Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.71 KB, 31 trang )

Bảng đánh giá sự tham gia vào tiểu luận nhóm:
STT Họ và tên
1
Phùng Hương Giang
(Nhóm trưởng)
2
Phùng Thị Thu Phương
3
Trần Tuấn Đạt
4
Nguyễn Thị Hương
5
Phan Duy Lý
6
Nguyễn Văn Hải

MSV
598481

Điểm

Ký tên

598599
598562
598510
598527
598487

1



MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1
1.2
1.3

ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

PHẦN 2 : CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 BỐ CỤC TIỂU LUẬN
PHẦN 3 NỘI DUNG
----------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước
1.1.2 Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
1.3 Tính cấp thiết và nội dung cơ bản của phân cấp quản lý nhà nước
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC Ở NƯỚC TA
2.1 Qúa trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
2.2 Thực trạng phân cấp quản lý NSNN của nước ta
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ CỦA VIỆC PHÂN CẤP

2


QUẢN LÝ NSNN
3.1 Định hướng tương lai
3.2 Giải pháp cụ thể
PHẦN 4 KẾT THÚC
4.1 Kết luận
4.2 Tài liệu tham khảo
4.3 Dịch từ viết tắt
4.4 Một số biểu đồ , hình ảnh tham khảo

3


Phần I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực tài chính đồng thời
nó cũng là một công cụ tài chính quan trọng của một Quốc gia. Cùng với sự phân
cấp quản lý kinh tế và hành chính thì ngân sách nhà nước cũng được phân cấp lý
quản lý. Phân cấp quản lý ngân sách là cần thiết, nó giúp quá trình quản lý và phân
bổ một cách hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính khan hiếm của quốc
gia, nó còn tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển hài hoà về
kinh tế xã hội.Sự phân cấp có thể là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện về chính
trị, kinh tê, xã hội của từng quốc gia.
Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời từ năm 1967, tới nay đã qua
nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định nhằm
giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa ngân sách trung ương và
chính quyền các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước.
Trên phương diện lý thuyết cũng như tổng kết thực tiễn, phân cấp quản lý ngân

sách nhà nước đã được thừa nhận là phương thức quan trọng để nâng cao hiệu quả
quản lý ngân sách nhà nước.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giải quyết các mối quan hệ giữa trung ương
và địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân sách
nhà nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giúp cho việc xác định rõ thẩm
quyền, trách nhiệm giữa các cấp quản lý ngân sách, đảm bảo giải quyết kịp thời
các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước vẫn còn những bất cập
như mức độ chủ động về ngân sách của địa phương chưa cao, quy trình phê duyệt
ngân sách nhà nước còn phức tạp, thời gian dài, hiệu quả quản lý ngân sách nhà
nước chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Điều này cho
4


thấy cần phải có đánh giá một cách khách quan toàn diện thực trạng phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, chỉ ra những tồn tại để
có được những giải pháp đúng đắn để thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước là một đòi hỏi cấp thiết. Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn của
công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam, nhóm chúng em lựa
chọn đề tài "Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài
tiểu luận với mong muốn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp mang tính khoa học,
thực tiễn để góp phần vào tiến trình cải cách ngân sách nhà nước, cải cách tài chính
công và cải cách nền hành chính nhà nước của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Với lý do đó em xin chọn đề tài “Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước ở Việt Nam” làm đề tài cho nhóm
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-Khảo sát đánh giá phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
Từ đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện phân
cấp quản lý ngân sách nhà nước ta trong thời gian tới
- Hệ thống hoá lý thuyết về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

- Phân tích và đánh giá một cách khoa học về thực trạng phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
-Phân tích làm rõ những ưu điểm, tồn tại trong công tác này nhằm chỉ ra những vấn
đề cần nghiên cứu giải quyết trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt
Nam trong thời kỳ mới và những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những giải
pháp trên có hiệu quả .
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Xem xét những nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước ở Việt Nam giữa cấp ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, nghiên
cứu bốn vấn đề cơ bản về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa ngân sách
5


trung ương và ngân sách địa phương, cụ thể là những nội dung như sau:
- Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và
định mức ngân sách nhà nước
- Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
- Phân cấp quản lý thực hiện chu trình ngân sách nhà nước.
- Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước trong
hoạt động quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam.

