Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (TT LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.07 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ HẢI NGỌC CHÂU

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
HUYỆN CAN LỘC, TĨNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2016


Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TOÀN THẮNG

Phản biện 1 : TS. Đặng Thị Hà

Phản biện 2 : PGS.TS. Lê Thị Anh Vân


Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành
chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp 204 , Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường : Nguyễn Chí Thanh - Quận : Đống Đa - TP. Hà Nội
Thời gian: vào hồi 17 giờ, ngày 17 tháng 11 năm 2016


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong hệ thống tài chính, Ngân sách Nhà nước là bộ phận chủ đạo, là điều kiện
vật chất quan trọng của Nhà nước do hiến pháp quy định, là công cụ quan trọng của
Nhà nước có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. Vì vậy, việc sử dụng ngân
sách một cách hợp lý và có hiệu quả sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho toàn xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước và thực hiện
chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước
đã có những bước cải cách, đổi mới và đạt được một số thành tựu đáng kể. Đặc biệt
là từ khi Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015 với
mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành ngân sách
nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tăng cường tiềm lực tài chính đất nước,
quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh,
thúc đẩy vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả. Từ đó tăng tích lũy để thực
hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đảm bảo các nhiệm vụ quốc phòng
an ninh và đối ngoại.
Ngân sách nhà nước cấp huyện là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước,
là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Huyện Can Lộc với vị
trí chiến lược của Tỉnh Hà Tĩnh, được đánh gía là đơn vị phát triển kinh tế - xã hội
trọng tâm của tỉnh. Trong nhiều năm qua, công tác quản lý ngân sách Huyện đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi

các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện Can Lộc nói
riêng và của tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Từ đó đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
trong đó thu ngân sách vượt cao so với kế hoạch. Tuy nhiên, trong công tác quản lý
ngân sách Huyện đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong giai đoạn mới và
tập trung vào các nội dung: phân cấp ngân sách, lập dự toán ngân sách, việc nâng
cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, ý thức kỹ luật tài chính. Cũng như cơ chế,
chính sách để khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có đồng thời góp phần tạo môi
trường đầu tư thuận lợi, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra,… Vì vậy,
việc học viên chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn Thạc sỹ là phù hợp.
1


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Qua tìm hiểu của tác giả cho thấy các tài liệu nghiên cứu nói chung và các công
trình khoa học nói riêng về quản lý ngân sách nhà nước đã được quan tâm như:
Sách Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương, thực trạng và giải pháp,
PGS-TS Lê Chi Mai (2006), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã đưa ra các giải
pháp nhằm đẩy mạnh việc phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền địa phương ở
Việt Nam trong đó có chính quyền cấp huyện.
Luận văn tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh
An Giang giai đoạn 2011 – 2020”, tác giả Tô Thiện Hiền (2012) tại Đại học Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đã chỉ ra được bản chất cũng như ý nghĩa về mặt lý
luận của công tác quản lý ngân sách cấp tỉnh và phân tích thực trạng quản lý ngân
sách tại tỉnh An Giang để từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp.
Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công: “Quản lý ngân sách nhà nước ở
Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa”, tác giả: Bùi Thị Minh Thúy (2014), học viện
hành chính đã đề cập công tác quản lý ngân sách ở cấp huyện của tỉnh Thanh hóa

qua đi sâu phân tích chi tiết từng khoản thu ngân sách để đưa ra được những giải
pháp phù hợp.
Luận văn Thạc sỹ Hành chính công: “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện
Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương”, Vũ Thị Thuận (2014), Học viện Hành chính đã đề
cập tới công tác quản lý ngân sách ở cấp huyện của tỉnh Hải Dương thông qua việc
tập trung vào hoạt động thu và chi ngân sách tuy nhiên chưa làm rõ được vai trò của
công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách.
Luận văn thạc sỹ quản lý công: “Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Lục
Ngạn, Tỉnh Bắc Giang”, Nguyễn Thị Thùy Nhung (2015), Học viện hành chính đã
đưa ra được hệ thống lý luận rõ ràng cũng như công tác quản lý ngân sách ở cấp
huyện của tỉnh Hải Dương từ đó chỉ được vai trò của công tác kiểm tra, giám sát
trong quản lý ngân sách.
Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên đều đề cập đến việc
hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nói chung và công tác quản lý ngân
sách ở từng địa phương nhất định. Mặc dù cùng tuân thủ hệ thống pháp luật về quản
lý NSNN nhưng mỗi địa phương đều có những đặc điểm đặc thù khác nhau và hiệu
quả của việc quản lý NSNN các cấp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của từng địa
phương. Các luận văn trên đã chỉ ra được các khâu còn chưa hoàn thiện trong quá
trình quản lý nhưng chưa nêu rõ, chưa làm rõ được vai trò của từng khâu cũng như
vai trò của công tác thanh tra trong quy trình quản lý ngân sách nhà nước hay những
2


vấn đề bất cấp trong quá trình thực hiện…Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện
Can Lộc, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện quản lý NSNN cấp huyện
để đưa ra được những giải pháp tối ưu cho công tác quản lý NSNN huyện Can Lộc
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của huyện để phù hợp với cơ chế quản lý
chung của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:

