Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận môn xây dựng và phát triển thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.54 KB, 23 trang )

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại thế giới WTO. Mở ra cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước
nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là tuân thủ các cam kết
quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) khẳng định
vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành một nền kinh tế toàn diện và phát
triển bền vững. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ta
buộc phải tham gia môi trường cạnh tranh quốc tế với cường độ cao, với những
yêu cầu chặt chẽ về thực thi các quy định về sở hữu công nghiệp, đảm bảo với tính
cạnh tranh của các loại hàng hóa, dịch vụ.
Thương hiệu là dấu hiệu đển người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hóa, dịch vụ khác. Thực tế nhức nhối về
xâm phạm quyền SHTT nói chung và xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu nói riêng
trên thế giới cũng như tại Việt Nam vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi
hỏi phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.. Một số nhóm
ngành với tính chất hàng hóa, dịch vụ đặc thù thì việc bảo vệ thươn hiệu trước
những đối thủ trong và ngoài nước càng cần thiết. Trong đó phải kể đến nhóm
ngành 30 cung cấp các hàng hóa thiết yếu trong đời sống hàng ngày bao gồm: Cà
phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm
làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, bánh, kẹo, kem ăn; Mật ong, nước mật đường;Men,
bột nở;Muối, tương hạt cải;Dấm và nước xốt (gia vị); Gia vị;Kem lạnh. Đây đều là
các loại hàng hóa nhu yếu phẩm cần thiết được sử dụng rất lớn trong cuộc sống của
người dân, cũng chính vì vậy có rất nhiều doanh nghiệp, sản phẩm cùng loại được
sản xuất cạnh tranh nhau.
Thực tế có rất nhiều nhãn hiệu, thương hiệu Việt Nam đã đổi tên nhiều lần vì ly
do chủ quan và khách quan khác nhau. Nhiều vụ việc về thương hiệu nhãn hiệu,
đăng ky SHTT của Việt Nam trong những năm qua, tiểu luận xin đi vào tìm hiểu
tình hình đăng ky SHTT đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành 30 và đưa ra


một số dẫn chứng cụ thể, là bài học cho những doanh nghiệp thuộc cùng nhóm
ngành và mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế nước nhà nói chung.


II.

KHẢO SÁT VÀ TÌM HIỂU THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM

1. Khái niệm về Thương hiệu
Thương hiệu được hiểu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa ,dịch vụ
của cơ sở sản xuất,kinh doanh này với hàng hóa ,dịch vụ cùng loại của doanh
nghiệp khác ;là hình tượng về một loại,một nhóm hàng hóa,dịch vụ hoặc về doanh
nghiệp trong tâm trí khách hàng.
2. Chức năng của Thương hiệu
2.1Nhận biết và phân biệt thương hiệu
Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu, khả năng nhận
biết được của thương hiệu là yếu tố không chỉ quan trọng cho người tiêu dùng mà
còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của mình. Thông
qua thương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng
hóa của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Thương hiệu cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Mỗi hàng hóa
mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên
những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu
hút sự chú y của những tập hợp khách hàng khác nhau. Khi hàng hóa càng phong
phú, đa dạng thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng. Trong thực tế nhiều
doanh nghiệp đã lợi dụng điều này với y đồ xấu nhằm tạo ra những dấu hiệu gần
giống với thương hiệu nổi tiếng để cố tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
2.2Thông tin và chỉ dẫn:
Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ: thông qua
những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận

biết được phần nào về giá trị sử dụng và công dụng của hàng hóa. Những thông tin
về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng…


2.3 Tạo sự cảm nhận và tin cậy:
Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu
việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn
mà thương hiệu đó mang lại.Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến ấn tượng nào
đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Sự cảm nhận của người tiêu
dùng không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của
thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải
nghiệm của người tiêu dùng. Cùng một hàng hóa, dịch vụ nhưng cảm nhận của
người tiêu dùng có thể khác nhau, phụ thuộc vào thông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp
nhận thông tin, hoặc phụ thuộc vào sự trải nghiệm của người sử dụng.
Một thương hiệu có đẳng cấp, đã được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậy đối với
khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu và dịch vụ đó. Chất
lượng hàng hóa, dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng,
nhưng thương hiệu là động lực cực kỳ quan trọng đế giữ chân khách hàng ở lại với
hàng hóa, dịch vụ đó và là địa chỉ dể người tiêu dùng đặt lòng tin.Chức năng này
chỉ được thể hiện khi thương hiệu đã được chấp nhận trên thị trường.

