Tải bản đầy đủ (.ppt) (61 trang)

TRẮC NGHIỆM VÀ PHỎNG VẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.29 KB, 61 trang )

TRẮC NGHIỆM VÀ PHỎNG VẤN
a. TRẮC NGHIỆM
1. KHÁI NIỆM:
Trắc nghiệm là phương pháp áp dụng các kỹ thuật
tâm lý khác nhau để xét đoán, đo luờng, đánh
giá về, trí thông minh năng khiếu, sự hiểu biết,
sự khéo léo, cá tính ... của mỗi người.


● Mục đích của trắc nghiệm là nhằm tìm hiểu khả

năng thực hiện công việc của mỗi ứng viên. Ngoài ra
còn phát hiện những cá tính để bố trí công việc cho
phù hợp.
● Tuy nhiên trắc nghiệm cũng chỉ cho những thông tin

đầu tiên là căn cứ để có thể so sánh giữa các ứng
viên làm cơ sở cho sự lựa chọn.
● Để trắc nghiệm thực sự hiệu quả phải căn cứ vào

yêu cầu công việc để chọn lựa loại trắc nghiệm và
xây dựng bài trắc nghiệm phù hợp.


Trắc nghiệm
Mục đích của Trắc nghiệm:
Tiên đoán về khả năng của ứng viên
Khám phá ra những khả năng đặc biệt của ưv
Giúp tìm hiểu về những đặc tính cá nhân của ưv



Trắc nghiệm
Yêu cầu của bài trắc nghiệm:
Yêu cầu về tính tin cậy
Yêu cầu về giá trò xác thực:
- Giá trò tiêu chuẩn
- Giá trò nội dung


Trắc nghiệm
Trắc nghiệm kiến thức tổng quát
Các
Loại
Trắc
nghiệm

Trắc nghiệm tâm lý ứng viên
Trắc nghiệm mức độ thông minh
Trắc nghiệm cá tính
Trắc nghiệm năng khiếu


2. NHỮNG LOẠI TRẮC NGHIỆM.
2.1. TRẮC NGHIỆM TRÍ THÔNG MINH.
● Dùng để đo khả năng trí tuệ, trí nhớ, nhanh trí, sự

hiểu biết, sự nhận định các mối tương quan...
● Khả năng trí tụệ của con người được đo bằng CHỈ
SỐ IQ ( Intelligence Questions).
● Bài trắc nghiệm chỉ số IQ bao gồm các câu hỏi về


nhiều lĩnh vực: Toán học; Logic; Ngôn ngữ; Kiến
thức xã hội; Sinh học...Người trả lời bị giới hạn về
thời gian. Kết quả sẽ được cho điểm. Căn cứ vào
các câu trả lời đúng người ta tìm được trí tuệ “niên
kỷ” (tuổi trí óc) và xác định được IQ của người đó.


Trắc nghiệm về độ thông minh
Trắc nghiệm này nhằm đánh giá khả năng suy luận, óc
phán đoán, khả năng khái quát vấn đề… của ứng viên
-Thông minh trí tuệ
-Thông minh cảm xúc


2.2. Trắc nghiệm kiến thức tổng quát.
● Mục đích là xem trình độ hiểu biết tổng quát của ứng viên
để bố trí vào các công việc đòi hỏi tầm hiểu biết rộng có khả
năng giải quyết nhiều vấn đề một cách tổng hợp.
● Trắc nghiệm này thường được áp dụng bằng hình thức “
Thi tuyển” về các lĩnh vực kinh tế, triết học, tâm lý học, ngôn
ngữ...
● Đa số các bài trắc nghiệm về kiến thức tổng quát đều căn
cứ vào các bài thi viết để kiểm tra sự hiểu biết chung và khả
năng suy luận, phân tích, tổng hợp của người dự thi.


2.3. Trắc nghiệm tâm lý.
● Mục đích nhằm tìm hiểu trạng thái tâm lý, khả năng chịu
đựng về sức ép tâm lý, khả năng ứng xử trước những tình
huống đòi hỏi một sự ổn định về tâm lý.

● Một mục đích khác của trắc nghiệm tâm lý là tìm hiểu về
khả năng hoà đồng, tinh thần tập thể của ứng viên.
● Để có kết quả chính xác về trắc nghiệm tâm lý người ta
thường cho ứng viên tham gia trắc nghiệm cá nhân. Sau đó
xếp loại cá nhân theo những đặc điểm.Tiếp theo tổ chức trắc
nghiệm nhóm. Bài trắc nghiệm được xem là tốt, nếu kết quả
trắc nghiệm nhóm tương đương với kết quả trắc nghiệm cá
nhân.


