Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không (TT LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.67 KB, 18 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài luận văn
Hình thức hợp tác công tư (PPP) là quan hệ hợp đồng dài hạn
giữa nhà nước và tư nhân về thiết kế, xây dựng, tài trợ và vận hành hạ
tầng công cộng do đối tác tư nhân đảm nhiệm với các phần chi trả
được thực hiện trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng thông qua
phí dịch vụ do người sử dụng chi trả cho bên tư nhân để sử dụng dịch
vụ hạ tầng. Nói tóm lại, mục tiêu chính của mô hình PPP là để nhà
nước chuyển giao các rủi ro có liên quan đến dự án cho bên đối tác tư
nhân vốn được coi là có khả năng tốt hơn trong quản lý các rủi ro như
vậy.
Theo đề án "Huy động vốn XHH để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng
không" vừa được Bộ trưởng Bộ GT-VT phê duyệt, ước tính nhu cầu
vốn dành cho lĩnh vực này lên tới 230.215 tỷ đồng cho giai đoạn
2015-2020. Trong số này, dự kiến khả năng sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ 30.724 tỷ đồng (13,3%); nguồn
vốn XHH từ doanh nghiệp 23.968 tỷ đồng (10,1%); nguồn vốn ODA
60.541 tỷ đồng (26,4%); vay thương mại 4.615 tỷ đồng (1,7%); phần
còn lại (110.367 tỷ đồng) dự kiến huy động nguồn vốn góp cổ phần và
hợp tác công - tư (48,4%).
Chủ trương xã hội hóa nhượng quyền khai thác các cảng hàng
không của Bộ GT-VT đã được các nhà đầu tư đón nhận, thể hiện qua
việc hàng loạt nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đề xuất xin được
làm chủ các cảng hàng không Phú Quốc, Đà Nẵng, T1 Nội Bài…
Thậm chí, một số cảng hàng không, nhà ga sân bay còn có tới vài nhà
đầu tư cùng quan tâm. Nhưng cùng với đó là không ít ý kiến lo ngại
những bất cập có thể phát sinh từ chủ trương này, bởi việc chuyển
nhượng quyền khai thác hạ tầng cảng hàng không dân dụng vốn chưa
có tiền lệ tại Việt Nam và chưa có khung pháp lý cụ thể.
Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng đã đề ra mục tiêu giai
đoạn 2011-2015 “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với mô hình


tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Chính vì vậy, đầu tư công sẽ là
một trong ba nhiệm vụ quan trong nhất của tái cơ cấu đầu tư công ở
Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế việc phát triển mô hình hợp tác công –tư
(PPP) trong đầu tư hạ tầng hàng không đang phải đối mặt với những
khó khăn cả trên khía cạnh lý luận khoa học, khuôn khổ pháp lý,
chính sách và năng lực triển khai mô hình PPP.
1


Thứ nhất, chưa có một khung lý luận khoa học về mô hình PPP
phù hợp với điểu kiện kinh tế, xã hội và chính trị ở Việt Nam.
Thứ hai, các kinh nghiệm quốc tế thành công cũng như thất bại
trong phát triển mô hình PPP về đầu tư CSHT vẫn chưa được hệ thống
hóa một cách khoa học nhất để đúc rút ra những bài học thực tiễn áp
dụng trong điều kiện của Việt Nam.
Thứ ba, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến mô hình PPP
vẫn còn thiếu và chưa phù hợp với tình hình phát triển của mô hình
PPP trong đầu tư hạ tầng hàng không ở Việt Nam.
Thư tư, chưa có nhiều các công trình khảo sát, phân tích đánh
giá tổng thể về các yếu tố tác động đến phát triển mô hình PPP cũng
như đánh giá thực trạng đối các dự án đầu tư theo mô hình PPP nhằm
làm cơ sở thực tiễn cho ban hành chính sách và bổ sung văn bản pháp
lý.
Thứ năm, thể chế quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư
theo mô hình PPP chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, chưa đưa ra được
những chính sách phù hợp và kịp thời cho phát triển mô hình PPP.
Từ đó có thể thấy QLNN đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ
sở hạ tầng ngành hàng không cho đã có những vấn đề cấp thiết đặt ra

cần nghiên cứu, từ đó tác giả xin chọn “Quản lý nhà nước đối với hợp
tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không” làm đề tài
luận văn thạc sỹ quản lý công.
2/ Tình hình nghiên cứu
3/Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các
vấn đề lý luận quản lý nhà nước về mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư
cơ sở hạ tầng ngành hàng không. Trên cơ sở tiến hành đánh giá thực
trạng việc quản lý nhà nước về mô hình PPP để xác định rõ quan
điểm, định hướng các giải pháp cụ thể quản lý nhà nước về mô hình
PPP và khuyến nghị về mặt cơ sở pháp lý và chính sách.
3.2. Nhiệm vụ:
Luận văn có nhiệm vụ khái quát hóa các khái niệm, đưa ra các
định nghĩa, đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước về mô hình PPP.
Tìm hiểu các kinh nghiệm thực tế của nước ngoài, so sánh đối chiếu
những điểm tương đồng với tình hình Việt Nam từ đó rút ra các bài
học kinh nghiệm phù hợp. Tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động
quản lý nhà nước các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không áp
dụng mô hình PPP đã thực hiện tại Việt Nam, xem xét sự đóng góp
2


của các dự án đó vào quá trình phát triển của ngành và của nền kinh
tế, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn trong quá
trình triển khai từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
4/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:Khuôn khổ pháp lý và chính sách đối
với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không áp dụng mô
hình hợp tác công- tư (PPP).