2.4Chức năng kinh tế
Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được
thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Khi đó thương hiệu được coi là tài
sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của thương hiệu rất khó định
đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán
được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn.
Thương hiệu không tự nhiên mà có, nó được tạo ra với nhiều khoản đầu tư và chi
phí khác nhau, những chi phí đó tạo nên giá trị của thương hiệu. Lợi nhuận và tiềm



năng mà doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá
trị tài chính của thương hiệu.
Hàng năm, tạp chí Business week đưa ra bảng xếp loại của khoảng 100 thương
hiệu đứng đầu trên thế giới với giá trị ước tính của chúng. Ví dụ năm 2002: Cocacola: 69,6 tỉ USD; Microsoft: 64 tỉ; IBM: 51 tỉ; GE: 41tỉ; Intel: 30,8 tỉ; Nokia: 29,9
tỉ; Disney: 29,2 tỉ; Mc. Donald: 26,3 tỉ; Mercedes: 21 tỉ... Tại Việt Nam, thương
hiệu P/S được Công ty Elida mua lại với giá 5 triệu USD (trong khi phần giá trị tài
sản hữu hình chỉ khoảng trên 1 triệu USD).

3. Lợi ích của việc bảo vệ và phát triển thương hiệu đem lại
Thương hiệu mang lại những lợi ích đích thực dễ nhận thấy cho doanh nghiệp :
Thương hiệu như là một sự khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp hay
chính là sự khẳng định vị trí của doanh nghiệp.Điều này tạo lợi thế cạnh tranh,nâng
cao vị thế của doanh nghiệp,tạo khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng
hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới; tạo ra cơ hội thâm nhập,chiếm
lĩnh thị trường và duy trì thị trường; giúp nâng cao doanh số, lợi nhuận của doanh
nghiệp. Mặt khác thắt chặt sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của
doanh nghiệp.Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với
các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ. Ngoài ra một doanh nghiệp
có thương hiệu sẽ có khả năng thu hút lao động và việc làm có trình độ chuyên
môn cao,điều này tạo ra những lợi ích tiềm ẩn cho doanh nghiệp
Thu hút đầu tư: Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất
định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo
điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán
hàng. Khi đã mang thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi


đầu tư vào doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra môi
trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản
phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.

Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp: thương hiệu
là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó là tổng hợp các thành quả mà doanh nghiệp
tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của
thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp.
Thực tế tại Việt Nam trước đây nhiều doanh nghiệp thường không để y đến vấn đề
thương hiệu, vì vậy khi biết lập đoàn Elida mua lại thương hiệu P/S với giá 5 triệu
USD trong khi giá trị tài sản cố định và lưu động của công ty ước chỉ trên dưới 1
triệu USD, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy giá trị của thương hiệu và
giá trị này thật khó ước tính.
Để được đăng ky nhãn hiệu, thương hiệu tại Việt Nam, nhãn hiệu, thương hiệu
phải đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể,
nhãn hiệu, thương hiệu đăng ky phải có tính chất phân biệt, không được tương tự
gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu của một chủ thể đã đăng ky nhãn hiệu trước đó.
Nhãn hiệu không được là những yếu tố loại trừ như là hình quốc kỳ, quốc ca, là
những yếu tố dễ nhận biết, phổ biến như chữ số, chữ cái, những hình ảnh đơnn
giản, hiển nhiên, những từ ngữ mang tính chất mô tả hàng hóa, dịch vụ.
Khi chủ thể đăng ky và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, chủ thể
có quyền độc quyền gắn nhãn hiệu, thương hiệu trên sản phẩm và dịch vụ của
mình, có quyền cho người khác sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng nhãn hiệu, có
quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, có quyền ngăn chặn bất kỳ bên thứ
3 nào có hành vi vi phạm.


4.

Thực trạng nhóm ngành 30
Đối với nhóm hàng hóa 30 (bao gồm các hàng hóa Cà phê, chè, ca cao,

đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột
ngũ cốc, bánh mì, bánh, kẹo, kem ăn; Mật ong, nước mật đường;Men, bột

nở;Muối, tương hạt cải;Dấm và nước xốt (gia vị); Gia vị;Kem lạnh) thì việc
đăng ky bảo hộ là vô cùng cần thiết, bởi tính chất cạnh tranh ngày càng mạnh
mẽ cả trong và ngoài nước. Bao gồm các loại hàng hóa có tính chất đặc thù, cấp
thiết quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và sử dụng với số
lượng vô cùng lớn. Chính vì vậy nhóm ngành 30 góp phần quan trọng trong sự
biến đổi của nền kinh tế đất nước. Theo số liệu thu được từ Báo cáo thường
niên

hoạt

động

bảo

hộ

thương

hiệu

2013

(http://203.162.131.203/WebUI/Wlogin.php) của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam,
thì có đến 21306 nhãn hiệu, thương hiệu đã đăng ky bảo hộ (tính từ năm 2000
đến nay).
Trong những năm gần đây, số lượng nhãn hiệu, thương hiệu thuộc nhóm
hàng hóa 30 đăng ky bảo hộ tại Việt Nam có xu hướng tăng dần. Cụ thể:

m


200
0

200
1

200
2

200
3

200
4

200
5

200
6

200
7

200
8

200
9


201
0

201
1

201
2

Số
đơn
đăng

nhãn
hiệu

579

627

921

1029

1263

1504

1536


1698

1446

1874

1759

1973

2337


Nhìn vào biểu đồ, nhận thấy:
-

Năm 2000, có 579 nhãn hiệu, thương hiệu đã đăng ky bảo hộ. Sang năm
2003, con số này là 1079 nhãn hiệu. Năm 2013, có 2760 nhãn hiệu, thương
hiệu đã đăng ky bảo hộ.