Từ những vấn đề lý luận chung về NSNN và NSNN cấp huyện luận văn hệ
thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN và công tác quản lý
NSNN cấp Huyện theo luật NSNN 2002. Từ đó đề xuất một số giải pháp khoa học,
hợp lý nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Can Lộc trong thời gian tới
tốt hơn nhằm đáp ứng được yêu cầu của luật NSNN 2015.
Nhiệm vụ:
Hệ thống những vấn đề lý luận về NSNN và NSNN cấp huyện.
Tìm hiểu thực trạng quản lý NSNN tại Huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Trên cơ sở thực trạng trong những năm qua, phân tích, đánh giá kết quả đạt
được, đưa ra các nguyên nhân, hạn chế và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện nói chung và quản lý ngân sách nhà
nước tại Huyện Can Lộc nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý NSNN Huyện Can Lộc
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: chỉ nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước của huyện Can Lộc.
Phạm vi về không gian: địa bàn Huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi về thời gian: tài liệu tổng quan được thu thập trong khoảng thời gian
từ năm 2013 đến 2015.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Phƣơng pháp luận: phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở quan điểm đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nnước về NSNN và quản lý ngân sách nhà
nước cấp huyện.
Phƣơng pháp nghiên cứu: việc nghiên cứu luận văn đựa trên phương pháp
nghiên cứu lý thuyết, tài liệu, cụ thể như: phương pháp thống kế, phân tích tổng
hợp, hệ thống hóa, so sánh đối chiếu.
3



Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, tổng hợp
rút kinh nghiệm.
Sử dụng phương pháp bổ trợ: sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp,
phân tích, xử lý kết quả điều tra. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số phương
pháp khoa học khác.
Bên cạnh đó luận văn đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của
một số công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố, cùng các số liệu do các cơ
quan hữu quan công bố.
Ngoài ra, luận văn còn dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; Số liệu sử
dụng được thu thập từ các số liệu thống kê, báo cáo tài chính, các biểu mẫu báo cáo kèm
theo các năm của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện; các Nghị quyết của HĐND tỉnh,
huyện, các quyết định của UBND tỉnh, huyện và các số liệu khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận của đề tài luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về ngân sách nhà nước, luận văn
hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý
ngân sách cấp huyện, sự cần thiết khách quan phải nâng cao quản lý công tác thu –
chi của ngân sách cấp huyện, qua đó giúp tác giả nghiên cứu cũng như người đọc
nắm được những vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước cấp huyện, quản lý ngân
sách nhà nước cấp huyện, nắm được những quy định cụ thể của Nhà nước, của các
cơ quan chính quyền địa phương cũng như thực trạng quản lý ngân sách huyện Can
Lộc giai đoạn 2013 – 2015.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận văn:
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng công tác quản lý ngân sách tại huyện Can Lộc,
so sánh với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành và thực tiễn phát triển kinh tế - xã
hội huyện Can Lộc. Từ đó, đề xuất những giải pháp mang tính khả thi đối với huyện
Can Lộc để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện.
Trên cơ sở lý luận và qua thực trạng quản lý ngân sách nhà nước, luận văn chỉ
ra một số điểm mới của luật NSNN năm 2015 và từ đó đề xuất những giải pháp phù

hợp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp Huyện trong thời
gian tới, góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp Huyện trong
giai đoạn mới.
Và cuối cùng, trước tình hình về luận NSNN được đưa ra, đề tài nghiên cứu
nhằm giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách phù hợp với thực tế trong việc
quản lý NSNN tại Huyện Can Lộc trong thời gian tới, góp phần hoàn thiện công tác
quản lý chi tiêu công của nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế.
4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục viết tắt
và mục lục, luận văn chia thành 3 chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2013 – 2015.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN
1.1 Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
1.1.1

Ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm

Trong pháp luật nước ta, khái niệm NSNN theo điều 1 của Luật NSNN được
Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp
thứ II năm 2002: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
1.1.1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước
-

là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt

động của bộ máy nhà nước;
-

là công cụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế

tăng trưởng ổn định và bền vững;
-

là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả thị trường.