- Phạm vi nghiên cứu:Các dự án đầu tư vận dụng mô hình hợp
tác công- tư (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngành hàng không
được lựa chọn khảo sát trong các lĩnh vực cụ thể như đầu tư cơ sở hạ
tầng ngành hàng khôngtừ năm 2012-2016.
5/ Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của
luận văn
- Phương pháp luận:Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm phương pháp luận, đồng thời kết
hợp các phương pháp tư duy trừu tượng, phân tích, tổng hợp... để làm
rõ các vấn đề nghiên cứu đặt ra và đề ra các giải pháp đề xuất, các giải
pháp khả thi.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp;
Phương pháp đối chiếu so sánh; Phương pháp thống kê; để đánh giá
thực trạng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không theo mô
hình PPP. Bên cạnh đó luận văn có những số liệu thực tế từ đó đưa ra
chính sách quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không
theo mô hình PPP nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển và có
những quan điểm, phương pháp, giải pháp quản lý nhà nước đối với
các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không theo mô hình PPP
phù hợp với tình hình phát triển của ngành và của đất nước.
6/ Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Cung cấp cơ sở lý luận về quản lý nhà nước mô
hình hợp tác PPP, nêu ra được khái niệm, nội dung và đặc điểm của
mô hình PPP. Chỉ ra nội dung quản lý nhà nước về mô hình PPP trong
đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không.
- Về thực tiễn: Nêu được kinh nghiệm của các nước trong vận
dụng PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không đồng thời chỉ
ra bài học kinh nghiệm khi áp dụng mô hình này tại Việt Nam. Nêu
được thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng
không ở Việt Nam khi áp dụng mô hình PPP và đề xuất giải pháp

nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về mô hình này trong thời
gian tới.
3


7/ Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn có 3 phần là: Mở đầu, Nội dung và Kết
luận. Trong đó, phần nội dung gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hợp tác công – tư
(PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Hoàn thiện quản lý nhà nước về hợp tác công - tư
(PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không tại Việt Nam.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC
CÔNG - TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH
HÀNG KHÔNG
1.1. Hợp tác công - tƣ trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng ngành hàng
không
1.1.1. Cơ sở hạ tầng ngành hàng không
1.1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng ngành hàng không
* Kết cấu hạ tầng (hay là cơ sở hạ tầng)
Vậy kết cấu hạ tầng (hay cơ sở hạ tầng) là hệ thống các công
trình vật chất kỹ thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch
vụ, các công trình sự nghiệp có chức năng đảm bảo sự di chuyển, các
luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến
của sản xuất và đời sống xã hội.
* Cơ sở hạ tầng ngành hàng không
Từ khái niệm trên có thể quan niệm cơ sởhạ tầng ngành hàng
thông là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình

kiến trúc để tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát
triển của ngành hàngkhông và nền kinh tế. Hạ tầng ngành hàng không
bao gồm hệ thống sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ:
thông tin tín hiệu, biển báo...
1.1.1.2.Vai trò củacơ sở hạ tầng ngành hàng không
- Đối với phát triển kinh tế
- Đối với phát triển công nghiệp hàng không
- Đối với phát triển văn hóa, xã hội

4


1.1.2. Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng
không
1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp tác công - tư (PPP)
– tư
Mặc dù có những định nghĩa khác nhau về PPP, nhưng chúng
đều có đặc điểm chung,nó đều thể hiện rằng quan hệ đối tác công-tư là
sự thỏa thuận giữa khu vực công (Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm
quyền khác) và khu vực tư nhân, dẫn đến khu vực tư nhân cung cấp
các dự án hoặc dịch vụ được cung cấp theo truyền thống của khu vực
công cộng. Yếu tố chính của một sự hợp tác Công - Tư là một chuyển
giao đầu tư, rủi ro, trách nhiệm và lợi ích từ các đối tác khu vực công
cho các đối tác khu vực tư nhân.
– tư (PPP)
* Phân loại hợp đồng hợp tác công – tư (PPP)
- Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là
Hợp đồng BOT)
- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (gọi tắt là
Hợp đồng BTO)

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (gọi tắt là Hợp đồng BT)
- Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (gọi tắt là Hợp
đồng BOO)
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (gọi tắt là
Hợp đồng BTL)
- Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (gọi tắt là
Hợp đồng BLT)
- Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây gọi tắt là Hợp đồng
O&M)
1.1.2.2. Vai trò mô hình hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ
tầng
Vai trò của mô hình PPP được thể hiện trên nhiều khía cạnh
khác nhau:
1.1.2.3. Nhân tố tác động đến hợp tác công - tư trong đầu tư cơ
sở hạ tầng
+ Nhân tố chính trị
+ Nhân tố thương mại quốc gia
+ Nhân tố về luật pháp quốc gia