-

Theo đó, số nhãn hiệu đã được đăng ky bảo hộ ở từng vùng, miền (tỉnh,
thành phố) qua các năm khác nhau
2011
Hà Nội
4850
TP. Hồ Chí 6613
Minh
Các tỉnh khác 4939


2012
4841
5563

2013
5189
5688

2014
5046
5672

4572

4609

4658

1:số nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ ở từng vùng, miền (tỉnh, thành phố)
qua các năm.
-

Có thể thấy, Hà Nội và Hồ Chí Minh luôn là 2 thành phố lớn, có nhiều
doanh nghiệp mới & cũ, đủ mọi quy mô lớn – vừa & nhỏ nên số lượng nhãn
hiệu, thương hiệu được cấp bằng bảo hộ lớn hơn hẳn các thành phố khác gộp
lại.

-


Các thành phố có nhiều nhãn hiệu được cấp bằng bảo hộ ngoài Hà Nội và
Hồ Chí Minh có thể kể đến như Đà Nẵng, Đaklak, Hải Phòng, Quảng
Ninh…

-

Giải thích về sự tăng hàng năm, nguyên nhân có thể do thị trường ngày
càng được mở rộng, nhóm hàng hóa 30 đa dạng với nhiều mẫu mã đa dạng
từ các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hơn nữa đây đều là các
hàng hóa cần thiết sử dụng số lượng lớn như cà phê, đường, gạo … Các


doanh nghiệp thuộc nhóm hàng hóa 30 đòi hỏi phải có tiềm lực kinh tế và
phải biết làm nổi bật sản phẩm. Chính vì nhóm hàng hóa 30 đa dạng cộng
với các mặt hàng thiết yếu khiến cho tình trạng xuất hiện hàng nhái, hàng giả
tăng cao hơn so với các nhóm ngành khác.
III.

NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ
SHTT CHO NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU (Phân tích thông qua
một số Case Study)
Như đã đề cập, đối với các nhóm ngành khác nhóm hàng hóa 30, tình trạng

hàng hóa bị làm giả ngày càng nhiều, nhất là các thương hiệu nổi tiếng được người
tiêu dùng ưu thích. Thực tế ở Việt Nam, mỗi năm có tới trên 3.000 vụ xâm phạm,
tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp bị xử ly bằng các biện pháp hành chính, hàng
trăm vụ làm hàng giả và vi phạm nhãn hiệu bị xử ly tại tòa hình sự. Đặc biệt, số vụ
vi phạm sở hữu công nghiệp mỗi năm một tăng mạnh.
Tình hình vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, đặc biệt là với nhãn hiệu ngày càng
gia tăng và diễn biến phức tạp. Hầu như mọi sản phẩm hàng hóa đều có hàng giả

mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Qua số liệu của cơ quan quản ly thị trường (một trong số nhiều cơ quan có
thẩm quyền xử ly xâm phạm quyền SHTT): năm 2008, lực lượng quản ly thị
trường đã thụ ly 2.268 vụ xâm phạm nhãn hiệu và đã xử ly được 2.105 vụ; năm
2009, Cơ quan Quản ly thị trường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng
như công an, y tế... đã tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói,
các đầu mối kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa quy mô lớn; đã phát hiện nhiều vụ tại
Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, lực
lượng quản ly thị trường đã xử ly 201 vụ xâm phạm nhãn hiệu với số tiền phạt gần


2,7 tỷ đồng. Đồng Nai, Cà Mau, Hải Dương cũng là những địa phương có số vụ
xâm phạm quyền SHTT bị xử ly khá cao, chủ yếu liên quan đến nhãn hiệu (tại Cà
Mau, lực lượng quản ly thị trường đã xử ly 186 vụ xâm phạm nhãn hiệu với số tiền
phạt trên 704 triệu đồng; tại Đồng Nai, lực lượng quản ly thị trường đã thụ ly 106
vụ xâm phạm nhãn hiệu, xử ly 76 vụ với số tiền phạt hơn 191 triệu đồng...); năm
2012, lực lượng quản ly thị trường đã tiến hành xử ly 9.556 vụ việc xâm phạm
quyền SHTT, trong đó có 8.999 vụ giả mạo nhãn hiệu
Tốc độ làm hàng giả, hàng nhái rất nhanh, theo Hiệp hội chống hàng giả,
hàng nhái và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết, nguồn hàng giả, hàng nhái sản
xuất ở nước ngoài nhập lậu vào Việt Nam chiếm 60-75%. Tình trạng hàng giả
ngày càng nhiều, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn nên gây không ít khó khăn cho
các cơ quan quản ly cũng như cho các doanh nghiệp và gây thiệt hại không nhỏ
cho người tiêu dùng. Tuy nhiên do hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa hoàn
chỉnh và đồng bộ, khung pháp ly chưa vững chắc, tâm ly thiếu chủ động của các
doanh nghiệp trong việc phát hiện và ngăn chặn, không phối hợp với các cơ quan
chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa, vì một phần là do sợ
ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Thậm chí nhiều chủ sở hữu sản phẩm còn chưa
đăng ky bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
Đối với các dịch vụ thuộc nhóm hàng hóa 30, các vụ tranh chấp diễn ra khá

