Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Báo Cáo Lượng Giá Tổn Thất Tài Nguyên – Môi Trường Vịnh Tiên Yên Do Tác Động Của Các Yếu Tố Tự Nhiên Và Nhân Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
****************

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường
****************

DỰ ÁN
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN - MÔI
TRƯỜNG, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN BIỂN VIỆT NAM; DỰ BÁO THIÊN TAI, Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC VÙNG BIỂN

BÁO CÁO

LƯỢNG GIÁ TỔN THẤT TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
VỊNH TIÊN YÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỰ
NHIÊN VÀ NHÂN SINH
Dự án thành phần 5:
“Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và
đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững”

Trung tâm Nghiên cứu
Biển và Đảo

Chủ trì thực hiện

Cục Quản lý Chất thải và
Cải thiện Môi trường

GS. TS. Trần Nghi



GS. TS. Mai Trọng
Nhuận

ThS. Nguyễn Hòa Bình

Hà Nội, 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
****************

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường
****************

DỰ ÁN
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN - MÔI
TRƯỜNG, KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN BIỂN VIỆT NAM; DỰ BÁO THIÊN
TAI, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC VÙNG BIỂN

BÁO CÁO

LƯỢNG GIÁ TỔN THẤT TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
VỊNH TIÊN YÊN DO TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỰ
NHIÊN VÀ NHÂN SINH
Dự án thành phần 5:
“Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng
biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững”


Hà Nội, 2011


Cơ quan chủ quản:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cơ quan chủ trì:

Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường

Cơ quan thực hiện:

Trung tâm nghiên cứu Biển và Đảo - Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ trì thực hiện:

Mai Trọng Nhuận

Trích dẫn:

Mai Trọng Nhuận (chủ biên), 2010. Báo cáo lượng giá tổn thất
tài nguyên – môi trường vịnh Tiên Yên do tác động của các
yếu tố tự nhiên và nhân sinh. Đề tài nhánh thuộc Dự án thành
phần 5 “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài
nguyên - môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề
xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững”. Trung tâm
nghiên cứu Biển và Đảo - Đại học Quốc gia Hà Nội.


Tài liệu lưu tại:

Trung tâm nghiên cứu Biển và Đảo - Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐC:144 Xuân Thủy – Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: 04.35573336

Fax: 04.35573336

Email:

Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi Trường
Số 11/Lô 13A phố Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04.37868428

Fax: 04.37868430


DANH SÁCH TÁC GIẢ CHÍNH
I

II

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
PGS.TS. Bùi Cách Tuyến

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường

TS. Hoàng Văn Thức

Chánh văn phòng Tổng cục Môi trường


CN. Vũ Ngọc Tĩnh

Vụ phó Vụ Kế hoạch – Tài chính

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

Tổng cục Môi trường

CN. Nguyễn Kim Chi

Tổng cục Môi trường

CN. Cao Thị Minh Nghĩa

Tổng cục Môi trường

CN. Phan Thế Dương

Tổng cục Môi trường

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
ThS.Nguyễn Hòa Bình

TS. Nguyễn Thị Hồng Liễu

Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện
môi trường
Trưởng phòng Quản lý chất thải thông thường Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường


ThS. Trần Thị Thu Hiền

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường

CN. Lê Thị Minh Thuần

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường

CN. Nguyễn Thanh Tùng

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường

CN. Đinh Viết Cường

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường

CN. Nguyễn Minh Phương

Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường

ThS. Nguyễn Thượng Hiền

III

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
GS.TS. Mai Trọng Nhuận

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo


TS. Đinh Đức Trường

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

ThS. Trần Đăng Quy

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

TS. Lê Thị Hiền
ThS. Nguyễn Thị Hồng Huế

Viện Địa lí, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo

TS. Lê Hà Thanh

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

ThS. Nguyễn Diệu Hằng

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân


ThS. Nguyễn Việt Dũng

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

ThS. Nguyễn Quang Hồng

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

CN. Nguyễn Hồ Quế

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo

CN. Hoàng Văn Tuấn

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo

CN. Phạm Minh Quyên

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
i


CN. Nguyễn Thùy Linh

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo

ThS. Lê Thị Nga

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo


CN. Trần Thị Lụa

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo

CN. Vũ Thị Thu Thủy

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo

CN. Phạm Thị Tuyết

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Mục tiêu..................................................................................................................................1
2. Nhiệm vụ................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI...................................................2
1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................................................2
1.1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo..................................................................................2
1.1.3. Đặc điểm địa chất..................................................................................................3
1.1.4. Khí hậu...................................................................................................................4
1.1.5. Thủy văn, hải văn..................................................................................................6
1.2. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................................7
1.2.1. Tài nguyên khoáng sản..........................................................................................7
1.2.2. Tài nguyên sinh vật.............................................................................................12

1.2.3. Tài nguyên ĐNN..................................................................................................13
1.2.4. Tài nguyên đất.....................................................................................................15
1.3. Kinh tế - Xã hội...........................................................................................................16
1.3.1. Dân cư..................................................................................................................16
1.3.2. Nông nghiệp.........................................................................................................17
1.3.3. Nuôi trồng, khai thác thủy sản............................................................................23
1.3.4. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng...............................................24
1.3.5. Giao thông vận tải...............................................................................................25
1.3.6. Du lịch..................................................................................................................26
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................29
2.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp................................................................................29
2.2. Phương pháp lượng giá tổn thất TN-MT.................................................................29
2.2.1. Cơ sở khoa học và các phương pháp lượng giá tổn thất TN-MT.....................29
2.2.2. Cách tiếp cận và các mô hình lượng giá tổn thất TN-MT áp dụng cho vịnh
Tiên Yên..........................................................................................................................42
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu.........................................................................................46
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................47
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MẤT ĐI CỦA TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG DO
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN SINH..........................................47
3.1. Lũ lụt............................................................................................................................47
3.1.1. Lũ lụt....................................................................................................................47
3.1.2. Phân tích, đánh giá giá trị mất đi của TN-MT do tác động của lũ lụt..............48
3.2. Xói lở và bồi tụ............................................................................................................48
3.2.1. Xói lở và bồi tụ....................................................................................................48
3.2.2. Phân tích, đánh giá giá trị mất đi của TN-MT do tác động của xói lở - bồi tụ 49
3.3. Biến đổi khí hậu..........................................................................................................50
3.3.1. Biến đổi khí hậu...................................................................................................50
3.3.2. Phân tích, đánh giá giá trị mất đi của TN-MT do tác động của biến đổi khí hậu
..........................................................................................................................................50
3.4. Gia tăng dân số............................................................................................................52


