Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO ETHYL ACETATE CỦA CÂY PHYLLANTHUS ACIDUS (L.) SKEELS THU HÁI Ở TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 39 trang )

Header Page 1 of 161.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA – BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ

______

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG
CAO ETHYL ACETATE CỦA CÂY
PHYLLANTHUS ACIDUS (L.) SKEELS
THU HÁI Ở TỈNH BÌNH THUẬN
SV thực hiện:

Lê Thị Hà

GV hướng dẫn:

TS. Bùi Xuân Hào

MSSV:

K38.201.024

Tp. HCM, tháng 5 năm 2016

Footer Page 1 of 161.



Header Page 2 of 161.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA – BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ

______

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG
CAO ETHYL ACETATE CỦA CÂY
PHYLLANTHUS ACIDUS (L.) SKEELS
THU HÁI Ở TỈNH BÌNH THUẬN
GV hướng dẫn:

TS. Bùi Xuân Hào

SV thực hiện:

Lê Thị Hà

MSSV:

K38.201.024

Tp. HCM, tháng 5 năm 2016

Footer Page 2 of 161.



Header Page 3 of 161.
LỜI CẢM ƠN
--------

Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy TS Bùi Xuân Hào, người đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức chuyên môn,
luôn theo sát hướng dẫn tận tình và truyền đạt cho em những kinh nghiệm nghiên cứu quý
báu trong suốt quá trình em thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Thầy TS Dương Thúc Huy đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Quý Thầy Cô trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, những người đã trực tiếp giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em. Qua đó, em có được kiến thức nền tảng –
hành trang quý giá để hoàn thiện tốt khóa luận của mình và sự nghiệp trong tương lai.
Các bạn sinh viên K38 cùng các em sinh viên K39 đã cộng tác, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, tạo mọi
điều kiện vật chất và tinh thần giúp em hoàn thành tốt khóa luận của mình.

Footer Page 3 of 161.

(i)


Header Page 4 of 161.
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. (i)
MỤC LỤC ....................................................................................................................... (ii)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... (iv)
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ ....................................................... (v)

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................................... 2
1.1.

GIỚI THIỆU VỀ CHI PHYLLANTHUS: .......................................................... 2

1.1.1.

Đặc điểm thực vật chi Phyllanthus ........................................................... 2

1.1.2.

Thành phần hóa học của chi Phyllanthus ................................................ 2

1.1.3.

Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Phyllanthus .................... 3

1.1.3.1. Độc tính tế bào của các hợp chất trong chi Phyllanthus ..................... 3
1.1.3.2. Tác dụng ức chế ký sinh trùng của chi Phyllanthus ............................ 4
1.2.

GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM RUỘT .............................................................. 5

1.2.1.

Đặc điểm thực vật ...................................................................................... 5

1.2.1.1. Tên gọi ..................................................................................................... 5
1.2.1.2. Phân bố .................................................................................................... 5

1.2.1.3. Mô tả: ....................................................................................................... 5
1.2.2.

Công dụng: ................................................................................................. 5

1.2.3.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6

1.2.4.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 9

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ............................................................................................ 12
2.1.

HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ .............................................................................. 12

2.1.1.

Hóa chất .................................................................................................... 12

Footer Page 4 of 161.

(ii)


Header Page 5 of 161.
2.1.2.
2.2.


Thiết bị ...................................................................................................... 12

QUI TRÌNH THU HÁI VÀ XỬ LÝ MẪU NGUYÊN LIỆU, LY TRÍCH VÀ

CÔ LẬP CÁC HỢP CHẤT ......................................................................................... 13
2.2.1.

Nguyên liệu: .............................................................................................. 13

2.2.2.

Quy trình trích ly, cô lập hợp chất:........................................................ 13

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................... 15
3.1.

KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỢP CHẤT RX2 ................................................... 15

3.1.1.

Đặc điểm hợp chất RX2: ......................................................................... 15

3.1.2.

Biện luận cấu trúc hợp chất RX2: .......................................................... 15

3.2.

KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỢP CHẤT CR-T12: ............................................ 19


3.2.1.

Đặc điểm hợp chất CR-T12: ................................................................... 19

3.2.2.

Biện luận cấu trúc hợp chất CR-T12: .................................................... 19

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ...................................................................................................... 21
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 24
Phụ lục

Footer Page 5 of 161.

(iii)


Header Page 6 of 161.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Tiếng Việt
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
carbon (13)

13

C-NMR

Carbon Nuclear Magnetic Resonance


1

H-NMR

Proton Nuclear Magnetic Resonance

Ac

Acetone

AcOH

Acetic Acid

C

Chloroform

Brs

Broad singlet

Mũi đơn rộng

D

Doublet

Mũi đôi


Dung dịch

Doublet of doublets

Mũi đôi đôi

Ddd

Doublet of doublet of doublets

Mũi đôi đôi đôi

DMSO

DiMethyl SulfOxide

EA

Ethyl Acetate
Hằng số tương tác spin – spin

J
H

Hexane

HMBC
m


Heteronuclear Multiple Bond
Coherence
Multiplet

Me

Methanol

NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

ppm

Nuclear Magnetic Resonance
Spectroscopy
part per million

s

Singlet

Mũi đơn

t

Triplet

Mũi ba


SKC

Tương quan 1H-13C qua 2, 3 nối
Mũi đa

Sắc kí cột

UV

Ultra violet

Tia cực tím

δ

Chemical shift

Độ chuyển dịch hóa học

Footer Page 6 of 161.