6


Phần II. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời từ năm 1967, tới nay
đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử

nhất định nhằm giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa ngân
sách trung ương và chính quyền các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính
quyền địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà
nước gồm nhiều cấp. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo
bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất
và bố chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác,
xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta
đang chống tư tưởng địa phương, cục bộ … vẫn cần có chính sách và biện
pháp nhằm khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự
chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trong quá trình phát triển
kinh tế, xã hội trên địa bàn. Có một số khoản thu như: tiền cho thuê mặt đất,
mặt nước đối với doanh nghiệp, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu
Nhà nước, lệ phí trước bạ, thuế môn bài,…giao cho địa phương quản lý sẽ
hiệu quả hơn. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là cách tốt nhất để gắn
các hoạt động của ngân sách nhà nước với cac hoạt động kinh tế, xã hội một
cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đấy đủ và kịp thời, đúng chính sách,
chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sử dụng chúng công bằng,
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy
trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương
đến điah phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt
của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế
hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa
các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn
để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước.
7



Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước còn có tác động thúc đẩy
phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Phân cấp quản lý NSNN là một xu hướng rõ rệt ở Việt Nam. Cụ thể là trong
việc phân cấp quản lý NSNN đã phân cấp nhiều hơn cho địa phương về
nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách nhưng nó vẫn còn nhiều mặt hạn chế
cần phải được khắc phục.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: Tác giả thực hiện phương pháp này bằng cách tiếp
cận và khai thác vấn đề phân cấp quản lý ngân sách qua các thời kỳ lịch sử
khác nhau.
-Phương pháp so sánh
-Phương pháp dự báo: dự báo các xu thế của hoạt động phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước ở Việt Nam
-Phân tích, tổng hợp: tác giả tổng hợp để có những đánh giá, những kết luận,
những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn của
công tác phân cấp
2.3 Kết cấu chuyên đề:
Trừ phân mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung
của chuyên đề thực tập gồm có 3 chương:
Chương I :Cở sở lý luận của việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Chương II :Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ta
Chương III: Định hướng và giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt
Nam
Với sự giúp đỡ tận tình trực tiếp của thầy giáo Trần Trọng Nam nhóm chúng em đã
hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên chúng em kinh nghiệm thực tế hạn chế,
khả năng nhận thức lý luận và thực tiễn còn chưa sắc bén , thời gian hạn hẹp, cho
nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy kính mong sự
thông cảm và nhiều góp ý để đề tài của chúng em được phong phú hơn.

8



Phần 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước
1.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách là một phạm trù kinh tế gắn liền với việc tạo lập và sử
dụng quỹ tiền tệ của một chủ thể nhất định. Chủ thể sử dụng quỹ tiền tệ có
thể là một cá nhân, một gia đình, một tổ chức, một địa phương hoặc một quốc gia.
Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 của Việt Nam cũng khẳng định:
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
Ngân sách nhà nước (NSNN) thường bao gồm: ngân sách của trung
ương (NSTW) và ngân sách của địa phương (NSĐP). Ở Việt Nam, NSNN
bao gồm NSTW và NSĐP. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của
đơn vị hành chính các cấp có tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ
ban nhân dân (UBND). Với mô hình tổ chức của Nhà nước Việt Nam hiện
nay, NSĐP bao gồm ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(gọi chung là ngân sách cấp tỉnh), ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách cấp xã,
phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Vậy ngân sách nhà nước có vai trò gì?
-Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện chức năng,
9



nhiệm vụ của Nhà nước
- Ngân sách nhà nước là công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nước tác động
vào nền kinh tế. Ngân sách là nguồn lực đầu tư quan trọng, giúp điều chỉnh cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Cùng với các công cụ khác hỗ trợ sự hình
thành đồng bộ các yếu tố thị trường, khắc phục các thất bại của thị trường, đảm
bảo tính công bằng, môi trườn kinh doanh lành mạnh và sự phát triển hài hoà giữa
các địa phương.
- Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn tài chính để nhà nước thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước là nhiều và mang
tính quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, do vậy để hoàn
thành các nhiệm vụ đó thì tài chính là điều kiện không thể thiếu, nó đóng vai trò vô
cùng lớn.
1.2 Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Cùng với việc phân cấp về quản lý hành chính và kinh tế, quản lý ngân sách cũng
đựơc thực hiện và phù hợp với quản lý kinh tế và hành chính. Phân cấp quản lý
ngân sách là phân định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước ở
mỗi cấp trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
Khái niệm phân cấp quản lý NSNN như đã nêu ở trên được hiểu trong tiểu luận
này cụ thể như sau:
-Một là, phân cấp quản lý NSNN bao gồm thẩm quyền quyết định về ngân
sách và thẩm quyền quản lý ngân sách nhà nước.
-Hai là, phân cấp quản lý NSNN tập trung vào phân cấp quyền hạn, trách
nhiệm giữa các cơ quan có liên quan đến thẩm quyền quyết định và thẩm
quyền quản lý NSNN.
1.3 Tính cấp thiết và nội dung cơ bản của phân cấp quản lý nhà nước
Vì sao phải phân cấp quản lý nhà nước?
Đây là xu thế tất yếu khách quan, một yêu cầu phát triển kinh tế
10