iii


3.4.1. Hiện trạng gia tăng dân số..................................................................................52
3.4.2. Phân tích, đánh giá giá trị mất đi của TN-MT do tác động của vấn đề gia tăng
dân số...............................................................................................................................53
3.5. Nông nghiệp.................................................................................................................55
3.6. Công nghiệp.................................................................................................................57
3.6.1. Hoạt động cảng biển............................................................................................57
3.6.2. Hoạt động khai thác, sản xuất, vận chuyển vật liệu xây dựng..........................59
3.7. Du lịch..........................................................................................................................60
3.8. Hoạt động giao thông vận tải.....................................................................................61
3.9. Khai thác khoáng sản.................................................................................................62
CHƯƠNG 4 LƯỢNG GIÁ TỔN THẤT TÀI NGHUYÊN - MÔI TRƯỜNG DO TÁC ĐỘNG
CỦA HOẠT ĐỘNG TỰ NHIÊN VÀ NHÂN SINH...............................................................64
4.1. Lượng giá sự tổn thất các giá trị sử dụng trực tiếp.................................................64
4.1.1. Thủy sản...............................................................................................................64
4.1.2. Nông nghiệp.........................................................................................................66
4.1.3. Lâm nghiệp..........................................................................................................66
4.1.4. Cung cấp năng lượng...........................................................................................68
4.1.5. Giao thông vận tải...............................................................................................69
4.1.6. Khai thác khoáng sản..........................................................................................70
4.1.7. Công nghiệp.........................................................................................................70
4.1.8. Phát triển đô thị...................................................................................................72
4.2. Lượng giá tổn thất các giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng............................76
4.2.1. Biến động ĐNN ven biển vịnh Tiên Yên...........................................................76
4.2.1. Chắn sóng, gió bão bảo vệ bờ biển.....................................................................78
4.2.2. Cung cấp, tích lũy và tái tạo chất dinh dưỡng...................................................79
4.2.3. Hấp thụ cacbon của RNM...................................................................................80

4.2.4. Bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp nơi cư trú và nghiên cứu giáo dục..........81
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................86

iv


DANH MỤC BẢNG

v


DANH MỤC HÌNH

vi




HIỆU

VIẾT

CN

Cử Nhân

ĐDSH

Đa dạng sinh học


ĐNN

Đất ngập nước

GIS

Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý

HST

Hệ sinh thái

IPCC

Báo cáo liên chính phủ về biến đổi khí hậu

nnk

những người khác

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTBV

Phát triển bền vững

RNM


Rừng ngập mặn

ThS

Thạc sĩ

TN-MT

Tài nguyên - môi trường

TS

Tiến sĩ

UNEP

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

VII

TẮT



MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, có hệ thống tài nguyên thiên nhiên
phong phú đặc biệt là các vùng đất ngập nước (ĐNN) với nhiều loại hình đa dạng như
đầm phá, đầm lầy, bãi bồi cửa sông, RNM ven biển…ĐNN là một tài nguyên quan
trọng cung cấp nhiều giá trị trực tiếp, gián tiếp và phi sử dụng cho cộng đồng xã hội
như thủy sản, dược liệu, phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển, hấp thụ CO 2, bảo tồn
nguồn gen và đa dạng sinh học cũng như các giá trị văn hóa, lịch sử và xã hội khác.
Mặc dù có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhưng tại Việt Nam các thông tin về giá trị
kinh tế của ĐNN còn thiếu, rời rạc và kém đồng bộ. Đặc biệt là việc sử dụng và quản
lý ĐNN chủ yếu mang tính hành chính, kỹ thuật trong khí các khía cạnh kinh tế chưa
được nhìn nhận và xem xét đúng mức.
Vịnh Tiên Yên là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng đối với vùng biển Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ cũng như tiềm năng về phát triển du lịch, khai thác khoáng sản.
Đặc biệt là có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với đa dạng các kiểu ĐNN.
Tuy nhiên, trong những năm qua vai trò “kinh tế” trong cộng đồng đóng vai trò quan
trọng. Do đó, con người đã tìm mọi cách để thu lại lợi ích kinh tế cao nhất như sử
dụng thuốc hóa học quá mức trong nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, phát triển
công nghiệp, khai thác khoáng sản không qua cấp phép…các hoạt động trên đã phần
nào trực tiếp và gián tiếp đến các giá trị của vùng ĐNN. Tất các các yếu tố đó cùng với
tác động khách quan của tự nhiên như bão, lũ lụt đã làm suy giảm giá trị kinh tế của
vùng nghiên cứu. Vì vậy, việc xác định giá trị kinh tế mất đi cũng như những nguyên
nhân gây tổn thất tài nguyên - môi trường là cơ sở nhằm đề xuất các giải pháp sử dụng
bền vững tài nguyên - môi trường khu vực nghiên cứu. Vì vậy, báo cáo nghiên cứu
lượng giá tổn thất tài nguyên – môi trường vịnh Tiên Yên do tác động của các yếu tố
tự nhiên và nhân sinh là đòi hỏi cấp bách hiện nay.
1. Mục tiêu
Lượng giá tổn thất tài nguyên - môi trường do tác động của các yếu tố tự nhiên
và nhân sinh nhằm đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường vịnh Tiên Yên.

2. Nhiệm vụ
- Điều tra thu thập các yếu tố làm suy giảm giá trị tài nguyên - môi trường:
nhân sinh (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp, khai thác
khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải…), tự nhiên (lũ lụt, xói lở, bồi tụ, biến đổi khí
hậu…)
- Phân tích đánh giá, giá trị mất đi của tài nguyên – môi trường do tác động của
hoạt động tự nhiên và nhân sinh
- Lượng giá tổn thất tài nguyên – môi trường do tác động của hoạt động tự
nhiên và nhân sinh
1


CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu
Vịnh Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía đông bắc của Việt Nam.
Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng, là căn cứ hải quân cùng với vịnh Bái Tử Long Hạ Long của vùng biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Vùng nghiên cứu bao gồm các
huyện Hải Hà, Đầm Hà và Tiên Yên, phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía nam
giáp vịnh Bắc Bộ, tây nam giáp huyện Ba Chẽ và thị xã Cẩm Phả, đông bắc giáp
huyện Bình Liêu, đông nam giáp thành phố Móng Cái. Vùng có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 21015’00’’ đến 21030’00’’ Vĩ độ Bắc;
- Từ 107027’00” đến 108021’35’’ Kinh độ Đông.

Hình 1.1. Sơ đồ vùng nghiên cứu Vịnh Tiên Yên (Quảng Ninh)

1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Vùng nghiên cứu có đường bờ biển đặc trưng cho kiểu đường bờ của các vùng
núi ven biển: dạng đường bờ này thường hình thành từ các đoạn bờ phát triển trên các
thành tạo đá gốc rắn chắc (đá vôi, đá trầm tích lục nguyên), xen kẽ các đoạn bờ phát

triển trên các thành tạo Đệ tứ bở rời. Đường bờ biển ở đây rất phức tạp do sự tồn tại
của nhiều đảo lớn nhỏ ngoài khơi tạo nên vịnh Tiên Yên với nhiều sông (Tiên Yên,
Đầm Hà, Hà Cối) và luồng lạch chia cắt. Đường bờ được tạo nên bởi nhiều dạng địa
hình, trong đó chủ yếu là dạng địa hình karst với nhiều hang hốc ở các núi ven bờ và
các đảo ngoài khơi. Bên cạnh đó, còn có các dạng địa hình phát triển trên các bậc thềm
sông biển từ Tiên Yên - Hà Cối.
Địa hình đáy biển vùng nghiên cứu đa dạng và phức tạp là do chúng trải qua
một quá trình lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Ba giai đoạn phát triển đều được
bắt đầu và kết thúc bằng những đợt biển lùi trên phạm vi thềm lục địa. Bề mặt đáy
biển của thềm lục địa tồn tại các bậc địa hình liên quan đến các đường bờ biển cổ
trong suốt thời gian Đệ tứ. Các bậc địa hình này phân bố ở độ sâu 3 - 5 m; 10 - 20 m;
25 - 30 m; 50 - 60 m ứng với thời kỳ biển tiến Flandrian.
2