Trắc nghiệm tâm lý
Trắc nghiệm nhằm tìm hiểu tâm lý tình cảm của ứng viên
Có 3 phương pháp trắc nghiệm tâm lý:
-Bút vấn trắc nghiệm
-Khẩu vấn trắc nghiệm
-Trắc nghiệm bằng hình vẽ, màu sắc, các dụng cụ liên quan


2.4. Trắc nghiệm về đặc điểm cá nhân.
● Mục đích nhằm tìm hiểu về ý chí, động lực cá
nhân,tính cách,khí chất, mức độ tự tin, khả năng hoà
đồng, sự linh hoạt, tình cảm đối với công việc,
nguyện vọng, sở thích...
● Tuỳ theo yêu cầu công việc mà tập trung vào
những trắc nghiệm đòi hỏi về đặc điểm cá nhân phù
hợp.
● Thực tế chứng minh sự thành công của nhân viên
phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm cá nhân của họ. Vì
vậy nhiều doanh nghiệp coi trọng trắc nghiệm về đặc
điểm cá nhân.



Trắc nghiệm cá tính
Trắc nghiệm này nhằm tìm hiểu những đặc điểm về cá
tính của ứng viên.
Những yếu tố hình thành cá tính con người:
-Bẩm sinh
-Môi trường sống


2.5. Trắc nghiệm về sự khéo léo và sức khoẻ.
● Mục đích trắc nghiệm khéo léo nhằm đánh giá về sự phối
hợp các hoạt động, sự thuần thục, mền mại của các bộ phân
trên cơ thể của ứng viên trong thực hiện các thao tác do yêu
cầu của công việc đòi hỏi.
Loại trắc nghiệm này thường được áp dụng trong việc tuyển
chọn nhân viên làm việc trong các dây chuyền lắp ráp đòi hỏi
sự chuẩn xác cao và sự mền mại của đôi tay.
● Mục đích của trắc nghiệm sức khoẻ nhằm tìm hiểu về khả
năng chịu đựng, sự dẻo dai của ứng viên.
Loại trắc nghiệm này thừng áp dụng tuyển chọn ứng viên vào
các công việc đòi hỏi sức khoẻ tốt như lái xe, thợ hầm lò,lái
máy, phi công...


Trắc nghiệm năng khiếu
Năng khiếu là khả năng vượt trội mang tính bẩm sinh.
Đặc tính của người vượt trội:
1. Chìm đắm trong tư duy
2. Chấp nhận, chòu được những lỗi lầm

3. Yêu thích công việc của mình
4. Có mục tiêu rõ ràng


Đặc tính của người vượt trội (tt):
5. Thích thú, thưởng ngoạn công việc của mình
6. Cảm giác thoải mái khi là người thiểu số
7. Là người khác biệt
8. Không hoàn hảo
9. Cảm giác về sứ mạng, và
10. Dũng cảm trong sáng tạo


3. Quá trình thực hiện trắc nghiệm.
Bước một: Nghiên cứu kết quả của phân tích công
việc. xác định rõ các yêu cầu của công việc đối với
ứng viên.
Bước hai: Lựa chọn bài trắc nghiệm.
- Lựa chọn các bài trắc nghiệm có yêu cầu và nội
dung phù hợp nhất với yêu cầu của công việc.
- Bổ sung nội dung cho các bài trắc nghiệm để có
thể cho kết quả tổng hợp về nhiều tiêu chí cần lựa
chọn.


Bước ba: Tổ chức thực hiện bài trắc nghiệm.
● Tổ chức thực hiện thử bài trắc nghiệm.
Trong thực tiễn có nhiều bài trắc nghiệm chưa
được triển khai trong thực tế nên cần phải thực
hiện thử.

● Áp dụng bài trắc nghiệm đối với các ứng viên.
Tùy theo theo yêu cầu có thể tổ chức trắc nghiệm
cá nhân hoặc tập thể theo nhóm.
Bước bốn: Đánh giá kết quả trắc nghiệm, rút kinh
nghiệm, hoàn chỉnh.


Bảng 5.1. Mục đích ứng dụng các bài trắc nghiệm
Hình thức trắc nghiệm

Mục đích tìm hiểu

Ứng dụng

-Trí thông minh
-Tâm lý

Sự thông minh
Trạng thái tâm lý

Quản trị gia, cán bộ
chuyên môn,kỹ thuật

- kiến thức tổng quát

Sự hiểu biết nhiều
mặt, khả năng phân
tích và giải quyết vấn
đề.


