Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

GIÁO TRÌNH RĂNG HÀM MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA Y

Bài giảng:

RĂNG HÀM MẶT
GV biên soạn: Bùi Đình Xuyên

Hậu Giang, 2014


MỤC LỤC
1.
2.


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

3. HỆ THỐNG NHAI
4.

MỤC TIÊU

1. Kể tên các thành phần của hệ thống nhai
2. Định nghĩa được cơ quan răng và các thành phần của nó
3. Trình bày được công thức răng (nha thức), kể tên được từng răng, viết được ký

hiệu răng.
5.


1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA
1.1. Hệ thống nhai
6. Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng, bao gồm:
- Răng và nha chu
- Xương hàm
- Khớp thái dương hàm
- Cơ hàm
- Hệ thống môi – má – lưỡi
- Tuyến nước bọt
- Hệ thống mạch máu và thần kinh.
7. Hệ thống nhai không chỉ đảm nhiệm chức năng nhai mà còn thực hiện hoặc
tham gia thực hiện nhiều chức năng khác: bú, nuốt, nói...Hệ thống nhai đóng vai trò
quan trọng trong đời sống (chức năng giao tiếp và biểu cảm), vì vậy, có tầm quan
trọng đặc biệt đối với chất lượng cuộc sống, hoạt động xã hội, sức khỏe và hạnh phúc
của con người.
1.2. Cơ quan răng
8. Cơ quan răng bao gồm răng và nha chu (quanh răng), là đơn vị hình thái và
chức năng của bộ răng.
9. Răng là bộ phận trực tiếp nhai nghiền thức ăn, nha chu là bộ phận giữ và
nâng đỡ răng, đồng thời là bộ phận nhận cảm, tiếp nhận và dẫn truyền lực nhai.
10. Răng được cấu tạo gồm: men, ngà (mô cứng) và tủy (mô mềm).
11. Nha chu gồm xê măng (còn gọi là xương chân răng, men chân răng), dây
chằng, xương ổ răng, nướu (lợi).
12. Do xê măng bám chặt vào ngà chân răng và có nhiều bệnh lý chung với các
mô cứng khác của răng (men, ngà), về mặt giải phẫu lâm sàng, xê măng là thành
phần thường được mô tả cùng với răng.
13. Bộ răng là một thể thống nhất thuộc hệ thống nhai, tạo thành bởi sự sắp xếp
có tổ chức của các cơ quan răng.
14.
2. RĂNG SỮA

3


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

15. Lúc mới sinh, trẻ không có răng trong miệng. Tuy vậy, phim tia X cho thấy

có những phần cản tia X của mầm răng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong
thời kỳ nhũ nhi, thức ăn của trẻ lỏng hoặc sệt, do đó răng không giữ vai trò quan
trọng trong ăn nhai. Bộ răng sữa là bộ răng tạm thời, bắt đầu mọc lúc sáu tháng tuổi,
mọc đầy đủ lúc 24 – 36 tháng.

16.
3. RĂNG VĨNH VIỄN
17. Khi trẻ được khoảng 6 tuổi, các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, đó là răng số 6

(răng 6 tuổi, răng cối lớn thứ nhất, răng cối lớn 1), sau đó các răng khác của bộ răng
vĩnh viễn sẽ lần lượt mọc lên để thay thế các răng sữa. Bộ răng vĩnh viễn mọc đầy đủ
ở tuổi 18 – 25.
18. Giai đoạn từ 6-7 tuổi đến 11-12 tuổi, trong miệng trẻ có 2 loại răng cùng
tồn tại, được gọi là bộ răng hỗn hợp.

4


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y


19.

4. CÔNG THỨC NHA
20.
Công thức răng (nha thức) là một dãy chữ và số, dùng để biểu diễn số

lượng răng của từng nhóm răng ở một bên hàm (gồm nửa hàm trên và nửa hàm dưới).
Công thức răng thường được dùng phổ biến và có giá trị trong phân loại học động vật.
21.
Công thức bộ răng sữa của người:
22.
23.
Cửa Nanh Cối sữa = 10
24.
Nghĩa là có 10 răng sữa ở mỗi nửa hàm, bộ răng sữa đầy đủ có 20 răng.
25.
Công thức bộ răng vĩnh viễn của người:
26.
Cửa Nanh Cối nhỏ Cối lớn = 16
27.
Nghĩa là có 16 răng vĩnh viễn ở mỗi nửa hàm, bộ răng vĩnh viễn đầy
đủ có 32 răng.
28.
Các răng cửa và răng nanh gọi chung là răng trước, các răng cối sữa
hoặc các răng cối lớn và cối nhỏ gọi chung là răng sau.
5. TÊN RĂNG – SƠ ĐỒ RĂNG – KÝ HIỆU RĂNG
5.1. Cách gọi tên
29. Bắt đầu từ đường giữa của hai cung răng đi về hai phía, răng được gọi tên
tuần tự như sau:

30. Răng vĩnh viễn (Ký hiệu bằng chữ số Ả rập từ 1 đến 8):
31.
Nhóm răng cửa:
- Răng cửa giữa (răng số 1)
Răng cửa bên (răng số 2)
32.
Nhóm răng nanh:
- Răng nanh (răng số 3)
33.
Nhóm răng cối nhỏ: - Răng cối nhỏ thứ nhất (cối nhỏ
1, răng số 4)
- Răng cối nhỏ thứ hai (cối nhỏ 2, răng số 5)
5


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

Nhóm răng cối lớn: - Răng cối lớn thứ nhất (cối lớn 1,

34.

răng số 6)
- Răng cối lớn thứ hai (cối lớn 2, răng số 7)
- Răng cối lớn thứ ba (cối lớn 3, răng số 8)

Răng sữa (Ký hiệu bằng chữ cái từ A đến E, hay chữ

35.


số La mã từ I đến V)
Nhóm răng cửa sữa: - Răng cửa giữa sữa (răng A hay

36.

răng I)
- Răng cửa bên sữa (răng B hay răng II)

Nhóm răng nanh sữa:

37.