-Một là, làm tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước: Nếu phân cấp quản
lý NSNN một cách hợp lý sẽ làm tăng hiệu quả công tác quản lý NSNN
phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của quóc gia.
-Hai là, phát huy tính chủ động của địa phương: Khi địa phương được chủ
động về ngân sách thì họ có khả năng tăng hiệu quả sử dụng ngân sách
thông qua việc cung cấp dịch vụ công cộng cũng như phúc lợi kinh tế cho
người dân của địa phương.
-Ba là, khuyến khích cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng: Mục đích của
phân cấp quản lý NSNN là khuyến khích các địa phương chi ngân sách cho
việc cung cấp các hàng hóa công cộng quan trọng và có giá trị lâu dài như
giáo dục, y tế, …
- Bốn là, tăng cường năng lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền:
Nếu phân cấp quản lý NSNN tốt hơn sẽ góp phần vào việc tăng năng lực
quản lý nhà nước của chính quyền trung ương và địa phương qua đó làm
tăng hiệu quả quản lý NSNN.
- Năm là, tạo điều kiện cho việc giám sát ngân sách nhà nước: Phân cấp
quản lý NSNN một cách rõ ràng, minh bạch sẽ tạo điều kiện cho việc giám
sát việc sử dụng NSNN của các cơ quan chức năng hiệu quả hơn.
Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì?
Thực tế ở Việt Nam , nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được xem xét
trên 4 nội dung cơ bản sau:
a.

Phân cấp về thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách chi tiêu, định
mức ngân sách nhà nước
Trong công tác quản lý NSNN thì những quy định về luật pháp, chính
sách, tiêu chuẩn, định mức NSNN có vai trò quan trọng. Quy định luật pháp,
chính sách, tiêu chuẩn, định mức NSNN không chỉ là những căn cứ quan
trọng để xây dựng dự toán NSNN, kiểm soát thu chi ngân sách mà còn là
một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN

11


b.

của trung ương và địa phương.
Phân cấp quản lý nhiệm vụ chi và nguồn thu NSNN
Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quy định về phân cấp quản lý NSNN,
nó còn là một vấn đề phức tạp và khó khăn khi tiến hành phân cấp quản lý
NSNN.
Cụ thể đó là việc xác định NSTW và NSĐP được thu những khoản nào và
thực hiện những nhiệm vụ chi cụ thể nào trong quá trình quản lý NSNN.
Sự khó khăn bắt nguồn từ sự phát triển không đồng đều, sự khác biệt, chênh

c.

lệch về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
Phân cấp quản lý trong việc thực hiện chu trình NSNN
Khái niệm về chu trình NSNN: Chu trình ngân sách là thuật ngữ dùng để chỉ
toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới
khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân sách gồm 3 giai
đoạn nối tiếp nhau, đó là lập ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán
ngân sách.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa các
cấp ngân sách trong một chu trình NSNN.Trong các giai đoạn này, thẩm
quyền cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương và
các cơ quan chuyên môn là thể hiện tính chất của phân cấp quản lý NSNN

d.


trong toàn bộ hệ thống NSNN.
Phân cấp trong việc kiếm toán, thanh tra,giám sát NSNN

Là việc phân định nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền về giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN nhằm mục đích
quản lý NSNN đạt được những mục tiêu đề ra.

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
- Hình thức cấu trúc nhà nước: Là sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị
hành chính lãnh thổ, xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan
nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan chính quyền
địa phương. Với mỗi hình thức cấu trúc nhà nước, bộ máy nhà nước được
12


phân chia thành từng cấp và được giao nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong
quản lý kinh tế, xã hội
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu:
Nhà nước đơn nhất: Có chủ quyền chung, thống nhất cơ quan quyền lực, cơ
quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương, tập trung quyền lực
cao ở cấp trung ương. Mức độ phân cấp quản lý ngân sách ở các nước theo
hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất thường mức độ và giới hạn, phần lớn
tập trung ở ngân sách trung ương
Nhà nước liên bang : Là nhà nước có từ hai hay nhiều thành viên hợp lại, cơ
quan quyền lực và cơ quan quản lý được tổ chức thành hai hệ thống. Trong
đó một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống riêng của từng
thành viên. Đối với cấu trúc nhà nước liên bang, hệ thống ngân sách nhà
nước được chia thành ngân sách liên bang, ngân sách các bang và ngân sách
của các cấp trực thuộc bang.
Qua trên có thể thấy với mỗi hình thức cấu trúc nhà nước khác nhau thì