1.1.3. Đặc điểm địa chất
1.1.3.1. Đặc điểm các thành tạo địa chất
a. Các thành tạo địa chất trên đất liền
Theo tính chất cơ lý, khả năng chống chịu và tàng trữ độc tố có thể chia các
thành tạo địa chất trên đất liền của khu vực nghiên cứu thành 3 nhóm chính như sau:
+ Các thành tạo đá gốc rắn chắc: vùng Tiên Yên có nhiều đảo với kích thước
khác nhau và rất đa dạng về hình dáng. Đá gốc tạo nên đảo chủ yếu là các đá trầm tích
lục nguyên và đá carbonat cụ thể là: cát kết, bột kết xen tuf (đảo Cái Chiên) tuổi
Ocđovic-Silua (O3-Stm); cuội kết, sạn kết, đá phiến sét, đá phiến silic, đá vôi nâu đỏ
(đảo Thoi Xanh, đảo Sậu Nam, đảo Sậu Đông, hòn Dểu, hòn Du và đáy biển khu vực
này) tuổi Devon (D1sc); cát kết thạch anh, cát kết dạng quắc zit, bột kết, đá phiến sét,
đá phiến silic (đảo Chàng Ngọ, đảo Đông Ma) tuổi Devon (D 1đd); Đá vôi, silic vôi, đá
vôi sét (hòn Chim, hòn Bé phía Nam vùng nghiên cứu và đáy biển) tuổi Devon(D 2bp);
cuội kết, sạn kết, cát kết thạch anh, đá phiến màu đen (đảo Vạn Vược, đảo Vạn Mặc,
hòn Đá Dựng, hòn Ven, hòn Thoi Day, hòn Đoạn và núi Vạn Hoa) tuổi Triat (T 3n-rhg);

bột kết, cát kết, cát kết vôi, cuội kết, sét than (phân bố phổ biến trong diện tích vùng
nghiên dọc theo bờ hướng đông bắc - tây nam, dưới đáy vịnh và các đảo nhỏ trong
vùng) tuổi Jura (J1-2hc). Các đá tạo nên bờ và đảo nói chung bị dập vỡ và phân cắt
mạnh, bởi vậy nguy cơ xói lở ở vùng nghiên cứu rất lớn. Ngoài ra các đặc điểm hình
thái của đảo và sự phân bố các đảo đã tạo nên những phụ vùng địa chất môi trường.
+ Các thành tạo trầm tích bở rời, chịu tải kém và tàng trữ độc tố kém: thuộc
nhóm này là trầm tích có tuổi từ Holocen sớm- giữa đến Pleitocen muộn bao gồm cát,
cát vàng, cát trắng, cát sạn: trong phạm vi vịnh Tiên Yên (từ phía đông xã Phú Hải đến
xã Đông Ngũ) các đoạn bờ trên đất liền tạo từ cát có dạng hình cung, cấu tạo chủ yếu
từ cát, có giá trị du lịch cao. Các đảo trong vùng này có nhiều bờ cát và bãi biển đẹp có
giá trị du lịch cao như bờ cát phía Tây Nam đảo Cái Chiên, Cái Bầu......
+ Các thành tạo chịu tải kém và có khả năng tàng trữ độc tố tốt: thuộc nhóm
này là các thành tạo trầm tích tuổi Holocen bao gồm bột sét màu xám nâu giàu mùn
thực vật phân bố hai bên cửa sông Tiên Yên, các bãi bồi cửa sông và một số diện tích
nhỏ phía đông nam đảo Miếu và phía Bắc sát bờ đảo Cái Chiên.
b. Các thành tạo địa chất dưới đáy biển
Căn cứ vào hàm lượng cấp hạt mịn trong trầm tích có thể chia trầm tích tầng
mặt trong vùng ra thành 3 nhóm chính theo khả năng tàng trữ độc tố từ kém đến cao
như sau:
+ Nhóm trầm tích có khả năng tàng trữ độc tố kém (cát, cát sạn, vụn vỏ sinh
vật…) phân bố từ phía tây nam đảo Cái Chiên (7 - 12 m nước) kéo dài gần hết phía
nam vùng nghiên cứu.
+ Nhóm trầm tích có khả năng tàng trữ độc tố trung bình (cát bùn, cát bùn sạn,
3


cát bột…). Trường bùn chứa cát sạn phát triển chủ yếu ở phía bắc vùng nghiên cứu.
Trường cát bùn chiếm một diện tích khá lớn ở phía bắc vùng nghiên cứu từ Đầm Hà
đến xã Phú Hải (7 - 15 m nước) còn có trường cát bùn với diện tích nhỏ hơn phân bố ở
khu vực đông bắc, đông và nam đảo Thoi Xanh, phía bắc và nam đảo Vạn Vược, đông

bắc hàn Sậu Nam. Trường cát chứa sạn bùn phân bố ở phía xung quanh đảo Thoi
Xanh, tây nam đảo Thoi Xanh (10 - 15 m nước), tây và tây bắc đảo Vạn Vược, nam và
bắc đảo Cái Chiên, xung quanh đảo hòn Miêu.
+ Nhóm trầm tích có khả năng tàng trữ độc tố tốt (bùn, sét, sét bột… phân bố
thành 2 diện tích nhỏ đông nam đảo Miêu và sát bờ về phía bắc đảo Cái Chiên là bùn
hiện đại có nguồn gốc sông biển.
1.1.3.2. Hệ thống đứt gãy
Trong vùng biển vịnh Tiên Yên các hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ được
nhận biết qua hệ thống đứt gãy trong vùng từ Paleozoi sớm đến nay. Các hệ thống đứt
gãy phát triển theo 2 phương chính: Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam.
Trong đó hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam hoạt động rõ nét nhất, đóng
vai trò khống chế và tạo nên khung cấu trúc khối tảng và các trũng của khu vực.
+ Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam bao gồm 1 đứt gãy chính
hoạt động từ Paleozoi sớm đến Mezozoi muộn. Đứt gãy kéo dài từ núi Thị Thừa đến
phía đông đảo Sậu Nam.
+ Hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam: bao gồm 2 đứt gãy Cái
Chiên-Thoi Dây và Hòn Dều- Thoi Xanh, là hệ thống đứt gãy trượt tạo điều kiện cho
các khối tảng dịch chuyển. Các đứt gãy này có phương kéo dài gần song song với bờ
biển hiện đại.
1.1.3.3. Đặc điểm địa động lực
Vùng nghiên cứu nằm chọn trong 2 yếu tố kiến tạo phức nếp lồi Paleozoi
Quảng Ninh (ven biển và đất liền) và trũng Tây Lôi Châu (ngoài khơi). Các yếu tố
kiến tạo này có phương á vĩ tuyến. Phần đất liền và ven biển trong tân kiến tạo vận
động nâng là chủ yếu. Trong Holocen và hiện đại, dọc đới bờ thể hiện rõ các khối
nâng Cát Bà - Tiên Yên và khối sụt vụng Tiên Yên. Ngoài khơi thuộc rìa bồn trũng
Tây Lôi Châu, vận động sụt lún trong tân kiến tạo không mạnh mẽ.
1.1.4. Khí hậu
1.1.4.1. Nhiệt độ, độ ẩm
Vùng nghiên cứu mang những nét chung của khí hậu miền bắc Việt Nam: khí
hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè.

- Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình
khoảng 18oC, thường có gió mùa Đông Bắc đi kèm với không khí lạnh, vào tháng 1
nhiệt độ hạ thấp nhất trong năm (13,8 - 14,7oC) (bảng 1.1).
- Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ấm, mưa nhiều khí hậu nóng nhất là từ
4


tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ không khí trung bình 28oC.
Trong các tháng 4 và 10 khí hậu của vùng có tính chuyển tiếp giữa mùa đông
và mùa hè.
Lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 Kcal/cm 2. Nhiệt độ không khí trung
bình hàng năm trên 23oC. Ðộ ẩm không khí trong vùng nghiên cứu có giá trị thay đổi
từ 82-85%, cực tiểu 75%.
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình (oC) tháng và năm của một số trạm trong vùng nghiên cứu và các
vùng phụ cận
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

NĂM

Tiên Yên

14,0

20,8

20,2

23,4

25,8

28,3

28,3

28,6

28,5


24,8

19,3

17,6

23,3

Quảng Hà

13,8

20,4

19,8

22,7

25,6

28,1

28,3

28,7

28,0

24,9


19,1

17,4

23,1

14,7 20,1 19,2 22,6 25,6 28,6 28,6 29,0 28,3
Cô Tô
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2009

25,9

20,4

17,8

23,4

Lượng mưa trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi theo mùa trong năm và phụ
thuộc vào các vùng khác nhau. Vào mùa mưa có mưa rất lớn do tác dụng chắn của địa
hình, nhất là khi dòng áp thấp hay bão. Lượng mưa trung bình năm đạt trên 1.400 mm,
có nơi trên 2.000mm (Quảng Hà 2.000mm/năm) (bảng 1.2). Trên các đảo lượng mưa
giảm, trong mùa đông - xuân các vùng hải đảo thường có sương mù dày đặc, có gió
mạnh quanh năm.
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình (mm) tháng và năm tại một số trạm trong vùng nghiên cứu và
vùng phụ cận
I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

NĂM

Tiên Yên

1,8

18,3

14,8


167

200

466

311

86,8

261

124

11,1

13,6

1.676

Quảng


1,6

13,6

68,7


230

263

293

483

201

254

168

32,3

33,8

2.042

2,4
1,9 28,1 48,8
187
110
230
154
321
Cô Tô
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2009


321

22,9

31,0

1.458

1.1.4.2. Chế độ gió
Nhìn chung toàn vùng biển nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió mùa
là gió mùa Đông Bắc (mùa đông) và Tây Nam (mùa hè).
Mùa gió Đông Bắc (từ tháng 11-4): vào mùa đông, vùng nghiên cứu có hướng
gió thịnh hành là ĐB ở phía Bắc với tần suất tới 80% (trạm Cô Tô), đi về phía Nam
hướng gió thịnh hành chuyển dần sang hướng Bắc với tần suất 70% (trạm Hòn Ngư).
Các hướng khác có tần suất từ vài % đến 20%. Tần suất xuất hiện gió trên cấp 5
(>8m/s) khoảng 20-25%. Thời gian lặng gió ở phía Nam cao hơn phía Bắc.
Mùa gió Tây Nam (từ tháng 5-10): vùng vịnh Bắc Bộ có tần suất gặp gió Nam
lớn nhất ở phía Bắc (trạm Cô Tô: 40%) chuyển dần vào Nam lại gặp chủ yếu gió TN
với tần suất 35% (trạm Hòn Ngư). Tuy nhiên trong vùng tần suất gặp gió ĐN cũng khá
lớn (20-25%). Tốc độ gió đạt trên cấp 5 có tần xuất khá cao 15-20%.
5


1.1.5. Thủy văn, hải văn
1.1.5.1. Thủy văn
Hệ thống sông-suối: phần ven bờ vùng nghiên cứu có nhiều hệ thống sông đổ
trực tiếp ra biển. Tuy nhiên, hầu hết các sông đều có diện tích lưu vực nhỏ, chiều dài
sông ngắn và thuộc vùng núi giáp biển, nên độ dốc lớn (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Đặc trưng hình thái của một số sông chínhđổ vào vùng nghiên
cứu và các vùng phụ cận

Số
TT

Tên hệ thống
sông

Diện tích
lưu vực
(km2)

Chiều dài
sông (km)

Độ dốc bình quân
lưu vực (%)

Tên cửa sông chính
đổ vào vùng

1.070

82

28,1

Tiên Yên

1

Tiên Yên


2

Hà Cối

206

32,0

22,5

Cái Chiên

3

Đầm Hà

106

25,0

18,5

Đan Buôn

Chế độ dòng chảy: chế độ dòng chảy sông mang tính chất mùa khá rõ: mùa lũ
và mùa kiệt phụ thuộc vào mùa mưa nhiều và mùa mưa ít. Lượng dòng chảy vào mùa
mưa nhiều chiếm khoảng 75-80% tổng lượng nước cả năm. Lượng nước của sông Tiên
Yên - 0,66x109 m3/năm.
1.1.5.2. Hải văn

Độ muối: nếu như độ muối tầng mặt ở ngoài khơi có giá trị cao và biến động
không nhiều, thì ở vùng ven bờ độ muối có giá trị thấp hơn và biến thiên khá phức tạp,
phụ thuộc rất rõ vào lượng nước ngọt từ lục địa mang ra. Vào mùa mưa, giá trị độ
muối của vùng biển ven bờ hạ xuống rất thấp, đặc biệt ở các vùng gần cửa sông.
Nhiệt độ nước biển: nhiệt độ nước biển tầng mặt khá cao. Nhiệt độ trung bình
nhiều năm đạt 27,3oC, trong đó ngoài khơi là 27,5oC, còn ven bờ là 26,6oC. Cả ven bờ
lẫn ngoài khơi, càng về phía Nam nhiệt độ càng tăng. So với nhiệt độ không khí thì
nhiệt độ nước biển có biên độ trong năm nhỏ hơn, nghĩa là nhiệt độ nước biển điều hoà
hơn: mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các dòng
biển bức tranh phân bố nhiệt độ nước tầng mặt cũng bị phức tạp hơn.
Bảng 1.4. Độ muối trung bình tháng (‰) tai một số trạm quan trắc trong vùng nghiên cứu
Địa
điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Hòn Gai

31,5

31,8

31,7

30,8

28,7

24,8

21,0

20,8

22,0

26,0


28,9

30,8

Hòn Dấu

28,1

28,1

28,4

26,8

22,7

17,1

11,9

10,9

12,9

18,6

22,4

26,3


Cô Tô

31,5

31,6

31,8

31,5

31,3

31,2

30,8

29,3

28,9

30,3

31,0

31,3

Sóng biển: các đặc trưng của sóng ở vùng nghiên cứu phụ thuộc chủ yếu vào
chế độ gió của 2 mùa chính (mùa đông và mùa hè) kết hợp với địa hình ở từng đoạn cụ
thể. Vào mùa đông, hướng sóng thịnh hành là Đông Bắc, Đông, độ cao sóng trung
bình từ 0,5 - 0,75 m, độ cao sóng cực đại có thể lên tới 2,5 - 3 m. Mùa hè, hướng sóng

thịnh hành là Nam, Đông Nam, độ cao sóng trung bình tương đương với mùa đông
nhưng độ cao sóng cực đại lớn hơn, đạt từ 3,0 - 3,5 m.
6