- Răng nanh sữa (răng C

hay răng III)
Nhóm răng cối sữa: - Răng cối sữa thứ nhất (cối sữa 1,

38.

răng D, răng IV)
- Răng cối sữa thứ hai (cối sữa 2, răng E, răng V)

Tùy vị trí của răng trên cung răng, thuộc hàm trên hay
hàm dưới, bên phải hay bên trái, răng được gọi tên đầy đủ bằng cách thêm tên các phần
tư hàm đó hay các góc phần tư vào tên răng.
40.
Ví dụ: Răng cối lớn 1 hàm trên bên phải.
5.2. Sơ đồ răng
41. Là sơ đồ biểu diễn từng răng theo vị trí trên các phần tư hàm của hai hàm.

Sơ đồ răng cũng có thể là hình vẽ cung răng hoặc các mặt răng đơn giản hóa dùng
trong mô tả, chẩn đoán, điều trị...
42. Răng vĩnh viễn:
39.

43.
44. Răng sữa:

6


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

45.

Ký hiệu răng
46. Theo Palmer, răng được ký hiệu theo các chữ số ký hiệu răng cùng với ký
hiệu góc phần tư.
47. Ví dụ: Răng cối lớn 1 hàm dưới bên phải 6˥.
48. Răng cửa giữa hàm trên bên phải 2˩
49. Năm 1970, Liên đoàn Nha khoa thế giới họp tại Bucarest (Rumani) đã đề
nghị thống nhất sử dụng hệ thống ký hiệu răng gồm 2 chữ số, răng được ký hiệu theo
các mã số các phần tư hàm và chữ số ký hiệu răng.
50. Răng vĩnh viễn: Phần tư hàm trên bên phải: phần hàm 1; Răng sữa: phần
hàm 5
51.
Phần tư hàm trên bên trái: phần hàm 2; Răng sữa: phần
hàm 6.

52.
Phần tư hàm dưới bên trái: phần hàm 3; Răng sữa:
phần hàm 7.
53.
Phần tư hàm dưới bên phải: phần hàm 4; Răng sữa: phần
hàm 8.
54. Ví dụ: Răng cối lớn 1 hàm trên bên phải được ký hiệu 16
55.
(đọc là “một sáu”, không đọc là “mười sáu”)
56. Răng nanh sữa hàm dưới bên phải được ký hiệu 83
57.
(đọc là “tám ba”, không đọc là “tám mươi ba”)
6. SƠ LƯỢC CẤU TRÚC CỦA RĂNG
6.1. Các phần của răng
58. Mỗi răng có phần thân răng và chân răng. Giữa thân răng và chân răng là
đường cổ răng (cổ răng giải phẫu), là một đường cong, còn gọi là đường nối men –
xê măng. Thân răng được bao bọc bởi men răng, chân răng được xê măng bao phủ.
5.3.

7


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

59.

Cơ quan răng
61. Nướu răng viền xung quanh cổ răng tạo thành 1 bờ, gọi là cổ răng sinh lý.

Phần răng thấy được trong miệng là phần thân răng lâm sàng. Cổ răng sinh lý thay
đổi theo nơi bám và bờ của viền nướu, khi tuổi càng cao thì nơi bám này có khuynh
hướng di chuyển dần về phía chóp răng.
6.2. Cấu tạo của răng
62. Bao gồm men răng, ngà răng (mô cứng) và tủy răng (mô mềm)
6.2.1. Men răng
63.
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, là
mô cứng nhất trong cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao (96%).
64.
Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi răng mọc
ra, trong đời sống, men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ có sự mòn dần theo
tuổi, nhưng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường miệng.
6.2.2. Ngà răng
65.
Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơ
thấp hơn men (75%). Trong ngà chứa nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của
nguyên bào ngà.
66.
Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên
bào ngà. Ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần hốc
tủy
6.2.3. Tủy răng
67.
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy
thân.Tủy răng trong buồng tủy gọi là tủy thân, tủy buồng; tủy răng trong ống tủy gọi
là tủy chân. Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy.
68.
Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng, cụ thể là sự sống của
nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp, nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng có chứa

nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng thần kinh.
7. BỘ PHẬN NÂNG ĐỠ RĂNG (NHA CHU, QUANH RĂNG)
69. Bao gồm xương ổ răng, xê măng, dây chằng nha chu và nướu (lợi) răng.
7.1. Xương ổ răng
60.