(iv)


Header Page 7 of 161.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Trang
17


Bảng 3.2

Dữ liệu NMR của các hợp chất RX2, phyllanthacioid acid và
phyllanthacidoid acid methyl ester.
Dữ liệu NMR của hợp chất CR-T12

Hình 1.1

Một số thực vật thuộc chi Phyllanthus

1

Hình 1.2

Một số hình ảnh về cây chùm ruột

4

Hình 1.3

Một số hợp chất cô lập từ cây Phyllanthus acidus

9

Hình 3.1

Hợp chất RX2

14


Hình 3.2

Một số tương quan HMBC và cấu trúc của hợp chất RX2

16

Hình 3.3

Hợp chất phyllanthacidoid acid methyl ester

16

Hình 3.4

Cấu trúc không gian của hợp chất RX2

16

Hình 3.5

Hợp chất CR-T12

18

Sơ đồ 2.1

Quá trình cô lập các hợp chất trên rễ cây chùm ruột

13


Bảng 3.1

Footer Page 7 of 161.

(v)

19


Header Page 8 of 161.
LỜI MỞ ĐẦU

Trong vài thập kỉ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu,
bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ phòng
ngừa và điều trị bệnh. Ở Việt Nam, xu hướng này ngày càng tăng. Hơn nữa, Việt Nam là
quốc gia có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho nhiều loại thực vật phát
triển. Người ta đã tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên để sản xuất các loại thuốc từ thiên
nhiên.
Chùm ruột là loại cây phổ biến ở miền Nam Việt Nam và các nước vùng nhiệt đơi,
cận nhiệt đới, thuộc chi Phyllanthus. Đã từ lâu, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên
cứu, cô lập các hợp chất có hoạt tính sinh học có trong chi Phyllanthus để điều trị các bệnh
về thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường ruột, bệnh tiểu đường và viêm
gan siêu vi B.
Xuất phát từ những ứng dụng y học quý giá và kế thừa những nghiên cứu đã có về
chi Phyllanthus trong và ngoài nước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên rễ cây chùm ruột
được thu hái ở tỉnh Bình Thuận.

Footer Page 8 of 161.

1



SVTH:
LÊ THỊ
HÀ 161.
Header
Page
9 of

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI PHYLLANTHUS:
1.1.1. Đặc điểm thực vật chi Phyllanthus

a)
b)
Hình 1.1. Một số thực vật thuộc chi Phyllanthus
a) Cây diệp hạ châuđắng
b) Cây phèn đen.
Các loài thực vật thuộc chi Phyllanthus, họ Thầu Dầu phân bố chủ yếu hầu hết ở
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có 44 loài, các loài được chú ý hơn cả là
Phyllanthus niruri (chó đẻ thân xanh), Phyllanthus amarus schum (diệp hạ châu đắng),
Phyllanthus urinaria L. (chó đẻ răng cưa), Phyllanthus acidus (chùm ruột)…
Các cây thuộc chi Phyllanthus là loại cây đơn tính; lá kép, kiểu mọc so le hoặc
mọc đối; hoa nhỏ, mọc tập trung dạng hình cốc, có màu trắng, màu xanh lục hoặc trắng
xanh. Quả có dạng thùy nang, thường có cuống dài.
1.1.2. Thành phần hóa học của chi Phyllanthus
Các nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của chi Phyllanthus gồm các loại hợp

chất triterpenoid như: phyllanthol, β-amyrin… (từ P. acidus), lupeol, lupenon (từ P.
emblica), friedelan-3-β-ol, friedelin, β-sitosterol, betulinic acid, glochidonol, 21-αhydroxy-friedelan-4(23)-en-3-one

Footer Page 9 of 161.

(từ

P.

2

reticulatus),

β-amyrin,

β-sitosterol,


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
10HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

tricontanol… (từ P. urinaria); các hợp chất flavonoid như: quercetin-3-glucosid, rutin (từ
P. amarus), quercetin, kaemferol, astragalin (từ P. emblica)…; các hợp chất ankaloid
thuộc nhóm quinolizidin như: phyllanthin, securinin, norsecurinin, isobulebialin,
epibubbitin (từ P. amarus), allosecurin, phyllantidin, phyllantin, hypophyllantin (từ P.

amarus, P. urinaria). Ngoài ra, còn có nhiều hợp chất tannin như geraniin, amariin,
gallocatechin (từ P. amarus), phyllembin, gallotannin, ellagitannin terchebin, corilagin,
chebulagic acid… (từ P. emblica)… và các phenolic acid ở nhiều loài khác (P. acidus, P.
emblica, P. reticulatus, P. simplex…).[35]
1.1.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Phyllanthus
Chi Phyllanthus phân bố phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, và từ lâu
đã được sử dụng trong y học cổ truyền các nước để điều trị bệnh về thận, nhiễm trùng
đường tiết niệu, nhiễm trùng đường ruột, bệnh tiểu đường và viêm gan siêu vi B. Các cây
thuộc chi Phyllanthus được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, không chỉ về hoá
thực vật mà còn về dược học ở cấp độ in vitro và in vivo. Các loài Phyllanthus niruri,
Phyllanthus flexuosus (diệp hạ châu), Phyllanthus amarus (diệp hạ châu đắng),
Phyllanthus urinaria (chó đẻ răng cưa), Phyllanthus emblica (me rừng), Phyllanthus
sellowianus được nghiên cứu khá nhiều về mặt hoá học (Ahmed và Verma, 2008; Calixto
và cộng sự, 1998).[1][3] Các hợp chất chiết từ các loài diệp hạ châu đắng (P. amarus), chó
đẻ răng cưa (P. urinaria) có hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn, đặc biệt là ức chế hoạt
động của virus viêm gan B. Các hợp chất từ quả me rừng (P. emblica) có tác dụng phòng
chống một số dạng ung thư, kìm hãm sự phát triển của virus HIV và chống suy giảm
miễn dịch.[35]
1.1.3.1.