Quản trị gia, cán bộ
chuyên môn,kỹ thuật,
nhân viên nghiệp vụ

- Sự khéo léo và sức
khoẻ

Sự khéo léo và thể
chất

Công nhân kỹ thuật
và công nhân các
ngành nghề đặc biệt

- Đặc điểm cá nhân

Ý chí, động cơ, tư
chất, tính cách

Quản trị gia, cán bộ
kỹ thuật, thư ký, nhân
viên bán hàng..

Nguồn: Dựa theo Sherman & Bohlander 1992. Managing


B- PHỎNG VẤN
1. Khái niệm:
● Phỏng vấn là cách thức tiếp xúc trực tiếp giữa
ứng viên và đại diện DN thông qua việc đặt câu

hỏi và trả lời các câu hỏi dưới nhiều hình thức để
tìm hiểu lẫn nhau về những vấn đề mà hai bên
quan tâm liên quan đến công việc và tuyển dụng
nhân viên.
● Phỏng vấn cho phép tìm hiểu ứng viên về nhiều
phương diện: tính tình, tác phong, mức độ tin
cậy, khả năng hoà đồng, tướng mạo...


Bảng 5.2. Doanh nghiệp và ứng viên muốn tìm

hiểu qua phỏng vấn

DOANH NGHIỆP

ỨNG VIÊN

- Hiểu biết công việc.

-Cơ hội phát triển.

- Quá trình công tác.

- Cơ hội thăng tiến.
- Điều kiện làm việc.

TÌM HIỂU

- Lương thưởng.


- Kỹ năng.
- Đặc điểm cá nhân

- An toàn.

- Sự hoà đồng.

- Thách thức.

- Các hạn chế.


2. Các hình thức phỏng vấn.
2.1. Phỏng vấn không chỉ dẫn.
● Là hình thức phỏng vấn không có bản câu hỏi có sẵn
diễn ra một cách tự nhiên theo kiểu nói chuyện.
Thông qua nghiên cứu hồ sơ người phỏng vấn ghi lại
những điểm mạnh, điểm yếu, những điều chưa rõ cần tìm
hiểu. Từ đó đặt câu hỏi, hoặc khuyến khích ứng viên nói
những điều mình cần tìm hiểu.
-Tiếp đón chào hỏi

-Hỏi những điều chưa rõ .

- Giải thích mục đích.

- Hỏi xem họ cần hỏi gì.

- Hỏi lý do dự tuyển


- Trao đổi. Kết luận. Kết thúc.


2.2. Phỏng vấn theo mẫu.
● Phỏng vấn dựa vào những câu hỏi được chuẩn bị sẵn đối
với mọi ứng viên.
● Ưu điểm:
- Áp dụng khi tuyển nhiều ứng viên cho một công việc.
- Dễ tiên đoán khả năng của ứng viên.
- Người phỏng vấn chỉ cần dựa vào bảng câu hỏi để khám
phá những tin tức có giá trị.
- Giảm thiểu được sai lầm trong đánh giá ứng viên.
● Nhược điểm:
- Người phỏng vấn có thể bị nhàm chán thiếu hứng thú.
- Có thể ứng viên biết trước những câu hỏi và chuẩn bị sẵn
câu trả lời nên kết quả không thật khách quan.


2.3. Phỏng vấn tình huống.
● Người phỏng vấn đưa ra các tình huống giống
như trong thực tế liên quan đến công việc cần
tuyển dụng để ứng viên đưa ra các phương án giải
quyết.
● Phỏng vấn tình huống thường được áp dụng
trong tuyển dụng các nhà quản trị, những người
đảm đương các công việc liên quan nhiều đến
khách hàng.
● Trách nhiệm càng cao tình huống đặt ra trong
phỏng vấn càng phức tạp.



2.4. Phỏng vấn liên tục.
● Là hình thức phỏng vấn do nhiều người phỏng
vấn hỏi liên tục, riêng biệt và không chính thức.
● Ưu điểm:
- Ứng viên thường không biết mình đang bị phỏng
vấn nên hành vi, cách nói năng, tính cách dễ bộc lộ
một cách chân thực.
- Dễ tạo được không khí cởi mở.
● Nhược điểm:
- Mất nhiều nhân lực, mất nhiều thời gian nên chỉ
thường áp dụng trong tuyển chọn những chức danh
có yêu cầu đặc biệt.


2.5. Phỏng vấn nhóm.
● Là hình thức phỏng vấn do một hội đồng hoặc một
nhóm cùng hỏi ứng viên, cách thức như một cuộc
họp báo.
Trong phỏng vấn thường có nhiều câu hỏi sắc sảo
về nhiều vấn đề và mọi người cùng nghe câu trả lời.
● Ưu điểm:
- Khách quan.
- Có thể đánh giá ứng viên toàn diện.
● Nhược điểm:
- Thường gây áp lực tâm lý.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×