8


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

70. Là mô xương xốp, bên ngoài được bao bọc bằng màng xương, nơi nướu

răng bám vào. Xương ổ răng tạo thành một huyệt, có hình dáng và kích thước phù
hợp với chân răng.
71. Bề mặt ổ răng, nơi đối diện với chân răng, là mô xương đặc biệt và có
nhiều lỗ thủng để cho các mạch máu và dây thần kinh từ xương xuyên qua để nuôi
dây chằng nha chu, gọi là xương ổ chính danh hay lá sáng. Trên hình ảnh tia X, phần
xương ổ chính danh trông cản tia hơn, gọi là phiến cứng.
72. Nền xương ổ không phân biệt được với xương hàm. Chiều cao xương ổ
răng thay đổi theo tuổi và tùy theo sự lành mạnh hay bệnh lý của mô nha chu. Khi
răng không còn trên xương hàm thì xương ổ răng và các thành phần của nha chu
cũng bị tiêu dần đi.
7.2. Xê măng
73. Là mô đặc biệt, hình thành cùng với sự hình thành chân răng, phủ mặt
ngoài ngà chân răng.
74. Xê măng được bồi đắp thêm ở chóp chủ yếu để bù trừ sự mòn mặt nhai,
được coi là hiện tượng “mọc răng suốt đời” hay “trồi mặt nhai”. Xê măng cũng có thể

tiêu hoặc quá sản trong một số trường hợp bất thường hay bệnh lý.
7.3. Dây chằng nha chu
75. Là những bó sợi liên kết, dài khoảng 0,25mm, một đầu bám vào xê măng,
còn đầu kia bám vào xương ổ chính danh. Cả xê măng, dây chằng nha chu và xương
ổ chính danh đều có nguồn gốc từ túi răng chính danh.
76. Dây chằng nha chu có nhiệm vụ giữ cho răng gắn vào xương ổ răng và
đồng thời có chức năng đệm, làm cho mỗi răng có sự xê dịch nhẹ độc lập với nhau
trong khi ăn nhai, giúp lưu thông máu, truyền cảm giác áp lực và truyền lực để tránh
tác dụng có hại của lực nhai đối với răng và nha chu.
7.4. Nướu răng
77. Là phần niêm mạc miệng phủ lên xương ổ răng (nướu dính) và cổ răng
(nướu rời).
78.

9


Trường Đại Học Võ Trường Toản

79.

Khoa Y

RĂNG VÀ BỘ RĂNG

80. MỤC TIÊU
1. Định nghĩa được một số thuật ngữ cơ bản
2. Trình bày những đặc điểm cơ bản của từng nhóm răng, răng.

81.

1. MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN
1.1. Thuật ngữ định nghĩa
- Đường giữa:
82.
Là một đường tưởng tượng thẳng đứng đi qua giữa cơ thể, chia cơ
thể thành hai phần tương đối đối xứng.
- Phía gần:
83.
Là phần gần đường giữa hoặc là phía hướng ra phía trước của răng
sau.
- Phía xa:
84.
Là phía ngược lại với phía gần hoặc là phía hướng về phía sau của
răng sau.
- Phía ngoài
85.
Là phía hướng về hành lang (tiền đình miệng), là phía môi của răng
trước và phía má của răng sau.
- Phía trong (phía lưỡi)
86.
Là phía hướng về khoang miệng chính thức, đối với các răng hàm
trên, còn được gọi là phía khẩu cái.
- Trục răng:
87.
Là một đường thẳng tưởng tượng qua trung tâm của răng theo trục
chân răng. Ở răng nhiều chân, mỗi chân răng có trục riêng. Ở các răng trước,
người ta còn phân biệt trục chân răng và trục thân răng (hai trục này có thể không
trùng nhau.
- Ngoài ra, một số thuật ngữ định hướng khác cũng được dùng rất phổ biến: phía
nhai, phía nướu, phía chóp...


10


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

88.
1.2. Thuật ngữ giải phẫu
- Mặt ngoài: mặt hướng về phía ngoài, tức là hướng về phía môi (mặt môi) của
-

răng trước hay hướng về phía má (mặt má) của răng sau.
Mặt trong: mặt hướng về phía trong, tức là hướng về phía lưỡi (mặt lưỡi).
Riêng đối với răng hàm trên, còn gọi là mặt khẩu cái.
Mặt gần: mặt hướng về phía đường giữa của răng trước hay hướng về phía
trước của răng sau.
Mặt xa: mặt hướng về phía xa đường giữa của răng trước hay hướng về phía
sau của răng sau.
Mặt bên: là các mặt của một răng hướng về các răng kế cận trên cùng một
cung răng. Cả mặt gần và mặt xa được gọi chung mặt bên.
Mặt chức năng: là mặt hướng về cung răng đối diện, là rìa cắn của răng trước
và mặt nhai của răng sau.
Múi: là phần nhô lên ở mặt nhai, làm cho mặt nhai bị chia thành nhiều phần.
Múi được gọi tên theo vị trí của nó.
Trũng, rãnh: là nơi lõm xuống khá rộng trên mặt răng, là phần ngăn cách các
múi răng.
Thân chung chân răng: là phần thuộc chân răng của răng nhiều chân, từ
đường cổ răng đến chẽ hai hoặc chẽ ba.

Chẽ hai, chẽ ba: là nơi thân chung chân răng chia thành hai hoặc ba chân răng
riêng rẽ.
Vùng chẽ: là vùng thuộc nha chu, nơi mô nha chu có liên hệ đến chẽ hai, chẽ
ba của chân răng
Chóp chân răng: là đầu tận cùng hay đỉnh của một chân răng, còn gọi là
“cuống răng”.
Các phần ba: là sự phân chia tưởng tượng ở thân răng hoặc chân răng trên
một mặt răng nào đó theo chiều nhai nướu (phần ba nhai, phần ba giữa, phần
ba nướu), hoặc theo chiều gần xa (phần ba gần, phần ba giữa, phần ba xa).

11


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

89.
90. 2. PHÂN BIỆT RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN
91.
92.

2.1. Thân răng
- Thân răng sữa thấp hơn răng vĩnh viễn, kích thước gần-xa lớn hơn chiều

cao.
- Mặt nhai thu hẹp nhiều
94. - Cổ răng thắt lại nhiều và thu hẹp hơn.
95. - Lớp men và ngà mỏng hơn
96. - Màu răng sáng hơn, thành phần vô cơ ít hơn.