1.1.1.3 Hệ thống ngân sách nhà nước
Ngân sách
nhà nƣớc

Ngân sách
trung ương

Ngân sách
địa phương


Ngân sách
cấp tỉnh
Ngân sách
cấp huyện
Ngân sách
cấp xã

Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý ngân sách nhà nƣớc
1.1.2

Ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.2.1 Khái niệm ngân sách nhà nước cấp huyện
1.1.2.2 Vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện
6


Một là, NS huyện đảm bảo thực hiện vai trò nhà nước, bảo vệ quốc phòng và
an ninh trật tự cấp huyện.
Hai là, NS huyện là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế.
Ba là, NS huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công
bằng xã hội. Quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện

1.1.3

Khái niệm, vai trò và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1.1 Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Quản lý NSNN cấp huyện là hoạt động của các chủ thể quản lý thông qua việc
sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động

và điều chỉnh hoạt động của ngân sách cấp huyện nhằm đạt được mục tiêu đã định.
1.2.1.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Thứ nhất, đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan công quyền thực hiện
các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước.
Thứ hai, đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu
của NSNN ngày càng lớn hơn.
1.2.1.3 Nguyên tắc quản lý ngân sách cấp huyện
Nguyên tắc công khai minh bạch
Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác
Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN
Nguyên tắc cân đối NSNN
1.2.2

Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.2.1 Quản lý thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước cấp huyện
Quản lý thu ngân sách
Quản lý thu NSNN được hiểu là quá trình nhà nước sử dụng hệ thống các công
cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế và
NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Nhiệm vụ chi
Quản lý chi NS là việc lập kế hoạch, đề xuất các chính sách chi NS, tổ chức,
điều hành và kiểm tra mọi khoản chi tiêu từ NSNN. Quản lý chi NSNN đảm bảo
quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kế hoạch đến
khâu sử dụng NS đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với
yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước, phục vụ
các mục tiêu kinh tế - xã hội.

7



Cân đối ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
1.2.2.2 Chu trình quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Chu trình ngân sách là trình tự các bước thực hiện các hoạt động (theo chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền) của các cơ quan hữu quan trong quá trình chuẩn bị,
lập, thẩm tra, quyết định dự toán ngân sách đến phân bổ, thực hiện (chấp hành) và
quyết toán ngân sách, trong đó, xác định rõ trách nhiệm và thời hạn hoàn thành từng
công việc cụ thể của từng khâu trong toàn bộ chu trình.
Một là, lập dự toán ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
Hai là, chấp hành ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
Ba là, quyết toán ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
1.2.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý ngân
sách nhà nước cấp huyện
1.2.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.3.1 Nhân tố khách quan
Một là, chính sách vĩ mô của nhà nước.
Hai là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, đổi mới cơ chế quản lý NSNN mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp
quản lý NSNN
Bốn là, chính sách khuyến khách khai thác nguồn lực tài chính.
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan
Một là nhận thức của Lãnh đạo chính quyền cấp huyện về tầm quan trọng và
trách nhiệm trong quản lý NSNN tại địa phương.
Hai là, tổ chức bộ máy quản lý NS cấp huyện
Ba là, trình độ cán bộ quản lý
Bốn là, hệ thống thông tin, phương tiện quản lý.
Năm là, hệ thống kiểm soát, thanh tra.

1.3 Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện của một số địa phƣơng
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa phương
1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý ngân sách tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
1.3.1.3 Bài học quản lý ngân sách tại Thành phố Bạc Liêu và Thành phố Cà Mau
1.3.2 Bài học kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước cho huyện Can Lộc,
tỉnh Hà Tĩnh

8


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN CAN
LỘC, TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
2.1 Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội huyện Can Lộc
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Can Lộc
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Can Lộc
2.2 Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Can Lộc
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước của huyện
Sở Tài chính Hà Tĩnh
HĐND huyện

UBND huyện

Chi cục thuế
huyện Can Lộc

Đội kiểm tra

Quản lý các

DN trên địa
bàn

Đội thuế xã,
thị trấn

KBNN
huyện Can Lộc

Đội quản lý
hành chính

Phòng TC-KH
huyện Can Lộc

Các đơn vị sử
dụng NSNN

Quản lý hộ
cá thể

Ban tài chính
xã, thị trấn

Phí, lệ phí
thuộc NSNN

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Can Lộc
2.2.2 Thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc
2.2.2.1 Về công tác thu ngân sách