cách phân cấp về quản lý nhà nước là khác nhau và kéo theo là khác nhau
trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Trình độ tổ chức, quản lý KT-XH của các cấp chính quyền và mức độ
phân cấp quản lý KT-XH
- Mức độ phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa
phương: Cách thức phân định thẩm quyền quản lý NSNN giữa trung ương
và địa phương không thể diễn ra một cách tuỳ tiện mà nó phụ thuộc vào mức
độ phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội giữa trung ương và địa
phương. Mức độ phân cấp quản lý nhà nước đó được thể hiện ở các quy định
cụ thể giữa trung ương và địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước.
-Đặc điểm tự nhiên, KT- XH của vùng lãnh thổ: Căn cứ vào đặc điểm về
tự nhiên khác nhau của từng vùng mà việc phân cấp về quản lý hành chính
cũng khác nhau. Vùng hải đảo, biên giới hoặc vùng đông dân cư có truyền
thống văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo riêng.. Các yếu tố này hình thành nên sự
13


phân cấp mang tính đặc thù. Vì vậy sẽ có sự phân cấp đặc biệt trong phân
cấp quản lý ngân sách nhà nước về phân định nguồn thu,nhiệm vụ chi

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC Ở NƯỚC TA
2.1 Qúa trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Trước khi ban hành Luật Từ khi ban hành Luật ngân sách nhà nước đến nay
ngân sách nhà nước
Trong giai đoạn này, hệ
thống ngân sách nhà nước
được tổ chức theo mô hình
thống nhất với hai cấp
NSTW và NSĐP trong đó

NSĐP bao gồm: ngân sách
cấp tỉnh, ngân sách cấp
huyện và ngân sách cấp xã.
Nét đặc trưng cụ thể là hệ
thống ngân sách mang tính
tập trung hoá cao. Trung
ương quyết định mọi khoản
thu ngân sách và thực hiện
phần lớn các khoản chi ngân
sách.

Ngân sách nhà nước:NSTW và NSĐP.
Ngân sách địa phương: ngân sách của đơn vị hành chính
các cấp có HĐND và UBND theo quy định của Luật Tổ
chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa
NSTW và NSĐP được thực hiện theo các nguyên tắc:
- NSTW và NSĐP được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi cụ thể.
- Ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ
chiến lược,quan trọng của quốc gia và hỗ trợ địa phương
chưa cân đối ngân sách
- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo
đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được
giao.
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách
cấp đó chi trả.
- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với
các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ
sung từ NSTW cho NSĐP để bảo đảm công bằng, phát

triển cân đối giữa các vùng, các địa phương.
14


2.2 Thực trạng phân cấp quản lý NSNN của nước ta
Sơ đồ tham khảo về khái niệm phân cấp
HOẠCH ĐỊNH

p CHÍNH TRỊ
PHÂN CẤP

TW
TÀI TRỢ

PHÂN CẤP HÀNH
CHÍNH

THỰC HIỆN
ĐỊA PHƯƠNG
GIÁM SÁT

PHÂN CẤP NGÂN SÁCH

PHÂN CẤP THỊ TRƯỜNG

a.

CÁC CẤP NS THẤP
HƠN


KIỂM TOÁN ,
ĐÁNH GIÁ,
THANH TRA

Phân cấp về thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách chi tiêu, định
mức ngân sách nhà nước:
-Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách ngân sách
nhà nước
-Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành định mức ngân sách nhà nước

Thẩm quyền ban hành
luật pháp chính sách
-Thẩm quyền TW:gồm
Thẩm quyền của Quốc hội
và của Chính phủ và các Bộ

Thẩm quyền ban hành định mức
-Định mức NSNN:gồm định mức phân bổ
NSNN:(Định mức phân bổ NSNN là căn cứ để
xây dựng và phân bổ ngân sách cho các Bộ, cơ
15


ngành ở TW.
-Thẩm quyền của địa
phương: Bao gồm các cơ
quan
nhà
nước


HĐND và UBND tỉnh.
Qua thực tiễn công tác phân
cấp quản lý NSNN cho thấy
thì Luật Ngân sách nhà
nước 2002 ban hành đã có
sự tiến bộ lớn trong việc xác
định rõ ràng hơn thẩm
quyền của cơ quan nhà nước
(Quốc hội và Chính phủ ở
TW,HĐND và UBND ở địa
phương) trong việc ban
hành chính sách và cơ chế
quản lý, quyết định dự toán
và phân bổ NSNN, giám sát
NSNN, qua đó tính trùng
lắp trong các quyết định
quản lý về dự toán đã được
giảm rất nhiều và có sự tập
trung cao về quyết định tổng
thể NSNN do Quốc hội thực
hiện.