97. - Răng cửa và răng nanh sữa nhỏ và không thanh như răng vĩnh viễn: chiều
gần-xa nhỏ hơn nhưng chiều ngoài-trong phồng hơn.
98. - Răng hàm (cối) sữa lớn hơn răng hàm (cối) nhỏ vĩnh viễn, cần phân biệt kỹ
với răng hàm (cối) lớn thứ nhất vĩnh viễn.
99.
2.2. Tuỷ răng
100. - Tủy răng sữa lớn hơn nếu so theo tỉ lệ kích thước thân răng.
101. - Sừng tủy nằm gần đường nối men-ngà hơn.
102. - Có nhiều ống tủy phụ.
103. Vì vậy, khi điều trị sâu răng sữa, cần lưu ý không làm tổn thương tủy; khi
viêm tủy thì phản ứng rất nhanh và dễ bị hoại tử.
104.
2.3. Chân răng
105. - Chân răng cửa và răng nanh sữa dài và mảnh hơn nếu so theo tỉ lệ với kích
thước thân răng.
106. - Chân răng cối sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì
càng tách xa hơn.
107. Vì vậy, chân răng sữa dễ bị gãy khi nhổ răng.
93.

12


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

108.

Hình 1.4: Sự khác biệt về hình thể giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

110. A: chiều dày lớp men răng sữa mỏng hơn
111. B: chiều dày lớp ngà ở hố rãnh răng sữa tương đối dày hơn.
112. C: tỉ lệ buồng tuỷ răng sữa lớn hơn và sừng tuỷ nằm gần đường nối men ngà
hơn.
113. D: gờ cổ răng sữa nhô cao.
114. E: trụ men răng sữa nghiêng về mặt nhai
115. F: cổ răng sữa thắt lại rõ rệt và thu hẹp hơn
116. G: chân răng sữa dài và mảnh hơn (so với kích thước thân răng).
117. H: chân răng hàm sữa tách ra ở gần cổ răng hơn và càng gần về phía chóp thì
càng tách xa hơn
3. ĐẶC ĐIỂM TỪNG NHÓM RĂNG, RĂNG
3.1. Nhóm răng cửa
118. Trên mỗi nửa cung hàm có hai răng cửa: răng cửa giữa nằm gần đường giữa
nhất và răng cửa bên ở sát phía xa răng cửa giữa.
119. Răng cửa giữa hàm dưới là răng mọc đầu tiên trong nhóm (khoảng 6-7 tuổi),
tiếp đó là răng cửa giữa hàm trên (khoảng 7-8 tuổi), sau đó là răng cửa bên hàm trên và
hàm dưới
120. Cùng với răng nanh, các răng cửa tạo thành nhóm răng trước có tầm quan
trọng rất lớn về thẩm mỹ và phát âm. Ngoài ra, nó còn thực hiện chức năng là cắt thức
ăn để chuẩn bị cho quá trình nhai và hướng dẫn vận động ra trước.
121. Nhóm răng cửa thường có một chân hình chóp không nhọn. Răng cửa bên có
hình dạng tương đồng nhưng thường nhỏ hơn răng cửa giữa.
3.2. Nhóm răng nanh
109.

13


Trường Đại Học Võ Trường Toản


Khoa Y

122. Răng nanh là những răng đơn lẻ, chỉ có 1 chân nhưng là chân răng lớn nhất

trong bộ răng.
123. Răng nanh là răng ổn định nhất trên cung răng, với chân răng dài và khỏe
nhất so với các răng khác. Răng nanh có sức chịu đựng cao đối với lực mạnh trong quá
trình thực hiện chức năng và đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn.
124. Răng nanh nằm ở bốn góc của 2 cung răng, được coi là nền tảng của cung
răng, và giúp nâng đỡ các cơ mặt.
3.3. Nhóm răng cối nhỏ
125. Có 8 răng cối nhỏ trên bộ răng vĩnh viễn của người. Các răng cối nhỏ mọc
thay thế cho các răng cối sữa, và mọc trong khoảng từ 9 đến 11 tuổi trước khi mọc các
răng cối lớn thứ hai.
126. Răng cối nhỏ chiếm vị trí giữa răng nanh và răng cối lớn trên cung răng. Về
mặt hình thái học, chúng có thể được xem là một sự chuyển tiếp giữa răng nanh và
răng cối lớn. Răng nanh có một múi hình chêm thích hợp với chức năng cắn hoặc xé.
Trong khi răng cối lớn có nhiều múi với mặt nhai rộng thích hợp với chức năng nhai
nghiền. Răng cối nhỏ có ít nhất 1 múi lớn và sắc, thường là múi ngoài, để cắn xé thức
ăn (giống răng nanh) và có mặt nhai tương tự răng cối lớn nhưng nhỏ hơn để làm dập
thức ăn.
3.4. Nhóm răng cối lớn
127. Có ba răng cối lớn ở mỗi nửa cung răng. Đây là nhóm răng không mọc thay
thế cho răng sữa. Răng cối lớn thứ nhất mọc lúc khoảng 6 tuổi nên còn được gọi là
“răng 6 tuổi”, và là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trong miệng.
128. Răng cối lớn có vai trò lớn trong việc nhai nghiền thức ăn và chức năng giữ
kích thước dọc của tầng mặt dưới.
129. Răng cối lớn có từ ba đến năm múi với mặt nhai lớn trên cung răng. Chân
răng vững chắc, vị trí thích hợp với chức năng nhai nghiền, thường có từ hai đến ba
chân.

130.

