
7.200
14000

Sản
lượng
thực tế

5.000
4.500
9500

3.500
2.200
5700

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy
sản tỉnh Nghệ An năm 2009)

Chế biến hàng khô
Bảng 2.3: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến hàng khô
Huyện
Quỳnh Lưu

Diễn Châu
Tổng

Số cơ sở theo công suất
(tấn/năm)
>100
100-50
<50
2
10
5
4
3
2
14
8

17
7
24

2.000
600
2600

1.400
500
1900

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT- Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy sản tỉnh Nghệ

An năm 2009)

Chế biến đông lạnh
Bảng 2.4: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến đông lạnh

22


Huyện

Quỳnh Lưu
Diễn Châu
Tổng

Số cơ sở theo công suất
(tấn/năm)
>100
100-50
<50
4
2
28
4
4
6
28

Cộng
(cơ sở)


Năng lực
chế biến

Sản lượng
thực tế

34
4
38

17.000
3.000
20000

8.000
1.200
9200

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy
sản tỉnh Nghệ An năm 2009)

Chế biến ở dạng hộ gia đình
Chủ yếu là chế biến các sản phẩm nước mắm, ruốc. Lực lượng này chiếm khá
lớn, mang đặc điểm chế biến nhân dân. Người dân thường tranh thủ những thời gian
nhàn rỗi thu mua nguyên liệu sẵn có trên địa bàn về chế biến. Sản phẩm tiêu thụ ở
dạng bán lẻ.
Bảng 2.5: Số lượng và công suất của các cơ sở chế biến hộ gia đình
Huyện

Số cơ sở


Quỳnh Lưu
Diễn Châu
Tổng

310
80
390

Chế biến nước mắm
(1000 lít-Loại 2)
Sản lượng
Năng lực
thực tế
1.400
1.100
350
220
1750
1320

Chế biến mắm, ruốc
(tấn)
Sản lượng
Năng lực
thực tế
450
350
300
180

750
530

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Báo cáo đánh giá năng lực chế biến thủy
sản tỉnh Nghệ An năm 2009)

Chế biến bột cá
Toàn tỉnh có 4 nhà máy chế biến bột cá, với tổng công suất 4.000 tấn sản
phẩm/năm (tương đương với 16.000 tấn nguyên liệu). Trong đó 01 cơ sở nằm trong
cảng cá Lạch Vạn; 01 cơ sở nằm trong và 01 cơ sở nằm gần Cảng cá Lạch QuènQuỳnh Thuận; Các cơ sở này hiện đang là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho khu
vực hai cảng cá do hệ thống xử lý mùi và xử lý nước thải của nhà máy hoạt động
không hiệu quả.

23


Chương 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG CÁ LẠCH VẠN VÀ LẠCH QUÈN
3.1. Các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường cảng cá
Nguồn phát sinh chất thải tại các cảng cá có thể phân thành một số nguồn chính
như sau:
- Hoạt động của tàu thuyền tại cảng
- Hoạt động thu mua, sơ chế thuỷ sản trên bờ
- Hoạt động cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá.
Nguồn và dạng chất thải phát sinh ở cảng cá được tổng hợp trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Nguồn và dạng chất thải phát sinh ở cảng cá
Dạng chất thải

Hoạt động
Khí thải/tiếng ồn


Nước thải

Chất thải rắn

Hoạt động của - Khí thải và tiếng ồn Nước
làm Chất
thải
tàu thuyền
động cơ tàu thuyền: mát động cơ chứa không nguy hại:
CO, CO2, SOX, NOX, dầu (do rò rỉ).
thùng xốp vỡ, lưới,
chất hữu cơ (THC), Nước
rửa ngư cụ hỏng, phế
bụi than
tàu, rửa lưới chứa thải hữu cơ, thuỷ sản
phân huỷ…
các chất hữu cơ.
Chất thải nguy
Nước
thải hại: Ắc quy thải,
sinh hoạt
pin, bóng đèn, can
chứa dầu, ghẻ lau
dính dầu…
-

Chất thải sinh
hoạt.


Hoạt động thu Khí thải và Nước thải từ Phế thải từ quá
mua, sơ chế
tiếng ồn từ động cơ
quá trình sơ chế
trình sơ chế thuỷ
thuỷ sản ở bến
các phương tiện
thuỷ sản.
sản (chứa nhiều chất
vận chuyển: CO, Nước
thải hữu cơ).
CO2, SOX, NOX, sinh hoạt của nhân Túi
nilon,
chất
hữu

viên
cảng

thùng xốp vỡ, hộp
(THC), bụi than.
những người làm nhựa hỏng…
Mùi hôi của việc ở cảng.
Chất thải sinh
chất thải thuỷ sản Nước rò rỉ từ
hoạt của nhân viên
phân huỷ.
phương tiện vận cảng và những
chuyển thuỷ sản.
người làm việc ở


24


cảng.
Hoạt
động Khí thải từ Nước thải từ Chất
thải
cung cấp các
các động cơ như các cơ sở sản xuất không nguy hại:
dịch vụ hậu cần
máy xay đá.
đá lạnh (có chứa
ngư lưới cụ hỏng,
nghề cá.
giấy, túi nilon, hộp
Môi chất lạnh các chất hữu cơ
nhựa, thùng xốp…
rò rỉ từ các kho bảo làm sạch và điều
chỉnh pH)
quản lạnh.
Chất thải nguy
Nước
mưa hại: dụng cụ chứa
Hơi xăng, dầu xăng dầu, dầu thải,
tại các trạm cung chảy tràn cuốn
theo xăng, dầu rơi
ghẻ lau dính dầu,…
cấp xăng dầu.
vãi ở các cơ sở sửa Chất thải sinh

chữa cơ khí, cung
hoạt.
cấp xăng dầu.
-

Nước
sinh hoạt

thải
(Nguồn: Điều tra thực tế)

Tính toán lượng chất thải
Lượng nước thải phát sinh trong hoạt động của cảng có thể ước tính dựa vào
định mức thải, lượng thuỷ sản nhập cảng, diện tích và quy mô cảng. Định mức tính
toán được lấy theo điều kiện thực tế của cảng.
Bảng 3.2: Lưu lượng nước thải phát sinh từ cảng cá Lạch Vạn, Lạch Quèn
Loại nước thải

Khối lượng
Lưu lượng thải (L/ngày)
Định mức
tính toán (*) Lạch Vạn Lạch Quèn Lạch Vạn Lạch Quèn

Nước thải rửa cá
và sơ chế cá

1 L/kg

70.000 kg


200.000 kg

70.000

200.000

Nước thải rửa
sàn

5 L/m2

1.100 m2

2250 m2

5.500

11250

Nước thải sinh
hoạt của nhân
viên cảng

70
L/người/ngày

5 người

7 người


350

490

75.850

211.740

Tổng (L/ngày)

Do đặc thù của cảng cá Lạch Vạn và Lạch Quèn nằm sát với khu dân cư và bên
trong khu vực cảng có các nhà máy chế biến thuỷ sản (thuộc sở hữu tư nhân) nên
ngoài các nguồn thải phát sinh trực tiếp từ các hoạt động của cảng, môi trường khu
vực cảng còn chịu ảnh hưởng của các nguồn thải từ khu dân cư và các cơ sở chế biến
thuỷ sản.

25


×