khắc nghiệt. Tranh chấp về nhãn hiệu, tranh chấp về tên miền, thương hiệu bị đánh
cắp tại nước ngoài… là những điểm dễ nhận thấy trong lơ là bảo hộ nhãn hiệu,
thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thuộc nhóm hàng hóa 30.
Dưới đây là một vài ví dụ điển hình:


Về tranh chấp tên nhãn hiệu, thương hiệu:
Trường hợp 1: Tranh chấp giữa nhãn hiệu mì Hảo Hảo và Hảo Hạng


2: xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu giữa mì Hảo Hảo và Hảo Hạng

Ngày 26/1/2015 trên thị trường xuất hiện sản phẩm Hảo Hạng của Asia Foods
(Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu) với kiểu dáng thiết kế bao bì tương tự mì
Hảo Hảo đã đăng ky độc quyền của Vina Acecook. (Công ty cổ phần Acecook
Việt Nam)
Ngày 3/2/2015 Vina Acecook đã gửi công văn khuyến cáo sự việc cho Asia Foods,
đề nghị Asia Foods chấm dứt việc mua bán, quảng cáo mì Hảo Hạng và có biện
pháp thu hồi, tiêu hủy sản phẩm đã đưa ra thị trường.
Phúc đáp công văn, Asia Foods khẳng định việc sản xuất Hảo Hạng đã được Cục
Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp chứng nhận đăng ky nhãn hiệu số 119302. Sau đó hai
bên đã tiến hành gặp mặt nhưng không có được sự thống nhất về hướng giải quyết.
Theo thông tin, nhãn hiệu của sản phẩm mì Hảo Hảo được Vina Acecook chính
thức cho ra mắt trên thị trường Việt Nam vào năm 2000. Hiện Vina Acecook là
chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa “Hảo Hảo” số 62360 cho sản phẩm mì ăn
liền thuộc nhóm 30. Nhãn hiệu này cũng đã được gia hạn quyền chủ sở đến ngày
27/06/2023, theo quyết định gia hạn số 65278/QĐ-SHTT, ngày 15/11/2012.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 1/2015, thị trường xuất hiện loại mì ăn liền với phân
khúc giá trung bình tương tự phân khúc mì Hảo Hảo đang lưu hành. Đó là sản
phẩm được sản xuất dưới nhãn hiệu “Hảo Hạng” của Công ty Cổ phần thực phẩm

Á Châu – Asia Food. Sản phẩm này có nhiều dấu hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với


nhãn hiệu “Hảo Hảo” của Vina Acecook. Như ngoài cái tên giống nghĩa, chỉ thay
từ đồng âm “Hảo” bằng “Hạng”, mẫu bì bao bì từ sản phẩm đến thùng đựng mì
đều tương tự.
Ngày 5/2/2015, Asia Food có công văn trả lời, cho biết sản phẩm mì Hảo Hạng
cũng đã được DN đăng kí sở hữu trí tuệ, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng
nhận đăng kí nhãn hiệu số 119302. Asia Food cũng mong muốn có một cuộc gặp
mặt giữa hai đơn vị sản xuất “để trao đổi trên tinh thần hợp tác để giải quyết vụ
việc êm đẹp, không cần sự can thiệp của các cơ quan chức năng”. Tuy nhiên kết
quả cuộc họp giữa hai DN đã không đi đến thỏa thuận thống nhất quan điểm. Ngay
sau đó, Vina Acecook tiếp tục có công văn gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa
học và Công nghệ để xin y kiến về sự việc này.
Ngày 13/2/2015 Vina Acecook đã gửi công văn đến Cục SHTT để xin y kiến
chuyên môn và đã nhận Công văn số 1320/SHTT-TTKN của Cục SHTT với kết
luận :


Mẫu bao gói mì ăn liền mang dấu hiệu "Mì Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY &
Hình" của Công ty CP Thực phẩm Á Châu sử dụng trong thực tế (khác với
mẫu được bảo hộ theo GCN ĐKNHHH số 119302) có cách trình bày tạo
thành một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu "Hảo Hảo, MÌ
TÔM CHUA CAY, Hình" đã được bảo hộ của Vina Acecook. Vì vậy, hành
vi sản xuất, buôn bán, lưu thông, tàng trữ, nhằm để bán các sản phẩm mì ăn
liền mang nhãn hiệu như đã nêu mà không do chủ nhãn hiệu hoặc người
được chủ nhãn hiệu cho phép sản xuất sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
và là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đúng theo quy định Điều
129.1 Luật Sở hữu trí tuệ".