14


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

131. BỆNH SÂU RĂNG
132.
MỤC TIÊU
1. Nêu được các yếu tố gây sâu răng
2. Phân biệt các giai đoạn sâu răng
3. Trình bày các nguyên tắc dự phòng, điều trị sâu răng.
134.
1. ĐỊNH NGHĨA
135.
Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng (men, ngà và cement), đặc
trưng bởi sự khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng tạo
thành lỗ sâu và không hoàn nguyên được.
136.
Có nhiều định nghĩa về bệnh sâu răng, dựa trên những nghiên cứu và nhận
xét khác nhau về nguyên nhân cũng như tiến trình của bệnh, bệnh sâu răng có thể được
định nghĩa như sau:
137.
- Bệnh sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn
dính trên mặt răng, đưa đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch chung quanh và
theo thời gian, hậu quả là sự mất khoáng của mô răng (Fejerkov và Thylstrup).
138.

- Là bệnh nhiễm trùng của mô răng biểu hiện đặc trưng bởi các giai đoạn
mất và tái khoáng xen kẻ nhau (Silverston)
2. DỊCH TỄ
139.
Theo WHO, sâu răng là một trong 10 bệnh phổ biến.
- Tỷ lệ bệnh 80% ở một số quốc gia.
- Xảy ra rất sớm ở mọi lứa tuổi
- Là nguyên nhân của những cơn đau gây khó chịu và ảnh hưởng đến lao động.
- Chi phí điều trị cao.
140.
Theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2000 (Số liệu
của Trần Văn Trường - Tạp chí Y Học Việt Nam số10 / 2001), tỉ lệ sâu răng trên toàn
quốc ở các lứa tuổi như sau:
141.
- Răng sữa: 6 tuổi 83,7% , chỉ số smt 6,15.
142.
- Răng vĩnh viễn:
143.
+ 12 tuổi 56,6%, SMT 1,87
144.
+ 15 tuổi 67,6% , SMT 2,16
145.
Nhìn chung trên thế giới, những nước đang phát triển tỉ lệ sâu răng còn cao,
những nước đã phát triển thì tỉ lệ sâu răng giảm rõ rệt nhờ các chương trình chăm sóc
sức khoẻ răng miệng cộng đồng, sự cải thiện về các dịch vụ nha khoa phòng ngừa.
133.

15



Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

3. BỆNH HỌC SÂU RĂNG
3.1. Các yếu tố gây sâu răng:
146. Có 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo nên sang thương sâu.

Đó là: vi khuẩn (mảng bám), răng, chất đường và thời gian (Keyes, 1969):
147.
3.1.1. Vi khuẩn
148. Đây là nguyên nhân cần thiết để khởi đầu cho bệnh sâu răng, tuy không có
loại vi khuẩn đặc biệt gây sâu răng, nhưng không phải tất cả vi khuẩn trong miệng
đều gây ra sâu răng. Vi khuẩn tập trung trong một quần thể gọi là mảng bám.
149. Các loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid, làm pH giảm xuống <
5, sự giảm pH liên tục có thể đưa đến sự khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi
ở các mô cứng của răng.
150. + Streptococcus mutans: đây là tác nhân chủ yếu gây ra sự thành lập mảng
bám, dính trên bề mặt răng và nếu có sự hiện diện cùng lúc hai yếu tố chất đường,
thời gian thì sẽ có đủ điều kiện thuận lợi để khởi phát sang thương sâu; sau đó L.
acidophillus làm sang thương tiến triển xuống bên dưới bề mặt.
151. + Lactobacillus acidophillus: hiện diện với số lượng ít, nhưng lại tạo ra acid
có pH thấp rất nhanh trong môi trường.
152. + Actinomyces: cũng có thể gây sâu răng.
153.
3.1.2. Tính nhạy cảm của răng
154. - Vị trí của răng trên cung hàm
155. + Răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng.
156. + Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa.
157. - Đặc điểm hình thái học

158. + Mặt nhai bị sâu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm.
159. + Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở vùng cổ mỏng, giắt thức ăn.
160. + Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng.
161. - Thành phần cấu tạo của răng
162. Răng bị khiếm khuyết trong cấu tạo như thiểu sản men, ngà rất dễ bị sâu.
163. - Mòn răng
164. Răng bị mòn phần men cũng dễ bị sâu hơn (mòn răng có thể do chải răng
sai phương pháp, móc răng giả, nghiến răng, ăn nhai lâu ngày...)
165. - Tuổi răng
166. Răng mới mọc kém cứng, dễ bị tác dụng của acid, với thời gian men răng
được tái khoáng hoá làm chúng đề kháng hơn với acid.
167.
168.
16


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

3.1.3. Thực phẩm
Các chất bột, đường là loại thực phẩm gây sâu răng nhiều nhất.
Trong đó, đường là loại thực phẩm chủ yếu gây sâu răng và làm gia tăng sâu răng,
đặc biệt là loại đường sucrose, đây là chất ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng, nó
chuyển hoá thành acid và chính sự sinh acid này làm mất khoáng men. Điều quan
trọng là khả năng gây sâu răng không phải do số lượng đường, mà do số lần sử
dụng và thời gian đường bám dính trên răng. Đường trong trái cây, rau (xilitol,
sorbitol) ít gây sâu răng hơn đường trong bánh kẹo. Tinh bột không phải là nguyên
nhân đáng kể, vì trong nước bọt có enzyme amylase biến tinh bột thành đường rất
chậm.