Các nguồn thu ngân sách cấp huyện đƣợc hƣởng 100%
9


- Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động do cấp huyện quản lý
- Thu sự nghiệp do cấp huyện quản lý theo quy định của pháp luật
- Tiền đền bù thiệt hại đất, tài sản trên đất do cấp huyện quản lý
- Thu xử phạt hành chính trong các lĩnh vực do cấp huyện quản lý
- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp
cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho
Ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân
sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang.
- Thu kết dư ngân sách.
- Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.
- Thu khác theo quy định của pháp luật.
- Tỷ lệ phân cấp nguồn thu
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp
huyện và các cấp ngân sách
Bảng 2.1: Tỷ lệ phân cấp khoản thu giữa ngân các cấp ngân sách tỉnh Hà Tĩnh
Chỉ tiêu
Thuế GTGT, thuế TNDN của DN tư nhân, công ty CP,
HTX kinh doanh DV
Thuế TNDN (không kể thuế TNDN của đơn vị hạch toán
toàn ngành)
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế môn bài
Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài không kể thuế

chuyển thu nhập ra nước ngoài từ hoạt động thăm dò
khai thác dầu khí
Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong
nước: thu các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, ô tô dưới 24
chổ, xăng các loại
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào
các mặt hàng khác
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế tài nguyên: tài nguyên rừng
Tài nguyên khoáng sản
Lệ phí trước bạ (không phải đất, nhà)
Tài nguyên khác (đá, cát, sỏi, đất, nước,..)
Phí xăng dầu
Thuế nhà đất

Tỷ lệ NS
tỉnh hƣởng
(%)

Tỷ lệ NS
huyện, xã
hƣởng (%)

Tỷ lệ NS cấp xã,
tt hƣởng
(%)

0

100


0

10

60

30

60

40

0

0

100

0

100

0

0

100

0


0

0

50

50

0
60
50
70
0
100
0

0
20
30
30
60
0
100

100
20
20
0
40

0
0

(Nguồn: Nghị quyết số 136/2010/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi các cấp ngân sách; Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các
cấp ngân sách giai đoạn 2011 – 2015)
10


Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nƣớc huyện Can Lộc giai đoạn
2013 - 2015
Trong giai đoạn 2013 – 2015 công tác thu NSNN của huyện Can Lộc tương
đối ổn định và có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể:
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nƣớc huyện Can Lộc giai
đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng

I
1
2
3
4
5

Tên khoản thu
TỔNG THU CĐNS
Tổng thu NS huyện
Thu quốc doanh
Thu NQD
Thuế TNCN

Trước bạ
Phí và lệ phí

Năm 2013
411.500
64.000
1.235
18.630
600
6.023
4.136

Năm 2014
502.000
93.680
6.001
23.510
1.000
8.500
4.800

Năm 2015
573.000
115.000
1.057
23.531
2.835
9.350
13.114


6
7
8

Thuế phi nông nghiệp
Tiền thuê đất
Tiền cấp quyền sử dụng đất

331
400
28.390

351
1.638
43.000

318
1.705
51.711

9

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

0

0

4.488


10

1. Thu khác NS huyện
2. Thu khác NSX
Trợ cấp cân đối NS Tỉnh
Bổ sung mục tiêu của Tỉnh

2.584
2.070
3.916
1.671
2.810
2.975
268.000
312.000
351.502
79.500
96.000
106.500
(Nguồn: Phòng TC – KH huyện)

TT

II
III

Dựa vào bảng 2.2 cho ta thấy:
Tổng thu ngân sách tăng đều qua các năm, trong đó thu ngoài quốc doanh, thu
cấp quyền sử dụng đất, thu từ phí và lệ phí, thu thuế TNCN, thu trước bạ, tiền thuê
đất tăng ổn định qua các năm. Cho thấy đây là một trong những nguồn thu ổn định

cho huyện. Thông qua bảng 2.2 chúng ta có được biểu đồ thể hiện cụ thể như sau:

11


(Nguồn: phòng Tài chính – kế hoạch huyện Can Lộc)
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh các nguồn thu và xu hƣớng các khoản thu chính
của NSNN huyện giai đoạn 2013 – 2015
Qua biểu đồ có thể thấy:
Xét về quy mô: Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện năm sau cao hơn năm
trước. Tổng thu NSNN giai đoạn 2013 -2015 đạt 1486.500 triệu đồng, tăng 1.8 lần
so với giai đoạn 2010 – 2012. Tỷ lệ thu bổ sung cân đối NS cấp trên cho NS huyện
khá cao và có xu hướng tăng.
Cơ cấu thu: Cơ cấu thu NS ổn định, thu NSNN do huyện Can Lộc thực hiện
phần lớn là thu thuế và phí, lệ phí.
Tốc độ tăng thu: qua biểu đồ chúng ta có thể thấy tốc độ tăng thu năm 2013
- 2014 là 46.3% , năm 2014 – 2015 là 22.7% . Trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình
12