 Ngày 4/3, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (Vina Acecook) cho biết sẽ

thực hiện các thủ tục pháp ly để giải quyết vụ việc Công ty cổ phần Thực
phẩm Á Châu (Asia Foods) xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu mì Hảo
Hảocủa Vina Acecook.


Trường hợp 2: Nhãn hiệu Alpenliebe + hình giữa Công ty Perfetti Van Melle
SPA (Italy) và Công ty Tiến Thành Phát

Công ty Perfetti Van Melle SPA (Italy) là chủ sở hữu Giấy chứng nhận chứng nhận
đđ ăng ky nhãn hiệu hàng hóa số 31426 bảo hộ nhãn hiệu “ Alpenliebe & Hình”
(bao gồm cả màu sắc) cho các sản phẩm thuộc nhóm 30: Cà phê, chè, ca cao,
đường, gạo, bột sắn, bánh mứt, kẹo, kem, mật ong.
Ngày 25/01/2010, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ nhận được Công văn số
95CV/PC15(Đ8) của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản ly kinh tế và
chức vụ, Công an Hà Nội đề nghị xử ly theo thẩm quyền đối với Công ty TNHH
Sản xuất kinh doanh và Chế biến thực phẩm Tiến Thành Phát (gọi tắt là Công ty
Tiến Thành Phát), vì đã có hành vi sản xuất sản phẩm kẹo sữa gắn dấu hiệu
“Applebe & Hình” xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Alpenliebe & Hình”
đang được bảo hộ cho Công ty Perfetti Van Melle SPA (Italy).
Trên cơ sở hồ sơ tài liệu do Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản ly kinh
tế và chức vụ cung cấp, ngày 04/2/2010, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công
nghệ đã ra Quyết định số 24/QĐ-TTra giao cho thanh tra viên làm việc với Công ty
Tiến Thành Phát về nội dung liên quan đến việc sử dụng dấu hiệu Applebe &
Hình trên sản phẩm kẹo có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Alpenliebe & Hình . Theo hồ sơ do PC15, Công an Hà Nội cung cấp thì tại thời
điểm kiểm tra, trong trong kho của Công ty Tiến Thành Phát có 30 thùng sản phẩm
kẹo gắn dấu hiệu Applebe & Hình (trọng lượng khoảng 240kg); 06 cuộn bao túi ni
lôn dùng để đóng gói kẹo và 50 vỏ thùng các tông gắn dấu hiệu “Applebe &

Hình” .
Xem xét dấu hiệu “Applebe & Hình” gắn trên sản phẩm kẹo do Công ty Tiến
Thành Phát sản xuất, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ thấy rằng:








Dấu hiệu “Applebe & Hình” gắn trên sản phẩm kẹo của Công ty Tiến Thành
Phát có cấu trúc, cách trình bày các yếu tố chữ và hình, sự kết hợp màu sắc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Alpenliebe & Hình” đang được bảo
hộ tại Việt Nam cho Công ty Perfetti Van Melle SPA (Italy). Điều đó có thể
tác động hướng người tiêu dùng tới sự khó phân biệt giữa sản phẩm kẹo sữa
béo của Công ty Tiến Thành Phát và Công ty Perfetti Van Melle SPA
(Italy). Đây là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, vi phạm điểm a
khoản 1 Điều 13 của Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định
về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
Ngày 08/2/2010, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết
định số 25/QĐ-TTra xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Tiến
Thành Phát với số tiền 4.800.000 đồng, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm
“Applebe & Hình” gắn trên 30 thùng sản phẩm kẹo (270kg); 06 cuộn bao túi
ni lông (24kg) và 50 vỏ thùng các tông đựng kẹo.

Về tranh chấp tên miền Internet:
Tên miền đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu,
mang đến những tiềm năng quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường cho
doanh nghiệp. Chỉ cần 1 tên miền đúng ngành nghề cũng có thể giúp doanh

nghiệp giảm chi phí quảng cáo đi rất nhiều, đồng thời định vị thương hiệu
của doanh nghiệp trên Internet sẽ thay đổi hoàn toàn. Tuy nhiên, tại Việt
Nam vẫn còn rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp thờ ơ hoặc chưa chú trọng đến
tên miền. Ở nước ta, trong thời gian qua xuất hiện khá nhiều tranh chấp tên
miền, trong đó phổ biến nhất là dạng tranh chấp giữa một bên chủ sở hữu
nhãn hiệu hàng hóa với một bên chiếm giữ tên trùng với tên nhãn hiệu đó.
Thực tế cho thấy, nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng như ở Việt
Nam phải đối mặt với việc tranh chấp tên miền, ảnh hưởng tới thương hiệu
của họ. Các vụ khiếu nại việc cấp phát tên miền cấp hai “.vn” với các nhãn
hiệu hàng hóa thương hiệu nổi tiếng như Heineken, Visa, Trung Nguyên,