171.
3.1.4. Thời gian
172.
Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó
sẽ không gây sâu răng được mà cần phải có chất đường giúp cho sự chuyển hoá của
vi khuẩn. Tuy nhiên sâu răng không phụ thuộc vào số lượng, số lần sử dụng đường
mà phụ thuộc vào thời gian đường và mảng bám vi khuẩn tồn tại trên bề mặt răng,
thời gian tồn tại càng lâu thì vi khuẩn chuyển hoá đường thành acid càng nhiều và
acid tấn công gần như thường xuyên trên bề mặt răng làm mất khoáng men.
173.
Tuy nhiên, quá trình mất khoáng có thể phục hồi hoặc giảm mức độ
nhờ các thành phần khác nhau trong nước bọt, tốc độ tiết.
174.
3.1.5. Nước bọt
175.
Là môi trường hoạt động của các vi khuẩn trong miệng, nước bọt tiết
càng nhiều càng giảm sâu răng (trung bình một ngày nước bọt tiết ra 1.500ml, khi
ngủ lượng nước bọt tiết ra giảm đồng thời việc chải rửa vi khuẩn và chất
carbohydrat ở mức tối thiểu, vì vậy sâu răng tăng trong giờ nghỉ).
176.
Ngoài ra, tính chất nước bọt lỏng hay quánh cũng ảnh hưởng đến
bệnh sâu răng, nước bọt càng quánh thì sâu răng càng cao.
177.
Nước bọt giữ vai trò:
178.
- Trung hòa acid: trên bề mặt men răng luôn luôn xảy ra hai hiện
tượng trái ngược nhau: sự tạo acid bởi vi khuẩn và sự trung hòa acid bởi nước bọt.
179.
- Sát khuẩn: ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật nhờ các chất
lysozyme, lactoperosidase, lactofferrin chứa trong nước bọt.

180.
- Chải rửa: làm sạch răng thường xuyên, với sự phối hợp cử động
của môi, má và lưỡi v.v..., làm chậm quá trình hình thành mảng bám.
181.
- Tái khoáng hóa: nhờ thành phần calci, phosphate trong nước bọt có
thể tích tụ ở men trong giai đoạn sớm của sang thương sâu răng, khả năng này sẽ
tăng lên nếu có sự hiện diện của fluor.
169.

170.

17


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

182.
pH

Chất nền
SR

Vi khuẩn

Răng
Nước bọt

183.


Thời gian

184.
Các yếu tố đề kháng sâu răng
- Chải răng: việc chải răng, vệ sinh răng miệng sẽ lấy đi mảng bám vi khuẩn và
thức ăn đọng lại sau bữa ăn làm giảm đi lượng vi khuẩn đóng khúm trên mặt
răng và nguồn dinh dưỡng của chúng.
- Nước bọt: có khả năng đệm giúp cho độ pH của môi trường miệng được ổn
định nhờ các thành phần bicacbonat của nước bọt và khả năng tiết của nó. Khi
độ pH giảm, nhờ khả năng này góp phần làm giảm tác động của acid do vi
khuẩn sinh ra. Ngoài ra, các thành phần khoáng trong nước bọt như Fluor,
Canxi, Phospho sẽ góp phần tái khoáng bề mặt răng.
- Sealant trám bít hố rãnh: hố rãnh mặt nhai được trám lại bằng một lớp vật liệu
mỏng giúp cho việc vệ sinh dễ dàng và cô lập hố rãnh khỏi sự tấn công của vi
khuẩn.
- Ý thức của mỗi người trong thói quen ăn uống: tránh ăn quà vặt, nên ăn tập
trung vào các bữa chính và chải răng ngay sau khi ăn. Giảm lượng đường sử
dụng cũng như thời gian tiếp xúc với đường.
4. CÁC GIAI ĐOẠN VÀ BIỂU HIỆN CỦA SÂU RĂNG
4.1. Sâu men
185. Đây là hình thể đầu tiên của bệnh sâu răng, khác với các mô khác, men
răng không có tế bào mạch máu, thần kinh, nên triệu chứng chủ quan chưa có. Triệu
chứng khách quan:
3.2.

18


Trường Đại Học Võ Trường Toản


Khoa Y

186. - Tổn thương thường thấy ở hố và rãnh mặt nhai, hoặc chung quanh rìa

5.
5.1.

5.2.

5.3.

miếng trám cũ.
187. - Men răng đổi màu trắng đục hoặc vàng nâu.
188. - Men răng lởm chởm không còn trơn láng và vướng thám trâm khi khám.
189. 4.2. Sâu ngà:
190. Là giai đoạn tiếp theo của sâu men không điều trị hoặc sâu ngay từ đầu nếu
lộ ngà (thiếu men vùng cổ răng, mòn ngót cement vùng chân răng). Ngà răng là mô
có thần kinh và phần kéo dài của nguyên bào tạo ngà trong các ống ngà, nên dù mới
chớm cũng có cảm giác đau với những kích thích vật lý, hóa học, cơ học.
191.
4.2.1. Triệu chứng chức năng
192. - Đau do kích thích (nóng, lạnh, chua, ngọt, thức ăn lọt vào, mài xoang...).
193. - Đau chấm dứt ngay sau khi hết kích thích và tụ lại ở răng nguyên nhân
không lan tỏa.
194.
4.2.2. Triệu chứng thực thể
195. - Men, ngà răng chung quanh lỗ sâu đổi màu trắng đục, vàng hoặc hơi nâu.
196. - Khám bằng thám trâm: bờ lỗ sâu lởm chởm, thành và đáy lỗ sâu có lớp
ngà mềm, nạo quanh lỗ sâu bệnh nhân có cảm giác đau.