Đặc điểm thuỷ triều: vùng nghiên cứu có chế độ nhật triều thuần nhất. Độ lớn
triều đạt khoảng 2,6 m đến 3,6 m vào kỳ nước cường.
Dòng chảy: trong vùng nghiên cứu cả mùa đông và mùa hè đều tồn tại một
xoáy thuận có tâm nằm ở khoảng giữa vịnh. Mùa đông tâm này dịch xuống phía nam
còn mùa hè thì dịch lên phía bắc. Như vậy vùng biển nghiên cứu thuộc rìa phía tây của
hoàn lưu này nên cả hai mùa đông và hè đều có dòng thường kỳ có xu hướng từ bắc
xuống nam. Từ bắc xuống nam hướng dòng chảy thay đổi theo địa thế đường bờ và có
hướng thay đổi từ tây nam đến nam và nam đông nam. Mặt khác, do địa hình vùng
biển này rất phức tạp, cho nên hướng dòng chảy tầng mặt có sự khác nhau khá rõ nét
giữa các vị trí quan trắc khác nhau. Tốc độ trung bình 20 - 25 cm/s. Các vũng vịnh ở
phía Bắc của vùng này có nhiều đảo che chắn nên dòng chảy diễn biến rất phức tạp và
chủ yếu bị chi phối bởi dòng triều và địa hình đáy biển. Đặc biệt tốc độ dòng chảy rất
lớn khi đi qua các eo hẹp, cửa giữa các đảo (có thể trên dưới 100 cm/s). Ở ven bờ khu
vực các cửa hệ thống sông lớn (sông Tiên Yên) dòng chảy rất phức tạp do động lực
của dòng chảy sông rất lớn vào mùa lũ.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Tài nguyên khoáng sản
Trong khu vực nghiên cứu, ở vùng đất liền ven bờ và đảo có một số loại khoáng
sản như khoáng sản nhiên liệu (than), sa khoáng (như titan - zircon, vàng,…), vật liệu
xây dựng (cát thuỷ tinh, đá vôi vỏ sò, cuội, sạn, cát, sét...). Ngoài ra, vùng nghiên cứu
còn xuất hiện các điểm quặng, điểm khoáng hóa đã được phát hiện và đánh giá cụ thể
như sau:
1.2.1.1. Các mỏ và điểm khoáng ven bờ
Vùng nghiên cứu đã phát hiện các điểm mỏ sa khoáng biển titan - zircon - đất
hiếm (Nguyễn Biểu và nnk, 1985; Trần Văn Trị, 1991) phân bố dọc theo dải bờ biển

gồm: Bình Ngọc, Vĩnh Thực, Hà Cối, Quan Lạn, Hoàng Châu, Thái Ninh. Ngoài
ilmenit trong các sa khoáng này còn chứa các khoáng vật nhóm đất hiếm và kim loại
hiếm như zircon, thori…
Tuy nhiên, đa số các tụ khoáng có quy mô nhỏ, các sa khoáng titan ven biển
đều phân bố sát bờ biển hoặc ven các đảo, trong các bãi cát hoặc cồn cát nguồn gốc
biển - gió tuổi Holocen (mvQ23) hoặc mvQ22-3). Ở nhiều nơi các thân sa khoáng đang bị
xói lở tạo các thân sa khoáng ở bãi triều, cồn ngầm. Các sa khoáng titan tập trung
trong các cồn cát từ Hà Cối đến Mũi Ngọc và rìa phía Nam đảo Vĩnh Thực, rìa đông
đảo Quan Lạn. Các diện phân bố sa khoáng đều kéo dài 7 - 10 km, rộng vài chục mét
đến hàng trăm mét, ở mỗi tụ khoáng và điểm quặng có 1 - 2 thân sa khoáng dạng lớp
dày 0,5 - 3 m. Hầu hết các thân quặng đều lộ thiên hoặc bị phủ một lớp cát mỏng.

7


Bảng 1.5. Các mỏ khoáng triển vọng giai đoạn 2008 - 2020

STT

Vùng
(khoáng
sản)

Ký hiệu
trên bản
đồ

DDiệ
n
tích

km2

Mức độ
điều tra

Trữ lượng, tài
nguyên dự báo

Điều tra

TNDB 14 triệu m3

Điều tra

TNDB 11 triệu m3

4.A.II-Ti

6 Thăm dò

TL 67,68 nghìn tấn

9.A.II-Ti

2

Yêu cầu
tiếp theo

Cát san lấp

1
2

Tiên YênĐầm Hà

16.B-Csl

Yên Hưng

14.B-Csl

4
5
3
4

Titan (ilmenit) sa khoáng
3

Bình Ngọc

4

Vĩnh Thực

5

7

4.A.II-Ti


Hà Cối

6

0,5
2
0,5

Thôn Trung

4.A.II-Ti

1
0,5

Thăm dò

TL 50 nghìn tấn

Đánh giá

TNDB 176 nghìn tấn

Điều tra

1
Điều tra
0,5
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2009

Thôn Hai

4.A.II-Ti

TNDB 7 nghìn tấn

Khai thác

Thăm dò,
khai thác
Đánh giá, thăm dò,
khai thác

Bảng 1.6. Quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản giai đoạn 2008 - 2020
STT

Nội dung
công việc

Tên mỏ và khu vực

Thời gian
dự kiến

Dự kiến
vốn đầu
tư (tỷ
đồng)

1


Sét gạch ngói Tiên Yên – Ba Chẽ

Thăm dò

2008-2010

0.7

2

Sét gạch ngói Hải Hà

Thăm dò

2008-2010

0.7

3

Granit ốp lát Vần Mây và đá xây dựng Tiên
Yên

Thăm dò

2008-2015

1.4


4

Granit ốp lát Khoảng Nam Châu, và đá xây
dựng Hải Hà

Thăm dò

2008-2010

1.4

5

Kaolin-pyrophylit Tấn Mài-Hải Hà

TD bổ sumg

2011-2015

0.6

6

Pyrophylit Mộc Pai Tiên-Đầm Hà

Thăm dò

2011-2015

1


7

Antimon Tấn Mài-Hải Hà

Thăm dò

2008-2010

3

8

Vàng Đèo Phật Chỉ-Ba Chẽ

Thăm dò

2011-2015

4

9

Vàng Ngàn Trùng-Bình Liêu

Thăm dò

2011-2015

4


10

Vàng Làng Cổng-Ba Chẽ

Thăm dò

2016-2020

4

11

Vàng Khe Quế-Tiên Yên

Thăm dò

2016-2020

4

Thăm dò

2016-2020

4

12

Vàng Pình Hồ-Đầm Hà

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2009

Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu của sa khoáng là ilmenit, ngoài ra có
zircon, rutil và một số khoáng vật khác. Hàm lượng ilmenit trong sa khoáng khác nhau
ở các tụ khoáng, điểm quặng. Ở tụ khoáng Bình Ngọc hàm lượng ilmenit thay đổi từ
8


10 kg/m3 đến 625 kg/m3 (trung bình: 100 - 150 kg/m3); ở Vĩnh Thực: 10 - 30 kg/m 3.
Các tụ khoáng và điểm quặng vùng này đều có quy mô nhỏ. Tổng trữ lượng và tài
nguyên khoảng 90 ngàn tấn TiO2.
1.2.1.2. Biểu hiện khoáng sản biển nông ven bờ
a. Các dị thường trọng sa
- Ilmenit: là khoáng vật nặng phổ biến nhất trong vùng, với tần suất gặp 99%
(1343/1356 mẫu). Hàm lượng dao động từ ít đến 36.044 g/m 3, hàm lượng nền 238,6
g/m3. Trên cơ sở phân bậc hàm lượng của mỗi bậc vành, vùng nghiên cứu có 5 vành
bậc III, 4 vành bậc II và một số vành bậc I, chúng phân bố trong trường trầm tích cát
tuổi Holocen muộn đến Holocen sớm - giữa.
- Zircon: là khoáng vật nặng phổ biến trong vùng với tần suất gặp 99,1%
(1344/1356 mẫu). Hàm lượng dao động từ ít đến 14491 g/m 3, hàm lượng nền là
42g/m3. Vùng nghiên cứu có 3 vành bậc III và 3 vành bậc II của khoáng vật zircon và
một số vành bậc I. Các vành phân tán bậc cao của zircon tập trung trong các trầm tích
cát biển tuổi Holocen sớm-giữa và trầm tích cát tiền châu thổ của các sông lớn tuổi
Holocen muộn.