Tiger Beer, Ford... cũng đã xảy ra đáng báo động về việc tranh chấp tên
miền.
Tên miền cũng là một đối tượng được Luật sở hữu trí tuệ. Trong nhóm
hàng hóa 30 có trường hợp vụ tranh chấp tên miền điển hình là của Công
ty Cổ phần Tập Đoàn Trung Nguyên

3: Tên miền Trung Nguyên bị sử dụng trên trang web của Cty Việt Thái

Trong quá trình xúc tiến đăng ky sở hữu tên miền “trungnguyen” trên
internet tại Australia, bất ngờ thương hiệu cà phê nổi tiếng này phát hiện, công ty
The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ky tên miền Trung Nguyên dưới hình thức
website
giao
dịch
thương
mại
“www.trungnguyen.com.au”.
Tên miền này lại được dẫn tiếp đến website phân phối trực tuyến các sản phẩm



mang thương hiệu Highlands Coffee của Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Thái đặt
trụ sở tại Việt Nam.
Nội dung website hiển thị bằng tiếng Anh, nhưng đọc kỹ và so sánh thì y nghĩa cơ
bản giống hoàn toàn các nội dung bằng tiếng Việt được thể hiện trên website của
Cty Cổ phần Việt Thái.
Không chỉ giống về nội dung, hình ảnh, hình thức, hai website còn giống hoàn toàn
về hệ thống sản phẩm, hình ảnh bao bì. Điểm khác biệt duy nhất chỉ ở chỗ ngôn
ngữ thể hiện trên website.






Điều này gây ngộ nhận cho nhiều khách hàng quốc tế. Trung Nguyên nhận
được nhiều thắc mắc của khách hàng tại thị trường Australia là tại sao lại
bán cà phê Highlands trên website của Trung Nguyên gây ảnh hưởng không
nhỏ đến uy tín cũng như chất lượng.
Bản thân Trung Nguyên đã bị cơ quan cấp tên miền tại Australia từ chối cấp
tên miền “trungnguyen” với ly do là đã có công ty khác đăng ky sở hữu.
Hiện sự việc đang được các cơ quan pháp ly tại Australia xem xét.

Về việc mất nhãn hiệu ở nước ngoài và phải thay đổi tên nhãn hiệu,
thương hiệu:

Theo con số thống kê của Cục sở hữu trí tuệ năm 2008, chỉ có khoảng 1.000
nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ta được đăng ky ở nước ngoài trong khi số
đơn nộp là rất lớn, cụ thể như sau:

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Số đơn nộp

>17.000

20.000

6.335

7.235

10.660

Sự thay đổi này phần lớn là do tác động từ một số vụ việc doanh nghiệp nước ta bị
mất nhãn hiệu ở nước ngoài như trường hợp của Cà phê Trung Nguyên và Dầu khí
Việt Nam (Petro Vietnam). Bên cạnh đó cũng có những trường hợp bị tước bản
quyền thương hiệu ở nước ngoài do không đăng ky như bánh phồng tôm Sa Giang



tại Pháp và Châu Âu, kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc, thuốc lá Vinataba tại Châu
Á… Tuy nhiên đây là con số quá nhỏ so với thực tế tình hình xuất khẩu của nước
ra hiện nay.

4: Nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre

Trung Quốc là một trong những thị trường chính tiêu thụ kẹo dừa lớn của công ty
Trách nhiệm Hữu hạn Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Đông Á, với chất lượng cao,
người tiêu dùng nơi đây đã rất ưa chuộng sản phẩm này từ Bến Tre, Việt Nam xuất
sang.
Năm 1998, khi đang có doanh số tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc rất cao, nhãn
hiệu kẹo dừa Bến Tre của bà Nguyễn Thị Tỏ (tức Hai Tỏ) bỗng sụt giảm nghiêm
trong. Qua dò hỏi bà được biết trên thị trường đang có sản phẩm kẹo dừa giả, nhái
kẹo dừa Bến Tre.
Sau đó, Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Đông Á đi sang Trung Quốc kiện doanh
nghiệp Rừng dừa- doanh nghiệp làm nhái sản phẩm Bến Tre. Tháng 8 năm 2008,
được biết Công ty TNHH Rừng Dừa đã đăng kí độc quyền nhãn hiệu tại Trung
Quốc được 8 tháng, chỉ còn ba tháng nữa là được cấp bằng độc quyền.
Cùng người phiên dịch, Giám đốc bà Nguyễn Thị Tỏ đến trình bày sự việc tại Cục
Quản ly hành chánh Công thương nhãn hiệu hàng hóa quốc gia nước Cộng hòa