b.

quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở trung ương và các địa phương).
và định mức chi tiêu NSNN: (Định mức chi
tiêu NSNN là những chế độ, tiêu chuẩn làm căn
cứ để thực hiện chi tiêu và kiểm soát chi tiêu
ngân sách)

- Thủ tướng Chính phủ quyết định định mức
phân bổ NSNN. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định định mức phân bổ ngân sách của địa
phương mình .Chính phủ quyết định những định
mức chi ngân sách nhà nước có tính chất quan
trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến
việc
thực
hiện
nhiệm vụ kinh tế – xã hội của cả nước như: chế
độ tiền lương, trợ cấp xã hội, chế độ đối với
người có công với cách mạng, tỷ trọng chi ngân
sách thực hiện nhiệm vụ GDĐT, khoa học công
nghệ trong tổng chi NSNN.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định các chế độ,
tiêu
chuẩn,
định
mức
chi NSNN phù hợp đặc điểm của địa phương.
Thủ tướng Chính phủ quy định khung định mức
chi NSNN và giao cho HĐND cấp tỉnh quyết
định
phương
án
cụ
thể.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi NSNN đối với các ngành,
lĩnh vực sau khi bàn bạc thống nhất với các Bộ

quản

ngành,
lĩnh
vực.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định
chế
độ
chi
NSNN
phù
hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương.

Thực trạng phân cấp quản lý nhiệm vụ chi và nguồn thu NSNN:
 Phân cấp quản lý nguồn thu NSNN:
Theo Luật NSNN năm 2002 thu ngân sách bao gồm:
-

Các khoản thu từ thuế, lệ phí
Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
16


-

Các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân
Các khoản viện trợ
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Theo điều 32, điều 34 Luật NSNN thì phân biệt ra 3 loại nguồn thu:

-

Nguồn thu được giao 100% cho trung ương
Nguồn thu được giao 100% cho ngân sách địa phương
Nguồn thu được chia theo tỷ lệ ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương

Trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các
nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư kết cấu hạ
tầng, kinh tế xã hội có tác động đến cả nước, hoặc nhiều địa phương; các chương
trình dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng điều phối hoạt động kinh tế
vĩ mô của đất nước, bảo đảm an toàn quốc phòng an ninh, đối ngoại và hỗ trợ địa
phương chưa cân đối được thu chi ngân sách.
Bên cạnh đó ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ
động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và
trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của địa phương.
Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do
HĐND cấp tỉnh quy định, cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán
bộ quản lý tài chính ngân sách.
Hiện nay, tiềm lực tài chính quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường
chuyển từ thế bị đông , phụ thuộc từ bên ngoài sang một nền tài chính chủ động, có
tích lũy đầu tư phát triển. Quy mô thu NSNN ngày càng lớn. Tổng số thu cân đối
NSNN năm 2015 là 911.100 tỷ đồng nếu tính cả 10.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn
từ năm 2014 sang năm 2015 thì tổng số thu cân đối NSNN là 921.100 tỷ đồng).
Theo đó, quy mô thu NSNN giai đoạn 2011-2015 bằng gần 2 lần giai đoạn 20062010 và bằng hơn 5 lần giai đoạn 2001-2005. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào
NSNN bình quân khoảng 21%GDP, khá sát với Nghị quyết Quốc hội (không quá
17


22-23%GDP). Cơ cấu thu đã có chuyển biến tích cực, thu nội địa chiếm tỷ trọng

ngày càng cao trong tổng thu NSNN (giai đoạn 2011-2015 khoảng 68%, trong đó
năm 2015 khoảng 74%, cao hơn mục tiêu đề ra là 70%). Tổng chi NSNN 5 năm
2011-2015 ước xấp xỉ mục tiêu 5 năm đã đặt ra. Quy mô chi NSNN năm 2015 ước
tăng trên 70% so với năm 2010. Tỷ trọng tổng chi NSNN so GDP giảm dần từ mức
trên 30%GDP năm 2010 xuống khoảng 26% GDP năm 2015.
Nguồn thu NSTW được hưởng 100% gồm thuế XNK, thuế GTGT và
thuếTTĐB với một số hàng hóa nhập khẩu, thuế và các khoản thu khác từ dầu khí,
thuế TNDN của các đơn vị hạch toán ngành.
Nguồn thu NSĐP được hưởng 100% gồm thuế nhà đất, thuế tài nguyên,
thiên nhiên phi dầu khí,thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất, thu từ cho thuê và bán thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ và
phần lớn các loại phí khác.
Cụ thể, thu NSNN ở trung ương về một số khoản từ đầu năm đến 15 tháng 9
năm 2009 như sau (theo Tổng cục thống kê thu NSNN):
STT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung
Các khoản thu trong nước
Thu từ dầu thô
Thu cân đối ngân sách nhà nước từ hoạt động XNK
Thu từ doanh nghiệp nhà nước
Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài ( trừ dầu thô)
Thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước

Thuế thu nhập cá nhân

Tỷ lệ (%)
72,1
61,5
71,6
80,8
60,7
67,5
55,6

Thu NSĐP chiếm 25% năm 2002, dự kiến tổng thu NSĐP sẽ tăng nhanh hơn
tổng thu NSTW và tiến tới năm 2004 đã đạt xấp xỉ 40% NSNN
Bảng tổng
thu
của
chính
quyền địa
phương

Tổng
thu của
chính
quyền
địa

Từ
thuế Thuế được Thu từ trọ Thu từ
giao 100% phân chia cấp
trọ cấp

cho
địa
trên đầu
phương
người
18


Tổng

65.822.57
1
Tối đa
7.560.202
Tối thiểu 422.105
Trung
1.079.059
bình

phương
theo đầu
người
53.174
15.809.86
1
2.095
4.067.815
443
852


14.375.167 34.277.544 32.899

Nguồn thu được phân chia theo tỷ lệ giữa chính quyền trung ương và
phương bao gồm: thuế GTGT ( ngoại trừ thuế GTGT đối với hang nhập khẩu);
thuế TNDN ( ngoại trừ các đơn vị hạch toán ngành), thuế TNCN, thuế TTĐB từ
hang hóa, dịch vụ trong nước và phi xăng dầu. Tỷ lệ phân chia nguồn thu được xác
định dựa trên chính sách tổng thu từ nguồn thu mà NSĐP được hưởng 100% vào
tổng số ngân sách địa phương tính theo định mức phân bổ.
Luật NSNN không nêu rõ tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP
mà giao cho UBTNQH quy định, ổn định trong thời kỳ từ 3 đến 5 năm. Tại từng
tỉnh, các loại thuế được phân chia sẽ sử dụng chung 1 tỷ lệ phân chia. Tỷ lệ này
thay đổi ở các tỉnh khác nhau và được tính trong quá trình xây dựng ngân sách vào
đầu thời kỳ, ổn định nhất là 3 năm.
Ngoài ra, ở nước ta còn có một phương thức phân chia nguồn thu khác với
nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ phân chia nguồn thu đối với tất cả các loại thuế
phân chia là cùng một tỷ lệ, nhưng tỷ lệ này lại khác nhau giữa các tỉnh.


Nhiệm vụ chi NSNN:

Chi NSNN bao gồm những khoản sau:
- Chi đầu tư phát triển: Là quá trình nhà nước sử dụng 1 phần vốn tiền tệ đã
được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh
tế xã hội, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hang hóa nhằm thực hiện các mục
19


tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
Chi đầu tư phát triển của nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi
tiêu đầu tư phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Ta có: Bảng tình hình phân bổ đầu tư (%)
Vốn đầu tư của
NN

Năm
1995
1998
2000
2002

42
55,5
57,5
52,3

Vốn đầu tư của
DN ngoài quốc
doanh
27,6
23,7
23,8
28,8

Vốn đầu tư của
DN có vốn đầu tư
nước ngoài
20,4
20,8
18,7
10,8


Chi đầu tư thường xuyên của NN bao gồm:
+ Đầu tư xây dựng cơ bản
+ Hỗ trợ phát triển kinh tế
+ Đầu tư phát triển các chương trình kinh tế khác ( trồng rừng, công
nghệ thông tin…)
- Chi thường xuyên: Là quá trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước về
quản lý kinh tế xã hội. Mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dung xã hội, chi
tiêu thường xuyên để gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Bao
gồm các loại chi đa dạng, chi thường xuyên có phạm vi tác động đến khả năng
chứa đựng nhiều mục tiêu khác nhau: từ giải quyết chế dộ xã hội đến chi sự nghiệp
phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng đáng kể trong
tổng chi NSNN.
Tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng chi ngân sách nhà nước và so với GDP (%)
Năm
1991
1995
1997
1999
2001
2002

Chi thường xuyên/ Tổng chi NSNN
67
60,7
63,2
54,2
53,1
53,09


Chi thường xuyên /GDP
11
16,5
16,8
14
16,2
14,5
20


2003

62

15

Quy mô chi thường xuyên đã có sự gia tăng đáng kể về số tuyệt đối từ 8.092
tỷ đồng năm 1991 lên đến 70.127 năm 2000 và năm 2002 là 78.784 tỷ đồng.


Chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo:

Sự nghiệp giáo dục đào – đào tạo gắn liền với việc phát triển nguồn lực là một
nhân tố cơ bản quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Vì thế
chính sách tài chính mà cụ thể là chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của
NSNN nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục – đào tạo.


Năm 1991-1995: Tỷ trọng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo




chiếm 9,5% tổng chi NSNN và 15% tổng chi thường xuyên.
Hiện nay: Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo chiếm gần 12% đến
15% tổng chi NSNN và từ 18% đến 20% tổng chi thường xuyên.
Bảng tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo (tỷ đồng)
Năm
Tổng chi
cho sự
nghiệp



2005

2007

2008

2009

2010

28.611

53744

63547

78105


98560

Chi cho khoa học công nghệ và môi trường:

Đây là một trong những khoản chi cho NSNN nhằm tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế, thúc đẩy CNH – HĐH.
Năm 1991 – 1995: Chi cho KH - CN chiếm 1,1% tổng chi NSNN
Năm 1996  nay : Chi cho KH – CN chiếm 2,0% tổng chi NSNN
Nếu xét về số tuyệt đối từ 1991 đến 2000, tổng chi cho KH – CN đã tăng
14 lần. KH – CN là một trong những loại hình hoạt động sự nghiệp thuộc cơ
chế “ Khoản 10 đối với khu vực sự nghiệp có thu” theo tinh thần của
NDD10/2001/NĐ-CP.


Chi cho sự nghiệp y tế:
21


Tính đến cuối năm 2000 cả nước đã có trên 28.000 cơ sở y tế tư nhân hoạt
động dưới dạng phòng khám, trung tâm y tế… Mặc dù chủ trương xã hội
hóa y tế đã vad đang triển khai nhưng quy mô tồng chi sự nghiệp y tế từ
NSNN vẫn không ngừng tăng lên, bình quân đạt mức 13% năm.
Tình hình chi cho sự nghiệp y tế (tỷ đồng)
Năm
2007
Tổng chi sự 16.424
nghiệp y tế



2008
19.918

2009
27.479

2010
34.945

Chi cho sự nghiệp văn hóa - nghệ thuật – thể thao :
Các khoản thu này nhằm nâng cao đời sống tinh thần, trình độ thẩm mỹ
cho công chúng, tạo điều kiện phát triển toàn bộ về chính trị, tư tưởng, đạo
đức và sức khỏe cho mỗi công dân.
Trong thời gian qua, với quy mô chi NSNN tăng lên thì khoản chi cho
VH – NT – TT cũng không ngừng tăng lên, với tỷ lệ bình quân đạt 13,5%.
Trong đó chi cho hoạt động văn hóa và phát thanh truyền hình chiếm gần 2/3



tổng chi sự nghiệp.
Chi cho an sinh xã hội:
Bao gồm các khoản chi chủ yếu chi bảo đảm xã hội, chi ưu đãi cho đối
tượng chính sách,...

An sinh xã hội
VH-NT-thể
thao
KH-CN
Sự nghiệp kinh
tế


1991

1995

2000

2002

2003

1.278
188

5.249
617

10.379
2.216

12.260
1.879

11.807
2.123

114
754

603

3.619

1.243
5.796

1.810
6.988

1.574
7.556

Cùng với sự phát triển quy mô chi ngân sách nhà nước thì quy mô chi an
sinh xã hội cũng có chiều hướng tăng:
• Thời kì 1991-1995: chiếm 9% tổng chi thường xuyên
22


Thời kì 1996 => nay : chiếm gần 15% tổng chi thường xuyên
Chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế:




Đây là khoản chi cho tiêu dùng phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho các
ngành kinh tế phát triển thuận lợi.
Quy mô chi sự nghiệp kinh tế tăng mạnh:
• Năm 1995 : 784 tỷ đồng
• Năm 2002 : 6.988 tỷ đồng ( tăng 7,91 lần)
Từ đó góp phần tích cực trong việc tăng cường các hoạt động khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư bảo vệ thực vật, nghiên cứu và áp dụng nhiều giống mới

phục vụ cho nông nghiệp.