quân giai đoạn 2013 – 2015 là 15%. Có thể thấy, tốc độ tăng thu bình quân cơ bản
đã phù hợp với tốc độ phát triển của huyện và nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất
có xu hướng tăng cao nhất. Qua đó có thể thấy nguồn thu chính vẫn là cấp quyền sử
dụng đất. Thu ngoài quốc doanh, thu từ phí, lệ phí có xu hướng tăng nhẹ. Bên cạnh
đó các khoản thu còn lại như thu quốc doanh vẫn chưa ổn định, phụ thuộc vào sự
phát triển nền kinh tế, các chính sách thuế…
2.2.2.2 Về công tác chi ngân sách
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nƣớc huyện Can
Lộc giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị: Triệu đồng

TT

A
I
II
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
III
IV
B

Nội dung

Năm
2013

Năm
2014


Năm
2015

Tổng cộng
Tổng chi cân đối NSĐP
Chi đầu tƣ phát triển
Chi thƣờng xuyên
Chi sự nghiệp kinh tế
Chi SN giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Chi sự nghiệp giáo dục
Chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề
Chi sự nghiệp y tế, dân số và KHH gia đình
Chi sự nghiệp văn hóa – thông tin
Chi sự nghiệp phát thanh – truyền hinh
Chi sự nghiệp thể dục thể thao
Chi đảm bảo xã hội
Chi quản lý hành chính
Chi an ninh, quốc phòng địa phương
Bổ sung tăng bậc lương và chế độ mới
Các khoản chi còn lại
Bổ sung mục tiêu khác
50% nguồn tăng thu để chi CCTL
Dự phòng ngân sách
Chuyển nguồn
Chi chuyển giao ngân sách
Trong đó: trợ cấp cân đối
Trong đó: bổ sung mục tiêu

411.500

270.948
3.747
257.701
12.844
174.027
168.788
5.239
3.418
3.692
1.244
479
14.479
35.759
5.939

502.000
300.000
8.501
275.499
13.824
198.300
193.000
5.300
3.900
3.598
1.405
350
10.846
35.754
2.912


573.000
320.000
17.428
297.572
17.694
204.435

5.327

4.610

1.825

13

9.500
140.552

3.709
3.735
1.719
295
22.000
38.507
3.653

16.000
5.000
202.000 253.000

76.990
83.000
125.010 170.000
(Nguồn: Phòng TC – KH huyện)


(Nguồn: Phòng TC – KH huyện)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các chi ngân sách nhà nƣớc huyện giai đoạn 2013 – 2015
Quy mô chi ngân sách: chi NSNN qua các năm có xu hướng tăng và tổng chi
giai đoạn 2013 – 2015 là 1486.5 triệu đồng, tăng 1.85 so với giai đoạn 2010 – 2012.
Tốc độ tăng chi: Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy, mức chi của các năm có xu
hướng tăng dần. Tỷ lệ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi chuyển giao
ngân sách đều tăng qua các năm. Dưới tác động của một số chính sách như chính
sách tiền lương, thực hiện các chương trình mục tiêu của trung ương và tỉnh giao
nên tốc độ tăng chi thường xuyên tăng nhanh.
Cơ cấu chi: qua biểu đồ tỷ lệ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chúng
ta có thể thấy: mức chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng lên
theo từng năm. Trong đó mức chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn – chiếm tỷ lệ
cao trong cơ cấu chi.
Qua bảng 2.3 và sơ đồ 2.2 có thể thấy, trong thời gian qua huyện Can Lộc
chưa chú trọng đến chi hoạt động đầu tư phát triển mặc dù đang có xu hướng tăng
nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong khi đó chi thường xuyên lại tăng dần theo
từng năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi cân đối ngân sách.
14


2.2.3 Thực trạng quản lý chu trình ngân sách nhà nước huyện Can Lộc
2.2.3.1 Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước huyện Can Lộc
2.2.3.2 Công tác châp hành dự toán ngân sách nhà nước huyện Can Lộc
Bảng 2.4: Kết quả chấp hành dự toán thu ngân sách huyện Can Lộc giai đoạn