Độc tính tế bào của các hợp chất trong chi Phyllanthus

Nhiều công trình nghiên cứu gần đây nhất cho thấy cao chiết từ các loài thuộc
chi Phyllanthus

như Phyllanthus amarus, Phyllanthus niruri, Phyllanthus urinaria,

Phyllanthus watsonii, Phyllanthus emblica có độc tính đối với các dòng tế bào ung thư,
bao gồm ức chế sự xâm lấn, di căn và kích hoạt sự chết theo chương trình của tế bào
(apoptosis) (Tang và cộng sự 2011).[27] Năm 2011, các nghiên cứu của Lee và cộng sự


Footer Page 10 of 161.

3


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
11HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

cho thấy cao chiết của bốn loài, gồm Phyllanthus niruri, Phyllanthus urinaria,
Phyllanthus watsonii và Phyllanthus amarus đều có tác dụng ức chế sự di căn của dòng
tế bào ung thư phổi A549 và dòng tế bào ung thư vú MCF-7, bằng cách kích hoạt quá
trình apoptosis (Lee và cộng sự 2011).[13] IC 50 của cao chiết methanol của các loài trên có
giá trị khoảng 50 – 180 µg/ml, và của cao chiết nước khoảng 65 – 470 µg/ml. Trong
thành phần cao chiết, các hợp chất polyphenol giữ vai trò quan trọng trong sự ức chế xâm
lấn, di chuyển và gắn bám của các tế bào ung thư. Năm 2013, Sumalatha đã công bố cao
chiết ethanol của loài Phyllanthus emblica có tác dụng chống oxy hoá và có hoạt tính ức
chế dòng tế bào ung thư tá tràng HT-29 (Sumalatha 2013).[26] Ngoài ra, cao chiết
polyphenol của loài này còn cho thấy vai trò của nó trong việc ức chế sự phân bào và
kích hoạt quá trình apoptosis ở tế bào ung thư cổ tử cung.[30]
1.1.3.2.

Tác dụng ức chế ký sinh trùng của chi Phyllanthus

Tác dụng kháng ký sinh trùng của chi Phyllanthus vẫn chưa được nghiên cứu

nhiều. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều loài thuộc chi Phyllanthus có tác
dụng rất hiệu quả lên ký sinh trùng. Năm 2011, nghiên cứu của Ajala và cộng sự cho
thấy cao chiết của loài P. amarus có tác động kháng ký sinh trùng sốt rét Plasmodium
yoelii in vivo trên chuột Swiss (Ajala và cộng sự 2011).[2] Tác động kháng ký sinh trùng
này của loài P. amarus tương đương với thuốc kháng ký sinh trùng tiêu chuẩn khi dùng ở
liều 1600mg/kg thể trọng chuột/ngày. Một nghiên cứu khác trên ký sinh trùng sốt rét
Plasmodium falciparum kháng thuốc chloroquine cho thấy cao chiết nước và cồn của loài
P. amarus ức chế mạnh ký sinh trùng này ở mức độ in vitro với giá trị IC 50 là 11.7ug/ml
(Opong và cộng sự, 2011).[20] Một nghiên cứu cho thấy cao chiết nước từ loài P. niruri có
tác dụng làm tê liệt và chết sán bao tử (Paramphistomes) ở động vật nhai lại theo thứ tự
khoảng 2 giờ và 4 giờ ở nồng độ 10mg/ml (Jahan và cộng sự 2013).[7] Ngoài ra, cao chiết
từ chùm ruột có thể kháng ký sinh trùng giun đũa trên thực vật (Mackeen và cộng sự,
1997).[16] Các kết quả này cho thấy, chi Phyllanthus có thể là nguồn dược liệu chứa các
hợp chất kháng nhiều loài ký sinh trùng.

Footer Page 11 of 161.

4


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
12HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHÙM RUỘT
1.2.1. Đặc điểm thực vật

1.2.1.1.

Tên gọi

Tên gọi khác: chùm duột, tầm ruột, tầm duột.
Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels.
Tên đồng nghĩa: Cicca acida.
1.2.1.2.

Phân bố

Chùm ruột là loài cây vừa được trồng làm cây cảnh vừa lấy quả.
Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chùm ruột trồng
phổ biến ở miền Nam.
1.2.1.3.

Mô tả:

Hình 1.2. Một số hình ảnh về cây chùm ruột
Theo Phạm Hoàng Hộ, Đỗ Tất Lợi, Đỗ Huy Bích và cộng sự, chùm ruột là loại
cây nhỏ, cao 3 – 5 m, thân nhẵn, cành có vỏ màu xám nhạt, cành non màu lục nhạt, nhẵn;
cành già màu xám có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá chùm ruột thuộc loại lá kép, mọc
so le, cuống dài, lá chét mỏng, mềm, dài 4 – 5 cm, rộng 18 – 20 mm. Gốc lá bầu, tròn,
phần đầu phiến lá nhọn, mặt dưới màu xám nhạt, gân lá rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa mọc ở
kẽ những lá đã rụng thành xim, dài 6 – 15 cm, cuống mảnh có cạnh; hoa nhỏ màu đỏ, hoa
cái và hoa đực ở cùng một cây; hoa đực có đài 4 răng, 4 nhị, rời; hoa cái có 4 lá đài, bầu

Footer Page 12 of 161.