197. - Gõ răng không đau.
198. 4.3. Tổn thương tủy:
199.
Nếu sâu ngà không điều trị sẽ gây ra viêm tủy mà triệu chứng đầu
tiên là đau nhức dữ dội nhất là về đêm, có thể lan tỏa ra vùng xung quanh. Do tủy là
mô liên kết thông ra vùng xương qua lổ chóp răng nên khi tổn thương dễ hoại tử tủy
gây viêm mô tế bào, áp xe xương ổ răng, viêm xương...
 Hậu quả của sâu răng
- Đau nhức làm ảnh hưởng sức khỏe, việc học tập, công tác do mất ăn, mất ngủ
- Giao tiếp không tự tin, khó chịu, không vui
- Tốn thời gian, tiền bạc cho việc điều trị.
- Gây biến chứng tại chỗ hay toàn thân như phải điều trị nội nha hay cả nhổ răng.
DỰ PHÒNG SÂU RĂNG
Giảm số lượng vi khuẩn
- Vệ sinh răng miệng tốt: chải răng đúng cách với bàn chải thích hợp, ít nhất 2-3
lần/ngày ngay sau khi ăn và tối trước khi ngủ.
- Loại bỏ mảng bám vi khuẩn. Sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẻ răng.
Gia tăng sức đề kháng của răng
- Sử dụng Fluor (tại chỗ) như kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Fluor.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho răng trong quá trình hình thành
mầm răng và giai đoạn mọc răng.
Kiểm soát chế độ ăn:
19


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Hạn chế thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt và giữ đúng vệ sinh răng miệng


như chải răng đúng cách với kem chứa Fluor và tập thói quen khám răng định
kỳ 6 tháng / lần
- Phát hiện sớm và điều trị sâu răng đúng cách.
- Dự phòng: trám bít hố rãnh.
200.

20


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

201. VIÊM NƯỚU - VIÊM NHA CHU
202.
203.
204.
205.
206.
207.

MỤC TIÊU
1. Trình bày được cấu tạo giải phẫu, chức năng sinh lý mô nha chu.
2. Phân tích được nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh của VN - VNC.
3. Mô tả được những triệu chứng lâm sàng của VN - VNC.
4. Nêu được phương pháp điều trịvà các bước dự phòng VN - VNC.

208.
1. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU

209.
Mô nha chu là cấu trúc nâng đỡ răng bao gồm các thành phần: nướu răng,
dây chằng nha chu, xương ổ răng và xê-măng răng.
210.
Mô nha chu giúp răng được giữ chặt trong xương ổ. Những thay đổi trong
mô nha chu sẽ ảnh hưởng đến răng và cả hệ thống nhai. Trong đó, yếu tố toàn thân
đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục bệnh cũng như tác động trở lại của bệnh
nha chu đối với bệnh toàn thân.
1.1. Nướu răng:
211. Là phần đặc biệt của niêm mạc miệng:
- Che phủ xương ổ răng, bao quanh cổ răng – nhú của nướu là phần nướu ở giữa
các răng
- Gồm 2 phần: nướu dính và nướu rời
- Chức năng:
• Giúp răng bám dính - ổn định trong xương ổ
• Liên kết các răng
• Sự liên tục của biểu mô phủ hốc miệng
• Chống xâm nhập vi khuẩn
- Lâm sàng mô nướu lành mạnh:
• Màu sắc: hồng hay hơi đỏ. Thay đổi tùy từng người, độ dày mỏng của
biểu mô, sự hiện diện của tế bào sắc tố
• Bề mặt nướu: lấm tấm da cam (40%)
• Đường viền: mỏng, uốn cong theo răng, điểm tiếp xúc độ rộng của
xương ổ, bờ xương.
• Độ sâu của nướu khi thăm dò bình thường < 3 mm
• Chảy máu: thường không chảy máu nướu khi thăm dò hay chảy rất ít.
1.2. Xương ổ răng (XOR):
212.
Là một phần của xương hàm (trên và dưới) mà chức năng cơ bản nhất của
nó là nâng đỡ răng. XOR gồm 2 phần chính: xương ổ chính danh và xương nâng đỡ.

1.3. Dây chằng nha chu (DCNC):
21


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

Là mô liên kết sợi nằm giữa xương ổ răng và xê măng. DCNC thay đổi từ
0.15 đến 0.38 mm, nơi mỏng nhất nằm ở vùng giữa chân răng, nó sẽ phát triển dần
theo tuổi, thay đổi theo giai đoạn mọc răng. Cùng với dây thần kinh tạo cảm giác định
vị và xúc giác giúp nhận biết lực tác động vào răng ở vị trí nào, kiểm soát các cơ nhai.
1.4. Xê măng răng
214.
Có tầm quan trọng đặc biệt về chức năng vì đó là nơi bám cho các DCNC
nối vào xương ổ răng. Xê măng ngoài việc giúp răng giữ chặt trong xương ổ và còn có
khả năng thích nghi, sửa chữa. Chức năng của xê măng là bao phủ chân răng, bảo vệ
ống ngà, giữ chặt trong xương ở qua sự bám dính của DCNC.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
2.1. Nguyên nhân:
- Vi khuẩn và độc tố của chúng là yếu tố chính gây ra VN – VNC. Chúng hiện
diện trong mảng bám hay trên vôi răng.
- Mảng bám là một lớp màng sinh học không màu hoặc hơi ngà trên bề mặt răng
do vi khuẩn, nước bọt và thức ăn thừa tạo thành.
- Vôi răng hay cao răng chính là những mảng bám răng bị khoáng hóa. Vôi răng
bao gồm vôi trên nướu và dưới nướu.
215.
VN – VNC không chỉ là bệnh tại chỗ có tính chất khu trú mà là bệnh nhiễm
khuẩn có tác động đến sức khỏe toàn thân.
2.2. Các yếu tố nguy cơ