2013 – 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2013
TT

Tên khoản thu

Năm 2014

Năm 2015

Tỉnh
giao

Huyện
giao

Thực
hiện

Tỉnh
giao

Huyện
giao

Thực
hiện

Tỉnh

giao

Huyện
giao

Thực
hiện

I

Tổng thu NS
huyện

55.600

61.000

64.000

81.400

81.400

93.680

105.600

120.60
0


115.00
0

1

Thu quốc doanh

1.000

1.000

1.235

8.000

8.000

6.001

6.800

6.800

1.057

2

Thu NQD

17.000


17.000

18.630

20.000

20.000

23.510

33.500

33.500

23.531

3

Thuế TNCN

500

500

600

900

900


1.000

1.600

1.600

2.835

4

Trƣớc bạ

6.000

6.000

6.023

8.000

8.000

8.500

11.200

11.200

9.350


5

Phí và lệ phí

4.000

4.000

4.136

4.000

4.000

4.800

7.000

7.000

13.114

6

Thuế phi nông
nghiệp

300


300

331

300

300

351

300

300

318

7

Tiền thuê đất

300

300

400

400

400


1.638

500

500

1.705

8

Tiền cấp quyền
sử dụng đất

20.000

25.000

28.390

35.000

35.000

43.000

35.000

50.000

51.711


9

Tiền cấp quyền
khai thác khoáng
sản

0

0

0

0

0

0

2.200

2.200

4.488

10

1. Thu khác NS
huyện


2.346

2.346

2.584

2.600

2.600

2.070

3.500

3.500

3.916

2. Thu khác NSX

2.200

2.200

1.671

2.200

2.200


2.810

4.000

4.000

2.975

(Nguồn: phòng tài chính – kế hoạch huyện Can Lộc)

15


Bảng 2.5: Kết quả chấp hành dự toán chi ngân sách huyện Can Lộc giai đoạn
2013 – 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
TT

Dự toán
chi NS
năm 2013

Chi NS
năm
2013

Dự toán
chi NS
năm

2014

Chi NS
năm 2014

Dự toán
chi NS
năm
2015

Chi NS
năm
2015

Tổng cộng

313.900

411.500

382.331

502.000

436.447

573.000

A


Tổng chi cân đối NSĐP

270.948

270.948

300.000

300.000

320.000

320.000

I

Chi đầu tƣ phát triển

6.700

3.747

9.300

8.501

12.700

17.428


II

Chi thƣờng xuyên

208.672

257.701

255.375

275.499

276.786

297.572

1

Chi sự nghiệp kinh tế

3.973

12.844

4.156

13.824

17.694


17.694

2

Chi SN giáo dục, đào tạo và
dạy nghề

149.598

174.027

184.138

198.300

198.366

204.435

3

Chi sự nghiệp y tế, dân số và
KHH gia đình

522

3.418

3.518


3.900

3.575

3.709

4

Chi sự nghiệp văn hóa – thông
tin

3.288

3.692

3.574

3.598

3.162

3.735

5

Chi sự nghiệp phát thanh –
truyền hinh

1.051


1.244

1.169

1.405

1.719

1.719

6

Chi sự nghiệp thể dục thể thao

415

479

295

350

295

295

7

Chi đảm bảo xã hội


11.962

14.479

12.794

10.846

8.140

22.000

8

Chi quản lý hành chính

24.157

35.759

28.632

35.754

26.877

38.507

9


Chi an ninh, quốc phòng địa
phương

5.939

5.939

3.959

2.582

4.159

3.076

10

Bổ sung tăng bậc lương và chế
độ mới

11

Các khoản chi còn lại

4.812

5.327

4.610


4.610

25.536

1.825

12

Bổ sung mục tiêu khác

13

50% nguồn tăng thu để chi
CCTL

III

Dự phòng ngân sách

IV

Chuyển nguồn

9.500

9.500

16.000

16.000


5.000

5.000

B

Chi chuyển giao ngân sách
(trợ cấp cân đối; bổ sung
mục tiêu)

140.552

140.552

202.000

202.000

253.000

253.000

16


2.2.3.3 Công tác quyết toán ngân sách nhà nước huyện Can Lộc
2.2.4 Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giám sát tại huyện Can Lộc
2.2.4.1 Công tác kiểm tra tại huyện Can Lộc
2.2.4.2 Công tác thanh tra tại huyện Can Lộc

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác thanh tra đã được Thanh tra tỉnh
phê duyệt, bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, trong những năm qua UBND
huyện triển khai thực hiên, đạt một số kết quả như sau:
Bảng 2.6: Kết quả thanh tra ngân sách huyện Can Lộc giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
TT