5



SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
13HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

4 ô, hoa mọc thành cụm từ 4 – 7 hoa ở mỗi mấu tròn. Quả chùm ruột mọng, có khía, 4
mảnh. Khi quả chín có màu vàng nhạt, vị chua, hơi ngọt, ăn được.[31][32][33]
1.2.2. Công dụng:
Theo Đỗ Tất Lợi, Đỗ Huy Bích và cộng sự, trong y học cổ truyền các nước, những
bộ phận khác nhau của cây chùm ruột được dùng làm thuốc chữa các bệnh ngoài da, như
lá được dùng nấu nước tắm chữa lở ngứa và mề đay. Vỏ thân cây chùm ruột được dùng
để tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm trừ tích ở phổi, dùng bôi ngoài, chữa ghẻ, loét, vết
thương sứt da chảy máu; ngậm chữa đau răng, đau họng. Rễ và vỏ cây chùm ruột có độc,
người Malaysia dùng đun sôi, xông hít chữa ho và nhức đầu; hay được người dân đảo
Giava dùng chữa hen suyễn (dùng lượng rất nhỏ). Vỏ rễ sắc đặc hoặc ngâm rượu, bôi
chữa vảy nến (psoriasis). Tuy nhiên, không được dùng rễ và vỏ rễ ở dạng uống. Ở Ấn
Độ, vỏ rễ được dùng để đầu độc, với triệu chứng nhức đầu, ngây ngất, đau bụng dữ dội,
có thể chết.[31][32]
1.2.3. Hoạt tính kháng khuẩn của cây chùm ruột
Các bệnh về nhiễm khuẩn đang gây nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe
con người. Escherichia coli (E. coli) là những vi khuẩn thường trú chính trong đường
ruột của người và động vật, nhưng một số chủng E. coli lại có khả năng gây tiêu chảy
nặng và nhiều bệnh ngoài đường ruột như viêm đường tiểu, nhiễm trùng máu. E. coli có
liều gây bệnh thấp và lây truyền qua đường phân-miệng. Trên thế giới đã có nhiều dịch
tiêu chảy do E. coli gây bệnh gây nên và dẫn đến nhiều thương vong. Theo nghiên cứu

GEMS (Global Enteric Multi-Center Study), thì các chủng E. coli gây bệnh là một trong
bốn tác nhân chính gây tiêu chảy ở Châu Phi và Nam Á. Trong đó, tỉ lệ thương vong cao
nhất đối với EPEC (enteropathogenic E. coli) và ETEC (enterotoxigenic E. coli) (Kaper
và cộng sự 2004).[9] Bệnh lỵ trực trùng (bacilli dysentery), một trong vấn đề về sức khỏe
đang được quan tâm trên toàn cầu, bệnh do nhiễm trùng đường tiêu hóa với những triệu
chứng đặc trưng như: sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy (đi phân lỏng kèm máu và dịch
nhầy). Trực trùng Shigella được xác định là nguyên nhân chính gây bệnh. Bệnh lỵ trực

Footer Page 13 of 161.

6


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
14HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

trùng có khả năng lây lan cao từ người sang người qua đường phân-miệng, nguồn nước
hoặc thực phẩm nhiễm Shigella . Trong tổng số các ca bị bệnh tiêu chảy trên toàn thế
giới, có khoảng 5-10% ca nhiễm được xác đinh do trực trùng Shigella gây ra. Cùng với
đó, theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1999, số ca nhiễm Shigella
chiếm đến 164.7 triệu mỗi năm tại các quốc gia đang phát triển với gần 1.1 triệu ca tử
vong và hơn 1.5 triệu ca nhiễm hằng năm tại các quốc gia phát triển; trong đó, 61% các
ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi (Kotloff và cộng sự 1999).[11] Cũng theo một báo cáo gần
đây của Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (CDC) - Mỹ, tỉ lệ nhiễm Shigella đến
7.6 ca trong tổng số 100 000 trong năm 1993.

Các loại kháng sinh tổng hợp thường được sử dụng để đối phó với các bệnh nhiễm
khuẩn. Tuy nhiên, hơn 50% các loại thuốc hiện nay đang được sử dụng vẫn có nguồn gốc
từ thiên nhiên (Sharmin và cộng sự 2015).[24] Việc lạm dụng kháng sinh tổng hợp đang
gây ra tình trạng kháng đa kháng sinh ở nhiều chủng vi khuẩn cũng như gây ra nhiều tác
dụng phụ khác. Việc sử dụng các loài thảo dược được xem là một trong những phương
pháp thay thế để đối phó với tình trạng đa kháng kháng sinh của vi khuẩn. Ngoài ra việc
sử dụng các loài thảo dược còn làm giảm tác dụng phụ, không có hoặc rất ít độc tính, chi
phí thấp hơn (Sharmin và cộng sự 2015). Loài chùm ruột hiện đang được sử dụng trong y
học cổ truyền ở nhiều quốc gia như các chất kháng sinh và kháng oxy hóa. Nghiên cứu
của Eldeen và cộng sự (2011), cho thấy các loài thuộc chi Phyllanthus thu thập ở
Malaysia có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn gram âm và gram dương như
Escherichia coli, Staphylococcus aures, Bacillus licheniformis, Pseudomonas stutzeri
(Eldeen và cộng sự 2011).[6] Một số nghiên cứu của Mensah và cộng sự (1990), Douhari
và Sunday (2008) cho thấy các loài P. muellerianus và P. discoideus có tiềm năng lớn
trong việc sử dụng như là một chất kháng khuẩn (Mensah và cộng sự 1990).[18] Ở Việt
Nam, chùm ruột cũng được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian để trị các bệnh
nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chi tiết hơn về hoạt tính của loài này cũng như
khả năng kháng khuẩn của nó vẫn chưa nhiều.

Footer Page 14 of 161.