5


1.2. Quản lý nhà nƣớc về hợp tác công - tƣ
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hợp tác công - tư
Quản lý nhà nước đối với mô hình PPP là một quá trình từ việc
xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, xây
dựng, tài chính, đấu thầu; Tuyên truyền, phổ biến, chế độ, chính sách
pháp luật về mô hình PPP; Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về hỗ
trợ khuyến khích đầu tư theo mô hình PPP đến việc tổ chức bộ máy
thực hiện chỉ đạo, điều hành cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp

hành pháp luật về mô hình PPP.
1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với mô hình hợp tác
công - tư
- Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý mô hình PPP trong nền
kinh tế thị trường.
- Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, công cụ
không thể thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền kinh
tế thị trường để nhà nước tổ chức và quản lý các mô hình PPP nói
riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung.
- Sự quản lý của nhà nước đối với mô hình PPP đòi hỏi có một
bộ máy thực hiện các mô hình PPP mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và
một hệ thống pháp luật về PPP đồng bộ hoàn chỉnh.
1.2.3. Vai trò quản lý nhà nước về hợp tác công - tư
Do đặc điểm hoạt động của khu vực tư nhân lấy lợi nhuận làm
động lực để phát triển nên trong bất cứ mô hình hợp tác nào, nhà đầu
tư tư nhân cũng phải tối đa hóa lợi ích của mình. Vai trò quản lý của
nhà nước phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và
người sử dụng các dịch vụ công sau này.
1.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước về hợp tác công - tư
- Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật
về hợp tác công tư;
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển hợp tác
công tư.
- Xây dựng các chính sách về hợp tác công tư.
- Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác công tư.
- Tổ chức quản lý dự án theo hình thức hợp tác công tư.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của các
dự án hợp tác công tư theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện hợp tác quốc tế về hợp tác công
tư.


6


1.3. Kinh nghiệm quản l

1.3.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ
- tư trong đầu
tư xây dựngcơ
- Một là, Một dự án PPP tốt trước hết đòi hỏi phải có sự ủng hộ
và điều phối hiệu quả từ chính quyền trung ương, cho dù bất kì ở thể
chế chính trị nào.
- Hai là, Công tác đấu thầu, mua sắm nguyên vật liệu cho công
trình xây dựng hạ tầng giao thông phải đảm bảo tính minh bạch và
tính cạnh tranh những yếu tố gắn chặt với một thể chế tốt.
- Ba là, Phải lập kế hoạch toàn diện, dự tính doanh thu và chi phí
một cách chắc chắn, có hỗ trợ mạnh mẽ về thể chế và khung pháp lý
vững chắc, chính phủ đề ra quy tắc rõ ràng về hỗ trợ và giám sát tài
chính và hợp đồng phải được tuân thủ nghiêm túc. Chỉ có đầy đủ các
yếu tố này, một dự án công tư cơ sở hạ tầng hàngkhông mới có thể
thành công.
- Bốn là, Cân bằng được giữa lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được
từ dự án với mục đích xã hội của dự án.
- Năm là, Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho rằng: có ít nhất hai lĩnh
vực mà mô hình PPP có thể phát huy hiệu quả, đó là các dự án không
thể hoặc khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án mà nhà
nước không thể tham gia trực tiếp.
- Sáu là, Tất cả các dự án PPP thành công đều phải đáp ứng các
thủ tục nghiên cứu khả thi và đấu thầu; phải áp dụng hình thức đấu
thầu cạnh tranh.

- Bảy là, Chính phủ cần có một hệ thống minh bạch và đơn giản
để cải thiện tính khả thi về tài chính
- Tám là, Cần có những tiêu chí, chỉ tiêu đơn giản và minh bạch
cho các dự án PPP.
- Chín là, Các nguyên tắc về đàm phán hợp đồng cần được
thông báo càng sớm, càng rõ càng tốt. Cần có quy trình quy hoạch và
thực hiện dự án PPP phù hợp.

7


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC
CÔNG – TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG
HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng hàng không
2.1.1. Hệ thống cảng hàng không sân bay
Ưu điểm:
Hệ thống CHK phân bố đều trên lãnh thổ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển mạng đường bay đến khắp các vùng, miền
trong cả nước.
Các CHKQT có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển thành các
trung tâm trung chuyển của khu vực.
Quy mô và năng lực khai thác của các CHK về cơ bản đã đáp
ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại.
Hạn chế: - Nhiều CHKNĐ chưa được trang bị hệ thống hỗ trợ
tiếp cận như đèn đêm, thiết bị hạ cánh chính xác ILS... nên không có
khả năng tiếp thu máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Do hạn
chế về vốn đầu tư nên cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa được đầu tư
một cách toàn diện, 40% số CHK chỉ có khả năng khai thác máy bay