Nội dung

ĐVT

Năm 2013

Năm

Năm

Tổng

2014

2015

cộng

1

Số cuộc thanh tra

Cuộc


9

7

9

25

2

Số đơn vị thanh tra

Đơn vị

72

41

70

183

3

Số đơn vị vi phạm

Đơn vị

34


25

27

86

4

Thanh tra theo KH

Cuộc

7

6

7

20

5

Thanh tra đột xuất

Cuộc

2

1


2

5

6

Tổng số sai phạm

Tr.đồng

2.005,380

542,358

534,145

12.040

7

Đã thu hồi nộp

Tr.đồng

1.203,094

127,255

240,389


7.854

Tr.đồng

771,219

202,221

120,241

5.155

NSNN
8

Kiến nghị xử lý
khác

(Nguồn: Báo cáo thanh tra huyện giai đoạn 2013 -2015)

17


2.2.4.3 Công tác kiểm toán tại huyện Can Lộc
2.3 Đánh giá quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Can Lộc
2.3.1 Đánh giá kết quả đạt được
2.3.2 Một số hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Can Lộc
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: huyện Can Lộc là một huyện có địa bàn rộng, với nền kinh tế có
xuất phát điểm thấp, nguồn thu NSNN trên địa bàn chưa cao, phân tán, đáp ứng
được gần 30% nhu cầu chi ngân sách.
Thứ hai: do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước cũng như thế giới; lạm
phát, giá cả gia tăng, tác động mặt trái của cơ chế thị trường.
Thứ ba: vẫn còn những bất cập về hệ thống chính sách, quy định pháp luật là
một yếu tố cản trở lớn tới việc thu và chi ngân sách.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: việc lập, phân bổ, giao dự toán NSNN hàng năm ở một số cơ quan,
đơn vị, cấp cơ sở còn chưa sát với tình hình KT – XH của huyện; dự toán thu chưa
bao quát hết được nguồn thu nên phần nào đó ảnh hưởng tới công tác cân đối ngân
sách để thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
Thứ hai: Cơ chế chỉnh sách của tỉnh còn chậm được ban hành gây ảnh hưởng
tiêu cực đến quản lý NSNN cấp huyện nói chung và huyện Can Lộc nói riêng.
Thứ ba: Phương án phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi, nhất là chi thường xuyên
NSNN cấp huyện phụ thuộc hoàn toàn vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ (%) điều tiết
giữa NSTW và NSĐP. Hơn nữa, định mức phân bổ ngân sách của cấp trên thường
cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối chi NSNN.
Thứ tư: việc kiểm tra xử lý các sai phạm trong hoạt động thu chi ngân sách
thực hiện chưa nghiêm, nhất là trong quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ
bản, xử lý nợ đọng thuế.
Thứ năm: Công tác cải cách hành chính cơ bản đã được triển khai nhưng chưa
đi sâu vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật
cho bộ máy quản lý NSNN còn hạn chế; hệ thống thông tin chưa liên tục và kịp thời
và vẫn còn nặng hình thức văn bản giấy; trình độ CBCC, viên chức chưa ứng dụng
được các máy móc trang thiết bị tiên tiến vào quản lý NSNN.
18


Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH
3.1 Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Can Lộc
3.1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Can Lộc giai
đoạn 2016 – 2020.
3.1.2 Định hướng về quản lý ngân sách nhà nước huyện Can Lộc
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách nhà nƣớc tại Huyện Can Lộc
giai đoạn 2016 – 2020
3.2.1 Nâng cao việc lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước tại huyện
3.2.2 Hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện
3.2.3 Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện
3.2.4 Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính ngân sách
nhà nước tại huyện
3.2.5 Tăng cường khuyến khích, thu hút đầu tư tại huyện
3.2.6 Mở rộng công khai ngân sách nhà nước

3.2.7 Hoàn thiện bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách nhà
nước
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với Chính phủ
3.3.2 Đối với Bộ Tài chính
3.3.3 Đối với tỉnh Hà tĩnh