7


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
15HÀof 161.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

1.2.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Những nghiên cứu trong khoảng 15 năm gần đây trên cây Phyllanthus acidus đã
công bố sự cô lập của một nhóm các hợp chất norbisabolane sesquiterpenoid, với hoạt
tính sinh học của chúng khá đa dạng (Lv J.-J. và cộng sự, 2014; Vongvanich và cộng sự,
2000).[15][29] Năm 2000, hai hợp chất phyllanthusol A (2) và B (3) đã được cô lập, có
khung sườn serquiterpenoid loại norbisabolane gắn các phân tử đường glucosyl và
mannosamine-N-acetate (Vongvanich và cộng sự, 2000).[29] Tuy nhiên, đến năm 2014,
cùng với sự cô lập 19 hợp chất cũng thuộc khung sườn norbisabolane, các hợp chất
phyllanthusol A và B được xác nhận cấu trúc, trong đó hai đơn vị đường là
glucopyranosyl và glucosamine-N-acetate. Như vậy, cho đến nay, 21 hợp chất
norbisabolane đã được cô lập, với tên gọi tương ứng là phyllanthacidoid A-T (1-21).
Trong đó hai hợp chất phyllantacidoid S (20) và T (21) chứa khung sườn rất lạ so với các
hợp chất được cô lập trước đây, với hợp phần tricyclo[3.1.1.1] có trong cấu trúc của
chúng. Các hợp chất này đã được thử nghiệm hoạt tính kháng virus viêm gan siêu vi B
(HBV), với giá trị IC 50 trong khoảng 0.8-36.0 µM (Lv J.-J. và cộng sự, 2014). Ngoài ra,
các hợp chất phyllanthacidoid cũng được xác định là thành phần chính có trong rễ cây
chùm ruột, với hàm lượng khoảng 1mg/g, tính trên khối lượng rễ chưa khô (Vongvanich
và cộng sự, 2000). Quá trình chiết xuất và phân tích hàm lượng của phyllanthacidoid A
và B cũng được xác nhận bằng phương pháp điện di (capillary electrophoresis) (Durham
D. G. và cộng sự, 2002).[5]
Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học trên cao chiết các bộ phận của cây chùm
ruột cũng khá phổ biến, như hoạt tính kháng khuẩn (Menléndez và cộng sự, 2006),[17]
kháng nấm (Satish và cộng sự, 2009),[22] kháng ký sinh trùng giun đũa trên thực vật
(Mackeen và cộng sự, 1997),[16] bệnh sơ nang (Sousa và cộng sự, 2007; Santhosh và
cộng sự, 2011),[25][12] chữa trị tổn thương gan (Nilesh và cộng sự, 2011)[8], giảm nhẹ mỡ
ở các mô, tạng, giảm lipid trong huyết thanh và trong gan của chuột lang trong 6 tuần
(Chongsa và cộng sự, 2014).[4]
Một số nghiên cứu hoá thực vật trên cây chùm ruột được thực hiện khá sớm và chỉ

công bố sự cô lập của các triterpene và phytosterol (Dekker, 1908; Ultee, 1933; Sengupta

Footer Page 15 of 161.

8


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
16HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

và Mukhopadhyay, 1966; Pettit và cộng sự, 1982).[28][23][21] Các hợp chất triterpene đã
được cô lập thuộc khung oleane như β-amyrin (22), khung lupane như lupeol (23) và
khung cyclopropyl-hexacyclic triterpenoid như phyllanthol (24). Trong khi đó, các hợp
chất sterol chủ yếu có khung sitosterol và các glycoside của chúng.
Năm 2010, các hợp chất kaemferol (28), adenosine (29), 4-hydroxybenzoic acid
(30), hypogallic acid (31), caffeic acid (32) được cô lập từ cao n-butanol của lá cây chùm
ruột (Leeya Y. và cộng sự, 2010). Cao n-butanol toàn phần và 5 hợp chất được cô lập đều
có khả năng làm giảm huyết áp và giãn cơ vòng ở động mạch chủ.
1.2.5. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 2014, nhóm nghiên cứu Nguyen T. T và cộng sự đã cô lập được các hợp
chất

phenylbutanoid




diphenylheptanoid,

trong

đó



một

hợp

chất

diphenylpentanoid mới (Nguyen T. T. và cộng sự, 2014).[19] Cho đến nay, các hợp
chất có khung sườn phenylbutanoid và phenylheptanoid chưa được công bố trong chi
Phyllanthus. Các hợp chất cô lập gồm glochodinone (25), 4-[4’-(O-β-Dglucopyranosyl)phenyl-2-butanone (26), 1-[4’-(O-β-D-glucopyranosyl)phenyl]-5-[4”(O-β-D-glucopyranosyl)phenyl]-3-pentanone (27).
Năm 2015, trong tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài luận văn Thạc sĩ của Võ Thị
Như Thảo, với đề tài: “Nghiên cứu tách chiết và xác định thành phần hóa học của vỏ
thân cây chùm ruột Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong một số dịch chiết”,[34] tác giả công
bố đã thu được một số kết quả như: xác định độ ẩm của nguyên liệu bột khô là 8.87%;
hàm lượng tro trung bình là 5.00%; định tính được dịch chiết n-hexan có 15 cấu tử
hữu cơ thuộc các nhóm hợp chất acid hữu cơ, ester, vitamin, sterol; dịch chiết
chloroform có 9 cấu tử hữu cơ thuộc nhóm sterol, acid hữu cơ, ester của acid béo; dịch
chiết etyl acetate có 14 cấu tử hữu cơ thuộc nhóm acid béo, sterol,
sesquiterpen...Ngoài ra, tóm tắt luận văn cũng công bố thông tin về thử nghiệm hoạt
tính kháng khuẩn của bột vỏ cây chùm ruột trên hai dòng chủng vi khuẩn là Bacillus
subtilis và Klebsiella. Tuy nhiên, công bố của tác giả không cho thấy bất kỳ sự xác
định cấu trúc của hợp chất nào cô lập được từ vỏ thân cây chùm ruột ở Tam Kỳ, tỉnh


Footer Page 16 of 161.