nhân dân Trung Hoa, nêu rõ những thiệt hại về kinh tế và luật pháp mà doanh
nghiệp làm giả gây ra tại thị trường Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời đề nghị
hai vấn đề: Từ chối cấp nhãn hiệu hàng hóa cho Doanh nghiệp Rừng dừa, dựa trên
phân loại nhóm 30 (chủng loại kẹo theo quy định của quốc tế) và phê duyệt cho
nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre với hình phân biệt là người đàn bà đeo kính.
Tháng 5 năm 1999, tám tháng sau đăng kí, nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre được cấp
bằng độc quyền sáng chế, cho phép lưu hành trên lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời
sản phẩm của doanh nghiệp Rừng Dừa được xác nhận là hàng nhái, không đủ tiêu

chuẩn lưu hành. Bà Tỏ đem giấy tờ chứng nhận đến tận Đảo Hải Nam, nơi Rừng
Dừa “đóng đô”, thuyết phục nhờ chính quyền địa phương xử ly toàn bộ số sản
phẩm giả.


Sau khi thắng kiện, “Kẹo dừa Bến Tre” đã được sự đón nhận của người tiêu
dùng Trung Quốc vô cùng nồng nhiệt. Năm 2000, xuất khẩu sang nước này
2000 tấn kẹo dừa, và ở những năm sau đó, đơn đặt hàng không ngừng tăng
lên từ những đại ly ở đây.

 Nguyên nhân thắng kiện tại Trung Quốc là vì Doanh nghiệp của kẹo dừa

Bến Tre đã có được căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên
cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và theo quy định của Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên... Như vậy, điều kiện trước tiên để doanh nghiệp - cá
nhân tự bảo vệ, tự áp dụng các biện pháp mà luật cho phép nhằm bảo vệ về
quyền sở hữu trí tuệ của mình là phải có sự đăng ky độc quyền nhản hiệu
hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp tại cơ quan thẩm
quyền.
 Rõ ràng, việc tuân thủ pháp luật - vận dụng đúng các quy định về kinh doanh

là một trong những bí quyết để doanh nghiệp tránh rủi ro và gặt hái thành
công dù là thị trường trong nước hay ngoài nước . Trở thành Thành viên Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) tương lai Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp
rất nhiều trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và cạnh tranh
không lành mạnh, không chỉ trong nước mà cả trên thương trường thế giới.
Do đó, tổ chức - cá nhân cần chủ động đăng ky xác lập quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhản hiệu, chỉ
dẫn địa ly.



IV.

NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO
XÂM PHẠM NHÃN HIỆU, ĐĂNG KÝ SHTT TẠI VIỆT NAM
ĐẶC BIỆT LÀ NHÓM HÀNG HÓA 30

3.1 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng xâm phạm nhãn hiệu của
nhóm hàng hóa 30 ngày một gia tăng.
Thứ nhất, hành vi ăn theo nhãn hiệu không mất chi phí khá lớn gây dựng thương
hiệu, sản xuất buôn bán hàng hàng giả luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức
hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, kể cả những người lao động thuần túy,
trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thứ hai, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm
nên những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn
phát sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với
tính cạnh tranh cao và diễn biến phức tạp của nước ta. Các mặt hàng nội địa tuy đa
dạng, phong phú và có cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người
tiêu dùng, nhất là trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, giá hàng hoá sản phẩm
phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự bất cân đối.

Thứ ba, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú y đến việc bảo vệ
quyền lợi của mình, chưa có y thức cao trong việc đăng ky bảo hộ nhãn hiệu hàng
hoá, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với
sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng còn rất hạn chế. Có những doanh nghiệp do sợ bị
ảnh hưởng đến doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản

phẩm bị làm giả. Có những sản phẩm làm giả tinh vi đến mức chính doanh nghiệp


sản xuất cũng không phát hiện được, đến khi biết, tuy có một số biện pháp khắc
phục nhưng không đáng kể, coi như “chấp nhận sống chung với hàng giả”.

Thứ tư, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn
chưa tập trung, mà rải rác trong quá nhiều văn bản, như: Hiến pháp năm 1992, Bộ
luật Dân sự, Pháp lệnh Xử ly vi phạm hành chính năm 1997 (sửa đổi bổ sung năm
2002, 2008……Trong khi đó, những quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm
phạm sở hữu trí tuệ lại chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ, đặc biệt là những quy định
về các biện pháp và chế tài xử ly mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử ly hành
chính, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.

Thứ năm, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu
tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng
chéo, nhiều tầng nấc xử ly khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp.