19


KẾT LUẬN
Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện giữ một vai trò rất quan trọng, gắn liền
với việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước nói chung
cũng như của huyện nói riêng trong từng thời kỳ.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã cho thấy, ngân sách cấp huyện là một bộ
phận cấu thành của Ngân sách nhà nước, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
của bộ máy chính quyền địa phương. Ngân sách cấp huyện cung cấp các nguồn lực
về tài chính cho bộ máy chính quyền địa phương hoạt động và thực hiện các chức
năng của mình. Thực hiện quản lý ngân sách cấp huyện là một nhiệm vụ mà ở đó
hoạt động thu, chi tài chính ngân sách diễn ra được quản lý công khai, minh bạch và
đầy đủ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức và đòi hỏi một cách làm hợp lý đối
với các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Xuất phát từ quan điểm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Can
Lộc đến năm 2020, luận văn đã nêu lên một số vấn đề chung về quan điểm, mục
tiêu tăng cường quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn Huyện Can Lộc trong thời
gian tới. Đó là yêu cầu khách quan nhằm quản lý hệ thống ngân sách nhà nước
thống nhất và hiệu quả, khai thác mọi tiềm năng tại chổ để phục vụ cho mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách
nhà nước tại huyện Can Lộc nói riêng và quản lý, điều hành ngân sách của nước ta
trong thời gian tới.
Trong quá trình viết Luận văn, mặc dù tác giả đã rất cố gắng nhưng không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy, cô giáo và các độc giả góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, lãnh
đạo và các cơ quan chuyên môn huyện Can Lộc và đặc biệt là TS. Lê Toàn Thắng
đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ kế hoạch và đầu tư – Bộ nội vụ (2009), Thông tư liên tịch của Bộ kế
hoạch và đầu tư – Bộ Nội vụ số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 05/08/2009

hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), Dự án SLGP – 39111, Tài liệu đào tạo
Nâng cao năng lực Quản lý tài chính công ở địa phương
3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ-CP.
4. Chi cục thuế huyện Can Lộc, Quy chế làm việc; Quy định chức năng
nhiệm vụ, Can Lộc.
5. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật NSNN 2002
6. Đại học Luật Hà nội (2005), Giáo trình luật Ngân sách nhà nước, NXB
Công an nhân dân
7. Đảng ủy cơ quan UBND huyện Can Lộc, Báo cáo chính trị của ban chấp
hành đảng bộ nhiệm kỳ 2010 -2015 trình đại hội đản bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020
8. Học viện hành chính (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. Học viện hành chính (2007), Giáo trình quản lý nhà nước về tài chính,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Học viện hành chính (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về thanh tra
11. Học viện hành chính, Giáo trình hành chính công, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
12. Học viện tài chính (2005), Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính,
Hà Nội
13. Học viện tài chính (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài
chính, Hà Nội
14. Hội đồng nhân dân huyện Can Lộc, Tài liệu kỳ họp thứ 10 HĐND huyện
Can Lộc khóa XVIII

21



15. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Nghị quyết số 136/2010/NQ-HĐND quy
định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách; Tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2011 – 2015.
16. Kho bạc nhà nước huyện Can Lộc, Quy chế làm việc; Quy định chức năng,
nhiệm vụ, Can Lộc
17. Nguyễn Ngọc Hiến (2003), Luận văn tiến sỹ kinh tế: “Quản lý Tài chính
công ở Việt Nam”, Học viện hành chính
18. PGS – TS Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa
phương thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Thùy Nhung (2015), Luận văn thạc sỹ quản lý công: “Quản lý
ngân sách nhà nước tại Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang”, Học viện hành chính
20. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Can Lộc, Quy chế làm việc; Quy định
chức năng
21. Phòng thanh tra huyện Can Lộc, Báo cáo công tác thanh tra năm 2013
22. Phòng thanh tra huyện Can Lộc, Báo cáo công tác thanh tra năm 2014
23. Phòng thanh tra huyện Can Lộc, Báo cáo công tác thanh tra năm 2015
24. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
25. Quốc hội (2002), Luật ngân sách nhà nước 2002
26. Quốc hội (2003), Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
27. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
28. Quốc hội (2014), Luật tổ chức chính quyền địa phương
29. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước 2015
30. Tô Thiện Hiền (2012), Luận văn tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả quản
lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2020”, Đại học Ngân hàng
Thành phố Hồ Chí Minh
31. Ủy Ban nhân dân huyện Can Lộc, Báo cáo tình hình thực hiện dự toán
ngân sách năm 2013 phân bổ dự toán NS năm 2014
32. Ủy Ban nhân dân huyện Can Lộc, Báo cáo tình hình thực hiện dự toán
ngân sách năm 2014 phân bổ dự toán NS năm 2015

33. Ủy Ban nhân dân huyện Can Lộc, Báo cáo tình hình thực hiện dự toán
ngân sách năm 2015 phân bổ dự toán NS năm 2016

22


34. Ủy ban nhân dân huyện Can Lộc, Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu
nước 5 năm (2010 – 2015) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2015 – 2020)
35. Bùi Thị Minh Thúy (2014), Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công:
“Quản lý ngân sách nhà nước ở Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa”, học viện
hành chính
36. Vũ Thị Thuận (2014), Luận văn Thạc sỹ Hành chính công: “Quản lý ngân
sách nhà nước tại huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương”, Học viện Hành chính
37. Website:
38. Website:
39. Website:

23


×