9


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
17HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

Quảng Nam, và cho đến nay, các kết quả này vẫn chưa được tìm thấy trong các báo
cáo khoa học tại Việt Nam.

O

O

H

HO

OR

HO
HO
O

HO
O
HO
HO
HN

O
HO

1 R =CH3
HO
HO
HO

HO
HO
HO

O
HN
O

O

R1

O O

2
3

7
11

O
OH

R1
H
H
OH
OCH3

O

R2

O

HO

O
O HO
HO

R2
H
OH

O


HO
HO
HO

OH

R2
4 H
5 H
8 OH
10 OCH3

R3
H
OH
OH
OH

O
O

O

O

H

H

H


R2
H
OH
OH

O

R1
15 N-Ac-GlcN
16 Glc
17 N-Ac-GlcN

R2
H
OH
OCH3

OHOH
O
O

R
18 N-Ac-GlcN
O 19 Glc

HO
HO
HO


HO

O
O
OR

O
OH HO
O

HO
O

Hình 1.3. Một số hợp chất cô lập từ cây Phyllanthus acidus

Footer Page 17 of 161.

O

R2

OR1

OHOH
O

O

O
O


HO
HO

R2

OR1

HO

O

O

R1
12.N-Ac-GlcN
13.N-Ac-GlcN
14.Glc

R3
OH
OH

O
OR

R2

OH OH
OH


O
O

O
O

O

O

R3

R1
6 H
9 Glc(2-1)Glc

R2
OH
H
OH
OH

O

OH OH
H

O
OR1


HO
HO
HO
HO
HO

R1

O O

O

Glc

O

HO
HO

HO
O

OH OH
OH

HO

O


R2

O

N-Ac-GlcN

O

O

O
O

OH OH
OH

OH OH
OH

OH OH
OH

10

R
20 N-Ac-GlcN
21 Glc


SVTH:

LÊ THỊ
Header
Page
18HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

H

HO

HO
(22)

HO

(23)

(24)

30

1

H 3C

20

29


O
2

19

21

3

22
25

13

17
28

26
14

1

10

2
3

O

16


6'

15

9
8

HO

6

4''

HO
24

5'

OH

6''

27

7

5
4


4

18

12
11

3''

O
2''

5''

1''

1'
2'
3'
4'

O

OH

23

(25)

(26)

O
1

2'
4'" 6'"

HO
HO

OH

3'"

5'"

3'
4'

O
2'"

1'"

5'

O

2

4


3

5

1'

1"

6'

6"

2"
3"
4"

HO

5"

O

2""

O

(27)

OH


1""

OH
OH

3""
5""

HO

4""
6""

NH2
OH
HO

O

N

O

OH

N

HO
N


O

N

OH
OH

O

OH

OHOH
(29)

(28)
O

(30)

OH

O

OH

OH
HO

OH


OH
(31)

(32)

Hình 1.3. Một số hợp chất cô lập từ cây Phyllanthus acidus (tiếp)

Footer Page 18 of 161.

11


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
19HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM

2.1. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ
2.1.1.


Hóa chất
Dung môi dùng trong sắc ký cột và sắc ký điều chế, sắc ký lớp mỏng gồm:


ethyl acetate, acetic acid, chloroform, acetone, methanol, n-hexan đều là hóa chất của
hãng Chemsol-Việt Nam và nước cất.


Sắc ký lớp mỏng 25DC-Alufolien 20 x 20 cm Kiesel gel F 254 Merck.



Sắc ký cột thường dùng silica gel sắc ký cột, cỡ hạt: 0.04-0.06 mm,

Himedia.


Thuốc thử để hiện hình các vết hữu cơ bằng sắc ký lớp mỏng: dung dịch

vanillin/H 2 SO 4 , đèn UV.
2.1.2.

Thiết bị



Các thiết bị dùng để ly trích, dụng cụ chứa mẫu.



Máy cô quay chân không kèm bếp cách thủy.




Cột sắc ký: cột cổ điển.



Cân điện tử



Đèn soi UV: bước sóng 254 nm và 365 nm.



Các thiết bị ghi phổ: Phổ 1H-NMR, 13C-NMR, HMBC. Tất cả phổ được ghi

trên máy cộng hưởng từ hạt nhân tại: Phòng Phân Tích Trung Tâm Trường Đại Học
Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh, số 227, Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, Thành
Phố Hồ Chí Minh.

Footer Page 19 of 161.

12


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
20HÀof 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016