- Nông thôn tỷ lệ bệnh cao hơn thành thị
- Nước đang phát triển có tỷ lệ bệnh cao hơn các nước phát triển.
- Trình độ văn hóa thấp có tỷ lệ bệnh cao hơn
- Tuổi: trung niên (35-44), người cao tuổi. Nếu có bệnh toàn thân tỷ lệ bệnh cao
hơn gấp 5 lần.
- Giới tính: nữ thường có tỷ lệ bệnh cao hơn do thay đổi nội tiết tố trong những
tình trạng đặc biệt như dậy thì, kinh nguyệt hay nhiều nhất là thời kỳ mang
thai.
216.
Ngoài ra, những bệnh hoặc tình trạng cơ thể là nguyên nhân hỗ trợ phát
sinh, phát triển của VN – VNC như suy giảm miễn dịch bẩm sinh, rối loạn chức
năng thực bào, sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid, tiểu đường, stress, suy dinh
dưỡng...
217.
3. LÂM SÀNG
218. 3.1. Viêm nướu
219. 3.1.1. Đặc điểm của bệnh
220.
- Bệnh có tính hoàn nguyên.
221.
- Là một bệnh nha chu có sang thương khu trú ở nướu, các thành phần khác
của mô nha chu không bị ảnh hưởng.
222. 3.1.2. Triệu chứng lâm sàng
213.

22


Trường Đại Học Võ Trường Toản


Khoa Y

- Chảy máu nướu: khi thăm khám hoặc đánh răng. Nếu viêm nặng hơn có
chảy máu tự phát. Là dấu chứng quan trọng nhất của bệnh nha chu
224.
- Màu sắc: nướu có màu đỏ đậm hoặc xanh xám.
225.
- Vị trí, hình dạng và độ săn chắc của nướu: viêm nhẹ chỉ nướu viền và gai
nướu sưng. Viêm nặng cả phần nướu dính cũng bị ảnh hưởng, viền nướu trở nên tròn
bóng, các gai nướu căng phồng, nướu bở không còn săn chắc.
226.
- Đau: viêm cấp tính đau nhức, nếu viêm mãn chỉ có cảm giác ngứa ở nướu.
227.
- Độ sâu của khe nướu: có sự gia tăng độ sâu của khe nướu do nướu bị phù
nề và sưng tạo thành túi nướu (túi nha chu giả).
228.
- Tăng tiết dịch nướu và dịch viêm.
229. 3.1.3. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
230.
- Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
231.
- Chẩn đoán phân biệt: với viêm nha chu có túi nha chu, răng lung lay, hình
ảnh X-quang có tiêu xương ổ răng.
223.

232.

233. 3.2. Viêm nha chu
234. 3.2.1. Đặc điểm của bệnh


- Là bệnh của toàn thể những mô nha chu gồm có nướu, dây chằng nha chu,
XOR, xê măng răng. Đặc trưng của bệnh là sự mất bám dính từ ít đến nhiều và có thể
phát hiện một cách dễ dàng trên lâm sàng và phim X-quang.
236.
- Là một bệnh mãn tính xảy ra ở những người lớn trên 35 tuổi, không phân
biệt giới tính.
235.

23


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

- Là bệnh không hoàn nguyên.
238.
- Bệnh diễn tiến theo chu kỳ (thời kỳ bộc phát xen lẫn thời kỳ yên nghỉ).
239. 3.2.2. Triệu chứng lâm sàng
240.
- Viêm nha chu phá huỷ có tất cả các dấu chứng của viêm nướu như: nướu
sưng đỏ, chảy máu và rỉ dịch.
241.
- Ngoài ra, răng lung lay và di chuyển cũng là một dấu chứng có sớm hoặc
ở vào giai đoạn muộn của bệnh.
242.
- Dấu chứng đặc hiệu là sự hình thành túi nha chu.
243. 3.2.3. X-quang
244.
Có hình ảnh tiêu xương ổ răng ở đỉnh hay mào xương (theo chiều ngang,

chiều dọc hay dạng phức hợp).
237.

245.
246. 3.2.4 Cơ chế tạo thành túi nha chu

Túi nha chu hình thành do sự di chuyển của biểu mô bám dính về phía
chóp gốc răng đồng thời với sự tiêu xương ổ răng. Túi nha chu có hình chữ V trong túi
có nhiều vi khuẩn.
248. 3.2.5. Biến chứng của viêm nha chu
249. - Áp xe nha chu.
250. - Viêm khớp răng, viêm tủy ngược dòng.
251. - Viêm mô tế bào, viêm xương hàm, viêm xoang hàm.
252. 3.2.6. Chẩn đoán
253. Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
247.

24


Trường Đại Học Võ Trường Toản

Khoa Y

254.

4.ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
256. 4.1. Nguyên tắc điều trị
257. - Khám răng định kỳ (3-6 tháng/lần)
258. - Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

259. - Loại bỏ kích thích tại chỗ
260. - Lấy sạch vôi răng
261. - Xử lý mặt gốc răng
262. - Phẫu thuật lật vạt
263. - Thuốc (toàn thân hay tại chỗ)
264. - Điều trị duy trì
265. 4.2. Dự phòng: chủ yếu là kiểm soát mảng bám
266. - Khám răng định kỳ
267. - Vệ sinh răng miệng: chải răng đúng phương pháp, sử dụng chỉ nha khoa,
nước súc miệng có chứa Chlorhexidine.
268. - Thay đổi các thói quen xấu
269. - Thay đổi chế độ dinh dưỡng: ăn thức ăn tốt cho răng và mô nha chu.
255.

270.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×