nhỏ (dưới 70 ghế).
Các dịch vụ thương mại (phi HK) còn rất hạn chế, đặc biệt tại
các CHKNĐ.
Quy mô của các CHKQT còn nhỏ bé so với nhiều quốc gia
trong khu vực, sức cạnh tranh yếu.
2.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động quản lý điều hành bay
Kiểm soát không lưu
Các mạng kỹ thuật phục vụ không lưu
Cơ sở khí tượng hàng không
Cơ sở tìm kiếm cứu nạn
Đánh giá về hệ thống quản lý, đảm bảo hoạt động bay
Ưu điểm:
Trình độ quản lý không lưu của HKVN được xếp vào loại
khá của khu vực. Đã phối hợp, thực hiện thành công nhiều chương
trình theo đề xuất của ICAO đặc biệt là chương trình triển khai các
đường bay mới trên biển Đông.
Công tác phối hợp hiệp đồng với các cơ quan của Bộ Quốc
phòng liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ vùng trời được thực hiện
thương xuyên, chặt chẽ.
8


Hệ thống các trang thiết bị (thông tin, dẫn đường, giám sát)
đều ở mức tiên tiến, đạt trình độ khu vực và thế giới.
Hạn chế:
Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều, các dịch vụ không báo,
khí tượng, tìm kiến cứu nạn mặc dù ở mức đáp ứng theo qui định của
ICAO nhưng chất lượng chưa cao.
Tổ chức thực hiện không báo chưa hoàn chỉnh, cơ sở pháp lý
còn thiếu.

2.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc về hợp tác công - tƣ trong
đầu tƣ cơ sở hạ tầng hàng không tại Việt Nam
2.2.1. Thực trạng môi trường pháp lý trong đầu tư cơ sở hạ
tầng hàng không theo hình thức hợp tác công - tư.
Hiện nay, trong khung pháp luật điều chỉnh PPP tại Việt Nam,
có hai văn bản có tính pháp lý cao nhất là Luật Đấu thầu và Luật Đầu
tư. Bên cạnh đó, còn kể tới sự liên quan của các hoạt động PPP với
Luật Ngân sách và Luật Xây dựng. Luật Ngân sách nhà nước
Những văn bản về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng
hàng không:
- Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ
về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
- Văn bản số 5703/VPCP-KTN ngày 29/7/2014 của Văn phòng
Chính phủ thông báo về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh
Quảng Ninh chủ trì lập báo cáo khả thi và triển khai dự án xây dựng
cảng hàng không Quảng Ninh theo hình thức BOT
2.2.2. Chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư dự án hợp tác công –
tư trong ngành hàng không
Nghị định 15/2015/NĐ-CP đã quy định rõ về việc ưu đãi cho
nhà đầu tư trong thực hiện dự án PPP. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án
được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhằm tạo sự thuận tiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án
PPP, Nghị định nêu rõ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được thế chấp
tài sản, quyền sử dụng đất và quyền kinh doanh công trình dự án tại
bên cho vay theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân
sự.

9



2.2.3. Quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện dự án
hợp tác công tư trong ngành hàng không
a) Lập đề xuất và phê duyệt dự án
Việc lập đề xuất, phê duyệt và công bố dự án được thực hiện
theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP trong đó các bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để
làm cơ sở xây dựng và công bố dự án.
b) Công bố dự án
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày đề xuất dự án được
phê duyệt, cơ quan phê duyệt đề xuất dự án tổ chức công bố dự án,
danh mục dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và cổng thông
tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải. Nội dung công bố theo quy định
tại Điều 18 và Điều 23 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
c) Lựa chọn nhà đầu tư
Căn cứ lựa chọn Nhà đầu tư được thực hiện theo Luật Đấu thầu
số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP
ngày 17/03/2015. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư được quy định tại Khoản 3
Điều 1 của Luật Đấu thầu, bao gồm: Dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (PPP) theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP.
2.2.4. Thực hiện quản lý dự án hợp tác công tư trong ngành
hàng không
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi khởi xướng một dự án
kết cấu hạ tầng hàng không phải bảo đảm xem xét đầy đủ ý kiến đóng
góp của các bên liên quan khác, kể cả người sử dụng cuối cùng của dự
án. Cơ quan chịu trách nhiệm về các dự án kết cấu hạ tầng hàng không
theo hình thức hợp tác công tư do tư nhân vận hành phải đủ năng lực
quản lý các quá trình thương mại có liên quan và hợp tác bình đẳng
với các đối tác khu vực tư nhân.