2.2. QUI TRÌNH THU HÁI VÀ XỬ LÝ MẪU NGUYÊN LIỆU, LY TRÍCH VÀ CÔ
LẬP CÁC HỢP CHẤT
2.2.1. Nguyên liệu:
Rễ chùm ruột được thu hái ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận vào tháng 4
năm 2014, rễ cây được rửa sạch và được phơi khô.
2.2.2. Quy trình trích ly và cô lập các hợp chất:
Nguyên liệu được phơi khô ở 60oC và xay nhỏ thành bột thô. Sau đó đun hồi lưu
trong ethanol ở 800C trong 30 phút đối với mỗi bình cầu dung tích 1000 ml. Tiến hành
lọc bỏ phần rắn, cô quay phần dịch thu được cao ethanol thô.
Cao ethanol thô (1.0 kg) chia làm 2 phần. Hòa tan phần 1 (0.5 kg) trong methanol
nóng thu được phần dịch methanol. Sau đó thực hiện sắc kí cột, giải ly phần dịch
methanol với hệ dung môi từ H:EA (95:5) rồi tăng dần độ phân cực lên H:EA (80:20),
H:EA (50:50), H:EA (10:90), EA, EA:Me (50:50), Me thu được các cao tương ứng H1,
H2, H3, H4, EA1, EA2, Me.
Cao EA2 thực hiện chiết lỏng lỏng với dung môi EA, thu được phần dịch EA (7.0
g) và phần dịch Me:H 2 O (70.0 g). Phần dịch EA thực hiện sắc kí cột và giải ly bằng hệ
dung môi C:Me:H 2 O 4:0.9:0.1, thu được 4 phân đoạn E0.1 – E0.4. Tiếp tục thực hiện sắc
kí cột, và giải ly bằng hệ dung môi H:Ea:Ac:AcOH 2,5:2,5:2,0:0,2 trên phân đoạn E0.4
(260.0 mg) thu được 4 giai đoạn E0.3.1 - E0.3.4. Tiến hành sắc kí cột, giải ly bằng hệ
dung môi H:Ea:Ac:AcOH 2,5:2,5:1,0:0,2 trên phân đoạn E0.4.3 (35.0 mg) thu được hợp
chất RX2 (7.0 mg) (Sơ đồ 2.1).
Thực hiện sắc kí cột, giải ly bằng hệ dung môi H:Ea:Ac:AcOH 2,5:2,5:2,0:0,2 trên
phân đoạn E0.2 thu được 4 giai đoạn E0.2.1 – E0.2.4. Phân đoạn E0.2.3 (78.0 mg) được
rửa nhiều lần bằng acetone thu được hợp chất CR-T12 (10.0 mg) (Sơ đồ 2.1).

Footer Page 20 of 161.

13



SVTH: LÊ THỊ HÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

Header Page 21 of 161.
Rễ chùm ruột

Làm sạch, để khô, nghiền nhỏ

Bột khô (20.0 kg)

Đun hồi lưu trong ethanol ở 80oC trong 30 phút
Bỏ phần rắn, cô quay phần dịch

Cao ethanol thô (1.0 kg)

Phần còn lại

Hòa tan một nửa cao tổng bằng methanol nóng

Phần dịch methanol (300.0 g)

Phần bã còn lại (200.0 g)

Sắc kí cột
Giải li bằng các dung môi khác nhau

H1 (2.0 g) H2


H3

H4 (3.4 g)

EA1 (67.0 g)

EA2 (85.0 g)

Me

Chiết lỏng lỏng

Dịch EA (E0) (7.0 g)

Dịch Me:H 2 O (70.0 g)

SKC/C

E0.1 (1.16 g)

E0.2 (933.8 mg) E0.3 (350.0 mg)

E0.4 (260.0 mg)

SKC/A

E0.2.1
(270.0 mg)

E0.5 (180.0 mg)


SKC/A

E0.2.2

E0.2.3

E0.2.4

E0.4.1

E0.4.2

E0.4.3

E0.4.4

(98.0 mg)

(78.0 mg)

(180.0 mg)

(67.0 mg)

(47.0 mg)

(35.0 mg)

(29.0 mg)


Rửa tủa bằng acetone

SKC/B

CR-T12 (10.0 mg)

RX2 (7.0 mg)

Hệ dung môi A H:Ea:Ac:AcOH 2.5:2.5:1.0:0.2

Hệ dung môi C C:Me:H 2 O 4:0.9:0.1

Hệ dung môi B H:Ea:Ac:AcOH 2.5:2.5:2.0:0.2

Hệ dung môi T C:Me:H 2 O 4:0.76:0.04

Sơ đồ 2.1. Quy trình cô lập các hợp chất trên rễ cây chùm ruột.

Footer Page 21 of 161.

14


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
22 HÀ
of 161.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HỢP CHẤT RX2
OH
OH

1

OH
7

3
13

A

5

B

8

14

O

O


HOOC

10
C
12

O

7'

H

O

1'
D
4'

HO

Hình 3.1. Hợp chất RX2
3.1.1. Đặc điểm hợp chất RX2:
Hợp chất RX2 (7.0 mg) thu được từ phân đoạn E0.4.3 của cao ethyl acetate với
các đặc điểm như sau:
• Chất bột vô định hình màu trắng.
• Bắt UV, hiện hình với thuốc thử vanillin/H 2 SO 4 cho vết màu xám.
• Phổ 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d 6 ) (Phụ lục 1).
• Phổ 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d 6 ) (Phụ lục 2).
• Phổ HMBC (DMSO-d 6 ) (Phụ lục 3).

3.1.2. Biện luận cấu trúc hợp chất RX2:
Phổ 1H-NMR cho thấy có 21 tín hiệu proton gồm: 4 proton nhân thơm ghép ortho
lẫn nhau [δ H 7.87 (2H, d, 9.0), δ H 6.82 (2H, d, 9.0)], giúp xác định trong hợp chất RX2
có chứa nhân benzen mang 2 nhóm thế ở vị trí 1,4 (vòng D). Ngoài ra, phổ 1H-NMR
còn cho thấy sự hiện diện của 1 nhóm methine liên kết với dị tố oxygen [H-10 δ H 5.13
(1H, d, 2.5)], 1 nhóm methyl mũi đôi [H 3 -14 δ H 0.76 (3H, d, 7.0)].
Phổ 13C-NMR cho thấy có 21 tín hiệu carbon, bao gồm: 2 carbon carboxyl [C-13 δ C
177.5, C-7’ δ C 165.5], 1 nhóm methyl (C-14 δ C 12,6), 1 carbon acetal C-8 tại δ C 100.7, 1

Footer Page 22 of 161.