Chi cho hành chính nhà nước:

Là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý
nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Nhà nước đã thực hiện rà soát lại
toàn bộ các khoản chi cho tổ chức một cách chặt chẽ trên tinh thần của pháp lệnh
tiết kiệm chống lãng phí. Theo đó các khoản chi phí hội nghị, tiếp khách chi phí
liên quan đến sử dụng tài sản công được hạn chế và tiết kiệm. Do đó tỷ trọng chi
hành chính nhà nước tuy tăng về số tuyệt đối nhưng giảm mạnh về số tương đối:
• Năm 1991-1995: Tỷ trọng bình quân chi hành chính trên tổng chi
thường
• Năm 1996 => nay : Tỷ trọng bình quân chi hành chính trên tổng chi
thường xuyên chỉ còn 9 – 12%.
Năm

1991

1995

2000

2002

2003

Tổng chi

1.290


6.225

8.689

7.210

7.084

Trong thời gian qua chi quản lý hành chính đã góp phần trong việc thực hiện
chức năng quản lý của nhà nước, bảo đảm thực hiện thành công các nhiệm vụ
chính trị, duy trì sự ổn định vĩ mô và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước.
c. Thực trạng phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN
Chu trình NSNN thường bắt đầu từ trước năm ngân sách và kết thúc
sau năm ngân sách. Trong một năm ngân sách đồng thời diễn ra cả ba giai
đoạn của chu trình ngân sách đó là: chấp hành ngân sách của chu trình ngân
23


sách hiện tại, quyết toán ngân sách của chu trình ngân sách trước đó và lập
d.

ngân sách cho chu trình tiếp theo.
Thực trạng phân cấp trong kiểm toán, thanh tra giám sát NSNN
- Thực trạng phân cấp trong thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà
nước: Hàng năm Thanh tra Chính phủ thực hiện những hoạt động thanh tra
có liên quan đến việc quản lý và sử dụng NSNN. Cơ quan Kiểm toán nhà
nước đảm nhận việc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm
toán hoạt động của các đơn vị thụ hưởng ngân sách; thực hiện kiểm tra và
giám sát NSNN.

- Thực trạng phân cấp trong giám sát NSNN
 Về nội dung:
 Giám sát về dự toán NSNN hàng năm
 Giám sát phân bổ NSTW và số NSTW bổ sung cho NSĐP
 Giám sát việc phê chuẩn quyết toán NSNN
 Giám sát việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các Bộ, ngành



trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
 Về đối tượng giám sát:
Đối tượng giám sát của Quốc hội là các cơ quan hành pháp, bao gồm
Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và chính quyền cấp tỉnh, các đơn vị



sử dụng NSNN.
Đối tượng giám sát của HĐND là UBND và các cơ quan nhà nước
khác ở địa phương trong việc quản lý và điều hành NSĐP
 Về hình thức:

Theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, vận dụng
trong lĩnh vực NSNN thì các hình thức giám sát thuộc lĩnh vực NSNN bao gồm:


Nghe báo cáo về Tổ chức các Đoàn giám sát chung và giám
sát chuyên. Cử thành viên của Đoàn giám sát đến cơ quan,
tổ chức để xem xét và xác minh các vấn đề về tài chính –




ngân sách.
Tổ chức nghiên cứu, lập báo cáo giám sát và xem xét, xử lý
các kiến nghị, đối với công tác quản lý tài chính – ngân sách
.
24




Một trong những công cụ quan trọng để thực hiện giám sát
NSNN có hiệu quả là hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà
nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tài chính, Viện Kiểm
sát nhân dân, Toà án nhân dân tối cao (đối với Quốc hội),
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh (đối với
HĐND tỉnh) để phục vụ cho công tác giám sát NSNN.

2.3 Ưu nhược điểm và một số gợi ý chính sách
Sau 10 năm thực hiện, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 hiện đang được
nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn
mới. Một trong những nội dung được quan tâm trong quá trình sửa đổi Luật là vấn
đề phân cấp ngân sách giữa Trung ương và địa phương nhằm hướng tới việc phân
cấp ngân sách phù hợp để phát huy được tính tự chủ, tính công bằng giữa các địa
phương và phân bổ nguồn lực công một cách tối ưu.

Ưu điểm của việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện nay:
 Ưu điểm của phân cấp thể hiện trước hết ở tính minh bạch, công khai và










chịu trách nhiệm giải trình của chính phủ nhờ việc người dân được tham gia
vào quá trình ra quyết định và có thể giám sát, đánh giá chính phủ đã thực
hiện các quyết định như thế nào.
Phân cấp quản lý NSNN là một xu hướng rõ rệt ở Việt Nam.
Cụ thể là trong việc phân cấp quản lý NSNN đã phân cấp nhiều hơn cho địa
phương về nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách.
HĐND cấp tỉnh được quyền quyết định phân cấp các nguồn thu
và nhiệm vụ chi cụ thể cho chính quyền cấp dưới, được quyết định một số
chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu chi ngân sách địa phương theo sự phân
cấp của trung ương.
Trong lĩnh vực chi ngân sách cho đầu tư phát triển, địa phương
được phân cấp ngày càng lớn hơn trong quyết định các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước..
Phân cấp quản lý NSNN đã ngày càng dựa trên các căn cứ có
tính khoa học hơn.
25


×