Đối tác công cũng cần phải có khả năng kỹ thuật để theo dõi
hợp đồng. Đối tác tư nhân nói chung thường có nguồn nhân lực có
năng lực về tài chính, thương mại và kỹ thuật.
2.2.5. Thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng
không theo hình thức hợp tác công tư
Các dự án hợp tác công - tư đang và sẽ được triển khai
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo nghiên cứu triển
khai 7 dự án lĩnh vực hàng không;
Chủ trương “xã hội hoá’ ngành hàng không nhằm giảm gánh
nặng cho NSNN đã mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân đầu tư và khai
10


thác các công trình do chính mình thi công. Hình thức này mới bắt đầu
và còn nhiều vấn đề phải xem xét, đặc biệt là hiệu quả của các dự án.
Trong thời gian vừa qua rất nhiều dự án phát triển hạ tầng hàng
không được các nhà đầu tư quan tâm như:
- Dự án sân bay quốc tế Long Thành, kinh phí xây dựng các
công trình quan trọng của sân bay ước tính hơn 300 tỉ yên.
- Dự án sân bay Vũng tầu tại Gò Găng đây là dự án hợp tác công

- Dự án sân bay Lào Cai với số vốn đầu tư dự kiến 3.600 tỷ
được tập đoàn Sun group lập dự án theo hình thức hợp tác công tư
- Cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh
+ Ngân sách tỉnh: 734 tỷ đồng để thực hiện công tác GPMB.
Tinh Quảng Ninh chịu trách nhiệm bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện
đảm bảo tiến độ của Dự án. Hiện nay, đã giải ngân hơn 500 tỷ đồng
(tương ứng khoảng 70%).
+ Nguồn vốn huy động của Nhà đầu tư: 6.750 tỷ đồng.
+ Vốn Chủ sở hữu: Tối thiểu 750 tỷ đồng (11,11%);

+ Vốn vay: 6.000 tỷ đồng (88,89%);
2.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng theo hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không
Kiểm tra, Giám sát các dự án hợp tác công tư trong ngành
GTVT thời gian qua đã thực hiện được các công việc như sau:
- Giám sát Dự án hợp tác công tư phải chấp hành các qui định
của các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các tiêu chuẩn
kỹ thuật, các cam kết về chất lượng theo hợp đồng giao nhận thầu.
- Tổ chức giám sát đầu tư phải kiểm tra , tập hợp toàn bộ hồ sơ
pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng.
2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ cơ
sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công tƣ trong ngành hàng
không tại Việt Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được

ng không.

11


Thứ năm, Các dự án vận dụng mô hình PPP trong đầu tư co sở
hạ tầng hàng không đã bước đầu khắc phục được nhu cầu thiếu vốn
cho đầu tư.
Thứ sáu, Các dự án án đầu tư co sở hạ tầng hàng không vận
dụng mô hình PPP đã thay đổi quan điểm, suy nghĩ của các nhà quản
lý và một bộ phận dân chúng là đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không là
độc quyền của nhà nước.
Thứ bảy, Việt Nam có điều kiện tiếp cận, làm chủ các công nghệ
quản lý, công nghệ thi công hiện đại mà đối tác tư nhân nước ngoài
tham gia đưa tới Việt Nam.

Thứ tám, Với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không đòi hỏi
vốn lớn, độ thi công khó khăn, thì việc vận dụng mô hình PPP là
phương thức tối ưu nhất trong điều kiện hiện nay.
Thứ chín, việc vận dụng mô hình PPP trong đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng hàng không tại Việt Nam, đã đưa hình ảnh một nước Việt
Nam, năng động, linh hoạt và thích nghi trong xu thế chung của thế
giới về đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không.
2.3.2.1. Những hạn chế:
Thứ nhất, Về hệ thống văn bản QPPL
Mặc dù Nghị định PPP ra đời nhưng phía Nhà nước và tư nhân
vẫn còn gặp nhiều khó khăn: quy trình, thủ tục và nội dung cần thiết
để thực hiện quyết định đầu tư dự án; công tác giám sát, nghiệm thu và
thanh toán công trình đặc biệt quản lý phần vốn góp của Nhà nước;
Thứ hai, về nguồn vốn góp của Nhà nước
Nguồn vốn NSNN sử dụng cho công tác chuẩn bị đầu tư và tham
gia vào các dự án ppp không thể bố trí hoặc rất khó tiếp cận nên không
có kinh phí để triển khai công tác chuẩn bị dự án và kêu gọi đầu tư.
Thứ ba, Về nguồn cung cấp tín dụng và cơ chế chia sẻ rủi ro
Hiện nay, thị trường tín dụng dài hạn trong nước khó khăn, dư nợ
tín dụng dài hạn đang ở mức cao.
Thứ tư, Công tác giải phóng mặt bằng
Công tác GPMB khá phức tạp, thời gian kéo dài, thẩm quyền ban
hành giá và tổ chức thực hiện đều thuộc trách nhiệm của các địa
phương; nằm ngoài tầm kiểm soát các nhà đầu tư cả về chi phí và tiến
độ.
12