Hình 1.2. Bản đồ phân bố trọng sa và triển vọng khoáng sản khu vực ven bờ và biển nông vùng
biển Tiên Yên – Hà Cối

- Rutil + anatas: là các khoáng vật nặng phổ biến trong vùng, với tần suất gặp là
97,57% (1323/1356 mẫu). Hàm lượng dao động từ ít đến 3106 g/m 3. Hàm lượng nền

25,5 g/m3. Vùng nghiên cứu có 4 vành phân tán bậc III và 6 vành phân tán bậc II của
các khoáng vật rutin và anatas; diện phân bố khoáng vật rutil và anatas trong trầm tích
cát biển có tuổi Holocen sớm- giữa và trầm tích cát tiền châu thổ tuổi Holocen muộn.
- Casiterit: là khoáng vật nặng rất ít phổ biến trong vùng khảo sát, tần suất gặp
9


~ 2,8%. Hàm lượng dao động từ 1 hạt đến 431 hạt/10dm 3 phân bố rải rác trong vùng
nghiên cứu. Với tần suất xuất hiện thấp, phân bố không tập trung nên chúng chỉ được
thể hiện trên bản đồ vành trọng sa dưới dạng các điểm có biểu hiện casiterit.
- Coridon: là khoáng vật rất hiếm gặp, trong vùng nghiên cứu chúng có tần suất
xuất hiện là 1,9% (27/1356 mẫu) dưới dạng hạt nhỏ, phân bố chủ yếu trong các trầm
tích cát biển tuổi Holocen sớm-giữa.
- Vàng: là khoáng vật rất hiếm gặp trong vùng chỉ có 4 trạm có vẩy vàng nhỏ,
với hàm lượng dao động từ 1-10 vảy nhỏ/10dm 3, phân bố trong trường trầm tích cát
bùn khu vực vịnh Bái Tử Long và từ Cửa Mô đến đảo Cô Tô; chúng được thể hiện
trên bản đồ vành trọng sa dưới dạng các điểm có biểu hiện vàng (Au).
b. Các dị thường địa hóa
Kết quả nghiên cứu địa hoá trầm tích tầng mặt đáy biển vùng biển vịnh Tiên
Yên cho thấy đặc điểm địa hóa và quy luật phân bố của một số nguyên tố điển hình
trong trầm tích đáy biển như sau:
Nguyên tố titan (Ti)
Titan là thành phần chính trong nhiều khoáng vật nặng của sa khoáng biển như
ilmenit (FeTiO3), rutin (TiO2), anatas, leicoxen (TiO2)... Ngoài ra, Ti còn tham gia
trong tổ hợp đồng hình của nhiều khoáng vật tạo đá. Hàm lượng oxyt titan có ở hầu hết
các loại đá từ trầm tích, biến chất đến magma, dao động trong khoảng từ 0,2 - 0,5%.
Hàm lượng trung bình của TiO2 trong trầm tích biển nông Thế giới (0,65%), trong vỏ
trái đất (0,45%).
Trong trầm tích tầng mặt hàm lượng Ti dao động 240 - 7074 ppm, đạt hàm
lượng trung bình là 3157 ppm. Kết quả tính toán các tham số địa hoá cho thấy hàm

lượng của Ti có sự khác biệt giữa hai đới: đới ven bờ 0 - 10 m nước: Ctb = 3146 ppm,
và đới ngoài khơi 10 - 30 m nước: Ctb = 3112 ppm. Sự khác biệt này liên quan đến
đặc điểm thành phần trầm tích cũng như nguồn gốc thành tạo chúng. Kết quả tính toán,
các tham số địa hoá của Ti như sau:
-

Hàm lượng nền: 3119 ppm

-

Hàm lượng dị thường bậc 1: 4472 ppm

-

Hàm lượng dị thường bậc 2: 5826 ppm

-

Hàm lượng dị thường bậc 3: 7048 ppm
Trong trầm tích tầng mặt, Ti phân bố tương đối đồng đều V=42,86% trong toàn

vùng.
Các dị thường Ti chủ yếu hình thành ở độ sâu 0 - 20 m nước, nó phân bố trong
trường trầm tích hạt mịn và ở khu vực từ cửa sông Bạch Đằng đến Đông Nam đảo Cát
Bà. Các dị thường của Ti có liên quan tới các quá trình phân dị, chọn lọc tự nhiên lâu
dài, chúng chuyển dần vào sa khoáng. Một phần Ti tồn tại dưới dạng các khoáng vật
bền vững như ilmenit (FeTiO3), rutin (TiO2), anatar. Trong trầm tích tầng mặt Ti có
10



tương quan chặt với Zr, V (R= 0,75). Ti còn tương quan với các khoáng vật ilmenít,
zircon.
Theo chiều sâu của tập mẫu ống phóng trọng lực, hàm lượng trung bình của Ti
tương đương với hàm lượng trung bình của nó trong vịnh Tiên Yên – Hà Cối.
Nguyên tố zirconi (Zr)
Trong sa khoáng biển, Zr là nguyên tố chính trong khoáng vật nặng zircon
(ZrSiO4). Ngoài ra, Zr còn tham gia vào thành phần của nhiều khoáng vật khác dưới
dạng đồng hình với các nguyên tố Ti, Cr... Kết quả nghiên cứu từ những năm đầu 90
đến nay cho thấy nếu Zr tham gia vào thành phần của sa khoáng biển thì nó có tương
quan khá chặt chẽ với nguyên tố Ti cũng như với khoáng vật zircon.
Trong vùng nghiên cứu hàm lượng Zr dao động trong khoảng 10 - 880 ppm, đạt
hàm lượng trung bình 261 ppm. Hàm lượng Zr có sự phân dị giữa hai đới: đới 0 - 10 m
nước: Ctb = 264 ppm; đới 10 - 30 m nước: Ctb = 254 ppm. Kết quả tính toán các tham
số địa hóa của Zr như sau:
-