3.2 Kiến nghị một số giải pháp

Các doanh nghiệp trùng tên hoặc gần giống tên là hiện tượng không hiếm trong
nền kinh tế Việt Nam. Đây là hệ quả của việc trong một thời gian dài, các cơ quan
đăng ky kinh doanh của các tỉnh thành “độc lập tác chiến” trong việc đăng ky kinh
doanh.
Phải đến đầu năm nay, việc xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp
trên toàn quốc mới được thiết lập. Gần đây nhất, với việc nhập Hà Tây với Hà Nội,
cơ quan quản ly nhà nước đã phát hiện có tới 600 doanh nghiệp ở hai địa phương
này trùng tên với nhau.
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra một
môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo sự



hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và quan trọng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, trong thời
gian tới cần tiến hành một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử ly vi
phạm sở hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy sức
mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn
bán hàng giả, xâm phạm nhãn hiệu tên thương mại dưới mọi hình thức, đưa nội
dung giáo dục, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên
truyền. Từ đó xây dựng y thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh
phòng chống tội phạm.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội
phạm, kiên quyết xử ly đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các
hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại.

Thứ tư, tiếp tục tăng cường vai trò quản ly và điều hành của nhà nước, sửa đổi cơ
chế, chính sách nhằm khuyến khích sản xuất hàng hoá trong nước đủ sức cạnh
tranh đối với hàng hóa ngoại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; hạn chế lạm
phát và giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát chuyên
trách chống tội phạm đặt trụ sở tại một số quốc gia trong khu vực nhằm phát hiện



kịp thời những hành vi xâm phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ.

V.

KẾT LUẬN


Như vậy có thể thấy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở nhóm
hàng hóa 30, việc nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ky SHTT đối với
nhãn hiệu, thương hiệu của mình là đã có nhưng chưa đủ, hiểu biết còn yếu kém.
Những sự việc nêu trên, phần lớn là do doanh nghiệp chưa kỹ càng, chủ động và
còn lơ là trong công tác kiểm tra, kiểm soát những “cái tên” na ná của mình, dễ gây
nhầm lẫn và dễ bị trục lợi trong khi pháp luật điều chỉnh vấn đề này lại chưa hoàn
chỉnh, kèm theo đó là cơ chế xử ly chưa nghiêm ngặt.
Một nhãn hiệu mạnh sẽ mang lại rất nhiều những lợi ích cho một doanh nghiệp
nó không chỉ giúp doanh nghiệp có thể đánh bật các đối thủ cạnh tranh lấy được
niềm tin của khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp có thể mở rộng hệ thống phân
phối và mở ra nhiều cơ hội.

Xâm phạm nhãn hiệu trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều
phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện
đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản ly thị trường
khó phát hiện thật /giả. Các hành vi xâm phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở
tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài.
Bên cạnh xây dựng và phát triển nhãn hiệu trong điều kiện hội nhập đã trở thành
chiến lược cấp bách, mỗi doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng bảo vệ nhãn hiệu- tài
sản giá trị nhất- khỏi hành vi xâm phạm của cá nhân tổ chức khác nhất là khi nhãn
hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Tuy nhiên, ngoài những nỗ lực cố gắng

của doanh nghiệp thì rất cần có sự hỗ trợ tạo điều kiện của các cơ quan quản ly
Nhà nước trong việc hoạch định chính sách cải cách thủ tục hành chính, tư vấn
doanh nghiệp đăng ky bảo hộ bản quyền, mở rộng tuyên truyền quảng bá giúp
doanh nghiệp xây dựng, đưa chương trình xây dựng thương hiệu Việt Nam phát
triển mạnh mẽ hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế.


Như vậy, xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu và tên thương mại bao gồm một loạt
công việc, đòi hỏi phải tính đến nhiều rủi ro và phải có sự đầu tư thích đáng cả về
tài chính, trí tuệ, công nghệ, thời gian. Xây dựng thương hiệu là phải tạo được uy
tín lâu dài về sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu
quốc gia là một chương trình lớn, phù hợp với xu thế hiện nay. Làm tốt điều này,
chúng ta có thể hy vọng trong tương lai sản phẩm Việt Nam sẽ được người tiêu
dùng trên thế giới biết đến, với những ấn tượng đẹp đẽ. Chắc chắn khi đó, đất nước
Việt Nam là một địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng về những hàng hóa có chất
lượng cao. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhất là khi có nhiều
hàng hóa của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc các doanh nghiệp
phải tạo cho mình và hàng hóa của mình những thương hiệu mạnh là điều hết sức
cần thiết.
Ngoài việc cố gắng tạo ra được uy tín của mình đối với khách hàng, còn phải
biết bảo vệ uy tín đó nữa. Con đường duy nhất, là đăng ky bảo hộ quyền Sở hữu trí
tuệ càng sớm càng tốt. Chiến lược xây dựng và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
đòi hỏi sự đầu tư dài hơi, thỏa đáng, và tất nhiên, có thể hao tốn nhiều tiền của.
Doanh nghiệp nào cũng vậy, không bao giờ phủ định tham vọng phát triển quy mô
sản xuất kinh doanh. Do đó, phải xác định rằng, song song với việc tự khẳng định
vị trí của mình trên thương trường, cần chú trọng đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ, trước khi quá muộn./




×