Thứ năm, Công tác tố chức đẩu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Trong thời gian dài không có Nghị định của Chính phủ quy định

về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nên chủ yếu vẫn lựa chọn nhà đầu tư
theo hình thức chỉ định thầu, làm giảm tính cạnh tranh.
Thứ sáu, Công tác kiếm soát huy động vốn chủ sở hữu
Theo quy định, vốn CSH là vốn thực có của nhà đầu tư được
nhà đầu tư cam kết góp vào vốn điều lệ của Doanh nghiệp dự án, chỉ
sử dụng duy nhất một mục đích đế thực hiện dự án.
Thứ bảy, Công tác quản lý chất lượng công trình
Việc giao quyền hạn, trách nhiệm quản lý chất lượng, duyệt dự
toán cho nhà đầu tư là phù hợp thông lệ quốc tế nhưng trong bối cảnh
cụ thể của nước ta ở thời điểm hiện nay, các nhà đầu tư trong nước
chưa thực sự chuyên nghiệp và các khâu thiết kế - thi công - giám sát thanh toán khép kín theo quy trinh của Nhà đầu tư đã bộc lộ những bất
cập, CQNNCTQ cũng khó có thể can thiệp trực tiếp vào quá trinh
quản lý của Nhà đầu tư.
Thứ tám, Công tác kiểm soát lãi suất vay
Để có cơ sở thoả thuận quyết toán hợp đồng dự án, CQNNCTQ
phải lấy thông tin về lãi suất của nhiều tổ chức tín dụng khác nhau (do
mỗi nhà đầu tư được quyền lựa chọn 03 ngân hàng theo quy định của
hợp đồng) để làm căn cứ trong khi việc cung cấp thông tin lãi suất cho
vay của các Ngân hàng cho CQNNCTQ không phải là bắt buộc theo
quy định. Do đó, việc phúc đáp văn bản đề nghị cung cấp thông tin lãi
suất của các Ngân hàng thường chậm và không đầy đủ; đồng thời,
việc xác định mức lãi suất bình quân 03 Ngân hàng cũng gặp khó
khăn do ở một số giai đoạn, các Ngân hàng chỉ đưa ra mức trần lãi
suất, mức lãi suất cho từng đối tượng khách hàng theo chính sách của
từng Ngân hàng, Chi nhánh ngân hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân:
Qua phân tích, có thể thấy những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
* Về Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Về thể chế, chính sách
Các văn bản hướng dẫn thực hiện về hợp tác công tư chưa theo

kịp khung chính sách chung và chưa cụ thể để thực thi trong thực tế:
Thứ hai, Việc huy động vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng trong
và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tín dụng dài hạn:
Thứ ba, Năng lực quản lý dự án, cơ chế quản lý vận hành dự án
xã hội hóa của cả cơ quan quản lý và nhà đầu tư trong nước còn hạn
chế dẫn tới chi phí cao:
13


Thứ tư, Đầu tư xây dựng KCHT giao thông hàng không luôn
cần nguồn vốn rất lớn, thời gian hoàn vốn dài, nhiều rủi ro trong quá
trình vận hành, khai thác nên chưa thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia,
đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, Năng lực đàm phán và xây dựng hợp đồng của khu
vực công lẫn khu vực tư ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.
* Về nguyên nhân chủ quan,
Thứ nhất, Trong giai đoạn vừa qua, do tính chất mới và phức tạp
của hình thức đầu tư, các chủ thể tham gia đều chưa có kinh nghiệm;
một số chủ thể, cá nhân chưa hoàn thành chức năng nhiệm vụ. Bộ
GTVT cũng đã làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để nghiêm
túc kiểm điểm, xử lý.
Thứ hai, Nguyên nhân là do quy hoạch yếu; tình trạng thất thoát,
lãng phí, tham nhũng vốn đầu tư, nhất là vốn ngân sách và ODA vẫn
phổ biến và ngày càng nghiêm trọng; cơ chế quản lý đầu tư vừa lỏng
lẻo, vừa phức tạp, cơ chế xin - cho chưa giải quyết triệt để.
Thứ ba, Các dự án đầu tư bằng vốn tư nhân trong nước rất ít và
hiệu quả đầu tư thấp.
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC
CÔNG - TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGÀNH HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM
3.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về hợp
tác công tƣ
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được thông
qua tại Đại hội XI của Đảng đã nhấn mạnh: “tạo điều kiện để các
thành phần kinh tế cùng phát triển...” và “phát triển nhanh kết cấu hạ
tầng, nhất là hạ tầng giao thông...”. Chính phủ Việt Nam đã ban hành
Quyết định số 71/QĐ-TTg thực hiện thí điểm hợp tác PPP. Triển khai
chương trình này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lập danh mục
dự án ưu tiên đầu tư PPP hằng năm và tiến hành đấu thầu cạnh tranh
để lựa chọn nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước đủ năng lực, kinh
nghiệm nhất để tham gia dự án.
3.2. Các giải pháp định hƣớng về đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo
hình thức hợp tác công tƣ trong ngành hàng không ở Việt Nam
Thứ nhất, tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách thực thi hợp
đồng và giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, nên tập trung hơn vào mô hình hợp tác công tư trong
đó nhà đầu tư tư nhân có tham gia tài trợ dự án như BOT, BOO .
14


Thứ ba, có thể làm một mình hay kết hợp hai, ba nhà đầu tư tư
nhân tham gia hợp tác công tư.
Thứ tư, các điều khoản trong hợp đồng cần linh hoạt, có biên độ
điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư cũng như chính quyền.
Thứ năm, có sự hỗ trợ chính trị từ tầm cao và quản trị tốt, đảm
bảo rằng chính phủ sẽ thực hiện các cam kết của mình dưới hình thức
PPP.
Thứ sáu, Nhà nước cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý.