Hàm lượng nền: 217 ppm

-

Hàm lượng dị thường bậc 1: 305 ppm

-

Hàm lượng dị thường bậc 2: 392 ppm

-

Hàm lượng dị thường bậc 3: 479 ppm


Các dị thường của Zr chủ yếu tập trung ở khu vực: phân bố độ sâu 0 - 10 m
nước từ khu vực đảo Sậu Nam. Nguồn gốc các dị thường Zr có liên quan trực tiếp tới
các sản phẩm rửa lũa các vật liệu của vỏ phong hóa cổ, từ các thành tạo đá gốc ven
biển và dưới biển, một phần do các vật liệu trầm tích từ lục địa được hệ thống sông
mang ra sau đó phân dị và lắng đọng. Các thân quặng đang được khai thác tại khu vực
này là nguồn gốc tạo nên các dị thường Zr trong vùng nghiên cứu.
c. Các dị thường phổ gamma
Trên cơ sở sự phân tích các dị thường hàm lượng của từng nguyên tố phóng xạ
Th, U, K và phân tích tổng hợp bản đồ dị thường phổ gamma thấy rõ: các dị thường
hàm lượng thori, uranivà kali có đặc điểm riêng.
Các dị thường uranni phân bố trên các khu vực trầm tích thành phần bùn cát và
cát hạt mịn chứa bùn. Sự tăng cao hàm lượng Urani trong các lớp bùn là do các loại
trầm tích bùn sét có khả năng hấp thụ urani cao trong quá trình lắng đọng. Trong các
loại đá trầm tích thì các trầm tích bùn cát, hàm lượng trung bình của U là cao nhất:
2,69 ppm.
Các dị thường kali phân bố trên diện tích các trường trầm tích thành phần cát
sạn và cát bùn, nằm ở khu vực ngoài xa bờ hơn.
Trong các loại dị thường các nguyên tố phóng xạ, chỉ có dị thường thori có liên
quan với sa khoáng. Các dị thường thori là một trong những dấu hiệu quan trọng để
phát hiện, tìm kiếm các thân quặng sa khoáng biển. Phương pháp phổ gamma có ưu
11


điểm là có thể phát hiện nhanh ngay tại hiện trường các dị thường phóng xạ, trong đó
có dị thường thori. Cụ thể như sau:
Dị thường hàm lượng nguyên tố thori vùng biển nghiên cứu đã xác định có 3
mức giá trị: bậc I từ 6,5 đến 8,5 ppm; bậc II từ 8,5 đến 10,5 ppm và bậc III là lớn hơn
10,5 ppm.
Các trường dị thường của thori phát triển rất rộng và phân bố khá đều trên diện
tích nghiên cứu. Các trường dị thường ở đây thường nằm trên các trường trầm tích cát

bùn, cát bùn hạt mịn chứa bùn.
Các trường dị thường thori thường nằm ở các khu mỏ sa khoáng biển, có sự
cộng sinh chặt chẽ giữa hàm lượng quặng và hàm lượng chất phóng xạ thori. Tại vùng
bờ biển nghiên cứu, đã có một số mỏ, điểm quặng sa khoáng ven biển được phát hiện
(từ Hà Cối đến Mũi Ngọc).
1.2.2. Tài nguyên sinh vật
Sinh vật tại vịnh Tiên Yên đa dạng và có giá trị lớn về nguồn lợi khai thác và
sinh thái. Tổng hợp các kết quả khảo sát điều tra về đa dạng sinh học vùng ĐNN Tiên
Yên cho thấy tại đây đã ghi nhận được 260 loài động vật đáy thuộc 89 họ, 237 loài
sinh vật nổi (188 loài thực vật và 49 loài động vật), 33 loài rong biển, 4 loài cỏ biển,
15 loài thực vật ngập mặn và 36 loài chim.
Nguồn lợi hải sản tự nhiên có giá trị kinh tế cao có thể phát triển nuôi trồng
và những đối tượng có giá trị kinh tế cần được bảo vệ khai thác hợp lý trên vùng
triều và ven biển Tiên Yên được chia thành 4 nhóm chính theo bảng 1.7.
Thành phần loài thực vật ngập mặn phân bố ở khu vực này chủ yếu là những
loài chịu mặn, những loài ưa lợ không thấy xuất hiện như Bần (Sonneratia). Thảm
thực vật ngập mặn ở vùng ĐNN vịnh Tiên Yên phát triển tốt nhất so với vùng cửa
sông ven biển Đông Bắc, tạo thành thảm rừng xanh tốt, mật độ cây phân bố dày,
cây cao, tạo ra các quần xã thực vật ngập mặn phân bố khác nhau:
- Quần xã sú (Aegiceras corniculatum) chủ yếu phân bố ở vùng triều thấp chịu
tác động nhiều của sự ngập lụt thủy triều hàng ngày, chiều cao cây khoảng 2 - 3 m;
- Quần xã trang (Kandelia obovata), đước (Rhizophora apiculata), vẹt
(Bruguiera gymnorrhiza) thuần chủng phân bố ở vùng triều, nền đáy ở khu vực
này gồm bùn và đất sét, chịu ảnh hưởng thủy triều không thường xuyên. Ở đây
trang (Kandelia obovata), đước (Rhizophora apiculata), cao trung bình 3 - 3,5 m,
thậm chí có cây cao tới 8 m tạo thành một vành đai xanh tốt bảo vệ vùng triều;
- Quần xã giá (E. agallocha), vạng hôi (Clerodendrum inerme) và các cây
bụi khác, chủ yếu phân bố ở vùng triều cao ít chịu ảnh hưởng chế độ ngập lụt của
thủy triều hàng ngày.
Bảng 1.7. Một số loài hải sản tự nhiên có khả năng nuôi tại Tiên Yên và những loài cần được bảo

vệ, khai thác hợp lý

12


Tên loài

STT

Tên VN

Tên khoa học

Vùng phân bố

I

Nhóm giáp xác

1

Tôm he mùa

Penaeus merguiensis

2

Tôm he Nhật Bản

Penaeus japonicus


3

Tôm rằn

Penaeus semisullatus

4

Tôm rảo

Meatapenaeus ensis

5

Tôm sú

Penaeus monodon

6

Cua biển

Scylla paramamosain

7

Ghẹ xanh

Portunus pelagicus


8

Ghẹ hoa

Portunus trituberlatus

II

Nhóm cá

9

Cá vược

Lates calcarifer

10

Cá tráp

Sparus macrocephalus

11

Cá đối

Mugil cephalus

12


Cá dìa

Siganus guttatus

13

Cá bống bớp

Bostrichthys sinensis

14

Cá song

Epinephelus bleekeri

15

Cá mú

Cromileptes altivelis

III

Nhóm nhuyễn thể

16

Ngao


Meretrix meretrix

17

Ngán

Lucina philippinarum

Trong RNM

18

Vạng

-

Trong RNM

19

Hầu cửa sông

Ostrea rivularis

20

Sò lông

Anadara suberenata


21

Sò huyết

Anada granosa

IV

Nhóm các loài khác

22

Sá sùng*

Sipunalus nudus

23

Vùng cửa sông, ven biển

Cửa sông và vùng nước lợ

Đai cát, doi cát

Đai cát bao ngoài RNM và doi cát,
trương cát

Bông thùa / Đanh biển*
Phascotosoma simillis

Ghi chú: * Đối tượng hải sản tự nhiên có giá trị cần có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ huyện Tiên Yên,
Quảng Ninh giai đoạn 2003-2010