15


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
23 HÀ
of 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

carbon tứ cấp liên kết với oxygen (C-6, δ C 74.7), 6 nhóm methine trong đó có 4 nhóm
methine gắn với oxygen ở δ C 80.2, 74.3, 70.3, 69.5, 4 nhóm methylene trong đó có 1
nhóm oxymethylene C-12 ở δ C 61.1 và các tín hiệu carbon nhân thơm khác (δ C 115.1,
121.3, 131.5, 161.9).
Phổ HMBC cho thấy tương quan giữa H 3 -14 (δ H 0.76) với các carbon tại δ C 32.3
(C-9), 61.1 (C-12) và 69.5 (C-10). Đồng thời, proton H 2 -12 tại δ H 3.82 và δ H 3.48 có
tương quan với các carbon C-8, C-9, C-10 và C-14. Hơn nữa, proton H-10 δ H 5.13 có

tương quan với các carbon C-8, C-9, C-14 và C-7’(δ C 166.5) giúp xác định được các vị trí
trên nhân C và xác định sự liên kết của nhân C với nhân D tại C-7’. Ngoài ra, phân tích
sự chẻ mũi của proton H-10 chứng tỏ H-10 phải ở vị trí xích đạo.
Trên vòng A, H-3 có tương quan HMBC với C-13 (δ C 177.5) giúp xác định vị trí
nhóm –COOH. H 2 -2 có tương quan HMBC với C-1, C-3, C-4, C-6 và C-13; H 2 -4 có
tương quan HMBC với C-1, C-3, C-6 và C-13. H-5 có tương quan HMBC với C-1, C-3
và C-6; H-1 có tương quan HMBC với C-2, C-3, C-5 và C-6, giúp xác định cấu trúc của
vòng A.
Trên phổ HMBC cũng cho thấy sự tương quan của H-7 với C-1, C-5, C-6, C-8 và C9 giúp xác định vị trí của proton này trên nhân B. Từ đó, xác định cấu trúc đầy đủ của
hợp chất RX2.
So sánh dữ liệu phổ của RX2 và phyllanthacidoid acid (Lv J-J., 2014)[15] cho thấy
sự tương đồng. Vì vậy, hợp chất RX2 được xác định là phyllanthacidoid acid.
Theo Jun-Jiang Lv và cộng sự (2014), hợp chất RX2 là sản phẩm thủy phân của
phyllanthusols A (Hình 3.2). Vì vậy, đây là lần đầu tiên hợp chất được tìm thấy trong tự
nhiên.
OH OH
OH
O
HO
HO
HO

O

O

H

O


O
OR1

1. NaOH 0.1 M

O

HO

2. Trung hòa
3. SKC

R1 N-Ac-GlcN

Footer Page 23 of 161.

16


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
24 HÀ
of 161.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

OH
1 OH


OH
7

10

O

3

14

12

8

13

5

HOOC

O

O

7'

H


O

1'

4'

HO

HMBC

Hình 3.2. Một số tương quan HMBC và cấu trúc của hợp chất RX2

OH
1

OH

OH

9
7

3

O

O

14


8

5

O

O

13 C

11

7'

H

OCH3

O

1'

4'

HO

Hình 3.3. Hợp chất phyllanthacidoid acid methyl ester
H
OH
OH

H
HOOC

OH
CH3

O

O

O

O

OH

Hình 3.4. Cấu dạng của hợp chất RX2

Footer Page 24 of 161.

17


SVTH:
LÊ THỊ
Header
Page
25 HÀ
of 161.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP_2016

Bảng 3.1: Bảng các tín hiệu phổ NMR của RX2, phyllanthacioid acid và
phyllanthacidoid acid methyl ester.
Phyllanthacidoid

Phyllanthacidoid acid methyl

acid (2a) – CH 3 OD

ester (1) – CD 3 OD

RX2-DMSO-d 6

OH
1

OH

OH

OH
9
7

3

O

Vị trí C


13 C

1

11

O

14

O

O

7'

OH

3

O

H

OH
9
7

8


5

OH

13 C

O

O
O

O

7'

H
1'

4'

4'

HO

HO

δ H (J, Hz)

14


8

5

OCH3

1'

11

δC

δC

ppm
3.60 dd (4.0, 9.5)

ppm
70.4

Ppm
71.4

ppm
3.78 dd (4.8, 10.5)

28.4

28.4


3

1.48 ddd (9.5, 9.5, 13.5)
1.85 m
2.36 m

33.1

34.6

1.55 ddd (9.5, 10.5, 14.2)
1.94 ddd (14.2, 5.4, 5.4)
2.51 m

4

1.76 ddd (3.0, 11.0, 13.5)

26.3

27.1

5

3.89 t (3.0)

80.2

81.8


74.7

76.3

74.3

74.4

100.7

101.6

34.9

34.9

2.11 m

10

1.86 dd (2.5, 14.5)
2.03 m
5.13 m

69.5

72.0

5.20 brs


11

2.00 m

32.3

32.8

2.10 m

12

3.48 dd (4.5, 11.0)
3.82 dd (11.5, 11.5)

61.1

62.2

3.58 dd (4.0, 11.5)
4.00 dd (11.5, 11.5)

177.5

182.8

12.6

12.3


121.3

122.4

1
2

6
7

3.66 s

8
9

13
14

0.76 d (7.0)

1’

δ H (J, Hz)

1.83 ddd (3.4, 11.5, 14.5)
1.94 m
4.02 t (3.4)
3.78 s


0.88 d (7.2)

2’/6’

7.87 d (8.5)

131.5

132.7

7.95 d (9.0)

3’/5’

6.82 d (9.0)

115.1

115.8

6.81 d (9.0)

4’

161.9

161.2

7’


165.5

169.3

13-OCH 3

Footer Page 25 of 161.

3.61 s

18

O


×