Thứ bảy, Các cơ quan QLNN phối hợp trong kiểm tra hoạt động
đối với các dự án hợp tác công tư
3.3. Các giải pháp về QLNN đối với hợp tác công tƣ trong
đầu tƣ cơ sở hạ tầng ngành hàng không
3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ thể chế tạo hành
lang pháp lý thống nhất cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo
hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không.
Thứ nhất, Rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật, bộ luật liên quan
Thứ hai, Hoàn thiện chính sách về đầu tư và ưu đãi đầu tư;
Thứ ba, Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp
trong ngành GTVT theo hướng giảm tỷ lệ góp vốn Nhà nước để tạo
thêm nguồn vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông hàng không.
Thứ tư, Đẩy mạnh việc chuyển nhượng, cho thuê khai thác kinh
doanh hạ tầng giao thong hang không; ban hành chính sách cụ thể
hướng dẫn áp dụng mô hình xã hội hóa KCHT giao thông đối với
từng chuyên ngành, đặc biệt đối với cảng hàng không, sân bay.
Thứ năm, Ban hành các chính sách về huy động vốn đầu tư
nhằm tháo gỡ khó khăn đối với kênh huy động vốn từ nguồn tín dụng,
mở rộng kênh huy động vốn từ nguồn vốn nước ngoài đối với các dự
án có quy mô lớn:
3.3.2. Giải pháp sử dụng các nguồn lực trong hợp tác công tư
trong ngành hàng không
- Tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
- Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực truyền thống sẵn có

15



3.3.3. Giải pháp về chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án
hợp tác công tư trong ngành hàng không .
Về phương diện này chúng ta có thể đưa ra những giải pháp
như sau:
Nhà nước nên quy định rõ trong đánh giá phần vốn góp của
mình trong quy chế, nên tăng thêm giá trị phần vốn góp hữu hình,
giảm giá trị phần vô hình trong tỷ lệ cơ cấu vốn góp.
Hoàn chỉnh cơ chế tài chính, đặc biệt là các thủ tục cấp vốn,
thanh quyết toán với điều kiện nhằm hài hòa các nguồn vốn, trong đó
có cơ chế hợp tác PPP.
Chính phủ nên xem xét lại trong quy chế thí điểm bảo lãnh
một tỷ lệ nào đó trong vốn vay của doanh nghiệp, thay vì ko như hiện
tại, hỗ trợ lãi suất vay cho họ.
Kiểm toán công khai, minh bạch, gắn trách nhiệm rõ rang cán
bộ nhà nước tham gia trong từng giai đoạn, đảm bảo lòng tin của nhà
đầu tư.
Khung pháp lý cho thực hiện PPP cần bao quát những quan
hệ kinh tế - xã hội - kỹ thuật - công nghệ và pháp lý liên quan tới toàn
bộ quá trình từ chuẩn bị, thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác và
chuyển giao các công trình được xây dựng bởi các dự án PPP.
Để phát triển giao thông hàng không trong giai đoạn tới, đáp
ứng các yêu cầu phát triển của đất nước, thông qua việc phân tích thực
trạng và nhu cầu phát triển và vốn cho phát triển giao thông hàng
không, chúng ta nên chú ý:
Công bố rộng rãi về chiến lược phát triển giao thông hàng
không đã được hoạch định trong những năm tới để toàn dân, các nhà
đầu tư và xã hội biết.
Xây dựng cơ sở pháp lý đồng bộ, rõ ràng, minh bạch và công
bố rộng rãi làm cơ sở cho việc thu hút, sử dụng vốn hiệu quả của các

thành phần kinh tế tham gia góp vốn.
Cần khẳng định phát triển giao thông hàng không là một công
cuộc xây dựng đất nước nên cần có sự góp sức của toàn dân.
3.3.4. Các giải pháp về thực hiện các dự án hợp tác công tư
ngành hàng không
An toàn pháp lý rõ ràng là một điều kiện tiên quyết để triển khai
tốt mọi quan hệ đối tác và PPP cũng không phải là ngoại lệ. Một quan
hệ PPP được điều chỉnh bởi một hợp đồng nêu một cách chi tiết
những quan hệ mà hai đối tác mong muốn thực hiện.
16