Ngoài ra còn có các quần thể nhân tác như rừng trang trồng và rừng vẹt dù
trồng. Hệ sinh thái RNM vịnh Tiên Yên là nơi cư trú của nhiều loài đặc sản có giá trị
như ngán, cua bùn, bạch tuộc, sâu đất, vạng… cũng như cung cấp nguồn giống quan
trọng của tôm, cua, cá cho vùng biển ven bờ. Đây là nơi sản xuất năng suất sơ cấp rất
lớn cho hệ sinh thái ĐNN vịnh Tiên Yên.
1.2.3. Tài nguyên ĐNN
Trong vùng vịnh Tiên Yên có 10 kiểu ĐNN, tổng diện tích 52.517 ha (bảng
1.8), trong đó các kiểu ĐNN vùng biển ở độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt (A), bãi
cát/bùn vùng gian triều (Ga), RNM (I) và vùng NTTS nước mặn/lợ chiếm diện tích
chủ yếu (1a) (Bảng 1.8).
13


ĐNN ven biển vịnh Tiên Yên có chức năng sinh thái lớn. Với hệ thống luồng
lạch, bãi triều và RNM rộng lớn, nơi đây trở thành bãi sinh sản, ươm nuôi, lưu giữ
nguồn giống sinh vật thủy sinh cho toàn vịnh Tiên Yên và biển ven bờ thông qua 6 cửa
khác nhau (Tấn, Đại, Tiểu, Bò Vàng, Mô và Cửa Ông). Do có nguồn thức ăn phong
phú nên nhiều loài động vật có giá trị kinh tế cao cư trú và trưởng thành như sá sùng,
sò huyết…
ĐNN vịnh Tiên Yên chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên, do ngập chìm thung lũng
sông cùng với quá trình sụt hạ tương đối kiến tạo hiện đại và dâng cao mực nước đại
dương thế giới sau băng hà lần cuối. Ngoài ra, ĐNN khu vực này còn có nguồn gốc
nhân sinh, chủ yếu là chuyển đổi mục đích sử dụng ĐNN. Trong quá trình khai thác và
sử dụng cửa sông Tiên Yên, các cộng đồng dân cư đã biến một bộ phận ĐNN ở đây
thành vùng đất canh tác nông nghiệp, vùng thổ cư, đặc biệt thành đầm nuôi thủy sản
mặn - lợ.

Bảng 1.8. Diện tích các kiểu ĐNN ven biển vịnh Tiên Yên (ha)
Kiểu ĐNN ven biển

Ký hiệu
(theo
Ramsar)

Hải Hà

Đầm


Tiên
Yên

1

Vùng biển ở độ sâu dưới 6m khi triều
kiệt

A

20.350

4.290

118

2


Thảm cỏ biển

B

150

80

3

Bãi cát vùng gian triều

Ea

549

71

115

4

Bãi bùn vùng gian triều

Gb

124

460


5

Bãi cát/bùn vùng gian triều

Ga

7.379

6.234

885

6

Bãi đá, sỏi vùng gian triều

Eb

58

7

Rừng ngập mặn

I

2.066

2.521


8

Đầm lầy mặn/lợ ven biển

H

7,36

89

9

Vùng NTTS nước mặn/ lợ

1a

200

189

10

Vùng NTTS trong RNM

1b

ST
T

Tổng


40
3.982

2.205
354

52.517

Nguồn: Trung tâm Viễn thám, 2007

Vùng ĐNN vịnh Tiên Yên có các hệ sinh thái như bãi triều, cửa sông và RNM.
Hệ sinh thái bãi triều bao gồm bãi triều thấp và một phần của bãi triều cao thuộc kiểu
ĐNN không phủ thực vật ngập mặn. Hệ sinh thái cửa sông bao gồm hệ thống cửa sông
và các kênh đào. Hệ sinh thái RNM tương ứng với loại hình ĐNN bãi triều có phủ
TVNM với 15 loài cây ngập mặn phát triển tốt. Các bãi triều cao có phủ thực vật ngập
mặn phân bố rộng khắp ở các khu vực ven biển huyện Tiên Yên, Đầm Hà, tập trung
nhiều ở Đại Bình và Đông Hải.
a) Vùng biển ở độ sâu dưới 6m khi triều kiệt
Kiểu ĐNN này mở rộng ra phía biển, được giới hạn bởi đường đẳng sâu 6 m
khi triều kiệt. Diện phân bố của vùng nước biển này bắt đầu từ phía ngoài hệ thống các
đảo như đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực... đến đường đẳng sâu 6 m khi triều kiệt. Diện
14


tích phân bố của kiểu ĐNN này rất lớn, chiếm 47,1% tổng diện tích ĐNN và được
người dân địa phương sử dụng để đánh bắt một số loại hải sản.
b) Bãi cát, bùn vùng gian triều (Ga)
Kiểu ĐNN chiếm 27,6% tổng diện tích ĐNN của vùng nghiên cứu, phân bố chủ
yếu ở vùng cửa sông Ma Ham. Thành phần trầm tích của kiểu ĐNN này là cát khoảng

60-70%, bùn 30 - 40%. Hiện nay kiểu ĐNN này đang được người dân sử dụng nuôi
ngao, nghêu và khai thác một số loại như: ngao, nghêu, giun đất,…
c) Rừng ngập mặn (I)
Vùng nghiên cứu có nhiều điều kiện thuận
lợi cho RNM phát triển, kiểu ĐNN này chiếm
16,3% tổng diện tích ĐNN của vùng nghiên cứu,
phân bố dọc ven bờ từ cửa sông Ka Long đến
cửa sông Hà Cối, với mật độ cây dày thành phần
chủ yếu là mắm đước, vẹt, sú, trang… Hệ sinh
thái RNM có vai trò rất quan trọng trong việc
Hình 1. 3. RNM ven vịnh Tiên Yên
cung cấp dinh dưỡng cho các loài động vật thuỷ
Ảnh: Nguyễn Tài Tuệ, 2007
sinh (trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị cao
như sá sùng, bông thùa, ngao, tôm, cua,…); là
nơi cư trú, bãi đẻ của nhóm giáp xác (Crustacea), thân mềm (Mollusca), giun nhiều tơ
(Polychaeta)…
d) Vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn/lợ (1a)
Trong vùng nghiên cứu, một số kiểu ĐNN được chuyển đổi sang làm ao, đầm,
vùng NTTS mặn, lợ. Điển hình như bãi triều,
RNM và khu vực nước cửa sông. Chủ yếu là nuôi
các loài tôm sú. Các xã có diện tích NTTS lớn là
Quảng Thắng, Phú Hải, Quảng Minh, Vạn Ninh
và khu vực cửa sông Ka Long. Bên cạnh đó, các
vùng nước cửa sông có chế độ thủy văn, hải văn,
chất lượng môi trường, dinh dưỡng tốt nên người
dân còn sử dụng nuôi thủy sản lồng bè tại các khu
Hình 1.4. Đầm nuôi tôm xã Quảng
vực này.
Điền - Hải Hà

1.2.4. Tài nguyên đất

Ảnh: Nguyễn Tài Tuệ, 2007

Theo Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Tiên Yên thời kỳ 2002 2010, vùng đồng bằng ven biển huyện Tiên Yên được chia thành 3 loại đất chính:
Đất cồn cát và bãi cát: được phân bố chủ yếu ở các xã ven biển như Đồng Rui,
Hải Lạng, Đông Ngũ và thị trấn Tiên Yên, có diện tích khoảng 265 ha bằng 0,43%
tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Đất mặn: đất mặn Tiên Yên được chia thành 5 loại: mặn sú vẹt, mặn chua, đất
15


×