Một điều đáng quan tâm nữa là Nhà nước cần xây dựng những
chính sách tiếp cận các thị trường vốn nhằm cung cấp tài chính cho
các hoạt động quan trọng mà khu vực tư nhân tham gia. Những hạn
chế đối với việc tiếp cận thị trường địa phương và những trở ngại đối
với sự di chuyển vốn quốc tế cần phải được loại bỏ.
3.3.5. Giải pháp xã hội hóa các cảng hàng không
Ngành hàng không đã thực hiện việc đầu tư xây dựng trên tất cả
các lĩnh vực kết cấu hạ tầng CHK, sân bay, cơ bản đáp ứng nhu cầu
phát triển của ngành. Tuy nhiên, phần vốn đầu tư từ ngân sách và trái
phiếu Chính phủ chỉ chiếm 5%, còn lại là nguồn vốn đầu tư ngoài
ngân sách và tư nhân. Giai đoạn 2015-2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư
cho kết cấu hạ tầng hàng không là 230.215 tỉ đồng trong khi nguồn
vốn từ ngân sách rất khó khăn, quỹ đầu tư của các doanh nghiệp cũng
chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế. “Vì vậy, việc xã hội hóa đầu tư
và khai thác để kêu gọi các nguồn vốn tư nhân (trong và ngoài nước)
là một nhu cầu cấp thiết” .
3.3.6. Giải pháp về bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án
đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong ngành hàng không

Ban chỉ đạo nhà nước về hợp tác công tư đã được thành lập tuy
nhiên vẫn chưa có được một địa vị pháp lý vững chắc nên khó là cơ
quan tham mưu, hoạch định về cơ chế chính sách đối với các dự án
hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, trong quản lý nhà nước đối
với các dự án hợp tác công tư nói chung và dự án hợp tác công tư
trong ngành hàng không nói riêng cũng chưa có một văn bản cụ thể về
phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các Bộ chuyên ngành.
Thành lập Ủy ban PPP
Trong quá trình thu hút tư nhân tham gia vào bất cứ dịch vụ
công cộng nào, bước đi hợp lý đầu tiên là thành lập Ủy ban PPP để
đánh giá và phê duyệt dự án.
3.3.7. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra đối với các dự án hợp
tác công tư trong ngành hàng không
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra quản lý nhà
nước đối với đầu tư hạ tầng hàng không theo hình thức hợp tác công
tư nghĩa là các cơ quan quản lý nhà nước của ngành giao thông vận tải
và các cơ quan liên quan khác cần phải tiến hành thường xuyên, liên
tục với các bộ công cụ đánh giá được rõ ràng nhằm lượng hóa đánh
giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, tồn tạicủa
công tác quản lý nhà nước mà đề ra các giải phápkhắc phục kịp thời.

17


KẾT LUẬN
Luận văn phân tích tình hình đầu tư giao thông hàng không ở
Việt Nam trong thời gian cho thấy tồn tại nhiều bất cập, nguy cơ khan
hiếm nguồn vốn trong tương lai và đặc biệt là đầu tư tư nhân rất hạn
chế do khoảng cách quá lớn giữa kỳ vọng của khu vực tư nhân và khu
vực công cộng; lợi nhuận đầu tư thấp, mục tiêu và cam kết của chính

phủ không rõ ràng, quá trình ra quyết định phức tạp, điều hành các
chính sách không hiệu quả, khung pháp lý không đầy đủ, thị trường
vốn trong nước chưa phát triển, thiếu các cơ chế để thu hút tài chính dài
hạn từ khu vực tư nhân,. và các tồn tại trên càng nghiêm trọng hơn do
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm
(các bài học thành công và thất bại) về PPP của các nước trên thế giới
thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. So sánh hình thức đa dạng hoá
nguồn vốn đầu tư của các nước (đặc biệt các nước đang phát triển) và
Việt Nam đã cho thấy sự cần thiết phải tăng khả năng huy động vốn từ
khu vực tư nhân theo hình thức PPP để phát triển bền vững hệ thống
giao thông đường bộ ở Việt Nam.
“Cũ người mới ta”, tuy PPP rất phổ biến trên thế giới nhưng còn
quá mới tại Việt Nam và tiềm ẩn nhiều thách thức. Để áp dụng hình
thức này cần tiến hành các phân tích cụ thể và thực hiện các dự án thí
điểm để có những điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt vấn đề tư nhân hoá
cần xem xét cận thận tùy theo mức độ trưởng thành của nền kinh tế
cũng như các cam kết bền vững của chính phủ thông qua các cơ chế
quản lý. Vì sự khác biệt về chính sách, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc
biệt kinh nghiệm và mức độ trưởng thành của nền kinh tế thị trường ở
nước ta còn thấp nên chính phủ cần có những hỗ trợ phù hợp để hướng
đầu tư tư nhân vào lĩnh vực GTVT nói chung, giao thông hàng không
nói riêng. Ngoài ra, vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả cần
được chú trọng. Nguồn vốn vay ODA cần phải tiến hành các biện pháp
giám sát chặt chẽ quá trình thu hút và sử dụng vốn để đảm bảo việc
thực hiện được minh bạch.
Hình thức hợp tác công tư (PPP) là lựa chọn hàng đầu của Việt
Nam hiện nay. Thông qua PPP, tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch,
công bằng cho các nhà đầu tư, đồng thời thu hút được vốn đáp ứng mục
tiêu vừa xây dựng hạ tầng giao thông làm bệ phóng phát triển kinh tế

một cách bền vững, vừa không tăng nợ công. Đây cũng chính là lý do
tác giả thực hiện nghiên cứu này, với mong muốn đóng góp các kết quả
nghiên cứu được để phát triển thành công hình thức này tại Việt Nam.
18



×